Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Mỹ thuật Tượng ganesha ở bảo tàng điêu khắc chăm đà nẵng...

Tài liệu Tượng ganesha ở bảo tàng điêu khắc chăm đà nẵng

.PDF
9
404
142

Mô tả:

TƯỢNG GANESHA Ở BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG VÀ Ở NHỮNG NƠI KHÁC THUỘC ĐÔNG NAM Á ? Trần Viết Điền Năm Canh dần 2010, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã đưa vào trưng bày phiên bản tượng thần Ganesha, tục gọi Thần May Mắn, vào ngày 9/2 nhằm phục vụ khách tham quan. 86 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 P hiên bản tượng thần Ganesha do nhà điêu khắc Lê Công Dũng thực hiện với sự tài trợ của Quỹ điêu khắc Đà Nẵng.Tượng được tạc trực tiếp trên đá sa thạch theo phương thức đo, nhìn, có hình dạng và chất liệu cấu tạo tương tự của nguyên bản. Với mục đích bảo quản hiện vật gốc, phiên bản này có thể thay thế hiện vật gốc khi cần phục vụ khách tham quan. Thực tế tö lieäu Tranh vẽ Shiva, Parvati và Ganesha một số khách tham quan, do ngưỡng mộ thần Ganesa, cầu may mắn, thường muốn chạm tay vuốt ve vòi hoặc bụng tròn của linh tượng, dẫu họ thừa biết việc ấy trái với nguyên tắc bảo quản hiện vật gốc của bảo tàng. Sự kiện này đã gợi ý chúng tôi tìm hiểu thần Ganesha và tượng Ganesha. Về lịch sử tượng Ganesha và tín ngưỡng thờ thần Ganesha ở vùng Đông Nam Á, có nhiều vấn đề hấp dẫn giới nghiên cứu. Trên cơ sở những tư liệu thu thập qua những bài báo của một số tác giả gần đây, chúng tôi xin tổng quan và có những nhận định bước đầu quanh tục thờ thần Ganesha và việc bảo tồn bảo tàng tượng Ganesha ở Đông Nam Á. 1. Nguồn cội thần Ganesha và những biểu tượng của tượng Ganesha a. Lai lịch của thần Ganesha Sự tích thần Ganesha trong thư tịch cổ của Ấn Độ Giáo được ghi chép với nhiều dị bản. Trong Ấn Độ giáo có nhiều thần, nhưng Ganesha là vị thần độc đáo, dễ nhận biết vì có thân người đầu voi. Những thư tịch cổ Purana có viết về sự tích thần Ganesha: Linga-Purana kể về sự tích Tượng Ganesha ngồi (nguyên bản) Tên gọi và ý nghĩa các biểu tưởng ở tranh ảnh, tượng thần Ganesha THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 87 Tượng Ganesha 5-1 ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Tượng Ganesha được phát hiện ở Quảng Ngãi năm 1931 Tượng Phật Voi ở chùa Linh Tượng thần Ganesha; rằng Ganesha là con của Shiva, được sinh ra để chiến thắng những hung thần Asura, những ác thần thường hay quấy phá các Nữ thiên Deva. Varaha-Purana kể rằng Ganesha là một chàng trai manasika putra xuất sắc sinh ra từ trí tuệ Shiva vào một lúc thiền định tột cùng… Theo bản Shiva-Purana khá phổ biến, Ganesha là một sáng tạo của Parvati, vợ của Shiva. Parvati đang tắm, cần một người giữ cửa, liền cọ da lấy chất tiết tạo tác một chàng trai Ganesha tuấn tú. Khi Shiva về nhà, Ganesha tuân lệnh đóng chặt cửa, vì không biết mặt Shiva nên không cho thần này vào. Một cuộc chém giết xảy ra giữa các thần. Shiva điều quân binh Gana xung trận nhưng bất thành, liền mời Brahma đến thương lượng chẳng được, bèn gọi những thần chiến tranh Kartikeya và Indra tăng cường. Ganesha nhờ Parvati kêu cứu thần Kali và thần Durga, hai hóa thân của Parvati, trong đó Kali là thể dạng ghê rợn nhất, nên Ganesha đủ sức chống đỡ. Shiva liền nhờ Vishnu hỗ trợ, thần này vận dụng maya (ảo giác) gây hoang mang đối thủ, thừa thế dùng đinh ba lấy đầu Ganesha. Đau đớn và cuồng nộ, Parvati xua một đoàn Shakti (sức mạnh nữ giới) ào ạt xung trận, xé xác và nuốt sống những Gana. Brahma và Vishnu thấy khiếp, cầu xin tha thứ và cam kết làm Ganesha hồi sinh, còn Shiva thì lệnh cho những kẻ thừa hành nhanh chóng đi kiếm đầu sinh vật thứ nhất gặp trên đường. Họ thấy một con voi đang nằm ngủ, quay đầu hướng bắc, cắt ngay đầu đem về, Shiva ráp vào cổ Ganesha, tức thời Shiva vận quyền năng ishatvam cho Ganesha hồi sinh, đặt tên Ganapati tức là thủ lĩnh những Gana. Sau đó, Ganesha được giới thiệu với các thiên thần là con của Shiva và Parvati. Dị bản Vishnu-purana, kể rằng Ganesh là hóa thân của Krishna. Thần nữ Parvati rất mong có con. Thần Shiva bắt Parvati kiêng cử punyaka một năm nghiêm ngặt, chịu những thử thách để chứng thực khát vọng có con của mình. Khi Par- 88 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 Tượng Ganesha đứng, kép, mỗi tượng có 2 tay, phát hiện ở Thốt Nốt tö lieäu vati nghe tiếng gọi từ trời thì lên đón Ganesha kháu khỉnh, đem về núi Kailasa, được mọi thiên thần tụ hội để tụng ca Ganesha. Trong các vị khách chín hành tinh Navagraha, có thần Shani thuộc Thổ tinh bị vợ hay ghen cấm không cho ngẫng mặt nhìn bất cứ ai, nếu nhìn thì người được nhìn bị hủy diệt, cho nên Shani yêu cầu Ganesha cúi đầu xuống. Pavarti nổi giận vì tưởng Shani nói dối, buộc Shani phải ngẫng mặt nhìn Ganesha, tức thời đầu Ganesha bị cắt đưa về Goloka, thế giới của Krishna. Xúc động cảnh Parvati đau đớn khóc than, Vishnu cởi chim thần Garuda đi tìm một cái đầu sinh vật để thay thế. Trên bờ sông Pushpabhadra ở phương bắc, thần gặp đàn voi đang ngủ. Visnu chọn con voi có đầu hướng về bắc, cắt ngay đầu voi đem về cho ráp vào cổ đứa bé. Ganesha hồi sinh với một đầu voi, là một nhân vật vừa cường tráng vừa thông tuệ. Trong trang phục chỉnh tề, Ganesha được Vishnu giới thiệu với các thiên thần. b. Tượng thần Ganesha và những biểu tượng Tượng Ganesha có nhiều ở đền thờ Ấn Độ Giáo ở Ấn Độ, thường có một đầu voi với bốn tay. Cũng xuất hiện những tượng Ganesha với hai, sáu, tám, mười… tay. Có khi gặp tượng Ganesha hai, ba đầu… Riêng tượng Ganesha với hai tay, ở bán đảo Ấn Độ, là tượng có niên đại cổ nhất, muộn lắm là đến thế kỷ V, VIII; gọi là thời kỳ Gupta. Sau thế kỷ VIII thì tượng Ganesha có xu hướng bốn tay biểu trưng quyền năng của Ganesha.Bốn tay với mỗi tay cầm nắm những vật tượng trưng, ví dụ đóa sen tượng trưng sự trong trắng, dĩa bánh trái modaka để thưởng kẻ tìm chân lý, mũi nhọn ankusha thúc voi; biểu hiện quyền làm chủ thế giới, cái rìu parashu để trừ diệt ham muốn … Trong mô hình Ganesha này, có vẽ một chú chuột, đó là vật cưỡi của thần Ganesha. Nguồn gốc của chuột, gắn bó với thần Ganesha, được kể trong thư tịch Ấn Độ Giáo như sau: Về con chuột, dưới chân tượng ảnh Ganesha, cũng có nhiều truyền thuyết. Có truyền thuyết giải thích rằng; một hôm Parvati tặng một dĩa bánh ngọt modaka cho con trai, Ganesha vui sướng nhảy múa. Trong hang gần đó, một chú chuột mushaka đánh hơi mò ra xem... Lại có purama kể, trong triều Indra, Krauncha lớn tiếng với nhà hiền triết Vamadeva, nên vị này biến thần Krauncha thành một con chuột. Con chuột mushaka vào tu viện của nhà hiền triết Parachara phá phách, Ganesha được mời lại thuần hóa con chuột và nó trở thành vật cưỡi của Ganesha. Tuy nhiên hình tượng, con chuột vật cưỡi mang Ganesha hay đứng bên cạnh hai chân, có ý nghĩa triết lý về bản ngã và sự từ bỏ bản ngã rất sâu sắc. 2. Lai lịch các tượng Ganesha ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Tượng thần Ganesha đứng với ký hiệu 5-1 và tượng thần Ganesha ngồi với ký hiệu 5-2 ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, từng được phát hiện Tượng Ganesha trưng bày ở Bảo tàng Ganesha Ảnh chụp phiên bản tượng Ganesha ngồi Ảnh tượng Ganesha đứng được phát hiện ở Vat Phu THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 89 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT tại Mỹ Sơn và được đưa về bảo tàng từ đầu thế kỷ XX. Mỹ Sơn là thánh địa của Champa, thờ đấng linh thiêng tối cao. Thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng giữa một thung lũng thâm nghiêm, được bao bọc bởi núi non hiểm trở. Người Chăm cho xây dựng đền thờ bằng gỗ đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ IV ở Mỹ Sơn để thờ thần Sisana Bhahadravana. Danh tính của thần là sự kết hợp giữa tên vị vua lúc bấy giờ là Bhahadravaman với thần Siva. Các vị vua khác lên ngôi, đã tiếp tục xây dựng thêm nhiều đền tháp để thờ nhiều thần khác nữa, trong đó có tháp E5 (thế kỷ VII), tháp B3 (thế kỷ X) thờ thần Ganesha. Sau thế kỷ thứ XIII, Mỹ Sơn hầu như trở thành hoang phế. Năm 1898, một học giả người Pháp tên là M.C Paris phát hiện di tích Mỹ Sơn. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu của Pháp là L. Finot và L. de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm…Các học giả nói trên đã nghiên cứu tháp thờ thần Ganesha E5 và tháp B3, trong đó tháp E5 có tôn trí tượng thần Ganesha đứng (ký hiệu 5.1) và trong tháp B3 có tôn trí tượng thần Ganesha ngồi (ký hiệu 5-2). Tháp B3 còn tương đối nguyên vẹn, chỉ hơi bị nghiêng về một bên. Còn tháp E5 đã sụp đổ. Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trưng bày tượng thần Ganesha (đứng, bốn tay), ký hiệu 5-1, được EFEO phát hiện tại tháp E5 năm 1903, Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam, thuộc thế kỷ thứ VII-VIII, bằng sa thạch, cao 96 cm. Phong cách ở nhóm tháp E5 là một phong cách cổ, 90 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 các đền tháp xây dựng theo phong cách này chủ yếu là vào nửa đầu thế kỉ VIII, cũng là thời kì nghệ thuật Chăm phát triển rực rỡ và mang nhiều yếu tố bản địa rõ nét nhất. Đặc trưng của phong cách nghệ thuật ở giai đoạn này là vẻ đẹp đơn giản, tao nhã, vừa mang dấu ấn của nghệ thuật bên ngoài vừa có phong cách nghệ thuật dân tộc. Các đền tháp được xây dựng trong thời gian này có đền thờ E1 và tượng thần hạnh phúc ở tháp E5. Nhóm B gồm 15 đền tháp, trong đó có đền thờ B1 là đền thờ chính có kích thước rộng nhất tại Mỹ Sơn và là công trình được xây dựng muộn nhất trong thánh địa, đền thờ vị thần chính Srisanabhadresvara. Xung quanh B1 là các tháp nhỏ từ B2 đến B14. B2 được coi là tháp cổng. Chùa Vàng ở Bangkok Thái Lan B4 là đền thờ thần Skanda (Thần Chiến tranh) , toàn bộ phần trên của tháp B4 đã bị hư sập, phần cửa ra vào chỉ còn Tượng Ganesha đứng trở thành tượng Phật Voi, được tôn trí trong Chùa Vàng ở Bangkok Thái Lan tö lieäu Tượng Ganesha đứng, 4 tay, trưng bày ở Bảo tàng Ganesha Chiang Mai B3 được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ X. Phong cách nghệ thuật ở tháp B3 thuộc về phong cách Mỹ Sơn A1. 3. “ Bước thăng trầm” của tượng Ganesha trên vùng Đông Nam Á Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á là điều có thật. Riêng góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì Ấn Độ Giáo, Phật giáo là có tính phổ quát và in đậm dấu ấn trong đời sống vật chất tinh thần cư dân Đông Nam Á trước khi có Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Ở đây chúng tôi chỉ lạm bàn một nét ảnh hưởng Ấn Độ giáo, đó là tục thờ thần Ganesha của cư dân Đông Nam Á, ở về phía đông của bán đảo Ấn Độ. a. Ở Việt Nam Tượng thần Ganesha từng được phát hiện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ. Ngoài tượng Ganesha ngồi 5-2, tượng Ganesha đứng 5-1 ở Mỹ Sơn đang được trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các nhà khảo cổ còn phát hiện tượng Ganesha ở Quảng Ngãi năm 1931, thuộc loại một đầu bốn tay, tạo tác bằng đá, cao 8cm, niên đại (thế kỷ XI - XII), hiện trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Hay ở Thốt Nốt, Cần Thơ, trong bộ sưu tập cổ vật của ông Tạ Mân, thành viên CLB Cổ vật thành phố Cần Thơ, hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, có tượng thần Ganesha (thế kỷ XII), có 4 tay, bằng đá, nặng 12 kg, hai tượng thần Ganesha hai tay, bằng đá, nặng 12 không gian, gồm một tượng lớn và một tượng nhỏ. Những di vật này thuộc nền văn hóa Óc Eo. Một hiện tượng khá phổ biến ở miền Trung Việt Nam là khi cư dân Việt phát hiện ở lòng đất, lòng sông những tượng thần của Ân Độ giáo thường hay tôn trí trong miếu hoặc trong chùa; nếu vào chùa thì các thần trở thành Phật như Phật Lồi, Phật Voi. Ở làng Bình Nghi (Bình Định) dân sở tại từng phát hiện một tượng Genesha một đầu hai tay rất cổ, lập chùa để thờ tượng, tiếc rằng người xưa đã dùng sơn để tô vẽ thêm làm tượng không còn nguyên bản nữa. Tại xã Nhơn An (An Nhơn Bình Định), nhân dân phát hiện tượng Ganesa và đưa vào chùa Tượng Ganesha ngồi, 4 tay, phát hiện ở Yogyakarta lại 2 cột trụ hình bát giác. Còn tháp B3 đền thờ thần Ganesha - thần Hạnh phúc. Tháp còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị nghiêng về một bên, đây là kiểu tháp đặc trưng của kiến trúc Champa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là hình ảnh của tháp A1 thu nhỏ. Theo kiểu dáng tháp và hoa văn trang trí trên tường, thì tháp Tượng Phật Di Lặc THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 91 tö lieäu Đền Preah Vihear ở Campuchia Dương Long thờ cúng. Tượng cao 0,57m, thể hiện trong tư thế ngồi, đầu voi mình người. Trang trí khá hoàn chỉnh với những họa tiết đẹp, cổ đeo vòng hạt chuỗi tròn kết dải, cổ và bắp tay đeo vòng. Quanh thân quấn vải mỏng bó sát. b. Ở Thái Lan Boonyarit Chaisuwan, nhà khảo cổ học tại văn phòng nghệ thuật ở Pluket, cho biết khu vực khảo cổ ở Thung Tuk, đã phát hiện những tác phẩm điêu khắc của Ấn Độ giáo và Phật giáo, trong đó có tượng thần Ganesha. Ở Thái Lan, huyện Doi Lorsub, Chiang Mai, cách thành phố khoảng 41 km, có nguyên một bảo tàng chuyên đề Ganesha, do Banthorn Teerakanont sở hữu. Vị này là một trong những người sùng đạo Hindu hàng đầu của Thái Lan. Bảo 92 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 tàng có một tòa nhà bảo tàng chính, đền thờ Ganesha và cửa hàng bán quà lưu niệm có biểu tượng Ganesha. Bảo tàng có ba phòng, trưng bày khoảng 1000 tượng, tranh vẽ, hình ảnh Ganesha làm bằng đá, đá quý, gỗ, kim loại. Các tác phẩm thể hiện thần Ganesha được tích lũy từ các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Lào, Myanmar, nhỏ thì được trưng bày trong các phòng I và II, còn phòng III tôn trí tượng Ganesha và chuột lớn … Và hiện tượng thần Ganesha được thờ ở chùa với danh xưng “Phật Voi” cũng gặp ở Thái Lan. Bằng chứng là trong Chùa Vàng nổi tiếng ở Bangkok, vẫn có bệ thờ thần Ganesha trang trọng. Sự hỗn dung Phật, Bồ tát, thánh, thần trong một ngôi chùa, trong tu viện Phật giáo, ở di tích lịch sử Phật giáo cũng được tìm thấy ở Ấn Độ. Vùng đất thuộc tiểu bang Bihar của Bắc Ấn, có Bồ Đề Đạo Tràng (Boddhigaya) là nơi được tín đồ Phật giáo coi là linh thiêng và cao quý nhất, vì chính tại nơi này hơn hai ngàn năm trước thái tử Siddhartha Gautama đã Tượng Ganesha ngồi, hai tay ở Prambanan tö lieäu đạt tới sự  giác ngộ cao nhất. Dưới gốc cây bồ đề nổi tiếng vẫn có tôn trí tượng Genesha điêu khắc đá. c. Ở Myanmar Ở Myanmar vẫn còn dấu tích của những đền tháp Ấn Độ giáo. Tuy nhiên hầu hết đã biến thành chùa. Bảo tàng Nagesha ở Chiang Mai còn lưu giữ một số tượng Ganesha bằng đá được thu thập từ Myanmar. d. Ở Lào Ở Lào, có di sản văn hóa thế giới Vat Phu, giống như Mỹ Sơn của Việt Nam. Vat Phu là di tích một quần thể đền thờ Ấn Độ giáo ở Nam Lào. Vat Phu tọa lạc dưới chân núi Phu Cao, tỉnh Champasak, cách sông Mê Kông 6 km. Quần thể này có một ngôi đền từ thế kỷ V nhưng các cấu trúc còn sót lại thì có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Vat Phu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2001. Tại Vat Phu các nhà khảo cổ phát hiện nhiều dấu tích đền tháp, tác phẩm điêu khắc thuộc về Ấn Độ giáo, trong đó có tượng Ganesha. Hiện nay tượng Ga- Tượng Ganesha ngồi, hai tay, có chuột cưỡi của thần Ganesha thuộc thế kỷ III, phát hiện ở di chỉ Bujang, Malaysia Ảnh chụp đền Vat Phu ở Lào nesha phát hiện ở Vat Phu được đưa về trưng bày ở Bảo tàng sa thạch quốc gia Lào, ở Vientian. Tượng Ganesha này thuộc thế kỷ VII, thời kỳ Tiền Angko. e. Ở Campuchia Ở Campuchia, có ngôi đền Preah Vihear nằm gần biên giới Campuchia và Thái Lan. Đền thuộc khu vực tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan, đến 15.6.1962, thì Tòa án Quốc tế vì Công lý phán quyết rằng ngôi đền thuộc Campuchia. Vào ngày 7.6.2008, Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia. Ngôi đền đầu tiên, bắt đầu vào đầu thế kỷ IX, thờ thần Shiva. Các di vật được tìm thấy ở đây cho thấy khu vực này là khu định cư quan trọng của đế quốc Khmer trong thế kỷ XII. Ở đây phát hiện một số tượng Ganesha. f. Ở Indonesia Thế kỷ thứ IX, vương triều Sanjaya ở một vương quốc láng giềng Java, vốn rất sùng Ấn Độ giáo, đã chiến thắng nhà Sailendra ở Java. Từ đó Ấn Độ giáo dần dần thay thế Phật giáo ở Java và cũng để lại nhiều công trình. Quần thể Prambanan, được tồn tại đến nay là quần thể đền Ấn Độ giáo đẹp nhất thế giới, nằm cách trung tâm Yogia 17km, được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ X. Ở đây có tượng Ganesha cổ. Cuối tháng tám 2009, trường Đại học Hồi giáo Yogyakarta quyết định xây dựng thư viện “biểu tượng của kiến thức về tôn giáo của chúng tôi”. Khi thi công thì vào ngày 11.12.2009, một nhóm thợ đã phát hiện dưới lòng đất thuộc khuôn viên trường Đại học Hồi giáo Yogyakarta, hai ngôi đền thờ Ấn Độ giáo, niên đại khoảng 1.100 năm. Trong đền thờ chính, tìm thấy tượng Ganesha. g. Ở Malaysia Ở Malaysia, có động Batu, trong động có tượng các thần của Ấn Độ giáo, trong đó có tượng Ganesha. Các nhà khảo cổ học Malaysia vừa tuyên bố đã phát hiện được khu di tích chính của một kinh đô thời cổ có niên đại trước cả kinh đô Angkor Wat tại Campuchia. Trưởng nhóm Mokhtar Saidin cho hay tàn tích đã được tìm thấy tại 2 đồn điền cọ ở bang THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 93 tö lieäu Tượng Ông Địa Kedah phía bắc của Malaysia. Kết quả phân tích cho thấy đây là một phần của kinh đô Ấn Độ giáo cổ đại thuộc nền văn minh Bujang, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, trước cả nền văn minh Angkor vốn phát triển từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ 14. Kết luận này có thể thay đổi cả lịch sử văn minh khu vực, biến Bujang thành nền văn minh cổ nhất từ trước đến nay tại Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở di chỉ làng Bujang tượng Ganesha. Nhờ hiện vật phát hiện nhiều nên người ta đã xây dựng Bảo tàng Khảo cổ học Bujang. 4. Thay lời kết Tục thờ thần Ganesha không có trong cộng đồng người Việt hiện nay, thậm chí ở cộng đồng người Việt gốc Chăm cũng phai nhạt, nhưng do giao lưu văn hóa hằng trăm năm, dư âm của tín ngưỡng này vẫn ít nhiều biểu hiện trong cư dân Việt khi gọi voi là Ông hay Ôn, gọi chuột (có liên quan thần Ganesha) là Ông Thiêng hay Ôn Thiêng vậy. Không những “ kiêng húy” mà có khi còn “tôn trọng” voi khi xây mả voi, lập 94 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 miếu thờ voi nữa. Tục thờ Thần Tài - Ông Địa, trong đó Thần Tài có gốc Hoa và Ông Địa có gốc Nam là phổ biến trong cộng đồng người Việt và người Việt gốc Hoa. Dân gian cầu khấn Thần Tài - Ông Địa phò hộ con người, giúp may mắn trong làm ăn và sống hạnh phúc như thần Ganesha của Ấn Độ giáo. Phải chăng khi cư dân Việt chọn tượng Ông Địa với cái bụng phệ là ảnh hưởng mootip tượng Ganesha mà một thuở dân tộc Chăm từng thờ? Nhân đây cũng bàn đôi nét về tượng Phật Di Lặc rất có nhiều điểm tương đồng tượng Ông Địa, gợi mở về người xưa khi tạc tượng Phật Di Lặc với bụng phệ là lấy ý tưởng từ tượng Ganesha? Đức Di Lặc là vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Thật ra, theo kinh sách thì Phật Di Lặc xuất thân trong một gia đình Bà La Môn, dòng dõi quý tộc, ở làng Kiếp Ba Lợi, thuộc nước Ba La Nại (Nam Thiên Trúc, Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A Dật Đa nghĩa là “Vô Năng Thắng”. Di Lặc là phiên âm tiếng Phạn Maitreya Bodhisattva, nghĩa là “Từ thị” (người có lòng từ bi), hoặc “Từ bi”. Ngài và Phật Thích Ca là người cùng thời. Ngài xuất gia theo đức Phật Thích Ca, tu tập Chánh pháp và trở thành đệ tử của Phật, sau này Ngài nhập diệt (vào ngày mồng Một tháng Giêng) trước Phật Thích Ca. Số kiếp ngài chưa đến, còn ở trên cung Trời Đâu Suất, nhưng ngài thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh. Khi ngài ứng tích tại Song Lâm, thì tên của Ngài là Phó Đại Sĩ, và lúc ngài hóa thân ở Nhạc Lâm, thì hiệu của ngài là Bố Đại Hòa Thượng. Điều chúng tôi quan tâm là hình tượng Phật Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện của Phật giáo, rất độc đáo, có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, bụng phệ, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình phóng khoáng cởi mở, rong ruổi khắp nơi, được gọi là “Tiếu Khẩu Di Lặc Phật”. Hình tượng Phật Di Lặc hiện nay chỉ xuất hiện sau đời Ngũ Đại, trong dân gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng thần Ganesha đã “bình dân hóa”, không khác chi “Tiếu Khấu Di Lặc Phật” cũng “bình dân hóa”, Thần Thổ Địa của cư dân Việt cũng “bình dân hóa”, các vị thần Phật này đều gần gũi bình dân và giúp đại đa số chúng sanh khổ cực giữa đời. Tượng của cả ba vị thần Phật đều giống nhau ở cái bụng phệ , tai to đầy ấn tượng và phải chăng người xưa đã tạo tác tượng Ông Địa, tượng Phật Di Lặc đã biến cái đầu voi đầy “bí hiểm”, dị hợm (đối với giới bình dân) của tượng Ganesha thành đầu người với miệng cười rạng rỡ hồn nhiên và tự tại? Cuối đông Canh Dần T.V.Đ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan