Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện tuy an, tỉnh phú yên từ năm 2000 đến năm 20...

Tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện tuy an, tỉnh phú yên từ năm 2000 đến năm 2020

.PDF
118
1
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ TẤN THUẦN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ BÌNH ĐỊNH - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ TẤN THUẦN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 8229013 Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn cụ thể trong luận văn. Tác giả Võ Tấn Thuần LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hương, là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian viết luận văn. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Cô giúp em hoàn thành tốt hơn luận văn của mình, giúp em nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi em gặp khó khăn. Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Tuy An, cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, cán bộ Văn phòng Huyện ủy, cán bộ Văn phòng UBND huyện, phòng Văn hóa thông tin huyện, Chi cục Thống kê huyện, UBND các xã, thị trấn cũng như bạn bè và đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, không thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và người thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết, không sao tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy, cô và ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… 1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………… 1 2. Tổng quan tình hình nguyên cứu vấn đề ………………….……………… 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………..………………… 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………….………….. 5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ……………………….……. . 5 6. Đóng góp của luận văn ……………………………………………… 6 7. Kết cấu của luận văn ………………………………………………………7 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUY AN TRƯỚC NĂM 2000 ………………………………………... 9 1.1. Một số vấn đề chung về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo …….. 9 1.1.1.Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo ……. 9 1.1.2. Nội dung xóa đói giảm nghèo ………………………………… 15 1.2. Khái quát về huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên…………………………… 19 1.2.1. Địa giới hành chính và tên gọi …………………………….….. 19 1.2.2. Điều kiện tự nhiên …………………………………………….. 21 1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội …………………………………….. 24 1.2.4. Truyền thống văn hóa - lịch sử ……………………………….. 29 1.3. Công tác xóa đói giảm nghèo huyện Tuy An trước năm 2000 ….. 31 1.3.1. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến năm 1985 ……………………… 31 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1999 …………………………….. 32 Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………. 34 Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2020 …………………………………………………….. 36 2.1. Chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, tỉnh Phú Yên và huyện Tuy An về công tác xóa đói giảm nghèo (2000-2020) ……… 36 2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ……………… 36 2.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Yên …………... 40 2.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ huyện Tuy An …………. 42 2.2. Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo (2000-2020) ……………………………………………….….. 43 2.2.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo ………………………………………………………….. 44 2.2.2. Thực hiện huy động nguồn vốn cho xóa đói giảm nghèo ….... 45 2.2.3. Thực hiện giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động ... 46 2.2.4. Thực hiện chính sách xã hội đối với hộ đói nghèo ………..… 47 2.2.5. Thực hiện nhân rộng dự án mô hình giảm nghèo …………… 52 2.2.6. Thực hiện Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo…..…… 54 2.3. Kết quả xoá đói giảm nghèo ở huyện Tuy An (2000-2020) …….... 56 2.3.1. Kết quả xóa đói giảm nghèo toàn huyện …………………….. 56 2.3.2. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở các xã trong huyện Tuy An ….. 57 2.3.3. Hạn chế ………………………………………………….…….. 62 Tiểu kết chương 2 …………………………………………….……….. 63 Chương 3. NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2020 …………………………………………………… .. 65 3.1. Đặc điểm của công cuộc xóa đói giảm nghèo huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 - 2020 ………………………………..…… 65 3.1.1. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An (2000 - 2020) đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để xóa đói giảm nghèo ………………………………………….……………………… 65 3.1.2. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An (2000 - 2020) là một cuộc vận động lớn, huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện ………………………………………………………….. 70 3.1.3. Kết quả xóa đói giảm nghèo của huyện Tuy An (2000 - 2020) đã thu hẹp tình trạng đói nghèo ở huyện, góp phần giảm nghèo bền vững ….. 73 3.2. Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo đến sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa huyện Tuy An giai đoạn 2000 - 2020 ……….…76 3.2.1. Tác động về kinh tế ………………………………………………… 76 3.2.2. Tác động về xã hội ……………………..………………………… 84 3.2.3. Tác động về văn hóa ………………………………………………. 87 Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………….. 89 KẾT LUẬN …………………………………………….………………… 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo hiểm y tế BHYT Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH - HĐH Đơn vị tính Đvt Khoa học - Kỹ thuật KH - KT Lao động - Thương binh và Xã hội Lao động - TB&XH Nhà xuất bản Nxb Phổ cập giáo dục PCGD Trung học cơ sở THCS Tiểu thủ công nghiệp TTCN Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN Xóa đói giảm nghèo XĐGN DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Dân số huyện Tuy An từ năm 2004 - 2018 25 1.2 Cơ cấu dân số Tuy An từ 2004 đến 2018 26 2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tuy An 44 giai đoạn 2000 - 2020 2.2 Vận động xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo 46 2.3 Bảng thống kê hộ nghèo huyện Tuy An từ 56 năm 2000 đến năm 2020 2.4 Bảng tổng hợp hộ nghèo các xã từ năm 58, 59, 60 2000 đến năm 2020 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào thời đại công nghệ 4.0, kỷ nguyên của sự phát triển dựa trên cơ sở công nghệ thông tin và đi vào nền kinh tế tri thức, nhiều quốc gia đang trên đà phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khổ cũng đang là thách thức lớn ở nhiều quốc gia. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) trở thành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu hiện nay. Ở Việt Nam xóa đói giảm nghèo vẫn đang là vấn đề về kinh tế - xã hội rất cấp thiết. Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong thế kỉ XX. Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, nền kinh tế trở nên kiệt quệ, sản xuất nông nghiệp lạc hậu đình đốn, sản xuất công nghiệp nhỏ bé, manh mún chưa phát triển. Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đồng thời phát triển kinh tế và ổn định xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành thực hiện các chủ trương, chính sách khôi phục và phát triển đất nước, trong đó có chính sách XĐGN bền vững, toàn diện. XĐGN luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định mục tiêu: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội yêu cầu tập trung thực hiện “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo” [10, tr.34-299]. Huyện Tuy An nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên. Phía Bắc giáp Thị xã Sông Cầu, phía Nam giáp Thành phố Tuy Hòa, phía Đông giáp biển Đông. 2 Diện tích tự nhiên của huyện Tuy An là 40759 ha; Dân số năm 2020 là 123333 người [45, tr.65]; Đơn vị hành chính cấp xã: 15 đơn vị, gồm 01 thị trấn và 14 xã. Phần lớn dân số làm nghề nông, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững, Đảng bộ và chính quyền huyện Tuy An đã vận dụng vào thực tiễn địa phương, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo toàn diện. Năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tuy An là 17,4% [4], cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh Phú Yên (tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh Phú Yên là 16,5%) [15, tr.20]. Do vậy, công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tuy An. Vậy từ năm 2000 đến năm 2020, các cấp chính quyền địa phương đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách như thế nào nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tuy An? Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An đã và đang thực hiện như thế nào? Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện có tác động như thế nào đến đời sống của nông dân nói riêng và nhân dân toàn huyện nói chung? Những vấn đề nêu trên đã và đang đặt ra yêu cầu cần phải tìm hiểu để từ đó có những định hướng tốt cho công tác xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện, bền vững. Quá trình XĐGN ở huyện Tuy An từ 2000-2020 đã được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở nghiên cứu về XĐGN của huyện Tuy An giai đoạn 2000-2020 có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác XĐGN trong giai đoạn tiếp theo. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 3 2020” làm đề tài nghiên cứu và viết Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam Tác giả Nguyễn Đình Tấn với bài viết “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề xóa đói, giảm nghèo (năm 2005) trong Tạp chí Lịch sử Đảng, bài viết làm rõ quá trình nhận thức của Đảng về xóa đói giảm nghèo trong quá trình đổi mới ngày càng hoàn thiện và sát với thực tế . Tác giả Hồ Tố Lương với công trình “Đảng lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới” (năm 2009) đã hệ thống chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Tác giả Nguyễn Thị Hoa trong cuốn “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015” (năm 2010) đã giới thiệu hệ thống những chính sách hiện hành đang áp dụng ở Việt Nam. Tác giả Lê Quốc Lý với cuốn sách “Chính sách xóa đói giảm nghèo – Thực trạng và giải pháp” (năm 2012) đã đánh giá một cách khách quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010, đồng thì tác giả cũng nêu ra những định hướng, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Tác giả Đinh Xuân Lý với cuốn sách “ Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986 -2011)” (năm 2011) đã hệ thống các chính sách xã hội trong đó có chính sách XĐGN ở Việt Nam. 2.2. Những nghiên cứu liên quan đến huyện Tuy An và XĐGN ở huyện Tuy An Cuốn “Lịch sử Đảng Bộ huyện Tuy An (1996 - 2010)” xuất bản năm 2014, dựng lại bức tranh lịch sử, tổng kết những thành tựu về kinh tế, xã hội của huyện Tuy An. Cuốn sách đánh giá tổng quát của nhiệm kỳ trước và đề ra 4 phương hướng nhiệm vụ của nhiệm kỳ sau, giúp tác giả có một số tư liệu về công tác xóa đói giảm nghèo. Hệ thống niên giám thống kê huyện Tuy An từ năm 1999-2020 do Chi cục thống kê huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phát hành, đã thống kê những chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội; về dân số, lao động, việc làm; quy hoạch sử dụng đất; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện từ năm 1999 đến năm 2020. Cuốn “Địa chí Tuy An” của PGS.TS Nguyễn Văn Thưởng (Chủ biên), xuất bản năm 2021 đã khái quát về vị trí địa lí, hành chính, lịch sử, văn hóa và xã hội của huyện Tuy An. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế hàng năm của Huyện ủy, UBND huyện Tuy An từ 2000 –2020. Các công trình nghiên cứu trên, có đề cập đến công tác xóa đói giảm nghèo huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhưng mới dừng lại ở góc độ tiếp cận khác nhau, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về qua trình xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020 một cách hệ thống, toàn diện, chưa đi sâu nghiên cứu có hệ thống về công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Tuy An. Tuy nhiên, tất cả những nguồn tư liệu nêu trên là cơ sở để chúng tôi lựa chọn, kế thừa và phát triển thêm nhằm hoàn thành nội dung đề tài nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về quy mô, đề tài nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo huyện Tuy An trên các mặt: chính sách hỗ trợ người nghèo giai đoạn 2000 – 2020, về thực hiện và nhân rộng dự án mô hình giảm nghèo, về thực hiện Dự án hỗ trợ 5 nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: Đề tài chủ yếu tìm hiểu công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020. Đây là thời kỳ thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo”. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ thành tựu, hạn chế và rút ra một số nhận xét về công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2020. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề chung về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. - Làm rõ thực trạng và diễn biến công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2020. - Rút ra một số nhận xét về công tác XĐGN ở huyện Tuy An giai đoạn 2000-2020. - Làm rõ tác động của công cuộc XĐGN đến kinh tế, xã hội, văn hóa ở huyện Tuy An. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành nội dung luận văn, tôi tiếp cận và sử dụng các nguồn tư liệu như: - Các công trình chuyên khảo nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo đã được công bố. 6 - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước chủ trương xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2020. - Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Phú Yên và Đảng bộ huyện Tuy An về công tác xã hội, trong đó có đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo. - Báo cáo hàng năm của Sở Lao động - TB&XH tỉnh Phú Yên có số liệu của huyện Tuy An từ năm 2000 đến năm 2020. - Báo cáo hàng năm của UBND huyện, phòng Lao động - TB&XH huyện Tuy An từ năm 2000 đến năm 2020. Ngoài ra, tác giả còn thu thập nguồn tư liệu thông qua hoạt động khảo sát, điền dã, tiếp xúc nhân chứng để có những nhận xét, đối chiếu, đánh giá chân thực về công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An từ 2000 đến năm 2020. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử. Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử; phương pháp lôgic; phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát điền dã thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm sáng tỏ những kết quả trong công tác xóa đói giảm nghèo huyện Tuy An trên các lĩnh vực thực hiện các chính sách hỗ trợ ngời nghèo, thực hiện các mô hình giảm nghèo trong giai đoạn 2000 đến 2020. Bên cạnh đó cũng làm rõ những hạn chế trong quá trình thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Tuy An. - Rút ra một số đặc điểm của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An trong giai đoạn 2000 - 2020. - Phân tích những tác động của công cuộc xóa đói giảm nghèo huyện Tuy An đến sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong thời kỳ này. 7 - Luận văn góp phần cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo bền vững trong thời gian tới của huyện Tuy An. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được cơ cấu thành ba chương: Chương 1. Khái quát về huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An trước năm 2000. Chương 2. Quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2020. Chương 3. Nhận xét công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến năm 2020 8 Nguồn: Địa chí Tuy An [52, tr.25]. 9 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUY AN TRƯỚC NĂM 2000 1.1. Một số vấn đề chung về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo 1.1.1. Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo 1.1.1.1. Quan niệm về nghèo đói trên thế giới Quan niệm về xoá đói giảm nghèo từ trước đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau của các học giả, các nhà khoa học, dưới những góc độ khác nhau. Chỉ tính riêng trong từ điển tiếng Việt năm 1994 đã có 18 định nghĩa về nghèo và các từ đồng nghĩa với nghèo. Khái niệm nghèo đói được dùng nhiều nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói do Ủy ban kinh tế và xã hội của Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc - Thái Lan. Khái niệm: Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương [2]. Đây là một trong những khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (định lượng) được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất của khái niệm này đã chỉ ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản thì họ chính là những người nghèo. Một khái niệm mở như vậy sẽ dễ dàng được các tổ chức và các quốc gia chấp nhận. Theo sự phát triển của 10 xã hội, thì khái niệm này sẽ được mở rộng hơn nhất là khi nhu cầu cơ bản của con người được mở rộng theo thời gian. Cũng từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực tế về vấn đề nghèo đói, người ta đã đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu. Khái niệm này đề cập đến đó là của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa thiết yếu khác, do đó nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói. Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/ hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được. Ở đây sự thiếu hụt này được dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu nhập bình quân của một vùng hoặc một khu dân cư, tuỳ vào cách nhìn nhận mà mỗi quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, nhưng cũng có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân. Để so sánh sự nghèo đói giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng khái niệm nghèo tuyệt đối. Cách chọn khái niệm tùy theo mục đích mà mỗi quốc gia hoặc địa phương theo đuổi. Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên vẫn còn một số hạn chế và không hoàn toàn đầy đủ. Ở khái niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Còn ở khái niệm nghèo tương đối, không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế xã hội, do đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu. 11 Ngoài hai khái niệm chung về nghèo đói, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ta thường gặp một số khái niệm khác chỉ những khía cạnh của nghèo đói như: Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói một cách khác đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo. Nghèo đói kinh niên: Là bộ phận dân cư nghèo đói liên tiếp nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. Nghèo đói cấp tính: Là một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh…, tại thời điểm đang xét. Vùng nghèo: Là nơi có tỷ lệ nghèo cao hơn và mức thu nhập thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước, trong cùng một thời điểm. Quốc gia nghèo: Là một đất nước có bình quân thu nhập rất thấp, nguồn lực (tài nguyên) cực kỳ hạn hẹp (về vật chất, lao động, tài chính) cơ sở hạ tầng môi trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khái niệm khác nhau về nghèo như: Nghèo thời gian, nghèo không gian, nghèo tài nguyên, nghèo lao động, nghèo giới…Tất cả chỉ là xác định rõ hơn đặc điểm, mức độ, nguyên nhân của các đối tượng nghèo và từ đó sẽ có những biện pháp thích hợp cho từng đối tượng nghèo khác nhau. * Những cách nhìn nhận về đói nghèo Qua thời gian thì cách nhìn nhận về đói nghèo ngày càng được mở rộng đa dạng, phong phú và đầy đủ hơn. Nhưng thực tế thì vẫn chưa có một sự thống nhất tuyệt đối trong quan niệm về đói nghèo. Bởi vì bản thân quan niệm này cũng đã thay đổi rất nhiều trong thời gian qua. Đầu những năm 70, đói nghèo chỉ được coi là sự đói nghèo về tiêu dùng, với tư tưởng cốt lõi và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan