Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước...

Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước

.PDF
51
230
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (KHÓA 2005 – 2009) ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CBHD: TRẦN THỤY QUỐC THÁI - SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN MSSV: B060292 LỚP: LK 0564A1 NĂM 2009 – NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………… MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.............................................................................................................................. 4 1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ...................... 5 1.3. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở một số nước trên thế giới ................................................................................................... 6 1.4. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam...........................................................................................................................12 1.5. Chính phủ điện tử là gì? Tầm quan trọng của chính phủ điện tử đối với công cuộc cải cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam ......................................................15 1.6. Ý nghĩa, vai trò việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam .......................................................................................................16 CHƯƠNG 2 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2.1. Quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay. ............................................................................19 2.2. Những hạn chế của việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam.............................................................................................28 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1. Thực tiễn việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước vào cơ quan nhà nước ở Việt Nam ........................................................................32 3.2. Một số vấn đề vướng mắt trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước................................................................................39 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam....................................................................................40 KẾT LUẬN ............................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển kinh tế, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và chính phủ Việt Nam. Mặc dù đã đạt được những thành công trong giai đoạn đầu, song Việt Nam vẫn còn gặp nhiều trở ngại trên con đường phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề lãnh đạo và quản lý đất nước phải luôn đổi mới và hiện đại hóa cải cách hành chính nhà nước, áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hành chính nhà nước là một giải pháp hiệu quả mà Chính phủ các nước trên thế giới đã áp dụng và đã thành công từ lâu. Chính phủ Việt Nam đã có những hướng đi đúng đắn trong cải cách hành chính nhà nước, thành công nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước giúp Chính phủ Việt Nam cải cách hành chính một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vấn đề chưa được khai thác triệt để, trong quá trình học tập và nghiên cứu ngành luật, đặc biệt là khi tìm hiểu qua các môn luật hành chính, các môn khác hình thành ý tưởng tạo cơ sở cho tôi nghiên cứu về đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhà nước. Hy vọng góp phần nào vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khái niệm sử dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhà nước được sử dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới khi nói đến cải cách ngành hành chính. Nó thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với các tổ chức, với công dân, của đất nước cũng như khu vực và thế giới. Do đó, quá trình cải cách hành chính xem ứng dụng công nghệ thông tin cũng như là một giải pháp để quản lý hành chính, phục vụ nhân dân tốt hơn. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, vǎn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tǎng cường nǎng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả nǎng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong xã hội luôn vận động không ngừng phát triển, đòi hỏi người lãnh đạo như Đảng và nhà nước ta phải luôn đổi mới, có sự cải cách, có những giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, khả năng lãnh đạo. Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhà nước cũng là một trong số giải pháp đó được đưa ra xã hội và áp dụng vào quảnlý hành chính nhà nước hiện nay, nhưng thực trạng và sự tiếp nhận, sự quản lý và phát triển cho vấn đề này cần chúng ta bàn luận và quan tâm vì chính xã hội của chúng ta. Chính vì vậy, đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhà nước” đựợc ra ra thảo luận và người viết có những ý kiến đóng góp để hoàn thiện cho vấn đề. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu ở đây nhằm vào các quy định của nhà nước trong vấn đề áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Bản chất, mối quan hệ giữa các chủ thể hành chính nhà nước và nhân dân với nhau, chất lượng của mô hình áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Quy định của pháp luật giành cho mô hình sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Khả năng phát triển của loại hình sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước cùng với sự phát triển của đất nước và thế giới 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Những quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Thực trạng vấn đề, sự tiếp nhận của xã hội và khả năng phát triển của công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước trong hiện tại cũng như tương lai. _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện nghiên cứu các phương pháp được sử dụng: - Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp suy luận logic, phương pháp điều tra thực nghiệm, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu luật viết. 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước Chương 2: Quy chế pháp lý về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước - Khái niệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. - Đặc điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước. Dù định nghĩa theo cách nào thì lợi ích và mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính cũng có những đặc điểm: - Tăng cường năng lực điều hành nhà nước của Chính phủ, mang lại thuận lợi cho nhân dân, tăng cường sự minh bạch, giảm tham nhũng, giảm chi phí Chính phủ, và làm tăng thu nhập quốc dân. - Định hướng công dân và dễ dùng trong xã hội Việt Nam hiện nay . - Có tính hiệu quả cao trong việc phổ cập kiến thức cũng như áp dụng mô hình một cửa và định hướng kết quả. - Nhiều khả năng truy nhập: Người dân có thể truy nhập vào các mạng dịch vụ Chính phủ bằng nhiều cách (ở nhà, ở công sở, ở trường học, ở nơi công cộng.v.v… - Tính cộng tác: Cơ quan hành chính nhà nước phải được thiết kế, xây dựng và triển khai trên cơ sở hợp tác phối hợp giữa Chính phủ và cá nhân công dân, thông qua cơ quan quản lý hành chính nhà nước. _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ - Tính đổi mới : Cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ mới, là Website hay việc chuyển giao các dịch vụ trên mạng, mà còn tính đến việc cải tiến quy trình công tác và tổ chức bộ máy. - Chi phí hợp lý: Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ. - An toàn và tôn trọng riêng tư. Những vấn đề nêu trên là nói về thực thể một bộ máy hành chính nhà nuớc có sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Đi theo hướng này, chúng ta cần đề cập đến một số vấn đề mà ở đây, xin chỉ nêu tên từng vấn đề: - Phương pháp luận , kỹ thuật hay công nghệ điều hành nhà nước. - Điều hành nhà nước tốt trong mối quan hệ với thể chế và cấu trúc kinh tế xã hội. - Đổi mới cách điều hành, bao hàm quan hệ giữa công nghệ thông tin, viễn thông với việc điều hành nhà nước tốt. 1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định mục tiêu cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trong thời gian qua, gần 60 nghìn công chức hành chính được đào tạo ứng dụng tin học để vận hành hệ thống thông tin điện tử đang triển khai tại các bộ, tỉnh. Hầu hết cán bộ tin học của các bộ, tỉnh đã được đào tạo tin học theo chuẩn, có trình độ quản trị cơ bản để khai thác - quản lý các hệ thống thông tin điện tử của các bộ, tỉnh. Quá trình đào tạo đã tập hợp được đông đảo đội ngũ chuyên gia (bao gồm chuyên gia tin học và chuyên gia quản lý)(1). __________________ (1) Theo www.vietnamnet.vn, 22/04/2004 _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho lực lượng Công nghệ thông tin của đất nước, nhất là doanh nghiệp tin học vừa và nhỏ, thoát khỏi tình trạng bế tắc và bắt đầu phát triển nhờ các chính sách đầu tư đã thông qua của Chính phủ. Về cơ bản, các hệ thống thông tin đã bắt đầu cung cấp thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan cấp bộ, tỉnh. Những kết quả chủ yếu trên đây kết hợp những kết quả đạt được của của những chính sách là những yếu tố cơ bản để triển khai giai đoạn tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước và góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa nền hành chính điện tử của nước ta. 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước của một số nước trên thế giới Từ nhiều năm nay các nước trên thế giới đều coi đây là một cuộc cách mạng, người ta nói đến "Cuộc cách mạng Chính phủ điện tử ". Nước Mỹ trong nhiều tài liệu có nêu rằng : Chính phủ điện tử là cuộc cách mạng tiếp theo của nước Mỹ. Mức độ triển khai Chính phủ điện tử của 20 quốc gia do Ngân hàng thế giới tổng kết: Mỹ, Xingapo, Ôxtrâylia, Canada, Pháp, Anh, Hồng Kông, Niudilân, Nauy, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Nam Phi, Italia, Nhật Bản, Ireland, Mêhicô, Bỉ, Malayxia, Brazil. (1) Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công Ngày nay, việc cung cấp dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính nhà nước đang được từng bước hiện đại hóa với việc sử dụng ngày càng rộng rãi công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt là công nghệ internet để thiết lập hệ thống thông tin điện tử nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân. Khái niệm Chính phủ điện tử xuất hiện để chỉ hoạt động của các Chính phủ sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ công của bất cứ người dân nào, bất kỳ ở đâu, bất kể lúc nào. Hệ thống thông tin điện tử là hệ thống dùng máy tính điện tử để tiếp nhận các dữ liệu, xử lý, chế biến chúng nhằm tạo ra các thông tin cần thiết. ________________ (1) Theo báo cáo Chính phủ các nước năm 2008 _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ bao gồm hai mảng chính: Mảng thứ nhất: là mảng công việc nội bộ, đảm bảo công việc điều hành của Chính phủ đối với các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương. Mảng thứ hai: quan trọng hơn nhiều - là bảo đảm các dịch vụ công cho xã hội. Suy cho cùng, mảng thứ nhất cũng nhằm tạo điều kiện cho mảng thứ hai hoạt động có hiệu quả hơn. Người ta đã vạch ra một lộ trình khá rõ ràng để tiến tới Chính phủ điện tử bao gồm 6 nấc thang như sau : Nấc 1: Cung cấp thông tin. Các cơ quan của Chính phủ thiết lập các trạm thông tin điện tử chứa đựng các thông tin cập nhật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước do mình phụ trách mà người dân cần được thông báo và hướng dẫn. Thông qua mạng internet, website này phục vụ mọi người dân 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Nấc 2: Giao dịch hai chiều. Hệ thống thông tin điện tử bảo đảm tương tác thông suốt qua mạng máy tính giữa người dân với từng cơ quan riêng lẻ của Nhà nước. Thông tin qua lại giữa từng người dân với cơ quan nhà nước được đảm bảo giữ bí mật, không bị lấy trộm. Pháp luật thừa nhận chữ ký điện tử của từng người trong giao dịch qua mạng Nấc 3: Một cửa đa mục tiêu. Người dân có thể truy cập thông tin của các cơ quan nhà nước khác nhau qua một cửa duy nhất do nhà nước quy định ( tương với nghĩa một cửa trong cải cách hành chính ở nước ta). Để bảo đảm dịch vụ này, hệ thống thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước riêng lẻ liên thông với nhau và kết nối với các công ty, tổ chức ngoài Chính phủ Nấc 4: Cửa tự chọn. Người dân - khách hàng có thể tự thiết kế lấy cửa truy cập thông tin và tự chọn chỗ đặt Nấc 5: Phân nhóm các dịch vụ công thông dụng. Các dịch vụ công thông dụng được phân nhóm để phục vụ theo yêu cầu của xã hội. Lúc này khách hàng chỉ cần biết mình cần dịch vụ công nào mà không cần biết cơ quan nhà nước nào cung ứng dịch vụ đó. Họ có thể truy cập thông tin về dịch vụ công qua mạng một cách thuận tiện _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 7 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Nấc 6: Tích hợp triệt để. Các dịch vụ công của Chính Phủ cũng như các dịch vụ của các doanh nghiệp và các tổ chức ngoài Chính phủ được tích hợp trong một hệ thống thông tin điện tử thống nhất. Cho đến nay, chưa một Chính phủ nước nào, kể cả các nước công nghệ tiến tiến G7 tự coi mình đã sẵn sàng trở thành Chính phủ điện tử - họ mới đang ở nấc 1 và nấc 2 của lộ trình trên đây. Vấn đề là ở chổ Chính phủ điện tử không chỉ phục thuộc vào công nghệ cao, mà nó còn bao gồm cả việc tổ chức công việc tối ưu và nguồn nhân lực có kỹ năng thích hợp Chính quyền thành phố Seoul (Hàn Quốc) đang triển khai dự án Chính phủ điện tử nhằm cải tiến các thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp cho công dân các phương tiện tiếp xúc với chính quyền thành phố một cách có hệ thống, toàn diện và thuận lợi. Các trung tâm điều hành dịch vụ đã được thành lập. Việc hình thành các trung tâm này đã xóa bỏ các giới hạn về thời gian và khoảng cách nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc kê khai đơn từ và cung cấp các dịch vụ hành chính chất ượng cao. các thông tin và mẫu biểu cho 875 loại giấy tờ có thể lấy ra từ trên mạng, trong đó có 375 loại giấy tờ thuộc về văn phòng trung tâm của chính quyền thành phố và các cơ quan trực thuộc, 500 loại thuộc về chính quyền cấp quận và cấp phường . Thành phố cũng vận hành hệ thống nộp thuế địa phương cho phép công dân nộp thuế bằng chuyển khỏan thông qua mạng hay telephone. Như vậy, người dân có thể nộp thuế bất kỳ ở đâu và vào bất cứ lúc nào (1). Tỉnh Ontario (Canada) hiện đang là một điển hình trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào cung ứng dịch vụ công với mô hình kiốt tự phục vụ. Các kiốt được phát triển và cải tiến trong sự hợp tác giữa chính quyền tỉnh với hãng IBMhãng đã thắng trong cuộc đấu thầu cạnh tranh về thiết kế và chế tạo máy. Hiện hãng IBM đang tiến hành bão dưỡng máy thường xuyên theo hợp đồng 6 năm với chính quyền các tỉnh (2). Tại kiốt này, khách hàng có thể nhận được các dịch vụ sau đây. ________________ (1), (2) Theo www.vietbao.com.vn, tháng 03/2003 _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 8 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ - Làm lại đăng ký lưu hành xe cơ giới và nhận tem kiểm định ngay lập tức bằng máy. - Trả tiền phạt theo quyết định của tòa án tỉnh. - Lấy tòan bộ thông tin về các xe cộ đã qua sử dụng, hoặc hồ sơ về các lái xe. - Thay đổi địa chỉ trên bằng lái, thẻ y tế hoặc thẻ di động giải trí. - Làm mới thẻ hoạt động giải trí về câu cá và săn bắn. Điều đáng lưu ý là các dịch vụ nói trên không chỉ thuộc về một bộ, mà liên quan đến các bộ khác nhau (Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên thiên nhiên, Bộ Tư Pháp, Bộ Quan hệ khách hàng và thương mại). Việc kết hợp các bộ có chức năng khác nhau, tại các địa điểm khác nhau, với các công nghệ khác nhau và các loại thẻ khác nhau thành một dịch vụ không chỉ đơn thuần là vấn đề công nghệ, mà quan trọng hơn là nó đòi hỏi phải xây dựng nhiều mối quan hệ hợp tác, bao gồm các bộ và cả khu vực tư nhân. Hiện có 6 kiốt tại các khu vực bán hàng và các địa điểm thuận tiện cho khách hàng sử dụng. Một số kiốt mở cửa 24/24 giờ và suốt 7 ngày trong tuần. Số kiốt còn mở cửa từ 8 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Hơn một nữa số công việc làm tại các kiốt này được thực hiện ngoài giờ hành chính. các kiốt này được coi là mạng lưới kiốt công cộng tiên tiến nhất thế giới. Dịch vụ Ontario chính là sự chuẩn bị cho bước nhảy mới về cung cấp dịch vụ điện tử trong tương lai. Chính quyền đang xem xét các lựa chọn khác nhau để mở rộng khả năng của dịch vụ Ontario thông qua các kênh khác nhau như điện thoại, internet, thư và mua bán thẳng thông qua tài khoản cũng như thông qua các kiốt. Mục tiêu của bước nhảy này là tạo ra sự tiếp cận chung thuận lợi đối với nhiều dịch vụ hiện đang được nhiều bộ cung ứng theo các quá trình, địa điểm và công nghệ khác nhau. Sự tiếp cận đa kênh và việc kết hợp cung cấp dịch vụ nhân danh nhiều bộ sẽ tạo khả năng lựa chọn lớn hơn và thuận lợi hơn cho khách hàng. Sự phát minh công nghệ mới xuất phát từ dịch vụ Ontario đựơc gọi là Hệ cơ sở kiến thức - đó là người quản lý thông tin điện tử và kho thông tin điện tử. Hệ cơ sở kiến thức sẽ chuẩn bị thông tin sẵn có về các sản phẩm và dịch vụ của Chính phủ để cung cấp qua các kênh khác nhau, bao gồm cả mạng internet và _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 9 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ điện thoại. Hệ cơ sở kiến thức nhằm làm giảm bớt thời gian của công chúng và cải thiện hiệu suất của các dịch vụ khách hàng. Dịch vụ kết nối kinh doanh của Ontario. Mối quan hệ của doanh nghiệp và Chính phủ là yếu tố chính của sự cạnh tranh trong môi trường thương mại toàn cầu hiện nay. Giới kinh doanh đã than phiền nhiều về việc mối quan hệ giữa họ với các cơ quan chính quyền ở Ontario bị gây khó khăn bở sự chậm chạp, thiếu phối hợp và khó điều khiển. Tổ chức Kết nối kinh doanh (thuộc Bộ Thương Mại) đã được thành lập để giải quyết những ách tắc nói trên. Tổ chức này đã làm việc với các ban cố vấn, chỉ đạo các nhóm và tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc với các doanh nhân, các hiệp hội và các đại diện của họ để tìm hiểu xem doanh nghiệp muốn gì. Các thông tin này được sử dụng để thiết kế và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Dự án bắt đầu từ mối quan hệ đầu tiên giữa doanh nghiệp với Chính phủ việc tìm kiếm tên doanh nghiệp và việc đăng ký của các doanh nghiệp độc lập. Trước khi có dịch vụ kết nối kinh doanh Ontario, chỉ có một địa điểm để đăng ký doanh nghiệp độc lập cho cả tỉnh tại khu trung tâm Toronto. Trong hoàn cảnh đó, nếu sự việc diễn ra suôn sẻ, khách hàng phải đợi dịch vụ qua đường bưu chính từ 6 đến 8 tuần. Nếu có sự trục trặc - thường chiếm đến 50% các trường hợp - đơn từ bị trả lại để sửa những sai sót và thời gian chờ đợi tăng thêm từ 3 đến 4 tuần, thậm chí có thể tăng thêm từ 6 đến 8 tuần (1). Dự án đã khai trương các trạm làm việc điện tử tự phục vụ thử nghiệm đầu tiên vào năm 1994. các trạm làm việc này cho phép những người sử dụng chỉ cần khai và điền vào mẫu đăng ký doanh nghiệp in sẵn, ký tên và gửi đi. Cải tiến này mới chỉ giảm chút ít thời gian so với trước kia. Tháng 10-1995, với việc thông qua luật cho phép đăng ký điện tử không cần chữ ký qua các trạm làm việc, thời gian thực hiện đã giảm xuống còn 5 ngày làm việc. Vào năm 1996, thời gian để đăng ký một doanh nghiệp mới đã giảm xuống còn 20 phút. Một website trên internet đã được thiết lập để cung cấp thông tin ban đầu của doanh nghiệp, cùng các mối liên hệ với các nguồn thông tin doanh nghiệp của Liên bang(2). ________________ (1), (2) Theo www.vietnamnet.vn, 12/04/2004 _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 10 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Từ năm 1999, đã có hơn 100 trạm làm việc điện tử tự phục vụ được đặt ở khắp tỉnh, được các doanh nhân sử dụng để tiến hành việc tìm kiếm tên doanh nghiệp và để đăng ký theo các chương trình quản lý của chính quyền tỉnh như sau: - Tên doanh nghiệp Thuế bán lẻ - Thuế về sức khỏe của người lao động - Bảo hiểm và an toàn nơi làm việc Gần 2/3 số đăng ký kinh doanh ở Ontario được thực hiện thông qua các trạm làm việc này. Chương trình này không chỉ cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng, mà còn hướng dẫn khách hàng loại bỏ những nhầm lẫn có thể xảy ra Sự đổi mới gần đây nhất là giấy phép kinh doanh vạn năng. Giấy phép này được áp dụng thí điểm vào năm 1998 và hiện nay có giá trị trên khắp tỉnh. Giấy phép kinh doanh vạn năng giống như một chiếc hộ chiếu, bao gồm những thông tin cơ bản về kinh doanh. Chiến lược cung cấp dịch vụ được thiết kế để đơn giản hóa và hợp thức hóa sự tiếp cận của khách hàng tới chính quyền, giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp và tạo ra sự phân phối có khả năng hơn cho những người nộp thuế. Chiến lược này bao gồm sự cộng tác của tư nhân - nhà nước để kiến tạo ra các giải pháp trong 5 năm tới, chiến lược sẽ được mở rộng tới tất cả các quá trình kinh doanh, bao gồm hoạt động duy trì và đăng ký, cập nhật hóa, hoạt động chuyển tiền và báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ (1). Thái Lan, đang tiến hành xây dựng một chương trình mang tên: “Công dân điện tử” , theo đó mỗi công dân được quản lý theo 15 loại đăng ký, bao gồm đăng ký chứng minh thư, đăng ký thẻ cử tri, đăng ký quỹ, đăng ký hiệp hội, đăng ký kết hôn ... các trung tâm dân số trong cả nước sẽ kết nối với nhau qua internet tạo thành cơ sở dữ liệu công văn làm căn cứ cho việc cải cách dịch vụ hành chính công, với hệ cơ sở dữ liệu này, nhà nước định sẽ cung cấp 10 loại dịch vụ thông dụng cho công dân như: ________________ (1) Nguồn phát triển Ngân hàng Châu Á: Phục vụ và di trì dịch vụ trong một thế giới cạnh tranh, NXB: Chính trị quốc gia, năm 2002 _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 11 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Cấp bằng lái xe, hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, giấy sở hửu đất đai... thông tin qua mạng. Các cơ quan, doanh nghiệp và người dân chỉ cần đăng ký địa chỉ thư điện tử kèm theo một mã số đăng ký để thực hiện các dịch vụ hành chính trực tuyến và tiến hành hoạt động thương mại điện tử. 1.4. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết số 26 NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định : "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh : "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về nǎng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 nǎm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những nǎm 90" (1). Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những nǎm 70 công nghệ thông tin ở nước ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công nghệ thông tin đã được nâng lên một bước. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tǎng lên đáng kể. Viễn thông đang phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá. Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 nǎm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005 đang và sẽ tiếp tục tạo ra môi _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 12 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm. Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm nǎng to lớn của công nghệ thông tin chưa được phát huy mạnh mẽ, việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đầu tư cho công nghệ thông tin chưa đủ mức cần thiết, quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của công nghệ thông tin chưa đầy đủ, thực hiện chưa triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông tin điện tử chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet chưa coi đầu tư cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội. Vấn đề, Chính phủ điện tử là một vế quan trọng trong chương trình ASEAN điện tử. Cũng như thương mại điện tử, việc triển khai Chính phủ điện tử là một việc bức bách đối với Việt Nam, một mặt vì các lợi ích của nó đối với nhân dân, với đất nước, một mặt cũng vì sự hội nhập với quốc tế và trong vùng. Trong thời gian qua chúng ta đã xây dựng được mạng diện rộng, nối Chính phủ với các bộ, ngành _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 13 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ và địa phương - đây cũng là một hạ tầng cơ sở tốt cho việc triển khai Chính phủ điện tử tới đây. Để triển khai Chính phủ điện tử chúng ta cần làm nhiều việc, từng bước kiến tạo các hạ tầng cơ sở: Hạ tầng Công nghệ thông tin, hạ tầng truyền thông, hạ tầng Internet, hạ tầng pháp lý nguồn nhân lực dân trí, đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện điện tử của người dân (máy tính, truy nhập Internet, v.v). Chúng ta có một số việc trước mắt có thể tiến hành: Nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử: Việc này quốc gia nào cũng làm, song ở ta lại càng cần. Ngoài các lý do giống các quốc gia khác, còn lý do là một số phạm trù có liên quan đến Chính phủ điện tử hoặc chưa tồn tại hoặc còn chưa rõ nét ở ta như: Cung cấp dịch vụ Chính phủ, nền dân chủ điện tử, kỹ thuật và công nghệ điều hành nhà nước, v.v... Nâng cao trình độ của công chức trong điều hành tác nghiệp hành chính để thực thi nhiệm vụ của mình, nhất là xác định được chỗ đứng của mình trong quan hệ với người dân, khắc phục các quan niệm “Xin - Cho” trong quan hệ giữa các cơ quan Chính phủ với người dân, nhất là ở các cấp hành chính thấp. Vấn đề trang bị kiến thức về Chính phủ điện tử cho công chức cũng là vấn đề cấp thiết. Triển khai ngay và từng bước việc sử dụng Internet, phương tiện điện tử khi triển khai Chính phủ điện tử , tức là tác động đến mối quan hệ trong nội tại các cơ quan Chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Chính phủ các cấp và giảm chi ngân sách. Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều đề án tăng cường ứng dụng Chính phủ điện tử trong Chính phủ. Chúng ta đã có mạng diện rộng nối Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành và địa phương. Đây cũng là nền tảng để triển khai nhóm công việc này, song điều quan trọng là quy chính, thể chế công tác nhằm đảm bảo cho mạng có thông tin, để nó thực sự tác động và nâng cao hiệu quả điều hành công việc của Chính phủ ở các cấp. Gần đây Chính phủ lại có Chỉ Thị 58 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan Chính phủ, ta thấy đây cũng là một chỗ dựa tốt để triển khai Chính phủ điện tử một cách bài bản ở các cấp. _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 14 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ Về việc cung cấp dịch vụ Chính phủ trực tuyến: Việc này làm khó hơn, một mặt cần đầu tư hạ tầng, nâng cao trình độ nhất là trình độ Công nghệ thông tin cho công chức, một mặt phải khắc phục tình trạng người dân chưa có khả năng truy nhập vào Internet để được thụ hưởng các dịch trực tuyến của Chính phủ. Tuy nhiên, một mảng việc có thể làm được ngay, là cung cấp dịch vụ trực tuyến cho giới doanh nghiệp , tác động đến mối quan hệ .Vì giới doanh nghiệp hầu hết đã có khả năng truy nhập Internet hay mạng Chính phủ, mảng việc này dễ triển khai hơn, song hiệu quả lại thấy ngay. Một số hoạt động trong mảng việc này có thể triển khai là : - Cung cấp thông tin pháp quy, chủ trương chính sách liên quan đến kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuế, v.v.... - Cung cấp thông tin thị trường, - Dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu trực tuyến, - Dịch vụ đăng ký, nộp thuế trực tuyến, - Dịch vụ xin thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh trực tuyến,v..v.. Nên mở rộng các mục tin trên mạng Chính phủ hiện có, phân cấp sử dụng tin: Tin gì chỉ nội bộ các cơ quan Chính phủ dùng, tin gì giới doanh nghiệp hay toàn dân được dùng. 1.5. Chính phủ điện tử là gì? Tầm quan trọng của Chính phủ điện tử đối với công cuộc cải cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam. Cũng như thương mại điện tử, có nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử, tuỳ vào từng góc nhìn của người định nghĩa. Có những cách tiếp nhận như sau: Chính phủ điện tử là khái niệm về việc các cơ quan Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin như: Mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan hệ với công dân, giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan của Chính phủ. Chính phủ điện tử là việc cung cấp thông tin và các dịch vụ Chính phủ qua Internet hay các phương tiện điện tử. Hai nhóm công việc chính được đề cập đến khi nói đến Chính phủ điện tử là: Các dịch vụ Chính phủ trực tuyến: Trước đây các cơ quan Chính phủ cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ vào Công nghệ thông tin _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 15 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước _______________________________________________________________ và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan Chính phủ hoặc gần với dân. Qua các cổng thông tin cho công dân là các trung tâm này người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật, được phục vụ (giải quyết) các việc trong cuộc sống hàng ngày, như công chứng, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trước bạ,.v.v... mà không phải đến chầu chực tại trụ sở các cơ quan trên như trước đây. Tác nghiệp Chính phủ: Là việc số hoá, hay điện tử hoá bản thân các hoạt động trong Chính phủ, giữa các cơ quan Chính phủ khác cấp và cùng cấp. Ở đây người ta nói đến cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý của bộ máy cũng như nhân viên Chính phủ, việc quản lý lưu trữ công văn tài liệu trên nền công nghệ Web, các biểu báo thống kê điện tử, việc sử dụng mạng máy tính và Internet để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và các tác nghiệp của bản thân bộ máy Chính phủ. Nhìn ở góc độ này, về mặt tác động xã hội, tương tự như thương mại điện tử, Chính phủ điện tử tác động lên các mối quan hệ: Giữa Chính phủ và công dân giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan Chính phủ với nhau. 1.6. Ý nghĩa, vai trò việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam. Nói đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thực chất là đề cập đến những khả năng tạo ra sự thay đổi đối với hành Chính phủ hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Sơ bộ có thể thấy rõ vấn đế này trên những phương diện sau: - Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin có thể tạo ra sự tiếp cận trên diện rộng của người dân, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước. Một trong những yêu cầu của cải cách hành chính là giảm thiểu những khó khăn, trở ngại trong giao tiếp giữa cơ quan hành chính với dân, doanh nghiệp. Cách thức truyền thống trong giao tiếp là người dân, doanh nghiệp trực tiếp đến cơ quan hành chính và với cách thức thứ hai thông qua ứng dụng công nghệ thông tin người dân, doanh nghiệp có thể ngồi tại nhà, tại nơi làm việc vẫn liên hệ giao tiếp được với cơ quan hành chính. Môi trường giao tiếp điện tử toàn cầu và trong từng _____________________________________________________________ SVTH: NGUYỄN THANH NHÀN 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng