Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016...

Tài liệu Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016

.PDF
83
1
60

Mô tả:

1 PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986, đất nước Việt Nam từ bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng là lúc nền nghệ thuật thay đổi và chuyển mình, phát triển bắt kịp xu hướng của thế giới, trong đó các ngành nghệ thuật vận động đó, nghệ thuật điêu khắc có sự phân hóa hoạt động và sáng tác một cách rõ rệt. Trong thời kỳ đầu của cơ chế thị trường, các tượng đài được phát triển rất mạnh và rầm rộ. Điêu khắc với tư cách là một bộ phận của nghệ thuật thị giác góp phần làm nên thế giới sự nhìn của một cộng đồng văn hóa. Với chiến lược tiếp cận và giáo dục con người có thế giới quan, nhân sinh quan về nhân cách, trí tuệ và các yếu tố thẩm mỹ, điêu khắc là một phần thiết yếu của quá trình vận động đó, nó là phương tiện độc đáo để biểu hiện, để khám phá các giá trị vật thể và phi vật thể của những nền văn hóa, thông qua ngôn ngữ đặc trưng của mình nó truyền đạt thông điệp trực tiếp nhất đến người thưởng thức qua kênh thị giác. Qua con đường thị giác với những ngôn ngữ tạo hình cụ thể là hình khối, đường nét, màu sắc, bề mặt, chất cảm, không gian được thể hiện rõ nét. Nghệ thuật điêu khắc lưu giữ và phát tán những tín hiệu văn hóa dân tộc trong mối quan hệ giữa các nền văn hóa với nhau, khi xã hội chuyển biến, điêu khắc cũng thay đổi, biến động. Xu hướng phát triển chung của xã hội cho thấy điêu khắc dù ở được trưng bày ở bất cứ không gian nào cũng đều phản ánh sống động sự phát triển của văn hóa. Đối với một loại hình mang tính xã hội như điêu khắc thì cần mở rộng của để hội nhập với thế giới, do vậy tính dân tộc và yêu cầu hiện đại sẽ bộc lộ bằng chính cái tâm và bản năng của người nghệ sĩ. 2 Năm 1925 thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương, từ ngôi trường này các nhà điêu khắc được đào tạo một cách bài bản và dần khẳng định vị thế, đóng góp vai trò to lớn của mình vào sự phát triển chung của nền mĩ thuật Việt Nam đương đại. Cũng từ cái nôi này những “ Cây đa, cây đề” ngành điêu khắc như Nguyễn Thị Kim, Diệp Minh Châu, Nguyễn Hải, Lê Công Thành,…chính họ đã cống hiến những tác phẩm nổi tiếng, có nhiều sáng tạo, mang nhiều dấu ấn ngôn ngữ, nội dung, hình thức có tinh thần Việt, dân tộc Việt. Tre già măng mọc, lứa nhà điêu khắc này già đi lại có lứa điêu khắc trẻ khác kế thừa và tiếp tục sáng tạo ra những tác phẩm mang hồn cốt Việt tinh thần dân tộc Việt. Đó là những thế hệ tài năng kế tiếp như: Vương Học Báo, Tạ Quang Bạo, Đào Châu Hải, Lưu Danh Thanh, Lê Đình Quỳ, Ninh Thị Đền... và hiện nay những nhà điêu khắc trẻ đã trưởng thành và tiếp nối được các thế hệ đàn anh, tiếp tục say mê sáng tạo làm ra các tác phẩm đẹp cho đời như: Hoa Bích Đào, Khổng Đỗ Tuyền, Lê Lạng Lương, Thái Nhật Minh…Có thể nói những tác giả trên đã khai thác mạnh về nguồn vô giá là những chạm khắc đình làng, là hoa văn, họa tiết, là lối tạo hình, bố cục, là màu sắc là không gian…để làm tác phẩm của mình trở nên gần gũi và đậm đà bản sắc dân tộc. Để vấn đề nghiên cứu tính dân tộc trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại một cách chỉnh chu, nghiêm túc nhằm tìm ra giá trị độc đáo của tính dân tộc có những tác động như thế nào, vai trò của nó ra sao và phát huy nó vào trong sáng tác các tác phẩm điêu khắc như thế nào? rất cần có những phân tích, chứng minh một cách rõ ràng và rành mạch. Chính vì lý do trên và để có thêm những kiến thức về nghệ thuật điêu khắc Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Tính dân tộc trong một số tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016” (Nghiên cứu trường hợp Triển lãm MTTQ) làm khóa luận tốt nghiệp. 3 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài nghiên cứu về phong cách sáng tạo trong điêu khắc của một số nhà điêu khắc Việt Nam hiện đại, góp phần nâng cao khả năng thẩm mỹ, xây dựng hình tượng sáng tác tác phẩm. Là tài liệu tham khảo cho sinh viên mỹ thuật trường Đại học Hùng Vương. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này nhằm nghiên cứu và khẳng định tính dân tộc trong các tác phẩm điêu khắc giai đoạn 1986 đến 2016. Những giá trị nổi bật của tính dân tộc ở các tác phẩm điêu khắc trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại giai đoạn 1986 đến 2016. Tiếp thu, kế thừa và phát huy những giá trị của tính dân tộc trong các tác phẩm điêu khắc Việt Nam giai đoạn 1986 đến 2016 4 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về tính dân tộc Tính dân tộc được hình thành từ truyền thống, mang đặc điểm và giá trị văn hóa truyền thống với những bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc. Tính dân tộc là hệ tư duy, hệ thống giá trị, hình thành của giai đoạn văn hóa trong đời sống dân tộc và nhân loại, tùy theo mỗi nền văn hóa mà tính dân tộc có nội dung khác nhau. Như vậy có thể hiểu, tính dân tộc được xác lập bởi chính con người trong từng thời kỳ lịch sử và trao truyền qua từng thế hệ, có khi tiềm ẩn trong mỗi cá nhân dưới dạng vô thức. Hay nói cách khác, tính dân tộc chứa đựng trong đó những yếu tố tâm sinh lý phù hợp với lịch sử phát triển của dân tộc với tính cách là một thực thể xã hội. Tính dân tộc phụ thuộc vào tính chất các quan hệ xã hội cũng như hình thức hoạt động nghệ thuật chủ đạo của con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều này lý giải vì sao những tác phẩm nghệ thuật chân chính có khả năng tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử, vượt qua cả thời đại mà chúng ra đời và có ảnh hưởng đến các thế hệ sau này. 1.2. Vài nét về tính dân tộc trong một số loại hình nghệ thuật 1.2.1. Trong văn học Văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác đều là sản phẩm tinh thần của một cá nhân nghệ sĩ mà cá nhân đó lại thuộc về một cộng đồng, một dân tộc nhất định. Mỗi tác phẩm văn học ít nhiều đều mang dấu ấn riêng về văn hóa, phong tục tập quán hay tâm lí, tính cách đặc trưng của dân tộc mình. Vậy tính 5 dân tộc có thể được xem như là một thuộc tính xã hội của văn học, là một “thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo”. (Bienlinxki). Tính dân tộc trong văn học không bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể thành yếu tố hữu hình mà nó thấm vào trong cảm xúc, trong cách nhìn và phương thức thể hiện của tác phẩm, thông qua tác phẩm nó truyền đi thông điệp một cách rõ ràng nhất đến người thưởng thức. Nhà văn không phải cứ chăm chú miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên hay kể về những tên đất, tên làng gắn liền với dân tộc mình đang sinh sống thì tác phẩm mới có tính dân tộc. Đọc tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng ta thấy trong tác phẩm xuất hiện nhiều địa danh, nhân vật, kể cả cốt truyện đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong những tranh Kiều. 1.2.2. Nghệ thuật điện ảnh Tính dân tộc của nghệ thuật điện ảnh bộc lộ ở hai mặt là nội dung tác phẩm và hình thức thể hiện. Nội dung tác phẩm sẽ mang tính dân tộc khi người sáng tác đề cập đến những vấn đề cốt lõi, quan thiết của đất nước, phản ánh những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những con người trong cộng đồng. Hình thức thể hiện sẽ mang tính dân tộc khi nội dung tác phẩm được chuyển tải lên màn ảnh theo đúng cách nghĩ, cách cảm của dân tộc đó, bằng hình ảnh và âm thanh đặc trưng. Có thể thấy, tính dân tộc đa dạng về chủ đề, đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Kể từ bộ phim truyện nhựa đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân, hãng phim truyện Việt Nam) ra đời cho đến nay có thể thấy phim truyện đã thể hiện ở sâu sắc tâm hồn dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử và chính những tác phẩm đó đã góp vào thành tựu chung của điện ảnh cách mạng Việt Nam 60 năm qua. 6 Những phim truyện đã tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, như Lửa trung tuyến, Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Người chiến sĩ trẻ, Nguyễn Văn Trỗi, Nổi gió, Lửa rừng, Tiền tuyến gọi, Chị Nhung, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Bài ca ra trận…Sau năm 1975, không khí hân hoan của đất nước hòa bình, thống nhất đã tạo nên môi trường kích thích và đòi hỏi cao sự sáng tạo của người nghệ sỹ, đặc biệt tính dân tộc trong cảm hứng đất nước thống nhất. Nhiều phim truyện ra đời, đa dạng hơn chủ đề: Phim Sao Tháng Tám, Ngày lễ Thánh, Mối tình đầu (1977), Tiếng gọi phía trước, Hà Nội mùa chim làm tổ (1978), Cánh đồng hoang, Mẹ vắng nhà, Tự thú trước bình minh (1979). Thập niên 80-90 của thế kỷ trước là thời kỳ “hoàng kim” của phim truyện với nhiều đề tài, gồm: Ván bài lật ngửa, Làng Vũ Đại ngày ấy, Bao giờ cho đến tháng Mười, Thằng Bờm, Đêm hội Long Trì, Kiếp phù du, Số đỏ, Vị đắng tình yêu, Nước mắt học trò, Hoa ban đỏ... Cũng như các loại hình văn học nghệ thuật khác, tính dân tộc trong tác phẩm điện ảnh Việt Nam thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, nhưng tập trung rõ nhất ở ba mặt: Tư tưởng, tâm hồn và những nét sinh hoạt của một dân tộc. Đặt trong bất kỳ một thời kỳ lịch sử nào, phim truyện đã thể hiện bao yếu tố đó ở chủ nghĩa anh hùng cách mạng với tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, ở chủ nghĩa anh hùng bình dị với cuộc sống giản dị, bình thường, sự gắn bó với ông bà tổ tiên, mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa gia đình và xã hội. Ở chủ nghĩa nhân văn cao cả thì tính nhân văn là một điểm mạnh của phim truyện, có sức mạnh chinh phục mang tính toàn cầu. Đây không phải là đặc trưng riêng của Việt Nam, song tính nhân văn lại mang tâm hồn dân tộc của chính quốc gia đó. Điều quan trọng là tinh thần nhân văn của phim Việt được thể hiện theo tâm hồn, cốt cách Việt Nam, tạo nên nét đặc sắc của tác phẩm… Trong hình thức thể hiện, tính dân tộc không chỉ bộc lộ một chiều “tô hồng” nhằm tôn vinh con người cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu 7 mà còn phơi bày cả những tiêu cực của con người, mặt trái của xã hội. Được xây dựng từ một cốt truyện hoàn chỉnh, hoặc được gợi ý hoặc chuyển thể từ tác phẩm văn học, nhân vật trong phim truyện bao giờ cũng được xây dựng theo hai tuyến rõ rang đối lập với nhau như “nước với lửa”: chính diện và phản diện, chính và tà, trung và nịnh, thiện và ác…Kết thúc phim thường có hậu. Đó cũng là niềm mong ước của khán giả. Điện ảnh thời kỳ đổi mới có những biểu hiện phong phú của tính hiện đại và tính dân tộc. Nhiều bộ phim tạo được ấn tượng đẹp cho khán giả bởi chính tâm hồn dân tộc: Đêm hội Long Trì , Kiếp phù du , Canh bạc , Hãy tha thứ cho em , Vị đắng tình yêu , Thương nhớ đồng quê (1995), Đời cát (1999)… Là đất nước “Ra ngõ gặp anh hùng”, nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện rất đậm nét trong những phim truyện giàu tính sử thi. Phim truyện phục vụ nhiệm vụ chính trị của dân tộc là đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập và thống nhất đất nước. Đặc điểm nổi bật của phim truyện chiến tranh cách mạng là tính sử thi, tập trung ca ngợi con người với những phẩm chất cao quý như một di sản tinh thần quý báu của dân tộc: lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần chiến đấu quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung. Những phẩm chất được phản ánh trong phim liên quan đến đặc điểm của tính dân tộc và tính hiện đại. Các nhà làm phim đã có thời gian tách khỏi cuộc chiến để chắt lọc những chi tiết có sức nặng. Dưới bề mặt hiện thực ta cảm nhận những triết lý sống sâu sắc của dân tộc, là chiều sâu của tâm hồn con người Việt Nam, cuộc sống tâm linh trong mối quan hệ mật thiết với truyền thống dân tộc. Tư duy của người sáng tác cũng có sự đổi mới để bắt nhịp được với thời đại và trở thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Cũng cùng chủ đề trên, nhưng khi có “độ lùi” thời gian, tách khỏi cuộc chiến, những tác phẩm điện ảnh đó chắt lọc để nhìn cuộc chiến bình tĩnh và có chiều sâu hơn vì có được vốn sống và sự trải nghiệm. 8 Có thể thấy dưới bề mặt hiện thực ta vẫn cảm nhận những triết lý sống sâu sắc của dân tộc, là chiều sâu của tâm hồn con người Việt Nam, cuộc sống tâm linh trong mối quan hệ mật thiết với truyền thống dân tộc. Tư duy của người sáng tác cũng có sự đổi mới để bắt nhịp được với thời đại và trở thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. 1.2.3. Nghệ thuật Kịch Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hành động" (cổ điển Hy Lạp: δρᾶμα, drama), được bắt nguồn từ "I do" (Tiếng Hy Lạp cổ: δράω, drao). Là sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi và hài kịch. Được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếu với các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335 trước Công nguyên) - tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời. Mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu. Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn. Mỗi vở kịch thường chỉ trên dưới ba giờ đồng hồ và còn tuy kịch ngắn, kịch dài. Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại... Một cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn, có kịch ngắn, kịch dài. 1.2.4. Trong Âm nhạc Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên 9 quan của nó: tempo, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Từ gốc music xuất phát từ tiếng Hy Lạp μουσική (mousike; "nghệ thuật của Muses"). Bản sắc dường như là một “mặc định” trong suy nghĩ của nhiều người Việt chúng ta mỗi khi nói tới tính dân tộc trong âm nhạc. Tuy nhiên, để chỉ ra những gì cụ thể thật không đơn giản. Hình 1.1. Hát xoan cửa đình Lướt một vòng theo dải đất hình chữ S, chúng ta vẫn còn quá nhiều những gì thuộc về âm nhạc dân tộc. Chỉ tính riêng những di sản được vinh danh tầm thế giới đã có một số lượng tương đối. Từ quan họ, ca trù, hát xoan của miền Bắc tới ví giặm xứ Nghệ, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên của miền Trung, vào Nam có thêm đờn ca tài tử. Vẫn còn đó hát then, hát văn, bài chòi… đang trên hành trình chờ ngày UNESCO vinh danh. Và còn biết bao di sản âm nhạc khác nữa của người Kinh cũng như các tộc người trên khắp đất nước khó có thể kể đầy đủ ra đây. Còn chưa nói tới những tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau của nền âm nhạc mới giờ cũng là một di sản đồ sộ và quý giá. Nhưng tính dân tộc thể hiện ở đâu trong những di sản ấy? Đương nhiên, nó hiện hữu trong tất cả các di sản và thể hiện trong từng chi tiết tạo nên diện mạo của mỗi di sản. 10 Điều này tôi luôn coi là một phi thường và từ đó càng thêm nể phục, ngưỡng mộ những bậc tiền nhân mỗi khi soi lại quá khứ về hành trình âm nhạc của dân tộc. Gần như chỉ biết tới cây đàn bầu là một trong số hiếm hoi nhạc cụ do cha ông ta tạo nên. Cây đàn có âm thanh trữ tình buồn man mác nghe rất quyến rũ. Sự ra đời gắn liền với người hát xẩm, lại chỉ có nam giới dùng nên dân gian mới khuyên răn “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”. Âm thanh của tiếng đàn rất gần với giọng người, được ví như giọng hát thứ hai cùng song ca với nghệ nhân. Vậy thì phải chăng, nhạc hát mới là bản chất của nhạc Việt khi mà hầu hết di sản xưa nhất đều là những thể loại ca hát dân gian không nhạc đệm, có chăng chỉ là nhạc cụ gõ đơn giản như trong hát xoan, hát ví, hát đúm, trống quân, quan họ...Tuy nhiên, sự giao lưu tiếp biến không chỉ diễn ra ở riêng nhạc hát dân gian mà nó ở ngay trong chính những yếu tố du nhập từ bên ngoài vào. Lớp nhạc sĩ thế hệ đầu tiên nhanh chóng đưa nhạc mới đến gần với màu sắc dân ca. Ngay cả những bài hành khúc như “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ Nhuận) cũng tràn ngập âm hưởng dân gian từ đồng bằng đến miền núi phía Bắc. Những thể loại lớn như ca kịch, nhạc kịch cũng vậy, yếu tố dân tộc luôn chiếm vị trí chủ đạo. Trong khí nhạc tính dân tộc cũng luôn ở vị trí hàng đầu. Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiên Đạo thành công ở Pháp có lẽ bởi chính từ phương châm sáng tác của ông là: “Dân tộc đích thực, nhân loại tiên phong”. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận từng viết: “Tôi thấy cách sáng tác do tinh hoa của vốn cổ dân tộc (cả hình thức lẫn nội dung) đã “nhập” vào tâm hồn người viết một cách nhuần nhuyễn và bật ra thành ngôn ngữ thời đại của dân tộc là một cách sáng tác lý tưởng”. Tính dân tộc trong âm nhạc mang tính trìu tượng nhưng nó lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ bởi nó nằm trong chính tâm thức, bản năng và suy nghĩ và hành động của người Việt. Có lẽ trong suốt quá trình lập nước luôn gắn với việc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm để giữ nước nên ý thức về tính dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. 11 1.2.5. Trong Mỹ thuật Mỹ thuật Việt Nam hiện đại hình thành trong bối cảnh thuộc Pháp, cùng với sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (giai đoạn 1925-1945). Đó là giai đoạn văn hóa Việt Nam giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông - Tây đầy sôi động, góp phần tạo ra sự biến đổi diện mạo của văn hóa Việt Nam nói chung, mỹ thuật Việt Nam nói riêng. Sự tiếp xúc với mỹ thuật Pháp và phương Tây đem lại một diện mạo mới cho mỹ thuật Việt Nam. Sự hình thành diện mạo mới của mỹ thuật Việt Nam hiện đại được thực hiện theo quy trình: tiếp nhận, sao phỏng, biến đổi theo hướng bản địa hóa các yếu tố văn hóa ngoại sinh. Giai đoạn thời mỹ thuật Đông Dương có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Đó là bước chuyển từ nền mỹ thuật dân gian sang nền mỹ thuật hiện đại có tính bác học, hàn lâm theo hướng phương Tây hóa. Các họa sĩ thời đó được đào tạo trong môi trường giáo dục phương Tây, từ giáo trình, chương trình học, thầy giáo cho đến học liệu, họa phẩm..., nhưng các tác phẩm của họ vẫn phản ánh đậm nét cốt cách và tâm hồn dân tộc. Trước hết, chúng ta đều nhận thấy đối tượng phản ánh và miêu tả hội họa Việt Nam giai đoạn này là thiên nhiên và con người Việt Nam. Làng quê và những người lao động bình dị là chủ đề khá bao trùm trong các bức tranh thời đó. Trường hợp tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một ví dụ tiêu biểu. Toàn bộ nhân vật, cảnh sinh hoạt, lao động trong tranh của Nguyễn Phan Chánh là thể hiện đời sống thôn quê thường nhật, bình dị, ấm áp. Tiêu đề của các bức tranh đã phản ánh khá rõ chủ đề của chúng, ví như: Chơi ô ăn quan, Ra đồng, Đi chợ về, Rửa rau cầu ao… Lúc đầu khi người Pháp mở trường dạy mỹ thuật là nằm trong chiến lược của chính sách đồng hóa của thực dân. Điều này dễ nhận thấy ở những mục tiêu 12 đào tạo khác nhau trong những giai đoạn khác nhau. Người có công lớn cho sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là người hiệu trưởng đầu tiên Vichtor Tardieu. Chính giai đoạn từ 1925 đến 1937, từ ngôi trường danh tiếng này xuất hiện nhiều họa sĩ Việt Nam danh tiếng, mà các tác phẩm của họ đặt nền móng cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung… Người kế nhiệm Vichtor Tardieu là Evarite Jonchere, một nhà điêu khắc có tư tưởng thực dân đã phát biểu “Trường Mỹ thuật Đông Dương chỉ nên đào tạo những người thợ lành nghề”. Ý tưởng đào tạo thợ mỹ nghệ đã được thể chế hóa bằng việc đổi tên trường từ Trường Mỹ thuật Đông Dương (L' Ecole des Beaux - Art des Indochine) thành Trường mỹ thuật và mỹ nghệ ứng dụng (L' Ecole superieure des Beaux - Arts et des Arts appliques de L' Indochine). Tư tưởng này đã bị vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của sinh viên. Một sự kiện được nhiều người nhắc đến, đó là tại Triển lãm Đấu Xảo 1931 tại Paris, khách tham quan đã rất ấn tượng với bức tranh lụa Chơi ô ăn quan của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Với thành công này, tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh trở thành người đại diện tiêu biểu cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Tiếp bước Nguyễn Phan Chánh, những người bạn học của ông như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Tường Lân, Lê Thị Lựu, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị cũng đã bắt đầu vẽ lụa trong khi vẫn tiếp tục vẽ tranh sơn dầu. Cả nhóm đã sáng tác những bức tranh lụa mang tâm hồn họ cộng hưởng với truyền thống dân tộc. Những bức tranh Em bé cho chim ăn của Nguyễn Phan Chánh, Hiện và hoa của Nguyễn Tường Lân, Chị em của Lê Thị Lựu, Thiếu nữ của Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ...đã dần khẳng định tranh lụa Việt Nam là một trường phái độc đáo chứ không phải là bản sao của tranh lụa Trung Quốc. Vẽ lụa nhưng không dùng nét như tranh quốc họa của Trung Quốc hay tranh khắc gỗ Nhật Bản, xây dựng hình họa vững vàng, nhưng không theo lối diễn tả sáng tối như của Châu Âu. 13 Là một trong số ít nữ sinh mỹ thuật thời đó, bà Lê Thị Lựu tham gia hội các nữ họa sĩ và điêu khắc, sau khi đã tốt nghiệp trường mỹ thuật và được nhận giải thưởng về tranh lụa của hội. Tranh của Lê Thị Lựu mang đậm hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và Châu Á. Bà thích những đề tài về gia đình và thích bày tỏ tình yêu qua các đề tài phụ nữ và trẻ em. Phong cách nghệ thuật của bà mang tính kinh điển, nhưng luôn thể hiện bằng một bút pháp mềm mại và một gam màu dịu dàng. Lúc đầu bà cũng vẽ theo phong cách Trung Quốc, dùng các mảng màu có viền nét, sáng tối phân cách, sau mới chuyển dần sang các ảnh hưởng của phái ấn tượng Pháp như Cezanne, Renoir, nhưng cái cốt lõi vẫn luôn là một tinh thần phương Đông, đặc biệt là Việt Nam. Họa sĩ Mai Trung Thứ tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa đầu tiên (1925-1930). Tác phẩm hội họa của ông thoạt nhìn giống như là nghệ thuật dân gian: đường nét, màu sắc mộc mạc, có khi không theo luật viễn cận. Tranh của ông chứa chan tình cảm luyến tiếc cái cổ xưa, cái thiện lương. Nói đến tranh sơn mài Việt Nam, người ta không thể không nói đến danh họa Nguyễn Gia Trí. Ông là người đầu tiên trong số nhiều họa sĩ Việt Nam gặt hái được thành công rực rỡ trên con đường tìm tòi chất liệu tạo hình mới mang nét đặc sắc Việt Nam. Mặc dù ông áp dụng cả phương pháp tiếp cận hội họa hiện đại phương Tây nhưng kỹ thuật sơn mài của ông dùng là thuần Việt. Có thể nói, Nguyễn Gia Trí đặt chuẩn mực cho hội họa sơn mài chính thống Việt Nam, tranh của ông dường như là hình ảnh phản chiếu của đối tượng dưới một mặt nước trong veo. Các họa sĩ vẽ tranh sơn mài khác như Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Văn Tỵ...đều có những đóng góp đáng kể cho việc khẳng định tính chất độc đáo của hội họa sơn mài Việt Nam. Họ thường vẽ phong cảnh, đình chùa, cầu quán, bờ tre, sông biển...với những màu sơn mài truyền thống như son, then, vàng, bạc cánh gián cùng gam màu lạnh và các thủ pháp tạo hình không dễ làm chủ. 14 Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội. Khi một nền nghệ thuật phát triển đến trình độ có khả năng phản ánh mâu thuẫn xã hội thì khuynh hướng nghệ thuật kết tinh của ý thức xã hội mới phát triển. Trong thời kỳ Pháp thuộc, họa sĩ theo xu hướng hiện thực phản ánh đời sống thực tế của nhân dân, nhất là nhân dân lao động, họ nêu lên được những đức tính cần cù, chịu khó, tâm hồn mộc mạc, chất phác của tầng lớp này, làm cho người xem tranh biết yêu quê hương đất nước, biết trăn trở và suy nghĩ trước thực tại. 1.3. Khái niệm về tính dân tộc trong nghệ thuật điêu khắc Tính dân tộc trong nghệ thuật điêu khắc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài được chiêm nghiệm, được nghiên cứu, vận dụng ngôn ngữ tạo hình để chuyển tải vào tác phẩm thông qua bàn tay, khối óc, sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm đưa đến người xem một tác phẩm hoàn chỉnh nhất. Như vậy có thể hiểu tính dân tộc trong tác phẩm điêu khắc được nhà điêu khắc trải qua quá trình chiêm nghiệm, nghiên cứu, suy tư những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa với những bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc, của cộng đồng, lãnh thổ, đất nước, chuyển tải nó vào tác phẩm thông qua các phương pháp, cách thức, ngôn ngữ thể hiện nhằm đưa đến người xem một nội dung cụ thể nhất định. 1.3.1. Tính dân tộc trong điêu khắc cổ truyền của người Việt Phải nói rằng tính dân tộc được hình thành phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất và lối sống của dân tộc. Những yếu tố này tác động đến cách nghĩ, cách cảm, cách ứng xử cụ thể trên những vật thể xác định. Trước một tác phẩm điêu khắc như tượng phật, tượng thú, người Việt có xu hướng thiên về một sự vật có kích thước vừa phải, không to hoặc nhỏ quá, vẻ ngoài ít phô trương, mang tính hòa đồng nhiều hơn là tính nổi trội. Tượng được kết hợp 15 những đường nét trang trí hài hòa, mềm mại, không cứng nhắc. Chủ đề của những bức tượng thường có sự liên kết với đời sống hàng ngày, ít mang tư tưởng thần bí mà chủ yếu mang tính nhân văn. Có thể phân tích và quan sát nhận thấy tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ có cấu trúc tạo hình khối thô, mang tính gợi hơn là tả. Dáng vẻ của tượng cũng hiền lành nên dù là tượng về một loài thú dữ nhưng trông vẫn gần gũi với con người. Hay tượng hổ ở đền Y Sơn (Đông Môn tự), lăng Nguyễn Công Triều, dù mang tính tả thực nhưng cũng được tạo hình theo dáng vẻ của con vật nuôi, không thấy biểu trưng rõ nét nào của một loài thú dữ. Cả hai tượng có tạo dáng như chú chó đang canh nhà, đượm một vẻ đẹp hồn nhiên, bình dị. Tượng hổ của người Việt ở chốn tâm linh có lối tạo hình và dáng vẻ khác biệt so với tượng cùng chủ đề của nước ngoài, chẳng hạn như ở Nhật Bản. Tượng điêu khắc bằng đá xuất hiện rất nhiều trong những công trình tín ngưỡng của người Việt, từ lăng mộ cho đến đền, chùa, miếu... với nhiều dáng vẻ khác nhau. Những tượng đá mang mỹ cảm của dân tộc Việt đều có một tinh thần chung, có tính biểu cảm riêng, khác biệt so với tượng của những nước khác. Nét đặc trưng trong cách tạo hình của tượng người Việt được hình thành từ tâm lý dân tộc với bản tính chịu ảnh hưởng, tác động từ nền văn hóa lúa nước trọng âm, trọng tình. Trong cách tạo hình tượng thú hầu như không xuất hiện lối tạo hình hướng ngoại hay mang dáng vẻ dữ tợn, hung bạo như ở một số nền văn hóa trọng dương. Những con vật tượng trưng cho sức mạnh, nhanh nhẹn như voi, hổ, ngựa, chó được người Việt tạo hình với dáng vẻ mềm mại, nhẹ nhàng, mang tính ước lệ cao. Tượng con vật mang tính huyền thoại của người Việt như nghê cũng được tạo hình gần gũi với những con vật thân thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tượng nghê đá ở lăng Dinh Hương là một điển hình về sự tài tình trong lối tạo hình của nghệ nhân dân gian. Tượng này mang tính tổng 16 hợp cao của những con vật gần gũi trong cuộc sống như cách điệu dáng ngồi, chân của chó và vẩy cá, miệng của cá chép... Theo Phật giáo, các con vật dù với vẻ bên ngoài dữ tợn, nhưng khi đến nhà Phật đều mang dáng vẻ hiền lành bởi đã được cảm hóa. Theo ý nghĩa biểu tượng trong Phật giáo, tượng sư tử biểu thị cho sự uy mãnh của trí tuệ hay tượng voi mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên định của lý trí. Hiểu được ý nghĩa của tượng thú trong chùa như vậy thì chắc rằng không ai đi đặt những tượng sư tử dữ tợn trong và ngoài cửa chùa, bởi trí tuệ không phải thứ đi hù dọa người khác mà là phương tiện để giúp mỗi người hiểu mình, hiểu người, tự giác ngộ, sớm xóa bỏ sự vô minh. Tượng cừu đá ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) cũng như vậy. Cừu là con vật được mang đến vùng đất Việt cùng quá trình truyền giáo của người Ấn Độ ở giai đoạn đầu của thiên niên kỷ đầu tiên, nhưng qua cấu trúc tạo hình tổng thể và những nét trang trí mang bản sắc, dễ nhận ra của văn hóa và con người vùng đất tạo ra nó. Ngay cả tượng con lân, một con vật huyền thoại, linh thiêng có xuất xứ từ nền văn hóa phương Bắc, nhưng khi xuất hiện ở không gian văn hóa Việt, cũng đã được những nghệ nhân dân gian tạo hình cho phù hợp với mỹ cảm dân tộc. Tượng lân đá ở lăng họ Ngọ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) cho chúng ta thấy dáng vẻ hiền hòa, gần gũi, đáng yêu của một con thú nuôi, chứ không tạo cảm giác uy quyền, xa cách. Cách tạo hình của tượng lân càng làm chúng ta hiểu hơn về sự tinh tế trong cách người Việt đón nhận những giá trị của nền văn hóa khác nhưng có sự biến đổi cho phù hợp với thẩm mỹ chung của cộng đồng, chứ không tiếp nhận hay vay mượn một cách máy móc. 17 Hình 1.2. Tượng hổ đá lăng Trần Thủ Độ Sự tiếp biến văn hóa với thái độ chủ động này còn được thấy ở ngay hệ thống tượng lăng mộ của người Việt. Tượng thú lăng mộ của người Việt chủ yếu là những con vật quen thuộc như voi, ngựa, chó, nghê, cá sấu, lân...Tượng thú dữ như hổ xuất hiện rất ít, nhưng cũng được tạo hình mềm mại, không tạo cảm giác dữ tợn. Tượng sư tử đá dữ tợn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa, đặc trưng của tượng thú canh lăng mộ của Trung Hoa, mang ý nghĩa trấn áp tà ma, không xuất hiện trong những lăng mộ của người Việt. Tìm hiểu về điều này để thấy được sự xa lạ trong dáng vẻ cũng như tinh thần mà một số tượng ngoại lai được đặt ở những nơi công cộng thời gian qua. Rõ ràng, chúng không phù hợp với cảm xúc thẩm mỹ của người Việt, kể cả trong tiềm thức của cộng đồng. Điều rất thú vị là, những tượng thú, tượng linh vật của người Việt được trưng bày tại một số cuộc triển lãm quy mô toàn quốc được người dân thích thú, hào hứng và cảm phục sự sáng tạo tài tình của nghệ nhân điêu khắc cổ truyền. Đa số các ý kiến của người dân sau khi xem triển lãm đều khẳng định việc cần thiết phải tuyên truyền, quảng bá sâu rộng cho mọi người biết những giá trị của văn hóa nghệ thuật dân tộc, góp phần quan trọng giúp người dân tự ý thức được niềm tự hào dân tộc, có những hành xử phù hợp trong 18 việc mua, trưng bày, cúng tiến tượng đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Mỹ cảm của dân tộc luôn hiện hữu trong tâm thức mỗi người dân chứ không dễ dàng thay đổi hoặc biến mất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, giới thiệu… giúp người dân hiểu biết đúng về những giá trị của nền văn hóa dân tộc nói chung, trong đó có những hiện vật tượng đá là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong bài báo của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, đăng trên báo Ngày nay, số 14, ngày 7-1-1939, cũng cũng thể thấy niềm tự hào dân tộc, căn nguyên hình thành nên tính dân tộc trong các tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam: “Ông (tức Evarite Jonchere - NV) là một nhà điêu khắc gia, tôi mời ông hãy chịu khó xem qua những đồ khắc ở chùa Đậu, đình Đình Bảng, chùa Cói, chùa Keo hay đình Chu Quyến và mời ông thử so sánh những nét chạm từ cổ chí kim của Nhật Bản hay những tác phẩm của ông, xem đằng nào thâm trầm, gân guốc và đặc sắc hơn, rồi lúc đó sẽ thong thả nghe ông tuyên bố lại. Đó là tôi cũng chưa kể đến Ăngkor cũng của người Đông Dương đó”. 1.3.2. Vài nét về nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại Điêu khắc là tác phẩm nghệ thuật ba chiều được tạo ra bằng cách tạo hình hoặc kết hợp vật liệu như kim loại, đá, thủy tinh, hoặc gỗ. Vật liệu cũng có thể được sử dụng như đất sét, dệt may, nhựa, polyme và các kim loại nhẹ nhàng hơn. Thuật ngữ này đã được mở rộng để công trình điêu khắc bao gồm cả không gian âm thanh, ánh sáng, không gian hư ảo và không gian tâm linh. Các nhà điêu khắc làm việc bằng cách loại bỏ như khắc, hoặc họ có thể được lắp ráp như hàn, làm cứng như đúc. Trang trí bề mặt bằng sơn có thể được áp dụng. Điêu khắc đã được mô tả như là nghệ thuật tạo hình công nghiệp vì nó liên quan đến việc sử dụng các vật liệu có thể được đổ khuôn hoặc điều chế. Sản phẩm thu được là tác phẩm điêu khắc. 19 Điêu khắc là một hình thức quan trọng của nghệ thuật công cộng. Một bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc trong một khu vườn có thể được gọi là một khu vườn điêu khắc. Một cách tiếp cận nghiên cứu nghệ thuật thông qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa được các nhà dân tộc học Pháp và nhân học phương Tây đưa ra vào cuối TK XIX. Cách tiếp cận này nói đến sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau, dẫn đến sự biến đổi của một số loại hình văn hóa thuộc một hoặc cả hai nền văn hóa đó. Nói cách khác, giao lưu tiếp biến văn hóa là cơ chế của biến đổi văn hóa. Sự biến đổi này mang tính tất yếu nhưng không xóa bỏ những giá trị đặc trưng mà có thể còn làm giàu có thêm cho mỗi nền văn hóa. Đây cũng là cách tiếp cận của sử học nghệ thuật, khi xem xét nghệ thuật trong mối tương quan với bối cảnh văn hóa xã hội, được khởi xướng bởi Carl Jacob Christoph Burckhardt (1818 - 1897) và Hippolyte Adolphe Taine (1828 - 1893). Tác giả Jacob C. Burckhardt đưa ra quan điểm nghệ thuật nhằm mô tả tinh thần và các hình thức biểu hiện của một thời đại đặc biệt, một con người đặc biệt, hoặc một địa điểm cụ thể. Và tác giả Hippolyte A. Taine thì đặc biệt chú ý đến cách tiếp cận ba yếu tố chủng tộc, môi trường, thời điểm để nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật. Sau này, nhà nghiên cứu Thái Bá Vân có bài viết Sử học mỹ thuật như một hệ thống và đưa ra một số luận điểm: sử học mỹ thuật Việt Nam không thể đứng ngoài hệ thống thế giới; nội dung lịch đại của sử mỹ thuật; vấn đề xa rời sử sách và thời sự nước ngoài trong nghiên cứu mỹ thuật… Theo ông, nghệ thuật là một cái gì phổ quát, liên tục và thường trực bởi vậy không bao giờ đứng yên mà luôn luôn hiện diện trong những tiếp xúc. Với quan điểm này, điêu khắc hiện đại Việt Nam lần lượt thực hiện những cuộc tiếp xúc trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Nếu cuộc tiếp xúc đầu tiên với nghệ thuật Pháp, qua trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trước đây, đã xác lập một nền điêu khắc hiện đại có hệ thống, từ việc đào tạo chính thức trong nhà trường đến tác giả, tác 20 phẩm thì cuộc tiếp xúc lần thứ hai với phong trào hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một bước chuyển trong tư duy thẩm mỹ cũng như phong cách tạo hình. Sau đó, trong cuộc tiếp xúc hiện nay, với một thế giới mở rộng và đổi khác, đã tạo nên một nền điêu khắc phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và tạo nên tính chất riêng biệt cho mỗi tác giả. Cuộc tiếp xúc lần thứ nhất dẫn đến sự xuất hiện của mỹ thuật hiện đại Việt Nam nói chung, trong đó có nghệ thuật điêu khắc. Trong những năm đầu TK XX, người Pháp đã thành lập một số trường đào tạo người có tay nghề, hình thành đội ngũ lao động bản địa phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa. Năm 1901, họ mở trường Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một; năm 1903, mở trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa; năm 1913, mở trường Mỹ nghệ bản xứ Gia Định; năm 1918, mở trường Canh nông kỹ nghệ tại Hà Nội; năm 1920, lập trường Nghệ thuật thực hành…Sinh viên ở các trường này được học hình họa và thực hành theo chương trình cụ thể, khác với hình thức truyền nghề trước đây. Cũng trong bối cảnh này, nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Pháp và Việt Nam nhằm giới thiệu tranh, tượng của Pháp hay những hiện vật đặc sắc của văn hóa Việt như trống đồng Ngọc Lũ, tượng cổ, đồ mỹ nghệ trang trí bằng vàng, bạc, gốm, tre…Năm 1923, Hội Khai trí tiến đức đã tổ chức cuộc đấu xảo đầu tiên của người Việt tại Hà Nội với mục đích khuyến khích việc sáng tạo của các nghệ nhân, khẳng định những giá trị tiêu biểu của mỹ nghệ dân tộc. Do có sự giao lưu với nghệ thuật phương Tây nên thời kỳ này, một số tượng như quan hầu, lính hầu, thú ở lăng Khải Định đã có những sự thay đổi về cấu trúc và chất liệu, như bê tông cốt thép thay cho gỗ, đá… và đặc biệt, xuất hiện bức tượng tả chân dung vua Khải Định bằng đồng (năm 1922). Có thể nói, giai đoạn trước năm 1925, cùng với việc tiếp nối những giá trị tạo hình của điêu khắc cổ truyền, một số cá nhân đã được làm quen, tiếp xúc với nền điêu khắc hiện đại trên thế giới và đã có tác phẩm điêu khắc theo xu hướng này như Em bé ngồi học, Sĩ nông công thương của Nguyễn Đức Thục…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng