Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Cảm thức thời gian trong thơ nguyễn khuyến...

Tài liệu Cảm thức thời gian trong thơ nguyễn khuyến

.PDF
127
1
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHẠM THỊ LỆ ANH CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Thị Ngọc Hoa. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................11 6. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................12 Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN ................................................................................................14 1.1. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại .....................................................14 1.1.1. Giới thuyết chung về thuật ngữ “cảm thức thời gian” ...........................14 1.1.2. Diễn tiến cảm thức thời gian trong thơ trung đại Việt Nam ..................18 1.2. Cơ sở chi phối cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến ......................26 1.2.1. Điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội ......................................................26 1.2.2. Quê hƣơng và truyền thống gia đình Nguyễn Khuyến ..........................30 1.3. Nguyễn Khuyến - đƣờng đời và đƣờng thơ ...................................................34 1.3.1. Nguyễn Khuyến – quãng thời gian tham chính, nhập thế ......................34 1.3.2. Nguyễn Khuyến – Những tháng ngày xuất thế từ quan .........................38 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................43 Chƣơng 2. CÁC KIỂU CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN ..................................................................................................................44 2.1. Biểu hiện các kiểu thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến ...............................44 2.1.1. Thời gian chu kỳ .....................................................................................44 2.1.2. Thời gian sự kiện ....................................................................................49 2.1.3. Thời gian tâm lí ......................................................................................56 2.2. Ứng xử của nhà thơ trƣớc các kiểu thời gian.................................................61 2.2.1. Suy cảm, buồn đau trƣớc thời thế ...........................................................61 2.2.2. Hoài niệm về thời gian đã qua ................................................................67 2.2.3. Hƣớng về lối sống ẩn cƣ.........................................................................72 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................76 Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN .............................................................77 3.1. Hệ thống hình ảnh thể hiện các kiểu thời gian trong thơ ...............................77 3.1.1. Hình ảnh mang nghĩa biểu trƣng ............................................................77 3.1.2. Hình ảnh mang nghĩa thực về dòng chảy thời gian ................................83 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến .............................87 3.2.1. Hệ thống ngôn ngữ giản dị, thuần phác trong thơ Nôm .........................87 3.2.2. Hệ thống điển cố, thi liệu thể hiện kiểu thời gian tâm lí ........................94 3. 3. Giọng điệu thơ Nguyễn Khuyến ................................................................ 100 3.3.1. Giọng thơ thâm trầm sâu lắng trƣớc dòng chảy thế cuộc .................... 100 3.3.2. Giọng điệu trào lộng, u mua trƣớc diễn biến nhân tâm cuộc thế ........ 105 3.3.3. Phức điệu trữ tình và trào lộng trong thơ Nguyễn Khuyến ................. 109 Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................. 114 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................. 119 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhìn từ góc độ thi pháp học, không gian, thời gian là phƣơng thức thể hiện thiết yếu để các tác gia văn học xây dựng thế giới nghệ thuật và định hình phong cách sáng tác cá nhân. Tìm hiểu tƣ tƣởng tình cảm của ngƣời nghệ sĩ khó có thể bỏ qua bình diện thời gian với các cung bậc cảm xúc, nhận thức về thời cuộc đƣợc thể hiện khá rõ hoặc đƣợc “ẩn tàng” trong từng tác phẩm. Là thành tố quan trọng trong các tác phẩm văn học trung đại nói chung và thơ trung đại Việt Nam nói riêng, cảm thức thời gian hiện hữu trong tác phẩm nhƣ một lẽ tự nhiên. Yếu tố thời gian mang tính quan niệm, nhận thức và là sự chiếu ứng toàn bộ thế giới tinh thần của con ngƣời trong tác phẩm. Đó là mô hình thế giới độc lập mang tính chủ quan và ý nghĩa tƣợng trƣng của tác giả thể hiện. Đó còn là con đƣờng mô hình hóa các mối liên hệ về thời gian cuộc đời, không gian xã hội, đạo đức, về trật tự thế giới đặt trong sự lựa chọn chủ ý của ngƣời nghệ sĩ. Trƣờng hợp Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ. Là một tác gia văn học trung đại, cuộc đời trải nghiệm qua nhiều mốc lịch sử đầy biến động, Nguyễn Khuyến không quên ghi dấu từng chặng đƣờng đời đi qua bằng những trang thơ đầy khắc khoải, tâm trạng. 1.2. Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) là vị đại diện khá tiêu biểu cho lớp ngƣời đƣợc xã hội phong kiến đào tạo. Ông quyết chí đi thi và đỗ đầu cả ba kỳ thi, đƣợc vua Tự Đức ban cờ biển và hai chữ Tam nguyên; tài năng lừng lẫy một thời. Nhìn từ phƣơng diện văn tự, sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong những sáng tác Hán Nôm ấy, nhà thơ đã gửi vào đó những cảm xúc, nhận thức, suy tƣ về không gian và thời gian. Hai yếu tố này đƣợc hiện hữu trong thơ với nhiều sắc thái, tầng bậc khác nhau. Nghiên cứu về tác phẩm, tác giả Nguyễn Khuyến trên nhiều phƣơng diện đã đƣợc đặt ra từ trƣớc đến nay không hề ít. Song, tìm hiểu những cảm xúc, nhận thức, cảm thức thời gian của ngƣời nghệ sĩ mẫn cảm, lắng sâu thế sự đƣợc thể hiện trong thơ để hiểu sâu sắc hơn từng trạng huống cảm xúc của nhà thơ qua từng thời điểm khác nhau trong cuộc đời nhà thơ là vấn đề nhiều thú vị còn bỏ ngỏ để chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện. Nghiên cứu cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến là nghiên cứu sự 2 tƣơng quan giữa cái “tôi” của ngƣời nghệ sĩ với dòng chảy thời gian, giữa con ngƣời cá nhân trƣớc các chặng đƣờng lịch sử thời đại đặt ra trong suốt cuộc đời nhà thơ. Tìm hiểu cảm thức thời gian thể hiện trong thơ chữ Hán và chữ Nôm, một mặt nhận diện vai trò ý nghĩa của các kiểu thời gian biểu hiện trong thơ ca trung đại nói chung, thi phẩm Nguyễn Khuyến nói riêng; Mặt khác qua đó, khẳng định, nhận diện quan niệm, tƣ tƣởng và tâm hồn tình cảm của nhà thơ trong từng thời đoạn lịch sử cụ thể. Tiếp cận và lí giải các bình diện thời gian gắn với những cảm thức của nhà thơ đƣợc biểu hiện trong thơ chữ Hán và chữ Nôm cũng là cách góp thêm cái nhìn đa chiều về tƣ tƣởng, tình cảm ngƣời nghệ sĩ. Điều này có ý nghĩa góp phần gợi ra cách hiểu và thẩm bình thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến, đồng thời mở rộng liên hệ mối quan hệ với thơ ca trung đại nói chung, nghiên cứu và giảng dạy thơ Nguyễn Khuyến nói riêng. Tìm hiểu các dạng thức thời gian đƣợc biểu hiện trong thơ chữ Hán và chữ Nôm sẽ là căn cứ góp phần hoàn chỉnh chân dung nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhà Nho phong kiến cuối mùa với những nét riêng khó lẫn trong dòng chảy Văn học trung đại Việt Nam. Từ những lý do đã nêu, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, chúng tôi chọn đề tài Cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến để thực hiện. Hy vọng, kết quả từ những khảo sát nghiên cứu góc nhìn cảm thức thời gian biểu hiện trong thơ Nguyễn Khuyến sẽ là những căn cứ góp phần giải mã thế giới tinh thần của nhà thơ, nhà Nho phong kiến cuối mùa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn, nhân cách lớn của thời đại, của dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khuyến đƣợc đánh giá cao. Việc nghiên cứu cuộc đời và thơ văn của nhà thơ, nhà Nho phong kiến cuối mùa cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu trên nhiều phƣơng diện: sƣu tầm, dịch thuật, giới thiệu, nghiên cứu… Trong phạm vi liên quan đến đề tài, chúng tôi lƣợc thuật một số công trình nghiên cứu sau. 2.1. Lịch sử nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ trung đại Việt Nam Trong các công trình chuyên luận đƣợc xuất bản trƣớc năm 1975 ở hai miền Nam – Bắc, ngoài các luận đề nghiên cứu chuyên sâu về các tác gia, thể loại và các vấn đề liên quan đến nội dung cũng nhƣ phƣơng thức biểu đạt, chúng tôi chƣa ghi 3 nhận đƣợc một quan điểm nghiên cứu nào đánh giá về cảm thức thời gian. Song, với tƣ cách là một phƣơng diện của thi pháp thì thời gian nghệ thuật trong thơ trung đại cũng thu hút đƣợc sự quan tâm của giới phê bình. Thời gian nghệ thuật và cảm thức thời gian trong thơ trung đại là hai phƣơng diện cụ thể nhƣng lại thống nhất trong một đối tƣợng đó là tác giả - tác phẩm. Vì thế, về mặt phƣơng pháp luận, khi nghiên cứu về cảm thức thời gian, chúng ta không thể không tiếp cận thời gian nghệ thuật của từng tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học cụ thể. Bàn về ý nghĩa của các giá trị thời gian đƣợc biểu hiện trong thơ ca trung đại, năm 1996, trong công trình nghiên cứu Văn học trung đại Việt Nam (Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh), Lê Trí Viễn đã trình bày quan điểm của mình về cách hiểu thời gian trung đại. Ông cho rằng,“thời gian là tuyến tính trôi chảy không ngừng, một qua không trở lại (…) và là “thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất” [73; tr. 19]. Thời gian trong trong văn chƣơng trung đại còn là “thời gian trống rỗng trừu tƣợng mà chất chứa một nội dung cụ thể (…). Thời gian nhuốm màu thiêng liêng và đạo đức” [73; tr. 19]. Tác giả nhấn mạnh thời gian chu kỳ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc hơn đến cảm quan của con ngƣời, đó là “ý thức về thời gian chu kỳ sâu hơn và có sức xóa mờ thời gian tuyến tính” [73; tr. 20]. Tác giả lí giải những điểm khác biệt trong nhận thức và cảm xúc của con ngƣời trung đại so với con ngƣời hiện đại. Tác giả phát hiện những biểu hiện của thời gian trong văn học trung đại với những kiến giải khá hợp lý và có tính phát hiện. Trong công trình của mình, tuy không chú tâm nghiên cứu vấn đề thành một chƣơng riêng biệt, nhƣng Lê Trí Viễn đã giúp ngƣời đọc nhận thức và lí giải đƣợc những biểu hiện cơ bản về các kiểu thời gian trong văn học trung đại. Năm 1999, trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam - một chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố thi pháp văn học trung đại, Trần Đình Sử đã dành sự quan tâm về các kiểu thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung: “Mô hình chung của thời gian; Thời gian vũ trụ bất biến; Thời gian con ngƣời” [59; tr. 193]. Cụ thể, về thời gian trong thơ, tác giả đã xác định các khái niệm: Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ từ thế kỉ X - XVII: Vô thời gian trong thơ Thiền – loại thời gian “Bất biến”, thƣờng trụ, bởi vì không sinh không diệt” 4 [59; tr. 197]. Cũng theo tác giả, thời gian lịch sử trong thơ tƣơng quan với thời gian với thời gian vũ trụ - kiểu thời gian đƣợc không gian hóa với “tính bất biến của lịch sử hóa thân vào dấu tích” [59; tr. 204]; Và cuối cùng là thời gian con ngƣời với nỗi buồn thƣơng u uất cá nhân…Dẫn chứng cho dòng thời gian bất biến, tĩnh tại trong thơ nhà Nho, tác giả dẫn giải: “Trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thời gian vũ trụ là một niềm mơ ƣớc(…). Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện một quan niệm vũ trụ tự nhiên, nhƣng ông thiên về tính biến dịch vĩnh hằng” [59; tr. 201]. Việc xác lập các mô hình thời gian, các kiểu thời gian trong thơ trung đại phần nào giúp ngƣời đọc có thêm nhận thức về lý thuyết chung thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại Việt Nam. Nghiên cứu về diễn tiến thơ trữ tình của một thời đại cụ thể, năm 1983, Nguyễn Phạm Hùng trong bài“Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần” (in trong Tạp chí Văn học số 4), đã chỉ ra diễn biến các dòng chảy thời gian theo các xúc cảm của thi nhân đời Trần. Tác giả nhận định: “Thời gian là những cảm xúc thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng, cảm xúc trữ tình của các thi sĩ cũng gặp nhau trong sự hồi tƣởng chiến công của cha ông trên dòng sông Bạch Đằng” và đến thời vãn Trần, “Thời gian đƣợc phản ánh co giãn theo tâm trạng con ngƣời, niềm vui lại qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng đẵng” [25; tr. 17]. Nhƣ vậy, trƣớc Nguyễn Khuyến, cảm thức thời gian ở mỗi nhà thơ thời Trần đã có những cảm quan, cảm xúc khác nhau phụ thuộc vào quan niệm, tƣ tƣởng và đặc biệt là cảm hứng từ chính cuộc đời của mỗi cá nhân nghệ sĩ. Năm 2001, trong chuyên luận Đặc điểm thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần, Đoàn Thị Thu Vân cũng quan tâm đề cập và lí giải khá rõ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền thời Lý Trần nhƣ là một biểu hiện của thi pháp của Thiền thi. Với một dung lƣợng ngắn, tác giả đã nêu bật một cách khác cô đọng, súc tích những đặc điểm về thời gian nghệ thuật trong thơ Thiền Lý –Trần. Nhà nghiên cứu cho rằng thơ Thiền đề cập đến “Thời gian hiện thực của trần thế vô cùng ngắn ngủi và chóng vánh” [70; tr.21]. Tác giả thơ Thiền đặc biệt đề cao thời gian hiện tại, chủ trƣơng sống cho trọn vẹn cái “giây phút này” [70; tr.21]. Về giá trị thẩm mỹ của các biểu hiện thời gian trong thơ, Đoàn Thị Thu Vân khẳng định: “Thời gian đóng vai 5 trò cột mốc cho một bƣớc ngoặt của tâm thức, đánh dấu sự đổi khác giữa sau và trƣớc” [70; tr.17]. Theo tác giả, thời gian trong thơ Thiền thƣờng là mùa thu, ban đêm (với trăng sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh). Đó là thời điểm của sự hòa điệu giữa con ngƣời và vạn vật, vũ trụ. Nhƣ vậy, cách tiếp cận và đánh giá của Đoàn Thị Thu Vân có những nét khác biệt do đối tƣợng nghiên cứu, song những khái quát mà nhà nghiên cứu đã nêu bật phần nào giúp cho chúng ta nhận ra dòng chảy thời gian với các nhận thức, cảm suy của ngƣời nghệ sĩ biểu hiện trong sáng tác thơ ca đã có từ rất sớm. Trong công trình Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi (năm 2002, Luận án Hoàng Thị Thu Thủy), tác giả công trình đã đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của một tác gia tiêu biểu thế kỉ XV, Nguyễn Trãi. Hoàng Thị Thu Thủy đã khảo sát các yếu tố nghệ thuật trong đó có thời gian. Tác giả định danh thành những kiểu thời gian: Thời gian quá khứ gắn liền với chu trình đời ngƣời. Tác giả nhấn mạnh: “Đời ngƣời có những quãng thời gian có ý nghĩa đặc biệt gắn với tuổi trẻ, ƣớc mơ, công danh, hạnh phúc,…cho nên hoài niệm quá khứ cũng là nét chung của con ngƣời” [67; tr. 66]. Ngoài ra, tác giả cũng giới thuyết về thời gian mang tâm sự đời thƣờng với khuynh hƣớng cá nhân. Theo Hoàng Thị Thu Thủy: “Đó là kiểu thời gian đầy dƣ vị buồn tiếc, xót xa, thiếu ấm áp và vắng vẻ”. Nghiên cứu từ góc độ thi pháp thơ Nôm, tác giả chứng minh cho sự tồn tại của yếu tố thời gian xuất hiện trong thơ tiếng Việt buổi đầu với nhận xét: “Thời gian nghệ thuật trong Quốc âm thi tập vừa mang những đặc trƣng chung của thời gian nghệ thuật thời trung đại, vừa mang dấu ấn riêng của phong cách thơ Nguyễn Trãi, phong cách của một thi nhân “lo đời”, “đau đời”, “ẩn ức” trƣớc thế sự…” [67; tr.67]. Nhƣ vậy, trên dòng chảy thời gian tuyến tính của vũ trụ, trong sáng tác nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ vẫn mang những suy cảm về thời gian với dấu ấn riêng của phong cách thi nhân. Nhận định trên là căn cứ thêm gợi dẫn để chúng tôi tìm hiểu cảm thức thời gian tác gia Nguyễn Khuyến. Nghiên cứu nhà thơ, nhà Nho, triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Lê Văn Tấn trong bài viết “Bạch Vân quốc ngữ thi tập các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật” (Tạp chí Khoa học số 7 (58) – 2015, Trƣờng Đại học Sƣ 6 phạm thành phố Hồ Chí Minh), đã nhấn mạnh: “Trong thời gian hƣu trí ở quê nhà Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn gián tiếp dự bàn tham gia trực tiếp vào chính sự”(…) Trong thời gian ở ẩn tại Trung Am, thi nhân luôn thể hiện mình là một ẩn sĩ thanh cao” [64; tr.21]. Nhƣ vậy, trong quãng thời gian nào, lúc tham chính hay ẩn cƣ, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có những suy cảm đậm tính triết lý trƣớc mọi thế cuộc. Nghiên cứu ở khía cạnh con ngƣời nhàn dật trong thơ Nôm Đƣờng luật, trƣờng hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Ngọc Hòa với bài viết Con ngƣời nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đƣờng luật (Tạp Chí Khoa Học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012), đã dẫn ra các chặng đƣờng đời nhiều biến động mà chính bản thân nhà thơ đã trải qua với nhiều trạng huống cảm xúc. Tác giả nhận định: “Nguyễn Bỉnh Khiêm nhập thế khi chế độ phong kiến bƣớc dần vào con đƣờng suy tàn (…). Ra làm quan với triều đình nhà Mạc, không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không thấy những khó khăn trƣớc mắt, nhƣng ông vẫn tin vào sự phục hƣng của chế độ, vào tài “phù nghiêng đỡ lệch” của mình, để rồi cuối cùng phải ngậm ngùi “Giúp nƣớc thƣơng dân chƣa thỏa lòng ta hồi trƣớc. Băn khoăn rất thẹn già không có tài” [20; 131-136]. Tài “phù nghiêng đỡ lệch” của Trạng Trình thì đã rõ, thẹn vì mình “không có tài” nhƣ đã thán chỉ là cách nói “ƣu tƣ” trƣớc thế cuộc. Đó là cách nói, cách ngẫm về nhân tình thế thái trƣớc dòng chảy thế cuộc với đủ mùi vị “mặn, nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi” (Thói đời) của thời đại mà ông đang hiện diện. Những nhận xét trên đây của các tác giả đƣợc xem là những gợi dẫn cần thiết để chúng tôi nghiên cứu về khía cạnh cảm thức thời gian trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến, tác giả cuối thế kỉ XIX, giai đoạn cuối của văn học trung đại Việt Nam. Từ những công trình đã nêu, có thể nhận thấy nghiên cứu về cảm thức thời gian tuy không phải vấn đề mới lạ, song, từ góc độ nghiên cứu thi pháp về tác giả tác phẩm, lĩnh vực này cũng cần đƣợc luận giải với tƣ cách là một đối tƣợng khoa học và có ảnh hƣởng nhất định đến quá trình nghiên cứu phong cách tác giả. Với những gì đƣợc lƣợc thuật trên là cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tiếp nối đi sâu tìm hiểu cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến 2.2. Lịch sử nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến Nghiên cứu Nguyễn Khuyến về thơ và cuộc đời, từ trƣớc đến nay hẳn đã thu 7 hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học lý luận phê bình. Cho đến nay, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về tác gia Nguyễn Khuyến vẫn còn là mảnh đất màu mỡ chờ đợi nhiều hƣớng khai thác mới. Theo đó, tìm hiểu về những suy cảm nhận thức của “nhà thơ làng cảnh Việt Nam” biểu hiện trong thơ chữ Hán và chữ Nôm đƣợc xem là một hƣớng tiếp cận mới, với hy vọng mang lại những kết quả khả quan góp phần hoàn thiện chân dung nhà thơ. Sự nghiệp thơ Nguyễn Khuyến dành lại đời sau với một khối lƣợng tác phẩm tƣơng đối lớn, thơ Nôm: 105 bài, thơ chữ Hán: 166 bài. Nhận xét nghệ thuật thơ văn Nguyễn Khuyến, nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định thơ ông đã đạt tới một trình độ cổ điển. Qua nhiều diễn giải cái hay nét đẹp trong không gian, thời gian biểu hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Lộc đã khái quát thành tựa đề: “Nguyễn Khuyến - Một phong cách trong văn học” (Giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (1976, in lại 2000 - Nguyễn Lộc). Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khuyến đƣợc gọi trìu mến: Nhà thơ làng cảnh Việt Nam với tiếng cƣời trong phức điệu u mua (humour). Nghiên cứu Nguyễn Khuyến từ góc độ cuộc đời và thơ, trong công trình Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ, (1981), Nguyễn Huệ Chi đã xác định mối quan hệ giữa dòng chảy thời gian với sự biểu đạt cảm xúc, những suy cảm ngẫm ngợi của nhà thơ trƣớc thế cuộc, thể hiện nỗi niềm khắc khoải, tự trào hay phê phán, ở những thời điểm khác nhau… Và, trong hoàn cảnh, trạng huống nào vẫn hiện lên chính hình bóng con ngƣời nhà thơ. Tiếp tục nghiên cứu về Nguyễn Khuyến trên phƣơng diện khác về thế giới nghệ thuật thơ, Nguyễn Huệ Chi cho rằng Nguyễn Khuyến là một hiện tƣợng đa dạng, có quá trình vận động từ ông Nghè Tam nguyên đến “ông Tiến sĩ giấy”, từ vị quan Hàn lâm đến “Ông Phỗng đá”, từ cụ Thƣợng Và đến một “lão nông”, trong đó thời điểm trở về (1884) có ý nghĩa bƣớc ngoặt... Những bƣớc ngoặt ấy luôn gắn liền với sự trải lòng qua từng bài thơ Nôm, Hán. Trong bài báo “Một vài phƣơng hƣớng tiếp cận thơ văn Nguyễn Khuyến” (Tạp chí Văn học, số 4, 1985), Nguyễn Huệ Chi nhấn mạnh: “Ở từng thời đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc đƣợc Nguyễn Khuyến thể hiện khá chi tiết qua thời gian nhuốm đẫm những tâm sự cá nhân. Do vậy, thời gian nghệ thuật và những suy tƣ về nó chính là một 8 phƣơng diện biểu đạt cần quan tâm khi tìm hiểu về thơ Nguyễn Khuyến” [2; tr.21 – 22]. Nhƣ vậy, hiểu thêm về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến, hẳn khó bỏ qua “thời gian nghệ thuật và những suy tƣ về nó” đƣợc biểu hiện trong thơ ông. Nhận định này là gợi dẫn, thêm căn cứ để chúng tôi tìm hiểu về cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến. Trong bài viết “Nguyễn Khuyến với thời gian” trên Tạp chí Văn học (số 4, 1985), Nguyễn Đình Chú nhấn mạnh: “Quả thật, Nguyễn Khuyến xứng đáng đƣợc mệnh danh là nhà thơ với những mối khắc khoải về thời gian trong văn chƣơng trung đại Việt Nam. Với ông, thơ văn cũng nhƣ con ngƣời đều là những biểu hiện của ứng xử và thể hiện thời gian. Cả hai phƣơng diện ấy ngày nay đã quyện lại thành một giá trị không thể tách bạch, tạo nên những “đặc trị” thẩm mỹ không dễ gì trong một lúc đã khám phá đƣợc hết” [4; tr.44]. Nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú đã nhấn mạnh những giá trị, “đặc trị” về cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến. Đó không chỉ là phƣơng thức biểu đạt mà còn là dấu ấn quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ Hán Nôm của Tam nguyên Yên Đổ. Và vì thế, Nguyễn Khuyến không phải là một hiện tƣợng văn học quá phức tạp nhƣng để hiểu thấu đáo cần có cách nhìn nhận mới: nhìn từ góc độ thi pháp Không – Thời gian, đó là giá trị nhân bản đƣợc khơi gợi từ hồn thơ này. Trong tiểu luận “Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chƣơng nhà Nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến” (1992) đƣợc sƣu tuyển lại trong Nguyễn Khuyến, Tác gia – Tác phẩm, Trần Nho Thìn đã khẳng định: “Nếu tiêu chuẩn cốt yếu của cảm hứng về thời gian là cảm hứng nghiên cứu, phân tích những giá trị thẩm mĩ thì thơ văn Nguyễn Khuyến đã có những dấu hiệu đáng kể vƣơn đến tầm khái quát” và “Những biểu đạt về thời gian trong thơ ông bƣớc đầu thoát ly khỏi tính chất công thức của lối cảm thụ thế giới khách quan của nhà nho để phản ánh đƣợc cái cụ thể, cái bề bộn, đa dạng trong thực tại ấy.” [41; tr. 142]. Nhận định của Trần Nho Thìn cho thấy sự cần thiết để nghiên cứu tìm hiểu những nét riêng của nhà Nho Yên Đổ đã thoát ly khỏi tính chất công thức của lối cảm thụ thế giới khách quan của nhà nho qua những cách biểu đạt về thời gian trong thơ ông. 9 Trong công trình Những thế giới nghệ thuật thơ (1997), với bài viết: “Con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Khuyến”, nghiên cứu từ điểm nhìn con ngƣời cá nhân của nhà thơ, khảo sát từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời của Nguyễn Khuyến để theo dõi bƣớc đƣờng nghệ thuật của ông và định hƣớng cho quá trình đánh giá về hệ thống đặc điểm thi pháp trong thơ Yên Đổ, Trần Đình Sử nhấn mạnh những giá trị biểu đạt của thời gian nghệ thuật đối với sự thể hiện con ngƣời và quan niệm về con ngƣời trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông xác nhận: “Sự đối lập giữa thời gian quá khứ và thời gian hiện tại của cuộc chiến chống thực dân Pháp qua từng bài thơ chữ Hán, chữ Nôm của ông đã góp phần thể hiện sự suy tƣ, quá trình tiến triển của một con ngƣời luôn mang khát vọng kinh bang tế thế” [60; tr.127]. Trong chuyên luận Thơ Nôm Đường luật (1998), Lã Nhâm Thìn đã đề cập đến đặc điểm về sự thể hiện thời gian nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu có giá trị về mặt phƣơng pháp luận vì nó đã đề cập đến rất nhiều phƣơng diện trong thơ văn Nguyễn Khuyến, nhất là những đánh giá xác đáng về một số đóng góp, cách tân về biểu đạt thời gian của Tam nguyên Yên Đổ so với những nhà thơ đƣơng thời. Tìm hiểu nhà Nho Nguyễn Khuyến không thể không gắn với tìm hiểu bối cảnh xã hội đƣơng thời. Trong bài viết “Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 9, (1998), Trần Quốc Vƣợng cho rằng, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là bậc đại Nho, đại quan triều Tự Đức ở cuối mùa quân chủ – Nho giáo Việt Nam. Ông là một bậc thi bá của Tao đàn Việt Nam (cả chữ Hán cả chữ Nôm), một nhà thơ lớn giàu lòng yêu nƣớc, phẩm chất cao quý, bảo trọng khí tiết mà cam chịu sống nghèo, rất cận nhân tình và là nhà thơ của dân tình. Tác giả khẳng định: “Thƣởng thức thơ của ông, ngƣời đọc dƣờng nhƣ đi dọc theo con lộ lịch sử, bởi trong những bài thơ của ông đều gắn liền với những mốc thời gian quan trọng”. Nhƣ vậy, trên những dòng thơ dù gián tiếp hay trực tiếp, Nguyễn Khuyến đã giãi bày những suy cảm của mình để ngƣời thƣởng thức thơ ông “dƣờng nhƣ đi dọc theo từng con lộ lịch sử”. Trên từng “con lộ” ấy đã in đậm những suy cảm cá nhân của Tam Nguyên Yên Đổ. 10 Sau Lã Nhâm Thìn, Trần Ngọc Vƣơng, Biện Minh Điền, Nguyễn Kim Châu đã tiếp tục có những nghiên cứu cụ thể về Nguyễn Khuyến. Trong Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (2008), Biện Minh Điền đã có những gợi mở ban đầu về vai trò của những dấu hiệu cách tân trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến đối với quá trình hiện đại hoá văn học, trong đó có vấn đề về thời gian nghệ thuật. Ông nhấn mạnh: “Nguyễn Khuyến đã thực sự đảm nhận một vai trò không thể thay thế đƣợc trong thế khép lại một chặng đƣờng dài của văn học cổ điển trung đại dân tộc, đồng thời cũng chuẩn bị một số điều kiện quan trọng cho văn học sau đó bƣớc vào phạm trù hiện đại.”[11; tr.383]. Nguyễn Khuyến đảm nhiệm vai trò quan trọng cho bƣớc chuyển giao “khép lại” một chặng đƣờng dài “văn học cổ điển trung đại dân tộc” và chuẩn bị một số điều kiện quan trọng “bƣớc vào” phạm trù hiện đại. Đặt trong bối cảnh xã hội đƣơng thời, đảm nhiệm sứ mệnh này của Nguyễn Khuyến hẳn không hề dễ. Có thể nói, cho đến nay, nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến vẫn là dòng chảy liên tục với nhiều sự tiếp nối. Theo đó, tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề cảm thức thời gian biểu hiện trong thơ Nguyễn Khuyến là điều đƣợc xem còn bỏ ngỏ. Qua những tài liệu lƣợc thuật nghiên cứu Nguyễn Khuyến ở nhiều góc độ khác nhau, nhất là ở phƣơng diện thi pháp học sẽ là hƣớng gợi mở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong thế giới nghệ thuật thơ ca của Nguyễn Khuyến, thời gian đƣợc cảm nhận, ý thức một cách hệ thống dƣới nhiều dạng thức khác nhau biểu hiện những trạng huống cảm xúc khác nhau trong từng chặng đƣờng đời…của chính nhà thơ. Đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu về các biểu hiện cảm thức thời gian trong thơ của Nguyễn Khuyến và những phƣơng thức nghệ thuật thể hiện các kiểu thời gian trong nhận thức và cảm xúc của nhà thơ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu thơ Nguyễn Khuyến, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, tổng kết các bình diện thời gian nghệ thuật đƣợc thể hiện trong 11 thơ chữ Hán, chữ Nôm. Đồng thời, thông qua phân tích các giá trị nội dung, nghệ thuật biểu hiện cảm thức thời gian của nhà thơ, luận văn góp phần hiểu thêm về tâm hồn, tƣ tƣởng tình cảm và những đóng góp đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật của tác gia Nguyễn Khuyến. 3.3. Văn bản khảo sát Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát những tác phẩm thơ Hán Nôm đƣợc sƣu tuyển trong sách Thơ văn Nguyễn Khuyến do Xuân Diệu giới thiệu [8]. Sách do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1979. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu của phạm vi đề tài đặt ra, chúng tôi chọn khảo sát 271 bài thơ, trong đó có 166 bài thơ chữ Hán và 105 bài thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến. Những trích dẫn về thơ Nguyễn Khuyến, cả phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ trong luận văn này đều đƣợc chuyển dẫn từ công trình nêu trên. Ngƣời viết thừa hƣởng thành quả của những ngƣời đi trƣớc và không sáng tạo gì thêm về phiên âm dịch nghĩa của văn bản. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến, qua đó góp phần phác họa rõ thêm chân dung một tác gia quan trọng trong tiến trình phát triển văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. - Luận văn góp phần nâng cao chất lƣợng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ Nguyễn Khuyến trong nhà trƣờng hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng tổng hợp linh hoạt một số phƣơng pháp: - Phƣơng pháp thống kê phân loại: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tập hợp và thống kê đƣợc số lƣợng những câu thơ, bài thơ có biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian và cảm nhận thời gian của tác giả. - Phƣơng pháp thống kê miêu tả: Sau khi xác định đƣợc những câu thơ, bài thơ có biểu hiện yếu tố thời gian, chúng tôi tiến hành mô tả sự biểu hiện ấy nhằm làm rõ đặc trƣng thời gian, biểu hiện các ý nghĩa thời gian của nhà thơ. - Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong việc so sánh thơ Nguyễn Khuyến với thơ của các tác giả trung đại khác nhƣ Nguyễn Trãi, 12 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,… Mục đích của việc so sánh là nhằm phát hiện sự sáng tạo độc đáo, phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Khuyến trong sáng tác văn chƣơng trên hai chiều hƣớng thơ bác học chữ Hán và thơ bình dân chữ Nôm. Bên cạnh các phƣơng pháp trên, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Thao tác phân tích đƣợc sử dụng khi mô tả loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trƣng nhất của các biểu hiện thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn kết cấu theo 03 chƣơng: Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Nội dung Chƣơng 1 tập trung nghiên cứu những vấn đề về cách hiểu và sự biểu đạt của cảm thức thời gian trong thơ trung đại Việt Nam. Ngoài ra, để xác định những cơ sở hình thành và vận động của cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Khuyễn, tìm hiểu về các điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa và quá trình cá nhân của nhà thơ là những căn cứ cần thiết. Những yếu tố này đã góp phần xác định rõ các phƣơng hƣớng biểu đạt và định hình cho sự thể hiện của cảm thức thời gian trong thơ ông. Chƣơng 2. CÁC KIỂU CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Trên cơ sở những căn cứ đã đƣợc xác định ở Chƣơng một, Chƣơng hai chúng tôi nhận diện các dạng thức biểu hiện thời gian trong thơ Nguyễn Khuyến (Thời gian chu kỳ theo tuần hoàn vũ trụ, thời gian diễn ra những sự kiện trong đời sống xã hội, thời gian tâm lý in đậm nỗi niềm cảm suy của ngƣời nghệ sĩ) và những ứng xử suy nghiệm của nhà thơ trƣớc dòng chảy thế cuộc. Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chƣơng 3, Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu những hình ảnh tiêu biểu cùng với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình thể hiện những suy tƣ ngẫm ngợi, nhận thức các dòng chảy thời gian của nhà thơ biểu hiện qua thơ chữ Hán và 13 thơ chữ Nôm Nguyễn Khuyến. Đây là những biểu hiện khá rõ ràng, giúp cho ngƣời đọc có thể nhận thức đầy đủ về hệ giá trị thẩm mĩ của thế giới nghệ thuật thơ Yên Đổ trong mối liên hệ với các nhà thơ cùng thời. 14 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN 1.1. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại 1.1.1. Giới thuyết chung về thuật ngữ “cảm thức thời gian” Lịch sử tồn tại của thế giới vật chất đƣợc xác định qua ba chiều thời gian quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Thời gian là một đại lƣợng vận hành thƣờng nhật trƣớc sau, tiền - hậu, đầu – đuôi, thủy – chung… Tuy không phải là yếu tố duy nhất giúp cho việc cảm nhận và khám phá tâm hồn con ngƣời, nhƣng thời gian đã giúp cho việc xác định rõ những thuộc tính của con ngƣời qua quá trình sinh tồn lâu dài và tƣơng tác với thế giới xung quanh. Theo Từ điển Tiếng Việt (Tác giả Hoàng Phê) định nghĩa: “Thời gian là một phạm trù triết học, cùng với không gian là hình thức tồn tại của vật chất, của thế giới. Không có sự vật hiện tƣợng nào tồn tại ngoài nó, chỉ trong thời gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định” [54; tr.52]. Theo đó, danh từ “thời gian” đƣợc hiểu là một đại lƣợng tồn tại khách quan của mọi vật chất, mọi sự vật hiện tƣợng trong thế giới hiện hữu này. Sự tồn tại của con ngƣời không thể không quan hệ đến bối cảnh không gian và lịch trình của thời gian. Sự hiện hữu của thời gian luôn dung chứa vạn vật và con ngƣời cùng với các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội… Chính vì thế, trong cuộc đời của mình con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc sự tuần hoàn của thời gian, bƣớc đi của nó luôn và sẽ gắn liền với ý thức của con ngƣời. Đó chính là ý thức trƣớc dòng chảy thời gian theo cảm xúc chủ quan và nó trở thành một hiện tƣợng mang tính phổ quát trong hiện thực cũng nhƣ trong sáng tác nghệ thuật. Trong đời sống văn chƣơng, khi phác họa hoàn chỉnh chân dung ngƣời nghệ sĩ, việc xem xét đánh giá những biểu hiện nhận thức trƣớc các dòng chảy thời gian đƣợc chuyển hóa trong cảm xúc ý thức của chủ thể trữ tình qua sáng tác nghệ thuật thực sự có ý nghĩa không kém phần quan trọng. Không chỉ nhận thức vòng quay của tự nhiên, con ngƣời cũng ý thức rất rõ về vòng đời. Việc đo đếm, xác định sự vận động của tự nhiên theo một chu kì để phục vụ cho lao động sản xuất, con ngƣời 15 cũng đồng thời nhận thấy tác động của nó đối với đời sống. Họ tính toán các ngày tháng lành, ngày hung tháng hạn để dự tính làm những việc quan trọng: đi xa, cƣới vợ, làm nhà… Ngƣời ta cũng đã chứng minh các ngày đặc biệt: thảm họa từ thiên nhiên, sự thay đổi triều đại, tai nạn lớn… đều có liên quan đến các dấu hiệu khác thƣờng trên bầu trời. Từ xa xƣa, con ngƣời đã nhận thức thời gian (cùng với không gian) chính là hình thức tồn tại của thế giới vật chất, không một vật thể nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Trong Các phạm trù văn hóa trung cổ (1996), A.JA. Gurevich nhấn mạnh: “Khó mà tìm đƣợc tiêu chí, khắc họa đầy đủ bản chất của văn hóa nhƣ là khái niệm thời gian. Trong khái niệm thể hiện đầy đủ cảm quan và thế giới của thời đại, hành vi của con ngƣời, ý thức của nó, nhịp của cuộc sống, thái độ đối với sự vật”[17; tr.98]. Nhận thức này là cơ sở khách quan để đi đến khái niệm phần nào mang tính chủ quan: cảm thức thời gian. “Cảm thức thời gian” là một khái niệm thuộc lĩnh vực tâm lý học chuyên sâu. Trong nghiên cứu văn học, các nhà phê bình đã vay mƣợn cách nói này để định hình cho một lối cảm nhận thời gian tâm lí thƣờng tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật. Từ góc nhìn tâm lý học, cảm thức là phƣơng cách mà con ngƣời nhận thức, đánh giá, xem xét một vấn đề thông qua con mắt chủ quan, bằng chính cảm nhận của mình chứ không phụ thuộc vào bất kì một ai khác. Trong văn học, thời gian khách quan đƣợc phản chiếu khi đi vào tác phẩm thông qua lăng kính cảm nhận của nhà văn, do đó nó đã có sự biến chuyển và không còn là chính mình. Ngƣời ta có thể thấy thời gian nhanh nhƣ thoi đƣa, hoặc chậm đến nỗi một ngày nhƣ nghìn thu (Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại); Hoặc thời gian không còn là một khái niệm trừu tƣợng mà có khi tồn tại ở dạng cụ thể nhƣ hƣơng vị, nhƣ màu sắc, nhƣ vật thể hiện hữu. Thời gian đƣợc cảm nhận không phải bằng các đại lƣợng vật lý thông thƣờng nhƣ giây, phút, giờ, tháng, năm… mà bằng chính cảm xúc mang rất rõ yếu tố chủ quan của con ngƣời. Chẳng hạn khi Nguyễn Du cảm nhận bƣớc đi của thời gian bằng những hình ảnh đầy sắc màu suy cảm: “Sen tàn cúc lại nở hoa,/ Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân” (Truyện Kiều). Không chỉ diễn giải bốn mùa trôi chảy trong một năm. Mùa hạ -> mùa thu -> mùa đông -> mùa xuân, Nguyễn Du còn 16 diễn tả dòng thời gian gắn với màu sắc tâm lý “dài ngắn, nhanh chậm” trong dòng chảy tuyến tính. Tâm trạng trong trong cảnh li biệt và những xúc cảm buồn bã có thể làm cho con ngƣời ta cảm thấy thời gian trôi đi thật lâu: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang” hoặc “Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” (Nguyễn Du). Khi chủ thể trữ tình mang nặng tâm tƣ trƣớc thời gian khách quan thì thời gian có thể ngƣng đọng hoặc hoặc trôi nhanh theo cảm nhận của tâm thức. Thời gian đời ngƣời, đối với mỗi cá nhân mà nói, cũng khác nhau hoàn toàn. Do đó, tâm lý là một trong những yếu quan trọng ảnh hƣởng đến sự cảm thức thời gian của con ngƣời. Trong sáng tạo nghệ thuật, thời gian đƣợc cảm nhận và biểu đạt qua quy trình tâm lý con ngƣời. Thời gian trong cảm thức của con ngƣời nhƣ một cơ thể sống với các trạng thái cảm xúc phong phú đa dạng, phức tạp đƣợc mở rộng đƣờng biên với các chiều kích để đánh dấu những phút giây, sự kiện đặc biệt trong cuộc sống của cá nhân hoặc thời đại. Thời gian luôn tồn tại khách quan, nhƣng đối với mỗi cá nhân, thời gian lại mang màu sắc, dấu ấn riêng biệt chủ quan của từng cá thể. Cùng tồn tại trong dòng chảy thời gian, nhƣng mỗi ngƣời nghệ sĩ lại cảm nhận sự trôi chảy đó bằng nhận thức và quan niệm riêng, in đậm dấu ấn cá nhân. Các thi nhân đời Đƣờng khi đứng trƣớc vũ trụ bao la, họ luôn mẫn cảm, suy nghiệm cảm nhận đƣợc sự vô hạn của không gian và sự hữu hạn của kiếp ngƣời. Trần Tử Ngang lắng nghe thời gian trôi chảy qua tâm thức của một con ngƣời vũ trụ: Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả. Niệm thiên địa chi du du, Độc đƣơng nhiên nhi lệ hạ. Dịch thơ (Trƣớc chẳng thấy ngƣời xƣa, Sau chẳng thấy ngƣời nay. Ngẫm trời đất thật vô cùng, Riêng lòng đau mà lệ xót) (Đăng U Châu đài ca) Cái quá vãng của thời trƣớc, cái hối hả đến gần của tƣơng lai và cái hiện tồn cô độc đƣợc Trần Tử Ngang “dồn nén” trong khoảnh khắc cảm nhận qua tấm lòng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan