Mô tả:
ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM Chương 1: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác – Lênin I. Khái niệm thực tiễn. 1. Thực tiễn Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên xã hội và bản thân con người. - Đặc trưng của thực tiễn: + Thực tiễn là hoạt động của con người nó là một quan hệ chủ thể và khách thể. + Thực tiễn là hoạt động khách quan cảm tính hoạt động vật chất phổ biến. + Thực tiễn là hoạt động biến đổi hiện thực. +Thực tiễn là hoạt động căn bản, nền tảng của mọi hoạt động của con người và xã hội. + Thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử xã hội. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, đối tượng cảm tính có mục đích có tính lịch sử xã hội của con người với nội dung là chinh phục và cải biến khách thể tự nhiên xã hội và cấu thành cơ sở phổ biến, động lực phát triển của xã hội, nhận thức của con người. Tóm lại bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại của chủ thể và khách thể . - Hoạt động thực tiễn có tính hướng đích và tính hướng đích này do ý thức và lợi ích của các tập đoàn xã hội quy định. Hoạt động thực tiễn đa dạng, song có thể chia làm 3 hình thức cơ bản: + Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất, là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. + Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức thực tiễn cao nhất, là hoạt động của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. + Thực nghiệm khoa học là hình thức thực tiễn đặc biệt, nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học. 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. - Thực tiễn là cơ sở nhận thức của con người. Mong muốn nhận thức xuất hiện cùng với sự phát triển các năng lực thực tiễn của con người. - Thực tiễn là mục đích của nhận thức. - Thực tiễn là tiêu chuẩn là thước đo tính chân thực của các tri thức đã thu được. Tóm lại nhận thức của con người phát sinh từ thực tiễn nhằm phục vụ thực tiễn, phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn và chịu sự kiểm tra của thực tiễn. Nhận thức phải dựa vào thực tiễn, nhận thức mà tách rời thực tiễn thì căn bản không giải quyết được vấn đề. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức nhưng không coi nhẹ nhận thức. Thực tiễn và nhận thức luôn tác động qua lại lẫn nhau. Nhận thức là nhận thức lý tính, phản ánh tính quy luật và bản chất của hiện tượng khách quan, có vai trò chỉ đạo trong thực tiễn. II. Khái niệm lý luận. 1. Khái niệm. Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng. Để hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật hiện tượng. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri thức ở trình độ thấp nhưng nó là cơ sở để hình thành lý luận. Lý luận là sự nhận thức bản chất mối liên hệ bên trong tất yếu của đối tượng và diễn đạt kết quả của nhận thức đó bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, phán đoán về quy luật nội tại của đối tượng. Hay nói cách khác Lý luận là kết quả của quá trình nhận thức. 2. Đặc điểm lý luận. - Về nội dung: Lý luận phản ánh bản chất mối liên hệ tất yếu của đối tượng. Theo Lê nin cũng là cái phổ biến, quy luật của đối tượng trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó hoặc của từng mặt xác định của đối tượng. - Về mặt hình thức: Lý luận diễn đạt nội dung trên bằng các khái niệm phán đoán. Lý luận có tính trừu tượng, khái quát tổng hợp cao là do các chủ thể đã sử dụng các thủ thuật nghiên cứu như quy nạp phân tích so sánh. Đặc điểm nổi bật của hoạt động lý luận là nó có tính gián tiếp đối với các đối tượng nhận thức. Chủ thể phải vận dụng tối đa tư duy trừu tượng và sức trừu tượng hóa cao chứ không đơn thuần nắm bắt những tác động trực tiếp vào các giác quan. Chủ thể lý luận phải là người hoạt động tự giác và tích cực chủ động chiếm lĩnh đối tượng. 3. Cấu trúc của hoạt động lý luận. - Hoạt động lý luận là một hệ thống có cấu trúc cơ bản gồm: Chủ thể (Người hoạt động lý luận), khách thể (đối tượng của hoạt động lý luận), điều kiện hoạt động của lý luận, kết quả hoạt động của lý luận. + Chủ thể hoạt động của lý luận là con người xã hội có nhu cầu, mục đích, năng lực trí tuệ, thể lực và có kĩ năng, kinh nghiệm cùng các phương tiện công cụ (vật chất, tinh thần) cần thiết cho hoạt động đó. Mục đích trực tiếp của chủ thể hoạt động lý luận là nắm bắt những quá trình mang tính bản chất, quy luật của đối tượng phục vụ cho việc thực hiện những mục đích lâu dài là thỏa mãn lợi ích kinh tế xã hoạt của những tập đoàn giai cấp + Đối tượng hoạt động của lý luận. Là những mặt xác định của khách thể mà chủ thể lý luận tác động vào nhằm khám phá nắm bắt bản chất của chúng. Đối tượng có thể là những hiện tượng, quá trình tự nhiên xã hội hoặc đời sống tinh thần. + Điều kiện của hoạt động lý luận là môi trường tự nhiên văn hóa xã hội với những yếu tố, quá trình vật chất và tinh thần diễn ra trong đó. + Kết quả của hoạt động lý luận: là những học thuyết,quan niệm mới là năng lực tư duy được được nâng lên sau một chu kỳ hoạt động, là sự kết tính chuyển hóa lý luận vào các lĩnh vực nhận thức khác.