Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Những tư tưởng triết học của lão tử trong đạo đức kinh...

Tài liệu Những tư tưởng triết học của lão tử trong đạo đức kinh

.DOC
26
5458
148

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PHÒNG SAU ĐẠI HỌC ===== o0o ===== TIÓU LUËN triÕt häc NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÃO TỬ TRONG ĐẠO ĐỨC KINH Người hướng dẫn khoa học : TS. Vi Thái Lang Học viên : Lương Thị Thu Thủy Lớp : LLVH K18 đợt 2 Hà Nội - 2015 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................3 6. Cấu trúc tiểu luận ...................................................................................3 B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ................................................................. 4 CHƯƠNG 1: LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH .............................4 1.1. Lão Tử: tiểu sử và con người .............................................................4 1.2. Đạo Đức Kinh ......................................................................................4 CHƯƠNG 2 .....................................................................................6 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÃO TỬ ...................................6 TRONG ĐẠO ĐỨC KINH ............................................................6 2.1. Học thuyết về “Đạo” ...........................................................................6 2.2. Tư tưởng biện chứng ...........................................................................9 2.3. Tư Tưởng về đạo đức – nhân sinh ...................................................12 2.4. Tư tưởng về chính trị - xã hội ..........................................................16 C. KẾT LUẬN ...............................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................23 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận "Những tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh", tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy, cô giáo và các bạn học viên Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Trường ĐHSP Hà Nội 2, đặc biệt là Tiến Sĩ Vi Thái Lang – người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành tiểu luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2015 Học Viên 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử triết học phương Đông, triết học Trung Quốc thời kì cổ, trung đại có một vị trí rất quan trọng. Các trường phái triết học Trung Quốc xuất hiện vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu hết sức rực rỡ. Sử sách Trung Quốc gọi thời kì này là thời kì “Bách gia chư tử”, “Bách gia tranh minh”, thời kì vàng son của triết học Trung Quốc. Chính trong thời kì này đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Đặc điểm của các trường phái này là luôn lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Tiêu biểu trong các trường phái triết học Trung Quốc cổ, trung đại là Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Âm dương gia, Pháp gia. Trong số sáu trường phái triết học lớn này, Đạo gia là một trong những trường phái triết học học giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, văn hóa, tư tưởng của dân tộc Trung Quốc. Lão Tử (khoảng thế kỉ VI trước C.N) được lịch sử Trung Hoa coi là ông tổ của Đạo gia. Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được trình bày cô đọng trong tác phẩm Đạo Đức Kinh. Những tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam trong suốt hàng mấy chục thể kỉ. Những bí ẩn về cuộc đời Lão Tử và những tư tưởng trong Đạo Đức Kinh, cũng như những giá trị của nó trong đời sống xã hội vẫn là đề tài nghiên cứu của rất nhiều học giả Đông – Tây. Một tác phẩm chỉ khoảng năm nghìn chữ - mươi, mười lăm trang sách nhưng theo thống kê của Nghiêm Linh Phong, một học giả Trung Hoa hiện đại, có tới 1600 hay 1700 bản hiệu đính, chú thích, luận bàn về Đạo Đức Kinh và học học thuyết của 2 Lão Tử. Và hiện nay cuốn kinh của Đạo gia, Đạo Đức Kinh, đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở Pháp, từ trước tới nay đã có 60 bản dịch Đạo Đức kinh; ở Anh, Đức số bản dịch nếu không hơn thì cũng không kém. Như vậy, trong lịch sử triết học Đông Tây, chưa có tác phẩm nào ngắn như vậy mà được người đời sau giải thích, dịch, phê bình nhiều bằng. Hiện nay, khoa học kĩ thuật đã phát triển, những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị cũng không còn giống như thời mà học thuyết của Lão Tử ra đời và phát triển. Nhưng con người hiện đại vẫn tìm đọc Lão Tử và vẫn tìm thấy trong Đạo Đức kinh những tư tưởng quý báu cho bản thân, cho xã hội. Điều gì đã tạo nên sức sống lâu bền và giá trị to lớn của một tư tưởng triết học cổ đại như vậy ? Đó chính là câu hỏi thôi thúc chúng ta tìm hiểu Đạo Đức Kinh của Lão Tử để có câu trả lời. Hơn nữa, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo gia. Những tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh có ảnh hưởng to lớn đến nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc …, đồng thời ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp xã hội ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và tác động của những tư tưởng của Lão Tử đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Với mỗi cá nhân, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, bên cạnh những hạn chế nhất định, ta vẫn có thể tìm trong đó những tư tưởng tiến bộ, tích cực, giúp ta có cái nhìn sáng suốt, hành động đúng đắn, tìm được cách sống hợp lí và giúp ích cho xã hội. Đối với quốc gia, bên cạnh nền tảng triêt học Mác – Lên Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần biết vận dụng hợp lí những tư tưởng của Lão Tử nhằm đạt mục tiêu xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển thịnh vượng. Vì vậy, bài tiểu luận này xin được trình bày những hiểu biết của người viết về “Những tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh”. 3 2. Mục đích nghiên cứu Với những kiến thức lĩnh hội được từ việc nghiên cứu, tìm hiểu Đạo Đức Kinh của Lão Tử cùng với những lí luận của các học giả đã nghiên cứu về Lão Tử và tác phẩm của ông, tôi hi vọng sẽ bước đầu hiểu được Đạo đức kinh của Lão Tử và từ đó có thể áp dụng những lời khuyên hữu ích, có giá trị của Lão Tử vào thực tiễn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lịch sử triết học trung hoa cổ - trung đại. - Nghiên cứu những tư tưởng cơ bản trong triết học nho giáo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm. 6. Cấu trúc tiểu luận Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 chương: Chương 1: Lão Tử và Đạo Đức Kinh. Chương 2: Tư tưởng triết học của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh. 4 B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH 1.1. Lão Tử: tiểu sử và con người Lão Tử (khoảng thế kỉ VI trước C.N) được lịch sử Trung Hoa coi là ông tổ của Đạo Gia, được tôn là Thái Thượng Lão quân, một trong ba vị thần tối cao của Đạo gia. Tiểu sử của ông bị huyền thoại vây phủ và vì vậy gây nhiều tranh luận trong giới học thuật. Từ thời Tư Mã Thiên đến nay, biết bao nhà nghiên cứu tra cứu đủ các sách cổ cố để tìm hiểu Lão Tử tên thật là gì, sống ở thời nào, làm gì, tiếp xúc với những ai nhưng chỉ đưa ra được các giả thuyết. Theo Sử kí của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người làng Khúc Nhân, Hương Lệ, huyện Lỗ, nước Sở. Lão Tử có họ là Lý, tên Nhĩ, tự là Đam, làm quan sử giữ kho chứa sách của nhà Chu. Theo Sử kí, Lão Tử là người sống cùng thời với Khổng Tử. Khi Khổng Tử qua Chu, đã hỏi Lão Tử về lễ. Lão Tử ở nước Chu đã lâu, thấy nhà Chu suy, bèn bỏ đi. Đến cửa quan, viên quan coi cửa là Doãn Hi bảo: “ông sắp đi ẩn, rán vì tôi mà viết sách để lại”. Thế là Lão Tử viết một cuốn gồm hai thiên thượng và hạ, nói về ý nghĩa của “Đạo” và “Đức”, được trên năm ngàn chữ. Không ai biết chết ra sao, ở đâu. Lão Tử là một triết gia lớn, ở thời nào cũng được dân tộc Trung Hoa tôn trọng. Vậy mà chúng ta không biết gì chắc chắn về đời ông, cả về tác phẩm bất hủ mang tên ông nữa. Nhưng thiết nghĩ điều đó cũng không thật sự quan trọng. Bởi việc chúng ta cố công tìm ra Lão Tử là ai, sống ở thời nào, thọ bao nhiêu tuổi, làm gì… cũng sẽ không làm thay đổi giá trị tác phẩm của ông. Đối với hậu thế, Lão Tử mãi mãi là một triết gia lớn, con người đáng kính trọng vì giá trị tư tưởng mà ông để lại cho nhân loại. 1.2. Đạo Đức Kinh Đạo Đức Kinh, bản lưu hành ngày nay, dài hơn 5000 chữ, chia làm 81 chương ngắn, nhiều chương chỉ có trên 40 chữ, chương ngắn nhất là chương 5 40 chỉ có 21 chữ; những chương dài nhất như chương 20, chương 38 cũng chưa đầy 150 chữ. Tác phẩm chia làm hai thiên, thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 gọi là Đạo kinh; thiên hạ từ chương 38 trở đi gọi là Đức kinh. Trong Đạo Đức Kinh chỉ có khoảng 50 chương độ 3000 chữ là quan trọng, còn những chương kia hoặc lặp lại, hoặc diễn thêm ý trong các chương trước. Các chương lại sắp đặt rất lộn xộn, vậy mà học thuyết của Lão Tử lại được coi là một triết thuyết hoàn chỉnh nhất, có hệ thống nhất thời Tiên Tân. Đạo Đức Kinh không phải là một tác phẩm có kết cấu logic của một thế giới quan mà chỉ là tập hợp của những câu triết lý rời rạc. Tuy vậy nó cũng thể hiện một quan điểm rõ ràng về tư tưởng triết học của một trường phái và có giá trị nhất định. Đạo Đức Kinh được viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, rất súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ nhưng không dễ hiểu. Nhiều câu trong tác phẩm tối nghĩa, mỗi người có thể chấm câu một khác, hiểu một khác. Đọc Đạo Đức Kinh không nên căn cứ vào chữ nghĩa, nó chỉ là những gợi ý và mỗi người hội ý theo “trực giác linh cảm” của mình. Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được trình bày cô đọng trong tác phẩm Đạo Đức Kinh, nổi bật nhất là những vấn đề: học thuyết về đạo, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết vô vi hay những vấn đề đạo đức – nhân sinh, chính trị xã hội. Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu những tư tưởng triết học đó trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử. 6 CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÃO TỬ TRONG ĐẠO ĐỨC KINH 2.1. Học thuyết về “Đạo” Tư tưởng của Đạo gia thể hiện tập trung ở phạm trù “đạo” “đức”, phản ánh thế giới quan duy vật và biện chứng sơ khai của trường phái này. Tư tưởng về “đạo” đóng vai trò cực kì quan trọng trong triết học của Lão Tử. Nó là nền tảng của mọi vấn đề khác và chi phối xuyên suốt học thuyết của ông. Từ sự quan sát sự vận chuyển của vạn vật trong thế giới Lão Tử rút ra quy luật về sự biến hóa của tự nhiên, đề ra học thuyết “Đạo” để giải thích nguồn gốc hình thành vạn vật. Theo Lão Tử “đạo” là “mẹ của vạn vật”, vậy nó là khởi thủy của vũ trụ. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: “Có một vật gì đó hỗn độn mà thành trước cả trời đất (…), có thể coi là mẹ của vạn vật trong thiên hạ”. Cái đó ông không biết tên là gì, tạm đặt cho nó là Đạo. Đạo là một danh từ đã được người Trung Hoa sử dụng từ thời thượng cổ, với ý nghĩa trỏ một đường đi, rồi sau đó trỏ cái lí phải theo; sau cùng nghĩa mở rộng ra nữa và đạo trỏ luật, trật tự tự nhiên. Tuy nhiên, Lão Tử thừa nhận là không thể dùng ngôn ngữ để mô tả được bản chất của Đạo, cho nên ông mở đầu Đạo Đức kinh bằng câu: “Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh” (Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải đạo vĩnh cữu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi “đạo” thì không phải là cái tên vĩnh cữu, bất biến). Theo Lão Tử, vũ trụ không có chung, mà có một khởi thủy – ông gọi là đạo, nhưng ông cũng ngờ còn một cái gì trước cái khởi thủy đó mà ông chưa suy ra được. Đạo không phải là thứ vật thể đặc biệt cố định, nó là cái bản nguyên sâu kín, huyền diệu, là thực thể vật chất của khối hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể. Điều này được Lão Tử ghi 7 rất rõ trong chương 14 của Đạo Đức Kinh : “Nhìn không thấy goi là di, nghe không thấy gọi là hỉ, nắm không được gọi là vi. Ba cái đó (di, hi, vi tức là vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một thôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể. Nó thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi”. Như vậy, cảm quan của con người không cảm nhận được “đạo”, nhưng nó vẫn tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn, mạnh mẽ, bao khắp cả vũ trụ, có trước trời đất và là cái từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể sinh ra. Lão Tử viết “có vật gì trong sự hỗn độn, có trước cả trờ đất, vừa trống không, vừa lặng yên, đứng một mình không đổi, lưu hành khắp chốn không mỏi, có thể là mẹ của thiên hạ, ta không biết nó tên gì, nên mới đặt tên cho nó là đạo, gượng gọ là lớn” (chương 25). Hai lần Lão Tử gọi “đạo” , bản nguyên của vũ trụ là “vật”: đạo chi vật (chương 21), hữu vật hỗn thành (chương 25). Chữ “vật” đó không nên hiểu là một vật như cái bàn là một vật, cái ghế là một vật… mà chỉ nên hiểu là một cái gì đó. Cái gì đó mênh mông, “thâm viễn”, không sáng, không tối, mập mờ, thấp thoáng. Lão Tử đã nhìn thấy sự khác nhau giữa cơ sở vật chất đầu tiên và sự vật cá biệt, ông không lấy đặc tính riêng rẽ để giải thích nguồn gốc của vạn vật. “Đạo” là bản chất sâu xa, tuyệt đối, là cơ sơ do đó trời đất, vạn vật sinh sống, vì thế “đạo” không thể giống với sự vật. Sự vật sinh ra từ “đạo”, có hình thể thì có thể gọi tên được là hữu, còn đạo không thể gọi tên được là vô. Nhưng vì “đạo” có thể sinh ra vạn vật nên cũng có thê bảo là hữu. Như vậy “đạo” gồm cả hai phương diện hữu và vô. Vô là thể của “đạo” , hữu là dụng của “đạo”. Thể của “đạo” thì huyền diệu mà dụng của nó thì vô cùng. Vì nó sáng tao ra vạn vật (dĩ duyệt chúng phủ - chương 21.), vạn vật nhờ nó mà sinh (vạn vật thị chi sinh). Theo Lão Tử đạo sinh ra vạn vật theo trình tự : 8 “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư” (chương 42). Đạo không chỉ sinh ra vạn vật mà còn làm phép tắc cho trời, cho đất, cho người, cho vạn vật. Điều này được Lão Tử đề cập đến ở chương 25: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” “Đạo” có công sinh ra vạn vật, nhưng công nuôi dưỡng, che chở cho mỗi vật cho tới lớn là “đức” : “Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục, che chở cho mỗi”. Chữ “đức” ở đây Lão Tử dùng không cùng một nghĩa với chữ “đức” của Đạo Nho. “Đức” là một phần của “đạo”: khi chưa hiển hiện trong mọi vật thì là “đạo”, khi đã hiển hiện rồi thì phần hiển hiện trong mỗi vật là “đức”. Mỗi vật đều có “đức” mà “đức” của bất kì vật nào cũng từ “đạo” mà ra, là một phần của “đạo” nên “đức” nuôi lớn mỗi vật mà luôn tùy theo “đạo”. Như vậy, tóm lại trong thuyết về “đạo” của Lão Tử, “đạo” là bản nguyên của vũ trụ, cũng có thể là tổng nguyên lí hay nguyên tố của vũ trụ. “Đạo” sinh ra vạn vật và làm phép tắc cho vạn vật. “Đức” là một phần của “đạo” nuôi dưỡng, chở che cho vạn vật. Như vậy, ông đã thể hiện được quan điểm chủ đạo trong vấn đề nhận thức thế giới vạn vật thông qua sự nhìn nhận về khái niệm “đạo”. Điều này có một giá trị rất lớn trong việc đánh giá sự vật. Với học thuyết về “đạo” có thể khẳng định, Lão Tử là người đầu tiên luận về vũ trụ. Các triết gia Trung Hoa thời Xuân Thu và thời chiến Quốc chỉ trừ Lão Từ, đều không bàn đến vấn đề khởi thủy đó. Trước ông chưa có ai đặt ra câu hỏi vũ trụ có “thủy”, có “chung” không. Ông cho rằng vũ trụ có khởi thủy và không có chung. Dân tộc Trung Hoa cũng như mọi dân tộc khác, tin có Trời và thờ Trời, cho Trời là gốc của vạn vật. Khổng Tử ít nói tới Trời và quỷ thần, nhưng ông tin có trời và thường dùng chữ thiên mạng khi nói đến trời. Cả bộ Đạo Đức Kinh chỉ có chương 4 là nhắc tới đế (trời) nhưng lại đặt dưới đạo. 9 Còn quỷ thần cũng chỉ thấy ông nói đến hai lần trong chương 39 và chương 60, nhưng lại nói: “Dùng đạo mà trị thiên hạ thì quỷ không linh; chẳng những quỷ không linh mà thần cũng không hại được người”. Lão Tử là người hoàn toàn vô thần khi đả kích quan điểm trời sáng tạo ra thế giới và cho rằng, trời không phải căn cứ tồn tại của đạo, trái lại đạo có trước thần linh. Theo Lão Tử, bản chất của “đạo” là phác (mộc mạc, chất phác). Loài người cũng như vạn vật do “đạo” sinh ra đều phải giữ tính cách đó thì mới hợp đạo, mới có hạnh phúc. Ngoài ra Lão Tử còn đưa ra học thuyết “đạo pháp tự nhiên” để giải thích bản chất của “đạo”. Tự nhiên là một điểm quan trọng vào bậc nhất trong học thuyết lão Tử. Đạo sinh ra vạn vật rồi để cho chúng vận hành, diễn biến theo luật riêng, theo bản năng của chúng chứ không can thiệp vào. Như vậy, đạo chính là phác; đạo với tự nhiên là một. Vì vậy, vạn vật do đạo sinh ra phải có những tính chất của đạo. Quy tắc “pháp”, “tự nhiên” được Lão Tử áp dụng rất nhiều trong cách xử thế và trị nước. 2.2. Tư tưởng biện chứng Phép biện chứng đã xuất hiện từ thời cổ đại cả ở phương Đông và phương Tây, ngày nay nó vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. Ở phương Đông, Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một trong những tác phẩm có chứa đựng tư tưởng biện chứng sâu sắc. Quan điểm biện chứng của Lão Tử được thể hiện ngay trong tư tưởng về “đạo”. Trong triết học của Lão Tử, “đạo” không chỉ là bản nguyên mà còn là con đường, quy luật sinh thành, biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Lão tử gọi là “đạo thường”. chính ở đây tư tưởng biện chứng được thể hiện rõ nét, tạo nên bản sắc riêng trong triết học của ông. Lão Tử cho rằng trong thế giới không có vật gì vĩnh viễn không thay đổi, có những vật tiến lên phía trước, có những vật lùi lại đằng sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới sự tiêu diệt. Sự vận động của vạn vật không 10 phải là hỗn độn mà tuân theo những quy luật tất yếu, tự nhiên, nghiêm ngặt, không sự vật nào đứng ngoài quy luật đó, kể cả trời đất, thần linh. Theo Lão Tử, vạn vật từ “đạo” sinh ra vì vậy chúng phải biến hóa tuân theo quy luật của “đạo” : “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp địa, địa pháp tự nhiên” (Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên). Lão Tử cho rằng, vạn vật trong vũ trị đều bị điều khiển bởi hai luật phổ biến là quân bình và phản phục. Luật quân bình luôn giữ cho vận động được thăng bằng, theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất cập. Ở chương 45 Lão Tử viết “ cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng”. Để lập lại quân bình trong xã hội, phải trừ khử những thái quá, nâng đỡ những cái bất cập : “Đạo trời giống như buộc dây cung vào cung chăng? Dây cung ở quá cao thì hạ nó xuống; ở thấp quá thì đưa nó lên; dài quá thì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ dư, bù chỗ chuyển” (chương 77). Vậy trong vũ trụ vật nào cũng ngang nhau, không có quý tiện; trạng thái nào cũng cần thiết như nhau. Loài nào trong vũ trụ cũng có công giữ sự quân bình, điều hòa trong vũ trụ. Cũng theo Lão Tử, luật vận hành của “đạo” là quay trở về “phản giả, đạo chi động”. Vì vậy, vạn vật do đạo và đức sinh ra mà trưởng thành, tất nhiên phải theo quy luật “phản phục”, tức là quay trở về. Luật phản phục, tức luật tuần hoàn của vũ trụ con người đã nhận thấy từ hồi sơ khai, vạn vật nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, nhịp nhàng, bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, thay đổi qua lại, con người thì “từ cát bụi trở về cát bụi”. Đó là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên. Nhưng Lão Tử đã triển khai luật đó đến cực điểm, bảo vạn vật sẽ trở về gốc, gốc đó tức là đạo, mà tính cách của đạo là phác nên trở về gốc cũng là trở về phác. Lão Tử quan sát vũ trụ, cố gắng tìm ra quy luật khách quan của sự vật phát triển và biến hóa, dạy mọi 11 người hành động theo quy luật tự nhiên: “trở về gốc… gọi là “trở về mệnh”, trở về mệnh là luật bất biến của vạn vật, biết luật bất biến thì sáng suốt, không biết thì vọng động mà gây họa”. Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc lại vừa dựa vào nhau và liên hệ, ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Vũ trụ tiến tới cùng cực một trạng thái nào đó thì quay trở lại, tức là chuyển qua trạng thái ngược lại, trái lại trạng thái trước : “có và không sinh lẫn nhau; dễ và khó tạo nên lẫn nhau; ngắn và dài làm rõ lẫn nhau; cao và thấp dựa vào nhau…; trước và sau theo nhau” (chương 2). Theo Lão Tử các trạng thái trên tuy bề ngoài là trái nhau nhưng thực là sinh thành lẫn nhau, không có cái này thì không có cái kia: không sinh ra có tức là vạn vật, vạn vật biến hóa tới cực điểm rồi trở về không; vả lại phải có rồi mới thấy rằng không, ngược lại cũng vậy; cũng như phải có một vật dài mới thấy một vật khác là ngắn, một vật cao rồi mới thấy một vật khác là thấp. Cái đẹp xấu cũng vậy, cái thiện ác cũng vậy: “ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó mà sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mới sinh ra quan niệm về cái ác” (chương 2). Đẹp xấu, thiện ác đều là quan niệm của loài người cả; đạo không phân biệt như vậy, chỉ vận động không ngừng , hết giai đoạn này tiếp ngay đến giai đoạn khác, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ của nó là chuẩn bị cho giai đoạn sau cuối cùng là trở về đạo. Đối với đạo, vật nào cũng ngang nhau không có quý tiện, không có họa phúc vì “họa là chỗ dựa của phúc, phúc có thể biến họa” (chương 58), “chính có thể biến thành tà, thiện có thể trở thành ác”. Như vậy, sự luân phiên và tương đối của các tương phản chính là quy luật tất yếu của tự nhiên, là “đạo trời” chi phối mọi sự vật, hiên tượng tự nhiên cũng như xã hội. Bởi vậy, Lão Tử dạy mọi người “nếu muốn cho sự vật nào đó suy tàn thì tạm thời làm cho nó hưng lên, để cho nó phát triển đến tột 12 cùng, tất nhiên nó sẽ đổi sang mặt ngược lại, muốn thu lại hãy mở ra, muốn đoạt lấy hãy cho đi” (chương 36). Những nhân tố biện chứng trong triết học Lão Tử biểu hiện năng lực quan sát tinh vi và trình độ tư duy sắc sảo của ông đối với sự vật khách quan. . Đây là một tư tưởng đi trước thời đại gắn với những ngành khoa học hiện đại ngày nay đã chứng thực : vật lý, khoa học vũ trụ, phép biện chứng về mâu thuẫn của triết học. Tuy nhiên sự chuyển hóa của các mặt đối lập trong sự vật hiện tượng không theo khuynh hướng phát triển, xuất hiện cái mới, mà theo vòng tuần hoàn của luật phản phục. Hơn nữa, Lão Tử không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh của các mặt đối lập, mà ông chủ trương lấy cái tĩnh, vô vi để tạo thành sự chuyển hóa. Chính vì thế phép biện chứng của ông mất đi sinh khí của nó và mang tính chất máy móc, lặp đi lặp lại có tính chất tuần hoàn, buồn tẻ. 2.3. Tư Tưởng về đạo đức – nhân sinh Lão Tử sống ở thời loạn, thấy người ta càng cứu loạn thì càng loạn nên ông chủ trương đừng hữu vi, làm trái tự nhiên, tức là phải “vô vi”. Học thuyết vô vi do Lão Tử đề xướng là một học thuyết rất quan trọng trong hệ tư tưởng của Đạo giáo. Quan điểm “vô vi” của Lão Tử không phải là không làm gì cả mà nghĩa là cứ thuận theo tự nhiên mà làm , không can thiệp vào đời sống vạn vật. Từ học thuyết vô vi, Lão Tử đã trình bày tư tưởng về các vấn đề đạo đức nhân sinh. Nền luân lí Khổng - Mạnh từ khi ra đời đến giữa thế kỉ XX, ở thời nào cũng được tôn trọng. Vậy mà Đạo Đức Kinh của Khổng tử, bộ sách chỉ vẻn vẹn có khoảng 5000 chữ, đã làm một cuộc cách mạng rất lớn, lật ngược cả nền luân lí của Khổng. Nếu Đaọ Khổng đề cao các đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và trung hiếu thì Lão Tử lại chủ trương bác bỏ điều đó. Trong chương 18, Lão Tử nói: “Đạo lớn bị bỏ đi rồi mới có nhân, nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới 13 có trá ngụy; gia đình (cha mẹ, anh em, vợ chồng) bất hòa rồi mới sinh ra hiếu từ; nước nhà có loạn rồi mới có tôi trung”. Quan điểm này còn được Lão Tử nói tới tiếp ở chương 38. Theo Lão Tử loài người bẩm sinh đã có lòng yêu thương cha mẹ, yêu con, yêu đồng loại, tôn trọng bề trên… Loài người mất đi tình cảm hồn nhiên đó rồi mới đặt ra nhân, nghĩa, lễ, trí, tính, hiếu, trung; bảo phải hành động ra sao mới là là nhân nghĩa, hiếu, trung thì tình cảm không còn hồn nhiên, mà cố ý, nhằm một mục đích nào đó, không còn thành thực nữa bắt người ta làm như mình thì không còn là đạo đức nữa mà là sa đọa, dùng trí xảo, trọng sự lòe loẹt, đầu mối của hỗn loại. Vì vậy, Lão Tử chủ trương phải “tuyệt thánh khí trí”, “bất thượng hiền” mà giữ sự chất phác: “dứt thánh, bỏ trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt trí xảo bỏ lợi, không có trộm giăc” (chương 19); “không trọng người hiền để cho dân không tranh” (chương 3). Với Lão Tử những ông thánh mà Đạo Nho ca ngợi không những có công mà còn có tội với dân tộc Trung Hoa. Lão Tử cũng phản đối tri thức, mà Khổng tử đề cao. Vì theo Lão Tử căn bản của nó dựa trên sự phân biệt sai lầm về thị phi, thiện, ác, trên những giá trị giả tạo, hơn nữa tri thức là đối tượng của lòng dục mà Lão Tử lại là người chủ trương “quả dục”. Càng hiểu biết nhiều lại càng ham muốn – ham danh, ham lợi, ham quyền – và càng có nhiều khả năng thỏa mãn dục vọng, vì vậy con người ngày càng hóa ra trí xảo, có tinh thần ganh đua, hiếu thắng. Và Lão Tử chỉ ra chỉ có một cách học là “học bất học”, nghĩa là lấy sự “không học” làm học, như vậy mới giúp con người trở về với đạo, giúp vạn vật phát triển theo tự nhiên. Điều này trái hẳn với cách học của Khổng Tử, không dùng sách vở, không cách vật mà giữ cho tâm hồn hư tĩnh, dùng trực giác để hiểu đạo, hiểu mình nhằm tìm một lối sống hợp với đạo. Học theo cách đó thì: “không ra khỏi cửa mà biết được thiên hạ; không dòm ra ngoài mà biết được trời đất. Càng đi xa càng biết được ít (chỉ biết được những hiện tượng trước mắt mà 14 thôi, biết được phần tử mà không biết được toàn thể). Cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên”. Như vậy, quan điểm trên của Lão Tử cho thấy, Lão Tử có niềm tin vào bản chất thiện của con người, chính vì vậy ông mới chủ trương giữ sự chất phác của con người. Đồng thời, Lão Tử cũng khẳng định con người có khả năng nhận thức. Hiểu đạo là mục tiêu của nhân thức. Muốn vậy phải quay lại con đường trực giác tâm linh, tức là quay về với tự nhiên. Tuy nhiên, Lão Tử đã quá đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử coi vạn vật như nhau, không phân biệt quý tiện; phải để cho vạn vật tự nhiên phát triển theo bản tính của chúng, không can thiệp vào. Lão Tử chủ trương một xã hội mà quyền và bổn phận của vua chúa, gia trưởng giảm rất giảm thiểu. trong khi đó, Lão Tử lại rất trọng nữ tính, có lẽ vì vậy mà ngay trong chương đầu ông đã bảo “đạo là mẹ của vạn vật”. Như vậy, những quan điểm này của Lão Tử trong đạo đức kinh đã lật ngược lại chế độ tôn ti phong kiến: một xã hộ theo quan niệm của Lão Tử là xã hội bình đẳng và tự do, giống như xã hội thời sơ khai. Lão Tử là triết gia đầu tiên và có lẽ duy nhất đi tìm nguyên nhân sâu xa của sự sa đọa của loài người. Theo Lão Tử, nguyên nhân chính, duy nhất là tại loài người mỗi ngày một xa đạo, không sống thuận theo đạo, tức thuận theo tự nhiên, mất sự chất phác, có nhiều dục vọng quá, càng thông minh lại càng nhiều dục vọng, càng xảo trá, tranh giành, chém giết nhau. Và Lão Tử kết luận, chỉ có một cách là thay đổi lối sống, trở về với đạo, với tự nhiên, tức là phải “phản phác”. Bước đầu là “quả dục”, giảm thiểu dục vọng “trong quá trình biến hóa, tư dục của vạn vật mà phát ra thì ra dùng cái mộc mạc vô danh mà trấn áp hiện tượng đó, khiến chúng không còn tư dục nữa. không còn tư dục mà trầm tĩnh thì thiên hạ sẽ tự ổn định”. Ông cho rằng, con người chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên tối thiểu : bụng thì no, xương cốt thì mạnh, 15 còn những vật hiếm chỉ gợi lòng tham khiến cho xã hội bị loạn thì bỏ hết bởi “ngũ sắc làm cho ta mờ mắt, ngũ âm làm cho ta ù tai, ngũ vị làm cho ta tê lưỡi; ruổi ngựa săn bắn làm cho ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Lão Tử chủ trương hủy bỏ mĩ, nghệ thuật, những cái ta gọi là sản phẩm của văn minh. Danh vọng, địa vị tiền tại lại càng nên xa lánh. Phải đặt thân mình ở sau thiên hạ, ra ngoài vòng danh lợi thì thân mình lại ở trước mới còn được. Hơn nữa, ngay cả cái thân mình cũng nên quên đi, cứ để đời ta thuận theo tự nhiên, lúc nào về với đạo, với vô thì về, lúc nào chết thì chết. “Quả dục” thì phải biết “tri túc”. Lão Tử là người đầu tiên khuyên ta tri túc “họa không gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì không gì bằng tham muốn cho được nhiều. Biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn thấy đủ” (chương 46). “Tri túc” là điều kiện cốt yếu của hạnh phúc phương Đông mà chúng ta biết coi trọng. Người phương Tây trái lại, muốn được thêm hoài, không biết thế nào là đủ, không biết ngừng lại cho nên họ tiến mau, phú cường nhưng chịu họa cũng lớn. Đối với mình thì “quả dục”, “phản phác”, đối với người “khiêm nhu”. Mà “phác”, “nhu” đều là những đức tính của “đạo”, vì vậy nhân sinh quan của Lão chung quy lại là thuận theo “đạo”, không cưỡng lại quy luật tự nhiên của tạo hóa. Lão Tử viết : “Nhu nhược thắng cương cường” (chương 37) và chương 43 ông đã đưa ra ví dụ nhu thắng cương: “trong thiên hạ cái cực mềm (là nước) chế ngự được cái cực cứng (đá), (vì nước sói mòn được đá”; cái “không có” lại len vô được cái không có kẽ hở (như không khí len vào được những chất đá, gỗ cứng mà trông bề ngoài ta không thấy kẽ hở”. Theo Lão Tử vì biết nhu, biết mềm mỏng, chịu khuất thân thì thân mới được bảo toàn ; khiêm thì không tự đại; khiêm thì không tự đại, không tự kê công, không tự phụ. Khiêm thì không tranh với ai vì “đạo trời không tranh mà khéo thắng” 16 (chương 73). Khiêm thì không muốn ở trên người mà cũng không dám ở trên người (chương 67). Không một triết gia nào đề cao đức khiêm hạ như Lão Tử. Không những thế trong Đạo Đức kinh, Lão Tử còn đưa ra những lời khuyên để sống đắc đạo. Theo Lão Tử để lòng hư tĩnh thì mau hiểu được “đạo”, trở về với “đạo”, đồng nhất với “đạo” mà đồng nhất với “đạo” thì sẽ cùng với “đạo” trường tồn, bất tử. Về tâm, hư tĩnh là để cho lòng trống không, vô tri, vô dục, có vậy con người mới trừ hết được các mối oán hờn, lo lắng, tâm hồn sẽ bình thản, thanh thĩnh, không tranh giành, không có vọng tưởng. Điều Lão Tử nói khoa học ngày nay đã chứng minh quả thật đúng. Quả dục, không nóng nảy, hiếu thắng, không tranh đua, lòng than thản thì tâm thần vui và mạnh mà tâm thần thì ảnh hưởng nhiều đến thế chất. Về thân, Lão Tử khuyên muốn sống lâu thì không nên sống hưởng thụ thái quá, phải sống đạm bạc. 2.4. Tư tưởng về chính trị - xã hội Xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại, đặc biệt là thời Xuân Thu – Chiến Quốc có nhiều biến động phức tạp. Tình trạng cát cứ và bành trướng giữa các quốc gia đã dẫn đến sự tranh giành quyền lực, xâm chiếm lãnh thổ lẫn nhau diễn ra liên miên. Xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ luôn ở trong tình trạng mất ổn định. Nó đòi hỏi phải có những học thuyết chính trị thích ứng để cai trị xã hội. Vì vậy mà quan niệm về chính trị thời kì này cũng xuất hiện khá phong phú. Và cũng giống như những nhà tư tưởng cùng thời, Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị. Do đó, trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng góp một tiếng nói bày tỏ quan điểm của mình về đường lối trị quốc, tư cách của một ông vua cũng như hình mẫu của một xã hội lí tưởng mà con người cần phải hướng tới để đạt tới thái bình, thịnh trị. 17 Từ học thuyết vô vi, Lão Tử không chỉ trình bày tư tưởng về các vấn đề đạo đức nhân sinh như đã trình bày ở phần trên, mà cũng từ học thuyết này, Lão Tử còn đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị,”, “thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.” Và vì nhận xét như vậy cho nên Lão Tử chủ trương rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược vô vi để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế. Lão Tử chủ trương đường lối trị quốc theo đạo “vô vi”, chống lại chủ trương “hữu vi” cùng mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con người. Lão Tử kêu gọi trị nước bằng đạo “vô vi’ tức là đưa xã hội và cuộc sống con người trở về với trạng thái tự nhiên, nguyên thủy, chất phác, không ham muốn không dục vọng, không thể chế, không pháp luật, không bị ràng buộc bởi truyền thống đạo đức, không cần tri thức, trí xảo, văn hóa kĩ thuật mà theo bản tính, khả năng, sở thích tự nhiên, mọi người tự làm những việc cần phải làm một cách tự nhiên. Nói về đường lối trị nước, Lão Tử so sánh: “trị nước lớn như nấu nướng cá nhỏ”. Nếu ít can thiệp vào việc của dân, để cho dân tự nhiên mà sống, thì dân sẽ tự hóa, sẽ vui vẻ mà yên ổn phát triển theo bản năng của họ. Bước đầu của vô vi là giảm thiểu : ‘theo đạo thì mỗi ngày một giảm. Giảm rồi lại giảm cho tới mức vô vi”. Chỉ cân thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên của con người, còn những cái khác đều có hại phải bỏ hết. Nếu Khổng Mặc đều coi dạy dân là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà cầm quyền mà dạy dân thì dùng lễ nhạc và giảng cho dân đạo nhân nghĩa, hiếu trung. Lão Tử thì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng