Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các thuật toán xử lý phụ thuộc hàm nới lỏng...

Tài liệu Các thuật toán xử lý phụ thuộc hàm nới lỏng

.PDF
64
36
114

Mô tả:

1. Đặt vấn đề Năm 1970 Codd đề xuất khái niệm phụ thuôc hàm như một cơ chế quản lý ngữ nghĩa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ [8], [9], [10]. Cho tập thuộc tính U. Một phụ thuộc hàm (PTH) trên U là công thức dạng f: X  Y; X, Y  U trong đó ta gọi X là vế trái và Y là vế phải của PTH f. Cho quan hệ R(U) và một PTH f: X  Y trên U. Ta nói quan hệ R thoả PTH f, hoặc PTH f đúng trong quan hệ R và viết R(f), nếu hai bộ tuỳ ý trong R giống nhau trên X thì chúng cũng giống nhau trên Y, R(XY)  (u, vR): (u.X = v.X)  (u.Y = v.Y) Nếu f: X  Y là một phụ thuộc hàm trên U thì ta nói tập thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào tập thuộc tính X, hoặc tập thuộc tính X xác định hàm tập thuộc tính Y. Nếu Y không phụ thuộc hàm vào X thì ta viết X ! Y hoặc (XY). Cho tập PTH F trên tập thuộc tính U. Ta nói quan hệ R(U) thoả tập PTH F, và viết R(F), nếu R thoả mọi PTH trong F: R(F)  ( f  F): R(f) Cho trước tập thuộc tính U, ký hiệu SAT(F) là tập toàn thể các quan hệ trên U thoả tập PTH F. Cho tập  các quan hệ trên U, ký hiệu FD() là tập các PTH trên U đúng trong mọi quan hệ của . Cho tập PTH F trên tập thuộc tính U. Bao đóng của F, ký hiệu F + là tập nhỏ nhất các PTH trên U chứa F và thoả các tính chất F1 - F3 của hệ tiên đề Armstrong Ao sau đây [1], [2], [3]:  X, Y, Z  U: F1. Tính phản xạ: Nếu X  Y thì X  Y  F + F2. Tính gia tăng: Nếu XY  F + thì XZYZ  F + F3. Tính bắc cầu: Nếu X  Y  F + và Y  Z  F + thì X  Z  F +

Tài liệu liên quan