Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây lên tập tính và lượng ăn vào của bò...

Tài liệu Khảo sát ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây lên tập tính và lượng ăn vào của bò

.PDF
69
115
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG VÕ HIỆP PHỐ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CHIỀU DÀI CỎ LÔNG TÂY LÊN TẬP TÍNH VÀ LƯỢNG ĂN VÀO CỦA BÒ Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Cần Thơ, 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CHIỀU DÀI CỎ LÔNG TÂY LÊN TẬP TÍNH VÀ LƯỢNG ĂN VÀO CỦA BÒ Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Quảng Đồ Sinh viên thực hiện: Võ Hiệp Phố MSSV: LT10067 Lớp: Chăn nuôi K36 Cần Thơ, 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI ------o0o------ Đề tài: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CHIỀU DÀI CỎ LÔNG TÂY LÊN TẬP TÍNH VÀ LƯỢNG ĂN VÀO CỦA BÒ Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012 DUYỆT BỘ MÔN TS. HỒ QUẢNG ĐỒ Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các Thầy Cô trong Bộ Môn Chăn Nuôi. Tôi tên Võ Hiệp Phố, MSSV: LT10067 là sinh viên lớp Chăn Nuôi Thú Y Khóa 36 (2010 - 2012). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ tạp chí khoa học hay luận văn khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ Môn. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Sinh viên thực hiện Võ Hiệp Phố i LỜI CẢM ƠN Học tập là khát khao, là lý tưởng mà tôi không ngừng phấn đấu. Học đại học, sau đại học… là niềm vinh dự đối với cá nhân tôi. Tình thương yêu của gia đình, lòng nhân ái, sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và tất cả mọi người xung quanh chính là động lực to lớn nhất của tôi. Xin được gửi đến Cha Mẹ vinh dự này, vì Cha Mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con nên người. Cha Mẹ là niềm tin và tạo mọi điều kiện cho tôi có đủ hành trang bước vào trường Đại học. Cha Mẹ đã cho tôi cơ hội được học tập, tiếp thu những tri thức khoa học để có thể góp một phần công sức vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy TS. Hồ Quảng Đồ đã dạy bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú y đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy cố vấn học tập Trương Chí Sơn đã dành cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành biết ơn anh ThS. Võ Văn Song Toàn (Viện Công nghệ Sinh học – Đại Học Cần Thơ) và gia đình chú Phan Văn Việt (chú Tư) đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 36 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong hai năm qua. ii TÓM LƯỢC Đề tài thí nghiệm “Khảo sát ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây lên tập tính và lượng ăn vào của bò ” được tiến hành tại trại bò của ông Phan Văn Việt, Tổ 7 ấp Phú Long, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời tiến hành phân tích mẩu kiểm tra số liệu tại phòng Chăn nuôi Chuyên khoa E103 - Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể hình vuông Latin (3x3) với 3 nghiệm thức, 3 giai đoạn, 3 bò Lai Sind đực khoảng 2,5 năm tuổi có trọng lượng ban đầu trung bình từ 150kg – 170kg. Mỗi giai đoạn bò được cho ăn một nghiêm thức /1 bò, kéo dài 15 ngày / NT (12 ngày để cho bò quen với thức ăn, đồng thời ghi lại lượng ăn vào của bò) ngày thứ 13, 14, 15 để theo dõi ghi chép các tập tính (theo dõi liên tục/giai đoạn thí nghiệm) ở các nghiệm thức. Ba nghiệm thức trong thí nghiệm gồm: Nghiệm thức 1: Cỏ lông tây được cắt với kích cỡ 10cm; Nghiệm thức 2: Cỏ lông tây được cắt với kích cỡ 20cm; Nghiệm thức 3: Cỏ lông tây để dài thô. Bò được cho ăn thành 3 buổi lúc 06 giờ; 12 giờ và 18 giờ, cỏ lông tây được cắt xung quanh trại và cắt theo từng nghiệm thức. Qua thí nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Lượng DM ăn vào (P<0,05) ở nghiệm thức 1 (cỏ lông tây cắt ngắn 10cm) là 4,50 kg/con/ngày, nhiều hơn nghiệm thức 2 là 4,15 kg/con/ngày và nghiệm thức 3 là 3,62 kg/con/ngày. Lượng CP ăn vào (P<0,05) ở nghiệm thức 1 (cỏ lông tây cắt ngắn 10cm) là 0,45 kg/con/ngày, nhiều hơn nghiệm thức 2 là 0,42 kg/con/ngày và nghiệm thức 3 là 0,39 kg/con/ngày. Lượng NDF ăn vào (P<0,05) ở nghiệm thức 1 (cỏ lông tây cắt ngắn 10cm) là 2,97 kg/con/ngày, nhiều hơn nghiệm thức 2 là 2,74 kg/con/ngày và nghiệm thức 3 là 2,39 kg/con/ngày Kết quả theo dõi ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây đến tập tính của bò Động tác ăn (lấy thức ăn) của bò ở nghiệm thức 1 là 85,11(lần/ngày) ít hơn nhiều so với số lần lấy thức ăn của bò ở nghiệm thức 3 là 98,56 (lần/ngày), giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (P<0,05). Hoạt động nghỉ ngơi (hoạt động đứng nghỉ và nằm nghỉ) của bò cho thấy số lần đứng nghỉ của bò ở nghiệm thức 1 là 20,33 (lần/ngày) và nằm nghỉ là 60,67 (lần/ngày) nhiều hơn so với hoạt động đứng nghỉ ở nghiệm thức 3 là 10,56 (lần/ngày) và nằm nghỉ là 56,00 (lần/ngày), giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (P<0,05). Hoạt động nằm nhai lại ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Ở nghiệm thức 1 là 78,89 (lần/ngày) nhiều hơn so với nghiệm thức 3 là 61,67 (lần/ngày), giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (P<0,05). Hoạt động đứng nhai lại ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau, ở nghiệm thức 1 là 28,22 (lần/ngày) nhiều hơn so với nghiệm thức 3 là 26,22 (lần/ngày), tuy vậy sự khác nhau kể trên không có ý nghĩa. Các hoạt động khác như: uống nước, đi phân, đi tiểu, tự chăm sóc có sự khác nhau giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa (P>0,05). iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii TÓM LƯỢC ..........................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. ix DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................. x Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................... 1 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 2 2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG BÒ PHỔ BIẾN............................................... 2 2.1.1 Bò Vàng Việt Nam ........................................................................................ 2 2.1.2 Bò lai Sind ..................................................................................................... 3 2.1.3 Bò Sind .......................................................................................................... 3 2.1.4 Bò Sahiwal..................................................................................................... 4 2.1.5 Bò Brahman................................................................................................... 5 2.1.6 Bò Droughtmaster ......................................................................................... 5 2.2 ĐẶC THÙ TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ....................................... 6 2.2.1 Đặt điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại........................................................... 6 2.2.1.1 Miệng ......................................................................................................... 6 2.2.1.2 Thực quản ................................................................................................... 6 2.2.1.3 Dạ dày và rãnh thực quản ........................................................................... 7 2.2.1.4 Ruột non ..................................................................................................... 9 2.2.1.5 Ruột già ...................................................................................................... 9 2.2.2 Hệ sinh vật dạ cỏ ........................................................................................... 9 2.2.2.1 Vi khuẩn (Bacteria).................................................................................. 10 2.2.2.2 Động vật nguyên sinh (Protozoa) ............................................................ 11 2.2.2.3 Nấm (Fungi) ............................................................................................. 12 2.2.2.4 Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ ........................................ 12 2.2.2.5 Điều hòa hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ................................................. 14 2.2.3 Quá trình tiêu hóa ở gia súc nhai lại............................................................ 14 2.2.3.1 Vai trò của pH trong dạ cỏ ....................................................................... 15 2.2.3.2 Vai trò của NH3 trong quá trình lên men dịch dạ cỏ ................................ 16 2.2.4 Quá trình tiêu hóa thức ăn .......................................................................... 16 2.2.4.1 Sự nhai lại và tiêu hóa cơ học .................................................................. 16 2.2.4.2 Quá trình tiêu hóa các thành phần của thức ăn ........................................ 17 iv 2.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN ......... 21 2.3.1 Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng tỉ lệ tiêu hóa in vivo ...................... 21 2.3.2 Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng tỉ lệ tiêu hóa in vitro ...................... 21 2.4 MỘT SỐ TẬP TÍNH THƯỜNG GẶP TRONG CHĂN NUÔI .................... 21 2.5 THỰC LIỆU DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM .............................................. 23 Chương 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................... 24 3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm .................................................................. 24 3.1.1 Địa điểm ...................................................................................................... 24 3.1.2 Thời gian ..................................................................................................... 24 3.2 Phương tiện thí nghiệm .................................................................................. 24 3.2.1 Động vật thí nghiệm .................................................................................... 24 3.2.2 Chuồng trại .................................................................................................. 24 3.2.3 Thức ăn thí nghiệm...................................................................................... 24 3.2.4 Dụng cụ thí nghiệm ..................................................................................... 24 3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm................................................................. 25 3.3.1 Bố trí thí nghiệm.......................................................................................... 25 3.3.2 Cách cho ăn ................................................................................................. 27 3.3.3 Các lấy mẫu và thời gian lấy mẫu ............................................................... 27 3.4 Cách xác định chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 27 3.4.1 Phương pháp xác định lượng thức ăn ăn vào .............................................. 27 3.4.2 Phương pháp quan sát tập tính cơ bản của bò ............................................. 27 3.5 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................. 27 Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 28 4.1 Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông tây dùng trong thí nghiệm (%) ............ 28 4.2 Đánh giá lượng ăn vào (kg/con/ngày) của bò ở các nghiệm thức ................. 28 4.3 Ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm.................................................................................................................. 30 4.4 Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng DM ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ................................................................................................. 31 4.5 Ảnh hưởng của lượng DM ăn vào/100 kg thể trọng đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ................................................................................................. 32 4.6 Đánh giá ảnh hưởng của CP ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm .................................................................................................................. 34 4.7 Đánh giá ảnh hưởng của NDF ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm .................................................................................................................. 35 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 37 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 37 5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Bò Vàng Việt Nam ................................................................................. 2 Hình 2.2: Bò lai Sind ............................................................................................. 3 Hình 2.3: Bò Sind ................................................................................................... 4 Hình 2.4: Bò Sahiwal ............................................................................................. 4 Hình 2.5: Bò Brahman ........................................................................................... 5 Hình 2.6: Bò Droughtmaster .................................................................................. 5 Hình 2.7: Cấu tạo đường tiêu hóa của gia súc nhai lại .......................................... 6 Hình 2.8: Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại ................................................. 7 Hình 2.9: Liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ ................... 14 Hình 2.10: Cỏ lông tây ......................................................................................... 23 Hình 3.1 : Ô chuồng nuôi bò thí nghiệm .............................................................. 24 Hình 3.2 : Nghiệm thức 1 (NT1) cỏ lông tây chiều dài 10 cm............................. 25 Hình 3.3 : Nghiệm thức 2 (NT2) cỏ lông tây chiều dài 20 cm............................. 25 Hình 3.4 : Nghiệm thức 3 (NT3) cỏ lông tây dài thô ........................................... 26 Hình 3.5 : Ô chuồng bố trí thí nghiệm ................................................................. 26 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Một số tập tính thường gặp trong chăn nuôi gia súc nhai lại............... 22 Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây (%).......... 23 Bảng 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................... 26 Bảng 3.2: Mẩu bảng quan sát tập tính .................................................................. 27 Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông tây dùng trong thí nghiệm (%) .. 28 Bảng 4.2: Lượng ăn vào (kg/con/ngày) của bò ở các nghiệm thức...................... 28 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ................................................................................................. 30 Bảng 4.4: Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng DM ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ................................................................................................. 31 Bảng 4.5: Đánh giá ảnh hưởng của lượng DM ăn vào/100 kg thể trọng đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm................................................................... 33 Bảng 4.6: Đánh giá ảnh hưởng của CP ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ............................................................................................................ 34 Bảng 4.7: Đánh giá ảnh hưởng của NDF ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ............................................................................................................ 35 vii DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Lượng ăn vào của bò (kg/con/ngày) ở các nghiệm thức ................... 29 Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tập tính của bò thí nghiệm ............................................................................................................ 30 Biểu đồ 3: Đánh giá sự ảnh hưởng của lượng DM ăn vào đến tập tính của bò thí nghiệm ........................................................................................................ 32 Biểu đồ 4 : Ảnh hưởng của lượng DM ăn vào/100 kg thể trọng đến tập tính của bò thí nghiệm ................................................................................................. 33 Biểu đồ 5: Đánh giá ảnh hưởng của CP ăn vào đến tập tính của bò thí nghiệm ............................................................................................................. 34 Biểu đồ 6: Đánh giá ảnh hưởng của NDF ăn vào đến tập tính (lần/ngày) của bò thí nghiệm ............................................................................................................. 35 viii DANH SÁCH SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Tóm tắt quá trình chuyển hoá hydratcarbon trong dạ cỏ ................... 17 Sơ đồ 2.2 : Sự chuyển hoá các chất chứa nitơ trong dạ cỏ................................... 19 Sơ đồ 2.3 : Sự chuyển hoá lipit ở gia súc nhai lại ................................................ 20 ix DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Các ký hiệu, chữ viết tắt ADF Ash AXBBH CP DM (VCK) GĐ ME kg NDF NT OM P SE TĂ VSV Ý nghĩa Xơ axit (Acid detergent fiber) Khoáng tổng số (Total ash) Axít béo bay hơi Đạm thô (Crude protein) Vật chất khô (Dry matter) Giai đoạn Năng lượng trao đổi Kilogram Xơ trung tính (Neutral detergent fiber) Ngiệm thức Vật chất hữu cơ (Organic matter) Xác xuất (Probabbility) Sai số chuẩn trung bình (Standard error mean) Thức ăn Vi sinh vật x Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc nhai lại, hiện nay, các biện pháp gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn như: xử lí cơ học, xử lí hóa học, bổ sung dưỡng chất thoát qua, nghiên cứu sự tác động tương hỗ của hệ vi sinh vật dạ cỏ làm gia tăng khả năng tiêu hóa của gia súc nhai lại đối với khẩu phần thức ăn nhiều xơ đã được áp dụng rộng rãi. Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) xử lí cơ học là phương pháp cơ giới (băm, chặt, cắt ngắn, nghiền nhỏ) nhằm thu nhỏ kích thước của thức ăn, phá vỡ cấu trúc vách tế bào, giúp cho thành phần cacbonhydrat không hòa tan trở nên có giá trị hơn với hệ vi sinh vật dạ cỏ, phương pháp này có ảnh hưởng đến khả năng thu nhận và quá trình tiêu hóa của gia súc nhai lại. Kích thước và dạng của các loại thức ăn cũng ảnh hưởng đến lượng ăn vào của cừu (Troelsen và Campbell, 1968), tốc độ của quá trình lên men và thời gian lưu lại của thức ăn trong ống tiêu hóa bò tăng trưởng (Worrell et al, 1986) và ở bò sữa (Nocek và Kohn, 1988). Chiều dài của thức ăn có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng và sức khỏe của dạ cỏ. Trong khẩu phần ăn cho gia súc, một số lượng nhất định thức ăn có kích thước dài là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe dạ cỏ bằng cách tăng sự nhai lại và tăng tiết dịch vị. Khi thức ăn chưa được lên men trong dạ cỏ, một số chất dinh dưỡng chưa lên men có thể thoát khỏi dạ cỏ và đến ruột non, thông thường, những chất dinh dưỡng này có thể được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột. Tuy nhiên, ảnh hưởng các chiều dài của cỏ lông tây đến lượng ăn vào và tập tính của gia súc hiếm khi được báo cáo tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng các chiều dài của cỏ lông tây đến lượng ăn vào và tập tính của gia súc nhai lại, chúng tôi tiến hành thí nghiệm: “Khảo sát ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây lên tập tính và lượng ăn vào của bò ”, với mục tiêu: 1. Đánh giá ảnh hưởng chiều dài cỏ lông tây lên tập tính của bò thí nghiệm 2. Đánh giá ảnh hưởng chiều dài cỏ đến lượng ăn vào bò thí nghiệm 1 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG BÒ PHỔ BIẾN 2.1.1 Bò Vàng Việt Nam Hình 2.1: Bò Vàng Việt Nam Bò nội ở nước ta được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, v.v. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về vài đặc điểm màu lông và thể vóc, nhưng chưa có cơ sở nào khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi các loại bò nội của ta là bò Vàng Việt Nam hay tên khác là bò cóc, bò ta. Bò này thường có sắc lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh gián và không có thiên hướng sản xuất rõ rệt. Ngoại hình bò vàng cân xứng. Con cái đầu thanh, sừng ngắn; con đực đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi rõ. Mắt tinh, lanh lợi. Cổ con cái thanh, cổ con đực to; lông thường đen. Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức; da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực cao, con cái không có. Lưng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp, hai chân trước thẳng, hai chân sau đi chạm khoeo. Bò Vàng có ưu điểm nổi bật là chịu kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước. Bò nội có nhược điểm là tầm vóc nhỏ: Khối lượng sơ sinh 14 – 15 kg, lúc trưởng thành con cái nặng 160 – 200 kg, con đực nặng 250 – 280 kg. Tuổi phối giống lần đầu vào khoảng 20 – 24 tháng. Tỉ lệ đẻ hàng năm khoảng 50 – 80%. Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2 kg/ngày trong thời gian 4 – 5 tháng (chỉ đủ cho con bú). Tuy nhiên, tỉ lệ mỡ sữa rất cao 5 – 5.5%. Năng suất thịt không cao, tỉ lệ thịt xẻ 40 – 44%. Thịt hồng, ít mỡ, khẩu vị tốt, thơm. Sức kéo trung bình của con cái 380 – 400 N, con đực 440 – 490 N. Sức kéo tối đa của con cái 1000 – 1500 N, con đực 1200 – 1800 N. Bò Vàng có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, tốc độ đi khá nhanh (Nguyễn Xuân Trạch , 2005). 2 2.1.2 Bò lai Sind Hình 2.2: Bò lai Sind Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: Yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển. Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. Màu lông thường là vàng hoặc sẫm, một số ít con có vá trắng. Thể vóc lớn hơn bò Vàng: Khối lượng sơ sinh 17 – 19 kg, khi trưởng thành 250 – 350 kg đối với con cái, 400 – 450 đối với con đực. Bò lai Sind có thể cho phối giống lần đầu lúc 18 – 24 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng. Năng suất sữa khoảng 1200 – 1400 kg/chu kỳ 240 – 270 ngày. Tỉ lệ mỡ sữa khoảng 5 – 5.5%. Có thể dùng làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt. Tỉ lệ thịt xẻ 48 – 49% (bò thiến). Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt. Có khả năng cày kéo tốt. Sức kéo trung bình 560 – 600 N, sức kéo tối đa đối với con cái 1300 – 2500 N, con đực 2000 – 3000 N. Bò lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm (Nguyễn Văn Thu, 2010). 2.1.3 Bò Sind Bò Sind (Red Sindhi) là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan). Vùng này có nhiệt độ rất cao về mùa hè, ban ngày có thể lên tới 40 – 50ºC. Bò Sind là một giống bò kiêm dụng sữa - thịt – sức kéo, thường được nuôi theo phương thức chăn thả tự do. Bò có màu lông đỏ cánh gián hay nâu thẫm. Bò này có thân hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da dưới rốn rất phát triển. Đây là một đặc điểm tốt giúp bò này thích nghi với điều kiện khí hậu nóng nhờ tăng tỉ diện tỏa nhiệt. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở. Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ. Đặc biệt, da ở âm hộ có rất nhiều nếp nhăn. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450 – 500 kg, bò cái có khối lượng 350 – 380 kg. Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400 – 2100 kg/chu kỳ 270 – 290 ngày. 3 Hình 2.3: Bò Sind Tỉ lệ mỡ sữa 5 – 5.5%. Vào năm 1923 bò Sind đã được nhập vào Việt Nam 80 con. Trong thời gian 1985 – 1987 ta nhập tiếp 179 con, trong đó có 30 con đực, từ Karachi, Pakistan. Số bò này được nuôi ở nông trường Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ và Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây) để tham gia chương trình Sind hóa đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra đàn bò lai Sind làm nền cho việc gây tạo bò sữa và bò thịt tiếp theo (Nguyễn Văn Thu, 2010). 2.1.4 Bò Sahiwal Hình 2.4: Bò Sahiwal Bò lai Sahiwal là giống bò u cho sữa của Pakistan. Bò này cũng được nuôi nhiều tại các vùng Punjab, Biha, Una Pradesh của Ấn Độ. Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm. Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Sind nhưng bầu vú phát triển hơn. Khi trưởng thành, bò cái có khối lượng từ 360 – 380 kg, bò đực 470 – 500 kg. Sản lượng sữa khoảng 2100 – 2300 kg/chu kỳ 9 tháng. Tỉ lệ mỡ sữa 5 – 5.5%. Cũng giống như bò Sind, bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng để cải tạo các giống bò địa phương hoặc lai với các giống bò chuyên dụng sữa để tạo bò sữa nhiệt đới. Năm 1978, Việt Nam đã nhập 21 con bò Sahiwal trong đó có 5 con bò đực giống từ Karachi (Pakistan) về nuôi tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và nông trường bò giống Miền Trung (Ninh Hòa, Khánh Hòa) để tham gia cải tiến đàn bò nội (Nguyễn Văn Thu, 2010). 4 2.1.5 Bò Brahman Hình 2.5: Bò Brahman Nguyên gốc là ở Ấn độ, đây là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ bằng cách lai 4 giống bò Zebu với nhau. Giống bò này phổ biến hầu như các nơi trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Mỹ la tinh. Bò Brahman có sắc lông màu trắng xám hoặc đỏ có bướu vai, yếm và dậu phát triển, tai rất to xụ xuống , trán gồ, sống mũi hơi cong. Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 680 – 900 kg, bò cái nặng 450 – 630 kg. Lúc 1 năm tuổi bò đực nặng khoảng 375 kg, con cái nặng 260 kg. Tăng trọng của bê đực từ 6 – 12 tháng tuổi khoảng 900 – 1000g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52 – 58 %. Bò Brahman thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi tự nhiên. Bò Braman ở một số nước nhiệt đới còn được dùng lai tạo với các giống bò sữa, thịt khác ở Châu Âu như Holstein, Charolais nhằm tạo kiên dụng sữa thịt hay bò chuyên dụng thịt. Việt Nam đã nhập bò Brahman từ Australia để nhân thuần và cho lai với bò cái lai Sind để con lai hướng thịt (Nguyễn Văn Thu, 2010). 2.1.6 Bò Droughtmaster Hình 2.6: Bò Droughtmaster Giống này được tạo ra ở vùng Bắc Queensland (Úc) trên cơ sở lai tạo giữa bò đực có U Brahman Mỹ với giống bò cái không U của Anh (chủ yếu là Shorthorn). Quá trình lai tạo xảy ra từ năm 1930, đến 1956 giống được hình thành có xấp xỉ 50% máu bò châu Âu. Bò thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới vì chúng có khả năng thải mồ 5 hôi qua da. Bò có màu đỏ, có hoặc không có sừng. Con đực có đầu rộng vừa phải và cơ bắp nổi rõ hơn con cái. Tai từ vừa đến lớn, yếm thõng sâu, hàm khỏe, lỗ mũi rộng, lông bóng mượt, ngắn, da mềm và đàn hồi. Chân dài vừa phải, mắt sâu, u cao vừa phải, mình dài, mông tròn nhiều thịt. Con đực trưởng thành và béo mập có thể đạt tới khối lượng 900 – 1000 kg, con cái 650 – 700 kg. Tuổi thành thục sớm. Bò cái tơ cho phối giống lần đầu lúc 15- 18 tháng tuổi. Bò đực tơ cho làm việc lúc gần 2 năm tuổi. Bò cái mắn đẻ, dể đẻ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đẻ mỗi năm một lứa. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt tại Úc, bê cai sữa lúc 6,5 tháng đạt trung bình 260 kg ở con đực và 190 kg ở con cái, nuôi tốt có thể đạt khối lượng cao hơn. (Đinh Văn Cải, 2007). 2.2 ĐẶC THÙ TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 2.2.1 Đặt điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại Bộ máy tiêu hóa Hình 2.7: Cấu tạo đường tiêu hóa của gia súc nhai lại (Vũ Duy Giảng et al., 2008). 2.2.1.1 Miệng Miệng, lưỡi và răng động vật nhai lại rất thích hợp cho việc lấy và nghiền thức ăn, các tuyến nước bọt rất phát triển ở miệng và tiết ra một lượng rất lớn nước bọt giúp cho quá trình nhai lại và nhào trộn thức ăn được dễ dàng. Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại. Tham gia vào quá trình lấy và nhai nghiền thức ăn có môi, hàm răng và lưỡi. Lưỡi của bò là cơ quan chủ yếu để lấy thức ăn, lưỡi rất linh hoạt và mạnh. Lưỡi có 3 loại gai thịt là gai hình đài hoa, gai hình nấm và gai thịt hình sợi. Bò không có răng cửa hàm trên, có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Răng có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Bò có ba đôi tuyến nước bọt (tuyến mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm) rất phát triển. 2.2.1.2 Thực quản Thực quản là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ. Bao gồm phần cổ, phần ngực và phần bụng. Có tác dụng nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên nhai lại. 6 2.2.1.3 Dạ dày và rãnh thực quản Dạ cỏ Cuốn dạ dày Dạ tổ ong Dạ lá sách Dạ múi khế Thực quản Hình 2.8: Cấu tạo dạ dày kép của gia súc nhai lại Đường tiêu hóa của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi. Ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước, không có tuyến tiêu hóa riêng. Túi thứ 4, gọi là dạ múi khế, tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến phát triển mạnh. Ở gia súc non bú sữa, dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển, sữa được dẫn trực tiếp qua rãnh thực quản xuống dạ lá sách và dạ múi khế. Trong điều kiện bình thường ở gia súc trưởng thành rãnh thực quản không hoạt động nên cả thức ăn và nước uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong. Dạ cỏ Dạ cỏ chiếm khoảng 80% toàn bộ dung tích dạ dày, sự tiêu hóa ở dạ cỏ có ý nghĩa rất lớn. Người ta thấy 50 - 65% vật chất khô tiêu hóa của khẩu phần đã được tiêu hóa ở dạ cỏ, 30 - 50% cellulose và hemicellulose đã được tiêu hóa tại đây nhờ lên men của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ mà không có sự tham gia của men celluloza và hemicelluloza tiết ra từ gia súc, đây là điểm nổi bật của gia súc đa vị so với gia súc độc vị (Mc Donal et al., 1995). Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hóa, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi ăn được nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn được lên men bởi hệ vi sinh vật ở đây. Chất chứa trong dạ cỏ trung bình có khoảng 850-930g nước/kg, nhưng tồn tại ở hai tầng: tầng lỏng ở phía dưới chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn lơ lửng trong đó và phần trên khô hơn chứa nhiều thức ăn kích thước lớn. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có vai trò hấp thu. Các axit béo bay hơi (AXBBH) sinh ra từ quá trình lên men VSV được hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối VSV cùng với những 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng