Mô tả:
Dân số người cao tuổi đã trở thành một trong những vấn đề được coi là quan trọng ở nhiều nước trong những thập niên qua, tỷ lệ dân số già ngày càng tăng lên nhanh chóng [1]. Tại Việt Nam, theo nguồn số liệu của Viện thông tin y học Trung ương, năm 1999 số lượng người cao tuổi ở nước ta xấp xỉ 6,199 triệu người. Dự báo tới năm 2029 số lượng người cao tuổi sẽ là 16,5 triệu người chiếm 18,7% dân số nước ta [1], [2]. Nghiên cứu của P.D.Barnard năm 1988 ở Astraulia, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên số trung bình lục phân có chỉ số (CPITN 4) cao nhất chiếm tỷ lệ 70%[3]. Tại Việt Nam, Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn đã tiến hành điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc qua 2 đợt thì nhận thấy rằng qua 2 lần tỷ lệ bệnh quanh răng của nhóm tuổi >45 tuổi không biến đổi nhiều, đều trên 90%[4].Phạm Văn Việt và cộng sự nghiên cứu năm 2004, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh quanh răng ở người cao tuổi tại Hà Nội là 96,1% [5]. Đoàn Thị Hoài Giang năm 2009, khám trên 303 người từ 60 tuổi trở lên tại Hoàng Mai – Hà Nội thấy tỷ lệ người mắc bệnh quanh răng là 93,1%[6]. Nguyễn Châu Thoa và cộng sự, năm 2010 nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng của NCT ở miền Nam Việt Nam cho thấy NCT có trung bình mất răng khoảng 8 chiếc /người [7]. Đối với người cao tuổi, quá trình thoái hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng. Các dữ liệu hiện có trên thế giới cho thấy bệnh quanh răng cùng với bệnh sâu răng vẫn là những bệnh lý răng miệng chính ở người cao tuổi và có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hội và hành vi, hầu hết xuất hiện ở người có điều kiện kinh tế thấp và không được tiếp xúc với điều trị nha khoa [8],[9],[10]. Các bệnh lý vùng quanh răng khi không được điều trị kịp thời, không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, mà còn có thể gây nhiều biến chứng nặng nề tại chỗ hay toàn thân, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng đặc biệt ở người cao tuổi, khi mà sự lão hoá làm suy giảm khả năng phục hồi, do đó dễ mắc bệnh và mắc nhiều loại bệnh cùng lúc. Bệnh quanh răng vẫn là nguyên nhân chính gây mất răng ở người cao tuổi tại các nước chậm và đang phát triển. Hiện nay trên thế giớiđã có nhiều nghiên cứu về thực trạng bệnh quanh răng và mối liên quan của bệnh này với các yếu tố: đặc trưng cá nhân, VSRM, điều kiện kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.Tuy nhiên ở nước ta vấn đề này còn rất nhiều hạn chế,các nghiên cứu đồng bộ còn chưa có...Xuất phát từ những vấn đề bức thiết trên, Bộ Y tế đã phê duyệt cho Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt tiến hành đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi Việt Nam” trên qui mô cả nước với đại diện là 8 tỉnh thành. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 8 tỉnh thành được chọn, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, số lượng người cao tuổi cũng tăng nhanh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên cho đến nay những nghiên cứu cũng như những cơ sở điều trị chuyên sâu về bệnh lý răng miệng người cao tuổi trên địa bàn thành phố còn nhiều thiếu thốn. Vì những lý do và ý nghĩa nêu trênchúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng bệnh quanhrăng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”vớiba mục tiêu: 1. Xác định thực trạng, nhu cầu điều trịbệnh quanh ở người cao tuổi tạiThành phố Hồ Chí Minh năm 2015. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng ởnhóm đối tượng nghiên cứu nói trên. 3. Nhận xét ảnh hưởng của bệnh quanh răng đến chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu nói trên