Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tư tưởng lão trang trong thơ tuệ trung thượng sĩ trần tung biểu hiện, nguồn gốc ...

Tài liệu Tư tưởng lão trang trong thơ tuệ trung thượng sĩ trần tung biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật

.DOCX
16
283
84

Mô tả:

I. Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230 – 1291) Ngài là con trưởng của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương Trần Liễu, là anh cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm - vợ vua Trần Thánh Tông. Trần Nhân Tông, người khảo đính sách Tuệ Trung thượng sĩ Ngữ Lục, trong bài Thượng Sĩ Hành Trạng in ở cuối sách có nói rõ "Tuệ Trung thượng sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Ðại Vương và là anh cả của Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Ðại Vương mất, hoàng đế Trần Thái Tông cảm nghĩa phong cho thượng sĩ tước Hưng Ninh Vương". Thượng Sĩ từng tham gia vào công cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông có nhiều công trạng, từng giữ chức tiết độ sứ canh giữ cửa biển ở Thái Bình. Ngài là người có khí chất ung dung, thanh sáng, từbé đã tỏ ra có duyên với Phật pháp. Ngài ngày từng đến nghe đạo của Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường và hiểu được căn cơ, từ đó hằng ngày lấy Thiền duyệt làm vui, không màn công danh nữa. Nên, sau Ngài lui về ấp Tịnh Bang (nay là làng Yên Quảng) đổi tên thành Vạn Niên, tự hiệu là Tuệ Trung.Ngài có dựng lên Dưỡng Chân Trang làm nơi tu thiền. Nhiều người đến nghe Ngài nói đạo, Ngài đều giảng cho họ nghe những điều chánh pháp khiến tâm vững vàng sáng rõ. Vua Thánh Tông nghe danh Ngài, sai sứ mời.Ngài đối đáp với vua bằng những lời siêu phàm thoát tục khiến vua không khỏi khâm phục.Vua tôn Ngài làm sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ và giao con trai Nhân Tông cho Ngài dạy dỗ. Sau này nhờ công Ngài mà Nhân Tông nên người, trở thành vua hiền, sau này xuất gia trở thành người khai sáng của Trúc Lâm thiền phái. Vua Nhân Tông từng than rằng: “Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức. Ngài bàn huyền nói diệu, trong lúc gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.” Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, kê nằm trên một chiếc giường đặt nơi giữa nhà, thế thiền định mà nhắm mắt tịch. Gia quyến khóc thương, Thượng Sĩ liền mở mắt ngồi dậy, đòi nước tẩy trần, rồi quở: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động chân tánh ta”. Xong Ngài mới thật nhập tịch, thọ sáu mươi hai tuổi (ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ bảy đời vua Trần Nhân Tông).   II. Tư tưởng Lão Trang thể hiện trong thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung: biểu hiện, nguồn gốc kinh điển, giá trị nghệ thuật. Tư tưởng Phật giáo là một hệ tư tưởng mở, không khuôn sáo mà có sự dung hòa với lẽ tự nhiên, với cuộc đời, thế nên ít nhiều cũng có sự giao thoa với những hệ tư tưởng khác.Có thể kể đến đây như tư tưởng của Lão –Trang. Trần Tung là một nhà tu thiền nổi tiếng vào thời Lý Trần, dòng thơ thiền của Ngài huyền vi kỳ bí vô cùng, thể hiện những triết lí thâm sâu của nhà Phật mà những kẻ dung tục khó lòng hiểu biết hết.Ngài có nhiều tác phẩm là kết hợp của hai luồng tư tưởng Phật giáo và Lão - Trang. 1. Tư tưởng “Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” Sách Đạo đức kinhcủa Lão Tử có câu: “Giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần, thị vị Huyền Đồng” (Bỏ chia phân, hòa ánh sáng, đồng bụi bậm, ấy gọi là Huyền Đồng). Nghĩa là tất cả mọi sự mọi vật đều hòa lẫn vào nhau không còn riêng tư, phân biệt nữa. Trước con mắt của ngừời đã thực hiện được sự huyền đồng, thì tất cả đều là một, một mà là tất cả. Trong bài “Vào Cát Bụi”, Trần Tung viết: “Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai, Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai. Bắc lý ưu du đầu mã phúc, Đông gia tán đản nhập lư thai. Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu, Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi. Tự đắc nhất triêu phong giải đống, Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài” (Xăm xăm rộng bước đi vào chốn cát bụi, Lông mi sắc vàng mạnh mẽ giương lên. Xóm Bắc nhởn nhơ rơi vào bụng ngựa, Nhà Đông tản mạn rúc vào thai lừa. Roi vàng đánh đuổi con trâu đất đi, Giây sắt dắt con hổ đá về. Một sớm gió đông thổi tan băng giá, Trăm hoa như cũ reo trước gió xuân.) “Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai - Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai” nghĩa là đi nhanh một mạch vào cõi đời đầy bụi trần, không nghi ngại.Vào nơi bẩn dơ mà khí thái vẫn sáng sủa, lông my vẫn vàng sắc ánh lên, không bị dính phải nhớp nhơ như những kẻ u mê tâm tối. “Bắc lý ưu du đầu mã phúc - Đông gia tán đản nhập lư thai” Từng nghe tích xưa Bồ tát phát tâm lợi sanh, đi vào xóm làng phía bắc thác sanh nhập vào thai ngựa sanh ra làm ngựa, đi về phía đông, thác sanh vào thai lừa sanh ra làm lừa. Làm thân ngựa lừa thấp hèn vô cùng, nhưng Người vẫn chấp nhận, chấp nhận bước vào luân hồi sinh tử của cõi trần, nhưng trong tâm vẫn sáng suốt, thanh tịnh. Nên có đủ uy lực thể điều khiển cả trâu đất và hổ đá khi cần: “Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu - Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi” “Tự đắc nhất triêu phong giải đống - Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài”đây như là thành quả của việc nhập cõi trần ai, thành quả của việc phát nguyện tâm lành độ hóa, đó là sự giác ngộ nói như Phật giáo và đạt đạo nói như Đạo giáo. Khi đã giác ngộ hay đạt đạo thì có thể tự do tự tại lòng không vướng bận, hưởng được cảnh thái lai an lạc. Nhập trần ở đây không phải là sống kiểu phàm trần, bị phàm trần ràng buộc, mà là bước vào vào trần tục với tư cách của một kẻ đã thoát tục, trở về trần thế mà vẫn có thể tự nhiên, an tịnh, không bị chi phối bởi cái khổ đau sân hận của đời. Bởi vậy, tư tưởng “Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” của tư tưởng Lão Trang được thể hiện rất rõ nét, hòa ánh sáng đạo với ánh sáng đời để đời thấy tối mà tự sáng, hòa cuộc sống đạo vào cuộc sống đời để đời thấy u mê mà tự thức tỉnh. Đến khi đó, đạo và đời hòa là một vậy. 2. Vô sở đãi Trang Tử trong Nam Hoa kinh khinói về sự bị ràng buộc của con người đã cho rằng sở dĩ con người bị trói buộc là do tinh thần họ còn chia phân giữa: ta – vật, phàm – thánh, thị – phi, bỉ – thị, tốt – xấu, thiện – ác…tức là “đãi”. Vậy thì muốn được tự do con người phải biết buông bỏ, phải “vô sở đãi”. Chính tư tưởng “vô sở đãi” là nguồn gốc tư tưởng sâu xa cho Tuệ Trung để thể hiện nên các tác phẩm: “Phàm thánh bất dị”, “mê ngộ bất dị”, “sinh tử nhàn di hĩ”

Tài liệu liên quan