Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay...

Tài liệu Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay

.DOCX
61
13910
99

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ ngàn xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng vợ chồng có hạnh phúc với nhau đến "đầu bạc răng long" hay không, có sinh sôi "con đàn cháu đống" hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục cưới hỏi được thực hiện đúng cách. Nói đến hôn nhân và tập tục cưới hỏi thì ta có thể liên tưởng ngay đến những thủ tục thời xưa mà bất kỳ người Việt nào cũng phải tuân thủ, nhất là dưới thời phong kiến. Có thể nói thời đó tập tục dựng vợ gả chồng được thực hiện rất nghiêm khắc con cái hầu như phải tuyệt đối nghe theo lời cha mẹ, cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đấy. Thậm chí có người ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đã được định đoạt chuyện hôn nhân. Lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để phong tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống. Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải tự đưa ra quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ sống đời ở kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì phải tuân thủ rất nhiều nghi lễ trước khi cưới như: Lễ chạm ngõ, Lễ xin dâu, Lễ ăn hỏi, Lễ đính hôn, Lễ vấn danh, Lễ nạp tài và sau khi cưới lại có Lễ lại mặt, Lễ cheo thì bây giờ chỉ còn lại những lễ chính như Lễ chạm ngõ, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới. 2 Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong việc chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới… tất cả phải được chuẩn bị chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong ước về một cuộc sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề huềvề sau. Hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung Hoa về sau dần dà đã cải thiện theo phong tục tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ ở Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn là chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề, tín ngưỡng, câu nệ và phép tắc. "Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đã góp phần củng cố gia đình bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xã hội. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát tình hình thực tế, đồng thời nghiên cứu tập tục chung của dân tộc trong việc cưới hỏi. Từ đó có những đề xuất có thể vận dụng được vào lễ cưới ngày nay, việc tổ chức một đám cưới vừa đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, vừa hợp túi tiền trong thời kỳ bão giá nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời, vẫn giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc và chấp hành đúng những định hướng trong chỉ thị của nhà nước và trên hết là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay nhằm giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước, đồng thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi. 3 Đề tài đưa ra những thông tin tổng hợp phản ánh tình hình thực tế về việc tổ chức đám cưới ngày nay. Cung cấp một cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và thay đổi lễ tục trong đời sống xã hội. Những nội dung này nhằm giúp tạo nên một nhận thức khách quan thúc đẩy việc thực hiện các nghi thức vừa mang tính kế thừa vừa mang tính đổi mới phù hợp với thời đại. Đề tài tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trình tự các bước trong nghi lễ cưới hỏi. Những điều khác biệt giữa đám cưới xưa và nay. Nghiên cứu thực trạng còn tồn tại những kiêng kỵ trong lễ cưới hỏi. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hoá trong các nghi lễ cưới hỏi, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam nói chung đã được ghi chép, nghiên cứu trong nhiều công trình như cuốn Thọ Mai Gia Lễ của tác giả Tuý Lang Nguyễn Văn Toàn – Nhà xuất bản Lao Động, Công trình nghiên cứu khoa học “Tập tục cưới, tang ở Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Trần Quang Thanh, Thạc sỹ Bùi Văn Tiếng – năm 1999. Hay chúng ta có thể tìm đọc được các ghi chép, nghiên cứu này trong các sách viết về văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam. - Việt Nam phong tục nghi lễ dựng vợ gả chồng theo phong tục người Việt – giử gìn bản sắc văn hóa Việt – NXB Hồng Đức. - Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – 1990 - Gia lễ xưa và nay – Phạm Côn Sơn – NXB Thanh Niên – 1999 - Văn hóa phong tục – Hoàng Quốc Hải – NXB Văn Hóa Thông Tin – 2000 - Tục cưới hỏi – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo – NXB Văn Hoá Thông Tin Hà Nội – 2006 Những cuốn sách nói trên chủ yếu ghi lại một cách tổng hợp theo tập tục của người Việt Nam nói chung trong việc cưới hỏi, thờ cúng trong gia đình. Một số tác giả có chọn lọc theo ý riêng về các nghi thức để các độc giả có thể tham khảo và vận dụng. 4 Nhìn chung vấn đề về phong tục cưới hỏi đã được quan tâm và ghi chép tương đối phong phú. Tuy nhiên các tác phẩm vừa nêu thường là khái quát các phong tục, công bố cho độc giả tuỳ ý sử dụng. Do vậy, sách xuất bản nhiều nhưng trong thực tế đời sống việc cưới hỏi còn khá nhiều điều chưa hay như lời nhận định trong Chỉ thị số 27 CT/TW ngày 12 tháng 1 năm 1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội: “Những năm gần đây, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hoá – xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong tục, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong xã hội. Nhiều gia đình, trong đó có cả những cán bộ có chức quyền, vì động cơ hiếu danh, vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương, có những trường hợp thực chất là "bán cỗ thu tiền". Mê tín dị đoan cùng nhiều hủ tục, kể cả một số hủ tục mới hình thành do thói đua đòi, và do cách học theo nước ngoài thiếu sự phê phán, chọn lọc, đang có khuynh hướng phục hồi và phát triển khá phổ biến ở nhiều nơi...” Nghiên cứu về phong tục cưới hỏi xưa và nay ở Việt Nam góp phần làm cho các tác phẩm viết về cưới hỏi được đầy đủ hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những nghi lễ cưới hỏi. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Từ xưa đến nay - Không gian: Trên đất nước Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu - của những tác giả đi trước. Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin bằng bảng hỏi. Phương pháp khảo sát bằng trắc nghiệm Phương pháp quan sát Phương pháp so sánh với các công trình nghiên cứu trước 5 6. - Phương pháp lịch sử. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc tìm hiểu nghi lễ cưới hỏi có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua đó có thểđóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về nghi lễ cưới hỏi. Đồng thời đưa ra những ý kiến nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp trong lễ cưới của người Việt Nam. Từ đó có thể áp dụng vào thực tế góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHONG TỤC HÔN NHÂN QUA CÁC THỜI KY 1.1. Lịch sử về hôn nhân 1.1.1. Những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người Đi ngược dòng thời gian để viết lên lịch sử, và nhìn nhận về lịch sử là điều hấp dẫn và thú vị đối với con người, sự kì thú có thể nằm trong những điều sơ khai mông muội cho đến những bước tiến văn minh hiện đại. Sự sản sinh và hình thành của loài người gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội, gắn liền với các hình thái xã hội. Theo đó mọi diễn biến trong quá trình phát triển của loài người đều phản ánh đặc điểm lịch sử xã hội, ngay cả trong vấn đề nguồn gốc hôn nhân gia đình. Khi viết về gia đình, về hôn nhân và tình yêu nam nữ, Ăngghen tán thành quan điểm của Moóc – gan cho rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động. Nó không đứng yên mà tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao hơn”. Như vậy, Ăng – ghen đã nhấn mạnh tới tính chất phụ thuộc của sự phát triển gia đình với sự phát triển xã hội và theo đó ta nhận thấy loài người đã trải qua các hình thái hôn nhân khác nhau. Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy – tập đoàn sớm nhất của loài người. Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn. Tình trạng hôn nhân xưa nhất đó gọi là “Tạp hôn” (Loạn hôn), “Trong đó mỗi người đàn bà thuộc về nhiều người đàn ông và ngược lại. Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em đều không có sự hạn chế tính giao nào. Trong tình hình đó, con cái chỉ biết đến mẹ và đương nhiên việc nuôi dạy con cái là công việc chủ yếu của người mẹ”. 7 Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự phát triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những tập đoàn khác nhau của loài người. Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối giữa các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là “Quần hôn”. “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết hôn trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần thể khác”. Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn chế được hậu quả xấu do việc hôn phối cùng quần thể gây nên. Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức sản xuất phát triển rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là tiền đề cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết. Mối dây liên hệ, ràng buộc các tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại. Dòng máu đó được sản sinh bởi sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc. Do đó, những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại tộc” ra đời. Hôn nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau. Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn với một đối tượng ở thị tộc khác. Chế độ hôn nhân này là một bước tiến vô cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên trong cùng thị tộc, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì nòi giống cho muôn đời sau. Trong xã hội thị tộc mẫu hệ phát triển, trình độ phát triển sản xuất ngày càng lớn mạnh. Lúc này đời sống vật chất khá ổn định, nhu cầu tinh thần nhất là về tình cảm của con người lại càng đòi hỏi cao hơn. Trong quá trình cùng nhau lao động sản xuất, tình cảm giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở. Và nhất là nữ giới họ bắt đầu có khao khát được ở bên cạnh một người đàn ông để được chia sẻ và cùng gánh vác công việc, hình thái hôn nhân “Đối ngẫu” dần được hình thành. Đó là sự kết hợp của một cặp đôi tương đối xác định. Hình thái quá độ này đã đánh dấu bước chuyển biến từ chế độ 8 quần hôn sang chế độ đối ngẫu hôn là sự “chuộc tội” của người phụ nữ: Người ta chuộc mình ra khỏi trạng thái cộng chồng thời cổ và giành lấy quyền chỉ hiến thân cho một người mà thôi. Tức là lúc này hình thức hôn nhân một nam một nữ đã được hình thành, tạo nên hình ảnh “bạn đời trăm năm” đầy ý nghĩa. Hôn nhân đối ngẫu là một cuộc cách mạng lần thứ nhất về hôn nhân của loài người. Nếu trước đây trong các hình thức hôn nhân “mông muội”, người con sinh ra không biết mặt cha, không nhận được sự dưỡng dục từ cha thì ngày nay con cái ra đời trong vòng tay yêu thương ấm áp của cả cha và mẹ. Đồng thời nó còn đảm bảo duy trì nòi giống cho thế hệ sau thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Như vậy nhìn lại lịch sử, ta đón nhận được biết bao điều kì thú, thấy được từng bước phát triển để hiểu thêm được những điều đang diễn ra trong cuộc sống ngày hôm nay. 1.1.2. Quan niệm chung về hôn nhân Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà có cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái, cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi. Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" tìm người phù hợp để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôn và tục phúc hôn. Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn. 9 Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con nối dõi tông Đường mà còn phải làm lụng và chăm sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng. Chế độ "đa thê, đa thiếp" cho phép đàn ông được phép có nhiều vợ mà không phải vì vợ chính không sinh con hay chỉ sinh con gái. Lấy thiếp (còn gọi là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu...) không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp không phải là một phần tử trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ chính muốn đuổi khi nào cũng được. Là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế chậm, công nghiệp hoá mới ở giai đoạn ban đầu, sự hội nhập quốc tế chưa phải đã được thực hiện trên nhiều phương diện nên nước ta vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Kế thừa những giá trị văn hoá gia đình trước kia, đại đa số người dân nơi tôi tiến hành khảo sát vẫn đề cao hôn nhân truyền thống trên cơ sở tình nghĩa vững bền (hôn nhân có cả tình và nghĩa). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của thời đại, ngày nay, trong hôn nhân, tình yêu được coi trọng hơn. Tình yêu đôi lứa là nhân tố chính tạo tiền đề dẫn tới hôn nhân bền vững. Một gia đình hạnh phúc bình đẳng phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu. Theo kết quả điều tra của tôi, tỷ lệ nam nữ yêu nhau rồi lấy nhau chiếm số lượng cao (97%). Số liệu này cho thấy sự bình đẳng dân chủ trong tình yêu, sự tự nguyện đến với nhau từ cả hai phía. Xu hướng chung, các bạn trẻ muốn lập gia đình chậm để còn lo sự nghiệp. Lập gia đình gắn với ý thức lo sự nghiệp là một quan niệm đúng. Lo sự nghiệp để có điều kiện nuôi gia đình, tạo cho con cái sau này có đời sống vật chất và tinh thần tốt nhất. Điều đó dẫn đến quan niệm về các yếu tố đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc cũng đã có những thay đổi nhất định. 10 32% 49% 19% Tình yêu, tôn tr ọng Gia đình hoà thuận Kinh têế ổn định Yếu tố tạo nên cuộc hôn nhân – gia đình hạnh phúc (%) Kết quả khảo sát của tôi cho thấy, theo thứ tự lựa chọn ưu tiên, yếu tố đầu tiên là vợ chồng thương yêu tôn trọng nhau (48.7%), tiếp đến kinh tế ổn định (31.9%), gia đình hòa thuận (19.4%). Sở dĩ có sự ưu tiên lựa chọn như trên là do xuất phát từ quan niệm gia đình là chỗ dựa cho mỗi người. Khái niệm chỗ dựa được hiểu là nơi có thể giúp con người yên ổn và phát triển. Quan niệm truyền thống là kết hôn để có con nối dõi tông đường, để có thêm nguồn lao động không còn là sự lựa chọn quan trọng nữa. Quan niệm về vai trò của hôn nhân đang đi theo hướng đánh giá cao sự hòa hợp trong lối sống và sự đảm bảo về kinh tế. Chỉ khi có sự hòa hợp trong lối sống và sự đảm bảo về kinh tế, hôn nhân mới đích thực là chỗ dựa cho con người và đem lại hạnh phúc cho con người. Như vậy, hôn nhân đang chuyển dần theo hướng thoả mãn các vấn đề của cá nhân nhiều hơn của gia tộc hay cộng đồng. Hôn nhân phải là chỗ dựa cho mỗi người đang là quan niệm chủ đạo thay vì quan niệm hôn nhân là để kế tục dòng họ, tăng cường nguồn lực hay thoả mãn ý muốn của cha mẹ. 11 1.1.3. Từ hôn nhân một vợ một chồng đến cưới hỏi là một bước tiến văn minh Vào thời kì cuối của chế độ “Thị tộc mẫu hệ” sức sản xuất phát triển rất lớn đã kéo theo sự phát triển của kinh tế, kéo theo sự thay đổi địa vị của đàn ông và đàn bà trong nền sản xuất xã hội và trong nền kinh tế gia đình chính là mấu chốt của sự chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Cùng với quá trình chuyển đổi này “hôn nhân đối ngẫu” cũng phát triển thành “hôn nhân một vợ một chồng”. Khi địa vị xã hội cũng như địa vị trong lao động của người đàn ông thay đổi, thì người phụ nữ trở về với bản chất mà tạo hóa ban cho mình, đó là sự mềm yếu, cần được che chở và thương yêu. Còn người đàn ông cũng khao khát được đem sức cường tráng của mình để che chở cho những người phụ nữ. Trong quá trình lao động vất vả, tình cảm luyến ái giữa nam và nữ đã bắt đầu nảy nở. Đặc biệt lúc này nhận thức đã phát triển cao độ, họ muốn tất cả chỉ là của riêng mình. Do đó, họ muốn có một hình thức nào đó để thông báo cho mọi người biết, để hai người chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng một cuộc sống riêng, bền vững và lâu dài. Theo đó hình thức hôn lễ hay còn gọi là cưới hỏi ra đời. Hình thức cưới hỏi ước đoán “được ra đời vào thời kì quá độ từ chế độ “Tòng phụ cư” sang chế độ “Tòng phu cư”. Trong thời kì “Mẫu quyền” thì hôn lễ được tổ chức ở nhà gái do người con trai phải đến đó ở rể. Sau đó khi xã hội chuyển sang chế độ “Phụ quyền” thì người đàn ông lúc này liên hệ mật thiết với gia tộc của mình, dựa vào địa vị xã hội quan trọng mới giành được để đập tan trật tự hôn nhân của chế độ “mẫu quyền”, đưa vợ về nhà mình ở. Và điều này đã trở thành quy luật trong cưới hỏi ngày nay. Sự thay đổi địa vị lao động nhưng không phải người phụ nữ không còn sức lao động. Họ vẫn đem lại những giá trị lao động lớn trong những ngành thủ công. Do vậy, khi gia tộc có người đi lấy chồng, theo lệ thường, đòi nhà trai một khoản bồi thường nhất định. Đó chính là dấu ấn về các khoản tiền cheo, tiền cưới trong lễ nghi cưới hỏi ngày nay. 12 Ăng – ghen đã nói: “Cái trước sở dĩ quan trọng hơn cái sau là vì nó có ý nghĩa giải phóng loài người, lần đầu tiên nó khiến loài người khống chế được sức tự nhiên, do đó mà thoát ly hẳn giới động vật”. Đúng vậy, những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người từ “Tạp hôn”, “Quần hôn” đến “Hôn nhân ngoại tộc”, “Hôn nhân đối ngẫu” dù cho còn mông nuội nhưng đây là những bước quan trọng có ý nghĩa giải phóng loài người, là những cuộc cách mạng vĩ đại đưa con người thoát ly khỏi nguồn gốc cổ sơ của mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh di lưu tới ngày nay, đi vào đời sống dân tộc trở thành những nét đẹp trong văn hóa phong tục. Phong tục cưới hỏi của nhân dân ta bắt đầu từ những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người trong lịch sử đến hình thức hôn nhân một vợ một chồng là tiền đề đầu tiên cho cưới hỏi. Khẳng định cưới hỏi là một bước tiến văn minh, có những vai trò, vị trí rất lớn trong đời sống người Việt Nam. 1.1.4. Vai trò của cưới hỏi Cưới hỏi là một việc vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người, vì thế ta vẫn thường nghe dân gian ta nhắc nhở: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà Xong ba việc ấy mới ra con người” Việc tạo lập gia đình có tầm quan trọng như việc kiến tạo một mái nhà để sum vầy, tránh mưa, nắng, cũng khó như việc phải làm sao để lựa được một con trâu tốt đảm bảo cuộc sống. Ngay trong thời kì chuyển từ hôn nhân “đối ngẫu” sang chế độ một vợ một chồng, con người đã có nhu cầu muốn khẳng định tình yêu chân chính, tự nguyện của hai người, muốn được mọi người thừa nhận một tình yêu. Và mong muốn đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay. Cưới hỏi còn có một giá trị nhân văn lớn lao đó là sự duy trì và phát triển giống nòi. Với cư dân nông nghiệp trồng trọt, thì giống là hết sức quan 13 trọng và quý giá. Mất giống là mất tất cả, là tay trắng và ngược lại còn giống là còn tương lai, hi vọng. Giống của cỏ cây hoa màu phải quý trọng như vậy, Giống nòi của con người còn quý trọng hơn bội phần. Người Việt từ xưa đến nay luôn gìn giữ truyền thống luân lí đạo đức, mọi việc làm đều phải dựa trên luân lí đạo đức của dân tộc. Cưới hỏi với những hình thức lễ nghi long trọng và thiêng liêng như: Lễ gia tiên, Lễ hợp cẩn, Lễ lại mặt đã bộc lộ được những giá trị đạo đức tốt đẹp trong đạo hiếu đễ với tổ tiên, trân trọng tình cảm vợ chồng. Mặt khác, lễ cưới hỏi còn là dịp anh em bạn bè được gặp gỡ, sum vầy, hàng xóm láng giềng được tụ họp, làm tăng thêm tình cảm gắn bó giữa người với người, tăng thêm tinh thần cố kết cộng đồng tình yêu làng xóm quê hương, đất nước. Từ tôn trọng hạt giống con người đã tiến hành những lễ nghi cẩn trọng. Người Việt có nhiều nghi lễ về hạt lúa, hồn lúa, bởi họ sợ nếu sơ sẩy để hồn lúa bỏ đi thì thóc giống không nảy mầm được, mùa màng thất bát. Và cũng như vậy tôn trọng “nòi giống”, những nghi lễ trong cưới hỏi của người Việt cũng được tiến hành cẩn trọng. 1.2. Phong tục hôn nhân qua các thời ky 1.2.1. Phong tục hôn nhân thời Vua Hùng Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương xuất phát từ đặc trưng của nền văn hóa mà các nghi thức, lễ tiết có những nét rất độc đáo, đặc biệt là những biểu trưng cầu chúc cho quan hệ vợ chồng mãi mãi vững bền, hạnh phúc. Các nghi thức và lễ tiết hôn nhân trong thời kỳ này đã phát triển đến một mức độ đáng kể, hình thành nên một số phong tục có ý nghĩa sâu sắc. Trước hết là tục thách cưới, rồi đến lễ dạm với các vật phẩm. Khi tổ chức hôn lễ, nghi thức này thường kèm theo các trò vui, mọi người lấy bùn đất, hoa quả ném vào chàng rể như một sự cầu chúc những điều tốt đẹp của cộng đồng cho đôi vợ chồng mới. Tục ăn cơm chung cũng là một nghi thức quan trọng đánh dấu việc đôi nam nữ chính thức là vợ chồng. Đó là một vài nét cơ bản nhất về phong tục hôn 14 nhân thời Hùng Vương mà chúng ta biết được qua các truyền thuyết như: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Trầu cau, Chử Đồng Tử…, qua những tục lệ còn tồn tại đến ngày nay. Điều đó chứng tỏ phong tục hôn nhân thời Hùng Vương là một nét văn hóa rất riêng, khác biệt, có nhiều điểm đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc mà tổ tiên chúng ta đã tạo dựng trong đời sống văn hóa của mình. Phong tục hôn nhân Thời Hùng Vương trải qua 18 đời các vua Hùng và nhìn chung đều được tiến hành theo ba nghi lễ chính sau: Lễ dạm, Lễ rước dâu, Lễ thành thân. 1.2.1.1. Lễ dạm Trước hết là lễ dạm, trong lễ này, vật phẩm không thể thiếu là gói muối hoặc nắm đất. Nắm đất vừa là vật tượng trưng cho quê hương, nguồn cội, là lời nguyền gắn bó với đất đai, làng xóm, vừa là hương liệu (đất hun). Còn gói muối là lời chúc cho tình cảm đôi trai gái mặn mà, đằm thắm, thuỷ chung. 1.2.1.2. Lễ rước dâu Trong nghi thức rước dâu có tục ném bùn đất, hoa quả vào chú rể. Có lẽ tục này có ý nghĩa thử thách và cầu mong chú rể gặp may mắn, gặt hái thành quả cao trong lao động để tạo dựng đời sống gia đình tốt đẹp, hạnh phúc. Ngày hội làng ở các xã Vân Luông (huyện Phù Ninh) và Chu Hóa (huyện Lâm Thao) của tỉnh Phú Thọ có diễn lại tích Sơn Tinh rước Ngọc Hoa về núi Tản, người ta ném đất đá vào người đóng vai Sơn Tinh. 1.2.1.3. Lễ thành thân Khi làm lễ thành thân còn có tục cô dâu, chú rể ăn chung với nhau một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu. Ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau, dính nhau như dính cơm nếp và say mê nhau như say rượu. Tục ăn cơm nếp trong ngày cưới hiện còn thấy ở đám cưới người Mường và một số dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên. Trên đây là ý nghĩa của ba tục lệ chính trong hôn lễ thời Hùng Vương, nó phản ánh tư tưởng, tình cảm của người Việt được biểu hiện rất sinh động, hàm ý sâu sắc trên tinh thần cộng đồng keo sơn, gắn bó. 1.2.1.4. Ý nghĩa, đặc điểm hôn nhân thời Hùng Vương 15 Một trong những nét đặc trưng cơ bản của xã hội Việt Nam là tính cộng đồng, mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt theo truyền thống không đơn thuần là việc hai người lấy nhau, mà là việc của cả cha mẹ, họ hàng hai bên, nó xuất phát từ quyền lợi của cộng đồng trên nền tảng văn hóa mang lại những đặc điểm riêng. Hôn nhân một vợ, một chồng (Sơn Tinh chỉ lấy Ngọc Hoa, Ngọc Hoa chỉ lấy Sơn Tinh, cô gái họ Lưu trong truyện Trầu Cau chỉ lấy người anh trong cặp anh em Tân và Lang…) trai gái gắn bó với nhau một cách ổn định, lâu dài. Có tục thách cưới, phản ánh thân phận và giá trị của người phụ nữ (vua Hùng thứ 18 đặt điều kiện lễ vật khi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến xin cưới Ngọc Hoa). Đồng nhất lễ hỏi và lễ cưới (nghi thức này còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn người Việt trong những thế kỷ trước, ngoài ra ta còn thấy ở nhiều đám cưới của đồng bào Mường và một số dân tộc Tây Nguyên thời cận đại). Có sự phân biệt giàu sang, nghèo khó (vua Hùng thứ 18 không chấp nhận việc Tiên Dung lấy chàng đánh cá nghèo Chử Đồng Tử). Hình thức hôn nhân của chế độ phụ hệ nảy sinh với tục cô gái về nhà chồng (phản ánh qua truyền thuyết Sơn Tinh – Ngọc Hoa, Trầu cau,…) Có tục phụ nữ đi lấy chồng rồi quay lại nhà bố mẹ đẻ ở một thời gian cho đến khi sinh con đầu lòng: Ngọc Hoa lấy Sơn Tinh, một thời gian sau đã quay về nhà mình. Theo các sách sử, Trưng Trắc và Thi Sách sau khi lấy nhau vẫn ở riêng tại đất của mình. Nhiều làng quê ở đồng bằng và Trung du phía Bắc cho đến cách mạng tháng 8/1945 vẫn còn giữ tục lệ này, như làng Nội Duệ ở Tiên Sơn (Bắc Ninh). Trong các cuộc hôn nhân, người phụ nữ có một vai trò khá chủ động, đây chính là một biểu hiện tàn dư vai trò của phụ nữ trong phong tục hôn nhân thời kỳ chế độ mẫu hệ: Tiên Dung chủ động lấy Chử Đồng Tử, cô gái họ Lưu trong truyện Trầu Cau chủ động thử thách và chọn lấy người anh… Hôn nhân một vợ, một chồng đã hình thành các gia đình cá thể, mỗi gia đình gồm hai thế hệ: Cha, mẹ và con cái. Sự phát triển của sức sản xuất và công 16 cụ lao động với hiệu suất cao đã biến những gia đình cá thể thành các đơn vị kinh tế độc lập. Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương đánh dấu những nghi thức của xã hội phát triển trong giai đoạn mới nhưng vẫn tồn tại nhiều tàn dư của phong tục hôn nhân thời mẫu quyền. Trong gia đình, địa vị và quyền lợi của người phụ nữ được tôn trọng và về nhiều mặt còn bình đẳng với đàn ông. Điều này được phản ánh trong những truyền thuyết, tín ngưỡng và nhất là biểu hiện một cách sinh động qua hình tượng người phụ nữ trong nghệ thuật tạo hình của văn hóa Đông Sơn. Trên đây là những đặc điểm chính của hôn nhân thời Hùng Vương. Tất cả thể hiện một bản sắc riêng, một phong cách dân tộc độc đáo được bảo lưu, kế thừa lâu dài trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. 1.2.2. Phong tục hôn nhân thời phong kiến Chế độ hôn nhân ở nước ta thời phong kiến rất hạn chế quyền lợi của phụ nữ. Chẳng hạn như cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và thiếp (trong khi phụ nữ chỉ được phép lấy một chồng), vợ không được quyền kiện chồng. Hôn nhân và gia đình xây dựng trên nền tảng đạo đức phong kiến đều là trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của đàn ông, hôn nhân theo đẳng cấp (đòi hỏi phải môn đăng hộ đối), bảo vệ và duy trì tông tộc phong kiến. Hôn nhân thời Phong kiến ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Quốc, việc cưới hỏi phải tuân theo 6 trình tự gọi là “Lục lễ”. Lễ Nạp thái: Là lễ mà nhà trai nhờ người mai mối đến nhà gái ướm hỏi rằng muốn kén chọn con gái nhà ấy làm dâụ cho con trai nhà mình. Lễ Vấn danh: Vấn danh nghĩa là hỏi tên. Lễ theo đúng nghĩa của từ này khi nhà trai ướm hỏi rõ tên, tuổi của cô gái, ngoài việc biết rõ thân thế, giáo dục của cô gái thì cũng để nhà trai biết tuổi và ngày sinh để xem xung hay hợp với con trai nhà mình. Lễ Nạp cát: Lễ của nhà trai báo cho nhà gái đã xem tuổi xung hợp, mọi chuyện tốt đẹp và muốn tiến hành hôn lễ. 17 Lễ Nạp tệ: Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ ở từ đường của nhà gái và cũng là lễ ra mắt của chàng rể tương lai. Lễ Thỉnh kỳ: Lễ của nhà trai xin nhà gái ấn định ngày rước dâu dựa theo việc xem ngày tháng tốt lành để người con gái xuất giá. Lễ Thân nghinh: Chính là lễ cưới, rước dâu về nhà trai. 1.2.3. Phong tục hôn nhân truyền thống (từ sau thời phong kiến) Trong truyền thống, khi chúng ta không còn ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của đất nước Trung Hoa nữa thì hôn nhân của người Việt được tổ chức theo tuần tự 6 lễ sau: Lễ dạm, Lễ sơ vấn, Lễ vấn danh, Lễ hỏi, Lễ nạp tài và Lễ cưới. 1.2.3.1. Lễ dạm (còn gọi là lễ chạm ngõ hay coi mắt) Là ướm ý xem có ưng thuận không để chính thức làm lễ sơ vấn. Khi nhà trai tìm được một nhà gái vừa ý thường là "môn đăng hộ đối" hay khi người con trai phải lòng một cô gái: Thấy em đẹp nói đẹp cười Đẹp người đẹp nết ra vào đoan trang Nhà trai nhờ ông mai đến nhà gái ướm ý rằng mình muốn "bước đến" thăm chơi làm quen, nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ chọn ngày lành đến viếng nhà gọi là lễ dạm. Lễ này không dùng lễ vật, trong câu chuyện trao đổi chưa đề cập đến việc hôn nhân. 1.2.3.2. Lễ sơ vấn Nhà trai mua bánh, mứt, rượu, trà, đường phèn mỗi thứ 1 cặp, đến viếng và biếu nhà gái gọi là "đi cho đồ", trước khi đi, ông mai báo cho bên gái biết để chuẩn bị đón tiếp. Trong câu chuyện cũng chỉ nói bóng gió chứ chưa đi vào vấn đề then chốt. Vài ngày sau, nếu nhà gái im lặng tức là đã chấp thuận, còn nếu nhà gái mang quà đến nhà trai đáp lễ tức là chính thức từ chối cuộc hôn nhân, gọi là "đi trả đồ": 18 Duyên ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc như đèn mới khê 1.2.3.3. Lễ vấn danh Nếu lễ sơ vấn trôi chảy, nhà trai sẽ nhờ ông mai sang nhà gái trao mảnh giấy ghi tên tuổi chàng trai, nếu nhà gái bằng lòng thì cũng cho biết tên tuổi cô gái. Nhà trai chọn ngày tốt cùng ông mai mang lễ vật đến nhà gái làm lễ vấn danh, gồm 2 chai rượu, 6 miếng trầu, 6 miếng cau, 2 hộp trà, cùng bánh, mứt, đường phèn mỗi thứ 1 cặp Ông mai thay mặt bên trai nói rõ ý định muốn hợp thức hóa cuộc hôn nhân, kết tình sui gia. Nếu bên gái đồng ý thì chàng trai sẽ được phép ở lại nhà gái 3 ngày, làm mọi việc như con cái trong nhà, Từ đó, gặp ngày mồng Năm tháng Năm (Tết Đoan Ngọ), ngày Tết Nguyên Đán, hay ngày giỗ kỵ bên nhà gái, thì chàng rể phải mang lễ vật đi tết vợ, gồm đầu heo, trà rượu bánh,... Nếu giàu có thì lễ tết là 1 con heo nhốt cũi, cùng nếp đậu bánh trái. Ngày xưa, khi cha mẹ bằng lòng thì con cái phải nghe theo: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Nếu bên trai nửa chừng bỏ cuộc thì công của coi như mất hết, nhưng nếu bên gái nửa chừng hồi hôn thì phải bồi hoàn gấp đôi: Trai chê vợ của đổ xuống sông Gái hồi chồng của một thành hai Sau lễ sơ vấn 1 thời gian, ông mai liên lạc với nhà gái để xin xúc tiến lễ hỏi. 1.2.3.4. Lễ hỏi (còn gọi là lễ ăn hỏi, hay lễ đính hôn) Người xưa cho quan trọng hơn lễ cưới, nhà trai mang lễ vật (sính lễ) gồm 1 đôi bông tai, 1 chiếc nhẫn đính hôn, 1 mâm trầu cau, 1 cặp đèn cầy, 1 con heo quay, 1 mâm xôi màu, trà, bánh đến nhà gái lễ gia tiên. 19 Nhà trai gồm có ông mai, ông bà sui trai cùng một số bà con thân tộc. Chú rể thắp hương cúng từ đường, chào họ hàng nhà gái rồi mới được ngồi xuống bên cạnh họ nhà trai. Cô dâu nhận lễ, và nhận họ hàng bên nhà chồng. Trong lễ này chú rể đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu, tức là nhẫn đính ước, giao ước sẽ lấy nhau làm vợ chồng, do đó lễ hỏi được gọi là lễ đính hôn. Dù chú rể chưa được chính thức làm lễ gia tiên với cô dâu, nhưng kể từ giờ phút này, chú rể được phép xưng con và gọi song thân cô dâu là ba mẹ. Lễ này, nhà gái mời bà con thân tộc đến dự, nhà trai lo khoản tiệc ăn uống này. Sau 3 ngày, cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau bánh họ hàng bên nhà trai. Sau lễ hỏi, chú rể phải qua nhà gái "ở rể" làm rể 3 năm, lao động vất vả nhọc nhằn: Trời mưa cho ướt lá khoai Công anh làm rể đã hai năm ròng Nhà em lắm ruộng ngoài đồng Bắt anh tát nước nhọc lòng anh thay Tháng Chín mưa bụi gió may Cất lấy gàu nước chân tay rụng rời. Ăn hỏi rồi mới xêu, mùa nào thức nấy, mùa vải thì xêu vải, mùa dưa thì xêu dưa. Có nơi 1 năm xêu 4 mùa. Đồ xêu, nhà gái nhận 1 nửa, 1 nửa gởi lại gọi là "đồ lại mặt". Xêu 1 năm, có khi đến 3 năm mới được xin cưới. Không xêu mà xin cưới là thiếu lễ: Anh về thưa với mẹ cha 20 Bắt lợn sang cưới bắt gà sang xêu Sau 3 năm làm rể, nếu cả hai nhà không mắc tang chế thì nhà trai viết thư nhờ ông mai mang đến nhà gái trao thư xin cưới và hỏi nhà gái đòi bao nhiêu tiền nong lễ vật. Nhà gái "thách cưới". Nếu nhà gái thách cưới cao quá thì nhà trai sẽ xin giảm bớt, nếu không đủ sức lo thì xin hoãn lại, nếu đủ sức lo thì chọn ngày lành tháng tốt đính ước ngày nạp tài, ngày cưới, nếu nhà gái chấp thuận thì nhà trai xúc tiến lễ nạp tài và lễ cưới. Đồ thách cưới đại để là bao nhiêu trâu, bò, lợn, xôi, rượu, vòng, xuyến, nhẫn, hoa, hột xoàn, vàng bạc, gấm lụa, quần áo, tiền nong… Em là con gái nhà giàu Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao Cưới em trăm tấm gấm đào Một trăm hòn ngọc, hăm tám ông sao trên trời. 1.2.3.5. Lễ nạp tài Thường tổ chức trước lễ cưới chừng vài tuần. Theo ngày giờ đã định, nhà trai mang lễ vật tiền nong đến giao cho nhà gái, nhiều ít tùy theo thư thách cưới của nhà gái. Ngày xưa có những nhà gái vì đòi hỏi lễ vật tiền bạc cao quá nên đã làm cho tình sui gia sứt mẻ, đi đến chỗ oán ghét nhau, làm cho đôi vợ chồng trẻ mới cưới chưa được bao ngày đã đi đến đổ vỡ chia lìa, hay sống trong cảnh bần cùng đầu tắt mặt tối để lo trả khoản nợ chồng chất: Mẹ tôi tham thúng xôi rền Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng Mẹ tôi tham thúng bánh chưng Tham con lợn đẻ em nai lưng chịu đòn 1.2.3.6. Lễ cưới Gồm rước dâu và đưa dâu (vu quy):
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan