Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Cơ khí chế tạo máy Báo cáo đồ án tốt nghiệp-cnc mini v2...

Tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp-cnc mini v2

.PDF
79
3424
152

Mô tả:

TRƢỜNG ĐHKTCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ĐIỆN TỬ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Mè Hải Anh Phan Mạnh Cƣờng Lớp: K45DDK Khoá: K45 Ngành học: Điều Khiển Tự Động Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Cƣờng 1. Tên đề tài tốt nghiệp : “Thiết kế bộ điều khiển máy CNC công nghiệp dùng vi điều khiển” 2. Các số liệu ban đầu (nếu có). 3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán - Tổng quan về máy phay CNC mini. - Mở rộng: Xây dựng kết cấu cơ khí cho mô hình máy phay CNC mini. - Thiết kế mạch điều khiển cho máy phay CNC mini. - Lập trình cho máy phay CNC mini. - Kết luận và kiến nghị. 4. Số lượng các phần mềm, bảng biểu, bản vẽ (kích thước A0) - Sử dụng phần mềm Altium Designer và proteus để vẽ mạch và mô phỏng. - Sử dụng phần mềm PIC C Compiler để lập trình cho bộ điều khiển. - Sử dụng phần mềm LinuxCNC để điều khiển máy CNC mini. - 45 hình vẽ. 5. Ngày giao nhiệm vụ: 09/03/2014 6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/05/2014 BAN CHỦ NHIỆM KHOA (Ký và ghi rõ họ tên) GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) Đồ án tốt nghiệp GVHD : ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức lớn. Điều này đặt ra cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước những nhiệm vụ nặng nề. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kĩ thuật nói chung và trong lĩnh vực điện – điện tử nói riêng làm cho bộ mặt xã hội đất nước biến đổi từng ngày. Điều khiển Tự Động là một trong những ngành mới, đang có đà phát triển một cách tích cực trong nền công nghiệp nước nhà, chính vì vậy chúng em những kỹ sư tương lai của đất nước đang nghiên cứu trên ghế nhà trường, đều ý thức một cách rõ ràng về Điều Khiển Tự Động. Để có thể hiểu sâu hơn về chuyên ngành cũng như kiến thức thực tế nhóm tác giả đã đăng ký làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế bộ điều khiển máy CNC công nghiệp dùng vi điều khiển”, đây là một đề tài rất hay là một ví dụ điển hình tổng hợp các kiến thức về cơ khí, kỹ thuật điều khiển. GVHD : ThS. Bùi Mạnh Cường Đồ án tốt nghiệp GVHD : ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp nói chung và các thầy cô giáo khoa Điện tử, bộ môn Đo lường – Điều khiển nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, và đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành tốt khóa học. Đặc biệt, chúng em xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn - ThS. Bùi Mạnh Cường,ThS.Nguyễn Văn Chí ,hai thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy, chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho chúng em trong quá trình học tập và công tác sau này. Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, chúng em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Chúng em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Mè Hải Anh - Phan Mạnh Cƣờng GVHD : ThS. Bùi Mạnh Cường Đồ án tốt nghiệp GVHD : ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 11 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC .............................................................. 13 1.1 Giới thiệu chung về máy CNC ........................................................................... 13 1.1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống máy CNC ........................................................ 13 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của máy CNC ............................................................. 14 1.2 Giới thiệu chung về máy phay CNC ................................................................. 15 1.2.1 Tình hình sử dụng máy CNC ở nước ta ............................................................ 15 1.2.2 Phân loại máy phay CNC .................................................................................. 15 1.2.3 Giới thiệu về một số mẫu mã máy phay CNC đang có trên thị trường ............. 16 1.3 Các phƣơng pháp điều khiển trên máy CNC .................................................. 17 1.3.1 Điều khiển 2D.................................................................................................... 17 1.3.2 Điều khiển 21/2D .............................................................................................. 17 1.3.3 Điều khiển 3D.................................................................................................... 18 1.4 Cấu trúc tổng thể máy CNC mini ..................................................................... 18 1.4.1 Phần điều khiển ................................................................................................. 18 1.4.2 Phần chấp hành .................................................................................................. 19 1.5 Hệ trục tọa độ trên máy CNC ........................................................................... 19 Chƣơng 2 ................................................................................................................... 21 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KẾT CẤU MÔ HÌNH MÁY PHAY CNC MINI . 21 2.1 Chọn phƣơng án cho chuyển động chạy dao ................................................... 21 2.1.1 Phương án cho chuyển động chạy dao .............................................................. 21 2.1.2 Chọn phương án cho chuyển động chạy dao..................................................... 22 2.1.3 Các thông số kỹ thuật cho máy.......................................................................... 23 2.2 Sơ đồ động học máy ........................................................................................... 23 2.2.1 Sơ đồ kết cấu dẫn động theo 3 trục X, Y và Z .................................................. 23 2.2.2 Lựa chọn bộ truyền vít me – đai ốc ................................................................... 24 2.2.3 Chọn cơ cấu dẫn hướng cho chuyển động......................................................... 25 2.2.4 Chọn các bộ phận khác của máy ....................................................................... 26 GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển 2 Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển 2.3 Các loại động cơ đƣợc sử dụng trong máy CNC ............................................. 26 2.3.1 Yêu cầu kỹ thuật của động cơ chấp hành (ĐCCH) trong máy CNC mini ........ 26 2.3.2 Động cơ chấp hành một chiều ........................................................................... 27 2.3.3 Động cơ bước .................................................................................................... 28 2.3.4 Động cơ Servo ................................................................................................... 34 2.3.5 Động cơ điện xoay chiều ................................................................................... 36 2.3.6 Chọn động cơ cho mô hình thiết kế................................................................... 36 Chƣơng 3. XÂY DỰNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ MẠCH CÔNG SUẤT ....... 39 3.1 Tìm hiểu một số mạch có trên thị trƣờng......................................................... 39 3.1.1 Mạch dùng chip TB6560 ................................................................................... 39 3.1.2 Mạch dùng chip L297 – L298 ........................................................................... 40 3.2 Xây dựng bộ điều khiển ..................................................................................... 40 3.2.1 Sơ đồ khối nguyên lý ......................................................................................... 41 3.2.2 Nguyên lý hoạt động ......................................................................................... 41 3.3 Xây dựng mạch điều khiển ................................................................................ 42 3.3.1 Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................................... 42 3.3.2 Chọn Vi điều khiển ............................................................................................ 42 3.3.3 Sơ đồ nguyên lý ................................................................................................. 43 3.3.5 Mô tả .................................................................................................................. 44 3.4 Xây dựng mạch công suất .................................................................................. 45 3.4.1 Nguyên lý điều khiển động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực (Unipolar stepping motor) ......................................................................................................................... 45 3.4.2 Xây dựng được sơ đồ nguyên lý mạch công suất ............................................. 45 3.4.3 Hình thực tế mạch công suất ............................................................................. 46 3.4.4 Giải thích hướng chọn các linh kiện .................................................................. 46 3.4.5 Mô tả mạch công suất ........................................................................................ 47 Chƣơng 4 ................................................................................................................... 49 LẬP TRÌNH CHO MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ KẾT NỐI MÁY TÍNH .............. 49 4.1 Sơ đồ điều khiển ................................................................................................. 49 4.1.1 Kết nối bộ điều khiển với máy tính thông qua cổng LPT ................................. 49 4.1.2 Nguyên lí điều khiển ......................................................................................... 51 4.2 Phần mềm điều khiển ......................................................................................... 51 4.2.1 Giới thiệu về LinuxCNC ................................................................................... 51 GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển 4 Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển 4.2.2 Cài đặt thông số ................................................................................................. 51 4.3 Sơ lƣợc trình tự gia công .................................................................................... 56 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 59 5.1 Kết quả đạt đƣợc ................................................................................................ 59 5.1.1 Mô hình máy tổng thể........................................................................................ 59 5.1.2 Kết quả thử nghiệm ........................................................................................... 60 5.2 Kết luận ............................................................................................................... 61 5.2.1 Ưu điểm ............................................................................................................. 61 5.2.2 Nhược điểm ....................................................................................................... 61 5.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 63 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 65 Code lập trình ........................................................................................................... 65 GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển 6  Đồ án tốt nghiệp Bộ môn: Đo lường điều khiển DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Máy CNC XK ................................................................................................16 Hình 1.2 Loại máy phay CNC kiểu Router ..................................................................16 Hình 2.3 Cấu trúc tổng thể máy CNC...........................................................................18 Hình 2.1 Mô phỏng phương án 1 ..................................................................................21 Hình 2.2 Mô phỏng phương án 2 ..................................................................................22 Hình 2.3 Sơ đồ kết cấu bàn máy ...................................................................................23 Hình 2.4 Sơ đồ kết cấu dẫn động trục Z .......................................................................24 Hình 2.5 Sơ đồ kết cấu dẫn động trục chính .................................................................24 Hình 2.6 Vít me đai ốc thường .....................................................................................25 Hình 2.7 Bi trượt và thanh trượt ...................................................................................26 Hình 2.8 Cấu tạo động cơ bước nam châm vĩnh cửu ...................................................30 Hình 2.9 Nguyên lý hoạt động của động cơ nam châm vĩnh cửu.................................30 Hình 2.10 Động cơ bước có từ trở thay đổi ..................................................................31 Hình 2.11 Động cơ bước hỗn hợp ................................................................................32 Hình 2.12 Cấu trúc trong động cơ lai ...........................................................................33 Hình 2.13 Kết cấu thực tế của động cơ lai ....................................................................33 Hình 2.14 Động cơ DC servo .......................................................................................34 Hình 2.15 Động cơ DC trục chính ................................................................................37 Hình 2.16 Thông số động cơ bước ...............................................................................38 Hình 3.1 Mạch điều khiển động cơ bước TB6560 .......................................................39 Hình 3.2 Nguyên lý mạch điều khiển động cơ bước dùng L297 – L298 .....................40 Hình 3.3 Sơ đồ khối nguyên lý mạch điều khiển..........................................................41 Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý mạch công suất spindle .......................................................42 Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển ..................................................................43 Hình 3.6 Mạch in thực tế của mạch điều khiển ............................................................44 Hình 3.7 Nguyên lý điều khiển động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực ........................45 Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lý mạch công suất ...................................................................45 Hình 3.9 Hình thực tế mạch công suất..........................................................................46 Hình 3.10 Thông số Mosfet IRF540 .............................................................................46 Hình 3.11 Nguyên lý cổng logic AND .........................................................................48 Hình 4.1 Sơ đồ kết nối và điều khiển............................................................................49 Hình 4.2 Sơ đồ chân LPT .............................................................................................50 Hình 4.3 Tạo một cài đặt mới .......................................................................................52 Hình 4.4 Trang thông tin cơ bản ...................................................................................53 Hình 4.6 Thông số trục X .............................................................................................54 Hình 4.7 Thông số trục Y .............................................................................................54 GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển 8 Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển Hình 4.8 Thông số trục Z ..............................................................................................55 Hình 4.9 Thông số Spindle ...........................................................................................55 Hình 4.10 Hoàn tất cài đặt ............................................................................................56 Hình 4.11 Giao diện chương trình ................................................................................56 Hình 5.1 Tủ điện máy CNC ..........................................................................................59 Hình 5.2 Mô hình máy tổng thể ....................................................................................60 Hình 5.3 Sản phẩm thực tế............................................................................................60 GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường  Bộ môn: Đo lường điều khiển 10 Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, thế giới cũng vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền công nghiệp toàn cầu. Chính vì thế, việc ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành chấp nhận được ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt đối với những nước đang phát triển. Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều chủng loại và mẫu mã hàng hóa thay đổi thường xuyên. Để giải quyết những yêu cầu về sự đa dạng này thì giải pháp máy CNC là hoàn toàn phù hợp. Ở Việt Nam, máy CNC đã được đưa vào sử dụng ở các xí nghiệp dân sự và quốc phòng nhưng chưa phổ biến. Do vậy nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài “Thiết kế bộ điều khiển máy CNC công nghiệp dùng vi điều khiển” kết hợp xây dựng mô hình máy phay CNC mini. Ngoài ra nhóm tác giả cũng mong muốn đề tài tạo cơ sở cho việc chế tạo một máy phay Mini CNC hoàn chỉnh, phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường nói chung và của khoa Điện tử nói riêng. Sự ra đời của đề tài còn do sự ham thích tìm hiểu về máy CNC, sự say mê tìm hiểu cách thức hoạt động, các cơ cấu bộ phận của máy CNC và đây cũng là cơ hội để nhóm tác giả ôn lại các kiến thức tổng quát đã được học về cơ khí và điện tử. 2. Giới hạn đề tài Vì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và thời gian chuẩn bị còn hạn chế nên nhóm chỉ tập trung thiết kế và hoàn thành một máy phay CNC mini cơ bản có thể hoạt động được, còn rất nhiều vấn đề khác cần phải hoàn thiện thêm. Do kinh phí để chế tạo hạn hẹp nên không thể sử dụng được hết những chi tiết, cơ cấu hiện đại, như động cơ Servo xoay chiều, hệ thống thay dao, hệ thống làm mát, hệ thống thoát phoi... Bên cạnh đó, với vốn kiến thức còn hạn chế và không chuyên về lĩnh vực chế tạo máy, nên nhóm tác giả gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và lĩnh hội các thông tin về đề tài. GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 11 Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài "“Thiết kế bộ điều khiển máy CNC công nghiệp dùng vi điều khiển” được nghiên cứu với các mục đích sau: - Sử dụng những kiến thức được học để xây dựng bộ điều khiển có thể điều khiển hoạt động cho máy CNC. - Sự ra đời của đề tài do sự ham thích tìm hiểu về máy CNC, xây đựng được mô hình máy CNC có thể chạy được thông qua sự điều khiển của bộ điều khiển đã thiết kế. - Máy được chế tạo có kích thước nhỏ gọn, kết cấu đơn giản, dễ vận hành thao tác, có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong không gian làm việc, máy có khả năng phay các chi tiết một cách tự động. - Xây dựng giao diện điều khiển hệ thống đẹp mắt, hoạt động đơn giản và thuận tiện. - Đề tài được cho ra đời nhằm mục đích giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với máy CNC. Ngoài ra nhóm tác giả mong muốn đề tài còn tạo cơ sở cho việc chế tạo một máy phay Mini CNC hoàn chỉnh, phục cho công tác giảng dạy của nhà trường và của khoa. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo tài liệu:  Tham khảo tài liệu về công nghệ CNC, tài liệu về thiết kế mô phỏng, tài liệu về lập trình vi điều khiển, tài liệu về động bước, động cơ Servo…  Tham khảo, nghiên cứu kết cấu một số máy CNC có cấu trúc trên thị trường và giá thành của chúng.  Tham khảo các tài liệu về thiết kế bộ điều khiển cho máy CNC mini. - Phương pháp thực nghiệm: Lắp ráp và thí nghiệm các mạch điều khiển động cơ DC step, bộ điều khiển chính, cổng truyền thông song song của máy tính, kết nối điều khiển, gia công toàn bộ các chi tiết và lắp ráp hoàn chỉnh mô hình máy phay CNC mini. GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 12  Đồ án tốt nghiệp Bộ môn: Đo lường điều khiển Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC 1.1 Giới thiệu chung về máy CNC Máy CNC (Computer Numerical Controlled) là máy công cụ, điều khiển theo một chương trình định sẵn. Các dữ liệu được cung cấp dưới dạng tập lệnh. 1.1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống máy CNC - Năm 1949: Mẫu đầu tiên của máy NC (Numerical Controlled) do MIT (Viện công nghệ Massachusetts) thiết kế và chế tạo theo đặt hàng của Không lực Hoa kỳ, để sản xuất các chi tiết phức tạp và chính xác của máy bay. - Năm 1952: Chiếc máy phay đứng 3 trục điều khiển số của hãng Cincinnati Hydrotel được trưng bày tại MIT. - Những năm 1960:  Máy NC được sản xuất và sử dụng trong công nghiệp.  Các bộ điều khiển số đầu tiên dùng đèn điện tử nên tốc độ xử lý chậm, cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng.  Chương trình được chứa trong các băng và bìa đục lỗ, khó hiểu và không sửa chữa được.  Giao tiếp người - máy rất khó khăn vì không có màn hình, bàn phím. - Năm 1970:  Các linh kiện bán dẫn được sử dụng phổ biến trong công nghiệp  Máy NC gọn hơn, tốc độ xử lý cao hơn, tiêu tốn ít năng lượng hơn,...  Các băng đục lỗ sau này được thay bằng băng hoặc đĩa từ,...  Tính năng sử dụng của các máy NC vẫn chưa được cải thiện đáng kể, cho đến khi máy tính được ứng dụng. - Đầu những năm 1970, máy CNC (Computer Numerical Control) ra đời: Các bộ điều khiển số trên máy công cụ được tích hợp máy tính và thuật ngữ CNC ra đời. Máy CNC ưu việt hơn máy NC thông thường về nhiều mặt. - Tốc độ xử lý cao, kết cấu gọn,... GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 13 Đồ án tốt nghiệp  Bộ môn: Đo lường điều khiển - Ưu điểm quan trọng nhất của chúng là ở tính năng sử dụng, giao diện với người dùng và các thiết bị ngoại vi khác. Ưu điểm của các máy CNC ngày nay: - Có màn hình, bàn phím và nhiều thiết bị khác để trao đổi thông tin với người dùng. - Nhờ màn hình, người dùng được thông báo thường xuyên về tình trạng của máy, cảnh báo báo lỗi và nguy hiểm có thể xảy ra, có thể mô phỏng để kiểm tra trước quá trình gia công,... - Có thể làm việc đồng bộ với các thiết bị sản xuất khác như robot, băng tải, thiết bị đo,... trong hệ thống sản xuất. - Có thể trao đổi thông tin trong mạng máy tính các loại, từ mạng cục bộ (LAN) đến mạng diện rộng (WAN) và Internet. Hiện nay máy công cụ CNC đang được phát triển và ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực cuộc sống nhiều nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ vi xử lý, trung tâm điều khiển của máy CNC hiện đại được điều khiển bởi bộ vi xử lý. Nhờ tốc độ xử lý của các phần tử này mà nhịp độ làm việc của các máy CNC được ghép với chúng không bị thay đổi. Có thể coi sự ra đời của máy CNC là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, đó là một phần tử vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất linh hoạt. Nó góp phần thúc đẩy quá trình tự động hóa nhằm dần dần thay thế vai trò của con người trong quá trình sản xuất. 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của máy CNC - Khả năng tự động hoá cao. - Năng suất gia công cao, thời gian phụ (thay dao, chạy không,…) giảm. - Khả năng đạt độ chính xác cao, tính ổn định cao. - Có khả năng tập trung nguyên công cao, khả năng gia công nhiều bề mặt trong cùng một lần gá. - So với máy điều khiển tự động theo chương trình cứng (cam, cữ hành trình, trục gài bi…) máy CNC có tính linh hoạt cao trong việc lập trình, tiết kiệm được thời gian điều chỉnh máy đạt được tính chính xác cao ngay cả với sản xuất hàng loạt nhỏ. - Một ưu điểm nổi bậc khác chỉ có trong máy CNC đó là phương thức làm việc với hệ thống xử lý thông tin “điện tử – số hóa”. Phương thức này cho phép nối GVHD: ThS. Bùi Mạnh Cường 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan