Mô tả:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐỖ THỊ MỴ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2018 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 6 1.1. Khái quát về thành ngữ .............................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về thành ngữ .......................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ .......................................................................... 7 1.1.2.1. Đặc điểm kết cấu .................................................................................. 7 1.1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa ................................................................................. 8 1.2. Phân loại thành ngữ .................................................................................... 9 1.3. Giá trị của thành ngữ ................................................................................ 11 1.4. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ................................................................ 12 1.5. Nghĩa biểu trưng....................................................................................... 13 1.5.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.5.2. Phân biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa chuyển ......................................... 15 1.5.3. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ ............................................................ 16 Tiểu kết ............................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ......................................................................................... 19 2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 19 2.2. Miêu tả một số trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt và nhận xét. ................................................................................................................... 20 2.2.1. Tên gọi các loài động vật ...................................................................... 20 2.2.2. Đặc điểm bên ngoài của động vật (màu sắc, hình dáng, kích thước..) . 28 2.2.3. Bộ phận của động vật ............................................................................ 31 2.2.4. Mùi ........................................................................................................ 32 2.2.5. Hoạt động của động vật......................................................................... 33 2.2.6. Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 34 Tiểu kết ............................................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT ........................................................... 36 3.1. Phân tích ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Việt ........................................................................................ 36 3.1.1 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật có mối quan hệ gần gũi với con người (con chó, con cò…) ............................................................................... 36 3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật hoang dã (con hổ, con vượn…) ......................................................................................................................... 41 3.1.3 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt Nam (ma, quỷ, rồng…) ............................................ 42 3.2. Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa ................................................................... 44 3.3. Hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng............................................................... 47 Tiểu kết ............................................................................................................ 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, thành ngữ có số lượng rất lớn, đa dạng về cấu tạo và phong phú về nội dung. Chúng mang những đặc trưng dân tộc rõ nét và giàu sức biểu cảm, biểu hiện. Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc thành ngữ dần được hình thành và được nhân dân sử dụng như một công cụ để giao tiếp chung. Việc phát triển thành ngữ là một trong những cách hiệu quả để bổ sung và làm phong phú thêm vốn từ. Thành ngữ phản ánh những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của mỗi dân tộc. Qua thành ngữ, chúng ta còn phát hiện được các đặc điểm như lối nói, cách tư duy, đặc điểm văn hóa của người Việt về nhận thức và phản ánh trong hiện thực cuộc sống. Thành ngữ không những góp phần làm phong phú thêm vốn từ mà còn làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt trên nhiều phương diện. Vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ luôn là một đề tài có ý nghĩa đầy đủ cả về mặt lí luận và thực tiễn. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa riêng đặc biệt. Trong hoạt động giao tiếp, người Việt Nam rất hay sử dụng những lối nói bóng bẩy, giàu hình ảnh và mang ý nghĩa biểu trưng. Cho nên trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong các loại hình nghệ thuật nói riêng, thành ngữ được sử dụng rất nhiều và hiệu quả bởi sự giản dị, dễ hiểu. Chất liệu tạo nên thành ngữ tiếng Việt có thể là động vật, thực vật, từ chỉ hiện tượng tự nhiên, từ chỉ vật dụng…Chất liệu là biểu hiện của tính dân tộc trong thành ngữ và khám phá chất liệu trong thành ngữ tiếng Việt cho ta biết thêm văn hóa, tư duy, lối liên tưởng so sánh khi nhận thức về thế giới động vật. Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt”. Chúng tôi hi vọng các kết quả nghiên cứu của 2 đề tài này sẽ đóng góp thêm một phát hiện mới đối với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Từ đó góp phần làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Trong kho tàng tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến vốn thành ngữ tiếng Việt. Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khác. Sự đa dạng và phong phú về số lượng và quan trọng hơn là khả năng sử dụng linh hoạt đã khiến thành ngữ trở thành vốn sống, kinh nghiệm truyền từ hế hệ này qua thế hệ khác, gắn với lời ăn tiếng nói của nhân dân ta. Thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ và phong phú, nhiều công trình nghiên cứu mang tính khoa học với nhiều mục đích khác nhau. Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt trên nhiều phương diện khác nhau. Có thể tóm lược một số hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt như sau: Hướng thứ nhất, tập hợp và giải thích các thành ngữ tiếng Việt để làm từ điển có thể kể đến các công trình sau: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân [14], Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) [28]. Từ điểm thành ngữ - tục ngữ Việt – Hán của tác giả Nguyễn Văn Khang [13]. Hướng thứ hai, nghiên cứu thành ngữ trên phương diện đặc điểm, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu: Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp [7], Thành ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành [8]. Hướng thứ ba, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong mối quan hệ với văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa, hầu hết