Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn quản lý dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật hà nội theo hướng phát tri...

Tài liệu Luận văn quản lý dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật hà nội theo hướng phát triển năng lực người học

.PDF
144
143
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN VŨ ANH QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN VŨ ANH QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với quý thầy, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Xuân Thức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám Hiệu cùng tập thể cán bộ quản lý và giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn quý báu của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Vũ Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Vũ Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC ............................................................................ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường phổ thông ........................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường cao đẳng, đại học ........... 7 1.1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề cần giải quyết trong nội dung nghiên cứu của luận văn................................... 9 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 9 1.2.1. Quản lý .................................................................................................... 9 1.2.2. Năng lực, phát triển năng lực ............................................................... 11 1.2.3. Dạy học theo hướng phát triển năng lực .............................................. 13 1.2.4. Quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực ................................. 14 1.3. Dạy học theo hướng phát triển năng lực ở trường cao đẳng, đại học nghệ thuật ................................................................................................................. 15 1.3.1. Đặc trưng dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật................................ 15 1.3.2. So sánh sự khác biệt giữa dạy học theo nội dung và dạy học theo hướng phát triển năng lực .......................................................................................... 20 1.3.3. Đặc điểm lứa tuổi sinh viên và sinh viên trường nghệ thuật ................ 21 1.4. Quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ................................................................................. 22 1.4.1. Phân cấp quản lý trong quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ......................................................................................................... 22 1.4.2. Nội dung quản lý dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật theo hướng phát triển năng lực người học ......................................................................... 24 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học ở trường cao đẳng, đại học nghệ thuật theo hướng phát triển năng lực người học .................................... 31 1.5.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường .......................................................... 31 1.5.2. Các yếu tố bên trong nhà trường .......................................................... 32 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 36 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC ....................................................................................... 38 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ................................ 38 2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 38 2.1.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 38 2.1.3. Phương pháp khảo sát........................................................................... 38 2.1.4. Cách cho điểm và thang đánh giá......................................................... 39 2.1.5. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát......................................................... 40 2.2. Thực trạng dạy học ở Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học.......................................................................... 42 2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học................................................. 42 2.2.2. Mức độ thực hiện nội dung chương trình dạy học ................................ 44 2.2.3. Mức độ thực hiện hình thức dạy học ..................................................... 46 2.2.5. Thực trạng thuận lợi, khó khăn trong dạy học ..................................... 50 2.3. Thực trạng quản lý dạy học ở Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học .............................................................. 54 2.3.1. Quản lý hoạt động chuẩn bị bài của giảng viên ................................... 54 2.3.2. Quản lý giảng dạy trên lớp của giảng viên ........................................... 56 2.3.3. Quản lý điều kiện và phương tiện dạy học............................................ 59 2.3.4. Quản lý học tập trên lớp và đánh giá kết quả học tập của sinh viên ... 61 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ....................... 66 2.4.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường .......................................................... 66 2.4.2. Các yếu tố bên trong nhà trường .......................................................... 68 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ...................................................... 72 2.5.1. Mặt mạnh và nguyên nhân .................................................................... 73 2.5.2. Mặt yếu và nguyên nhân ....................................................................... 73 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 76 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC ....................................................................................... 77 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý dạy học .................................... 77 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................ 77 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................... 77 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 77 3.2. Biện pháp quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học .............................................................. 78 3.2.1. Tổ chức xác định các năng lực học tập cần thiết của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay ..... 78 3.2.2. Tổ chức dạy học trên lớp cho sinh viên dựa trên năng lực và phát triển năng lực sinh viên ........................................................................................... 80 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm ........................................................................................... 84 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học ................................................................................. 87 3.2.5. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển năng lực dựa trên năng lực được hình thành ở sinh viên .............................................. 90 3.2.6. Xây dựng môi trường học tập trong nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi ............................................................................................................. 92 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 96 3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ......................................................................................................... 97 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 97 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 97 3.4.3. Tiêu chí và thang đánh giá .................................................................... 97 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm............................................................................. 98 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 107 1. Kết luận ..................................................................................................... 107 1.1. Trên cơ sở phân tích tài liệu lý luận, đề tài xác định lý luận cơ bản của luận văn: ........................................................................................................ 107 1.2. Khảo sát 95 cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội bước đầu kết luận: ............................................................................ 107 1.3. Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học: ................................................................................................................ 108 2. Kiến nghị ................................................................................................... 109 2.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ...................................... 109 2.2. Đối với trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội........................................ 109 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 111 PHỤ LỤC BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CĐNTHN Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội 3 CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 GV Giảng viên 6 HSSV Học sinh sinh viên 7 QL Quản lý 8 QLDH Quản lý dạy học 9 SV Sinh viên 10 NL Năng lực 11 PTNL Phát triển năng lực DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ......................................................................... 39 Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học .................................... 39 ................................................ 42 Bảng 2.4. Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học ................................................ 43 Bảng 2.5. Mức độ thực hiện nội dung chương trình dạy học ......................... 44 Bảng 2.6. Mức độ thực hiện hình thức dạy học .............................................. 46 Bảng 2.7. Mức độ thực hiện phương pháp dạy học........................................48 Bảng 2.8. Thuận lợi ......................................................................................... 50 Bảng 2.9. Khó khăn ......................................................................................... 50 Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá thực trạng dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ............................... 52 Bảng 2.11. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động chuẩn bị bài của giảng viên ......................................................................................................................... 54 Bảng 2.12. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên .................................................................................................................. 56 Bảng 2.13. Mức độ thực hiện quản lý các điều kiện và phương tiện dạy học 59 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập trên lớp và đánh giá kết quả học tập của sinh viên .......................................................................... 62 Bảng 2.15. Tổng hợp thực trạng quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học ............................... 64 Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến quản lý dạy học ......................................................................................................................... 66 Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của môi trường bên trong đến quản lý dạy học ......................................................................................................................... 69 Bảng 2.18. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học năng lực người học.......................................................................................... 72 Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm ........................................................................... 97 Bảng 3.2.Tiêu chí và thang đánh giá .............................................................. 98 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ........................................ 98 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ....... 100 Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học................................................................................................. 102 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý dạy học của nhà trường ................ 23 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng hợp đánh giá thực trạng dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học………………………53 Biểu đồ 2.2 Tổng hợp thực trạng quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học………………………65 Biểu đồ 2.3.Tổng hợp thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học……………………………………………………………………..….72 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học................................................................................................. 104 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII năm 2016 đã đưa ra một số giải pháp mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần đẩy mạnh thực hiện với mong muốn “Trong 5 năm tới tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Một trong những giải pháp đó chính là “Đổi mới giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng sạch, công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [19]. Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Nhằm hướng tới những con người lao động tích cực, chủ động linh hoạt, tư duy sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay. Có thể thấy rằng việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học là một vấn đề không thể thiếu đối với mọi nhà trường. Đặc biệt là với những chuyên ngành Văn hóa Nghệ thuật nơi có những đặc thù riêng. Và 2 trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội cũng là một trong những trường có đặc thù đào tạo dạy và học như thế. 1.2. Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội với bề dày lịch sử hơn 50 năm là nơi đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nước ở các lĩnh vực nghệ thuật. Vấn đề chất lượng dạy học luôn được quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong Nhà trường. Tuy nhiên, từ tháng 01/2017, trường được chuyển sang trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, do đó công tác quản lý dạy học của trường đang gặp nhiều bất cập do phải thay đổi theo quy chuẩn của Bộ; chương trình đào tạo theo tín chỉ trong toàn khối Cao đẳng hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng; quá trình dạy học chưa có sự đồng bộ ở các cấp; việc học tập của người học chưa thực sự tích cực hóa, chưa phát huy được hết năng lực của mình. Trước thực trạng trên, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã hết sức nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu hiệu, xây dựng “Chiến lược phát triển trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030” nhằm góp phần cho sự phát triển của Nhà trường, với mục tiêu đáp ứng được yêu cầu đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay và trong giai đoạn tới. Quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là một vấn đề rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Nhà trường. 1.3. Trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý giáo dục đã có các công trình nghiên cứu về loại hình trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội như: phát triển đội ngũ giảng viên, quản lý đào tạo theo mô hình CIPO... nhưng nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học còn chưa được nghiên cứu. Vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý dạy học ở trƣờng Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong Nhà trường. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý dạy học đề xuất các biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học ở trường cao đẳng, đại học theo hướng phát triển năng lực người học. 3.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học đề xuất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Chủ thể quản lý bao gồm: Hiệu trưởng, các phòng ban chức năng và các khoa trong Nhà trường. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ thể quản lý chính là Hiệu trưởng, còn các chủ thể khác là chủ thể quản lý phối hợp. Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội có các bậc đào tạo là Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp (Trung cấp ngắn hạn và trung cấp dài hạn) các ngành Nghệ thuật. Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý đào tạo bậc Cao đẳng. Các môn học nghiên cứu: các môn chung học lớp tập thể. 4.2.2. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên 4 4.2.3. Địa bàn nghiên cứu: Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội 5. Giả thuyết khoa học Quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội hiện nay còn bộc lộ các bất cập trong tổ chức dạy học, đánh giá dạy học... làm hạn chế chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho sinh viên. Đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý dạy học trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực sẽ nâng cao được chất lượng dạy học và phát triển năng lực cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống các tài liệu lý luận có liên quan đến quản lý dạy học, năng lực và quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp nghiên cứu điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, chuyên gia... để nghiên cứu, thu thập số liệu, tư liệu... xây dựng cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. 6.3. Nhóm phương pháp toán thống kê Sử dụng các công thức toán thống kê như số trung bình cộng, số trường vị, hệ số tương quan... để định lượng kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học về quản lý dạy học trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học ở trường cao đẳng, đại học nghệ thuật theo hướng phát triển năng lực người học. Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƢỜI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường phổ thông Xuất phát từ vai trò của quản lý dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông các cấp nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ở các góc độ khoa học khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, quản lý giáo dục, v.v… Sản phẩm của các công trình nghiên cứu thể hiện trong các bài báo khoa học, tài liệu, sách và các đề tài nghiên cứu khoa học cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau: Công trình “Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông” của Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội [40] đã trình bày một số vấn đề chung về hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông trung học, định hướng dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông trung học, kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học; “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” mà Bộ Giáo dục và đào tạo [6] ban hành đã đề xuất việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục; Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến [38] với bài báo “Bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực”; Phạm Văn Khanh [29] viết “Dạy học phát triển phẩm chất năng lực trong mối quan hệ với phát triển nhân cách”; Hồ Bá Nhâm [34] có bài “Đổi mới giáo dục với việc phát triển tiềm năng, năng lực con người”. Tạp chí Giáo chức số 115 tháng 11/2016 có bài: “Đổi mới 7 hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở ở huyện Ea Kar, tỉnh Đak Lak” của Nguyễn Thanh Dương [9] đã đề ra một số biện pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tại địa phương; Tác giả Trần Bá Hoành [20] với bài viết “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm: nguồn gốc, bản chất, đặc điểm”… Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục: “Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học phổ thông quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng”, Vũ Quang Vinh [45]; “Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học phổ thông huyện sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc”, Triệu Văn Hải [13]; “Quản lý dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên theo yêu cầu đổi mới giáo dục”, Trần Thị Hà [12]; “Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông có nhiều dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”, Tạ Công Điệp [10]; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Ứng hòa, tỉnh Hà Tây”, Vũ Trí Thức [37].v.v... Các luận văn thạc sĩ trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường cao đẳng Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về dạy học ở trường cao đẳng và quản lý dạy học ở trường cao đẳng của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu sau: “Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp”, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội [36]; Tác giả Nguyễn Quang Huỳnh [22] viết “Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học” đã phân tích, tổng hợp những thông tin hiện đại về đổi mới phương pháp dạy - học trong các trường đại học và 8 chuyên nghiệp,v.v… Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý giáo dục: “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên tại trường Đại học Lao động Xã hội CSII” của Nguyễn Thị Thúy Hiền [17]; “Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh tại trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh Tây Bắc”, Nguyễn Duy Bình [4]; “Quản lý dạy học nhóm ngành kinh tế ở trường Đại học kinh tế - kỹ thuật công nghiệp”, Phạm Nhất Khiêm [30]; “Quản lý dạy học theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Trần Thị Ánh Tuyết [42]; Luận văn Thạc sỹ “Quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng nghề Vinashin”, Nguyễn Quang Vũ [46]; “Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường Trung cấp cảnh sát nhân dân VI”, Nguyễn Ngọc Ánh [2]; Nguyễn Mạnh Hưng [23] với “Quản lý dạy học thực hành nghề xây dựng cầu đường bộ hệ Trung cấp tại trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải TW1”; “Quản lý dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng Dược”, Hà Thị Bích Hậu [16]. Vấn đề quản lý dạy học các ngành nghệ thuật tại các trường cao đẳng cũng đã có một số tác giả nghiên cứu. Cụ thể như: “Quản lý dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội”, Ngô Quỳnh Vân [44]; “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học múa dân gian Việt Nam - bậc Trung cấp tại trường Cao đẳng Múa Việt Nam”, Đỗ Thị Thu Hằng [15]; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhóm ngành nghệ thuật của trường trung cấp văn hóa nghệ thuật Nam Định trong giai đoạn hiện nay”, Trần Hữu Toàn [39]. Các nghiên cứu khoa học nêu trên đều trên cơ sở xây dựng cơ sở lí luận về quản lý dạy học, phát hiện và đánh giá thực trạng dạy học, quản lý dạy học các môn học và ở các trường cao đẳng được nghiên cứu, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở loại hình trường cao đẳng trên các vùng miền khác nhau của cả nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng