Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật Thưởng thức tác phẩm hội họa...

Tài liệu Thưởng thức tác phẩm hội họa

.DOCX
17
311
108

Mô tả:

THƯỞNG THỨC TÁC PHẨM HỘI HOẠ Trước tranh, công chúng có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đa số thường thể hiện ở hai chiều trái ngược hoặc “kính nhi viễn chi” — né tránh không ý kiến, hoặc bình thản bình phẩm — khen cái này “đẹp”, chê cái kia “xấu”, công nhận hoạ sĩ này “tài năng”, gạt phắt hoạ sĩ kia như một thứ “điên rồ” v.v. Và, trước người xem tranh, không ít hoạ sĩ, cũng vẫn thường nhắc nhở: “cần phải chuẩn bị một tâm hồn”, “cần phải học hỏi về nghệ thuật” v.v. Và hãy đưa tâm hồn mình vào trạng thái thưởng thức chứ không phải là xem một bức tranh đơn thuần, cũng như là thưởng thức một món ăn ngon chứ không phải là ăn cho qua bữa. Thưởng thức hội hoạ là thưởng thức cái được thể hiện trên mặt tranh. Tuy nhiên, sự thưởng thức hội hoạ, theo các nhà tâm lý học nghệ thuật hiện đại, không bao giờ thuần túy có nghĩa là thưởng thức cái được nhìn thấy (tranh). Có rất nhiều thứ mai phục bên trong, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người, chi phối cái sự nhìn và thấy đó. Đó chính là những hành trang văn hoá, là vốn sống, vốn kiến thức mà mỗi người mang theo khi tiếp cận tác phẩm hội hoạ. Với vốn sống và vốn văn hoá khác nhau, người ta sẽ thấy ở tác phẩm hội hoạ được nhìn những sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cũng là “Phố” Hà Nội của một Bùi Xuân Phái, nhưng trong mắt nhìn của một người đã từng gắn bó với Hà Nội, đã từng yêu Hà Nội, và trong mắt nhìn của một người chưa từng một lần đến Hà Nội, sẽ hoàn toàn khác nhau. Với những người đã từng gắn bó, từng yêu Hà nội, “Phố Phái”, không chừng, chỉ là những cái cớ dẫn họ vào một không gian nào đó trong ký ức của mình. Với họ, “Phố” của Bùi Xuân Phái, không hẳn đã là đối tượng của sự thưởng lãm nghệ thuật, mà nhiều khi chỉ là đối tượng của kỷ niệm. Cách tiếp cận này, có thể trở thành một trở ngại cho sự cảm thụ nghệ thuật. Bởi, khi là đối tượng của kỷ niệm, người ta thường chỉ nhận thấy khía cạnh ý nghĩa, mà ở đó, hình vẽ thuần túy chỉ như một khái niệm, thậm chí, chỉ là cái cớ. Còn với người xa lạ, Bùi Xuân Phái, nhiều khi được nhìn nhận như một hoạ sĩ nhiều hơn. Không biết về Hà Nội, không biết nhiều về tác giả của “Phố Phái”, người ta phải chăm chú vào bề mặt tranh. Phải cảm Hà Nội, phải cảm Bùi Xuân Phái từ những gì hiện diện trên mặt tranh, không bị chi phối bởi những câu chuyện, những huyền thoại, người ta có cơ may trở nên khách quan hơn khi đánh giá tài năng của nhà hoạ sĩ nổi tiếng... Hình 1. Phố, sơn dầu, Bùi Xuân Phái Kiến thức về hội hoạ, về nghệ thuật nói chung, và sự tiếp xúc thường xuyên, chính là các yếu tố quyết định cho sự thích ứng hiểu theo nghĩa quan tâm hay yêu thích với kênh dòng hội hoạ nào đó. Và quyết định cho sự hoà nhập, thụ cảm với một ngưỡng, độ giá trị nghệ thuật nào đó. Điều này được thấy rất rõ qua sự xuất hiện của tác phẩm “Cội nguồn trần thế”của danh họa Gustave Courbet. Vào lúc đó tác phẩm này bị xem là khiêu khích vì nó quá thực, vì nó gợi lên ý nghĩ "những gì bạn trông thấy và nắm bắt được", nó bị xem là xấc xược vì cho thấy một đỉnh vú cương cứng, tức là người mẫu vừa qua cơn thoả mãn hoặc sắp sửa đạt được. Hoạ sĩ đã dám phô bày cái ham muốn của người mẫu, điều này chưa ai làm. Cũng bị cho là xấc xược vì nó là bức tranh. Nếu là quyển sách hay truyền hình thì nguời ta có thể khép sách hay tắt truyền hình - trừ phi phải che bằng tấm màn như nhà sưu tập. Và rằng những gì phô bày hết trong vòng kín đáo thì không thể phơi bày ra trước công chúng. "Cội nguồn trần thế" cũng bị xem là điếm nhục ngay cả đến ngày nay đối với một số người, vì hội hoạ là loại nghệ thuật cao, có vai trò phải đưa tâm hồn con người hướng thượng, không được hạ xuống các chuyện xung năng. Trái lại nghệ thuật khiêu dâm có thể chấp nhận được trong chừng mực đạo đức vào thời đó. Tác phẩm cũng bị một số người quan niệm là hạ giá đàn bà vì nó đã giảm đàn bà xuống thành đàn bà thành như đồ vật, cũng là hạ giá hội hoạ vì dù là vẽ, bức tranh này không còn là một biểu tượng nghệ thuật nữa. Không tiếp xúc nhiều với thế giới hội hoạ, không thấy sự đa dạng của các hình thức nghệ thuật, và gắn liền với nó là sự đa dạng vô cùng tận của các quan điểm và phương pháp sáng tác v.v. người ta, hoặc rất dễ sa đà trong các ngộ nhận cho rằng, nghệ thuật là cái gì sẵn có, có bản chất bất biến và có những qui phạm có giá trị vĩnh cửu..., hoặc cứ quẩn quanh trong sự đối chiếu nghệ thuật với thế giới hiện thực trong “đôi mắt vật lý” nhìn ra. Trong cách thứ nhất, người ta rất dễ cố thủ trong những giá trị của quá khứ, lấy đó làm chuẩn mực cho sự đánh giá, nhìn nhận. Và, rất dễ có thái độ dị ứng, loại trừ những gì quá mới lạ... Trong cách thứ hai, người ta rất dễ tự nhốt mình trong sự ngưng trệ của tiêu chuẩn hội hoạ “truyền thần”, xem vẽ chỉ là mô phỏng, là tái tạo “hiện thực”, đồng hoá cái đẹp trong nghệ thuật với cái “đèm đẹp”, cái “xinh”, cái “nhã”, cái “cao thượng” trong cuộc sống; đồng hoá công việc sáng tác của người nghệ sĩ như một nghề thủ công, và, xem tài năng hoạ sĩ, chỉ là ở “hoa tay” v.v... Nói chung, trong mắt người xem, như đã “ghi chú” ở trên, tác phẩm hội hoạ, thực chất, không còn giá trị độc bản nữa. Có bao nhiêu người xem, là có bấy nhiêu dị bản, và thường, chẳng có cái nào giống cái nào... Những hoạ sĩ tin rằng hội hoạ là để tôn vinh vẻ đẹp của tự nhiên, là để thanh lọc tâm hồn hay làm thăng hoa các cảm xúc con người... dễ có khuynh hướng đi vào quĩ đạo của các chuẩn mực nghệ thuật đã trở thành Cổ điển. Các chuẩn mực đề cao sự hài hoà hiểu theo nghĩa cân bằng thị giác..., đề cao sự cao cả, sự trong sáng của hình tượng, của tư tưởng và tình cảm v.v... Nếu lịch sử nghệ thuật cho thấy có nhiều quan điểm thẩm mỹ và nhiều phong cách khác nhau thì một kết luận không thể tránh được là: không có một tiêu chuẩn chung cho cái gọi là hiệu quả trên mặt tranh nói chung. Cũng như, không có tiêu chuẩn chung cho “cái đẹp”, không có qui phạm chung cho cái gọi là nghệ thuật. Thử xem, nếu xem những thiếu nữ no tròn mũm mĩm trong ánh nắng với bảng màu lung linh của Renoir là “đẹp”, thì những bà già tóp teo, dúm dó trong xó nhà âm u của Van Gogh là gì? Nếu xem những vệ nữ duyên dáng, thanh tao của Botticelli là “đẹp”, thì những hình mẫu đàn bà “cao su hoá” nhễu nhão của Dali, hay những mẫu “nude” như bê tông, như gạch vụn của Picasso là gì?... Nếu xem những bức tranh phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống như của Coubert, những bức tranh phơi bày mãnh liệt các xung động nội tâm như của Van Gogh là nghệ thuật..., thì những bức tranh không rõ hình thù, không rõ tâm tình như của Mondrian, của Kandinsky v.v..., thì gọi là gì? v.v... và v.v... Tính chất đa dạng của những cái gọi là “đẹp” ấy cho thấy lịch sử nghệ thuật là một sự vận động liên tục. Niềm tin vào tính chất phổ quát và vĩnh cửu của môt phong cách hay một kỹ thuật sáng tác nào đó chỉ là một ảo tưởng. Một nghệ sĩ lớn chỉ lớn khi góp phần thúc đẩy quá trình vận động của các quan niệm về nghệ thuật cũng như về cái đẹp. Nói cách khác, chính bản thân họ phải thay đổi cách nhìn cùng lúc với việc thay đổi cách vẽ. Vì vậy trong phần người thưởng thức đối diện với tác phẩm này, tôi mạnh dạn đưa vào một số phương pháp giúp người xem hiểu được tác phẩm. Dòng tranh Siêu Thực thường là những tranh có nội dung từ bỏ sự thật, chiêm bao, mê sảng, mông lung. Cái khách quan trở thành khúc xạ của tinh thần, ở đó tinh thần chỉ có thể thoát lộ bằng cách hủy diệt cái tồn tại thực. Có nhiều phương pháp để hình thành một bức tranh siêu thực: Thứ nhất là phương pháp phản ánh những cái nhìn thấy cộng với tư duy. Họa sỹ Nga, Marc Chagall là một trong những thủ lĩnh của phương pháp này. Ở trong tranh của Chagall có hai trạng thái khác nhau, trạng thái ở những giấc mơ khi ông nhớ nhà thì hình ảnh của quê hương chỉ là những chi tiết nhỏ được ghép nối với nhau theo cái ngẫu hứng dàn trải trên bố cục vì vậy tỉ lệ của các cái cụ thể cũng không giống nhau, tùy theo họa sỹ nhớ cái nào nhất thì cái đó được thể hiện rõ, còn những gì nhớ không rõ thì hình ảnh thể hiện lờ mờ. Tất cả những hình ảnh đó được lặp đi lặp lại như một giấc mơ, thành những khoảng giống nhau mà không ăn nhập gì với nhau về mặt logic, nhưng lại thống nhất ăn nhập với nhau theo một giấc mơ về nỗi nhớ quê hương. Một phương pháp nữa mà Chagall gợi ý, tức là vẽ về cảm xúc của con người và dùng cái phi lý để thể hiện cảm xúc đó. Trong bức tranh “Ngày sinh nhật” Chagall vẽ hai người hôn nhau, trong đó người đàn ông được cảm xúc mạnh của nụ hôn như được bay lên, đó chính là ông vẽ trạng thái tình cảm ở bên trong thành ra cái nhìn cụ thể. Đứng về mặt logic thì hình ảnh người bị bay lên là không logic, nhưng nếu chúng ta cảm thụ bức tranh theo khuynh hướng về trạng thái của tâm hồn thì ta lại thấy là hợp lý. Hình 2. Ngày sinh nhật, sơn dầu, Chalgal Có rất nhiều tác phẩm hội họa được vẽ theo phương pháp phản ánh những cái nhìn thấy cộng với tư duy, hoặc vẽ theo cảm xúc...Vì vậy việc xem tranh không thể chỉ nhìn bằng con mắt hiện thực mà còn phải kết hợp với tư duy. Một dòng tranh nữa cũng thuộc lọai khó hiểu với người xem đó là những tranh vẽ theo cái nhìn hồn nhiên. Hồn nhiên là một khuynh hướng nghệ thuật mà người ta vẽ bằng bản năng ban đầu. Nhưng không phải ai cũng có bản năng vẽ ra nghệ thuật hồn nhiên. Mà nghệ thuật hồn nhiên cần phải có năng khiếu về mặt thẩm mỹ, có trí tưởng tượng mạnh và tâm hồn phong phú, đồng thời cũng phải có khả năng về mặt tạo hình. Tuy nhiên họ không vẽ theo lối căn bản hàn lâm mà hoàn toàn từ sự phong phú của tâm hồn, trí tưởng tượng mãnh liệt và bàn tay khéo léo, các họa sỹ hồn nhiên vẽ theo cảm thức của họ và dần nâng lên thành một bức tranh mang tính hồn nhiên. Điển hình nhất là họa sỹ Henri Roussau, cho tới 40 tuổi ông mới bắt đầu vẽ, ông vẽ về rừng, về Châu Phi và cảm thức về tình yêu, đêm trăng, rừng rậm...Trong tranh, cuốc sống đã được nhìn bằng một con mắt khác, bởi vì ông không dùng lý trí để phân tích các hình thể, ông nghĩ rằng điều đó có thể làm cho bức tranh trở nên khô cằn, giả tạo. Tất cả những gì thể hiện trong tranh Roussau hoàn toàn là không thực tế. Khác với cách học hàn lâm là đi ghi chép ở thực tại rồi vẽ ra, đó là phương pháp có nguồn gốc, có căn cứ, trung thực với một cách nhìn nào đấy. Thế nhưng ở Roussau thì khác, ông nhờ trí tưởng tượng phong phú, ông nghĩ rằng Châu Phi là như thế và ông tin rằng cái vẻ đẹp mà ông nghĩ ra nó là Châu Phi, ông cũng không cần biết Châu Phi thật nó là như thế nào mà ông hình dung ra cả ma quỷ, bóng tối, cây cối rậm rạp, thú dữ...tất cả những cái đó ông nghĩ ra và tạo thành bức tranh. Ở đây có sự khác biệt giữa người không có năng khiếu với Roussau ở chỗ Roussau tạo ra thẩm mỹ ở trong bức tranh làm cho người ta vẫn rung động về cái đẹp , chỉ có điều vẻ đẹp này là của trí tưởng tượng của ông về một đề tài cụ thể, nhưng không có thực tế và cũng không có khách quan. Được nghiên cứu cẩn thận cái khách quan mà ông mô tả lại là những cái phong phú về tâm hồn, của trí tưởng tượng và của những cái ông thích thú mơ ước đến. Nhưng vượt qua tất cả là bức tranh đã tạo ra được vẻ đẹp thật sự và người xem vẫn rung cảm được. Trái lại nếu tưởng tượng được mà vẽ ra không đẹp thì không thể trở thành tác phẩm hội họa được. Ở Việt Nam cũng có những họa sỹ tôn vinh vẻ đẹp của hồn nhiên. Tranh hồn nhiên còn thấy ở trong Đình, Chùa, thể hiện ở những phù điêu hay tranh khắc nói về thế giới âm phủ ma quỷ, một thế giới mà do trí tưởng tượng cao mà con người nghĩ ra trong đó có quỷ sứ, diêm vương, những cảnh hành hình ở âm phủ... Một trong những họa sỹ tôn vinh vẻ đẹp hồn nhiên và thành công là họa sỹ Lê Thiết Cương. Hình 3, Đèn dầu, lụa, Lê Thiết Cương Thoạt nhìn vào tranh của Lê Thiết Cương ta thấy như là trẻ thơ vẽ. Hình ảnh những con trâu tạo hình giống con trâu lá đa mà trẻ em nông thôn thường chơi, với nét vẽ ngây thơ, hồn nhiên, giống như ở lứa tuổi lên bốn, lên năm vẽ xuống nền gạch, nền đất, nền tường...nhưng trong tranh Lê Thiết Cương đã tạo nên vẻ đẹp nhờ màu sắc đẹp, sự nghiên cứu tạo ra bố cục hợp lý. Vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp phối hợp giữa sự có học, có hiểu biết của nghệ sỹ và có thẩm mỹ cao, nhưng cách vẽ lại là học tập lối vẽ hồn nhiên của thiếu nhi. Vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp phối hợp giữa sự có học , có hiểu biết của nghệ sỹ về nghệ thuật bố cục và sự sắp xếp các màu sắc với sự học tập nét đẹp hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em. Ở đây không hẳn tác giả là người hồn nhiên mà tác giả là người thụ cảm được vẻ hồn nhiên của trẻ em và nâng nó lên thành giá trị nghệ thuật, đưa vẻ đẹp hồn nhiên lên một tầng cao mới. Nghệ thuật hồn nhiên là lấy sự hồn nhiên làm ngôn ngữ chủ đạo, do vậy người thưởng thức tranh phải biết được cách làm việc như vậy thì mới hiểu được và thấy thích thú, yếu thích đúng chứ không có sự nhầm lẫn là họa sỹ vẽ không đẹp và cho rằng vẽ như vậy thì trẻ con cũng vẽ được. Một phương pháp nữa mà tôi cho rằng công chúng cũng khó tiếp nhận, đó là không nhìn hay chán cái nhìn của hiện thực cuộc sống. Họa sỹ tiêu biểu là Mondrian, hướng nghệ thuật của Mondrian là tìm đến những cái gì ít dục vọng mà nó chỉ mang tính khái quát. Điều này thể hiện trong một loạt tranh vẽ về cây táo. Đầu tiên ông nhìn cây táo và ông nghĩ rằng, nếu như chúng ta nhìn mãi cây táo thì nó vẫn chỉ là một đối tượng khách quan mang tính hiện thực, nhưng khi chúng ta nhìn cây táo và quay đi thì ấn tượng còn lại là những cành ngang đặc trưng, đặc thù nhất của cây táo, cái đó gọi là kí ức. Xuất phát từ điều này, Mondrian cho rằng, nếu như chúng ta muốn trình bày sâu những ấn tượng của chúng ta về tính tự nhiên hay vẻ đẹp đặc thù của tự nhiên thì chúng ta nên vẽ những kí ức về chúng hơn là vẽ những cái ta nhìn thấy. Đó là vẽ những hình ảnh còn lưu tồn trong kí ức chứ không còn vẽ thực tế nữa, họa sĩ lược bỏ những gì không đặc thù, không quan trọng lắm, dần dần Mondrian đã tìm ra những hình khái quát hơn, đó là những hình vuông, to nhỏ khác nhau. Hình 4. Bố cục hình vuông, sơn dầu, Mondrian Do ông tìm thấy ở một không gian hữu hạn, giữa không gian bên trong và bên ngoài. Đấy chính là tương quan của cái nội tại và khách quan. Nó cũng giống như ấn tượng của tác giả khi chúng ta còn nhìn bằng mắt thì chúng ta có một ấn tượng cụ thể, nhưng khi chúng ta đi sang một không gian khác thì những cái còn lại là kí ức. Hai cái đó là sự khác biệt giữa cái bên ngoài và cái bên trong. Khi ta diễn tả kí ức là ta diễn tả cái nội tại và bỏ qua cái khách quan. Một khuynh hướng nữa cũng vẽ về những hình ảnh trong suy nghĩ nhưng không phải là những hình ảnh về kí ức nội tại mà đó là những hình thể méo mó. Một trong số những tác giả vẽ theo lối này là họa sỹ Đinh Ý Nhi Hình 5, Security 13, sơn dầu, Đinh Ý Nhi Đó là sự phản ứng lại cách nhìn ở trong trạng thái ổn định về tâm lý cũng như là có một hướng tích cực trong cái nhìn về hiện thực. Họa sỹ cho rằng trong cuộc sống có những khoảnh khắc u ám nào đó mà con người không được hoàn chỉnh, cân xứng mà nó bị méo mó đi, ghê rợn hơn. Từ đó tác giả đã khủng khiếp hóa hình thể, phản ứng hình thể ở trạng thái tích cực bằng cách tạo ra hình thể ở trạng thái tiêu cực. Để mô tả lại những khoảnh khắc mà con người không còn ở trong trạng thái bình thường, trạng thái đẹp nữa. Vì vậy, khi xem tranh chúng ta phải thấy đây là những hình ảnh mang tính biểu hiện cao, mặc dù trong tranh có nhịp điệu, có sự cân xứng trong sắp đặt, nhưng đây là những hình ảnh thể hiện sự méo mó biến dạng của con người do tác động của xã hội, do phải mưu sinh trong cuộc sống....Khi đồng cảm với cách nhìn nhận như vậy ta sẽ tiếp cận được tác phẩm hội họa. Một khuynh hướng cuối cùng mà theo tôi là khó hiểu nhất đối với người xem. Đó là khuynh hướng phi hình thể hay trừu tượng. Đây là khuynh hướng sử dụng nhiều những trạng thái tương ứng như: Đồng điệu: Cùng cong, cùng thẳng, cùng nhám, cùng nhẵn... Tương phản: ngắn, dài, to nhỏ, hư ảo và cụ thể.... Hài hòa: làm cho ta thấy đẹp mắt. Những trạng thái hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau. Tất cả những trạng thái này đều gần giống với những sinh hoạt của con người trong cuộc sống hàng ngày. Các họa sỹ không muốn diễn tả hình ảnh cụ thể nữa mà lấy ngay yếu tố hài hòa, tương phản, đồng điệu, hoặc bảng lảng của các yếu tố tạo hình đó để nói lên ý nghĩ. Vì vậy, muốn hiểu được tranh trừu tượng thì người xem không thể lấy hình ảnh trong thực tế để hiểu người vẽ tranh trừu tượng . Vì người vẽ tranh trừu tượng không hề đưa hình ảnh thật trong cuộc sống vòa tranh mà là phi hình thể. Nếu chúng ta cứ tìm xem nó là hình gì thì vô ích và không thể hiểu được. Nhưng nếu người xem có ý thức tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình trên phương diện lý thuyết, cấu trúc cơ bản, những mối tương quan của yếu tố tạo hình như đồng điệu, tương phản, hài hòa...và các yếu tố đường nét, chất cảm, màu sắc....thì nhìn vào bức tranh trừu tượng chắc chắn sẽ cảm thức được, hiểu được chỗ nào là hài hòa, đồng điệu...Tất cả những cái đó được tác giả phối hợp trình bày như hiện trạng cuộc sống. Nhưng cuộc sống ở đây không được tái hiện bằng hình ảnh mà bằng các yếu tố tạo hình. Giá trị của các tác phẩm trừu tượng là giá trị biểu hiện của những yếu tố thẩm mỹ đó. Vì vậy, tranh trừu tượng chỉ dành cho những người có hiểu biết về các yếu tố mỹ thuật trong hội họa. Ngoài ra còn rất nhiều trào lưu nghệ thuật mới khác mà các họa sỹ của chúng ta đã và đang theo đuổi. Một số những khuynh hướng sáng tác được nêu ở phần trên bài viết chỉ là vài trong số rất nhiều khuynh hướng mới, nhưng qua đó để thấy rằng: Trong xã hội hiện đại ngày nay, ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã nảy sinh những quan niệm mới trong cách nhìn nhận đánh giá về những xu hướng nghệ thuật. Bao nhiêu quan niệm, cách nhìn nhận khác nhau về nghệ thuật từ Đông sang Tây. Nhưng trước hết ta phải biết tác phẩm hội họa là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, sáng tạo là một hành trình gian khổ để tìm ra vẻ đẹp đích thực. Một tác phẩm thực thụ là kết quả của sự tổng hợp những kinh nghiệm sống, sự suy tưởng và niềm cảm hứng sáng tạo. Sáng tác hội họa luôn luôn gắn liền với một quan niệm được dẫn dắt bởi một luồng tư tưởng chủ đạo nào đó. Mỗi tác phẩm thể hiện một thái độ, một lối nhìn nhận của người sáng tác về cuộc đời. Và dù được vẽ với phong cách nào vẫn thấp thoáng những ước mơ, trăn trở đối với con người và thời đại mình sống. Một bức tranh dù là theo trướng phái trừu tượng, siêu thực, hiện thực....thì hơn ai hết, tác giả là người đầu tiên nêu lên vấn đề rồi lao động suy nghĩ và đấu tranh với vấn đề đó, cho đến khi kết thúc tác phẩm. Do đó, ở địa vị người thưởng thức, nếu muốn hiểu được tác phẩm thì phải đặt mình vào cương vị sáng tác của người nghệ sỹ. Một bức vẽ chỉ là cái cụ thể trước mắt, còn điều quan trọng hơn chính là sự liên tưởng được gợi ra từ đó, được coi như là sự thăng hoa của nghệ thuật. Nhiệm vụ của người xem là phải tìm cho ra được cái mạch ngầm ở phía sau đó. Hà Thị Minh Chính - Phó trưởng Khoa Nghệ thuật Cơ sở thưởng thức hội họa Không it y kiến và lời khuyên tư giơi lam nghê thu ât cho r ằng, bạn nên xem tranh bằng cam  ê ê tinh ca nhân và tư đó tự tim ra cam nhân cho chinh b an thân. ê Tuy nhiên, trong giới thưởng ngoạn mỹ thuâât và hội họa cung co không it người xem tranh theo môât số công thức hoăâc định chuẩn về cai đẹp. Chuyên gia Mary Acton từ Đại học Oxford viết  quyển “Học xem tranh” để giới thiêâu tổng hợp cac phương phap phân tich, giup học viên nhin  va hiểu cac đăâc tinh của mỗi thể loại, mỗi trường phai mỹ thuâât khac nhau. Môât số net chinh được ELLE tổng hợp trong bai nay hi vọng giup đôâc giả co thêm kiến thức cơ  bản khi đọc cac bai viết về mỹ thuâât, hội họa, tranh ảnh… Bô cuc Theo Mary Acton, trước hết nên tim bố cục của tranh qua cac đường net kết nối, như đường  ngang, đường dọc, đường xiên goc. Bố cục theo định nghia la cach ma họa si sắp đăât cac chủ thể trong tranh, thêm hay bớt chi tiết  nhằm tạo nên hiêâu ứng thị giac. Bố cục co thể chỉ đơn giản la cac đường dọc của thân cây, tư  thế người đứng, hay cac đường ngang như chân trời, mắt người, nếp vay ao. Những đường  ngang dọc tự nhiên như cạnh bản đồ, goc ban ghế cung co thể được họa si cố y nhấn mạnh  qua cach dung mau để tạo sự cân bằng, hay hai hoa cho bức tranh. Họa si cung co thể tạo ra nhịp điêâu cho bố cục bằng mối quan hêâ qua lại gi ữa nhân vâât chinh  va nền, đăâc biêât la khi nền đơn giản, tạo cho mắt người xem co cảm giac va đââp, hay dao  đôâng trong không gian giữa cac chủ thể, theo nhịp điêâu. Trong giai đoạn hưng thịnh của cac thể loại tranh hung trang, với những vị tướng cưỡi ng ựa,  người ta hay co xu thế thay bố cục ngang­ dọc bằng những đường cong va goc cạnh. Qua sử  dụng mau sắc mang ca tinh ấm nong, hay lạnh lung, người họa si co thể tạo ra chi ều sâu cho  măât phẳng tranh vốn chỉ la hai chiều. Cung co những họa si sắp đăât chủ thể theo lối bất cân  xứng ma người xem thoạt đầu co thể coi la lôân xôân, nhưng nhin kỹ sẽ phat hiêân ra trâât t ự riêng của bố cục. Va co những tranh được xếp bố cục theo lối ngẫu hứng – random, nhưng không  thực sự tuy tiêân vi tuân theo môât trâât tự sắp đăât riêng biêât của người họa si.   Irises – Một bức hội họa của Vincent Van Gogh Không gian Trong hội họa nói riêng và mỹ thuật nói chung, do hiêâu ứng thị giac ma vâât đăât gần hay xa mắt  người sẽ co chiều cao khac nhau, va hiêân tượng nay đa được giới họa si phat hiêân ra từ rất lâu trước khi co may ảnh. Môât số tranh cổ điển phân người thanh những hang ngang từ gần đến xa, như những hang  ghế trong nha hat. Những tranh vẽ bên trong lâu đai không chỉ đơn giản phân chủ thể thanh  cac hang, ma con phải nối kết những vâât gần xa đo bằng nền nha, hay tường, cho nên phải thể hiêân đôâ xa gần theo lối thay đổi liên tục. Trong những bức tranh vẽ người cung với thần thanh,  vị tri của thần được họa si quy định rất nghiêm ngăât để hoa hợp nhưng không hoa đồng với  người. Môât số tranh thời Phục hưng con ap dụng thêm hiêâu ứng không khi, khi những vâât ở rất xa thường được pha thêm mau xanh dương, do nhin qua lan không khi, phản xạ mau của bầu  trời. Co những tranh phong cảnh khi vẽ được tinh toan cả không gian sao cho người xem co cảm  giac minh đang đứng bên trong khung cảnh đo. Thế nhưng cung co những tranh cắt bỏ khoảng cach giữa chủ thể va người xem, cho họ tiếp câân, găâp gỡ ngay với chủ thể trên tranh, đằng  sau mới la phong cảnh nền. Co những họa si không thich mất thời gian với không gian nền ma tạo không gian ngay trên  măât chủ thể với cac goc, cạnh, được thể hiêân sắc net, tạo bề nổi ấn tượng. Noi chung, để xac định không gian trên tranh, người xem co thể tự đăât cho minh câu hỏi xem  minh co quan hêâ như thế nao về chiều không gian, va không gian đo nhỏ hơn, hay lớn hơn so  với goc nhin thông thường.   Les Noces de Pierrette Hinh thê Để giup người xem thưởng thức hinh thể của chủ thể trong một tác phẩm hội họa, chuyên gia  Mary Acton khuyên nên đăât câu hỏi xem tranh nay co tạo cảm giac ba chiều hay không. Môât trong những hêâ gia trị được đăât ra cho giới họa si la viêâc thể hiêân hinh khối, hay con gọi la  họa hinh – plastic – lên măât phẳng. Hinh khối trước tiên la cảm giac ma khi quý vị xem tranh sẽ thấy người mẫu nổi bâât hẳn lên  trên măât tranh, nổi như pho tượng nổi. Lối thể hiêân thường găâp trong thời Phục hưng la ghi nhâân l ại cac net sang tối ma anh sang đa  để lại trên bề măât hinh mẫu (grisaille). Môât số họa si như Leonardo da Vinci tim kiếm thêm hinh thể không chỉ ở đôâ sang – tối ma con  cả qua mối quan hêâ tương phản bong – net chiếu sang (chiasoscuro), cung nh ư net m ờ  ở nơi  tiếp xuc với vung tối (sfumato). Sang đến lối vẽ hiêân đại thi phong cach thể hiêân hinh khối co nhiều thay đổi, khi nhom Ân  Tượng xem nhẹ vấn đề nay, con Hââu Ân Tượng lại tai phục hồi no. Về sau nay co những lối vẽ kết hợp cả hai xu hướng đo, thể hiêân hinh thể bằng mau sắc, theo quy luâât của ly thuy ết mau.   Les Demoiselles d’Avignon Đôô sang tôi Măâc du đôâ sang tối được dung để thể hiêân bố cục, măât phẳng va hinh thể, nhưng theo chuyên  gia Mary Acton, thỉnh thoảng chung ta cung nên tự đăât câu hỏi xem khi nhin tổng thể thi đôâ  sang tối co giữ vai tro gi trong những tac đôâng của tranh lên cảm giac của chung ta hay không,  vi co khi chinh đôâ sang tối la chủ đề chinh của bức tranh. Thời cổ điển, sang tối thường được dung để tạo ra bi kịch trên tranh, hay thââm chi cả cảm xuc  nữa, hoăâc không khi chung cho cả tranh. Nếu thông thường thời đo họa si vẽ người sang trên  nền tối thi cung co những họa si thich vẽ người măâc quần ao t ối trên nền sang, gia tăng cảm  nhâân ly tinh về chủ thể. Mau săc Măâc du chức năng chinh của mau sắc la để thể hiêân lại chủ thể, nhưng co không it tranh dung  mau sắc để thể hiêân cảm xuc hoăâc thiết lââp môât hêâ tư duy logic. Môât số họa si theo trường phai cảm xuc thường bị ảnh hưởng bởi ly thuyết mau của nha thơ  Đức Goethe, phân tich mối quan hêâ qua lại giữa mau sắc va cảm xuc. Môât s ố họa si theo  trường phai kỹ thuâât lại thường bị ảnh hưởng bởi ly thuyết mau vâât ly, ma nha bac h ọc Anh  Newton la môât trong số những người phat kiến, giải thich mối quan hêâ v âât ly gi ữa anh sang va  vâât thể được chiếu sang.   Gustav Klimt Chu đê Co không it tranh vẽ đoi hỏi người xem co hiểu biết quanh chủ đề được thể hiêân, như tranh tôn giao, lịch sử, thần thoại. Nhiều tranh vẽ cảnh sống đời thường nhưng ham y cac vấn đề đạo  đức của thời đại, hay thể hiêân lại tri tưởng tượng từng được ghi nhâân qua văn thơ, truyêân  truyền khẩu. Nhiều họa si dung tranh để thể hiêân y tưởng tư duy trừu tượng trong đầu họ,  hoăâc của môât trao lưu triết học. Tông quat Đi từ những nguyên tắc đến cụ thể lên thanh hêâ tư duy cảm nhâân riêng cho mỗi ca nhân. Với môât số nguyên tắc cơ bản, đôâc giả co thể ap dụng ngay những công thức cơ bản nhất để  xem tranh qua mạng Internet, ở bảo tang, trong phong triển lam, va tại cac xưởng h ọa g ần nha, để tự luyêân tââp va xây dựng cho mỹ quan của minh hêâ thống cảm nhâân riêng biêât. Khi đa thuần thục môât số phương phap tư duy về xem tranh, các bạn co thể tự phat hiêân va  xây dựng thêm cac nguyên ly mới cho bản thân, ma chắc chắn sẽ khiến quý vị thỏa man hơn  khi thưởng thức cac tac phẩm nghêâ thuâât đang treo trong nha minh, nhin lâu không chan. — ELLE.VN Nhóm thực hiện Bài: Nam Hie. Shaun Tan ­ Nhìn đời như trẻ  em và giữ lấy trải nghiệm của  người lớn Shaun Tan – họa sĩ nổi tiếng của nươc Úc – là một người đàn ông nhỏ bé, nụ cười hiền lành,  đến nỗi nhà văn Mỹ Neil Gaiman có lần tưng so sánh ông vơi loài gấu Koala. Họa sĩ Shaun Tan Có vẻ ngoài rụt rè, chậm rãi, nhưng Shautan không để ai bị “bìa sách đánh lừa về nội dung”.  Trong nhiều năm qua, danh tiếng của Shaun Tan đã vươn xa ra khắp thế giới và trở thành hình mẫu kinh điển của nghệ thuật minh họa. Bước ngoặt về mặt tiếng tăm của Shaun Tan chính là  khi anh được trao Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất vào năm 2010 với tác phẩm  The Lost Thing. Bộ phim kể về sự gặp gỡ của một cậu bé và một sinh vật vừa giống cua, robot  vừa giống một chiếc lò khổng lồ chỉ dài 15 phút, nhưng lấy đi của anh gần 8 năm công sức lao  động. Và cũng trong 15 phút ấy, anh đã đưa ra phát ngôn về nghệ thuật của mình: Sáng tác  với tâm thế của một đứa trẻ luôn hiếu kỳ, nhân hậu và không ngừng tìm kiếm những điều kỳ  diệu quanh mình.   The Lost Thing Những người yêu công việc minh họa biết đến Shaun Tan trước The Lost Thing rất lâu. Anh đã luôn gắn với công việc vẽ minh họa từ khi còn rất trẻ, và danh sách giải thưởng anh có được từ sáng tác của mình trải dài trên nhiều trang giấy. Anh là một nghệ sĩ được bạn đọc yêu mến  nhưng vẫn là một trường hợp rất đặc biệt vì sáng tác của anh – trái với vẻ ngoài – luôn là  những chuyến đi vào thế giới tưởng tượng tăm tối, khám phá những nỗi sợ hãi của con người.  Thế nên, trẻ em coi Shaun Tan như một vị phù thủy bí ẩn và mê hoặc, người lớn thì coi anh  như người cứu họ khỏi thế giới nhàm chán và thiếu vắng trí tưởng tượng. Bàn về đối tượng độc giả của mình, anh giải thích: “Mọi người lớn đều từng là trẻ con, và đứa  trẻ nào cũng đang lớn lên, trở thành một người lớn. Tôi cho là người ta dành quá nhiều công  sức để chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Với tôi thì trạng thái lý tưởng nhất là khi mỗi  người nghệ sĩ đều có sự hồn nhiên, tâm hồn mở rộng của một đứa trẻ, kết hợp với sự hiểu biết và những trải nghiệm của người lớn”.   Rules of Summer   Rules of Summer Tranh của Shaun Tan luôn rất giàu có về mặt chi tiết, nhưng cùng lúc lại vô cùng sắc sảo trong  bố cục, khiến cho mỗi trang vẽ của anh là một thế giới kỳ thú và độc giả có thể sẽ mất hàng giờ để khám phá hết những điều bất ngờ còn ẩn trong các mảng màu. Hơn thế nữa, với mong  muốn tạo ra một thế giới “vượt qua khỏi ranh giới địa lý, vùng miền”, anh luôn kết hợp những  yếu tố tự nhiên hoang dã và các yếu tố đô thị, phóng đại những cái nhỏ, thu bé những cái lớn.  Shautan khẳng định điều anh hướng đến là tạo ra một thế giới tựa như giấc mơ, bỏ qua các  logic, chỉ để lại chỗ cho cảm xúc. Trong một lần trả lời phỏng vấn, anh thành thật phát biểu rằng: “Đôi khi tôi thấy thất vọng với  việc độc giả cứ nhất định phải tìm kiếm cho ra một “thông điệp”, như thể tất cả các câu chuyện  đều là một tập hợp đáp án cố định vậy. Vì thế, tôi muốn tạo ra những cuốn sách chẳng có  thông điệp gì cả, thông điệp đến từ chính trí tưởng tượng của các bạn”. Dẫu vậy, điều ấy không có nghĩa là nghệ sĩ vĩ đại này không đầu tư công sức vào các tác  phẩm của mình. Chính vì muốn độc giả mở rộng trí tưởng tượng, tác phẩm của anh luôn là một cấu trúc phức tạp về mặt thẩm mỹ, khiến cho chúng ta không bao giờ mất đi hứng thú khi  thưởng thức chúng. Đó là bởi Shaun Tan không tin rằng mình là người kể chuyện giỏi nếu  dùng lời nói hay chữ viết. Tất cả những gì anh muốn nói, anh chuyển thành hình ảnh, như một  cách cố gắng nói chuyện trong im lặng.   The Red Tree   The Red Tree Trong nỗ lực kể lại câu chuyện bằng hình ảnh ấy, Shaun Tan đặt mình vào nhân vật. Anh chia  sẻ rằng bằng cách đặt điều gì đó vào một bối cảnh hư cấu, một tương lai xa xôi hay một quá  khứ đã qua từ lâu, anh nhận ra phong cách của mình. “Người ta cứ nghĩ phong cách là những  điều bạn thường làm, nhưng không hẳn là như vậy đâu”, anh cho biết. Shaun Tan, cho đến lúc  này, vẫn chưa thực sự hiểu rõ bản thân, đôi khi anh vẫn còn thấy xấu hổ vì lượng cảm xúc tràn ngập trong một câu chuyện. Và nhờ đó, anh nhận ra rằng mỗi con người vẫn còn rất nhiều xúc  cảm bị giấu kín hoặc bị từ chối, rơi vào im lặng. Cách để giải thoát cho chúng, chính là việc  chúng ta ngồi xuống kể chuyện, một câu chuyện trong mơ, với sự thức tỉnh rằng ta đang làm  điều đó. ELLE.VN Nhóm thực hiện Bài: Phương Huyên ­ Ảnh: Tư liệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan