Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
CHUYÊN ĐỀ: CÁC TỔ CHỨC YÊU NƯỚC – CÁCH MẠNG
RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG (1925 -1930)
- Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 06 tiết
Kiến thức trọng tâm cơ bản cần nắm được:
- Trong những năm 1924-1925 Phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân VN
diễn ra ngày càng sôi nổi, điển hình là phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu
(1925), lễ truy điệu Phan Chu Trinh. Trong bối cảnh đó, một số tổ chức yêu nước và
CM ra đời, hoạt động ngày càng mạnh, làm dấy lên trong cả nước một phong trào dân
tộc, dân chủ mạnh mẽ với những biến đổi mới.
- Nắm được quá trình ra đời, tổ chức và hoạt động, vai trò của các tổ chức yêu nước
và cách mạng.
- Quá trình xác lập vai trò lãnh đạo CM của giai cấp công nhân và sự thắng thế của
khuynh hướng vô sản trong CMVN.
( Những kiến thức cơ bản như vậy giúp giải quyết các vấn đề, có thể gặp trong các đề
thi có liên quan)
I. Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản:
1. Bối cảnh lịch sử sự ra đời của Hội VNCMTN- Tổ chức và hoạt động, tác đông, ý
nghĩa.
1.1. Hoàn cảnh ra đời: (gắn liền với công lao của Nguyễn Ái Quốc)
- Sự kiện tiếng bom Sa diện của Phạm Hồng Thái đã thu hút nhiều thanh niên yêu
nước sang Quảng Châu – Trung Quốc hoạt động.
- Từ 1919-1925 phong trào CM nước ta có bước phát triển mới song chưa có tổ chức,
chưa có đường lối đấu tranh.
- Sau một thời gian ở lại Liên Xô học tập đồng thời theo dõi sát sao tình hình CMVN,
NAQ thấy rõ yêu cầu cấp bách của CMVN cần có một tổ chức để tuyên tryền CN
Mác – lê nin, thức tỉnh, tổ chức quần chúng đấu tranh. Vì vậy, tháng 1/1924 NAQ liên
lạc và tiếp xúc với những người VN yêu nước trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản
đoàn. Dựa trên hạt nhân Cộng sản đoàn tháng 6/1925 NAQ thành lập Hội VNCMTN.
1.2. Tổ chức và hoạt động.
* Tổ chức: Hội có 5 cấp ( Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ ở trong và
ngoài nước)
* Hoạt động:
- Sau khi ra đời Hội đã tuyên bố chương trình hành động, điều lệ thể hiện rõ lập
trường chính trị cũng như nguyên tắc tổ chức của mình, tuy chưa phải là Đảng cộng
sản, nhưng đường lối chính trị, chương trình hành động,và điều lệ của Hội cùng hoạt
đọng thực tiễn của Hội đã thể hiện rõ quan điểm, lập trường CM của gai cấp công
nhân, điều này được thể hiện:
+ Hội chủ trương làm CM giải phóng dân tộc rồi làm CMXHCN
Trường THPT Thái Hoà
-1-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
+ Thành lập chính phủ công nông binh, xoá bỏ tư bản, xây dựng CNCS ở VN... thực
hiện tự do, dân chủ, xoá bỏ bóc lột, bất công....đem ruộng đất cho dân cày
+ Đoàn kết với giai cấp vô sản và phong trào CM thế giới
+ Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo chiến sĩ CM, gửi đi học tập tại trường Đại học
phương đông(Liên xô) và trường quân chính Hoàng phố (Trung Quốc) đưa về nước
hoạt động.
+ Để tuyên truyền vận động quần chúng Hội ra tuần báo thanh niên số ra đầu tiên
ngày 21/6/1925 làm cơ quan ngôn luận của Hội
+ Năm 1927 các bài giảng của NAQ đựoc tập hợp in thành cuốn "Đường Cách
mệnh", cuốn sách phác hoạ, chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc và đưa
nhân dân thoát khỏi ách nô lệ. Những điểm chính của tác phẩm trả lời các vấn đề then
chốt như: "Cách mệnh là gì ?", " Có mấy thứ CM ?" "CM VN đi theo con đường nào"
"Ai làm CM" , " lực lượng, động lực, chủ nghĩa lãnh đạo CM", Quan hệ CM VN Với
CM thế giới".
=>Báo TN và tác phẩm đường CM chỉ rõ đường lối, phương hướng CM giải phóng
dân tộc ở VN, vũ trang lý luận cho cán bộ của Hội để tuyên tryền vào trong nước.
Xây dựng tổ chức cơ sở ở trong nước:
- Năm 1929 Hội đã xây dựng được cơ sở ở khắp trong nước, hội viên có 1.700 người.
- Năm 1928, tổ chức phong trào vô sản hoá đưa hội viên vào sống và lao động cùng
công nhân để tuyên tryền vận động, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho công nhân.
* Vai trò:
- Truyền bá lý luận CM giải phóng dân tộc theo khuynh hướng CMVS.
- Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân , thúc đẩy phong trào
công nhân phát triển sang 1 giai đoạn tự giác ( 1927-1929 phong trào công nhân phát
triển mạnh ở các trung tâm kinh tế, chính trị..., các cuộc bãi công của công nhân có sự
liên kết các ngành nghề, địa phương thành phong trào chung)
- Chuẩn bị về chính trị, tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng.
* ý nghĩa:
- Là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của CM nước ta, lần đầu tiên ở VN xuất
hiện một tổ chức chính trị theo khuyng hướng CM vô sản.
- Đây là bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản ở
VN
- Là một sáng tạo độc đáơ trong công cuộc tuyên tryền tổ chức CM của NAQ.
2. Tân Việt CM đảng (1925-1929) ra đời và hoạt động.
2.1. Hoàn cảnh ra đời.
Cùng với sự ra đời của Hội VNCMTN, Tân Việt CM đảng cũng được thành lập.
Nhưng khác với Hội VNCMTN, Tân Việt là một tổ chức yêu nước đã trải qua nhiều
thay đổi, cải tổ. Tiền thân của Tân việt là " Hội phục việt" (14/7/1925) ra đời tại Vinh
(Nghệ an), sau đó đổi thành" Hội hưng Nam" (1926), đến 1927 Hội lại đổi tên thành"
VNCM đảng", rồi" VNCMĐCH", cuối cùng Hội chính thức mang tên " Tân Việt CM
đảng"
Trường THPT Thái Hoà
-2-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
2.2.Tổ chức và hoạt động.
- Thành phần: Tập hợp các trí thức tiểu tư sản yêu nước
- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Trung kỳ
- Chủ trương của đảng: Lãnh đạo nông dân, công nhân , binh lính ...ở trong nước, liên
lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập một xã
hội bình đẳng, bác ái.
- Hệ thống tổ chức: Bao gồm 6 cấp (tổng bộ, kỳ bộ, Liên tỉnh bộ, Tỉnh bộ, đại tổ và
Tiểu tổ cơ sở)
- Đề ra chương trình hành động với các quy trình chặt chẽ về tổ chức và đảng viên.
- Hoạt động và sự phân hoá:
+ Trong quá trình tồn tại, ngoài công tác giáo dục, huấn luyện đảng viên, Tân việt còn
tiến hành nhiều hoạt động như lập lớp học ban đêm, phổ biến sách báo Mác xít, góp
phần khơi dậy lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng cách mạng... của đảng Tân Việt
trong thời kỳ này.
+ Sự phân hoá : Hoạt động trong điều kiện Hội VNCMTN phát triển mạnh, Tân Việt
bị phân hoá làm 02 bộ phận, một bộ phận ra nhập Hội VNCMTN, còn lại chuẩn bị
thành lập một đảng vô sản(Đông dương CS Liên đoàn tháng 9 năm 1929)
Sự phân hoá của Tân Việt chứng tỏ sự suy yếu của chủ nghỉa cải lương tư sản, là
một biểu hiện cụ thể của xu thế tất yếu, khách quan của khuynh hướng vô sản trong
phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, chứng tỏ sức mạnh của khuynh hướng vô sản
và giai cấp vô sản đã thắng thế.
2.3. ý nghĩa:
- Phản ánh tinh thần yêu nước và nguyện vọng cứu nước của thanh niên trí thức tiểu
tư sản ở Việt Nam
- Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội VNCMTN phát triển mạnh mẽ nên khuynh
hướng quốc gia tư sản trong Tân việt không còn đất sống, phải nhường chỗ cho
khuynh hướng vô sản.
- Sự chuyển biến của Tân Việt theo Hội VNCMTN phù hợp với xu thế phát triển tất
yếu của phong trào CM nước ta lúc đó. Nó góp phần đánh bại chủ nghĩa cải lương,
dân tộc hẹp hòi, tăng cường thêm sức mạnh cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh
giành quyền lãnh đạo CMVN.
3. Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái.
3.1. Việt Nam Quốc Dân Đảng
- VNQD Đảng thành lập 25/12/27 tại Hà Nội.Hạt nhân đầu tiên là nhóm Nam đồng
thư xã , một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra đầu năm 1927.
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái học, Phó Đức chính…
- Chính cương chưa rõ ràng, chỉ nêu chung chung: Trước làm dân tộc cách mạng, sau
làm thế giới cách mạng.
- Trong bản điều lệ sử đổi công bố 2/1929 VNQD Đảng lại thay bằng 3 nguyên tắc tư
tưởng của CMTS Pháp năm 1789.
Trường THPT Thái Hoà
-3-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
- Bản điều lệ soạn thảo tháng 7/ 1928, lại xác định tôn chỉ của Đảng “chủ nghĩa xã
hội dân chủ”.Bản điều lệ sửa đổi công bố 2/1929 VNQD Đảng là “Tự do- bình đẳngbác ái”.
Cụ thể VNQD Đảng chỉ ủng hộ chủ trương “ cách mạng dân tộc” và “ thiết lập dân
quyền”, còn khẩu hiệu “ bình quân địa quyền” và các chính sách “ liên Nga, liên
cộng, phù trợ công nông” lại không được nhắc tới.
- Như vậy, đến cuối năm 1929, vẫn chưa có 1 cương lĩnh thể hiện rõ mục đích và lập
trường chính trị của mình.
- Mục đích của đảng là đoàn kết lực lượng để:
+ Đẩy mạnh cách mạng dân tộc.
+ Xây dựng nền dân chủ trực tiếp.
+ Giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.
- Thời kỳ cuối là bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình Nguyễn, cổ động bãi
công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. VNQD Đảng chủ
trương tiến hành “CM bằng sắt và máu”
- Tham gia gồm có trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự
do, một số thân hào thân sĩ ở nông thôn và nhiều binh lính người Việt trong quân đội
Pháp.
- Tổ chức có 4 cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Tỉnh bộ và Chi bộ, mỗi chi bộ không quá 19
người.
- Địa bàn hoạt động chính của Đảng là ở Bắc kì, còn ở Trung kì, Nam kì không đáng
kể.
- Hạn chế:
+ Cơ sở của đảng trong quần chúng ít.
+ Thành phần tham gia phức tạp.
+ Kỷ luật không nghiêm minh,….
VNQDĐ về căn bản là một tổ chức phỏng theo mô hình cách mạng của Quốc dân
đảng Trung Quốc. Nó đại diện cho quyền lợi và tư tưởng của tư sản dân tộc và tiểu tư
sản lớp trên. Vì thiếu một cơ sở kinh tế và giai cấp đủ mạnh làm chỗ dựa nên trong
suốt mấy năm tồn tại,VNQDĐ không thể đưa ra được đường lối chính trị, độc lập,
cùng với những hạn chế đã khiến cho VNQDĐ không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò
lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc VN.
3.2.Khởi nghĩa Yên Bái.
* Nguyên nhân:
- Tháng 2. 1929, VNQD Đ tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội.Sau sự
kiện này, TD Pháp tiến hành khủng bố dã man, hệ thống tổ chức cơ sở của Đảng hầu
như bị phá vỡ, nội bộ đảng bị chia rẽ. Nguy cơ tan rã hoàn toàn của VNQD Đảng
đang đến gần.
- Tháng 7/1929 Toàn quyền Đông Dương Pát xkiê quyết định lập tòa án đại hình xử
những người cách mạng.
Trường THPT Thái Hoà
-4-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
- Ngày 10/10/1929, phiên tòa đặc biệt của chính quyền tay sai tổ chức ở thành phố
Vinh xử án 45 chiến sĩ trong đó kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc và Trần
Phú.
Lãnh tụ của VNQD Đảng là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu bị truy lùng ráo
riết.
- Trước tình thế đó , những cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn lại của Đảng , quyết định
dốc hết lực lực thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “ Không thành công
thì cũng thành nhân”.
* Diễn biến:
- Đêm ngày 9/2/30, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, cùng đêm, khởi nghĩa nổ ra ở Phú
Thọ, Sơn Tây sau đó ở Hải Dương, Thái Bình…Ở Hà Nội có cuộc đánh bom của
quân khởi nghĩa để phối hợp.
- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số
sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, song không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau bị quân
Pháp phản công và dập tắt
- Ở những nơi khác nghĩa quân cũng chỉ tạm thời làm chủ một vài huyện lị nhỏ nhưng
bị địch nhanh chóng chiếm lại.
* Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do:
+ Pháp đang mạnh.
+ Công tác tổ chức thiếu chu đáo còn non yếu về mọi mặt.
+ Kế hoạch khởi nghĩa chủ quan - đề ra chưa đúng lúc, chưa đúng thời cơ.
+ Ngọn cờ CM DCTS đã trở nên lạc hậu
Thất bại của kn Yên Bái đánh dấu sự non yếu của giai cấp TS sự tan rã của
VNQDĐ.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng nhưng có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
* Ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái không đạt được kết quả nhưng đã có tiếng vang cả trong
và ngoài nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí quật cường của dân tộc ta, góp phần thổi bùng
lên ngọn lửa yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó thấy rõ mâu thuẫn giữa
nhân dân ta với đq đã trở nên vô cùng gay gắt.
- Từ sau cuộc bạo động Yên Bái, VNQD Đảng hoàn toàn tan rã, khuynh hướng CM
dân tộc hoàn toàn thất bại, hệ tư tưởng tư sản cũng hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ
lịch sử của cuộc CM giải phóng dân tộc. Ngọn cờ cách mạng đã chuyển hẳn sang giai
cấp vô sản.
4. Phong trào công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Từ năm 1925 do tác động của HVNCMTN, các tư tưởng của cách mạng tháng
Mười Nga và chủ nghĩa cộng sản đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân
dân lao động.
- Trong hai năm 1926- 1927, nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân. Các cuộc đấu
tranh này đều nhằm vào hai mục tiêu chung là đòi tăng lương 20- 40% và đòi thực
hiện ngày làm 8 giờ như công nhân Pháp.
Trường THPT Thái Hoà
-5-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
- Năm 1928, phong trào “ vô sản hóa” của HVNCMTN ý thức chính trị của giai cấp
công nhân được nâng cao. Phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt
của phong trào dân tộc trong cả nước.
Trong 2 năm 1928- 1929, có 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là cuộcaôaus
tranh của công nhân ở nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè,
nhà máy tơ Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng…
- Tháng 7/ 1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kì thành lập, cho xuất bản báo Lao động
làm cơ quan ngôn luận. Sự kiện này vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào
công nhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ
chức, có lãnh đạo thống nhất.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1926- 1929, phong trào công nhân VN đã có bước tiến bộ
mới so với trước. Các cuộc bãi công nổ ra rầm rộ, sôi nổi, quyết liệt hơn.
Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý
thức với qui mô ngày càng lớn. Công nhân đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi kinh tế
mà còn nhằm cả mục đích chính trị. Họ đã biết đoàn kết để đấu tranh có phương pháp,
có tổ chức và kế hoạch.
- Sự phát triển của phong trào công nhân ngày càng có sức thu hút, lôi cuốn mạnh
mẽ đối với nhiều tầng lớp nhân dân khác, nhất là nông dân, đi vào cuộc đấu tranh
chống đế quốc, phong kiến.
Từ 1927- 1929, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng,
chống các thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất của bọn cường hào ác bá. Ở các tỉnh Thái
Bình, Nghệ An bên cạnh các cuộc đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, nông dân còn
lập ra các Hội tương tế, Hội hát, Hội lợp nhà, Hội hiếu hỉ để đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau những lúc khó khăn, đồng thời vận động bài trừ các hủ tục trong cưới xin, ma
chay…
Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp thị dân
ngày càngâphts triển sôi nổi thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo. Nhu
cầu thành lập một chính đảng CM có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và gánh
vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng đất nước được đặt ra, và ngày càng trở nên
bức xúc đối với cách mạng VN lúc bấy giờ.
II. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
1. Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản trong năm 1929.
- Vào cuối những năm 20, phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân phát triển
mạnh, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng.
Ở Bắc Kỳ là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh hơn cả so với các vùng
khác trong cả nước. Nhiều hội viên thanh niên tiên tiến của HVNCMTN sớm nắm bắt
được các yêu cầu của thời cuộc và nhanh chóng nhận thấy sự cấp thiết phải thành lập
1 Đảng cộng sản để thay thế HVNCMTN, lãnh đạo và đưa phong trào cách mạng VN
tiếp tục tiến lên.
- Cuối tháng 3/ 1929, một số hội viên tien tiến của HVNCMTN ở Bắc Kỳ họp tại số
nhà 5D-Hàm Long- HN lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN gồm có 7 đảng viên.
Trường THPT Thái Hoà
-6-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
- Từ ngày 1- 9/5/1929, Đại hội lần thứ nhất của HVNCMTN họp tại Hương Cảng –
Trung Quốc. Tại đây, đoàn địa biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập ngay ĐCS để thay
thế HVNCMTN, song không được chấp nhận nên đã bỏ Đại hội về nước.
- Đại hội vẫn tiếp tục họp và thông qua tuyên ngôn, chính cương và điều lệ của
hội…
- Ngày 1/6/29, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã ra Tuyên ngôn. Tuyên ngôn có sức
thu hút mạnh đối với các hội viên HVNCMTN, nhiều hội viên đã hăng hái xin gia
nhập chi bộ cộng sản.
- Ngày 17/6/29, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội tại số
nhà 312 phố Khâm Thiên-HN, quyết định thành lập ĐDCS đảng.
Thông qua Tuyên ngôn, điều lệ của đảng, ra báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận và
cử ra BCH TW của Đảng. ĐDCSĐ tiếp tục mở rộng tổ chức cơ sở đảng trong nhiều
địa phương ở Bắc kì, Trung kì và cả Nam kì.
- Trước ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của ĐDCSĐ, các cán bộ tiên tiến trong Tổng
bộ và Kỳ bộ của HVNCMTN ở Nam Kì cũng đã quyết định thành lập ANCSĐ.
Đảng có 1 chi bộ hoạt động ở Trung Quốc và một số chi bộ hoạt động ở Nam Kỳ.
Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Tháng 11/ 1929, ANCSĐ họp Đại hội thông
qua đường lối chính trị và bầu BCH TW Đảng. Đảng đã đẩy mạnh cuộc vận động
phát triển tổ chức Đảng, Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên.
- Một sô đảng viên tiên tiến của Tân Việt cũng tích cực vận động lập các chi bộ
cộng sản và xúc tiến chuẩn bị việc thành lập ĐCS. Tháng 9/ 1929, những đảng viên
tiên tiến trong Tân Việt tuyên bố thành lập ĐDCS Liên đoàn. Nhiều đảng viên của
Tân Việt lần lượt gia nhập ĐDCS Liên đoàn, hình thành nhiều chi bộ đảng ở Trung
kì, Nam Kì và cả ở Bắc Kỳ.
* Ý nghĩa:
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản trong năm 1929 là xu thế khách quan của cách
mạng giải phong dân tộc ở VN. Nó khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng VN.
- Nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc.
- Sự kiện đó cũng chỉ ra rằng những điều kiện để thành lập ĐCS đã hoàn toàn chín
muồi trong phạm vi cả nước.
* Hạn chế:
Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí
công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng ở trong nước có nguy cơ bị chia rẽ
lớn. Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng VN lúc này là cần thống nhất các tổ chức đảng.
2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt nam.
* Hoàn cảnh:
- Sau khi ra đời, 3 tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản và đều tự
nhận mình là chính đảng chân chính.
- Trong quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng, các tổ chức cộng sản không
tránh khỏi tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau.
Trường THPT Thái Hoà
-7-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
- Tình hình đó gây tổn hại lớn cho sự phát triển của phong trào cách mạng, vừa gây
nên tâm trạng nghi ngờ hoang mang trong quần chúng.
- Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản ở Đông
Dương, yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt sự chia rẽ công kích lẫn nhau,
đồng thời xúc tiến hiợp nhất thành 1 chính đảng duy nhất ở Đông Dương..
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên
quan đến CM Đông Dương, NAQ từ Xiêm trở về Trung Quốc . Người đã triệu tập đại
biểu ĐDCSĐ và ANCSĐ đến Cửu Long- Hương Cảng –Trung Quốc để bàn việc
thống nhất Đảng.
- Hội nghị hợp nhất đảng bắt đầu họp ngày 6/1/30 tại Cửu Long do NAQ chủ trì,
cùng với hai đại biểu của ĐDCSĐ là Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, hai đại
biểu của ANCSĐ là Châu Văn Liêm , Nguyễn Thiệu và hai đại biểu hoạt động ở nước
ngoài là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.
* Nội dung:
- NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản và nêu chương
trình hội nghị. Hội nghị thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành
một chính đảng duy nhất lấy tên là ĐCS VN.
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng.. do NAQ soạn thảo.
Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lý luận thực tiễn và lâu dài đối
với CMVM.
- Bầu BCH TW lâm thời của Đảng.
* Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng:
Hội nghị thành lập ĐCS VN có tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng.
- Ngày 8/2/30,các đại biểu dự hội nghị về nước.
- Ngày 24/2/30, theo đề nghị của ĐDCS LĐ tổ chức này được gia nhập ĐCS VN.
- Tại đại hội Đảng lần thứ III( 9/1960), quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm làm ngày
kỷ niệm thành lập Đảng.
3. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị của Đảng:
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là: CMTS dân quyền và CMR
đất để đi tới XH cộng sản.
- Nhiệm vụ cách mạng là: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách
mạng, làm cho nước VN được độc lập tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức
quân đội công nông, tịch thu hét sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng
ruộng đất…
- Lực lượng cách mạng là: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú
nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
- Cách mạng VN phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
- ĐCS VN giữ vai trò lãnh đạo cách mạng
Đây là bản cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
Trường THPT Thái Hoà
-8-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
- ĐCS VN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của
nhân dân VN, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong
mấy thập kỷ đầu TK XX.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác -Lênin với phong trào công nhân và
phobg trào yêu nước ở VN trong thời đại mới.
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN. Từ đây CMGPDT của nhân dân ta đặt
dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCS VN.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước pt nhảy vọt mới
trong lịch sử phát triển của dân tộc VN.
Bài tập và gợi ý trả lời:
Câu 1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời
như thế nào?
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
a. Sự thành lập:
- Sau khi về Quảng Châu (1/11/1924), Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo
những thanh niên yêu nước thành các chiến sỹ cách mạng.
- Lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản
đoàn (2/1925).
- Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cơ quan lãnh đạo là
Tổng bộ, trụ sở đặt tại Quảng Châu; ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận
của Hội.
b. Hoạt động:
- Năm 1927 xuất bản cuốn sách Đường Kách mệnh trang bị lý luận cách mạng cho
cán bộ CM, tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân VN.
- Xây dựng cơ sở trong nước: đến năm 1929 hầu khắp cả nước đều có tổ chức Thanh
niên. Các kỳ bộ được thành lập ở cả ba kỳ.
- Thực hiện chủ trương vô sản hóa (1928)phong trào công nhân phát triển mạnh
mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.Đấu tranh của công nhân
đã nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị.
- Trong các năm 1928-1929, các cuộc bãi công của công nhân đã diến ra sôi nổi trong
cả nước, nhất là tại các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp. Cả nước có 40
cuộc dấu tranh lớn nhỏ so với 10 cuộc đấu tranh của những năm 1926-1927. Trong
đấu tranh,có sự liên kết giữa các ngành, vùng thành phong trào chung.
- Các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ cũng đã diến ra một số nơi.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
a. Sự thành lập:
- Tháng 7/1925, một số tù chính trị ở Trung kỳ và một nhóm sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng Nam và đến 7/1928
đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt)
- Thành phần: trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Trung kỳ.
Trường THPT Thái Hoà
-9-
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
b. Sự phân hóa: do tác động của Hội VNCM Thanh niên Tân Việt phân bị phân hóa
thành hai bộ phận: một số gia nhập tổ chức Thanh niên, số còn lại tích cực chuẩn bị
để thành lập chính đảng vô sản.
Câu 2: Cho biết sự ra đời Việt Nam Quốc Dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái?
1. Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Sự thành lập:
+ Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Đảng là tổ chức Nam Đồng thư xã - tổ chức của một
nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt.
+ Dưới tác động của phong trào yêu nước, dân chủ và cách mạng từ Trung Quốc (chủ
nghĩa Tam Dân) thì Việt nam Quốc dân đảng đã ra đời (25/12/1927).
- Lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
-Thành phần: Chủ yếu là tiểu tư sản và nhiều thành phần phức tạp khác.
- Tổ chức: Chưa thành hệ thống, có ít cơ sở trong quần chúng. Kết nạp thiếu thận
trọng và tổ chức lỏng lẻo.
- Mục tiêu phương pháp: Đánh đuổi đế quốc phong kiến, thiết lập dân quyền bằng
đánh bom, ám sát rất manh động.
- Địa bàn hoạt động chính: Chủ yếu ở Bắc Kỳ.
2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Bối cảnh: Ngày 9/2/1929 tên trùm mộ phu Badanh bị giết chết. Thực dân Pháp đã
khủng bố, bắt bớ làm cho phong trào tổn thất lớn. Việt Nam quốc dân Đảng có tới
1000 Đảng viên bị bắt. Vì vậy, bộ phận còn lại của tổ chức này quyết định làm một
cuộc bạo động “không thành công thì cũng thành nhân”.
- Những nét chính:
+ Khởi nghĩa nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái. Sau đó lan rộng ra Phú Thọ, Hải Dương,
Thái Bình, Hà Nội.
+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa cũng tiêu hao được một lực lượng nhỏ của địch song
sau đó đã bị Pháp phản công và tiêu diệt.
+ Tại các nơi khác, Pháp cũng chiếm lại nhanh chóng. Khởi nghĩaYên Bái bị đàn áp
đẫm máu và thất bại.
- Nguyên nhân thất bại: do khuynh hướng tư sản không đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Hơn nữa, lúc này lực lượng của quân Pháp còn rất mạnh so
với quân khởi nghĩa.
- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Yên Bái nêu cao tấm gương về tinh thần quả cảm và cổ vũ tinh
thần cách mạng của nhân dân ta.
Câu 3: Ba tổ chức Cộng sản nối tiếp ra đời trong năm 1929.
1. Quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
a. Đông Dương cộng sản đảng.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Tình hình thế giới: Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển và những
bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng Châu. Những Nghị quyết về
Trường THPT Thái Hoà
- 10 -
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa của Đại hội Quốc tế cộng sản tác động
đến nước ta.
+ Tình hình trong nước: Vào những năm 1928 - 1929, phong trào công nhân Việt
Nam phát triển mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn, giai cấp công nhân đã trưởng thành.
* Hoàn cảnh trên (thế giới và trong nước) đã tác động mạnh mẽ tới những phần tử tiên
tiến trong lực lượng cách mạng ở nước ta. Tại hội nghị trù bị cho Đại hội đại biểu
toàn quốc của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1929), đại biểu Thanh niên Bắc
Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được đồng ý; về nước,
nhóm thanh niên này lập Chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người (3 - 1929). Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng
(5/29) đại biểu Thanh niên Bắc Kì lại đưa ra đề nghị như lần trước, nhưng vẫn không
được chấp nhận, họ tuyên bố li khai tổ chức Thanh niên và bỏ đại hội ra về.
+ Thành lập: Tháng 6/1929, nhóm trung kiên Cộng sản Bắc Kì nhóm họp và quyết
định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời,
thảo ra chương trình, điều lệ dựa theo chương trình, điều lệ của Quốc tế cộng sản.
+ Ý nghĩa: Việc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng có ý nghĩa to lớn, nó đánh dấu
sự thắng lợi của quan điểm vô sản trong tổ chức Thanh niên. Nó đã đáp ứng kịp thời
yêu cầu của cách mạng.
b. An Nam cộng sản đảng.
Tháng 7/1929 các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên ở Trung Quốc và ở Nam Kì đã thành lập An Nam Cộng sản đảng.
c. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Tháng 9/1929, các hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng tách ra để
thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
2. Ý nghĩa của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản:
+ Là sản phẩm tất yếu của lịch sử.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đang chuyển từ “giai
cấp tự mình” thành “giai cấp cho mình” (từ “tự phát” thành “tự giác”).
+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930)
a. Hoàn cảnh:
+ Trong những tháng cuối năm 1929, phong trào công nhân phát triển rất mạnh, ý
thức giai cấp, ý thức chính trị rõ rệt. Phong trào yêu nước của nhiều tầng lớp xã hội
khác rất sôi nổi, đã kết lại thành một làn sóng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ khắp cả
nước, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong.
+ Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, ảnh hưởng
không tốt đến phong trào.
Thực tiễn cách mạng trên đây đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có sự lãnh đạo
thống nhất của một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân.
b. Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Trường THPT Thái Hoà
- 11 -
Chuyên đề ôn thi đại học
GV: Lăng Trí Hà
+ Hoàn cảnh: Mùa thu năm 1929, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm (Thái Lan) về
Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị đại biểu của ba tổ chức cộng sản, họp từ
ngày 3 đến 7/2/1930. Tại Hội nghị, Người đã phân tích tình hình thế giới và trong
nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất vừa qua và đề nghị thống nhất
thành một đảng duy nhất.
+ Hội nghị đã nhất trí:
- Xoá bỏ mọi thành kiến, thành thật hợp tác.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do lãnh tụ
Nguyễn ái Quốc khởi thảo.
- Thông qua thư kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc về việc thành lập Đảng và kế hoạch
thống nhất trong nước.
+ Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị có ý nghĩa, giá trị như một đại hội
vì đã thông qua được đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam mặc
dù còn vắn tắt .
+ Nguyên nhân thành công của Hội nghị:
- Giữa đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều tuân theo
điều lệ của Quốc tế cộng sản.
- Đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn cách mạng lúc đó.
- Do sự quan tâm của Quốc tế cộng sản cũng như tài năng và uy tín cao của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc.
c. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một
bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
+ Đối với lịch sử giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Đối với lịch sử dân tộc:
- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của
nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cách mạng Việt Nam thực sự trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam sau này.
Kết quả:
- Học sinh nhận thức được kiến thức lịch sử đáp ứng mức độ ôn thi đại học –
Cao đẳng
- Sau khi học xong chuyên đề học sinh đã vận dụng được kiến thức để giải được
các đề thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng, khảo sát của trường, khảo sát của Sở
giáo dục – Đào tạo.
Trường THPT Thái Hoà
- 12 -
Chuyên đề ôn thi đại học
Trường THPT Thái Hoà
GV: Lăng Trí Hà
- 13 -