Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích khái niệm chuẩn mực xã hội, các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội...

Tài liệu Phân tích khái niệm chuẩn mực xã hội, các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội

.DOCX
12
12446
126

Mô tả:

BÀI LÀM MỞ ĐẦU Mọi người chung sống với nhau tạo thành mối quan hệ xã hội, tồn tại và phát triển như một thực thể xã hội. Không ai có thể sống độc lập bên ngoài mối liên hệ với những người khác vì thế liên hệ xã hội là nền tảng cuộc sống của con người, mọi các nhân đều có mối liên hệ với người khác như quan hệ giữa cha mẹ, anh chị, em, ông bà, cô chú…. Trong cuộc sống, con người luôn thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn như cầu lợi ích nhất định, dù được tự do thực hiện những hoạt động theo ý muốn cá nhân nhưng con người vẫn phải đặt mình trong các nhóm xã hội hoặc xã hội nói chung tuân theo những quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của những người xung quanh để định hướng hành động của mình. Và chính con người với ý chí chung của nhóm xã hội giai cấp, tầng lớp xã hội… đã xác lập một hệ thống các quy tắc đòi hỏi đối với hành vi của một cá nhân hay nhóm xã hội từ đó hình thành nên các chuẩn mực xã hội. Vậy chuẩn mực xã hội là gì? Tôi xin đi đi tìm hiểu đề bài “Phân tích khái niệm chuẩn mực xã hội, các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội? Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội và pháp luật?” NỘI DUNG I. Khái niệm chuẩn mực xã hội 1. Khái niệm chuẩn mực xã hội Con người muốn thực hiện hành vi, hoạt động theo ý muốn cá nhân nhưng con người phải đặt mình vào trong các mối quan hệ với các nhóm xã hội hay xã hội để thực hiện hành vi một cách phù hợp, đáp ứng sự đòi hỏi của những người xung quanh của cộng đồng xã hội như những hành vi kính trên nhường dưới, không vi phạm pháp luật hay không vứt rác bừa bãi…Nhưng muốn con người thực hiện được những điều đó cần phải có phương tiện xã hội để điều chỉnh 1 hành vi của con người, và chính con người bằng những ý chí chung đã xác lập tạo dựng lên một hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi xã hội của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Như vậy ta nên hiểu thế nào là chuẩn mực xã hội? “Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội 2. Phân tích khái niệm chẩn mực xã hội Chuẩn mực xã hội là hệ thống tập hợp các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của xã hội do chính các thành viên của xã hội ( thuộc các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội, cộng đồng người…) đặt ra nhằm áp đặt cho hành vi xã hội của mỗi người. Điều đó nói lên nguồn gốc của chuẩn mực xã hội hình thành từ nhu cầu điều tiết, điều chỉnh của các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đối với các thành viên của xã hội thì chuẩn mực xã hội được coi là một giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo một cách phổ biến Chuẩn mực xã hội không phải là một cái gì đó chung chung trừu tượng, khó nhận biết mà nó luôn được xác định một cách cụ thể, rõ ràng ở mức độ ít hay nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi và giới hạn của những khía cạnh, chỉ báo liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người bao gồm: cái có thể, cái được phép, cái không được phép, cái bắt buộc phải thực hiện. Với hệ thống các quy tắc, yêu cầu được đưa ra nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi xã hội của con người, chuẩn mực xã hội hướng tới thực hiện các chức năng xã hội: giảm bớt tính hỗn tạp trong các ý kiến, quan điểm đánh giá hành 2 vi; gạt đi các bất đồng, mâu thuẫn trong các tranh luận; tránh được những xung đột không cần thiết; tạo cơ sở, khuôn mẫu cho các quá trình hòa giải, thương lượng giữa các cá nhân đẻ đi đến chấp nhân mẫu số chung của mọi hành vi. Trên cơ sở thực hiện chức năng đó, chuẩn mực xã hội góp phần tạo ra sự đồng thuận, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội. II. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Chính vì vậy chuẩn mực xã hội cũng có những đặc trưng cơ bản của nó để làm toát lên hệ thống các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. 1. Tính tất yếu xã hội Đây chính là đặc trưng đầu tiên của chuẩn mực xã hội, các chuẩn mực xã hội có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội, được hình thành, nảy sinh từ chính nhu cầu thiết yếu của xã hội vì vậy cần có phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi xã hội của con người. Chúng được tạo thành từ ý chí chung của các thành viên của xã hội, các nhóm xã hội, các giai cấp, nhằm củng cố hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích của họ. Nội dung của các chuẩn mực xã hội phản ánh nội dung các quan hệ xã hội, chứa đụng những quy tắc, yêu cầu về mặt xã hội đối với hành vi của con người. Chính vì vậy sự xuất hiện, tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực xã hội trong đời sống xã hội hằng ngày được coi là có tính khách quan và mang tính tất yếu xã hội. Điều đó nói lên bản chất xã hội của chuẩn mực xã hội, nó thể hiện ở nguồn gốc xã nhội của chuẩn mực xã hội, thể hiện ở sức sống sau đó của các chuẩn xã hội trong thực tiễn đời sống. 3 Ví dụ: Từ quan hệ huyết thống giữa các con với ông bà cha mẹ làm nảy sinh chuẩn mực đạo đức chính là lòng hiếu thảo, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ, nó thể hiện ở hành vi thực tế như: chăm sóc, kính trọng ông bà cha mẹ. Bên cạnh đó các chuẩn mực xã hội còn mang lợi ích và tính bắt buộc thực hiện, nghĩa là mọi thành viên của cộng đồng xã hội cho dù muốn hay không vẫn phải tuân theo các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội; sự tuân thủ và thực hiện theo nguyên tắc và quy định này trong hành vi xã hội của mỗi người được coi là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của người đó, nếu đi chệch ra khỏi quỹ đạo này thi hành vi đó được coi là sai trái, tội ác và sẽ bị lên án, phê phán. 2. Tính định hướng của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian và đối tượng Chuẩn mực xã hội được định hướng như vậy có nghĩa là tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất về mặt nhu cầu, lợi ích vật chất hay tinh thần của đối tượng xã hội nào; trong phạm vi: Theo không gian như: các chuẩn mực xã hội được xác định có thể có giá trị, hiệu lực trong một phạm vi không gian xã hội, một khu vực địa lý nhất định nếu vượt ra ngoài phạm vi không gian đó thì cá chuẩn mực xã hội sẽ không còn vai trò tác dụng nữa. Vì vậy, cần định hướng chuẩn mực xã hội sao cho phù hợp với lợi ích chung cuả xã hội. Theo thời gian: vai trò của, hiệu lực của chuẩn mực xã hội biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn. Theo đối tượng: có nhiều lọai chuẩn mực xã hội phản ánh lợi ích vật chất, tinh thần của các đối tượng xã hội khác nhau. Có những chuẩn mực phổ biến chi 4 phối tất cả các thành viên trong xã hội nhưng cũng có những chuẩn mực đặc thù chỉ chi phối một nhóm xã hội nào đó. Các chuẩn mực xã hội thường được định hướng thay đổi, sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với thực tế xã hội hoặc phù hợp với lợi ích của đối tượng xã hội này hay đối tượng xã hội khác, của giai cấp này hay của giai cấp khác. 3. Tính vận động,biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian, giai cấp, dân tộc Các chuẩn mực xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, của các cộng đồng xã hội và các nhóm xã hội. Trong quá trình vận động, biến đổi đó có các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội đã được hình thành phát huy vai trò, tác dụng của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ và hành vi của con người trong xã hội và thời gian trôi đi cùng với những biến đổi của loài người thì những quan hệ xã hội đó trở lên lỗi thời, lạc hậu, khi đó chúng sẽ tự mất đi bị loaị bỏ và được thay thế bằng những chuẩn mực xã hội khác phù hợp hơn, tiến bộ hơn. Đối với mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước, mỗi nhóm xã hội đều có hệ thống các chuẩn mực xã hội riêng của mình tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội có tính phổ biến, điển hình trong xã hội đó ở giai đoạn lịch sử khác nhau Các chuẩn mực xã hội không phải bao giờ cũng có ý nghĩa tuyệt đối, vì trong xã hội, các cộng đồng người thường có những cá nhân không tuân thủ theo chuẩn mực. Có những chuẩn mực xã hội được phổ biến, tuân thủ ở một giai cấp, dân tộc này, nhưng lại không thừa nhận ở một giai cấp hay dân tộc khác. Đồng thời, có những chuẩn mực xã hội mà tầng lớp xã hội này phải tuân thủ trong khi tầng lớp xã hội khác lại không phải tuân thủ 5 Ví dụ: Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng xuất phát từ những trưng đăc về lịch sử, địa lý, văn hóa và lối sống vì vậy phong tục tập quán của dân tộc này phù hợp với dân tộc này nhưng không phù hợp với dân tộc khác III. Tác dụng của chuẩn mực xã hội dối với đời sống xã hôi và pháp luật 1. Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội Các chuẩn mực xã hội được hình thành xuất phát chính từ những nhu cầu của hệ thống các quan hệ xã hội trong xã hội. Tùy thuộc vào nội dung tính chất của từng quan hệ xã hội, các chuẩn mực xã hội quy định cho những thành viên của nó những cái cần phải làm, cái được phép, cái có thể, cái bị ngăn cấm ttrong các hành vi xã hội của họ. Qua đó các chuẩn mực xã hội thực hiện chức năng hợp nhất, tập trung ủng hộ các quá trình hoạt động xã hội như một hệ thống các tương tác xã hội giữa các cá nhân và các nhóm xã hội, nghĩa là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các chuẩn mực xã hội góp phần điều tiết, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo khuôn mẫu cho hành vi xã hội của con người, duy trì sự ổn định, hài hòa trong xã hội, bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội Các chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Chúng tham gia và phát huy tác dụng ở hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, cho dù là chuẩn mực xã hội thành văn hay bất thành văn, chuẩn mực xã hội pháp luật hay chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực thẩm mỹ thì chúng đều là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định đồng thời là phương tiện kiểm tra xã hội đối với các hành vi của họ. Nhờ có các chuẩn mực xã hội mà các cá nhân luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm nghiệm trước khi thực hiện một hành vi xã hội nào đó, xem hành vi đó đúng hay sai? Phù hợp hay không tới các chuẩn mực xã hội? nếu thực hiện thì có bị 6 xã hội lên án, phê phán hoặc trừng phạt hay không? Qua đó, chuẩn mực xã hội đã góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi sai trái, vi pham pháp luật và tội phạm Chuẩn mực xã hội củng cố các hành vi, thể hiện những mối liên hệ xã hội và các quan hệ xã hội điển hình, hành vi tiêu biểu cho tất cả các thành viên trong xã hội, cho đa số đại biểu của một giai cấp hay một nhóm xã hội nhất định được họ tán thành và thực hiện. Với ý nghĩa đó, nhiều chuẩn mực xã hội được coi là những giá trị xã hội chi phối rộng rãi và được tuân theo một cách phổ biến, như các gá trị pháp luật, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ…. Chuẩn mực xã hội là nền tảng, là những quy tắc mà con người cần thực hiện để hướng tới một xã hôi hoàn hảo, cần phải tuân theo một khuân mẫu để rèn luyện cho ý thức của người dân trở lên văn minh hơn. Đây là những giá trị hoàn thiện trong một thời kì nhất định phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của từng gia đoạn được tuân theo một cách rộng rãi như là những chuẩn mực của cuộc sống 2. Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với pháp luật Trong đời sống xã hội có rất nhiều lọa chẩn mực xã hội như: chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực thẩm mỹ, chuẩn mực pháp luật… và trong tất cả các loại chuẩn mực thì chuẩn mực pháp luật là quan trọng nhất, tất cả các chuẩn mực khác đều phải lấy chuẩn mực pháp luật làm nền, làm khuôn mẫu dựa vào đó mà phát triển vì pháp luật là một lĩnh vực bao trùm lên toàn bộ xã hội, nó điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, các ngành, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với quá trình dân chủ hóa về mọi mặt của đời sống xã hội, bên cạnh những thành tưu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã đạt được. Chuẩn mực xã hội góp phần 7 làm cho mọi người trong xã hội am hiểu được pháp luật, coi trọng pháp luật, giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của các quy tắc, khuôn mẫu trong xã hội cũng như trong pháp luật nhằm rèn luyện các thế hệ trẻ cũng như giúp tất cả mọi người có ý thức hơn, hiểu biết hơn về xã hội mình đang sống và đang tồn tại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra trong đó vấn đê nhận thức, hiểu biết, tôn trọng và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mức xã hội nói chung, chuẩn mực pháp luật nói riêng. Có tình trạng gia tăng các vụ việc vi phạm pháp luật, diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm Ví dụ: Hiện nay những vụ án giết người ngày càng gia tăng và với tính chất càng nghiêm trọng, những vụ án giết người dã man như vụ án của Lê Văn Luyện, hay như mới đây nhất là vụ án giết người chặt xác dã man của Ngô Văn Tâm và Trần Tự Điển tại Đồng Nai vào cuối năm 2012, năm 2010 đã xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng là vụ án Nguyễn Đức Nghĩa với xác chết không đầu… Điều này cho thấy tính dã man, tính thú vật đã dần trở lại trong cộng đồng người chúng ta, sự tàn bạo trong từng vụ án ghê rợn với những thủ phạm tinh vi cho thấy sự tha hóa, biến chất, sự vô cảm của một bộ phận con người trong xã hội. Điều đó cho thấy các chuẩn mực xã hội của đời sống xã hội hiện nay đã không còn phù hợp mà phải thay vào đó những chuẩn mực khác có tính khuôn mẫu chặt chẽ hơn tính pháp luật nghiêm minh hơn để trừng trị những kẻ phạm tội Sự lãng quên các giá trị truyền thống, sự thờ ơ lãnh đạm trong giao tiếp xã hội… đang là những vấn đề hết sức đáng ngại. Bên cạnh đó là ý thức pháp luật của một bộ phân không nhỏ của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành của các tầng lớp nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp và chưa được nâng lên tương 8 xứng với sự đổi mới pháp luật. Trong điều kiện của kinh tế thị trường, một số mặt trái của nó cũng đang bộc lộ, như chủ nghĩa thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tha hóa về mặt đạo đức, tệ nạn xã hội, một số bộ phận cán bộ, đảng viên bị tha hóa biến chất trước những cám dỗ về lợi ích vật chất…. Ví dụ: Sự tha hóa về mặt đạo đức như vần đề bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ như rất nhiều trường hợp xảy ra trong những năm vừa quan như con dâu đánh đập mẹ chồng xảy ra ở gia đình bà Nguyễn Thị Kim Thu ở Thanh Xuân Bắc – Quận Thanh Xuân – Hà Nội; hay như trường hợp của cụ Phạm Thị Nhỏ ở Cẩm Giang – Gò Dầu – Tây Ninh bị con dâu nhốt bỏ đói trong nhà…. Và rất nhiều trường hợp thương tâm khác nói về sự bất hiếu tha hóa về lương tâm của những người con Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do cán bộ và người dân thiếu hiểu biết chưa tôn trọng và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung, chuẩn mực pháp luật nói riêng. Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu, củng cố và phát huy vai trò, tác dụng của các loại chuẩn mực xã hội càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực Chính vì vậy chúng ta cần đưa ra một số giả pháp để khắc phục tình trạng trên như: Cần củng cố về mặt pháp luật để mọi người vững tin vào những quy định của pháp luật đối với đời sống; tuyên truyền, giáo dục người dân nhận thức pháp luật một cách đúng đắn trong từng mọi chuẩn mực xã hội; nhà nước cần quan tâm hơn tới vấn đề chống lãng phí đưa ra nhiều chính sách thực hiện tiết kiệm; quản lý nhà nước một cách chặt chẽ chống nạn tham nhũng, quan lieu bằng các biện pháp nặng… 9 KẾT LUẬN Như vậy các chuẩn mực xã hội đóng vai trò không nhỏ trong đời sống của các cộng đồng người, mỗi địa phương, dân tộc đều có các chuẩn mực xã hội riêng điều chỉnh các quan hệ xã hội và các hành vi của con người nơi đó. Những chuẩn mực xã hội này có tác động to lớn tới đời sống của con người cũng như tác động tới quá trình thực hiện pháp luật của mọi người, chuẩn mực xã hội có nhiều loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, pháp luật, thẩm mỹ… nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trên những lĩnh vực đó và nhằm hoàn thiện xã hội bằng những quy tắc, khuôn mẫu của các chuẩn mực xã hội 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xã hội học pháp luật – TS Ngọ Văn Nhân 2. Tập bài giảng xã hội hoc – Trường Đại học Luật Hà Nội 3. http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Giet-nguoi-chat-xac-Moi-lo-toi4. pham-dong-tinh/481099.antd http://www.tinmoi.vn/chat-xac-nhu-bam-thit-lon-toi-ac-ngay-mot-tan-doc011133036.html 11 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 NỘI DUNG...............................................................................................................1 I. Khái niệm chuẩn mực xã hội........................................................................1 1. Khái niệm chuẩn mực xã hội........................................................................1 2. Phân tích khái niệm chẩn mực xã hội...........................................................2 II. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội...........................................3 1. Tính tất yếu xã hội........................................................................................3 2. Tính định hướng của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian và đối tượng...................................................................................................................4 3. Tính vận động,biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian, giai cấp, dân tộc...................................................................................................5 III. Tác dụng của chuẩn mực xã hội dối với đời sống xã hôi và pháp luật. .6 1. Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội.............................6 2. Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với pháp luật.......................................7 KẾT LUẬN.............................................................................................................10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan