Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập_phát triển kinh tế trang trại tại xã vân du - huyện ân thi - tỉ...

Tài liệu Báo cáo thực tập_phát triển kinh tế trang trại tại xã vân du - huyện ân thi - tỉnh hưng yên

.DOC
36
410
127

Mô tả:

Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội ( KT-XH ) của đất nước, nông nghiệp nước ta chuyển dần từ làm kinh tế tự cung tự cấp nay sang nền kinh tế thị trường, sản xuất lương thực đưa đất nước ta từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành nước sản xuất đủ lương thực, đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và là nước có lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên nền nông nghiệp của chúng ta vẫn còn lạc hậu sản xuất nhỏ lẻ hậu quả kinh tế thấp, các vấn đề lao động, việc làm còn bức xúc trong nông thôn, cơ cấu cây trồng chuyển dịch còn chậm, sản xuất phần lớn mang tính tự phát, sản xuất mang số lượng ít quan tâm đến chất lượng, giá thành sản xuất khá cao dẫn đến sức cạnh tranh còn kém, kỹ năng cạnh tranh thị trường còn yếu. Chính vì vậy trong cuốn nông dân nông nghiệp nông thôn Việt Nam tác giả Vũ Năng Dũng – Viện quy hoạch nông nghiệp nông thôn cho rằng mỗi tỉnh, mỗi huyện cần xác định rõ một vài cây trồng chiến lược để đầu tư có như vậy thì sản xuất mới ổn định, các cây trồng chiến lược của vùng cần có quy hoạch lâu dài. Xuất phát từ tình hình phát triển chung của xã, là một xã thuần nông đứng trước tình hình đổi mới vì phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ( CNH – HĐH ) vì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Đào Dương cần tập trung mũi nhọn vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nông nghiệp xã Đào Dương cần chuyển dịch nhanh, nhu cầu khai thác hợp lý các nguồn lực tài nguyên, khí hậu, lao động của xã, nâng cao giá trị sản xuất tăng thu nhập cho nhân dân. Từ những lý do trên em chọn đề tài“ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở xã Đào Dương – Huyện Ân Thi”. 1 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Thông qua kết quả nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng phát huy tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nâng cao thu nhập tăng hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân , thông qua kết quả nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng tạo cho hệ thống nông nghiệp có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững. Thông qua kết quả nghiên cứu, tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo nhu cầu thị trường làm đa dạng hóa cây trồng và an toàn sản xuất nông nghiệp. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi về không gian Nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại xã Đào Dương – Huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên. 1.3.2. Phạm vi Thời gian Từ ngày 2 tháng 4 năm 2011 đến ngày 30 tháng 6 năm 2011 2 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là một bộ phận chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây tồng được xác lập bởi các nhóm cây, từng loại cây với tổng thể loại cây trồng. Cơ cấu cây trồng được thực hiện qua tỷ lệ (%) về diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng và một số chỉ tiêu khác trong một cơ cấu sản xuất, hay một vùng sản xuất nông nghiệp.Cơ cấu cây trồng còn là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng bao gồm cây trồng, vị trí cây trồng, tỷ lệ từng loại cây trồng cùng với mối quan hệ này chúng xác định lẫn nhau trong một cơ cấu tạo thành một hệ thống cây trồng. Cơ cấu cây trồng được hiểu là thành phần các giống và các loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp nhầm sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội sẵn có của một vùng. 2.1.1.2. Khái niệm về Cơ cấu cây trồng hợp lý Cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm điều kiện và KT- XH của vùng thể hiện mối quan hệ của từng loại cây được bố trí trên đồng ruộng. Làm cơ sở sản xuát ngành trồng trọt trong nông nghiệp phát triển toàn diện mạnh mẽ, vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa canh, sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. 2.1.1.3. Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi tỷ lệ (%) của diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng của nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang một cơ cấu cây trồng mới, chính là sự thay đổi tỷ lệ các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác, là việc đưa vào sản xuất những loại cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao 3 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP thay những loại cây trồng có năng xuất chấp lượng kém để thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa hướng hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển đổi Cơ cấu cây trồng chính là quá trình phá vỡ thế độc canh trong nông nghiệp nói chung, để hình thành một cơ cấu cây trồng mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính sinh học của từng loại cây và điều kiện cụ thể của từng vùng. Đó chính là quá trình tổng hợp lại các công thức luân canh đạt sản lượng hiệu quả kinh tế cao nhất để bố trí cơ cấu kinh tế cây trồng hợp lý, cần nắm được chế độ mưa trong năm của từng vùng để vừa tận dụng được nguồn nước mưa và tránh được úng lụt xẩy ra. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không chỉ thay thế , đất là môi trường sống của cây là nơi cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây các địa hình cao thấp giúp cho ta chọn các loại cây khác nhau phù hợp cho từng vùng, do đó cần dồn thửa đổi ruộng nhằm bố trí cây trồng hợp lý để khai thác sử dụng và bảo vệ đất có hiệu quả cao nhất. 2.1.2.1. Yếu tố kinh tế xã hội : Lao động trong sản xuất nông nghiệp không chuyên sâu, phần lớn ít được đào tạo sử dụng nguồn lực lao động đầy đủ, hợp lý gắn với nâng cao trình độ dân trí là yêu cầu của phát triển sản xuất, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn. Thị trường là yếu tố không thể thiếu để định hướng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, cần tìm hiểu yêu cầu của thị trường để lựa chọn hệ thống cây trồng, công nghệ sản xuất, số lượng và thời gian sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường để đạt hiệu quả cao nhất trong cuốn nông dân nông nghiệp nông thôn Việt Nam xuất bản năm 2001 theo ông Lê Huy Ngọ thì ta vẫn để then chốt. Để nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21 là điều chỉnh cơ cấu chuyển giao công nghệ xúc tiến thị trường, trong đó thị trường là vấn đề xuyên suốt, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu là căn cứ để định hướng cho khoa học công nghệ, nhằm tạo cho nông nghiệp nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hóa theo hướng xuất khẩu, có bước phát triển về chất, tăng trưởng cao, hiệu quả cạnh tranh bền vững. Nguồn vốn đầu tư vốn là tiềm lực kinh tế của hộ nông dân là yếu tố quan trọng để xác định tính khả thi kinh tế cho các giải pháp kỹ thuật không vốn, không có đầu tư tín dụng thì không thể phát triển sản xuất là nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng theo nhu cầu của thị trường. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vốn đạt hiệu quả, xem xét nguồn tài chính của nhân dân cần 4 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP tăng cường đầu tư, mở rộng tín dụng cho nhân dân vay vốn để chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật quỹ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trong đó thủy lợi là yếu tố hàng đầu phục vụ cho thâm canh tăng vụ, bên cạnh đó là giao thông có hệ thống đường giao thông thuận lợi sẽ đảm bảo cho quá trình tiêu thụ nông sản được đẩy mạnh, việc thông thương, giao lưu với các vùng, việc tìm hiểu đầu ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân được tốt hơn. Tập quán và kinh nghiệm sản xuất truyền thống tốt của nông dân là cơ sở thực tiễn giúp cho nghiên cứu, cải tiến cơ cấu cây trồng, những tập quán lạc hậu sẽ kìm hãm, hạn chế việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hay cải tiễn cơ cấu cây trồng, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao, đòi hỏi nông dân phải tìm tòi, học hỏi, trao đổi công thức kinh nghiệm sản xuất tìm kiếm. 1.2.2. Yếu tố kỹ thuật : Giống cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp bố trí hệ thống cây trồng là chọn lọc loại cây như thế nào để lợi dụng tiềm năng của đất đai, khí hậu và việc tìm ra các loại giống cây trồng thích hợp có năng xuất cao, có giá trị lớn là trực tiếp làm tăng tính hợp lý của hệ thống cây trồng, sử dụng tốt nhất các nguồn lợi thì so sánh của từng vùng sản xuất cũng như áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật về chọn giống, tạo giống và nhập giống từ nước ngoài đã giúp cho nông dân có những bộ giống cây trồng quý, cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng để phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Để có một cơ cấu cây trồng, một công thức luân canh mới, yếu tố thời vụ luôn gắn liền với đặc trưng của giống , điều kiện thời tiết, khí hậu, nhằm bố trí để mỗi loại cây trồng sinh trưởng phát triển trong điều kiện tốt nhất, trong mối quan hệ cây trồng trước với cây trồng sau để có năng xuất, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. 2.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG 2.2.1 Tình hình chung của huyện : 5 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Theo đề án quy hoạch sử dụng đất của huyện Ân Thi giai đoạn 2001 – 2010 có ghi : Các vùng đất trũng trồng 2 vụ lúa bấp bệnh chuyển sang cải tạo nuôi trồng thủy sản hoặc làm trang trại tổng hợp VAC. Thực hiện cơ cấu chuyển dịch cây trồng trên địa bàn huyện định hướng một số xã trồng rau màu và cây ăn quả như Quất, quýt, cam đường canh, cam vinh, bưởi diễn, chuối... 2.2.2.Tình hình chung của xã : Theo quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã năm 2009 Đào Dương thuộc vùng cây ăn quả và rau màu các loại lên cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương, tích cực chọn lọc để thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống cây trồng mới có năng xuất cao và chất lượng tốt để đáp ứng với thị trường, cần tập trung chủ yếu vào các cây cam, chuối, bưởi. Một số diện tích trũng hay bị ngập úng trồng 2 vụ lúa bấp bênh chuyển sang mô hình trang trại tổng hợp VAC. 6 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Phần III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1. Vị trí địa lý : Đào Dương là một xã thuần nông có tổng diện tích đất hành chính là 576 ha có địa giới hành chính như sau : Phía bắc giáp Yên Mỹ Phía đông giáp Tân Phúc Phía tây giáp xã Vân Du Phía nam giáp xã Quang Vinh Xã cách trung tâm huyện 4 km có đường 204 chạy qua, có nhiều điều kiện thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế của xã. 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 3.1.2.1. Tài nguyên đất : Đất đai của xã có 2 loại đất chính là đất thịt nặng, nhẹ và đất pha cát, thành phần cơ giới nhẹ, chất đất tơi xốp có độ phì nhiêu cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, đất nông nghiệp của xã được chia thành 3 loại chính là đất chuyên trồng cây ăn quả, đất chuyên màu, đất 2 lúa 1 mầu, chất đất phân bổ trên các vùng khác nhau sen kẽ không đồng đều, cốt đất cao trũng không bằng phẳng nên việc phân bổ quỹ đất để chia cho nông dân theo Nghị quyết 03 nhỏ lẻ manh mún gây ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy – UBND năm 2003 toàn xã đã thực hiện song việc dồn thửa đổi ruộng cho nên việc sản xuất có phần thuận lợi. Xã Đào Dương nằm ở vùng đồng bằng sông hồng nằm kề nhanh sông Bắc Hưng Hải giữa xã có sông trung thủy nông ( sông Bún ) chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu hoa màu của nông dân. 3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ : 3.2.1. Tình hình phat triển kinh tế xã hội : 7 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Đào Dương trong giai đoạn 2008 – 2010. TT I II 1 2 Giá trị tiểu thủ công nghi ệp 3 III 1 2 3 IV Cơ cấu ngàn h nôn g nghi ệp 1 2 V VI VII Chỉ tiêu Nhịp độ tăng trưởng KT bình quân Tổng giá trị sản lượng Giá trị nông nghiệp tỷ ĐVT % tỷ tỷ 2,5 2008 8,1 30,5 20 3 2009 8,97 34 21 3,4 2010 9,0 38 22,4 Giá trị dịch vụ thương mại Cơ cấu kinh tế Ngành nông nghiệp Ngành tiểu thủ công nghiệp Ngành thương mại dịch vụ % tỷ % % % % 100 8,0 100 66 8,2 25,8 100 10 100 62 8,8 30,1 100 12,2 100 58,9 9,1 32,0 % % tấn/ha triệu triệu 58 42 12,8 30 4 57 43 12,9 31 4,5 56,0 44,0 13,1 31,5 5 Trồng trọt Chăn nuôi Năng suất cả năm Giá trị thu 1 ha Thu nhập bình quân/ năm 8 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VIII Tỷ lệ hộ nghèo IX % Tỷ lệ phát triển dân số ( TC mới ) % 10 4 0,9 3,5 0,9 23 ( Nguồn báo cáo tình hình thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng lên trong giai đoạn 2005 – 2010 ) Qua biểu 1 tăng trưởng kinh tế năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 81, %, năm 2009 tăng 8,97 %, năm 2010 tăng 9,0%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 8,6 %, giá trị nông nghiệp năm 2008 đạt 20 tỷ, năm 2009 đạt 21 tỷ tăng 1 tỷ so với năm 2008, năm 2010 đạt 22,4 tỷ, tăng 1,4 tỷ so với năm 2009. Giá trị tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 2,5 tỷ, năm 2009 đạt 3 tỷ, tăng 0,5 tỷ so với năm 2008, năm 2010 đạt 3,4 tỷ tăng 0,4 tỷ so với năm 2009. Giá trị dịch vụ thương mại năm 2008 đạt 8 tỷ, năm 2009 đạt 10 tỷ tăng 2 tỷ so với năm 2008, năm 2010 đạt 12,2 tỷ, tăng 2,2 tỷ so với năm 2009. Giá trị ngành nông nghiệp và tiểu thủ và ngành dịch vụ thương mại tawgn hàng năm làm cho tổng giá trị sản phẩm hàng năm tăng lên năm 2008 đạt tổng giá trị sản phẩm 30,5 tỷ, năm 2009 đạt 34 tỷ, năm 2018 đạt 38 tỷ, cơ cấu trong giai đoạn 2008 – 2010 đang dần chuyển sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, cụ thể năm 2008 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 66% trong cơ cấu kinh tế tỷ lệ ngành tiểu thủ công nghiệp 8,2 % trong cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ thương mại chiếm 25,8% trong cơ cấu kinh tế. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 58,9 % giảm 7,1 % so với năm 2008, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp chiếm 9,1 % tăng 0,9 % so với 9 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP năm 2008, tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại chiếm 32 % tăng 6,2 % so với năm 2008. Do có sự thay đổi về giống lúa năm 2008 năng suất lúa đạt 12,8 tấn / ha, năm 2009 đạt 12,9 tấn/ ha, năm 2010 đạt 13,1 tấn / ha. Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng mfa giá trị cơ cấu trên ha cũng tăng, năm 2008 giá trị trên 1 ha đạt 30 triệu, năm 2009 đạt 31 triệu, năm 2010 giá trị thu 1 ha đạt 31,5 triệu. Thu nhập từ các ngành tăng lên dẫn đến thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 4 triệu năm 2009 đạt 4,5 triệu, năm 2010 đạt 5 triệu. Kéo theo tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống , năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 4 %, năm 2009 là 3,5 %, năm 2010 theo tiêu chí mới là 23 %. 3.2.2. Tình hình sử dụng đất của xã : Đào Dương có tổng diện tích đất hành chính là 576 ha trong đó đất nông nghiệp có 425 ha chiếm 72% tổng diện tích đất hành chính, đất chuyên dùng có 81 ha chiếm 14 % tổng diện tích đất hành chính có 68 ha đất ở chiếm 11,8 , tổng diện tích đất hành chính là 12 ha đất ao hồ, sông ngòi chiếm 2 tổng diện tích đất hành chính của xã. Biểu 2 : Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Đào Dương giai đoạn 2008 – 2010. Đơn vị tính : Mẫu TT I Mục 2008 Diện Cơ tích cấu % Tổng diện tích gieo 1150 100 trồng cả năm 10 2009 Diện Cơ tích cấu % 1200 100 2010 Diện Cơ cấu tích % 1250 100 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 2 3 Diện tích lúa vụ mùa 4 5 6 7 8 Diện tích trồng lúa Diện tích lúa vụ xuân 400 700 300 - 60,86 380 680 300 - 56,6 350 650 300 - 52 - Diện tích trồng màu Diện tích màu vụ xuân Diện tích màu vụ mùa DT cây trồng vụ đông Diện tích cây ăn quả 150 80 70 200 100 13 17,39 8,69 160 85 75 210 150 13,3 180 86 94 220 200 14,4 17,6 16 17,5 12,5 Tình hình sử dụng đất của xã Đào Dương giai đoạn 2008 – 2010 có sự thay đổi đáng kể sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, diện tích lúa hàng năm giảm dần, năm 2008 là 700 mẫu, năm 2009 là 680 mẫu, giảm 20 mẫu, năm 2010 là 650 mẫu giảm 30 mẫu. Diện tích trồng màu hàng năm tăng, năm 2008 diện tích trồng màu đạt 150 mẫu, năm 2009 là 160 mẫu, năm 2010 diện tích trồng màu đạt 180 mẫu. Trong đó diện tích trồng màu vụ xuân năm 2008 là 80 mẫu, năm 2009 đạt 85 mẫu, năm 2010 đạt 86 mẫu. Diện tích trồng cây vụ đông hàng năm tăng dần, năm 2008 diện tích trồng cây vụ đông dạt 200 mẫu, năm 2009 đạt 2010 mẫu, năm 2010 đạt 220 mẫu. Diện tích cây ăn quả hàng năm tăng, năm 2008 đạt 100 mẫu, năm 2009 150 mẫu, năm 2010 đạt 200 mẫu. Về diện tích trồng các loại cây thay đổi làm cho cơ cấu các loại cây trong ngành trồng trọt cũng thay đổi theo xu hướng giảm dần tỷ trọng cây lúa, tăng tỷ trọng cây màu, cây ăn quả và cây vụ đông. Năm 2008 tỷ trọng cây lúa là 60,8 % trong cơ cấu gieo trồng cả năm của xã , năm 2009 là 56,6 % giảm 4,46 % so với năm 2008, năm 2010 là 52 % giảm 4,6 % so với năm 2009. Tỷ trọng cây màu tăng dần, năm 2008 là 13 %, năm 2009 là 13,3 % tăng 0,3 % so với năm 2008, năm 2010 là 14,4 % tăng 1,1 % so với năm 2009. Tỷ trọng cây ăn quả năm 2008 là 8,69 % trong tổng cơ cấu gieo trồng của toàn xã, năm 2009 là 12,5 % tăng 4,8 % so với năm 2008, năm 2010 là 16 % tăng 3,5 % so với năm 2009. 11 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tỷ trọng cây vụ đông năm 2008 là 17,39 % trong tổng cơ cấu cây trồng cả năm của xã, năm 2009 là 17,5 % tăng 0,11 % so với năm 2008, năm 2010 là 17,6 % tăng 0,1 % so với năm 2009. Biểu 3 : Tình hình dân số và lao động xã Đào Dương 2008 – 2010 Đơn vị tính : Người. TT 350 0355 1356 0-I 1Tổ ng lao độn g II 2 3 Chỉ tiêu Tổng dân số 2008 Lao Cơ động cấu % 7100 100 2009 Lao Cơ động cấu % 7157 100 2010 Lao Cơ cấu động % 7208 100 LĐ ngành nông nghiệp 2450 70 2458 69,21 2460 69,1 LĐ tiểu thủ CN LĐ dịch vụ TM 300 750 8,57 21,43 310 783 8,72 22,07 313 787 8,79 22,11 Qua biểu 3 thấy tốc độ phát dân số của xã Đào Dương tương đối ổn định, tốc độ lao động cũng tăng theo phát triển dân số lao động các ngành nghề đều tăng, năm 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2.450 người chiếm 70% trong tỷ trọng lao động của xã, năm 2009 là 2.458 người tăng 51 người so với năm 2008, chiếm 69,21 % năm, năm 2010 lao động nông nghiệp là 2.460 người tăng 2 người so với năm 2009 chiếm 69,1 % cơ cấu lao động trong xã. Lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2008 là 300 người chiếm 8,57% cơ cấu lao động của xã , năm 2009 là 310 người chiếm 8,72 % 12 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP trong tổng cơ cấu lao động trong xã, năm 2010 là 313 người chiếm 8,79% cơ cấu lao động toàn xã. Tuy số lao động hàng năm tăng và số lao động trong ngành cũng tăng, nhưng tỷ trọng trong ngành nông nghiệp lại giảm dần , tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại điều này chứng tỏ cơ cấu lao động của xã đang dần chuyển về phía tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. 3.2.4 . Một số hoạt động chủ yếu của xã 3.2.4.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp : Về trồng trọt với diện tích đất nông nghiệp 1.150 mẫu, xã trồng những cây có truyền thống như lúa, đậu tương và phát triển một số loại cây ăn quả, phát triển diện tích trồng cây vụ đông. Hệ số quay vòng đất từ 2,5 năm 2008 , năm 2009 là 2,65, năm 2010 là 2,7, trong quá trình sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác tìm kiếm cây có giá trị thị trường vào sử dụng vận động nhân dân dồn thửa đổi ruộng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt kết quả cao. Về chăn nuôi, giữ vững và phát triển đàn gia súc, tiểu gia súc và gia cầm, nhưng trong giai đoạn 2008 – 2010 dịch gia cầm bùng phát nhưng địa phương vẫn duy trì chiếm 42% cơ cấu của ngành nông nghiệp. 2.4.2. Hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và dịch vụ thương mại. HTX dịch vụ nông nghiệp luôn tu sửa mương máng, cầu cống bảo đảm tưới nước kịp thời cho lúa và hoa màu, thường xuyên thông báo kịp thời tình hình sâu bệnh đạt kết quả cao, hoạt động thương mại trong xã có một số cửa hàng cung cấp thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thức ăn gia súc , đồ dùng sinh hoạt của nhân cân đáp ứng ngày càng tăng bảo đảm phục vụ chu đáo. 3.2.4.3. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp Với những nghề truyền thống của xã như : Mộc, nề, gò, sửa chữa điện tử, may mặc phát triển rất đa dạng và phong phú, năm 2010 đạt 2,5% trong cơ cấu kinh tế của xã. 2.4.4. Hoạt động giáo dục và đào tạo 13 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Toàn xã có 3 trường : Mẫu giáo, cấp I và cấp II, số học sinh trong xã lên lớp đạt 100%, hàng năm học sinh lên cấp II đạt 100%, số học sinh thi đỗ tốt nghiệp cấp II hàng năm đạt 99,1 %. Với hệ thống nhà trường khang trang, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ với sự tận tình của các thầy cô giáo và sự cố gắng củ học sinh nên nhà trường luôn giữ được danh hiệu tiên tiến. Trường cấp 2 đạt chuẩn quốc gia. 3.2.4.5. Hoạt động Y tế : Trạm Y tế làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch bảo đảm khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân làm tốt công tác tiêm phòng, vận động tốt kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ phát triển dân số thấp. 3.2.4.6. Hoạt động tài chính : Luôn làm tốt các công tác thu quỹ và các khoản đóng góp theo pháp lệnh của nhà nước , làm tốt nghĩa vụ đóng góp với nhà nước đạt 100% với chỉ tiêu quy định. Tài chính đảm bảo đúng nguyên tắc qua các kỳ họp công khai dân chủ. 3.2.4.7. Công tác an ninh quốc phòng Công tác an ninh quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, lực lượng công an và an ninh cơ sở luôn đảm bảo tuần tra kịp thời. Công tác quân sự luôn đảm bảo chỉ tiêu trên giao, công tác dân quân tự vệ và quân dự bị động viên luôn được đảm bảo kiểm tra chất lượng tốt ngành quân sự luôn giữ vững danh hiệu quyết thắng. 14 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3.3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA XÃ TRONG 3 NĂM 2008 – 2010. Sản phẩm chính của sản xuất nông nghiệp là lúa và cây hoa màu, diện tích trồng lúa qua các năm giảm, thay vào đó là diện tích mầu và cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, tăng dần điều này được thể qua biểu 4. Biểu 4 : Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã Đào Dương giai đoạn 2008 – 2010. TT Mục 1 Tổn g diện tích gieo trồn g 2 3 4 5 6 7 Cây vụ đôn 1150 Cây lúa cả năm Cây đỗ tương Rau các loại Cam bưởi Chuối 200 2008 2009 2010 Số Cơ Số Cơ Số Cơ cấu lượng cấu % lượng cấu % lượng % 100 1200 100 1250 100 700 10 100 100 40 17,39 60,68 0,86 8,69 8,69 3,47 210 15 680 10 150 100 50 17,5 56,6 0,83 12,5 8,33 4,16 220 650 10 120 170 30 17,6 52 0,8 9,6 13,6 2,4 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP g Từ biểu 4 cho ta thấy qua 3 năm 2008 – 2010 cho ta thấy bước đầu chuyển dịch còn chậm. Diện tích trồng lúa hàng năm giảm mạnh, nhưng diện tích cây ăn quả tăng dần như chuối, bưởi, cam. Cụ thể diện tích trồng lúa năm 2008 là 700 mẫu, năm 2009 là 680 mẫu giảm so với năm 2008 là 20 mẫu, năm 2010 diện tích trồng lúa là 650 mẫu giảm 30 mẫu so với năm 2009. Diện tích đỗ tương giữ ở mức 3 năm diện tích trồng bằng nhau. Rau các loại chỉ tăng từ năm 2009 đến năm 2010 giảm, diện tích rau các loại năm 2008 trồng 100 mẫu, năm 2004 là 150 mẫu tăng 50 mẫu so với năm 2008 năm 2010 chỉ còn 120 mẫu giảm 30 mẫu so với năm 2009. Diện tích trồng cây ăn quả đã tăng dần và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn như cam, bưởi, năm 2008 là 200 mẫu, năm 2009 là 100 mẫu diện tích không tăng so với năm 2008, năm 2010 là 170 mẫu tăng 70 mẫu so với năm 2009, đây là loại cây có kinh tế cao tăng thu nhập cho ngành trồng trọt, diện tích chuẩn chỉ ổn định. Cây vụ đông rất quan trọng cho thu nhập kinh tế cao đưa đời sống ngày càng khởi sắc trong xã thể hiện bước đầu thành công của chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã. 3.3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây lúa của xã qua 3 năm 2008 – 2010. Biểu 5 : Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây lúa của xã qua 3 năm 2008 – 2010. TT Mục ĐV tính Vụ mùa Vụ chiêm 2008 2009 2010 2008 2009 2010 Mẫu 300 300 300 400 380 350 100 100 100 100 100 100 I Tổng diện tích II Cơ cấu trà % 1 Trà sớm % 2 Trà trung % 80 70 75 80 90 95 3 Trà muộn % 20 30 25 20 10 5 III Về giống mẫu 16 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 Khang dân mẫu 200 230 240 80 60 100 2 Q5 mẫu 80 40 30 300 310 150 3 Cao sản mẫu 20 30 30 20 10 100 IV Về năng suất tạ 1 Tạ / sào tạ 2,2 2,28 2,4 2,15 2,2 2,3 2 Tạ / ha tạ 59,4 61,6 64,8 58 59,4 62,1 Nguồn : HTXDVNN xã Đào dương Số diện tích được chuyển dần sang trồng màu và cây ăn quả. Giống Q5 giảm mạnh do chất lượng gạo không được thơm ngon mà giá thành hạ, nhân dân thay vào đó là Khang Dân, cao sản đặc biệt là Khang Dân rất phù hợp với đồng đất của xã nhưng chỉ tăng của vụ xuân. Năm 2008 là 66,6 % , năm 2009 là 76,6 %, năm 2010 là 80% đối với vụ xuân. Đối với vụ mùa riêng giống Q5 cứng cây mưa bão ít đổ lên xã đưa vào cấy nhiều vào vụ mùa lúa mùa trong giai đoạn 2008 – 2010. Cơ cấu trà trung là chủ yếu và một số diện tích trà muộn không có trà sớm, điều này ảnh hưởng đến phát triển cây vụ đông, nhìn chung năng suất bình quân hai vụ,vụ chiêm và vụ mùa đều tăng dần do kỹ thuật chăm bón, biện pháp phòng trừ sâu bệnh của nhân dân ngày càng tốt hơn. 3.3.2 .Đối với câu màu và cây vụ đông được phát triển mạnh như rau cải, cà chua, dưa leo. Biểu 6 ; Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây màu và cây vụ đông của xã Đào Dương ( 2008 – 2010 ). TT Mục ĐV Tính Vụ mùa Vụ mùa Vụ mùa 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 ( Ha) 1 Cây đỗ 10 10 10 70 200 200 200 210 220 tương 2 Cây rau các loại 3 Cây vụ 17 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP đông khác Qua biểu 6 cho thấy diện tích đỗ tương ổn định được trồng vào vụ mùa thích nghi với điều kiện thời tiết ở những nơi đất khô cao năng suất bình quân đạt 80 kg / sào. Và cây rau các loại cũng được chú trọng vì đồng đất Đào dương thích nghi với các loại rau để phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tình lân cận năm 2008 trồng được 100 mẫu, năm 2009 trồng được 150 mẫu, năm 2010 do thời tiết diễn biến phức tạp nên diện tích rau giảm 30 mẫu so với năm 2009. 3.3.3. Đối với cây ăn quả ra đồng. Biểu 7 : Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả của xã qua 3 năm 2008- 2010. TT Mục 1 2 3 4 Tổng diện tích Cây chuối Cây cam Cây bưởi ĐV Tính ( ha) Ha Ha Ha ha 2008 2009 2010 Số Cơ Số Cơ Số Cơ cấu lượng cấu % lượng cấu % lượng % 140 100 150 100 200 100 40 28,57 50 23,3 30 15 90 64,28 95 63,3 165 82,5 10 7,15 5 3,4 5 2,5 ( Nguồn HTXDVNN cung cấp ) Qua biểu 7 cho thấy diện tích cây ăn quả hàng năm là cây chuối, năm 2008 diện tích trồng là 40 mẫu ứng với 28,57 %, năm 2009 đạt 50 mẫu ứng với 33,3 %, năm 2010 đạt 30 mẫu ứng với 15 %. Chuyển dịch cơ cấu với cây chuối bình quân là 25,62 %. 18 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Diện tích cây cam năm 2008 là 90 mẫu, năm 2009 là 95 mẫu, tăng 5 mẫu , năm 2010 là 165 mẫu tăng 70 mẫu. Diện tích cây bưởi giảm dần. Năm 2008 diện tích trồng bưởi là 10 mẫu, năm 2009 diện tích là 5 mẫu, giảm 5 mẫu, năm 2010 chỉ còn 3,4 mẫu giảm 1,6 mẫu. Như vậy diện tích câu ăn quả tăng nhanh được mở rộng là động lực thúc đẩy kinh tế cho thu nhập cao của các hộ nông dân trong xã. Biểu 8 : Giá trị kinh tế ngành trồng trọt của xã Đào dương 3 năm 2008 – 2010 Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu ĐV tính Giá trị thu nhập 1 ha / năm 2008 2009 2010 Tổng giá trị thu từ SX 2008 2009 2010 1 Tổng giá trị Ha 11628 13189 14756 2 Cây lúa Ha 27,16 29,67 32,75 6844 7269 7663 3 Cây đỗ tương Ha 33,24 37,39 41,55 119 134 149 4 Cây chuối Ha 34,31 39,52 32,30 480 711 355 5 Cây cam, bưởi Ha 50,42 52,46 62,70 1820 1888 3824 6 Câu rau các loại Ha 45,12 46,12 47,62 1628 2490 2047 7 Cây vụ đông ha 9,46 9,20 683 697 718 19 9,10 Đặng Quang Hà - Lớp QLKT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Qua biểu 8 ta thấy giá trị sản xuất lúa giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm phần lớn trong tổng giá trị ngành trồng trọt, giá trị lúa thu từ năm 2008 đạt 16.844 tấn, năm 2009 đạt 7.269 tấn tăng 425 , diện tích giảm nhưng giá trị vẫn tăng là do chuyển đổi giống. Tuy nhiên giá trị trên ha tăng rõ rệt, năm 2008 đạt 27,16 triệu/ ha, năm 2009 đạt 29,67 triệu/ ha, năm 2010 đạt 32,75 triệu/ ha. Giá trị thu từ đâu tương giuywx ổn định giá trị thu 1 ha/ năm cũng tăng dần, năm 2008 đạt 37,39 triệu/ ha/ năm, năm 2009 đạt 37,39 triệu / ha / năm, năm 2010 đạt 41,55 triệu / ha / năm. Đối với cây chuối cũng tăng dần giá trị thu năm 2008 đạt 480 triệu tấn, năm 2009 đạt 711 triệu, năm 2010 giá trị thu 355 triệu là do diện tích giảm dần. Đối với cây cam, bưởi diện tích tăng mạnh ở các năm đây là loại cây nông dân đang chuyển đổi nhanh cho thu nhập cao. Năm 2008 thu từ giá trị cam , bưởi đạt 2.810 triệu, năm 2009 thu từ giá trị cam bưởi đạt 1.888 triệu, năm 2010 thu từ giá trị cam, bưởi đạt 3.824 triệu, đây là cây chủ lực mà nông dân đang đầu tư mạnh thúc đẩy nền kinh tế đi lên khởi sắc rõ rệt. Đối với cây rau các loại là loại cây ngắn ngày nên diện tích không ổn định. Giá trị tăng dần, năm 2008 thu từ giá trị rau các loại đạt 1.628 triệu, năm 2009 giá trị thu các loại rau đạt 2.490. năm 2010 thu các loại rau đạt 2.047 triệu giảm so với năm 2009, là do biến động của thời tiết. Đối với cây vụ đông diện tích tăng dần giá trị thu trên một ha/ năm, năm 2008 đạt 683 triệu, năm 2009 đạt 697 triệu, năm 2010 đạt 718 triệu. Qua biểu 8 cũng cho ta thấy giá trị thu từ cây lúa hoa màu là thấp, giá trị thu từ cây ăn quả như cam, bưởi đạt giá trị rất cao, do vậy trong những năm tới mức chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã Đào Dương cần tập trung giảm diện tích lúa và một số rau màu các loại, kinh tế thấp,cần chuyển đổi tăng diện tích trồng cây ăn quả như cam, bưởi, đặc biệt là diện tích cây cam, là cây chủ lực của địa phương. 3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG ĐẾN CƠ CẤU THU NHẬP 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng