Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án fdi thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án fdi thực trạng và giải pháp

.PDF
99
1351
77

Mô tả:

Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI Thực trạng và Giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất tăng nhanh chưa từng có, chất lượng sản phẩm nâng cao thoả mãn được hầu hết những đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Những ngành sản xuất có công nghệ càng cao thì tỉ suất lợi nhuận thu được càng lớn trong khi đó nguyên vật liệu sử dụng không đáng kể. Do vậy nước nào càng nắm giữ được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì kinh tế càng phát triển. Những nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản và khối EU đều là những nước nắm giữ những công nghệ hàng đầu thế giới. Là một nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, khoa học công nghệ kém phát triển thì không có con đường nào tốt hơn cho Việt Nam trong việc chú trọng đầu tư trong công tác nghiên cứu thử nghiệm và sử dụng công nghệ là thông qua các dự án FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là con đường ngắn nhất, rẻ nhất để tiếp cận đến công nghệ sản xuất hiện đại. Từ khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho Việt Nam không chỉ vốn mà cả công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việt Nam từ một nước chỉ có công nghệ cũ kỹ lạc hậu chủ yếu nhận viện trợ từ nước ngoài đến nay đã du nhập được hầu hết những công nghệ cần thiết phục vụ cho sản xuất cơ bản, nhiều công nghệ được đánh giá là hiện đại tiên tiến. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Công nghệ hiện đại còn tạo nên những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu khí, dệt may, giày dép... Với mục đích nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ chuyển giao qua các dự án FDI, chuyên đề “Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp” sẽ phân tích tổng quan tình hình chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua, đánh giá những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu. Với mục đích như trên đề tài sẽ đưa ra những nghiên cứu, đánh giá và trình bày giải pháp ở tầm vĩ mô mà không chuyên sâu vào một lĩnh vực hay một doanh nghiệp cụ thể nào. Phương pháp nghiên cứu dựa vào lý thuyết chung về chuyển giao công nghệ, thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước để đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ. Chuyên đề được chia ra làm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI. - Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam thời gian qua. - Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam. Cám ơn Th.S Ngô Thị Tuyết Mai - giáo viên hướng dẫn và C.N Mai Thị Dần - cán bộ hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2004 Nguyễn Đoan Trang CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN FDI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1.1.1. Khái niệm và nội dung của chuyển giao công nghệ 1.1.1.1. Khái niệm Trên giác độ chung nhất, người ta cho rằng chuyển giao công nghệ là quá trình đưa công nghệ từ bên có công nghệ (người bán) sang bên nhận công nghệ (người mua). Trong cơ chế thị trường, quá trình di chuyển ấy thường là quá trình trao đổi (mua-bán) một thứ hàng hoá đặc biệt là công nghệ. Có quan điểm lại cho rằng: chuyển giao công nghệ là hoạt động gồm hai chủ thể (hai bên). Trong đó, một bên bằng một hành vi pháp lý hoặc/và một hoạt động thực tiễn tạo cho Bên kia một năng lực công nghệ nhất định. Năng lực công nghệ là tập hợp những tri thức và giải pháp mà chủ thể có thể sử dụng để hoàn thành một mục tiêu nhất định. Có thể nói rằng: chuyển giao công nghệ là một quá trình bao gồm hai bên: Bên giao và Bên nhận công nghệ. Bên giao công nghệ gồm một hoặc nhiều tổ chức khoa học, công nghệ và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân ở nước ngoài có công nghệ. Bên nhận công nghệ gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế khoa học, công nghệ và tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân tiếp nhận công nghệ. Tuy nhiên, theo ESCAP (Uỷ ban kinh tế – xã hội – Châu Á - Thái Bình Dương) thì chỉ có hoạt động chuyển giao công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác mới được coi là hoạt động chuyển giao công nghệ. Như vậy, có thể nói thực chất hoạt động chuyển giao công nghệ là quá trình trong đó công nghệ được di chuyển qua các Biên giới quốc gia. 1.1.1.2. Nội dung chuyển giao của công nghệ: Theo Bộ luật Dân sự và Nghị định 45/1008/CĐ-CP (ngày 1/7/1998) quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì các hoạt động sau đây được coi là nội dung (đối tượng) của chuyển giao công nghệ: - Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá. Bao gồm cả chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của các đối tượng đó. Riêng nhãn hiệu hàng hoá buộc phải kèm theo việc chuyển giao công nghệ mới được gọi là chuyển giao công nghệ. - Các yếu tố thuộc phần cứng thông tin của công nghệ như: Bí quyết kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu... - Các hình thức hỗ trợ và tư vấn cho công nghệ như: Bí quyết kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền công nghệ, đào tạo huấn luyện chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, công nhân, lao động quản lý dịch vụ cung cấp thông tin phục vụ cho công nghệ được chuyển giao. - Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất. Chú ý rằng: các hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị thuần tuý không được coi là chuyển giao công nghệ. 1.1.2. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và qua các dự án FDI nói riêng. Chuyển giao công nghệ là một tất yếu khách quan, vì các lý do cơ bản sau đây: - Do sự phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ giữa các quốc gia. - Do đòi hỏi của thực tiễn công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và toàn cầu và nhu cầu phát triển ở từng quốc gia. - Do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã chia cắt quá trình nghiên cứu cơ bản với quá trình ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn. - Do mức độ rủi ro và các yêu cầu có tính chất điều kiện của quá trình nghiên cứu cơ bản quá cao làm cho nhiều quốc gia không thể thực hiện được các hoạt động nghiên cứu cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực cần thiết. - Do sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi các quốc gia đều phải tính toán xem đi theo con đường nào thì có hiệu quả hơn. - Do vòng đời của công nghệ trên một thị trường nhỏ ngày càng ngắn lại nên các chủ thể có công nghệ đều phải tìm cách chuyển giao nó sang các thị trường khác để kéo dài chu kỳ sống của nó một cách hợp lý, tạo thành các làn sóng công nghệ trên thị trường thế giới. Việc chuyển giao công nghệ có thể thực hiện được bằng nhiều con đường như thương mại quốc tế, phi thương mại, đầu tư quốc tế... Song ngày nay, đầu tư quốc tế là con đường phổ biến của chuyển giao công nghệ vì các ưu điểm nổi bật của nó là có thể tranh thủ được bí quyết kinh doanh, mạng lưới tiếp thị (marketing) quốc tế của các xí nghiệp đa quốc gia,... do đó có thể rút ngắn được quá trình phát triển công nghiệp. 1.1.3. Đặc điểm và tác động của việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI Đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện ở hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs (intra-firm networks) và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs (inter-firm networks). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước chủ nhà (nhất là các nước đang phát triển) ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Theo số liệu thống kê của Trung tâm TNCs của Liên Hợp Quốc (UNCTC) năm 1993 cho thấy, các chi nhánh của TNCs ở các nước đang phát triển nhận được khoảng 95% các hạng mục công nghệ trên từ các công ty mẹ của chúng (xem bảng 1.1) Bảng I.1. Chuyển giao công nghệ của TNCs cho các nước đang phát triển (*) Đơn vị: hạng mục Hạng mục công nghệ Đông Nam Mỹ Latinh á Các nước khác Tổng 1. Tiến bộ công nghệ 135 154 141 430 2. Sản phẩm công nghệ 150 158 152 460 3. C.nghệ thiết kế & XD 87 111 96 294 4. C.nghệ K.tra chất.L 135 105 131 371 5. Công nghệ quản lý 110 75 101 286 6. C.nghệ marketing 630 57 65 185 680 660 686 2.026 Tổng cộng Ghi chú: (*) Chỉ tính chuyển giao công nghệ của 221 chi nhánh TNCs. Nguồn: Small and Medium – Sized transnational corporation, UN, 1993, p.109. Nhìn chung, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước (technological imitation), cải biến (adaptation) hoặc nhái lại (copy) công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác, do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs. Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh của các TNCs tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Mức tăng trung bình hàng năm khoảng 300 hợp đồng chuyển giao công nghệ (inter-firm technology agreements) trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90 (xem biểu đồ I.2). Trong giai đoạn 1980-1996, các TNCs đã thực hiện khoảng 8.254 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó 100 TNCs lớn nhất thế giới chiếm bình quân khoảng35% (World Investment Report 1998, p.24). Ở các nước đang phát triển, các hợp đồng chuyển giao công nghệ tập trung nhiều vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, chiếm khoảng 37% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ. Số hợp đồng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này tăng nhanh, từ mức trung bình 74 hợp đồng giai đoạn 1980-1983 lên tới 284 hợp đồng giai đoạn 1992-1995 và đạt được 254 hợp đồng vào năm 1996. Tiếp theo là các ngành dược phẩm (28% năm 1996) và ô tô (khoảng 8% năm 1996). Biểu đồ I.2. Tốc độ tăng của các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh của các TNCs, giai đoạn 1980-1996 (số hợp đồng) Sè hîp ®ång 700 600 500 400 300 200 100 0 626 493 650 502 280 1980-83 1984-87 1988-91 1992-95 1996 Nguồn: MERIT/UNCTAD database, World Investerment Report 1998, p.23. Ở các nước đang phát triển, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng thu hút được nhiều nhất các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chiếm khoảng 27% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ trong các nước đang phát triển (giai đoạn1980-1996), tiếp theo là các lĩnh vực hoá chất (19%), vật liệu mới (9%), ô tô (9%), dược phẩm (5%). Trong số các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển, các TNCs của Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảg 2/5), tiếp theo là các TNCs của Châu Âu và Nhật Bản. Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của nước chủ nhà. Qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các TNCs chi phí cho hoạt động này thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số bán của chúng ở nước chủ nhà và khá cao so với tỷ lệ chi phí cho R&D/GDP ở nhiều nước. Theo điều tra của UN năm 1993, các chi nhánh của TNCs đã chiếm hơn 15% tổng chi phí R&D của các nước Ấn Độ, Hàn Quốc và Sinhgapore trong những năm năm 1970. Hơn nữa, đến năm 1993 đã có 55% các chi nhánh của các TNCs lớn và 45% các chi nhánh của các TNCs vừa và nhỏ thực hiện các hoạt động R&D ở các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây, xu hướng này còn tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triển Châu Á. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn các nhà quản lý của 218 TNCs Nhật Bản cho thấy, có 57% số người được hỏi thừa nhận đặc điểm này. Ở nước ta, qua điều tra của JETRO và AMTRAM năm 1996 về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng cho thấy tình trạng tương tự như vậy. (Nguồn: Đầu tư quốc tế – NXB Quốc gia Hà Nội 2001). Dù vậy, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài (nhất là trong các dự án liên doanh), các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được (learning by doing things) cách thiết kế, chế tạo,... công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành những công nghệ của mình. Đây là một trong những tác động tích cực quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với phát triển công nghệ ở nước chủ nhà, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do có các tác động tích cực trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà đã được tăng cường, vì thế nâng cao năng suất các thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng. Bên cạnh những tác động tích cực, chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài cũng đặt ra nhiều vấn đề cho nước chủ nhà, trong đó nổi bật là: công nghệ cũ (bãi thải công nghệ), công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển, gây ô nhiễm môi trường, giá cả đắt hơn giá thực tế,... Vấn đề tiếp nhận công nghệ cũ (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) luôn là mối quan tâm lớn của nước chủ nhà, đặc biệt là các nước đang phát triển. Một mặt, công nghệ cũ thường giá rẻ, sử dụng nhiều lao động và dễ sử dụng. Nhưng mặt khác các công nghệ này lại kém sức cạnh tranh, năng suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc chuyển giao công nghệ cũ phụ thuộc quan trọng vào sự lựa chọn của nước chủ nhà. Đã từ lâu, vấn đề chuyển giao công nghệ không phù hợp vào các nước đang phát triển đang là đề tài gây nhiều tranh luận trong giới kinh tế học phát triển. Nhiều quan điểm cho rằng, phần lớn công nghệ chuyển giao vào các nước đang phát triển qua con đường đầu tư nước ngoài là không phù hợp. Bởi vì các công nghệ này được sản xuất ở các nước phát triển (với các đặc điểm: tiết kiệm lao động, nhiều vốn, yêu cầu trình độ tay nghề cao, sử dụng nguồn nguyên liệu được chuẩn hoá...), trong khi các nước đang phát triển lại không đáp ứng được các yêu cầu này. Hơn nữa, sự khác biệt về điều kiện khí hậu (khô lạnh của các nước cung cấp công nghệ ở Phương Bắc – các nước phát triển và nóng ẩm của các nước nhận công nghệ ở Phương Nam – các nước đang phát triển) là yếu tố làm hao mòn nhanh chóng công nghệ và khó sử dụng (thiết kế) ở nước tiếp nhận công nghệ. Ngoài ra, khả năng hạn chế về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và phụ tùng thay thế ở các nước đang phát triển cũng là những khó khăn trong tiếp nhận công nghệ nước ngoài. Các đặc điểm này đã làm giảm hiệu quả sử dụng công nghệ. Do yêu cầu chặt chẽ trong các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ở các nước phát triển, các TNCs đã chuyển nhiều công nghệ gây ô nhiễm môi trường cao sang khai thác ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, các công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và khai thác tài nguyên. Vì thế mặc dù các chủ dự án đầu tư nước ngoài và các cơ quan hữu trách của nước chủ nhà đã tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng cũng không loại bỏ được tình trạng ô nhiễm môi trường nước chủ nhà. Đây là vấn đề khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Giá cả công nghệ cao hơn giá thực tế là hiện tượng phổ biến trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển. Do các nước này bị hạn chế về vốn, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đàm phán,... nên các TNCs thường ép và tính giá công nghệ cao hơn giá thị trường. Hiện tượng này biểu hiện rất rõ trong các dự án liên doanh. Trong nhiều trường hợp, giá cả công nghệ “phần cứng” bình thường nhưng “phần mềm” lại quá cao. Cách tính này làm tăng phần giá trị vốn góp của bên nước ngoài hoặc giảm phần lợi nhuận chịu thuế của họ. 1.1.4. Một số vấn đề cần chú ý khi tiếp nhận công nghệ qua các dự án FDI. 1.1.4.1. Các chuẩn bị cần thiết cho quá trình tiếp nhận công nghệ qua các dự án FDI. Ngay từ khi hình thành dự án FDI, các nhà đầu tư đã phải xác định các giải pháp về kỹ thuật công nghệ để thực hiện dự án. Sau đây là các công việc cơ bản trong khâu chuẩn bị tiếp nhận công nghệ. - Chuẩn bị cơ sở hạ tầng để tiếp nhận công nghệ mới - Tìm kiếm các nguồn công nghệ có khả năng đáp ứng và các Bên đối tác có tiềm năng. - Nghiên cứu đặc điểm của từng nguồn công nghệ và đối tác tương ứng. - So sánh các công nghệ khác nhau và lựa chọn “Công nghệ phù hợp nhất” đáp ứng tốt nhất yêu cầu của dự án. - Lựa chọn đối tác cung cấp công nghệ đó. - Hoạch định chiến lược đàm phán với đối tác 1.4.2. Đàm phán với đối tác và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong các dự án FDI, việc chuyển giao công nghệ nước ngoài thường xảy ra 1 trong 2 tình huống: Một là, Bên giao công nghệ đồng thời là đối tác tham gia liên doanh. Hai là, Bên giao công nghệ là Bên thứ ba không nằm trong liên doanh. Các kịch bản có thể diễn ra như sau: Thứ nhất, nếu Bên cung cấp công nghệ đồng thời là đối tác tham gia liên doanh thì việc chuyển giao công nghệ là một bộ phận không thể tách rời của dự án liên doanh. Giá trị công nghệ được tính như một bộ phận góp vốn và lợi nhuận được chia theo tỷ lệ này. Vì vậy, Bên nước ngoài thường kê cao giá của công nghệ, thiết bị mang vào góp vốn, đưa đến sự thiệt hại không chỉ trước mắt mà còn lâu dài đối với Bên tiếp nhận công nghệ. Thực tế đó, đòi hỏi Bên tiếp nhận công nghệ phải hết sức thận trọng, cần cân nhắc kỹ những điều khoản về chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, cần phải cụ thể hoá mức độ tiên tiến của công nghệ và tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị. Trong hợp đồng, tránh những cụm từ chung chung, dễ bị Bên nước ngoài lợi dụng dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, muốn sửa cũng gặp nhiều khó khăn. Kinh nghiệm cho thấy nếu đối tác tham gia liên doanh đồng thời là Bên giao công nghệ thì khi đàm phán để ký hợp đồng liên doanh, cần đàm phán và thoả thuận luôn những điều khoản về chuyển giao công nghệ. Trong thực tế, có nhiều liên doanh sau khi được cấp giấy phép đầu tư mới tiến hành đàm phán về chuyển giao công nghệ. Cách làm này gây không ít rắc rối cho các cơ quan có thẩm quyền, mà còn nảy sinh những bất đồng giữa các Bên đối tác, ảnh hưởng đến hoạt động chung của liên doanh sau này. Thứ hai, nếu quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện từ đối tác thứ ba (không nằm trong liên doanh), thì trong quá trình đàm phán nhất thiết phải có các chuyên gia về kỹ thuật chuyên ngành và giá cả tham gia. Để phục vụ cho đàm phán được tốt, cần phải có chuẩn bị kỹ càng trước khi ngồi vào đàm phán. Một vấn đề có tính nguyên tắc là không bao giờ ngồi vào đàm phán, khi ngay cả các chuyên gia chuyên ngành cũng chưa có đủ thông tin và những hiểu biết kỹ càng về công nghệ và thiết bị chuyển giao. Cần chú ý cụ thể hoá và giám sát tiến độ, địa điểm chuyển giao công nghệ vì thực tế đã có trường hợp Bên nước ngoài nhận công nghệ mới đưa về công ty họ ở nước ngoài và chuyển thiết bị cũ từ công ty của họ góp vào liên doanh ở Việt Nam. Sau khi đàm phán với đối tác xong thì 1 Bên phải soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ, coi như một bộ phận của hồ sơ dự án. Hợp đồng chuyển giao phải được soạn thảo đúng luật để tránh những phiền toái về sau. Hợp đồng phải được cả hai bên ký theo đúng thông lệ quốc tế. Các nội dung cần được đàm phán là: Mục tiêu của chuyển giao công nghệ, phạm vị sử dụng công nghệ và bán sản phẩm, các nhiệm vụ của Bên giao và Bên nhận, các vấn đề được chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật ban đầu, tiến độ chuyển giao, phí chuyển giao và cách tính, điều kiện bảo đảm, bảo hành, phương thức kiểm tra, chia sẻ rủi ro. 1.4.3. Phê duyệt và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới dạng góp vốn bằng chuyển giao được các Bên ký kết trong quá trình chuẩn bị đầu tư liên doanh, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt (sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) đồng thời với việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. Như vậy, đối với các dự án có vốn FDI, khi thành lập doanh nghiệp, việc chuẩn y Hợp đồng chuyển giao công nghệ do: - Hoặc là Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. - Hoặc là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trực tiếp phê duyệt. Trong đầu tư quốc tế, Hợp đồng chuyển giao công nghệ là một bộ phận của hồ sơ dự án, nên quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện đồng thời với quá trình triển khai dự án FDI. Trong giai đoạn này, các thoả thuận đã được chính thức hoá bằng hợp đồng chuyển giao công nghệ, vì thế, nhiệm vụ của Bên tiếp nhận là phải kiểm tra, đánh giá thật kỹ các thiết bị và dây chuyền công nghệ đưa vào thực hiện dự án. Điều cần lưu ý, việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không chỉ diễn ra và kết thúc trong quá trình triển khai thực hiện dự án mà nó vẫn còn tiếp tục trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Trong giai đoạn này, Bên tiếp nhận cần phải đánh giá được kết quả và hiệu quả của chuyển giao công nghệ. Đó là việc đánh giá sự phát triển năng lực công nghệ của Bên nhận đã đạt được ở mức độ nào? Đánh giá việc đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu cho chuyển giao công nghệ và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ ấy. 1.1.5. Kinh nghiệm du nhập và tiếp thu công nghệ qua các dự án FDI của Hàn Quốc (Chỉ phân tích trong giai đoạn đầu những năm 60 đến cuối những năm 80 vì giai đoạn này đã đủ cho thấy các kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình công nghiệp hoá. Do đó ở đây không đề cập tình hình sau thời gian nói trên). Mặc dù Đầu tư trực tiếp nước ngoài bị chính phủ Hàn Quốc kiểm soát ngặt nghèo và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư (2% thời kỳ 1976-1987) nhưng nó đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ vào nước này. Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển từ thập kỷ 60, khi các nước đang phát triển nói chung rất cảnh giác đối với các công ty đa quốc gia. Là nước có ý thức dân tộc rất mạnh mẽ, Hàn Quốc cũng có khuynh hướng cảnh giác với sự chi phối của nước ngoài. Năm 1962 là năm Hàn Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, và cũng là năm họ bắt đầu đưa công nghệ nước ngoài vào nước mình. Nhưng từ đó cho đến khoảng năm 1980, họ đã thi hành chính sách du nhập công nghệ mà đặc điểm là tránh sự chi phối của các xí nghiệp nước ngoài. Chính sách đó có hai nội dung chính. Một là, cố gắng hết sức để đưa kỹ thuật công nghệ vào Hàn Quốc bằng hình thức ký các hợp đồng nhập khẩu công nghệ, bằng sáng chế kỹ thuật, tránh đầu tư trực tiếp. Hai là, trong trường hợp phải du nhập công nghệ bằng hình thức đầu tư trực tiếp, họ hạn chế tỷ lệ góp vốn của xí nghiệp nước ngoài dưới mức 49%. Vào thời kỳ cuối những năm 1970, nền kinh tế Hàn Quốc phải cạnh tranh với các nước đang phát triển châu Á khác về các hàng công nghiệp cần nhiều lao động. Ngoài ra, yêu cầu phát triển kinh tế của Hàn Quốc cũng đòi hỏi phải phát triển khoa học kỹ thuật. Quá trình phát triển này cần nhiều đến kỹ thuật và đầu tư của nước ngoài hơn là các món nợ. Các công ty xuyên quốc gia có thể cung cấp kỹ thuật, ngoại tệ và các kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và hơn thế nữa là sự tiếp cận với thị trường quốc tế. Để thực hiện được mục đích này, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua một chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp đã được FCIA (Đạo luật khuyến khích đầu tư của nước ngoài) tăng cường vào năm 1981. Các điều khoản nói chung đã loại bỏ hầu hết những hạn chế khắc nghiệt đối với đầu tư nước ngoài: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép tham gia vào khoảng một nửa trong số các ngành công nghiệp quốc gia. Khu vực chế biến (chế tạo) chiếm khoảng 75% các ngành công nghiệp được phép đầu tư. - Các ngành khác được nhà nước coi là “ưu tiên” khuyến khích đầu tư thì tài sản của người nước ngoài được phép lên đến 100%, các ngành khác sẽ là 50%. - Những công ty nước ngoài tuân thủ FCIA, sẽ được đảm bảo chuyển toàn bộ vốn gốc và lợi nhuận về nước. Những hướng dẫn về đầu tư này phản ánh tiêu chuẩn lợi ích của quốc gia: đầu tư chỉ được chấp nhận nếu như nó củng cố lợi ích của Hàn Quốc trong lĩnh vực thu ngoại hối hay chuyển giao kỹ thuật. Như vậy là cho đến thập kỷ 70, Hàn Quốc còn rất cảnh giác đối với sự chi phối của công ty nước ngoài, nhưng kết quả thực tế mà họ thu được qua đầu tư trực tiếp không phải là nhỏ, mà ngược lại trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế còn khó khăn trong tích luỹ vốn kinh doanh, đầu tư trực tiếp còn nhiều hơn các hợp đồng nhập khẩu bằng sáng chế kỹ thuật. Đầu tư trực tiếp nước ngoài khởi đầu việc sản xuất trên nhiều dây chuyền làm hàng xuất khẩu phát triển nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy các công ty trong nước luôn lấy các công ty xuyên quốc gia làm hình mẫu cho mình. Một số công ty nước ngoài lãnh trách nhiệm đào tạo chuyên sâu cho kỹ sư và nhà quản lý, cũng như chuyển giao kỹ năng và bí quyết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc quan trọng nhất trong việc mở ra thị trường xuất khẩu cho Hàn Quốc và các nước con hổ châu Á khác. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng các kỹ sư trong nước được đào tạo bởi các nhà đầu tư nước ngoài đã được công ty mẹ lập công ty riêng cho họ (thường là công ty con này cung cấp các bộ phận hoặc một số dạng dịch vụ kỹ thuật), do đó tạo ra mối liên hệ ngược chiều cần thiết. Đưa công nghệ nước ngoài vào nhưng không có khả năng tiếp thu nó một cách có hiệu quả thì cũng không có tác dụng trong việc phát triển kinh tế. Cũng không ngoa nếu nói rằng Hàn Quốc thành công được trong việc phát triển kinh tế là vì họ đã thu hút được công nghệ của nước ngoài, đồng thời đã không ngừng nâng cao được khả năng tiếp thu (absorptive capacity) công nghệ, hoàn chỉnh môi trường để cho công nghệ đó phát huy có hiệu quả. Điều này phản ánh qua nỗ lực nghiên cứu và triển khai (R&D) chính phủ và những cố gắng nghiên cứu và triển khai của các xí nghiệp. Hoạt động nghiên cứu và triển khai của Hàn Quốc có những đặc diểm như sau: a) Từ thập kỷ 70 đến 80, chi cho hoạt động nghiên cứu và triển khai tăng vọt. Năm 1970, mức chi tiêu là 10.5 tỉ Won nhưng đến năm 1975 là 42,7 tỉ Won, năm 1980 là 211,7 tỉ Won. Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai chiếm trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) nửa đầu thập kỷ 70 chỉ có 0.3%, nhưng nửa cuối thập kỷ này tăng lên 0.6%, nửa đầu thập kỷ 80 tăng lên 1% và nửa cuối thập kỷ 80 đạt 2% (năm 1987 đạt 1,9%). Đây là do từ cuối thập kỷ 70, Hàn Quốc chủ trương thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng phát triển những lĩnh vực tập trung nhiều công nghệ mà trọng tâm là công nghiệp chế tạo máy. Đi đôi với tự do nhập khẩu công nghệ như đã thấy ở trên, họ đã tăng cường thể chế tiếp thu công nghệ và phát triển công nghệ mới ở ngay trong nước. b) Cho đến thập kỷ 70 chính phủ còn giữ vai trò chủ đạo, nhưng bước sang thập kỷ 80, xí nghiệp tư nhân có vai trò lớn hơn trong hoạt động nghiên cứu và triển khai. Đặc biệt từ năm 1983, vai trò của tư nhân tăng lên rõ rệt. Trong tổng kim ngạch chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai năm 1965, phần chính phủ chiếm 90% nhưng tỷ lệ này dần giảm đi. Năm 1980 xuống còn 50%, năm 1985 chỉ còn khoảng 20%. Nội dung của hoạt động nghiên cứu và triển khai của chính phủ là gì? Từ cuối thập kỷ 70, chính phủ đã thiết lập một loạt các cơ quan nhằm hoàn thiện cơ sở cho việc du nhập, khai thác và phổ biến công nghệ. Viện khoa học kỹ thuật, Trung tâm thông tin khoa học – kỹ thuật, Cơ quan phát triển công nghệ quốc gia... đã ra đời trong thời kỳ này. Vào nửa cuối thập kỷ 70, nhiều viện nghiên cứu nhà nước đã được thành lập như Viện nghiên cứu về quy cách, Viện nghiên cứu khoa học – công nghệ cao cấp, Viện nghiên cứu về các ngành công nghiệp điện tử, hoá chất... Sau thập kỷ 80, khi nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động nghiên cứu và triển khai được chuyển cho các xí nghiệp tư nhân thì vai trò của chính phủ chủ yếu là tổ chức và điều hành các công trình tầm cỡ quốc gia (international project) nhằm thúc đẩy phát triển các công nghệ mũi nhọn, chú trọng áp dụng chế độ thuế ưu đãi đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai của tư nhân. Để tiếp thu có hiệu quả công nghệ nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc không chỉ dựa vào hoạt động nghiên cứu và triển khai mà còn tập trung nâng cao trình độ giáo dục cho toàn dân. Tỷ trọng dành cho giáo dục chiếm trong ngân sách của chính phủ cuối thập kỷ 50 là 9-10%, nửa đầu thập kỷ 60 là 1516%, nửa cuối thập kỷ 60 là 17-18%, đầu thập kỷ 80 đạt mức 19-21%. Kết quả là giáo dục được phổ biến nhanh chóng ở Hàn Quốc. Tỷ lệ thanh thiếu niên học các trường cao đẳng (cấp III) năm 1965 mới có 34% thì đến năm 1975 tăng lên 56% và đến năm 1984 tăng vọt lên 91%. Tỷ lệ thanh niên học tại các trường đại học cùng thời gian này là 6%, 10% và 26% và như vậy, họ đã nhanh chóng tiến sát trình độ Nhật Bản là 29%. Do đó, chất lượng lao động của Hàn Quốc được nâng cao với tốc độ nhanh và đương nhiên họ đã thành công trong việc nâng cao khả năng tiếp thu và phát triển công nghệ. Tiếp theo đây chúng ta hãy nghiên cứu khả năng tiếp thu công nghệ trong từng xí nghiệp và chiến lược đuổi bắt công nghệ của Hàn Quốc. Để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, các xí nghiệp Hàn Quốc hết sức tranh thủ thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài, và ngay từ đầu từng xí nghiệp đã cố gắng để một ngày nào đó tự mình có thể đứng vững được. Trong trường hợp nhận đầu tư trực tiếp, tuy là liên doanh với các xí nghiệp nước ngoài, nhưng ngay từ đầu, họ đã có ý thức cao trong việc tham gia tích cực vào việc kinh doanh của xí nghiệp liên doanh, họ quán triệt phương châm chỉ dựa vào nước ngoài phần việc mà mình chưa thể làm nổi. Có thể nêu ra ví dụ sau đây: Ví dụ về ngành tơ sợi tổng hợp đưa công nghệ vào thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy có một số xí nghiệp của ngành này đã du nhập công nghệ thông qua hợp đồng nhập khẩu bằng sáng chế kỹ thuật nhưng đối với Hàn Quốc, ngành tơ sợi là một ngành mà vai trò của đầu tư trực tiếp tương đối quan trọng. Điều đáng chú ý là hầu hết các xí nghiệp sợi tổng hợp cuả Hàn Quốc đều liên doanh với xí nghiệp Nhật, nhưng xí nghiệp nào của Hàn Quốc cũng tìm cách cố gắng để đuổi kịp Nhật Bản. Một đặc điểm đáng nói là trong trong một thời gian ngắn họ đã cố gắng tự mình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những công nghệ nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu. Từ khi thành lập xí nghiệp liên doanh, họ đã muốn xác lập quyền chủ đạo về kinh doanh, đồng thời hạn chế ở mức tối thiểu số cán bộ kỹ thuật và quản lý người nước ngoài. Và họ từng bước cố gắng đẻ người Hàn Quốc thay thế vào vị trí của người nước ngoài. Chúng ta hãy xem trường hợp của Kolon – một xí nghiệp liên doanh quan trọng trong ngành tơ sợi tổng hợp của Hàn Quốc. Cán bộ kỹ thuật người nước ngoài của Kolon dần dần giảm đi và cuối cùng toàn bộ cán bộ kỹ thuật người Hàn Quốc đã điều hành được nhà máy. Đến năm 1985, khi mở rộng nhà máy, cán bộ kỹ thuật của Kolon đã tự mình làm toàn bộ công việc kể cả việc thiết kế cơ bản. Bảng 1.2 đã chứng minh điều đó. Năm 1963, khi xây dựng dây chuyền sản xuất số 1 của nhà máy Taegu, Kolon đã hoàn toàn nhờ cán bộ kỹ thuật nước ngoài thiết kế cơ bản và thiết kế chi tiết. Thêm vào đó, công việc xây dựng nhà máy cũng như vận hành thử phải nhờ khá nhiều cán bộ kỹ thuật nước ngoài. Nhưng đến lần mở rộng nhà máy sau đó, mức độ tham gia của người Hàn Quốc tăng lên. Khi xây dựng dây chuyền sản xuất số 3 của nhà máy Gumi thì các công việc từ thiết kế đến cải tạo nhà máy đều do người Hàn Quốc đảm nhiệm. (Xem hình 1.2). Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, để từng bước mở rộng chất và lượng các công nghệ có thể hấp thụ được, phải không ngừng nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ. Khả năng tiếp thu công nghệ được hình thành nhờ những cố gắng về giáo dục và đào tạo và các hoạt động nghiên cứu và triển khai ngay ở trong nước. Bên cạnh đó cán bộ trong các liên doanh cần phải có ý thức tự chủ, không ngừng tranh thủ học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để một ngày nào đó tự mình có thể đứng vững được. B¶ng 1.3 Nç lùc tù chñ ho¸ c«ng nghÖ s¶n xuÊt nilon cña Hµn Quèc: tr­êng hîp c«ng ty Kolon (Tû lÖ ng­êi Hµn Quèc trong tõng giai ®o¹n, %) ChØ tiªu D©y chuyÒn D©y chuyÒn D©y chuyÒn D©y chuyÒn SX sè 1 (Nhµ SX sè 1, 2 (Nhµ SX sè 3 (Nhµ SX sè 3 (Nhµ m¸y Taegu) m¸y Gumi) m¸y Taegu) m¸y Gumi) N¨m thiÕt kÕ 1963 1969-1970 1973 1985 Kh¶ n¨ng s¶n xuÊt 2.5 30 5.4 30 (tÊn/ngµy) ThiÕt kÕ c¬ b¶n 0(2) 50(4) 50 100 ThiÕt kÕ chi tiÕt 0(5) 67 67 100 Thi c«ng nhµ m¸y 43(12) 75 75 100 Ch¹y thö 58(26) 83 83 100 B¾t ®Çu s¶n xuÊt 58(26) 83 83 100 C«ng viÖc tu söa 88(17) 88 88 100 Sè trong ngoÆc lµ toµn bé sè ng­êi trong c¸c c«ng ®o¹n (kÓ c¶ ng­êi Hµn Quèc vµ ng­êi n­íc ngoµi). Nguån: TrÇn V¨n Thä (1992, ch­¬ng 4, dùa theo t­ liÖu trong Enos and Park (1988). 1.2. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ. 1.2.1. Sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ. Chuyển giao công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đang có nhu cầu tiếp nhận công nghệ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng vấn đề đặt ra là không phải cứ tiếp nhận công nghệ là được mà còn phải lựa chọn công nghệ như thế nào. Đây là vấn đề mà toàn thế giới hiện nay đang bàn tới một cách sôi động. Có nhiều ý kiến cho rằng các nước đang phát triển và chậm phát triển nên sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại dựa vào trình độ sẵn có của các nước phát triển mà thực hiện việc công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên trong một thời gian thực tế sử dụng và hoạt động nhiều người bắt đầu nhận ra rằng công nghệ hiện đại tự nó không giải quyết được vấn đề kém phát triển của các quốc gia. Một số công nghệ hiện đại đã tỏ ra không có hiệu quả và không thích hợp, từ đó có nhiều xu hướng muốn tìm ra các giải pháp trung gian giữa công nghệ mới và cũ, hiện đại và thô sơ. Từ đó xuất hiện các thuật ngữ như: “Công nghệ phù hợp”, “Công nghệ trung gian”... Mọi người mong muốn rằng chúng là những giải pháp chung cho mọi nhu cầu công nghệ. Sự phù hợp với quá trình phát triển, trình độ kinh tế – xã hội, năng lực công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật của từng nước. Ta biết rằng công nghệ: máy móc, thiết bị là sản phẩm, là kết quả của tri thức khoa học. Nhập công nghệ không chỉ đơn thuần là nhập máy móc một cách thụ động nhằm tiêu dùng sản phẩm của người khác mà không có khả năng sáng tạo. Do vậy tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể thực tế mà tự lựa chọn những công nghệ phù hợp sao cho có hiệu quả sử dụng một cách tốt nhất để có một cơ sở khoa học cho việc lựa chọn công nghệ phù hợp. Chúng ta có thể xem xét một số lý thuyết lựa chọn công nghệ. 1.2.2. Mô hình lý thuyết lựa chọn công nghệ 1.2.2.1. Mô hình 1: Công nghệ sử dụng nhiều lao động – ít vốn. Xét hàm sản xuất Y = f(K,L,R,R1) Từ hàm sản xuất ta thấy: với mọi sự kết hợp của các biến số sẽ cho ta các kết quả khác nhau Y. Với mô hình này ta giả định rằng các yếu tố khác không đổi mà chỉ hai yếu tố (biến số) V và L thay đổi vì nó chiếm tỉ lệ lớn trong giá thành của sản phẩm. Y là đường sản phẩm T1:T2 là hai công nghệ OK biểu thị vốn, OL biểu thị lao động ad và cb là giới hạn chi phí của hai công nghệ T 1 và T2 (v1: l1) tạo sản phẩm O1, (v1: l2) tạo sản phẩm O2 Hình 1.3. Công nghệ sử dụng nhiều lao động - ít vốn T1 K a T2 c v1 V: Vốn lao động v2 L: Lao động O1 Y1 O2 Y2 R: Lãi suất R1: Giá đất O l2 d b L l1 Nguồn: Chính sách công nghiệp trong các nền kinh tế thị trường phát triển, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 1994. Giả định: chất lượng lao động là thuần nhất và không có sự tác động của các yếu tố phi kinh tế qua sơ đồ, đồ thị hàm giới hạn khả năng sản xuất ta thấy với mỗi sự kết hợp (v1: l1) (v2: l2) chỉ tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định:Y 1. Sự kết hợp giữa (v1: l1) sử dụng công nghệ nhiều vốn ít lao động điều này đòi hỏi cho việc chi phí công nghệ là rất lớn bởi vì công nghệ này cho phép sử dụng ít lao động nhưng vẫn tạo ra được một khối lượng sản phẩm nhất định. 2. Sự kết hợp giữa (v2: l2) là sử dụng công nghệ nhiều lao động ít vốn, điều này làm cho chi phí ban đầu cần ít vốn. Tránh được sự mạo hiểm đối với các quốc gia nghèo. 3. Ta thấy rằng đường chi phí của 2 công nghệ T1 và T2 tương ứng với hai đường ad và cb, độ dốc của ad > độ dốc của cb khi đường chi phí càng sát với trục tung (tức là hình chữ L) thì chi phí càng lớn, T1> T2.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng