Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về tư tưởng nhân thân của nguyễn ái quốc so với các bậc tiền bối...

Tài liệu Tìm hiểu về tư tưởng nhân thân của nguyễn ái quốc so với các bậc tiền bối

.DOC
21
78
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Bài tập lớn môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh Tên đề tài: Tìm hiểu về tư tưởng nhân thân của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước chúng ta giải quyết như thế nào? Người hướng dẫn Thạc sĩ: Lê Thị Hoa Sv thực hiện: Vương Thị Ánh Ngọc Lớp tín chỉ số: 02 Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2010. 1 “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” Đây là những lời lẽ chân thành, sâu sắc xuất phát từ chính lòng yêu nước yêu dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân, luôn luôn tin tưởng, tôn trọng và đặt lợi ích của dân lên trên hết. Đây cũng chính là tư tưởng “ thân dân” - một trong những tư tưởng căn bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Thân dân vì “ dân là gốc”. Dân là người đã không tiếc xương máu để bảo vệ đất nước, nước không có dân thì không thành nước, nước do dân xây dựng lên, do dân dùng xương máu để bảo vệ nên dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những con người ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Vì thế nên cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy nếu không có dân sự sinh tồn của Đảng chẳng có nghĩa lí gì. Hiểu được tại sao “thân dân” Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng của các bậc tiền bối và phát huy, xây dựng nó thành một tư tưởng lớn trong hệ thống tư tưởng của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đó chính là tư tưởng "lấy dân làm gốc". Điều này được thể hiện rõ trong Quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói: "Quân vi khinh, 2 xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân. Vận dụng tư tưởng Nho gia Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi xây dựng lên đỉnh cao của các triều đại Phong kiến việt Nam và ông đã từng phát biểu: "Có lật thuyền mới biết sức dân như nước". Và trong thời đại ngày nay tư tưởng gần dân vẫn vẹn nguyên giá trị. Nguyễn Trãi là một nhân vật lớn của dân tộc ta trong các thời đại trước, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao, sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo đức, phong cách của ông rất cao đẹp. ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sứ học, nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và âm nhạc xuất sắc. Nguyễn Trãi là niềm tự hào vô hạn của dân tộc ta. Nguyễn Trãi là người yêu nước và yêu dân; ông vừa tận trung với nước vừa tận hiếu với dân. Đó là một đặc điểm rất lớn trong tư tưởng và đạo đức làm người của Nguyễn Trãi, vì tận hiếu với dân là điều rất hiếm có trong các thời đại trước. Nguyễn Trãi là người yêu nước thiết tha đồng thời là nhà chính trị dân chủ kiên cường của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XV. Ý thức dân chủ của ông rất mạnh. Ông biết kết hợp tinh thần dân tộc với ý thức dân chủ để tiến hành chiến tranh chống 3 xâm lược thắng lợi. Kết hợp dân tộc với dân chủ đã sớm trở thành một truyền thống của dân tộc ta để đánh thắng ngoại xâm, từ các thời đại trước. Nguyễn Trãi để tâm đến dân chúng, trước lo điều thiên hạ phải lo: thiên hạ lo là lo phải đói khổ lo bị áp bức bóc lột; để tâm dân chúng là để tâm vào những diều đó, lo trước thiên hạ là lo trước làm thế nào dể dân chúng không bị đói khổ, không bị áp bức bóc lột. Đó là tư tưởng và hoài bão lớn nhất của Nguyễn Trãi. Suốt đời ông, lúc nào ông cũng: Bình sinh độc bão tiên ưu liệm Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm II) (Bình sinh chỉ ôm tấm lòng lo trước thiên hạ Ngồi quàng mảnh chăn lạnh, đêm không ngủ) Cho tới già, ông vẫn: Thương sinh tại niệm độc tiên ưu (Mạn hứng III) (Nghĩ tới dân, vẫn một mềm lo trước thiên hạ) Nguyễn Trãi suốt đời để tâm dân chúng, lo tới đời sống no ấm của nhân dân và suốt đời đấu tranh cho lý tưởng đó. Nguyễn Trãi đã chán ghét thời cuối Trần, chán ghét nhà Hồ, vì họ không bảo đảm được đời sống no ấm của nhân dân, đưa dân tộc tới tình trạng nước mất, nhà tan, nhân dân ngày càng khổ cực. Khi quân Minh mượn tiếng “điếu dân phạt tội” sang xâm chiếm nước ta, Nguyễn Trãi dã coi chúng là kẻ thù không thể đội trời chung, trước hết cũng chính vì chúng đã đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ. Thái độ của ông đối với giặc Minh là do tấm lòng yêu thương nhân dân của ông quyết định. Ông căm thù giặc vì giặc tàn hại dân. Giặc càng tàn hại dân bao nhiêu, ông càng thương dân và càng căm thù giặc bấy nhiêu. Lòng căm thù giặc của Nguyễn Trãi xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân, nên rất sôi sục, sâu sắc, “thề không chung sống tới quân thù” như ông đã nói trong Bình Ngô đại cáo. 4 Với lòng căm thù giặc sâu sắc ấy ông không lúc nào ngừng kể tội giặc làm hại dân. Trong khi giặc chiếm đóng đất nước cũng như trong khi tiến hành chiến tranh với giặc, trong khi đương thương lượng hòa bình cũng như khi chiến tranh đã kết thúc, và cả năm mười năm sau khi kháng chiến thành công, Nguyễn Trãi không bỏ lỡ một dịp nào để kể tội giặc làm khổ dân, khi thì kể tội giặc để vạch rõ những hành động phi nghĩa của giặc, khi thì kể tội giặc để giáo dục mọi người tinh thần yêu nước, động viên mọi người cố gắng làm dân giàu nước mạnh. Nguyễn Trãi là người yêu dân. Lòng yêu nước của ông gắn liền với lòng yêu dân và xuất phát từ lòng yêu dân. Tinh thần dân tộc của ông xuất phát từ tấm lòng yêu dân, yêu nước vô hạn và gắn liền với ý thức dân chủ của ông nên rất sâu sắc, kiên cường. ý thức dân chủ của Nguyễn Trãi chớm nở từ thời thơ trẻ cũng ngày càng củng cố vững chắc trong tâm hồn trong sáng của ông. Với cuộc sống hơn 30 năm gắn bó với nhân dân và với tấm lòng lúc nào cũng lo trước điều thiên hạ phải lo, làm thế nào để nhân dân không đói khổ, không bị áp bức bóc lột, Nguyễn Trãi tuổi đời càng nhiều, ý thức dân chủ càng mạnh. Ý thức chân chủ càng mạnh, tinh thần dân tộc càng cao. Kết hợp hai yếu tố đó trong tư tưởng và hành động của mọi người là điều kiện cơ bản để đưa công cuộc đánh giặc cứu nước tới thành công. Nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi không bao gồm những yếu tố đạo đức, lễ giáo phong kiến, không bị hạn chế, gò bó, ràng buộc trong khuôn khổ của đạo đức lễ giáo phong kiến. Trong thời đại Phong kiến, ngòai Nguyễn Trãi có tư tưởng “ lấy dân làm gốc” thì còn có Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ, còn được biết đến là vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Huệ không chỉ đơn thuần là nhà tư tưởng quân sự như các nhà binh pháp thời cổ. Ông là nhà chính trị và quân sự lỗi lạc. Tư tưởng chính trị vĩ đại của ông đã soi đường cho sự hình thành và phát triển những tư tưởng quân sự ưu tú của ông. 5 Tất cả các anh hùng dân tộc của ta đều gặp nhau ở lòng yêu nước, thương dân tha thiết, chí cả tài cao về nhiều mặt. Và Nguyễn Huệ cũng vậy, trong các cuộc khởi nghĩa người đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để cổ vũ và tập hợp đông đảo quần chúng nông dân nghèo khổ. Khi tiến quân ra Bắc Hà, ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để phân hóa và cô lập kẻ thù. Sau khi chính quyền mới được thành lập, Quang Trung đề ra hàng loạt chính sách và biện pháp tích cực nhằm canh tân dựng nước, nhanh chóng phục hồi kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng và mở mang văn hóa dân tộc. Trong quan hệ với nhà Thanh, Quang Trung cũng áp dụng nhiều biện pháp ngoại giao mềm mỏng nhưng rất kiên quyết để bảo vệ độc lập chủ quyền và giữ gìn mối bang giao hòa bình giữa hai nước. Nguyễn Huệ đã nêu cao sự kết hợp tinh thần dân tộc với ý thức dân chủ như một đạo đức làm người, một phương châm hành động, một đường lối đánh giặc cứu nước, một biện pháp để hạn chế áp bức bóc lột, một quốc sách để nước mạnh, dân giàu. Đối với ông dân là gốc, kết hợp sức mạnh toàn dân thì khởi nghĩa nhất định giành thắng lợi. Vốn là một thiên tài quân sự, trong cả hai lần tiến quân ra Bắc Nguyễn Hụe đã biết tận dụng sức dân, tính đoàn kết dân tộc để tạo ra thắng lợi vẻ vang. Người yêu thương dân, coi trọng dân, ban đầu đã có những tư tưởng tiến bộ , trọng dân. Biết được giá trị của quần chúng nhân dân nên Nguyễn Huệ đã dùng tài quân sự của mình để giành được những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc. 6 Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ ở thời phong kiến, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn nhận vấn đề một cách rõ nét hơn và từ đó đưa ra thành một tư tưởng lớn. Sinh ra trong một gia đình nho giáo, bố là thầy đồ Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi làm Tri huyện Bình Khê, cụ Sắc dạy học trò, cụ thường xuyên kể chuyện Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Mai Hắc Đế, Lê Lợi, nhất là Quang Trung, cụ còn giảng cảnh đẹp non sông đất nước và nhân lúc nhàn rỗi đưa học sinh lên Phượng Hoàng trung đô, nơi Quang Trung xây sau chiến thắng quân Thanh để nung nấu lòng yêu nước cho thanh niên và học tập tinh thần ái quốc của Nguyễn Huệ. Chính những điều đó đã in sâu vào đầu óc non trẻ của học trò cụ Phó bảng. Năm 1907, cụ tham gia vào phong trào yêu nước, tích cực vận động nhân dân chống sưu thuế ở Trung kỳ - phong trào chống sưu thuế đầu tiên ở Đông Dương có ảnh hưởng lớn trong Nam ngoài Bắc, làm cho thực dân Pháp lo lắng. Giặc nghĩ ra một âm mưu mới, chúng bắt cụ Phó bảng ra làm quan. Người ta thường nói được ra làm quan, nhưng khi cụ vào Bình Định làm Tri huyện Bình Khê năm 1909, cụ rất bất bình. Người làng đòi đi theo hầu hạ, cụ Phó bảng nói: “Các anh về nhà lo làm ăn, tôi đi chuyến này chưa chắc đã làm quan. Vì quan trường là nô lệ giữa chốn nô lệ”. Việc đầu tiên khi về đến Bình Khê là cụ cho thả những người tù chống sưu thuế do Pháp bắt giam. Thứ hai là kêu gọi nhân dân đoàn kết, hợp quần, cụ không ăn lễ lộc của ai. Cụ khuyên không nên kiện cáo, chỉ hòa giải. Ngoài ra cụ thông sức cho các ông lang trong huyện đến sát hạch kiểm tra năng lực chuyên môn, với các thầy thuốc kém cụ khuyên kiếm cách khác làm ăn, làm thầy 7 thuốc thế thì chỉ hại đồng bào... Khâm sứ Trung kỳ nghe báo cáo thế, chúng kiếm cớ cách chức đuổi cụ vào Nam. Trong thời gian cụ làm Tri huyện Bình Khê, Nguyễn Tất Thành trên đường vào Nam có ghé ở với cụ. Hằng ngày Nguyễn lên vùng An Khê - nơi khởi binh của anh em Nguyễn Huệ tìm hiểu, học tập tinh thần của nhà yêu nước, đại anh hùng của dân tộc ta. Cho nên tư tưởng thương dân, không chịu áp bức nô lệ hun đúc tinh thần cách mạng của Nguyễn Tất Thành. Dưới đây là một đoạn trích trong một bài diễn ca để thấy tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đồng thanh, đồng xướng và hết lời ca ngợi tư tưởng yêu nước, yêu dân, sự nghiệp của Tây Sơn Nguyễn Huệ: Từ đời mười sáu trở đi (thế kỷ 16) Vua Lê chúa Trịnh chia vì khá lâu (216 năm) Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng Dân gian có kẻ anh hùng Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn Đóng đô ở đất Quy Nhơn Đánh tan Trịnh Nguyễn cứu dân “đảo huyền” Nhà Lê cũng bị truất quyền Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương Nguyễn Huệ là kẻ phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu Ông đà trí cả mưu cao Dân ta lại biết cùng nhau một lòng Cho nên Tàu dẫu hành hung 8 Dân ta vẫn giữ non sông một nhà Tướng Tây Sơn có một Bà Bùi là nguyên họ tên là Thị Xuân Tay bà thống đốc ba quân Đánh hơn mấy trận địch nhân liệt là Gia Long lại mất can qua Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài Tự mình đã chẳng có tài Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây Nay là mất nước thế này Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà. Khác gì cõng rắn, cắn gà, Rước voi giày mã thật là ngu si Từ năm Tân Hợi trở đi, Tây đã gây chuyện thị phi với mình... Trong hơn 190 câu diễn ca, từ vua Hồng Bàng 2879 trước Tây lịch đến năm 1942, Việt Minh tuyên truyền bộ ấn hành - hơn 4.000 năm, mà Nguyễn Ái Quốc đã tâm huyết viết về thời đại Quang Trung Nguyễn Huệ gồm 40 câu, đủ biết Nguyễn Ái Quốc đã dành ý tưởng của mình cho thời kỳ oai hùng này. Chỉ hơn 200 ngày ở Bình Định cùng cha, Nguyễn Ái Quốc dành bao tâm huyết để ngợi ca bậc đại anh hùng Nguyễn Huệ và đây cũng là bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Như vậy tư tưởng yêu dân, yêu nước của Nguyễn Huệ được Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng cao thành chủ nghĩa yêu nước, hai dòng sông Côn và sông Lam nơi sinh của hai bậc đại anh hùng đã hòa vào nước sông Hồng Hà và cùng ra 9 đại dương. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Tàu, Nhật, Pháp, Mỹ giữ vững bờ cõi, dân Việt đời đời nhớ ơn các nhà ái quốc: Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh... Lòng yêu nước của Bác được phát triển cao lên cộng với tinh thần quốc tế, để trở thành chủ nghĩa yêu nước mà nay chúng ta ra sức học tập để bảo vệ Tổ quốc ta đời đời bền vững và hùng mạnh. Đối với Hồ Chí Minh thì thân dân có nghĩa là phải hiểu dân, nghe được tiếng nói của dân, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, nhận biết được những suy nghĩ của họ, biết họ đang suy nghĩ hay trăn trở điều gì. Họ dang mong muốn cũng như chờ đợi điều gì từ giai cấp lãnh đạo, quản lý; phất hiện và đáp ứng kịp thời nhu cầu, mong muốn của họ, vạch ra hướng phát triển đúng đắn cho tương lai. Phải gần gũi. chia sẻ, cảm thông với cuộc sống của dân, mọi hành đọng đều xuất phát từ chính lợi ích của người dân và đều phản ánh rõ tâm tư nguyện vọng của dân. Nói về trách nhiệm của Đảng đối với Tổ quốc và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa phải lo tính công việc lớn như đổi mới nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành nền văn hóa tiên tiến, đồng thời luôn luôn quan tâm đến những công việc nhỏ như tương, cà mắm, muối cần thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân". 10 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh của Đảng nằm ngay trong mối quan hệ giữa Đảng với dân và dân với Đảng. Người khẳng định: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Khi sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì thành vô địch". "Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được... Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt". "Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong". Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải kính yêu nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt "quan cách mạng", ra lệnh, ra oai... phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo. Khi chọn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải lựa chọn "những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ". Tháng 10- 1945, trong thư gửi Uỷ ban Nhân Dân các kỳ, huyện, tỉnh, làng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.... Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân, ta phải cố hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.” Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Uỷ viên này khác thì làm gì? Làm đấy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng.” Người cũng đã từng trực tiếp phê phán nhiều cán bộ nhà nước lam ăn khệnh khạng, ra vẻ quan chức, coi thường dân, không nghe ý dân mà cứ tự làm theo ý kiến chue quan của mình. Kết quả là đem râu ông nọ cắm cằm bà kia, không thấm thía, không ích lợi gì cả. Khi Quốc hội tín nhiệm bầu Người làm Chủ tịch nước - Người trả lời các nhà báo: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào. Bây giờ gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người 11 lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận" .Người căm ghét thói cậy quyền, cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo, tham ô, lãng phí, quan liêu, móc ngoặc, tham nhũng... vì nó "là kẻ thù của nhân dân, của dân tộc, của Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, nó nằm trong tổ chức của ta, nó là giặc nội xâm để làm hỏng công việc của ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án gay gắt chủ nghĩa cá nhân. Người nói: "Hiện nay chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mà chỉ muốn làm thầy quần chúng. Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền giáo dục quần chúng. Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì". Chế độ nước ta là dân làm chủ, Đảng ta là Đảng lãnh đạo nghĩa là mọi cấp bậc đều là đầy tớ trung thành của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết giữa dân với Đảng và Nhà nước. Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Điều này cho thâyd Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đầy tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại phải thể hiện làm sao mình vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Theo Bác Hồ, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng nhân dân và hướng dẫn nhân dân, tổ chức thành lực lượng, thành phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Còn các tầng lớp của nhân dân phải tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức. Nhân dân là nguồn bổ sung vô tận cho Đảng và luôn luôn tràn trề sức xuân. Trọng dân là thương dân, vì nhân dân mà phục vụ và biết coi trọng sức mạnh vĩ đại của nhân dân. Biết bao những phần tử ưu tú trong giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, đã trở thành đảng viên của Đảng. Quần chúng còn tham gia góp ý, phê bình sự lãnh đạo của Đảng với mong muốn Đảng luôn luôn trong sạch và vững mạnh để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đến đích cuối cùng. Người dạy: "Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ. Trước lúc đi xa Bác Hồ đã căn dặn toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên rằng: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người 12 lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng coi việc "làm đầy tớ" của nhân dân, phục vụ nhân dân, chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân là trách nhiệm, là vinh dự và niềm hạnh phúc. Bác Hồ đã khẳng định: “ Bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”. Tất cả những lời dạy của Bác giờ trở thành tư tưởng lớn về thân dân xuyên suốt từ ngày thành lập Đảng đến nay. Tư tưởng yêu nước, thương dân, trọng dân, suốt đời vì cách mạng, vì nhân dân mà hy sinh phấn đấu, không ham danh lợi, với một lối sống chân thực, giản dị, khiêm nhường của Bác Hồ là tấm gương đạo đức vô cùng trong sáng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta học tập và noi theo. Cho đến ngày nay thì tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các cán bộ ở từng cấp bậc trong bộ máy cơ quan nhà nước tích cực thực hiện noi theo gương Bác. Đa số cán bộ và Đảng viên đã có nhận thức đúng đắn, làm tốt việc coi trọng dân, vì dân mà phục vụ làm cho kinh thế cũng như văn hoá của đất nước có nhứng bước tiến bộ hơn hẳn, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện nhanh chóng.... Tuy nhiên dưới tác động của các mặt trái của nền kinh tế thị trường và mở cửahội nhập, cùng những thiếu sot của ta trong quản lý, lãnh đạo cũng như trong xây dựng Đảng. nên trong thời gian qua ở Nước ta hiên tượng tiêu cực xã hôij phất triển mạnh. Một bộ phận không nhỏ các cán bộ , đảng viên suy thoái về đạo đức, phẩm chất, lối sống, tư tưởng và chính trị. Tệ tham nhũng diĩen ra nghiêm trọng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế đọ...làm giảm sút đi mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, gây nguy hại cho sự nghiệp chung của đất nước. Hiện nay tình trạng tham ô, tham nhũng, quan liêu khá là phổ biến. Nó xuất hiện ở hàu khắp các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. Sự tha hoá của một bộ phận cán bộ có chiều hướng tăng dần, thể hiện ở xa dân, sách nhiễu dân, tệ quan liêu, tham nhũng..... Cán bộ một số vùng còn lúng túng trước việc giải quyết các vấn đề, nhiịem vụ đưa ra, hội họp liên miên nhưng vẫn không giải quyết được công việc....Việc đối thoại, trò chuyện cùng dân còn rất ít, đùn đẩy né tránh trách nhiệm nên việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo con chậm...Ngoài ra con tồn tại những “bệnh” khác như bệnh che giấu khuyết điểm, nơi này đỏ nỗi cho nơi kia còn khá phổ biến. 13 Tình trạng hành dân, kinh dân hay lợi dụng quyền hạn để bắt dân nộp cống phẩm vẫn còn xuất hiện ở một số nơi vùng sâu, vùng xa....ngay cả ở những cấp cơ sở. Tại nhiều địa phưng còn xảy ra hiện tượng cán bộ ra mệnh lênh bắt dân phải thi hành mà không tham khảo ý kiến của người dân. Nhiều nơi Quy chế dân chủ chỉ là hình thức, chính quyền không quan tâm đến những vướng mắc, khó khăn, cũng như là nguyện vọng của người dân. Nhiều chủ trương liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của dân khôn được đưa ra bàn bạc nên ngày nay ở nhiều vùng đã gây ra hiện tượng khiếu kiện vượt bậc kéo dài. Với những vấn đề như vậy thì hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có những phương pháp, hành động cụ thể nhằm tăng cường mối đoàn kết giữa nhân dân và Đảng cũng như giảm những tật xấu của một bộ phận cán bộ của Việt Nam hiện nay: 1. Soát xét, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới để hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, đặc biệt là hệ thống pháp luật có liên quan để khắc phục tệ tham nhũng và buôn lậu, hối lộ, chuyên quyền.... 2. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước và chính quyền các cấp. Kiện toàn và tăng cường các cơ quan bảo vệ pháp luật; tăng cường các công tác điều tra, truy tố, xét xử. Nhanh chóng xử lý khi bất kì cán bộ từ Trung ương xuống địa phương vi phạm.... 3. Tổ chứ nhiều cuộc gặp mặt giữa dân và chính quyền các cấp để tăng thêm sự gắn bó, gần gũi.... 4. Tích cực chưng cầu ý kiên dân trong những công việc chung, tôn trọng và dành thời gian lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân... Thân dân là một tư tưởng rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh những giá trị văn hoá yêu nước , thương dân, lấy dân làm gốc được soi sáng và phát triển rực rỡ trở thành chân lý khoa học và kim chỉ nam cho các hành động. Thân dân, luôn coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ , đảng viên. Mỗi cán bộ phải tự đặt mình vào vị trí của người dân mà mình đại diện để hiểu, chia sẻ, kiến nghị, đề xuất các mong muốn của họ. Ngày nay cũng vậy, những tư tưởng đó vẫn còn giữ nguyên giá trị nhưng do tròn quá trình thực hiện chưa triệt để, cùng với nền kinh tế thị trường như hiện nay nên đã có một vái sai sót- một bộ phận cán bộ biến chất, thoái hoá. Thân dân biểu hiện ở việc cán bộ và đảng viên thực hiện quyền lợi theo pháp luật quy định. Tức là phải trung thành vứ mực tiêu lý tưởng, với chính sách pháp luật của nhà nước hướng đến một nền hành chính, một tổ chức , một bộ máy 14 hoạt động phục vụ nhân dân, gương mẫu hoàn thnàh các kế hoạch được giao và phải biết sử dụng quyền lực để kiểm tra, giám sát, đánh giá, phê bình một cách công minh chính trực, không xu nịnh, không chia bè cánh, nhanh chóng giải quyết các vấn đề của dân.... Việc thực hiên “ thân dân” trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay càng đòi hỏi các cán bbọ, đảng viên phải gần dân, sát dân hơn nữa; luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của dân nhằm giả quyết kịp thời và nhanh chóng những nhu cầu cũng như lợi ích của quần chúng nhân dân, phải từ trong dân, từ ý chí và tân trạng của dân để phục vụ. Từ những nhận thớc cũng như quan điểm trên của bản thân, tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên: - Khẩn trương xây dựng pháp luật hành chính, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế. - Kiện toàn cơ chế lãnh đạo, xây dựng hệ thống cơ sở, làm trong sạch bộ máy nhà nước, sắp xếp, bố trí lại hệ thống cán bộ. - Chú trọng công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát các cán bộ lãnh đạo từ cấp Trung ương xuống địa phương. - Ngăn chặn tệ nạn xa hoa lãng phí. - Tăng cường trừng trị các tham nhũng trong ngành tư pháp một cách nghiêm ngặt, mạnh tay đẻ làm bài học cho những đối tượng khác. - Tạo nhiều cơ hội để cán bộ tiếp xúc vơi dân, đặc biệt là nhữngngười dân vùng sâu vùng xa, vùng nghèo đói vốn ít có cơ hội để nói, để bày tỏ suynnghĩ cũng như nguyện vọng của mình. 15 Với sự kế thừa và phát huy một cách đầy đủ từ các bậc tiền bối đi trước, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng lên một tư tưởng lớn- tư tưởng thân dân nằm trong các hệ thống tư tưởng của người. Đây là một tư tưởng bắt nguồn tư đạo đức cong người, từ truyền thống đoàn kết, từ chính mỗi con người chúng ta, Thế nên ở bất kì thời kì nào, dù mang những giá trị khác nhau nhưng nó đêu có những giá trị nhất định. những giá trị chung. Trong thời kì phong kiến thì đây là tư tưởng mới, tiến bộ của một vài nhân vật lịch sử của đất nước. Trong thời kì kháng chiến thì thân dân là nên tnảg cho sức mạnh dân tộc, là nên tảng để cách mạng giành thắng lợi. Trong thời bình thì nó là tư tưởng giúp ổn định xã hội, giúp đất nước phát triển cả viề kinh tê, chính trị. Vì thế nên, hiện nay và trong tương lai nước ta đang cố gắng giải quyết tốt nhất vấn đề này nhằm dem lại lợi ích tối đa cho xã hôi: cả về phía dân và phía Nhà nước, nhầưm hướng tới một xã hội hoàn thiện hơn , đẹp đẽ hơn, công bằng hơn, văn minh hơn, phát triển về mọi mặt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan