Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Thiên tính nữ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư...

Tài liệu Thiên tính nữ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

.PDF
100
1
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN THIÊN TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ QUỲNH LÊ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Quỳnh Lê. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trên bất kì công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Vân LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Quỳnh Lê - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, những ngƣời luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Vân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 10 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 10 CHƢƠNG 1: NGUYỄN NGỌC TƢ VÀ THIÊN TÍNH NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...................................................................................... 11 1.1. Nguyễn Ngọc Tƣ và hành trình nghệ thuật ....................................................11 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp ..............................................................................11 1.1.2. Nguyễn Ngọc Tƣ trong dòng chảy văn học Việt Nam đƣơng đại ...........13 1.2. Vấn đề thiên tính nữ trong văn học Việt Nam ................................................16 1.2.1. Giới thuyết về thiên tính nữ và thiên tính nữ trong văn học ....................16 1.2.2. Thiên tính nữ trong văn học Việt Nam ....................................................19 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................24 CHƢƠNG 2: THIÊN TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ NHÌN TỪ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT ............................................................... 25 2.1. Đề tài ...............................................................................................................25 2.1.1. Quê hƣơng – tình yêu máu thịt của ngƣời phụ nữ....................................25 2.1.2. Hôn nhân, gia đình – những lo âu, dự cảm về sự rạn nứt, đổ vỡ ………30 2.1.3. Tình yêu – những nỗi niềm giấu kín ........................................................36 2.2. Nhân vật ..........................................................................................................41 2.2.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ .............................................................................42 2.1.1.1. Ngƣời phụ nữ - hiện thân của vẻ đẹp thiên tính nữ ...........................42 2.2.1.2. Ngƣời phụ nữ và những góc khuất đàn bà .........................................48 2.2.2. Những nhân vật khác ................................................................................52 2.2.2.1. Nhân vật ngƣời đàn ông – những hình mẫu mang khao khát của ngƣời đàn bà ....................................................................................................52 2.2.2.2. Nhân vật trẻ em – “khắc khoải khôn nguôi” của ngƣời phụ nữ ........55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................60 CHƢƠNG 3: THIÊN TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ NHÌN TỪ HÌNH THỨC THỂ HIỆN ............................................................. 61 3.1. Không thời gian nghệ thuật ............................................................................61 3.1.1. Không gian đời thƣờng, thời gian hiện tại ...............................................62 3.1.2. Không gian tâm tƣởng, thời gian hoài niệm.............................................67 3.2. Ngôn ngữ ........................................................................................................72 3.2.1. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu hiện .............................................................72 3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ ............................................................................78 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 86 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất hiện trên văn đàn văn học những năm đầu của thế kỉ XXI, Nguyễn Ngọc Tƣ là một trong những cây bút nữ viết truyện ngắn thành công đƣợc bạn đọc yêu mến. Văn chƣơng Nguyễn Ngọc Tƣ hấp dẫn bạn đọc bởi chất đời, sự mộc mạc, giản dị mang đậm chất Nam Bộ. Những số phận, mảnh đời con ngƣời dân quê Nam Bộ hiện lên trên trang viết Nguyễn Ngọc Tƣ với sự trầm buồn, da diết, yêu thƣơng. Trong suốt hơn 20 năm sáng tác, Nguyễn Ngọc Tƣ đã để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ trên văn đàn qua hàng loạt giải thƣởng với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005),... Tiếng vang của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc khẳng định qua những giải thƣởng có giá trị trong và ngoài nƣớc đặc biệt với hai tác phẩm đặc sắc Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận. Điều đáng tự hào của nữ nhà văn là đã vinh dự lọt vào Top 50 ngƣời phụ nữ có ảnh hƣởng nhất tại Việt Nam năm 2018 do tạp chí Forbes bình chọn năm 2019. Sau năm 1986, cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nƣớc, văn học đã có những bƣớc chuyển mình rõ rệt và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong những thành tựu này phải kể đến sự đóng góp lớn của truyện ngắn và những nhà văn nữ. Mỗi nhà văn với một cách tiếp cận khác nhau đã đem đến sự phong phú đa dạng cho truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại. Trong đó, thiên tính nữ đƣợc xem là một đặc điểm làm nên sự độc đáo của các cây bút nữ. Đó không chỉ là tiếng nói khẳng định vị trí và tài năng của các nhà văn nữ mà còn đƣợc xem là những biểu hiện của ý thức nữ quyền trong văn chƣơng nghệ thuật. Dù ý thức hay không ý thức, những yếu tố thuộc về tính nữ, về giới vẫn chi phối đến sáng tác của nhà văn đặc biệt là nhà văn nữ. Nguyễn Ngọc Tƣ cũng vậy. Không chỉ là nhà văn của cuộc sống và con ngƣời Nam Bộ, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ trƣớc hết là tiếng nói của một cây bút nữ trên hành trình khám phá cuộc sống và khám phá chính mình. Bằng sự thấu hiểu, yêu thƣơng, đồng điệu và chia sẻ sâu sắc về nữ giới, nhà văn 2 Nguyễn Ngọc Tƣ đã đi sâu vào những điều rung động thầm kín, những tiếng lòng thổn thức, ẩn ức bên trong của ngƣời phụ nữ qua từng trang văn. Đó là khát khao đƣợc yêu thƣơng, sẻ chia trong tình yêu; mong ƣớc gia đình hạnh phúc; thiên chức làm mẹ; đƣợc thỏa mãn ân ái vợ chồng,… Tất cả điều đó làm nên thiên tính nữ của Nguyễn Ngọc Tƣ qua tƣ duy nghệ thuật, cách tổ chức tác phẩm. Mỗi tác phẩm thể hiện sự khắc khoải, suy tƣ của một trái tim nữ khi viết về tâm tƣ của giới mình. Thiên tính nữ vì thế trở thành một đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Chính điều này, đã góp phần khẳng định đƣợc tài năng và phong cách nghệ thuật viết truyện ngắn của nữ nhà văn. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi hi vọng với hƣớng nghiên cứu này có thể tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ theo một hƣớng riêng từ góc nhìn thiên tính nữ, để đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định về giá trị truyện ngắn của nhà văn nữ trong tiến trình vận động văn xuôi Việt Nam sau năm 1986. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút nữ trẻ tài năng. Mặc dù thời gian sáng tác chƣa dài nhƣng chị liên tục cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, điều này cho thấy bạn đọc đã dành sự quan tâm đặc biệt đến nhà văn nữ này. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ đi vào những công trình, bài viết khái quát về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ và vấn đề thiên tính nữ trong sáng tác của nữ nhà văn này. 2.1. Những công trình, bài viết khát quát về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tƣ có thể thấy phần lớn các công trình, bài viết đều tập trung khẳng định màu sắc Nam Bộ làm nên chất riêng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ và cũng là đóng góp của nữ nhà văn trong dòng chảy văn học đƣơng đại. Nhà văn Dạ Ngân từng nhận xét về Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Văn của Ngọc Tư mang đậm chất Nam Bộ: hồn hậu, hào sảng. Văn hóa tiểu vùng khác nhau, thì sản sinh ra những chất văn khác nhau, sản sinh ra những tác giả khác nhau. Ở Bắc Hà không sinh ra văn của Ngọc Tư được, mà ở Nam Bộ không thể sinh ra được 3 văn của Y Ban và Tạ Duy Anh được, tôi nghĩ thế” [29]. Mỗi nhà văn đều có một vùng không gian trọng điểm mà họ am hiểu và gắn bó. Sự am hiểu quê hƣơng của Nguyễn Ngọc Tƣ từ vốn sống và trải nghiệm cuộc đời đƣợc chị khẳng định: “Tôi tự tin vào sự hiểu biết về nông thôn quê hương tôi” [58]. Yêu mến tài năng của Nguyễn Ngọc Tƣ, tác giả Trần Hữu Dũng dù đang sinh sống và làm việc tại Mỹ đã lập một thƣ viện điện tử Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư. Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, tác giả đã nhấn mạnh chính ngôn ngữ Nam Bộ đƣợc sử dụng tự nhiên đã tạo nên dấu ấn riêng biệt trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc rươm rà từ mỗi truyện cô viết. Đúng (…) Song, trước hết, cái đầu tiên làm người đọc choáng váng là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư”, “Từ vựng Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng như của Mai Ninh chẳng hạn nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy hẳn từ cuộc sống xung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ” [9]. Chất Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc tác giả Huỳnh Công Tín khẳng định trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ nhƣ sau: “Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lên bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị” [41]. Ngoài ra có thể thấy khi tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, một số tác giả công trình nghiên cứu khác còn đi sâu khám phá về nhân vật, đặc điểm và phong cách truyện ngắn của nhà văn nữ Nam Bộ này. Luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Đoàn Thị Tiến trƣờng Đại học Vinh năm 2011 với công trình nghiên cứu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra “Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng thế giới nhân vật với dụng ý kí thác tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của mình đến với công chúng bạn đọc. Đồng thời đề cao trách nhiệm của người cầm bút, phải làm sao thể hiện tài năng vốn có của mình để truyền tải hết tình yêu thương tha thiết với đồng loại, đau cùng nỗi đau của nhân vật. Vì thế nhà văn đã xây dựng các kiểu nhân vật: 4 nhân vật cô đơn, nhân vật sám hối, nhân vật bi kịch, nhân vật vượt lên số phận,… rất phong phú đa dạng” [40, tr.110]. Đồng thời, có hai công trình nghiên cứu khá đầy đủ về phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ là luận văn thạc sĩ văn học Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh và luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Những đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Phạm Thị Lâm thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Bên cạnh đó, cũng có công trình nghiên cứu những phƣơng diện làm nên phong cách Nguyễn Ngọc Tƣ. Tác giả Lƣơng Thị Hải trong luận văn thạc sĩ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra “yếu tố chi phối cả hệ thống trở thành hạt nhân phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư là bản sắc vùng văn hóa Nam Bộ với những nét đặc sắc” [21, tr.105] và “chi phối thế giới nhân vật là quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn nhân ái” [17, tr.105]. Trong thời gian gần đây, tác giả Lê Thúy Vi trƣờng Đại học Quy Nhơn cũng đóng góp công trình nghiên cứu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư năm 2021 đã chỉ ra sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhìn từ phƣơng diện nội dung và phƣơng diện nghệ thuật nhƣ sau: “Từ sự thấu hiểu ngày càng sâu sắc, tác phẩm của chị có được sức nặng khái quát khi nó đặt ra được những vấn đề nhân sinh sâu sắc của con người nói chung, không chỉ là những vấn đề của một số đối tượng chính ở thời kì đầu như người nông dân, người nghệ sĩ. Tuy có sự thay đổi, nhưng người đọc vẫn nhận ra một Nguyễn Ngọc Tư nhân hậu đằng sau những trang viết có vẻ lạnh lùng, gay gắt ấy. Đó là điểm thống nhất xuyên suốt của Nguyễn Ngọc Tư” [60, tr.110], “Không còn kiểu kể chuyện theo bản năng như nói chuyện, như thủ thỉ tâm tình, càng về sau, cách kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều sự mới mẻ” [60, tr.110]. Những công trình bài viết nghiên cứu về phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ đã đề cập trên nhiều phƣơng diện. Giọng điệu là một trong những phƣơng diện biểu hiện quan trọng của phong cách nhà văn ngƣời Nam Bộ này. Ở bài viết Một số giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Phạm Thị Hồng Nhung đã chỉ ra ba giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của nữ nhà văn là: 5 giọng buồn mênh mang; giọng trầm tĩnh, có phần đƣợm chua xót đắng cay và giọng dân dã mộc mạc. Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung đã kết luận về giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Như vậy, có thể thấy bên cạnh âm hưởng và giọng buồn, nhưng không chán chường ủ dột, thì sự điềm nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên phong cách nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư” [31]. Trong bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư của Thụy Khuê đăng trên trang web Viet – Studies và Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ của Mai Hồng đƣợc đăng trên trang web Viet – Studies đã làm rõ không thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ chính là không gian ruộng đồng sông nƣớc và thời huyền thoại. Bên cạnh đó, bàn về hình tƣợng con ngƣời có bài viết Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội của tác giả Phạm Thái Lê. Nhƣ vậy, đa số các bài viết chủ yếu khai thác cảm hứng nghệ thuật và các phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ ,... trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Ngoài ra còn một số lƣợng không nhỏ những nghiên cứu về những tác phẩm cụ thể của Nguyễn Ngọc Tƣ đặc biệt là những tác phẩm tiêu biểu nhƣ Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy, Ngọn đèn không tắt,… Ở các công trình bài viết này tuy thiên tính nữ không phải là đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp song đây đó ngƣời viết vẫn tìm thấy đƣợc những gợi ý liên quan đến đề tài. 2.2. Những bài viết về thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và trong văn học Việt Nam đương đại Trong phạm vi tài liệu chúng tôi khảo sát đƣợc, tuy chƣa nhiều nhƣng vấn đề thiên tính nữ đã đƣợc nghiên cứu trong văn học Việt Nam ở các thể loại thơ lẫn văn xuôi. Tiêu biểu có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Bình trƣờng Đại học Sƣ phạm năm 2007 với đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra yếu tố thiên tính nữ trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhƣ sau: “Vẻ đẹp của thiên tính nữ còn được Nguyễn Huy Thiệp tập trung ở việc khắc họa sự hòa nhập của cái đẹp thực với cái đẹp bí ẩn thiêng liêng của tạo hóa, tạo vẻ đẹp mang màu sắc huyền ảo vừa gần gũi, 6 vừa xa xôi đầy lôi cuốn và hấp dẫn” [7]. Trong công trình luận văn Thiên tính nữ trong tác phẩm thơ của các nữ sĩ Việt Nam hiện đại của tác giả Phan Hồng Hạnh công bố năm 2008 trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã khảo sát thơ và đƣa ra nhận định chung các nữ sĩ Việt Nam hiện đại. Luận văn đã nêu ra đƣợc những cách tân về mặt hình thức nghệ thuật theo tiến trình phát triển thơ ca hiện đại mang thiên tính nữ “Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, chúng ta vẫn nhận thấy một quy luật chung của các nhà thơ nữ, đó là trong tác phẩm của mình, các chị vẫn luôn thể hiện được thiên tính chức của người phụ nữ: thơ các chị nghiêng về tiếng nói của cảm xúc, đề tài và cảm hứng thơ các chị hướng nhiều về tình yêu và tình mẫu tử. Những hình ảnh, giọng điệu, ngôn từ trong thơ các chị cũng thiên nhiều về sự mềm mại, uyển chuyển” [19]. Từ đó dẫn đến kết luận, thơ ca của các nhà văn nữ in đậm dấu ấn thiên tính nữ. Trong luận văn Đặc sắc tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh của tác giả Trần Thị Hồng Vân trƣờng Đại học Đà Nẵng năm 2011 đã đƣa ra nhận định nhƣ sau: “Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh được tạo ra bởi chất thiên tính nữ. Thơ Xuân Quỳnh bắt đầu từ tư duy hướng nội. Chị dùng cái bản năng và phẩm chất thường trực của một người đàn bà để hướng những lát cắt cảm xúc mãnh liệt bên trong mình với những gì thật nhất, để nói cho biết, cho thỏa những trạng thái tâm hồn. Cõi thơ Xuân Quỳnh thênh thang dấu ấn tâm hồn của một người đàn bà muôn thuở” [59]. Về văn xuôi, cũng có rất nhiều công trình bài viết nghiên cứu bàn về vấn đề thiên tính nữ trong sáng tác của các nhà văn. Tiêu biểu nhƣ đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của giới nữ trong văn học đương đại Việt Nam của Chu Huyền Thƣơng, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 năm 2018. Tác giả tập trung vào đi khảo sát và nghiên cứu 27 truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Nhật Ánh. Trong công trình nghiên cứu Ý thức nữ tính trong truyện ngắn Võ Thị Hảo của tác giả Đặng Thị Kiều Oanh năm 2017 trƣờng Đại học Quy Nhơn đã đƣa ra nhận định sau: “Ý thức nữ tính trong văn xuôi nữ đương đại là một vấn đề chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh và thẩm mỹ” [32]. Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ của tác giả Dƣơng Thị Thúy Hằng trƣờng Đại học Thái Nguyên năm 2020 với công trình nghiên cứu Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số (Khu vực miền núi phía bắc Việt Nam) đã chỉ ra 7 âm hƣởng nữ quyền tuy còn mơ hồ nhƣng tiếng vọng của nó đã vang lên thể hiện ở việc những ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số đã đứng lên đấu tranh chống lại những hủ tục, tập quán đã lạc hậu, lỗi thời, mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, gánh nặng của đối với các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số. Ngoài ra cũng có một số công trình tuy không trực tiếp nghiên cứu thiên tính nữ nhƣng cũng đề cập đến vấn đề lối viết nữ trong văn học. Đặc biệt là những công trình về truyện ngắn nữ trong văn học tiêu biểu nhƣ đề tài luận án Truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại – tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Phƣợng năm 2019 đã chỉ ra đƣợc chất: “nữ tính” tồn tại trong bề sâu của tƣ duy nghệ thuật qua bốn phƣơng diện: hình tƣợng cuộc sống, thế giới nhân vật, thế giới biểu tƣợng và không – thời gian nghệ thuật. Bên cạnh đó, với đề tài luận án Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay năm 2019, tác giả Trần Thị Quỳnh Lê đã nêu ra những dạng thái biểu hiện trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ năm 1896 đến nay ở phƣơng diện không gian, thời gian nghệ thuật và những đặc trƣng giới nữ trong lối viết. Thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ vì thế mới chủ yếu đƣợc giới thiệu qua một số nhận định hay nghiên cứu cùng với các tác giả nữ. Trong bài viết Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại của tác giả Nguyễn Thị Năm Hoàng đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam đăng ngày 11/12/2018 đã bàn về vấn đề thiên tính nữ nhƣ sau: “Thiên tính nữ đều mang dấu ấn rất riêng của phái tính, của cá nhân các tác giả gắn với hệ sinh thái tự nhiên và tinh thần của họ - điều mà các nhà phê bình sinh thái nữ quyền gọi là mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội), phụ nữ và văn chương” [20]. Tác giả Nguyễn Thị Năm Hoàng đề cập đến thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ chính là chất Nam Bộ đậm đặc. Thời gian gần đây với bài viết Thiên tính nữ trong văn học việt nam đương đại – nhìn qua những biểu tượng nghệ thuật đăng trên nội san Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vào ngày 10/04/2021, Nguyễn Thị Năm Hoàng đã đề cập thiên tính nữ qua biểu tƣợng trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Trong số đó, khát khao được yêu thương, khát khao bản năng của giới, 8 khát khao được thực hiện những thiên chức phụ nữ như làm vợ, làm mẹ… những trạng thái tâm lý phức tạp của người vợ, người mẹ, người con sau những biến cố hôn nhân, gia đình” [21]. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ chỉ đƣợc đề cập cùng các nhà văn khác chứ chƣa có một bài viết hay công trình chuyên biệt về vấn đề này. Tuy nhiên những công trình trên sẽ là tƣ liệu quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích đầu tiên trong việc nghiên cứu đề tài này là tiếp cận, làm rõ thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ở phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam sau năm 1986 nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ ở các phƣơng diện cụ thể nhƣ đề tài, nhân vật và hình thức thể hiện để thêm một cách tiếp cận và khám phá những nét đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Qua đó góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ trên văn đàn văn học nƣớc nhà. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thiên tính nữ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ trên các bình diện nội dung và hình thức thể hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Vì vậy, chúng tôi tập trung khảo sát các tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ cụ thể nhƣ sau: Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ, 2000. Tập truyện ngắn Ông ngoại, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2001. Tập truyện ngắn Giao thừa, (in tái bản lần thứ 23), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2020. 9 Tập truyện ngắn thiếu nhi Biển người mênh mông, Nxb Kim Đồng, 2003. Tập truyện ngắn và ký Nước chảy mây trôi, Nxb Văn nghệ, Hồ Chí Minh, 2004. Tập truyện ngắn Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Hồ Chí Minh, 2005. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận (in tái bản lần thứ 46), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2021. Tập truyện ngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (in tái bản lần thứ 16), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2020. Tập truyện ngắn Khói trời lộng lẫy (in tái bản lần thứ 5), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2019. Tập truyện ngắn Đảo (in tái bản lần thứ 8), Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2019. Tập truyện ngắn Không ai qua sông, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh, 2016. Tập truyện ngắn Cố định một đám mây, Nxb Đà Nẵng, 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp hệ thống: Đây là một phƣơng pháp quan trọng giúp ngƣời thực hiện luận văn hệ thống các yếu tố nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ, qua đó góp phần lí giải các biểu hiện của vấn đề thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, đồng thời hiểu đƣợc các mối liên hệ giữa các yếu tố đó. - Phƣơng pháp loại hình: Đây là một phƣơng pháp nhằm tìm ra những đặc điểm tƣơng đồng loại hình về thi pháp thể loại, mặt khác thấy đƣợc quy luật phát triển của thể loại truyện ngắn từ thực tế đời sống văn học sau năm 1986. - Phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm theo thi pháp học: Phƣơng pháp này để tìm hiểu những biểu hiện thiên tính nữ trong các tác phẩm đồng thời nhận ra sự kế thừa và nét riêng trong thiên tính nữ của Nguyễn Ngọc Tƣ. - Phƣơng pháp liên ngành: Do hiện tƣợng văn hóa rất đa dạng và bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống con ngƣời, xã hội, cộng đồng,.. nên việc lý giải một hiện tƣợng văn hóa đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều nghiên cứu chuyên ngành khác nhau. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn vận dụng sự hỗ trợ từ các thao tác nghiên cứu văn học khác nhƣ: khảo sát văn bản, phân tích, tổng hợp, 10 thống kê, so sánh… để khám phá thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn thiên tính nữ. Qua đó, khẳng định đóng góp của Nguyễn Ngọc Tƣ đối với nền văn học đƣơng đại Việt Nam nói riêng và nền văn học nƣớc nhà nói chung. Mặt khác, với hƣớng nghiên cứu tác phẩm về thiên tính nữ, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo trong hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc phân chia thành các chƣơng sau: Chƣơng 1. Nguyễn Ngọc Tƣ và thiên tính nữ trong văn học Việt Nam đƣơng đại Chƣơng 2. Thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhìn từ đề tài và nhân vật Chƣơng 3. Thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhìn từ hình thức thể hiện 11 CHƢƠNG 1: NGUYỄN NGỌC TƢ VÀ THIÊN TÍNH NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Nguyễn Ngọc Tƣ và hành trình nghệ thuật 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Ngọc Tƣ sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Vốn là ngƣời ham học hỏi, có năng khiếu văn chƣơng từ nhỏ nhƣng vì hoàn cảnh gia đình nên Nguyễn Ngọc Tƣ đã nghỉ học sớm. Dù hoàn cảnh có khó khăn thế nào nhƣng chất văn chƣơng vẫn không ngừng chảy và thôi thúc trong con ngƣời của Nguyễn Ngọc Tƣ. Điều này, chị may mắn đƣợc thừa hƣởng chất văn chƣơng nghệ thuật từ ba. Chính ba là ngƣời động viên và giúp chị viết tiếp ƣớc mơ trở thành nhà văn chuyên nghiệp nhƣ ngày hôm nay. Nguyễn Ngọc Tƣ luôn chăm chỉ viết văn nhƣ một đam mê và để vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống. Những sáng tác đầu tay của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc ngƣời ba của mình gởi đến tạp chí “Văn nghệ bán đảo Cà Mau”. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc chọn đăng. Sau đó, chị đƣợc làm cộng tác viên, rồi làm văn thƣ, học làm phóng viên tại báo này. Từ đây, ngòi bút văn chƣơng của Nguyễn Ngọc Tƣ có cơ hội thuận tiện phát triển khả năng sáng tạo mãnh liệt và đã tạo đƣợc nhiều dấu ấn qua hàng loạt giải thƣởng trong và ngoài nƣớc. Nguyễn Ngọc Tƣ sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ nên sáng tác nghệ thuật luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt vùng sông nƣớc Đồng bằng sông Cửu Long. Văn chƣơng của Nguyễn Ngọc Tƣ luôn thể hiện đƣợc bản chất mộc mạc, chân chất, giản dị và phóng khoáng của ngƣời dân Nam Bộ bao đời. Do đó, đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ, ngƣời đọc thấy gần gũi, thân quen vì nó phản ánh đƣợc hiện thực đời sống và tâm hồn ngƣời dân quê chứ không phải cố lấy chất liệu từ những điều xa lạ, hoa mĩ. Đó là một trong những yếu tố làm nên thành công của nhà văn. Nếu chỉ có sự am hiểu và chất liệu hiện thực cuộc sống ngƣời dân Nam Bộ thì chƣa đủ tạo nên giá trị của tác phẩm cũng nhƣ tên tuổi nhà văn. Chính tài năng cùng với sự lao động miệt mài, tâm huyết của Nguyễn Ngọc Tƣ hòa nhịp cùng trái tim mang tâm hồn và lẽ sống tốt đẹp đã làm nên dấu ấn phong cách riêng trong sáng tác của chị. 12 Nguyễn Ngọc Tƣ thuộc thế hệ nhà văn trẻ tài năng của nền văn học Việt Nam sau năm 1986. Nguyễn Ngọc Tƣ có bút lực dồi dào và cho ra đời nhiều tác phẩm đã tạo đƣợc ấn tƣợng trong lòng công chúng bạn đọc. Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Ngọc Tƣ đã cho xuất bản và gởi đến bạn đọc hàng loạt tác phẩm hay tiêu biểu trong đó gồm: 15 truyện ngắn, 8 tản văn, 2 tạp bút (Biển của mỗi người và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư), 2 tiểu thuyết (Sông và Biển sử nước) và 2 tập thơ (Chấm và Gọi xa xôi). Với những tác phẩm có giá trị và gây tiếng vang trong giới văn học Nguyễn Ngọc Tƣ cũng vinh dự gặt hái nhiều giải thƣởng cao quý. Giải thƣởng đầu tiên đánh dấu tên tuổi Nguyễn Ngọc Tƣ rẽ hƣớng từ một tay ngang sang con đƣờng viết văn chuyên nghiệp là giải Ba báo chí toàn quốc năm 1997 với tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ. Sự ra đời của tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (năm 2000) đã một lần nữa khẳng định tài năng của một cây bút trẻ tuổi giàu khả năng sáng tạo Nguyễn Ngọc Tƣ. Tác phẩm ra đời đã vinh dự Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và giải Mai Vàng cho Nhà văn xuất sắc vào năm 2000. Tập truyện ngắn này còn giúp tác giả đoạt Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2001. Năm 2003, nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tƣ vinh dự là một trong Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002. Đến năm 2005, sự ra đời của truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã khẳng định vị trí vững chắc và tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tƣ trong lòng công chúng và giới phê bình văn học. Khi vừa mới ra đời, tác phẩm này đã gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau trong dƣ luận. Tuy nhiên, giá trị tác phẩm Cánh đồng bất tận không thể phủ nhận đƣợc vì truyện ngắn đã thổi một làn gió mới trong văn học nƣớc nhà. Năm 2006, tác phẩm Cánh đồng bất tận đoạt giải thƣởng Hội nhà văn Việt Nam. Tài năng và tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc công nhận kể cả trong và ngoài nƣớc khi tác phẩm Cánh đồng bất tận vinh dự đoạt giải thƣởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn. Với khả năng sáng tạo và bút lực tài năng của mình, Nguyễn Ngọc Tƣ xứng đáng lọt vào Top 50 ngƣời phụ nữ có ảnh hƣởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn vào năm 2019. Những giải thƣởng trong suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ chính 13 là sự công nhận tài năng và sức ảnh hƣởng của văn chƣơng mà nhà văn mang lại cho đời. Tuy nhiên, giải thƣởng cao quý nhất mà Nguyễn Ngọc Tƣ nhận đƣợc chính là sự yêu mến, đón đợi của bạn đọc với từng tác phẩm của ngòi bút sâu sắc, bình dị đậm chất Nam Bộ này mang lại. Có thể khẳng định, Nguyễn Ngọc Tƣ chính là một cây bút nữ tài năng hiếm có của nền văn học Việt Nam đƣơng đại. 1.1.2. Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại Sau năm 1986, văn xuôi Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự bứt phá mạnh mẽ trên nhiều phƣơng diện trƣớc hết là về lực lƣợng đội ngũ đặc biệt là các nhà văn nữ. Có thể nói chƣa bao giờ các nhà văn nữ lại xuất hiện đông đảo nhƣ giai đoạn này khiến “cán cân” văn chƣơng nghiêng hẳn về các cây bút nữ. Những cái tên làm nên một nền văn chƣơng mang “gương mặt nữ” có thể kể đến nhƣ: Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo,Phan Thị Vàng Anh,Võ Thị Xuân Hà ,… Mỗi nhà văn đều có một dấu ấn riêng biệt và nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng vậy. Chị đã tạo dấu ấn trong dòng chảy văn học Việt Nam đƣơng đại bởi màu sắc Nam Bộ đặc sắc. Hiện thực đời sống và con ngƣời Nam Bộ đƣợc thể hiện đậm nét qua từng truyện ngắn của nữ nhà văn. Phải thực sự là ngƣời gắn bó, am hiểu, dành tình cảm lớn cho quê hƣơng thì Nguyễn Ngọc Tƣ mới có thể viết đƣợc những tác phẩm xuất sắc nhƣ vậy. Do đó, Nguyễn Ngọc Tƣ đã khiến ngƣời đọc cảm mến, dành tình cảm đối với miền sông nƣớc Nam Bộ bằng những câu văn mộc mạc, giản dị. Viết về đề tài miền tây sông nƣớc Nam Bộ đã có rất nhiều cây bút thâm niên cả về tuổi nghề lẫn tuổi đời khai thác nhƣ: Đoàn Giỏi, Anh Đức, Sơn Nam... Mỗi nhà văn sẽ cho ngƣời đọc một trải nghiệm, một cảm xúc riêng. Đến nay, sự xuất hiện của cây bút trẻ tài năng Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ thổi một luồng gió mát trong lành với nét đẹp rất riêng, bình dị, đằm thắm trong những tác phẩm viết cùng đề tài này. Khác với các nhà văn nữ đƣơng thời, Nguyễn Ngọc Tƣ không chọn cách phản ánh hiện thực đời sống với những gai góc, trần trụi nhƣ Phạm Thị Hoài hay với giọng văn lạnh lùng nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ mà rất nhẹ nhàng, đằm thắm. Đọc văn Nguyễn Ngọc Tƣ, ngƣời đọc cảm thấy đƣợc xoa dịu tâm hồn, sống lại những kí ức tuổi thơ vùng quê sông nƣớc hay những nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ đa 14 dạng và phong phú. Điều kì diệu, đọc trang văn Nguyễn Ngọc Tƣ ai chƣa đến Nam Bộ cũng hiểu và yêu nơi đây, còn ai xa quê hƣơng nhƣ đƣợc sống lại giữa tình quê. Tác giả Trần Hữu Dũng là ngƣời đã có nhiều bài viết, sƣu tầm nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tƣ đã nhận định: “Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản Nam Bộ”. Bên cạnh đó, Trần Hữu Dũng còn đƣa ra nhận định: “Trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta ở khắp mọi phương trời tìm lại được quê hương đích thực trong tâm tưởng, những tình tự ngủ quên trong lòng mình, những kỉ niệm mà không ai chia sẻ. Thật vậy, từ tập “Giao thừa” đến “Ngọn đèn không tắt” đến “Cánh đồng bất tận” mới xuất bản gần đây - chúng ta thấy đó là những truyện ngắn viết về cuộc sống bình thường của người dân Đồng bằng sông Cửu Long” [10]. Nhà nghiên cứu Bùi Đức Hào đã từng nhận xét: “Văn chương của Nguyễn Ngọc Tư là văn chương của thân phận. Nếu nghệ thuật, nói như Andre Malraux là một “phản định mệnh”, thì nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư đã kết tinh được dũng khí sắc bén với bao dung hồn hậu, thống khổ với hi vọng, nước mắt với nụ cười. Tác phẩm của chị có khi được nhìn như một sự cảnh báo hoặc một liều thuốc cứu rỗi. Nó chính là lời mời dừng lại để đến với sự thật, với yêu thương để trở về nguồn nhân ái của con người giữa một thế giới lây lan vô cảm, phân ly và ngày càng có khuynh hướng chạy trốn về phía trước”[59]. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ luôn đƣa những chất liệu cuộc sống đời thực Nam Bộ, đặc biệt là phƣơng ngữ địa phƣơng vào văn chƣơng. Nhà văn Dạ Ngân có rất nhiều bài báo trả lời phỏng vấn nhận xét về phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Khi trả lời phỏng vấn nhà báo Kim Anh, nhà văn Dạ Ngân từng nhận xét nhƣ sau: “Cái cách tu từ của Tư là tuyệt vời. Tôi thấy phương ngữ mà Nguyễn Ngọc Tư đưa vào truyện bao giờ cũng có sự cân nhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia [29, tr.3]. Trong bài viết Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Văn Công Hùng cũng đƣa ra những nhận xét đề cập về phƣơng diện ngôn ngữ nhƣ sau: “Các câu thoại cũng thế. Đầy bất ngờ và lí thú, đậm bản sắc Nam Bộ. Đậm đặc đến mức dẫu chưa một lần đến Nam Bộ cũng thấy rõ nó hiện ra mồn một khi đọc văn Nguyễn Ngọc Tư” [22, tr.15]. Có lẽ vì chính là ngƣời con của miền tây sông nƣớc Nam Bộ nên Nguyễn 15 Ngọc Tƣ đƣợc thừa hƣởng lối sống, cách nghĩ tự do, bình dị, mộc mạc mang tâm hồn rộng lớn nhƣ những cánh đồng trù phú, những dòng sông đỏ nặng phù sa. Đó chính là vẻ đẹp tự nhiên từ bên trong tâm hồn. Chính quê hƣơng là nguồn cảm hứng bất diệt trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ. Trong một lần trả lời phỏng vấn với tác giả Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Ngọc Tƣ nói rằng: “Tôi sẽ nghĩ đến điều đó sau khi đã “chán bóc tách” mãi về miền quê của mình. Bây giờ thì chưa, cái cảm giác chỉ chạm tới lớp áo ngoài của miền đất này khiến tôi nghĩ mình sẽ ở lại lâu” [59]. Nguyễn Ngọc Tƣ đã dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới riêng của mình bằng lối viết giản dị mộc mạc nhƣng không kém phần sâu sắc để cảm nhận lấy tất cả những vẻ đẹp nơi vùng sông nƣớc Nam Bộ mà không khỏi xuýt xoa, trìu mến nơi đây. Nguyễn Ngọc Tƣ xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam nhƣ là một ngƣời con ƣu tú tài năng của mảnh đất Nam Bộ. Bằng tài năng, phong cách sáng tạo cùng với sự lao động miệt mài, nghiêm túc, trách nhiệm với nghề, Nguyễn Ngọc Tƣ đã tìm cho mình vị trí xứng đáng của mình trong lòng công chúng yêu mến văn chƣơng nói chung và trong dòng chảy văn học đƣơng đại Việt Nam nói riêng. Sáng tác văn chƣơng không chỉ để thỏa đam mê, Nguyễn Ngọc Tƣ còn mong muốn mỗi tác phẩm của mình có thể gián tiếp giới thiệu nét đẹp văn hóa của ngƣời dân miền tây sông nƣớc Nam Bộ đến khắp cả nƣớc và rộng hơn là toàn thế giới. Và Nguyễn Ngọc Tƣ đã làm đƣợc điều đó khi tác phẩm của chị đã đƣợc xuất bản ra nƣớc ngoài và công chiếu thành phim dự các liên hoan quốc tế. Thành quả này hoàn toàn xứng đáng với một ngƣời nhà văn chuyên nghiệp và trách nhiệm với nghề nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ. Trong một lần trả lời phỏng vấn với tác giả Huỳnh Công Tín, cây bút tài năng Nam Bộ đã khẳng định trách nhiệm viết văn rất rõ ràng: “Tôi cũng là một bạn đọc, nên không thể viết ra một tác phẩm mà chính tôi cũng không chắc là hiểu. Tôi không hề lúng túng trước việc mặc cái áo nào cho người khác thấy mình đẹp. Tôi luôn đứng trước gương với chiếc áo mà tôi thấy tự tin nhất, trước khi ra đường và người đi đường sẽ có những xu hướng thẫm mĩ khác nhau, nhìn vào tôi. Đành thôi....” [41]. Nghệ thuật văn chƣơng luôn đòi hỏi nhà văn không ngừng tìm tòi, sáng tạo và thử nghiệm. Điều này, Nguyễn Ngọc Tƣ luôn trăn trở và theo đuổi không ngừng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan