Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học tác gia – tác phẩm nguyễn tuân trong trường trung học phổ thông...

Tài liệu Dạy học tác gia – tác phẩm nguyễn tuân trong trường trung học phổ thông

.PDF
81
616
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN BÙI THANH TUYỀN DẠY HỌC TÁC GIA – TÁC PHẨM NGUYỄN TUÂN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN BÙI THANH TUYỀN DẠY HỌC TÁC GIA – TÁC PHẨM NGUYỄN TUÂN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN CB hướng dẫn: TRẦN ĐÌNH THÍCH Cần Thơ, 2014 Luận văn tốt nghiệp đại học QUY ƯỚC VIẾT TẮT - GV: giáo viên. - HS: học sinh. - THPT: trung học phổ thông. - KWL: Know, Want, Learn. - SGK: sách giáo khoa. - CM: cách mạng. Bùi Thanh Tuyền Luận văn tốt nghiệp đại học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Tuân là một trong những khuôn mặt lớn của nền văn học nghệ thuật Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn lớn của dân tộc. Nguyễn Tuân đứng sững trước mặt chúng ta với vóc dáng kiêu kỳ, với từng ngón tài hoa, với đôi cánh chập chờn bay lượn trên đỉnh cao nghệ thuật. Hành trình vào tác phẩm Nguyễn Tuân như hành trình đi vào một cung điện tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo. Từng nguồn ánh sáng lung linh chiếu rọi vào mỗi dòng, mỗi chữ, thứ ánh sáng lạ kỳ làm mê hoặc cả gỗ đá vô tri làm nhũn từng ý nghĩ bứt đi tự niềm cô đơn nhất. Nghệ thuật khi đã vươn tới đỉnh cao có thể toả ra xung quanh những tia lửa làm cháy cả rừng cây, làm khô dòng suối, nếu rừng cây dòng suối chỉ mang trong bản chất những ước lệ tầm thường, nhàm chán. Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Tuân không nhiều, nhưng ở mỗi tác phẩm đều súc tích và chứa đựng sự bắt buông, vượt thoát của ngôn ngữ đi vào thế giới riêng biệt mà chỉ có Nguyễn Tuân mới đủ sức phung phí và sử dụng để hình thành một kiến trúc vĩ đại như thế. Mỗi chữ được Nguyễn Tuân dùng trở nên quý giá. Nguyễn Tuân viết mà giống như nhà điêu khắc cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những hình nét trác tuyệt. Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11, 12 hiện hành, tác gia Nguyễn Tuân và hai tác phẩm của ông đó là “Chữ người tử tù” và “Người lái đò sông Đà” đã được đưa vào giảng dạy. Hai tác phẩm trên là hai tác phẩm hay trong chương trình. Nhưng thực tế việc dạy - học hai tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất tự sự (Chữ người tử tù) và trữ tình (Người lái đò sông Đà) chắc chắn học sinh gặp lúng túng. Còn các cơ sở để tìm hiểu tác phẩm tự sự và trữ tình (nhân vật tự sự + trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc chủ quan; phương thức và giọng điệu,…) lại có độ “vênh” khi áp dụng vào tác phẩm. Nhiều giáo viên, nhất là giáo viên mới vào ngành cũng gặp vấn đề như thế. Nhận thức rõ điều đó, tôi thấy rằng việc giảng dạy về tác gia và tác phẩm Nguyễn Tuân, người dạy phải nắm chắc những đặc trưng của các thể loại cũng như có sự hiểu biết đúng đắn về lối viết của tác giả, bởi theo Vũ Ngọc Phan: “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.” Bùi Thanh Tuyền 1 Luận văn tốt nghiệp đại học Vì thế, nếu giáo viên chỉ thỏa mãn với những kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ dạy văn diễn ra rất khô khan, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm. Chính vì những lí do trên và mong muốn có những phương pháp hữu hiệu để giúp cho giờ dạy văn về tác gia và tác phẩm Nguyễn Tuân đạt hiệu quả nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Dạy học tác gia - tác phẩm Nguyễn Tuân trong trường Trung học phổ thông”. 2. Lịch sử vấn đề Dạy tác giả - tác phẩm Nguyễn Tuân ở trường Trung học phổ thông là một vấn đề khá mới vì cho đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài này mặc dù Nguyễn Tuân và các tác phẩm của ông đã được đưa vào chương trình phổ thông từ rất lâu. Phương pháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được những đòi hỏi nặng nề của giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường để xoá bỏ những phương pháp dạy học giáo điều là một đòi hỏi cấp bách nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn thế, Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ðọc văn ông, người đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh,... Thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Vì thế, để truyền đạt cho học sinh cảm thụ đúng mức về con người và các tác phẩm của ông là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi có sưu tầm một vài tên sách về tác giả, một số công trình nghiên cứu cũng như các tác phẩm của ông như sau: - Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm của tác giả Tôn Thảo Miên. Sách tập hợp tương đối đầy đủ các bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu, các nhà văn bàn về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân từ những năm sáu mươi trở lại đây và những hồi ức, kỷ niệm về nhà văn Nguyễn Tuân được viết trước và sau khi ông qua đời nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn bao quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, đó chính là những cơ sở cần thiết để phân tích cảm thụ, đánh giá các tác phẩm của Nguyễn Tuân. Tập hợp bài viết của nhiều người, gồm hai phần: * Phần một: Nguyễn Tuân – Con người và tác phẩm. Phần này có hai chương. + Chương một: quan điểm nghệ thuật và thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân - Hành trình đi tìm cái đẹp. Bùi Thanh Tuyền 2 Luận văn tốt nghiệp đại học + Chương hai: Phong cách nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân. * Phần hai: Hồi ức và kỉ niệm về Nguyễn Tuân. - Nguyễn Tuân - Tác phẩm chọn lọc cũng của tác giả Tôn Thảo Miên. Sách viết về những tác phẩm chọn lọc của nhà văn Nguyễn Tuân. - Trò chuyện với Nguyễn Tuân của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trai. Đây là những bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời do nhà phê bình Nguyễn Thị Ngọc Trai thực hiện. 3. Mục đích yêu cầu Thực hiện đề tài này, luận văn hướng đến những mục đích sau: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dạy tác giả - tác phẩm Nguyễn Tuân, khảo sát chương trình, sách giáo khoa, thực tế dạy học tác giả - tác phẩm Nguyễn Tuân ở trường phổ thông. - Đề xuất một số phương pháp dạy học mới, góp phần cải tiến cấu trúc bài lên lớp về giảng dạy tác giả - tác phẩm Nguyễn Tuân. - Thể nghiệm để bước đầu kiểm chứng tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi về tác gia và các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong chương trình THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp quan sát Trong các tiết thực nghiệm, tôi đã tiến hành quan sát thái độ, tinh thần làm việc của học sinh qua việc ghi nhật kí lớp học, ghi âm, chụp ảnh một số tiết dạy. Với việc quan sát như thế, tôi sẽ hiểu rõ hơn hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, để từ đó có những đánh giá khách quan. 5.2. Phương pháp thực nghiệm Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi thiết kế giáo án cho từng tiết dạy có sử dụng nhiều dạng bài tập như so sánh, phân tích, nhớ lại, ghép đôi… Sauk hi thiết kế xong, tôi tiến hành thực nghiệm giáo án đó. Tong quá trình thực nghiệm, tôi ghi lại hình ảnh, âm thanh, đồng thời tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra, phát biểu thăm dò ý kiến học sinh để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả thực nghiệm. 5.3. Phương pháp thống kê xử lí số liệu Bùi Thanh Tuyền 3 Luận văn tốt nghiệp đại học Trong một, hai tiết dạy, tôi sẽ cho học sinh làm bài kiểm tra ngắn. Sau khi thu lại tất cả các bài kiểm tra, phiếu bài tập, phiếu khảo sát của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, thông qua biên bản dự giờ, tôi bắt đầu thống kê số lượng câu hỏi, các bài kiểm tra của học sinh đã đạt được, thống kê số lượng bài kiểm tra học sinh đạt điểm theo mức độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Từ sự thống kê này, tôi sẽ thấy được kết quả giữa lớp có áp dụng và lớp không có áp dụng thực nghiệm. 5.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Thông qua bài kiểm tra, bài tập nhóm, bài tập về nhà, phiếu thăm dò ý kiến học sinh, nhật kí của giáo viên, biên bản dự giờ, âm thanh, hình ảnh đã ghi được cùng với số liệu thống kê, tôi tiến hành phân tích để đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh; những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và giải pháp. 5.5. Phương pháp đánh giá Trong quá trình thực nghiệm, tôi có ghi lại âm thanh, hình ảnh, ghi nhật kí để làm bằng chứng. Trên cơ sở đó, tôi xem xét lại các phương pháp dạy học tác giả – tác phẩm Nguyễn Tuân có mang lại kết quả hay không, có giúp gì cho học sinh trong việc tư duy, giao tiếp và có năng động, sang tạo… hay không. Bùi Thanh Tuyền 4 Luận văn tốt nghiệp đại học PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TUÂN 1.1. Cuộc đời Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. 1.1.1. Tiểu sử Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan, tức ông tú Hải Văn một nhà nho đậu khoa thi Hán học cuối cùng. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ở Hà Nội nhưng thời thanh thiếu niên Nguyễn Tuân đã cùng với gia đình sống nhiều ở các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và lâu nhất là Thanh Hóa. Gia đình đông anh em, nhưng cuối cùng chỉ còn lại hai anh em vì thế Nguyễn Tuân được bố mẹ hỏi vợ sớm. Ông lấy vợ khi chưa đầy 20 tuổi. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông bị đi tù vì “xê dịch” qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra ông làm thư ký nhà máy đèn và bắt đầu viết Văn, viết báo trên các tờ Trung Bắc tân Văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy với nhiều bút danh như: Ngột Lôi Quật, Tuấn Thừa Sắc, Ân Ngũ Tuyên… Năm 1938 tham gia vào đoàn làm phim “Cánh đồng ma” quay tại Hồng Kông. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như: vang bong một thời, một chuyến đi… Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt đông chính trị. Năm 1945, cách mạng tháng tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu cho nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư ký hội văn nghệ Việt Nam. Bùi Thanh Tuyền 5 Luận văn tốt nghiệp đại học Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 1.1.2. Con người Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà… Những nhạc điệu, các lối hát ca trù dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam. Ở Nguyễn Tuân ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết thể hiện tính độc đáo của mình, tự gán cho mình chứng bệnh gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Lối sống phóng túng, tự do của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (2 lần đi tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác như: Hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân là nhà văn biết quí trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông đã lấy cuộc đời cầm bút hơn nữa thế kỉ của mình để chứng mình cho quan điểm ấy. 1.2. Sự nghiệp sáng tác 1.2.1. Quá trình sáng tác và các đề tài chính 1.2.1.1. Trước cách mạng tháng Tám Nguyễn Tuân có một khoảng thời gian thử bút ở một số thể loại trước khi dừng lại và tỏa sáng với tùy bút. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hán học, sáng tác của ông cho đến trước năm 1937, hầu hết được viết theo bút pháp cổ điển. Những sáng tác buổi đầu ấy chưa gây được tiếng vang. Tuy nhiên, có thể bắt gặp ở một số trang viết tiêu biểu như "Giang hồ hành" (thơ), "Vườn xuân lan tạ chủ" (truyện ngắn) những tín hiệu của một phong cách nghệ thuật lớn. Ðó là tinh thần hoài cựu, luôn chăm chút nhặt nhạnh những vẻ đẹp xưa dù đã tàn tạ, cuối mùa; là hệ thống nhân vật tài hoa tài tử, nhuốm chút ngông nghênh kiêu bạc; là lối văn cầu kỳ trúc trắc mà uyên bác hơn người. Ðến 1937, Nguyễn Tuân lại xuất hiện trên các báo với những truyện ngắn hiện thực trào phúng, ở đó thường vỡ ra những tràng cười châm biếm thoải mái, đậm đà Bùi Thanh Tuyền 6 Luận văn tốt nghiệp đại học phong vị dân gian (Ðánh mất ví, Một vụ bắt rượu, Mười năm trời mới gặp lại cố nhân). Tuy nhiên, do trào lưu hiện thực phê phán lúc bấy giờ đã phát triển rất mạnh với nhiều tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao,... cho nên thật không dễ dàng đối với Nguyễn Tuân trong việc tìm một vị trí có hạng trên văn đàn. Vả chăng, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Tuân sớm nhận ra rằng thể loại truyện ngắn vẫn chưa phù hợp với sở trường của mình. Nguyễn Tuân chỉ thực sự công nhận như một phong cách văn chương độc đáo kể từ tùy bút - du ký "Một chuyến đi", năm 1938. Tác phẩm là tập hợp những trang viết từ chuyến du lịch không mất tiền sang Hương Cảng để tham gia thực hiện bộ phim "Cánh đồng ma" một trong những phim đầu tiên của Việt Nam. Nét đặc sắc nhất ở "Một chuyến đi" chính là giọng điệu. Có thể nói đến đây Nguyễn Tuân mới tìm được cách thể hiện giọng điệu riêng, một giọng điệu hết sức phóng túng, linh hoạt đến kỳ ảo: "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa" (Nguyễn Ðăng Mạnh). Nhân vật chính trong tác phẩm là cái "tôi" ngông nghênh kiêu bạc của nhà văn. Một cái "tôi" sau quá nhiều đắng cay tủi cực đã hầu như hoài nghi tất cả, chỉ còn tin ở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cảm xúc sắc sảo và tinh tế của mình tích lũy được trên bước đường xê dịch. Một năm sau, 1939, bằng tập truyện "Vang bóng một thời" Nguyễn Tuân đã vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm gần đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. "Vang bóng một thời" vẽ lại những cái "đẹp xưa" của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. Cũng vào thời ấy, tên đao phủ còn chém người bằng đao, người ta còn đi lại trên đường bằng võng, bằng cáng; vừa đi vừa dềnh dàng đánh cờ bằng miệng. Thời gian hầu như chưa trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với con người, bởi nó còn được đo bằng mùa, bằng tiết. Nhưng những vẻ đẹp có màu sắc truyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một. Ðau đớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân ra sức níu giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cả tấm lòng thành kính. "Vang bóng một thời", vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Từ sau "Vang bóng một thời" đến năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân dần đi vào ngõ cụt. Nếu như ở "Thiếu quê hương" (1940), "Chiếc lư đồng mắt cua" (1941) tuy mải mê với những lạc thú trần tục, cái "tôi" vẫn còn đầy tự trọng và giữ được ý Bùi Thanh Tuyền 7 Luận văn tốt nghiệp đại học thức về bản thân mình thì từ 1942 tình hình có khác đi. Vẫn cái "tôi" ấy nhưng đã có vẻ mất tự tin và niềm tin vào cuộc sống. Trong những năm đen tối này, đời sống tinh thần của Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng ngày càng khủng hoảng sâu sắc. Những trang viết thưa dần. Bên cạnh những đề tài cũ (vẻ đẹp xưa, đời sống trụy lạc), xuất hiện thêm các đề tài mới hướng về thế giới của yêu tinh, ma quỷ. Ngay tiêu đề các tác phẩm: "Xác ngọc lam", "Ðới roi", "Rượu bệnh", "Loạn âm" cũng đủ nói lên tình trạng bế tắc của ngòi bút Nguyễn Tuân thời kì này. Dõi theo quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, thật dễ nhận ra sự thay đổi rõ rệt về tư tưởng nghệ thuật, nhất là từ "Vang bóng một thời" trở về sau. Ðiều này hoàn toàn có thể lý giải được nếu nhìn vào quy luật của chủ nghĩa lãng mạn: bao giờ cũng khởi đầu thật ấn tượng bằng việc khám phá và đề cao cái "tôi" cá nhân, để rồi sau giây phút choáng ngợp ấy tất cả vụt trở nên nhỏ nhoi, trống vắng và buồn chán đến nao lòng. Dẫu sao, những trang viết của Nguyễn Tuân vẫn luôn được đón nhận bằng thái độ trân trọng và thông cảm sâu sắc; bởi độc giả nhận ra ở đấy một tấm lòng chân thành, cả trong những thời điểm khắc nghiệt nhất. 1.2.1.2. Sau cách mạng tháng Tám Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, ngoài một vài tùy bút ngắn ghi lại tâm trạng vừa hoang mang vừa đầy ắp hy vọng của một trí thức tự "lột xác" để dấn thân vào cuộc đời mới (Vô đề, Ngày đầy tuổi tôi Cách mệnh), Nguyễn Tuân còn có "Chùa Ðàn" một tác phẩm được viết khá công phu và đầy tâm huyết. "Chùa Ðàn" là truyện về một nhân vật mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ đến tàn nhẫn; nhưng từ sau 1945, như được uống liều thuốc cải lão hoàn đồng, tự cải tạo vươn lên thành con người mới, sống chan hòa với xung quanh. Có nhiều ý kiến đánh giá chưa thật thống nhất đối với tác phẩm này. Mới đọc qua, dễ có ấn tượng về một quá trình đổi thay có vẻ giản đơn, công thức. Nhưng nếu xem xét tác phẩm trong cả quá trình sáng tác của nhà văn thì không thể không công nhận “Chùa Đàn” là một cố gắn đáng trân trọng. Tiếp theo, hai tập tùy bút: "Ðường vui" (1949) và "Tình chiến dịch" (1950) ghi nhận chuyển biến thật sự sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Tuân. Ðáp lời kêu gọi của Ðảng, Nguyễn Tuân hăng hái xốc ba lô lên vai dấn thân khắp các nẻo đường chiến dịch. Cái "tôi" giờ đây không còn phá phách, ngông nghênh nữa mà rưng rưng hòa nhập, sẻ chia với đồng bào đồng chí. Giọng điệu văn chương trở nên sôi nổi tin yêu, tràn ngập một tình cảm chân thành đến hồn nhiên đối với quê hương đất nước, với Cách mạng và kháng chiến. Ngỡ như sau phút dừng chân bên đường để định phương hướng, Nguyễn Tuân lại tiếp tục bôn ba trên hành trình đi tìm cái Ðẹp, cái Thật. Có Bùi Thanh Tuyền 8 Luận văn tốt nghiệp đại học điều khác là những giá trị ấy giờ đây không phải mất công tìm kiếm ở cõi quá vãng hoặc vô hình nào mà hiện hữu ngay trong cuộc đời thực đang từng giây từng phút sinh sôi cuồn cuộn trước mắt. Nguyễn Tuân như chuếnh choáng say sưa trước niềm hạnh phúc vô biên ấy. Ông vốc từng vốc lớn chất liệu hiện thực và bày biện một cách hết sức tài hoa, tinh vi lên trang viết để thết đãi cả nhân dân mình. Hàng loạt tùy bút đặc sắc ra đời trong mạch cảm hứng ấy: “Phở”, “Cây Hà Nội”, “Con rùa thủ đô”, “Tìm hiểu Sê Khốp”… "Sông Ðà", viết từ 1958 đến 1960, là cái mốc quan trọng, đỉnh cao mới trong sáng tác của Nguyễn Tuân từ sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm như một dòng thác lớn thanh âm ngôn ngữ, cảm xúc, tư tưởng được khơi đúng nguồn mạch chính, hệt con sông Ðà "hung bạo và trữ tình", chảy băng băng qua vùng Tây Bắc hùng vĩ và ngạo nghễ với thời gian. Ðọc "Sông Ðà" thấy trữ lượng cái Ðẹp, chất "vàng mười" của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc sống mới quả là nhiều vô kể. Cánh cửa tâm hồn tài hoa, lãng tử của Nguyễn Tuân như mở toang ra cái Đẹp ùa vào: “Ðời sống Tây Bắc ngày nay là một tấm lòng tin tưởng không bờ bến, tin mình tin người, mấy chục dân tộc miền cao và đồng bằng tin cậy lẫn nhau, và nhất là tin chắc vào cái chế độ đẹp sáng do tay mình đắp cao mãi lên trên chỗ cao nguyên tiềm tàng sức sống này”. Từ sau "Sông Ðà", Nguyễn Tuân tiếp tục đi và viết nhiều, chủ yếu vẫn ở thể tùy bút, được tập trung in trong các tác phẩm tiêu biểu: "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" (1972), "Ký" (1976), "Hương vị và cảnh sắc đất nước" (1978). Nhìn chung, sáng tác thời kỳ này có thể phân thành hai mảng chính: mảng thứ nhất viết về tình cảm Bắc - Nam và đấu tranh chống Mỹ - Ngụy chia cắt đất nước; mảng thứ hai tiếp tục khai thác vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, của truyền thống văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Công cuộc chống Mỹ đã đưa dân tộc ta lên tầm cao của thời đại mới. Tinh thần quyết thắng từ tầm cao lịch sử ấy là âm hưởng chung của văn học thời kỳ này. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân đã thể hiện tinh thần ấy theo một cách riêng. Dưới ngòi bút của ông, người Việt Nam vừa đánh Mỹ vừa sản xuất trong tư thế ung dung, sang trọng và đầy tài hoa, tư thế của một dân tộc không chỉ giành được chính nghĩa trong chiến đấu giữ nước mà còn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Nhiều bài ký khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước một sức bút kỳ lạ với vốn sống ngồn ngộn, tinh tế, vừa đầy ắp liên tưởng bất ngờ, thú vị vừa nóng hổi tính thời sự. Giai đoạn này, bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai như lọt vào đúng tầm ngắm của Nguyễn Tuân. Sự đối lập rõ rệt giữa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta với dã tâm của kẻ thù tạo nên nguồn cảm hứng lớn cho sáng tác. Ông đã nã những phát cực kỳ lợi hại, bóc trần bản chất xảo quyệt của chúng, dù được chúng ngụy trang rất khéo léo góp phần động viên và tăng cường nhận thức của quần chúng về chiến tranh chống mỹ cứu nước. Bùi Thanh Tuyền 9 Luận văn tốt nghiệp đại học 1.2.2. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước cách mạng tháng tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân điều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mỹ thuật. Trước cách mạng tháng tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là “vang bóng một thời”. Sau cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch” vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mỹ, của gió, của bão, núi cao, rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội… Nguyễn Tuân cũng là con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do, phóng túng và sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu. Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triễn của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau cách mạng tháng tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi quan trọng, ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện phong cách nghệ thuật, nghệ sĩ. Nhưng giờ đây, ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân loại đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. 1.2.3. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân Trước 1945: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943),Nguyễn (1945). Sau 1945 : Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994). Bùi Thanh Tuyền 10 Luận văn tốt nghiệp đại học 1.3. Vị trí và đóng góp của Nguyễn tuân trong văn học 1.3.1. Vị trí Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng với tầm cỡ nhà văn lớn (sách giáo khoa hiện hành sếp ông là một trong chin tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại). Nói đến ông người ta nghĩ ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo, không thể tưởng tượng nổi sự lạnh lẽo, tiêu điều tới mức nào nếu đại ngàn văn chương dân tộc thiếu vắng những nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy như nhà văn Nguyễn Tuân. Cho đến nay và mãi mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. “Ông là một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX” (Nguyễn Đình Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. sáng tác của ông tồn tại vừa như giá trị thẩm mỹ, độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên các giá trị mới. 1.3.2. Đóng góp Nhà văn đã đóng góp cho văn học nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ với những tác phẩm vẫn còn giá trị sau này. Và đỉnh cao là những bài tùy bút với phong cách riêng biệt không lẫn với bất cứ cây bút nào. Ông cũng được coi là một trong ba nhà văn (cùng với Tố Hữu và Xuân Diệu) sớm có những tác phẩm ngay trong những ngày đầu độc lập của dân tộc. Gần 50 năm hoạt động văn học liên tục, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam hiện đại. Với phong cách nghệ thuật độc đáo, trình độ sử dụng tiếng Việt điêu luyện. Tùy bút là sở trường và chiếm số lượng lớn nhất trong văn nghiệp của ông cũng là phần in dấu đậm nét hơn cả cái “tôi” độc đáo của nhà văn. Tùy bút của ông thấm đượm văn hóa Đông Tây, không chỉ thấu hiểu triết lí mà còn thấm cả đạo lí, dù hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước, với làng xóm, thấy mình có gốc rể từ lịch sử. CHƯƠNG 2: DẠY HỌC TÁC GIA – TÁC PHẨM NGUYỄN TUÂN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Dạy học văn học sử trong trường THPT 2.1.1. Tại sao phải dạy văn học sử? Do Sách giáo khoa hiện nay biên soạn theo quan điểm “tam thể nhất hợp”, không theo một giai đoạn văn học nào. Vì vậy, giáo viên thường “băm nát” tác phẩm để tìm Bùi Thanh Tuyền 11 Luận văn tốt nghiệp đại học cái tích hợp trong đó mà quên đi giá trị tư tưởng của tác phẩm. chính vì thế mà khi làm bài học sinh gặp rất nhiều khó khăn và mắc nhiều lỗi về phân tích như: chép lại nguyên bản bài văn mẩu, phân tích qua loa hoàn cảnh ra đời của tác phẩm hay đưa tác phẩm về thời hiện tại để phân tích… Vậy nên phải dạy văn học sử. Dạy để học sinh nắm được hoàn cảnh xã hội mà tác phẩm đó ra đời, thấy được giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gấm vào tác phẩm đó… 2.1.2. Nguyên tắc dạy văn học sử * Dạy học văn học sử phải giúp học sinh nhận biết được quá trình lịch sử phát triển lịch sử dân tộc với các “mốc” tiêu biểu có tính kế thừa và phát triển của quá trình đó Cơ sở của nguyên tắc này là tính lịch đại của sự tiến bộ văn học. Vận dụng nguyên tắc này sẽ vận dụng được với việc dạy lí luận văn học và tác phẩm văn học. Tính lịch đại của kiến thức văn học sử có tác dụng chi phối rất lớn đến các phương pháp dạy học, tổ chức dạy học. Trình bày kiến thức theo thời gian có tính chất kể chuyện, thường làm cho học sinh thích thú hơn. Thường thường, có thể vận dụng nguyên tắc này vào việc trình bày lịch sử xã hội, cuộc đời nhà văn, tóm tắt cốt truyện của tác phẩm… Vận dụng nguyên tắc theo qúa trình, đòi hỏi phải biết liên kết sự kiện, chú ý đến các sự kiện có tình huống, đặc biệt xác định các “mốc” của quá trình. Đối với lịch sử xã hội của giai đoạn, đó là các “mốc” biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, về đấu tranh giai cấp. Đối với cuộc đời nhà văn, đó là các “mốc” về ngày sinh, ngày mất, quá trình trưởng thành, sự biến đổi về tư tưởng, các “mốc” về sáng tác thể hiện về chất lượng sáng tác, đặc biệt là “mốc” của tác phẩm đỉnh cao tiêu biểu cho thời đại, thể hiện sự nối tiếp và phát triển của quá trình văn học. Việc dạy học văn học sử theo nguyên tắc lịch đại phải kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc đồng đại thường được vận dụng khi phân tích tình hình văn học giai đoạn, sự nghiệp nhà văn, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. * Dạy học văn học sử phải luôn quán triệt quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong việc phân tích, đánh giá hiện tượng văn học Vận dụng nguyên tắc này vào dạy học văn học sử không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn lí giải kiến thức, bồi dưỡng quan điểm văn học sử, tức là bồi dưỡng một mặt quan trọng của năng lực nghiên cứu qua học tập văn học sử. Dạy về lịch sử của thời đại, ở các sự kiện quan trọng, giáo viên dự báo đó là cơ sở của sự xuất hiện các sự kiện văn học nào sau này. Thí dụ: Giới thiệu lịch sử giai Bùi Thanh Tuyền 12 Luận văn tốt nghiệp đại học đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, dừng lâu ở sự kiện: - Hai lần chống nhà Tống, ba lần chống nhà Nguyên, một lần chống nhà minh. Giáo viên gây xúc cảm lịch sử và hướng về các sáng tác xuất hiện trên cơ sở sự kiện này như “Bạch Đằng giang phú”, “Cáo bình Ngô”… Cảm hứng chủ yếu của các tác phẩm này là cảm hứng dân tộc. Khi dạy các bài văn này, sau khi học sinh có cảm xúc học văn, giáo viên trở lại với cảm xúc lịch sử đã có ấn tượng từ trước. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thay nhau phát triển tác dụng. Giáo viên lúc đầu nói đến ảnh hưởng của các đạo này đối với văn học qua các bài giảng văn sẽ học. Khi dạy các bài văn này, lại trở lại với nội dung, quan điểm của các đạo nói trên. Như vậy, quán triệt mối quan hệ qua lại giữa các cuộc đấu tranh của dân tộc và văn học, văn học và tôn giáo, chính là quán triệt nguyên lí. Cơ sở xã hội quyết định sự ra đời của văn học, văn học còn chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức khác. Dạy văn học 1930 – 1945 của thế kỷ XX mà có ý thức giải thích rằng các tương quan giai cấp của xã hội, thái độ của giai cấp đối với phong kiến, đế quốc là cơ sở của sự phát triển của ba dòng văn học, nêu rõ tác dụng của từng dòng đối với nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc và phong kiến cũng là quán triệt mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Dạy về tác gia Nguyễn Tuân mà tìm hiểu được các mâu thuẩn trong đời tư và quan điểm sáng tác, sự biến đổi về quan điểm sáng tác của nhà văn từ giai đoạn sáng tác trước cách mạng và sau cách mạng qua việc nhà văn đã tự điều chỉnh những quan điểm cũ của mình để tiếp thu quan điểm sáng tác mới tức là quán triệt quan điểm duy vật biện chứng: Sự vật luôn luôn phát triển từ động lực của mâu thuẩn. * Dạy học văn học sử phải kết hợp một cách thường xuyên việc rèn luyện năng lực phân tích – tổng hợp cho học sinh Cơ sở của nguyên tắc này là lô gic của nội dung bài học văn học sử và đặc điểm tư duy tiếp nhận văn bản khoa học. Thực hiện nguyên tắc dạy học này có tác dụng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, giúp học sinh biết cách tiếp nhận luận điểm của văn học sử và hiểu bài, nhớ bài một cách có hệ thống. Phát hiện một luận điểm rồi gợi mở cho học sinh phân tích luận điểm, giải thích luận điểm và tìm dẫn chứng thích hợp là rèn luyện năng lực đi từ khái quát đến cụ thể trong tư duy, đi từ tổng hợp đến phân tích. Bùi Thanh Tuyền 13 Luận văn tốt nghiệp đại học Phát hiện chùm dẫn chứng rồi gợi mở cho học sinh phân tích dẫn chứng để đi đến một luận điểm là rèn luyện năng lực từ cụ thể đến khái quát trong tư duy, tức là đi từ phân tích đến tổng hợp. Phân tích và tổng hợp kết hợp một cách thường xuyên trong việc truyền thụ tri thức văn học sử một cách lô gic tạo thành một nếp tư duy tiếp nhận văn học sử của học sinh sẽ có tác dụng đối với việc nâng cao hiệu quả giờ học. Mối quan hệ giữa phân tích – khái quát (tổng hợp) không chỉ vận dụng đối với từng luận điểm mà còn đối với cả bài học, vì cấu trúc bài học luôn theo quy trình tổng – phân – hợp: đi từ tiếp nhận bước đầu dàn ý văn bản, rồi qua phân tích từng phần đi đến kết luận. Đây là một yêu cầu rất quan trọng của bài văn học sử, ít được giáo viên chú ý. * Dạy học văn học sử là dạy tri thức mang tính tích hợp, từ đó cần kết hợp việc dạy văn học sử với lí thuyết văn học, dạy tác phẩm, dạy làm văn Cơ sở của nguyên tắc này là tính tích hợp, tính chủ đạo của phân môn văn học sử. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của bộ môn mà lâu nay giáo viên ít quan tâm. Sức mạnh tổng hợp cần tạo ra đó là xuất phát từ bản chất liên kết của các tri thức văn học. Thực hiện nguyên tắc này cũng chính là quán triệt dạy văn học sử mang tính hệ thống, tính liên môn. Lí luận văn học là công cụ để phân tích giai đoạn văn học, thí dụ như quan điểm về phản ánh và đánh giá hiện thực, quan điểm về nội dung và hình thức văn học, quan điểm về tính kế thừa và phát triển văn học… Từ sự vận dụng trong từng bài học lí luận cũng là cái đích tổng kết, khái quát sau mổi bài học về giai đoạn. Lí luận văn học cũng là công cụ để phân tích tác gia văn học, thí dụ như quan điểm về cá tính sáng tạo, về phong cách, về trường phái… từ sự vận dụng trong từng bài dạy về tác giả, lí luận cũng là cái đích tổng kết, khái quát, tạo nên một yếu tố của hiệu quả học văn học sử về tác gia. Cũng như thế, dạy học văn học sử về tác phẩm cũng phải vận dụng các quan điểm lí luận về tác phẩm. Văn học sử được tiếp nhận luôn luôn gắn việc nhận thức luận điểm với các dẫn chứng minh họa, từ lẻ tẻ, trích dẫn đến hoàn chỉnh, tức là đến lúc học giảng văn. Vì vậy, khi dạy văn học sử là đã đề cập tác phẩm hay ít nhất cũng đã là hướng về tác phẩm. Các luận điểm, các tổng kết văn học sử thường là các đề tài ứng dụng văn học sử trong tập làm văn; đó là chưa nói đến việc lập dàn ý, một kĩ năng quan trọng của tập Bùi Thanh Tuyền 14 Luận văn tốt nghiệp đại học làm văn phải được rèn luyện thường xuyên qua biện pháp dàn ý hóa bài văn học sử khi dạy học văn học sử. * Bài văn học sử gắn liền với lịch sử xã hội phải đạt được yêu cầu giáo dục truyền thống văn học và truyền thống dân tộc Quán triệt nguyên tắt này trong việc dạy học văn sử là quán triệt sức mạnh đào tạo kết hợp với giáo dục lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo cho học sinh. Bản thân nội dung văn học sử về giai đoạn xã hội và quá trình văn học đã mang tính truyền thống được phất triển từ thấp đến cao của dân tộc ta. Dạy văn học sử theo đúng yêu cầu tiếp nhận tất sẽ đạt được yêu cầu giáo dục. Đức dục là kết quả của trí dục, trí dục phải đi đến đức dục, trí dục nân lên độ khái quát cao sẽ thành giáo dục quan điểm, giáo dục nhân cách. Một đặc điểm cần quán triệt là truyền thống văn học Việt Nam với hai chủ đề yêu nước và nhân văn gắn chặt qua thời kì lịch sử với truyền thống đấu tranh giữ nước và dựng nước của nhân dân ta. Dạy văn học sử kết hợp tính liên kết theo quan điểm lịch đại, có ý thức hồi cố và dự báo là một điều kiện để giáo dục truyền thống. Cần tận dụng quá trình văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV để giảng dạy truyền thống yêu nước chống phong kiến xâm lược. Văn học từ sau thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX là cơ sở giáo dục truyền thống nhân văn trong văn học. Đành rằng tư tưởng yêu nước và nhân văn ở mỗi giai đoạn không hoàn toàn tách rời nhau. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975, văn học phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1954 đến 1975) ở miền Bắc là cơ sở tư liệu để giáo dục truyền thống dựng nước. Từ 1945 đến 1975, song song với giáo dục truyền thống dựng nước, văn học Việt Nam phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lãng mạn cách mạng trong truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm qua quá trình văn học mang tính sử thi. Ý thức về giáo dục truyền thống qua văn học sử bắt nguồn thừ ý thức dân tộc, từ tam can của người giáo viên văn học, từ lòng tin và tự hào về sức mạnh của dân tộc và sự tiến bộ văn học của dân tộc. 2.1.3. Những hoạt động dạy học trong giờ văn học sử 2.1.3.1. Học sinh “làm việc với giáo khoa” “Làm việc với giáo khoa” rèn luyện cho học sinh những năng lực nghiên cứu, năng lực tự học theo giáo khoa. Hoạt động này tận dụng sách giáo khoa đã có của học sinh, khuyến khích mỗi em có một bộ sách giáo khoa, khắc phục tình trạng “thiếu kiến Bùi Thanh Tuyền 15 Luận văn tốt nghiệp đại học thức nhưng thừa giáo khoa”. “Làm việc với giáo khoa” đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị bài văn học sử theo nếp: đọc giáo khoa, dàn ý hóa kiến thức bài học, nêu thắc mắc. “Làm việc với giáo khoa” có thể vận dụng qua các biện pháp sau: học sinh dàn ý hóa giáo khoa, học sinh đọc giáo khoa, học sinh phát hiện luận điểm và dẫn chứng minh họa cho luận điểm, học sinh thắc mắc về nội dung và cấu trúc giáo khoa, học sinh làm lại dàn ý giáo khoa một cách chi tiết sau giờ học, học sinh học bài theo sách giáo khoa… Các biện pháp này, có thể thực hiện theo sự gợi ý của giáo viên, có thể do giáo viên thuyết giảng độc thoại hoặc có thể cho học sinh làm bài tập ở nhà. 2.1.3.2. Dạy học nêu vấn đề Hoạt động này có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau: khuyến khích học sinh nêu thắc mắc qua từng phần bài học, tổ chức tranh luận trên thắc mắc, diễn đạt nội dung kiến thức trình bày theo lối tường thuật thành hình thức đặt ra các câu hỏi, v.v… Giáo viên có thể nêu vấn đề và thuyết giảng giải quyết vấn đề khi cần thiết. các vấn đề lớn đặt ra cần được giáo viên gợi mở để học sinh giải quyết; một số vấn đề có thể cho học sinh nghiên cứu, giải quyết ở nhà. Khác với giảng văn, kiến thức văn học đã được khẳng định và tường minh trên các tiêu đề, các nhận định của bài học. việc chuyển các khái niệm, các nhận định đó thành “vấn đề” khi nó có “tình huống”, tức là ở đó, có thể có những quan niệm khác nhau. 2.1.3.4. Kể chuyện có nghệ thuật Trong bài văn học sử về tác giả, mở đầu bao giờ cũng là tiểu sử nhà văn thường được kể lại theo trình tự diễn biến của các sự kiện. Trong bài văn học học sử về tác phẩm (truyện văn xuôi, thơ, khúc ngâm…) không có bài nào lại không có một phần quan trọng là tóm tắt cốt truyện hoặc là diễn biến sự kiện, hoặc là diễn biến tấm trạng. Các bộ phận tri thức nói trên có thể được tiếp nhận bằng kể chuyện hay trần thuật có nghệ thuật. Kể chuyện hay trần thuật có nghệ thuật là một cách biểu cảm mang tính nghệ thuật, đem đến cho giờ lịch sử văn chương sự truyền cảm, gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên văn cần rèn luyện năng lực kể chuyện hay trần thuật có nghệ thuật. Kể chuyện và trần thuật có nghệ thuật, nếu có xen vào đôi lời bình gắn với nội dung của các phần tiếp theo về nội dung và hình thức văn học, sẽ gợi được hứng thú cho học sinh hướng về các kiến thức tiếp theo. Bùi Thanh Tuyền 16 Luận văn tốt nghiệp đại học Kể chuyện hay trần thuật không phải là đi vào đầy đủ các chi tiết của chuyện mà là chọn các chi tiết chính, các diễn biến, các nút câu chuyện có liên quan đến các phần sắp học. Kể chuyện và trần thuật đòi hỏi khả năng tóm tắt sự kiện, nắm bắt diễn biến và một nghệ thuật kể truyện tự nhiên, hỗ trợ bằng chút ngữ điệu và không phụ thuộc vào sách. Hoạt động này cần được học sinh thực hiện sau khi được chuẩn bị ở nhà, tuy nhiên, cũng có lúc, giáo viên thực hiện. 2.1.3.4. Đồ dùng trực quan Sử dụng trực quan không thể thay thế hoàn toàn việc truyền đạt đầy đủ một kiến thức văn học sử. Tuy vậy, nó có tác dụng hỗ trợ rất lớn với các phương pháp khác. Trực quan văn học sử có thể bằng tranh ảnh về lịch sử xã hội, về chiến công dân tộc, về tác gia… Đôi lúc, việc tham quan các di tích văn học, tham dự lễ hội truyền thống, tiếp xúc với các tác giả còn sống cũng giúp cho việc nắm vững thêm kiến thức văn học sử. Ngoài ra, có khi dùng sơ đồ để ôn tập, đường biểu diễn để mô tả các giai đoạn của văn hóa, cuộc đời nhà văn, cốt truyện tác phẩm. các biện pháp trực quan kèm theo lời bình gắn với nội dung bài văn học sử sẽ gây được ấn tượng văn học sử lâu bền trong học sinh. Không có một phương pháp độc tôn, vạn năng nào cho môn văn học sử. Trong một bài văn học sử, cần kết hợp các phương pháp một cách sinh động để có thể thay đổi hoạt động của học sinh, gây hứng thú đối với bài học. 2.2. Dạy học hợp tác 2.2.1. Học tập hợp tác là gì? Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt những mục tiêu chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và đồng thời cho cả các thành viên của nhóm. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Câu thành ngữ này rất đúng trong bối cảnh lớp học. Làm việc hợp tác theo nhóm là một phần quan trọng để tạo ra một lớp học hiệu quả. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là việc học sinh “làm việc cùng nhau” mà là cùng hợp tác học tập. Mục tiêu chính yếu của làm việc nhóm là giúp học sinh chủ động học tập để đạt được một mục tiêu học tập chung. Việc tạo nhóm như vậy cho phép học sinh làm việc cùng nhau để tối ưu hóa việc học tập của mình và của các bạn khác trong nhóm. “Trong một tình huống học tập hợp tác, quá trình tương tác được đặc trưng bởi sự tương thuộc giữa mục tiêu tích cực và trách nhiệm cá nhân”. (Johnson & Johnson, 1998). Bùi Thanh Tuyền 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng