Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết “người tình” của marguerite duras dưới góc nhìn diễn ngôn phái nữ...

Tài liệu Tiểu thuyết “người tình” của marguerite duras dưới góc nhìn diễn ngôn phái nữ

.DOCX
17
407
72

Mô tả:

Nếu như khi phân tích hai người anh trai của nhân vật “tôi”, ta đặc biệt chú ý đến vị thế cùng quyền lực của họ trong gia đình bởi họ cũng tồn tại trong một môi trường xã hội thu nhỏ ấy thì đến người nhân vật nam chính trong truyện, anh chàng “người tình” gốc Hoa vốn nằm trong một môi trường lớn hơn- xã hội Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, anh không chỉ có quyền lực đối với người con gái của mình mà còn có vị thế cao trong xã hội. “Anh ta thuộc về một số ít nhà tư bản tài chính gốc Hoa, những người nắm giữ toàn bộ bất động sản của giới bình dân ở thuộc địa”. Những cuộc nói chuyện hẳn hoi ít ỏi giữa anh và nhân tình chỉ xung quanh viêc bố anh có bao nhiêu tài sản: “Tất cả đã bắt đầu ở Chợ Lớn, với những gian nhà liền vách dành cho dân bản xứ. Ông ây đã cho xây ba trăm gian như vậy..”. Song kì lạ thay, thứ làm nên sức hút khó cưỡng cùng quyền lực khủng khiêp ấy ở anh, anh lại “chán ngán”. Với người con gái anh yêu, với gia đình cô, anh chưa bao giờ tỏ ra mình là người bề trên, thậm chí, anh còn cảm nhận được sự khinh bỉ từ phía gia đình nhà cô vì anh là người da màu, nhưng đáp lại chỉ là sự nhẫn nhịn, chịu đựng. Song dường như dáng vẻ của anh lại không tương xứng với quyền lực của anh, “làn da êm ái một cách choáng ngợp. Thân hình gầy gò, không sức lực, không cơ bắp, có thể anh đã từng bị ốm, đang trong thời kì phục hồi, không có gì nam tính ngoài bộ phận sinh dục, anh rất yếu ớt..”, cơ thể của anh chỉ sinh ra để làm một việc mà đến suốt cuộc đời anh vẫn chỉ làm được việc đó- đó chính là “yêu”. Anh được nuông chiều như một hoàng tử, không phải va chạm gì với đời, yếu mà ốm, khác với cái “gầy gò” của cô bé nhân tình mười lăm tuôi rưỡi, yếu vì nghèo hèn. Không những thế, bắt đầu từ giây phút anh nhìn thấy nhân vật “tôi” trên chuyến phà qua Sài Gòn, anh đã đánh dấu khoảnh khắc mất vị thế cùng quyền lực của anh, đâu chỉ với cô bé ấy, mà còn với gia đình cô và người bố của anh. Thứ nhất, với cô bé, ngay từ lúc nhìn cô, “anh chậm rãi tiến về phía cô. Rõ ràng, anh e ngại. Anh không mỉm cười lúc thoạt đầu. Thoạt đầu anh mời cô một điếu thuốc lá. Tay anh run run”. Bản thân nỗi sợ này đã được giải thích trong chính tác phẩm “ có sự khác biệt về chủng tộc, anh không phải là người da trắng, anh cần phải vượt qua sự khác biệt này”. Nhưng nó cũng như một điềm báo về nỗi sợ mà anh sẽ phải chịu, khi trong anh, một người giàu có, đứng trên đỉnh cao của quyền lực, lại phải e dè về một cô bé nghèo hèn, không có cái gì trong tay- nỗi sợ trong tình yêu. Quả nhiên, khi anh choáng ngợp trước vẻ đẹp của cô, anh đã cho cô cái quyền: “Cô xinh đẹp thế, cô có thể làm gì cũng được”, anh chấp nhận một sự thật nghiệt ngã: cô đến với anh chỉ vì tiền. Đạt được sự chấp thuận của cô, vào một buổi chiều thứ năm, anh đưa cô về căn phòng độc thân của anh ở một con phố ở Chợ Lớn trên chiếc oto đen quen thuộc, đáng lí ra người sợ phải là cô gái trẻ chưa đến tuổi thành niên ấy, nhưng ngược lại, “anh thì run rẩy”, “anh nhìn cô như chờ đợi cô nói nhưng cô không nói. Vậy là anh cũng không nhúc nhích, anh không cởi quần áo cô ra, anh nói rằng anh yêu cô như điên dại, anh nói câu đó thật khẽ”. Vì sao khi đối diện cô, anh lại luôn run rẩy, khẽ khàng đến vậy? Anh sợ cô sẽ không yêu anh, hay sợ anh sẽ làm tổn thương cô? Anh không sợ bị cô chê cười khi bày tỏ trước mặc dù đáp lại tình yêu thiết tha ấy, cô chỉ

Tài liệu liên quan