ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Viết Tam
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM NHIỄU
PHA TRONG HỆ THỐNG OFDM
Ngành: Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành: Kỹ thuật vô tuyến điện tử
và thông tin liên lạc
Mã số: 2.07.00
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VIẾT KÍNH
Hà nội- 2008
1
==============================================================
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................... 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT OFDM .................................................... 9
1.1. Tổng quan về kỹ thuật OFDM ....................................................................... 9
1.1.1. Mở đầu ................................................................................................... 9
1.1.2. Phương pháp điều chế đa sóng mang .................................................... 10
1.1.3. Phương pháp điều chế đa sóng mang trực giao OFDM ......................... 11
1.1.4. Mô tả toán học tín hiệu OFDM thông qua phép biến đổi IFFT ............. 13
1.1.5. So sánh OFDM với điều chế đơn sóng mang ....................................... 14
1.2. Sơ đồ khối hệ thống OFDM ....................................................................... 16
1.2.1. Khối trải năng lượng ............................................................................. 17
1.2.2. Bộ mã hoá kênh .................................................................................... 17
1.2.3. Khối chuyển đổi nối tiếp - song song .................................................... 17
1.2.4. Khối ánh xạ tín hiệu .............................................................................. 17
1.2.5. Khối biến đổi IFFT ............................................................................... 18
1.2.6. Khối chuyển đổi song song - nối tiếp .................................................... 18
1.2.7. Khối chèn khoảng thời gian bảo vệ ....................................................... 19
1.2.8. Khối chuyến đổi D/A và bộ khuyếch đại công suất HPA ...................... 20
1.3. Một số hệ thống ứng dụng OFDM............................................................... 20
1.3.1. Hệ thống phát thanh quảng bá số (DAB) ............................................... 21
1.3.2. Hệ thống truyền hình số quảng bá (DVB) ............................................. 22
1.3.3. Wireless LAN ....................................................................................... 23
1.3.4. Hệ thống WiMax (IEEE802.16a, e) ...................................................... 24
CHƢƠNG II: CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT CHỦ YẾU NHẰM GIẢM NHƢỢC ĐIỂM
CỦA HỆ THỐNG OFDM .............................................................................................. 26
2.1. Giới thiệu .................................................................................................... 26
2.2. Ước lượng tham số kênh ............................................................................. 26
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
2
==============================================================
2.2.1. Các kỹ thuật nội suy để khôi phục hàm truyền ...................................... 27
2.2.2. Cân bằng kênh cho hệ thống. ................................................................ 29
2.3. Đồng bộ ...................................................................................................... 30
2.3.1. Đồng bộ thời gian ................................................................................. 30
2.3.2. Đồng bộ tần số ...................................................................................... 33
2.3.3. Ảnh hưởng của sai lỗi đồng bộ đến chỉ tiêu chất lượng hệ thống OFDM ... 34
2.4. Giảm tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình PAR ............................ 36
2.4.1. Định nghĩa ............................................................................................ 36
2.4.2. Thuộc tính thống kê. ............................................................................. 37
2.4.3. Phương pháp giảm PAR ....................................................................... 38
2.5. Kết luận ...................................................................................................... 40
CHƢƠNG 3: CÁC KỸ THUẬT GIẢM NHIỄU PHA TRONG HỆ THỐNG OFDM 42
3.1. Giới thiệu .................................................................................................... 42
3.2. Các nguyên nhân gây ra nhiễu pha .............................................................. 42
3.2.1. Nhiễu pha do sự không ổn định của các bộ tạo dao động ...................... 42
3.2.2. Nhiễu pha do sự sai lệnh tần số lấy mẫu giữa bên thu và bên phát ........ 44
3.3. Các phương pháp giảm nhiễu ICI ................................................................ 45
3.3.1. Phân tích nhiễu ICI ............................................................................... 45
3.3.2. Phương pháp điều chế tự loại trừ (SC) .................................................. 47
3.3.3. Phương pháp ước lượng giá trị xác suất cực đại (ML) ........................... 50
3.3.4. Phương pháp sử dụng bộ lọc Kalman mở rộng (EKF) ........................... 52
3.3.5. Kết quả mô phỏng và so sánh ưu, nhược điểm giữa các phương pháp. .. 56
3.4. Phương pháp giảm nhiễu CPE bằng hồi tiếp ............................................... 59
3.4.1. Nhiễu pha bộ tạo dao động ................................................................... 59
3.4.2. Thuật toán giảm nhiễu CPE (CPEC) ..................................................... 61
3.4.3. Kết quả đạt được khi áp dụng phương pháp CPEC ............................... 64
3.5. Kết luận ...................................................................................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 70
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 72
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
3
==============================================================
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng anh
Tiếng việt
AWGN
Additive White Gaussian Noise
Nhiễu Gauss trắng cộng
BER
Bit Error Rate
Tỷ số bit lỗi
BPSK
Binary Phase Sift Keying
Khoá chuyển pha nhị phân
BFWA
Broadband Fixed Wireless
Truy nhập vô tuyến băng rộng
Access
cố định
CIR
Channel impulse response
Đáp ứng xung kênh
CP
Cyclic Prefix
Tiền tố vòng
CPE
Common Phase Error
Lỗi pha chung
CPEC
Common Phase Error Correction Sửa lỗi pha chung
CPESE
CPE Symbol Estimate
Ước lượng ký hiệu bị lỗi pha
chung
DAB
Digital Audio Broadcast system
Hệ thống phát thanh số
DFT
Discrete Fourier Transformation
Biến đổi Fourier rời rạc
DSP
Digital Signal Processing
Xử lý tín hiệu số
DS
Delay Spread
Trải trễ
DVB
Digital Video Broadcast
Truyền hình số
EKF
Extended Kalman Filter
Bộ lọc Kalman mở rộng
FBCF
Feedback Correction Factor
Hệ số sửa lỗi hồi tiếp
FFT
Fast Fourier Transform
Biến đổi Fourier nhanh
FIR
Finite Impulse Response
Đáp ứng xung kim hữu hạn
HiperLAN2
High Performance Radio Local
Chuẩn WLAN của Châu Âu
Area Network, WLAN standard
cho OFDM với tốc độ dữ liệu
(Europe) based on OFDM, with
tối đa là 54 Mbps
maximum data rate of 54 Mbps
MAF
Moving Average Filter
Bộ lọc trung bình động
ML
Maximum likelihood
Giá trị xác suất cực đại
MMDS
Multichannel Multipoint
Dịch vụ phân tán đa điểm và đa
Distribution Service
kênh
Maximum Mean Square error
Ước lượng cực đại trung bình
MMSE
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
4
==============================================================
Estimation
ICI
lỗi bình phương
Inter Carrier Interference
Nhiễu giữa các sóng mang
IEEE802.11a WLAN standard (U.S) based on
Tiêu chuẩn WLAN cho OFDM
OFDM, with a maximum data
với tốc dộ dữ liệu tối đa là 54
rate of 54 Mbps.
Mbps
IEEE802.11b WLAN standard (U.S) based on
Tiêu chuẩn WLAN dựa trên
DSSS, with maximum data rate
DSSS với tốc độ dữ liệu tối đa
of 11 Mbps
là 11 Mbps
IFFT
Inverse Fast Fourier Transform
Biến đổi Fourier ngược nhanh
ISI
Inter Symbol Interference
Nhiễu giữa các ký hiệu
OFDM
Orthogonal Frequency
Ghép kênh phân chia theo tần
Division Multiplex
số trực giao
SC
Self-cancellation
Tự loại trừ
SNR
Signal to Noise Ratio
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
PAR
Peak to Average Power Ratio
Tỷ số công suất tương đối cực
đại
QAM
Quadrature Amplitude
Điều chế biên độ cầu phương
Modualtion
WiMax
Khả năng tương tác toàn cầu
Microwave Access
cho đa truy nhập vi ba
Wide Sense Stationary
Quá trình dừng theo nghĩa rộng
Uncorrelated Scattering
WSSUS
Worldwide Interoperability for
và tán xạ không tương quan
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
5
==============================================================
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Suy giảm SNR theo lỗi đồng bộ ............................................................. 34
Bảng 3.1. So sánh hiệu quả hoạt động giữa các phương pháp giảm nhiễu ICI ........ 59
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
6
==============================================================
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mật độ phổ năng lượng của hệ thống đa sóng mang ............................... 10
Hình 1.2. Mật độ phổ năng lượng của tín hiệu điều chế OFDM ............................. 11
Hình 1.3. Phổ tín hiệu OFDM băng tần cơ sở của một hệ thống gồm 05 kênh con,
hiệu quả phổ tần của OFDM so với FDM .............................................................. 12
Hình 1.4. Phổ tổng hợp của tín hiệu OFDM trong băng tần cơ sở với 05 sóng mang
con ........................................................................................................................ 12
Hình 1.5. Bộ điều chế OFDM ................................................................................ 13
Hình 1.6. Sơ đồ bộ điều chế OFDM sử dụng IFFT ................................................ 14
Hình 1.7. Sơ đồ khối một hệ thống OFDM điển hình ............................................. 16
Hình 1.8. Kỹ thuật chèn khoảng thời gian bảo vệ................................................... 19
Hình 1.9. Sơ đồ khối phía phát hệ thống DAB ....................................................... 21
Hình 1.10. Sơ đồ khối máy thu DAB ..................................................................... 22
Hình 1.11. Mô hình truyền thông mạng WiMax .................................................... 24
Hình 2.1. Kỹ thuật nội suy tuyến tính .................................................................... 28
Hình 2.2. Kỹ thuật nội suy hàm Si và nội suy hàm đa thức .................................... 28
Hình 2.3. Bộ lọc Wiener ........................................................................................ 29
Hình 2.4. Điểm bắt đầu thời gian ký hiệu .............................................................. 31
Hình 2.5. Thời gian bắt đầu ký hiệu rơi vào trong CP ............................................ 31
Hình 2.6. Thời gian bắt đầu ký hiệu rơi vào trong chu kỳ hữu ích .......................... 31
Hình 2.7. Suy hao SNR hệ thống ứng với các lỗi đồng bộ khác nhau ..................... 35
Hình 2.8. Một số không gian tín hiệu ..................................................................... 36
Hình 2.9. So sánh thống kê của PAR theo lý thuyết và theo mô phỏng .................. 38
Hình 2.10. Phương pháp dùng các dãy phát từng phần .......................................... 40
Hình 3.1. Nhiễu pha do sự không ổn định của các bộ tạo dao động........................ 43
Hình 3.2. Nhiễu ICI sinh ra do sự không ổn định của các bộ tạo dao động............. 43
Hình 3.3. Mối liên hệ giữa nhiễu ICI và số lượng kênh con trong hệ thống OFDM .... 44
Hình 3.4. Nhiễu ICI sinh ra do sai lệch tần số lấy mẫu giữa bên thu và bên phát.... 44
Hình 3.5. Sơ đồ khối hệ thống OFDM ................................................................... 45
Hình 3.6. Mô hình hoá độ dịch tần ở phía thu ........................................................ 45
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
7
==============================================================
Hình 3.7. Các hệ số nhiễu ICI của một hệ thống OFDM có N=16 ......................... 46
Hình 3.8. Thực hiện điều chế một ký hiệu dữ liệu trên hai sóng mang con............. 48
Hình 3.9. So sánh giữa các hệ số |S”(l-k)|, |S’(l-k)| và |S(l-k)| với N=64, =0,4 ...... 48
Hình 3.10. Kết quả mô phỏng CIR khi sử dụng phương pháp điều chế SC ............ 50
Hình 3.11. Cấu trúc bộ phát ML ............................................................................ 50
Hình 3.12. Cấu trúc bộ thu ML .............................................................................. 51
Hình 3.13. Kết quả mô phỏng về độ dịch tần bằng phương ước lượng ML ............ 52
Hình 3.14. Ước lượng đệ qui độ dịch tần tiêu chuẩn với SNR=12dB .................. 56
Hình 3.15. PSD của tín hiệu nhiễu pha trong bộ tạo dao động ............................... 60
Hình 3.16. Thuật toán hiệu chỉnh lỗi pha chung (CPEC) ....................................... 63
Hình 3.17. Kết quả hiệu chỉnh CPE với b=4, fh=100kHz. ...................................... 65
Hình 3.18. Kết quả hiệu chỉnh của các thành phần CPE với N=64, b=4, fh=100kHz .. 65
Hình 3.19. Kết quả hiệu chỉnh của các thành phần CPE với N=256, b=4, fh=100kHz 66
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
8
==============================================================
MỞ ĐẦU
Với những ưu điểm vượt trội, hiện nay kỹ thuật OFDM đã được ứng dụng
rộng rãi trong các hệ thống phát thanh quảng bá số, truyền hình số, hệ thống
Wireless LAN, HiperLAN2, WiMax và đang được lựa chọn nghiên cứu sử dụng
cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, kỹ thuật
OFDM cũng cần phải giải quyết một số điểm cơ bản như: vấn đề ước lượng các
tham số kênh truyền, vấn đề tỷ số công suất tương đối cực đại lớn, vấn đề đồng bộ
và đặc biệt là vấn đề nhạy cảm với nhiễu pha….
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, Tôi đã chọn thực hiện luận văn “Nghiên
cứu các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM”. Luận văn bao gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về kỹ thuật OFDM
Chương này trình bày những đặc điểm cơ bản của kỹ thuật OFDM, phân tích
nguyên lý hoạt động của một hệ thống OFDM tiêu chuẩn và nêu một số hệ thống
ứng dụng OFDM điển hình.
Chƣơng 2: Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu nhằm giảm nhƣợc điểm của hệ
thống OFDM
Chương này phân tích các nguyên nhân cơ bản làm suy giảm chất lượng hệ
thống OFDM và các phương pháp kỹ thuật tương ứng để làm giảm các nhược điểm
này. Ba vấn đề kỹ thuật chủ yếu được trình bày trong chương này bao gồm: vấn đề
ước lượng tham số kênh, vấn đề đồng bộ và vấn đề giảm tỷ số công suất tương đối
cực đại.
Chƣơng 3: Các phƣơng pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
Đây là chương quan trọng nhất của Luận văn, sẽ phân tích chi tiết các
nguyên nhân gây ra nhiễu pha, phân loại nhiễu pha, các phương pháp giảm các loại
nhiễu pha tương ứng và so sánh đánh giá hiệu quả hoạt động giữa các phương pháp
thông qua mô phỏng bằng Matlab. Qua kết quả phân tích tại chương này sẽ cho thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thông số cơ bản của một hệ thống OFDM như:
hiệu suất sử dụng băng tần, độ phức tạp trong tính toán của hệ thống, chất lượng
dịch vụ, giá thành thiết bị …
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
9
==============================================================
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT OFDM
1.1. Tổng quan về kỹ thuật OFDM
1.1.1. Mở đầu
Từ đầu thế kỷ 21, các cụm từ “thế hệ tương lai”, “sau 3G”, hay “4G” thường
được dùng để nói về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4. Để phục vụ cho “sau
3G” cần một một kỹ thuật truy nhập không dây mới bổ xung cho phiên bản mở rộng
của IMT-2000. Các giao diện vô tuyến mới phải hỗ trợ tốc độ khoảng 100 Mbps đối
với người dùng chuyển động với tốc độ cao và khoảng 1 Gbps cho đối tượng
chuyển động chậm. Đồng thời cần phải tăng cường mối quan hệ giữa truy nhập vô
tuyến và các hệ thống thông tin.
Như vậy yêu cầu với hệ thống di động tương lai là: phải hỗ trợ truyền dữ liệu
với tốc độ cao, khả năng di chuyển của đối tượng cao và phải phát triển nhiều kỹ
thuật truy nhập vô tuyến khác nhau để có thể đáp ứng được hai yêu cầu trên.
Mục tiêu của hệ thống thông tin di động thế hệ 4 là tích hợp các công nghệ
không dây đã có như GSM, LAN không dây, Bluetooth…. đồng thời hỗ trợ các dịch
vụ thông minh và mang tính chất tác nhân, cung cấp một hệ thống hoạt động ổn
định và dịch vụ chất lượng cao. Để có thể thỏa mãn mục đích, trên hệ thống thông
tin di động 4G cần tìm kiếm một phương thức điều chế mới. Trong số các phương
pháp điều chế đã được tìm ra thì OFDM nổi nên với những ưu điểm như: hiệu suất
sử dụng băng tần cao, khả năng chống nhiễu và fading lựa chọn tần số tốt, phương
pháp thực hiện đơn giản bằng FFT. OFDM được chọn là phương pháp điều chế cho
hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba và thứ tư.
Ý tưởng cơ bản của kỹ thuật điều chế đa sóng mang là chia luồng bít cần
truyền thành nhiều luồng bít nhỏ để truyền trên nhiều kênh truyền con khác nhau.
Tốc độ dữ liệu trên các kênh con nhỏ hơn nhiều tốc độ dữ liệu tổng, điều này giúp
tránh nhiễu xuyên giữa các ký tự (ISI). Băng thông của các kênh con nhỏ nên đáp
ứng của kênh truyền có thể coi như không phụ thuộc tần số và làm giảm độ phức
tạp phần khôi phục và cân bằng kênh truyền.
OFDM, một phương hướng mở rộng của kỹ thuật điều chế đa sóng mang với
các kênh truyền con có khả năng chồng lấn phổ lên nhau bằng cách lựa chọn các
sóng mang cho các kênh truyền con trực giao với nhau. Bên cạnh những ưu điểm
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
10
==============================================================
được kế thừa từ điều chế đa sóng mang, OFDM có hiệu suất sử dụng phổ tần lớn
hơn nhiều.
1.1.2. Phƣơng pháp điều chế đa sóng mang
Phương pháp điều chế đa sóng mang là toàn bộ băng tần của hệ thống được
chia thành nhiều băng tần con với các sóng mang phụ cho mỗi băng tần con là khác
nhau. Hình 1.1 minh hoạ nguyên lý của phương pháp này [3].
fs
Mật độ phổ
năng lượng
f-L
f0
f+L
Tần số
B
Hình 1.1. Mật độ phổ năng lượng của hệ thống đa sóng mang
Phương pháp điều chế đa sóng mang còn được hiểu là phương pháp ghép
kênh phân chia theo tần số FDM, trong đó toàn bộ bề rộng phổ tín hiệu của hệ thống
được chia làm N kênh con với bề rộng phổ của mỗi kênh con là:
fs
B
N
(1.1)
Độ dài của một mẫu tín hiệu trong điều chế đa sóng mang sẽ lớn hơn N lần
so với độ dài mẫu tín hiệu trong điều chế đơn sóng mang:
Ts
( MC )
1
( SC )
Ts N
fs
(1.2)
Kết quả này dẫn tới tỷ số tương đối giữa trễ truyền dẫn lớn nhất của kênh đối
với độ dài mẫu tín hiệu trong điều chế đa sóng mang cũng giảm N lần so với điều
chế đơn sóng mang.
RMC
max
TMC
RSC
N
(1.3)
Do vậy nhiễu liên tín hiệu ISI gây ra bởi trễ truyền dẫn chỉ ảnh hưởng đến
một số ít các mẫu tín hiệu. Chất lượng hệ thống ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng phâ
tập đa đường.
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
11
==============================================================
Phương pháp điều chế đa sóng mang không làm tăng hiệu suất sử dụng băng
tần của hệ thống so với phương pháp điều chế đơn tần, ngược lại nếu các kênh con
được phân cách nhau bởi một khoảng bảo vệ nhất định thì điều này còn làm giảm
hiệu quả sử dụng phổ tần. Để làm tăng hiệu quả sử dụng phổ của hệ thống đồng thời
vẫn kế thừa được các ưu điểm của phương pháp điều chế đa sóng mang, phương
pháp điều chế đa sóng mang trực giao OFDM đã ra đời.
1.1.3. Phƣơng pháp điều chế đa sóng mang trực giao OFDM
OFDM là một trường hợp đặc biệt của phép điều chế đa sóng mang thông
thường FDM, trong đó các sóng mang con được lựa chọn sao cho chúng trực giao
với nhau. Nhờ sự trực giao này mà phổ tín hiệu của các kênh con cho phép chồng
lấn lên nhau, điều này làm hiệu quả sử dụng phổ tín hiệu của toàn hệ thống tăng lên
rõ rệt. Sự chồng lấn về phổ tín hiệu của các kênh con được mô tả như hình 1.2 và
1.3 [3].
fs
Mật độ phổ
năng lượng
f-L
f0
f+L
Tần số
B
Hình 1.2. Mật độ phổ năng lượng của tín hiệu điều chế OFDM
Hình 1.3. minh hoạ nguyên lý trực giao, trong đó phổ tín hiệu của một kênh
con có dạng tín hiệu hàm sin(x)/x. Các kênh con được xếp đặt trên miền tần số cách
nhau một khoảng đều đặn sao cho điểm cực đại của một kênh con là điểm không
của các kênh con còn lại. Điều này làm nguyên lý trực giao thoã mãn và cho phép
máy thu khôi phục lại tín hiệu mặc dù phổ của các kênh con chống lấn lên nhau.
Hình 1.3 cho ta thấy với cùng độ rộng băng tần của hệ thống thì hiệu quả sử dụng
phổ tần của OFDM lớn gấp hai lần so với hệ thống FDM truyền thống [4].
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
12
==============================================================
Hình 1.3. Phổ tín hiệu OFDM băng tần cơ sở của một hệ thống gồm 05 kênh con,
hiệu quả phổ tần của OFDM so với FDM
Phổ tín hiệu tổng hợp 5 sóng mang con của một tín hiệu OFDM được minh
hoạ ở đường màu đen đậm trên hình 1.4.
Hình 1.4. Phổ tổng hợp của tín hiệu OFDM trong băng tần cơ sở với 05 sóng mang
con
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
13
==============================================================
1.1.4. Mô tả toán học tín hiệu OFDM thông qua phép biến đổi IFFT [3]
ai,L
{al}
dk,L
Xung cơ sở
Bộ
Điều
e jLS t
dk,n
biến
chế ở
Xung cơ sở
đổi ai,n
băng
e jnS t
nối
tần cơ
tiếp/
sở
song
dk,-L
song ai,-L
Xung cơ sở
Chèn
m’(t)
khoả
ng m(t)
bảo
vệ
e jLS t
Hình 1.5. Bộ điều chế OFDM
Xét bộ điều chế tín hiệu OFDM như hình 1.5. Giã thiết toàn bộ băng tần của
hệ thống B được chia thành NC kênh con với chỉ số của các kênh con là n.
N {-L, -L+1, …, -1, 0, 1, …, L-1, L}
Do vậy: NFFT = 2L+1
(1.4)
Đầu vào của bộ điều chế là dòng dữ liệu {al}được chia thành NFFT dòng dữ
liệu song song với tốc độ dữ liệu giảm đi NFFT lần thông qua bộ biến đổi nối tiếp/
song song. Dòng bit trên mỗi luồng song song {ai,n}lại được điều chế thành mẫu tín
hiệu phức đa mức {dk,n}, với chỉ số n là chỉ số của sóng mang phụ, i là chỉ số của
khe thời gian tương ứng với NC bit song song sau khi qua bộ biến đổi nối tiếp/song
saong, k là chỉ số của khe thời gian tương ứng với NC mẫu tín hiệu phức. Phương pháp
điều chế ở băng tần cơ sở thường được sử dụng là M-QAM, QPSK, … Các mẫu tín hiệu
{dk,n} lại được nhân với xung cơ sở g(t) với mục đích làm giới hạn phổ tín hiệu của mỗi
sóng mang. Trường hợp đơn giản nhất của xung cơ sở là xung vuông. Sau khi nhân với
xung cơ sở, tín hiệu lại được dịch tần đến kênh con tương ứng thông qua phép nhân với
hàm phức e jLS t . Phép nhân này làm các tín hiệu trên các sóng mang phụ trực giao với
nhau, tín hiệu sau khi nhân với xung cơ sở và dịch tần được cộng lại thông qua bộ tổng và
thu được tín hiệu như sau:
m' k (t )
L
d
n L
k ,n
s ' (t kT )e jn S t
(1.5)
Tín hiệu này được gọi là mẫu tín hiệu OFDM thứ k. Tín hiệu OFDM tổng quát sẽ
là:
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
14
==============================================================
m' (t )
m' k (t )
k
L
d
k n L
k ,n
s' (t kT )e jn S t
(1.6)
Ở đây tín hiệu m’(t) là tín hiệu m’k(t) với chỉ số k (chỉ số mẫu tín hiệu OFDM hay
cũng là chỉ số thời gian) chạy tới vô cùng.
Tín hiệu m’k(t) khi được chuyển sang tín hiệu số với tần số lẫy mẫu:
f
T
1
1
S
B N FFT f S N FFT
(1.7)
Trong đó B là toàn bộ độ rộng băng tần của hệ thống. Ở thời điểm lấy mẫu t=kT+lf,
S’(t-kT) = S0, do vậy phương trình (1.5) được viết lại như sau:
m' k (kTS lf ) S 0
L
d
n L
khai e
e
jn 2f S
l
f S N FF T
e
m' k (kTS lf ) S 0
e jn S ( kTS lf ) S 0
L
d
n L
k ,n
e jn S kTS e jn S lf
(1.8)
1
2k , kết quả là e jnS kTS =1, tương tự như vậy có thể triển
fS
Do S kTS 2f S k
jn S lf
k ,n
j 2
nl
N FF T
L
d
n L
k ,n
e
, phương trình (1.8) được viết lại như sau:
j 2
nl
N FFT
(1.9)
Phép biểu diễn tín hiệu OFDM ở phương trình (1.9) trùng với phép biến đổi IDFT.
Do vậy, bộ điều chế OFDM có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng phép biến đổi
IDFT. Trong trường hợp NFFT là bội số của 2 thì phép biến đổi IDFT được thay thế bằng
phép biến đổi nhanh IFFT.
Sơ đồ bộ điều chế OFDM sử dụng thuật toán IFFT được thể hiện như hình 1.6.
ai,L
{al}
Bộ
biến
đổi ai,n
nối
tiếp/
song
song ai,-L
dk,L
Mã
hoá
dk,n
dk,-L
IFFT
Bộ
biến
Chèn
Bộ
m’(lf) khoả m(lf) biến
đổi
ng
song
đổi số
bảo
song/
tương
vệ
nối
tự
tiếp
m(t)
Hình 1.6. Sơ đồ bộ điều chế OFDM sử dụng IFFT
1.1.5. So sánh OFDM với điều chế đơn sóng mang [6]
Hệ thống OFDM có hiệu quả giảm ISI hơn hệ thống đơn sóng mang sử dụng
bộ cân bằng miền thời gian, đặc biệt cho các kênh với trễ lớn, thuật toán FFT thực
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
15
==============================================================
hiện trong OFDM làm độ phức tạp tính toán giảm nhiều so với việc cân bằng miền
thời gian trong hệ thống đơn sóng mang. Tuy nhiên, với kích thước FFT lớn, một hệ
thống đơn sóng mang có cân bằng miền tần số sẽ có ít phức tạp hơn cân bằng miền
thời gian.
Về khuếch đại công suất, nếu dãy số liệu được điều chế sử dụng PSK, tín
hiệu ra của hệ thống đơn sóng mang có biến đổi đường bao ít. Với hệ thống đa sóng
mang, như OFDM, biến đổi đường bao lớn nên yêu cầu một bộ khuếch đại công
suất hồi tiếp lớn, làm cho khuếch đại công suất không hiệu quả. Do đó, bộ khuếch
đại cho hệ thống đơn sóng mang có hiệu quả công suất cao hơn so với ở hệ thống
OFDM.
Thứ hai là tác động của mã hoá kênh đến hiệu năng hệ thống. Hiệu năng của
một hệ thống truyền thông thường được đo bằng BER với SNR xác định. Xét
trường hợp kênh fading lựa chọn tần số, với hệ thống đơn sóng mang sử dụng
phương thức cân bằng miền tần số kênh được cân bằng trong miền tần số, tín hiệu
được biến đổi về miền thời gian trước khi quyết định các bit. Điều này nghĩa là
năng lượng của một bit riêng biệt được phân bố trên toàn bộ phổ tần số. Còn đối với
một hệ thống OFDM, năng lượng của một bit riêng biệt chỉ chiếm một phần nhỏ
của phổ tần số vì xử lý quyết định được thực hiện trong miền tần số. Kết quả là với
một rãnh V sâu tại một dải tần chính trên độ rộng băng kênh làm giảm năng lượng
bit nhỏ đối với một hệ thống đơn sóng mang, nhưng với OFDM nó có thể ảnh
hưởng lớn năng lượng bit tại một vài sóng mang con làm cho các bit trên các sóng
mang con này là không tin cậy.
Trong thực tế, BER cho hệ thống đơn sóng mang bị quyết định bởi SNR
trung bình trên toàn bộ độ rộng băng tần của kênh, trong khi với OFDM nó bị quyết
định bởi các sóng mang con có SNR nhỏ nhất. Để giảm BER của OFDM gây bởi
fading lựa chọn tần số, có thể lập về 0 biên độ các sóng mang con (gọi là sóng mang
con ảo) mà tại các rãnh V sâu trước khi thực hiện IFFT ở phía phát. Tuy nhiên nếu
kênh phân tán thời gian, các rãnh V sâu sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trên độ rộng băng
kênh. Trường hợp này, mã hoá kênh với khả năng hiệu chỉnh lỗi là cần thiết để làm
cho các bit trên các rãnh V sâu đáng tin cậy hơn và giảm BER.
Ưu điểm
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
16
==============================================================
- Hiệu quả sử dụng phổ tần cao do các sóng mang con chồng lên nhau
- Do chia nhỏ thành các băng hẹp nên các sóng mang con chỉ chịu ảnh hưởng
của fading phẳng, dễ cân bằng. Một trong lý do chính sử dụng OFDM là tăng
khả năng chống nhiễu băng hẹp và fading lựa chọn tần số.
- Loại bỏ được nhiễu xen ký tự do sử dụng tiền tố vòng CP.
- Cân bằng kênh đơn giản hơn kỹ thuật cân bằng thích nghi sử dụng trong các
hệ thống đơn sóng mang.
Nhược điểm
- Hệ thống OFDM rất nhạy cảm với hiện tượng nhiễu pha khi mất tính trực
giao giữa các sóng mang con gây ra do tính không ổn định của các bộ tạo
dao động. Việc nâng cao chất lượng các bộ tạo dao động có thể làm tăng giá
thành của thiết bị tại máy phát cũng như thiết bị đầu cuối của thuê bao [15].
- Tín hiệu OFDM bị ảnh hưởng bởi tạp âm biên độ với dải động lớn, do đó đòi
hỏi bộ khuếch đại công suất RF có mức đỉnh cao so với tỷ số công suất trung
bình.
- Sử dụng tiền tố vòng CP tránh được nhiễu ISI nhưng lại làm giảm đi một
phần hiệu suất đường truyền, do bản thân thành phần CP không mang thông
tin có ích.
1.2. Sơ đồ khối hệ thống OFDM [4]
Sơ đồ khối một hệ thống OFDM điển hình được cho như hình 1.7.
Hình 1.7. Sơ đồ khối một hệ thống OFDM điển hình
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
17
==============================================================
1.2.1. Khối trải năng lƣợng
Dòng dữ liệu đầu vào ở phía phát bao gồm 1 chuỗi các bit 0, 1 nhưng có
trường hợp nó sẽ gồm 1 dãy liên tục các bit 0 hoặc bit 1. Vì thế năng lượng của
chúng sẽ bị tập trung và sẽ không tốt cho quá trình truyền dẫn. Để khắc phục vấn đề
này thì ở phía phát dòng dữ liệu đầu vào được nhân XOR với 1 tín hiệu giả ngẫu
nhiên đã được xác định trước. Tín hiệu giả ngẫu nhiên PN này giống nhau cho cả
phía phát và phía thu. Phía thu, tín hiệu sẽ được xử lý tương tự như phía phát nhằm
thu được tín hiệu gốc.
1.2.2. Bộ mã hoá kênh
Trong các hệ thống thông tin vô tuyến, tín hiệu truyền đi sẽ chịu tác động của
nhiễu, phađinh. Những tác nhân này làm thay đổi thông tin được truyền đi. Quá
trình mã hoá kênh được sử dụng nhằm khắc phục hạn chế này. Việc mã hoá kênh là
quá trình thêm các dư thừa một cách có chọn lọc vào dữ liệu truyền đị nhằm tránh
lỗi. Khi thêm các dư thừa vào thông tin gốc, dải thông cần thiết cho nguồn dữ liệu
cố định sẽ tăng lên. Tuy nó làm giảm hiệu suất dải thông của đường truyền khi SNR
cao nhưng đổi lại sẽ có hệ số BER tốt khi SNR thấp. Những mã có khả năng tìm và
sửa lỗi được gọi là mã sửa lỗi: có 2 loại là mã khối và mã chập.
1.2.3. Khối chuyển đổi nối tiếp - song song
Phía phát, luồng dữ liệu cần truyền đi là dòng bit nối tiếp với tốc độ cao sẽ
được chuyển thành các nhánh dữ liệu con song song với nhau, tốc độ truyền trên
mỗi nhánh con nhỏ hơn nhiều so với tốc độ bit tổng, phụ thuộc vào số nhánh con
được sử dụng. Đây là nguyên tắc chung cơ bản nhất của hệ điều chế OFDM. Chính
điều này đã tạo nên hiệu suất chống ISI rất tốt cho hệ thống.
1.2.4. Khối ánh xạ tín hiệu
Các nhánh con với tốc độ bit thấp được đưa vào bộ điều chế để thực hiện
điều chế M-QAM. Đây là hệ điều chế thực hiện điều chế đơn sóng mang SSB thông
thường trên các nhánh dữ liệu con. Khi đó các nhóm n bit (2n = M) trên mỗi nhánh
con sẽ được tổ hợp lại với nhau để thực hiện phép điều chế cả về pha và biên độ của
một sóng mang dùng trên các nhánh, kết quả thu được là các ký hiệu M-QAM.
Thực chất của quá trình này là ánh xạ cụm n bit dữ liệu đầu vào thành một số phức
trên giản đồ chòm sao M-QAM. Như vậy, mỗi ký hiệu QAM sẽ mang trên nó n bit
dữ liệu ban đầu và có thể được biểu diễn bằng các vectơ phức I-Q. Tại nơi thu,
vectơ I-Q được ánh xạ ngược lại thành các bit dữ liệu, quá trình đó gọi là giải điều
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
18
==============================================================
chế OFDM. Trong quá trình truyền, tín hiệu sẽ chịu tác động của nhiễu và do đặc
trưng của kênh truyền không hoàn hảo, khi đó trên mặt phẳng I-Q các điểm chòm
sao sẽ bị nhoè đi. Bộ thu khi đó phải ước lượng gần đúng nhất vectơ truyền đi. Lỗi
sẽ xảy ra khi nhiễu vượt quá một nửa khoảng cách giữa các điểm cạnh nhau trong
mặt phẳng I-Q, khi đó sẽ vượt qua ngưỡng quyết định. OFDM cho phép trải dữ liệu
để truyền đi trên cả miền thời gian và miền tần số, sau khi đã sử dụng mã hoá kênh
để bảo vệ dữ liệu.
Quá trình ánh xạ dữ liệu thành các ký hiệu thực ra là điều chế từng sóng
mang riêng rẽ, theo giản đồ chòm sao M-QAM. Tuỳ theo dạng điều chế được lựa
chọn, tại một chu kỳ ký hiệu cho mỗi sóng mang sẽ có n bit thông tin được truyền
đi. Mỗi dạng điều chế có một khả năng chống lỗi khác nhau. Thường thì n càng bé
càng có khả năng chiu nhiễu lớn.
1.2.5. Khối biến đổi IFFT
Các sóng mang được điều chế trên các nhánh con là các số phức tương ứng
với các điểm trên giản đồ chòm sao M-QAM sau đó đưa đến bộ biến đổi IFFT. Nếu
bộ IFFT có N đầu vào thì N được gọi là kích thước của bộ biến đổi IFFT.
Thông thường, trên thực tế số sóng mang con thực sự được sử dụng thường
nhỏ hơn kích thước của bộ IFFT thực tế, trong số N đầu vào của bộ IFFT thì có một
số đầu vào gọi là đầu vào ảo được sử dụng cho mục đích khác nhau như tạo khoảng
trống giữa các ký hiệu OFDM hay chèn tiền tố lặp, ...
1.2.6. Khối chuyển đổi song song - nối tiếp
Trên N lối ra của các mẫu tín hiệu thu được sau khi thực hiện biến đổi IFFT
sẽ được đưa qua bộ chuyển đổi từ song song thành nối tiếp để có thể được truyền đi
trên đường truyền. Tín hiệu mà ta thu được sau bộ chuyển đổi này là một chuỗi gồm
nhiều ký hiệu OFDM nối tiếp nhau.
Nếu chu kỳ lấy mẫu của các tín hiệu ban đầu là To và N là kích cỡ của bộ
biến đổi IFFT/FFT thì sau bộ chuyển đổi này ta thu được các ký hiệu OFDM với
khoảng thời gian kéo dài của mỗi ký hiệu (hay còn được gọi là: chu kỳ của ký hiệu
OFDM) là T với: T = NT0
Mỗi ký hiệu OFDM trên được tạo thành một tập gồm N mẫu tín hiệu S(nT)
thu được sau khi biến đổi IFFT. Các mẫu này quy định những tính chất đặc trưng
cho mỗi ký hiệu OFDM và trong quá trình truyền đi tập các ký hiệu OFDM được
tạo nên từ 1 nhóm N mẫu này thường được đánh dấu để phân biệt được với nhau
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM
19
==============================================================
nhờ dùng phương pháp chèn khoảng thời gian vào giữa các ký hiệu OFDM. Điều
này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải điều chế và việc thực hiện đồng bộ
tại nơi thu.
1.2.7. Khối chèn khoảng thời gian bảo vệ
Những ảnh hưởng của ISI lên hệ thống OFDM có thể được cải thiện khi ta
thêm vào khoảng bảo vệ trước mỗi ký hiệu OFDM. Khoảng bảo vệ này được chọn
sao cho nó có khoảng thời gian kéo dài lớn hơn độ trải trễ cực đại gây ra bởi kênh
truyền, đặc biệt là phađinh nhiều đường. Như vậy ta có thể chọn khoảng bảo vệ là
các khoảng trống.
Tuy nhiên, khi chèn khoảng trống vào thì mặc dù ta tránh được hiện tượng
ISI song ta lại không thể tránh được hiện tượng xuyên nhiễu giữa các song mang
ICI xảy ra. Bởi vì khi đó nếu tín hiệu OFDM bị tác động bởi kênh phađinh thì
khoảng trống này sẽ gây ra hiện tượng mất tính tuần hoàn trong một số sóng mang
con thành phần bởi vậy tính trực giao trong các sóng mang con trong một ký hiệu
OFDM không còn nữa, làm cho ICI tăng lên sau khi các ký hiệu được giải điều chế
tại nơi thu.
Như vậy để tránh được cả ISI và ICI thì khoảng bảo vệ phải được chọn là
một ký hiệu đặc biệt và kỹ thuật này gọi là kỹ thuật chèn tiền tố lặp CP. Tên gọi tiền
tố lặp xuất phát từ thao tác đặc biệt để tạo ra nó: là phiên bản sao chép của đoạn tín
hiệu cuối trong mỗi ký hiệu OFDM. Bản sao này sau đó được ghép vào đầu của mỗi
ký hiệu OFDM. Hình 1.8 minh hoạ kỹ thuật chèn khoảng bảo vệ CP.
Hình 1.8. Kỹ thuật chèn khoảng thời gian bảo vệ
==============================================================
Các phương pháp giảm nhiễu pha trong hệ thống OFDM