Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Đặc điểm thơ nôm tứ tuyệt của hồ xuân hương...

Tài liệu Đặc điểm thơ nôm tứ tuyệt của hồ xuân hương

.PDF
106
1
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM THƠ NÔM TỨ TUYỆT CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan trên đây là toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả hệ thống số liệu đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tác giả LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, những ngƣời luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả luận văn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 11 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 12 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 12 Chƣơng 1. HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THỂ LOẠI THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM ................................ 14 1.1. Hồ Xuân Hƣơng – Tác gia Hán Nôm “đặc biệt” của văn học Việt Nam 14 1.1.1. Hồ Xuân Hƣơng – Đối tƣợng của nhiều cuộc tranh luận trong nghiên cứu văn học Việt Nam .................................................................. 14 1.12. Hồ Xuân Hƣơng – tác gia đa phong cách trong văn học cổ điển Việt Nam .................................................................................................. 17 1.2. Thơ tứ tuyệt – Khái niệm và đặc trƣng................................................. 20 1.2.1. Khái niệm thơ tứ tuyệt và thơ Nôm tứ tuyệt .................................. 20 1.2.2. Một số đặc trƣng thơ tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam .... 25 1.3. Thể loại thơ Nôm tứ tuyệt trong tiến trình học cổ điển Việt Nam ....... 30 1.3.1. Vấn đề Việt hoá thể thơ tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam 30 1.3.2. Quá trình vận động của thể thơ Nôm tứ tuyệt ................................ 33 Tiểu kết chƣơng 1. ....................................................................................... 37 Chƣơng 2. THƠ NÔM TỨ TUYỆT HỒ XUÂN HƢƠNG - NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 38 2.1. Ảnh hƣởng của văn hoá dân gian và tinh thần đối thoại với văn hoá bác học trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ....................................... 38 2.1.1. Những ảnh hƣởng của văn hoá dân gian ........................................ 38 2.1.2. Tinh thần đối thoại với văn hoá bác học ........................................ 43 2.2. Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng .................. 49 2.2.1 Chủ đề về thân phận ngƣời phụ nữ ................................................. 49 2.2.2. Chủ đề về ngƣời quân tử - Nho sĩ .................................................. 54 2.2.3. Chủ đề về Phật giáo ........................................................................ 57 2.3. Thơ Nôm tứ tuyệt với sự thể hiện phong cách Hồ Xuân Hƣơng ......... 61 2.3.1. Thơ Nôm tứ tuyệt với sự thể hiện cá tính Hồ Xuân Hƣơng .......... 61 2.3.2. Thơ Nôm tứ tuyệt với sự thể hiện con ngƣời nhân văn Hồ Xuân Hƣơng ....................................................................................... 66 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 70 Chƣơng 3. THƠ NÔM TỨ TUYỆT HỒ XUÂN HƢƠNG – NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ..................................................................... 72 3.1. Cấu trúc thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ........................................ 72 3.3.1. Niêm luật và kết cấu trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng .... 72 3.3.2. Vần đối và nhịp điệu trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng .... 76 3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng......... 80 3.2.1. Giọng điệu tự sự trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ........... 80 3.2.1. Giọng điệu trữ tình trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ....... 84 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng .......... 86 3.3.1. Sự độc đáo, tinh luyện trong ngôn ngữ thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ....................................................................................... 86 3.3.2. Ngôn ngữ nhục cảm trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ..... 89 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn học trung đại Việt Nam, gắn liền với nhiều tác gia nổi tiếng nhƣ Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng,... Trong số đó, Hồ Xuân Hƣơng nổi bật lên với tƣ cách là một nữ sĩ giàu cá tính cả ngoài đời lẫn trong thơ ca. Tuy số lƣợng sáng tác không nhiều nhƣng Hồ Xuân Hƣơng chinh phục mạnh mẽ công chúng đƣơng thời cũng nhƣ sau này. Trong tiến trình lịch sử phát triển của thơ cổ điển Việt Nam, Hồ Xuân Hƣơng là hiện tƣợng độc đáo vô tiền khoáng hậu, đƣợc mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Mỗi một tác phẩm thơ của bà đều mang đến cho ngƣời đọc những thông điệp độc đáo, ý nghĩa không chỉ về đời sống hiện thực mà còn thể hiện những vấn đề liên quan đến thân phận con ngƣời. Vì lẽ đó, thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng luôn thu hút sự quan tâm của các giới nghiên cứu, là đề tài có tính thời sự, đầy hứng thú đối với bạn đọc trong và ngoài nƣớc. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận thế giới nghệ thuật Hồ Xuân Hƣơng với tƣ cách là một bức tranh nghệ thuật đa dạng, phức điệu. Những kiến giải mới và hấp dẫn về hiện tƣợng đặc biệt này sẽ trở thành những cơ sở cho quá trình hoàn thiện hoá hồ sơ nghiên cứu về một tác gia tiêu biểu của văn học Hán Nôm Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế tiếp nhận, các nội dung nghiên cứu truyền thống vẫn còn là những hƣớng đi minh định giá trị văn chƣơng của nữ sĩ. Nhất là những nội dung liên quan đến vấn đề thể loại và phong cách ngôn ngữ. Là một tác gia lớn trong chƣơng trình Ngữ văn ở nhà trƣờng, những nghi vấn xoay quanh tiểu sử, văn bản và giá trị thơ Hồ Xuân Hƣơng khiến cho giáo viên, học sinh gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy và học. Do đó, nghiên 2 cứu tác giả, tác phẩm của Hồ Xuân Hƣơng dù ở mức độ nào cũng là một việc làm cần thiết. Là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, với tình cảm trân trọng tài năng và tâm hồn của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm cái nhìn khoa học, làm rõ thêm những nội dung cơ bản liên quan thể loại thơ Nôm tứ tuyệt của nữ sĩ. Qua đó, tác giả luận văn nhấn mạnh đến cá tính sáng tạo, những đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển thơ Nôm tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng. Với nhận thức nói trên, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu đề tài Đặc điểm thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương. Qua kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi hi vọng, đề tài sẽ góp phần hữu ích vào việc phục vụ cho công tác dạy và học bộ môn Ngữ văn ở nhà trƣờng, nhất là phần văn học sử liên quan đến tác gia Hồ Xuân Hƣơng trong văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. 2. Lịch s nghiên cứu v n đề Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng độc đáo của thơ ca trung đại Việt Nam. Ngay từ khi xuất hiện, Hồ Xuân Hƣơng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu phê bình cũng nhƣ độc giả cả trong và ngoài nƣớc. Tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Văn Hanh, Hoa Bằng, Trƣờng Tửu, Ngô Lăng Vân, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đăng Na, Lê Trí Viễn, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Đào Thái Tôn, Nguyễn Văn Hoàn, Hà Minh Đức, Hoàng Kim Ngọc, Nghiêm Thúy Hằng, Vũ Nho, Nhan Bảo, La Trƣờng Sơn, N.I.Niculin, H.Jopes, ... Quá trình nghiên cứu, đánh giá về Hồ Xuân Hƣơng diễn ra theo nhiều hƣớng khác nhau và khá phức tạp. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hiện tại chƣa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về đặc trƣng thơ tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng và sự vận động của trong thế giới nghệ thuật thơ của bà. Các ý kiến đánh giá về vấn đề này, nếu có, cũng chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát, sơ bộ. Tuy nhiên, đó chính là những hƣớng gợi mở giúp chúng tôi trong quá trình định hình những nội dung nghiên cứu cụ thể. 3 2.1. Lịch sử nghiên cứu và tiếp nhận Hồ Xuân Hương Cho đến nay, nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng luôn là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc. Theo thời gian, có thể chia lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng thành ba giai đoạn: giai đoạn trƣớc năm 1945, giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Có thể nói, lịch sử nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng ở giai đoạn trƣớc năm 1945 về cơ bản cũng chỉ tập trung ở một số vấn đề liên quan đến văn bản học, sƣu tập các tác phẩm thơ Nôm của bà qua một số công trình khảo cứu tiêu biểu của Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thanh Ý, Dƣơng Quảng Hàm, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Hanh, Trƣơng Tửu… Trong Lời giới thiệu cuốn tuyển tập Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh đã khái quát về lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng nhƣ sau: Từ hai thập niên đầu thế kỷ XX trở về trước mới chỉ có lịch sử vấn đề Hồ Xuân Hương nói chung (bao gồm các lời tựa, bình phẩm và khắc in văn bản) chứ chưa định hình lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương (với ý nghĩa là sự tự ý thức về đối tượng và phương pháp, về mối quan tâm tới lịch sử vấn đề về tác giả và tác phẩm...) [46; tr.17]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả này đã góp phần minh định những yếu tố mang tính mơ hồ truyện tụng về thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng và bắt đầu tiếp cận thế giới nghệ thuật trong sáng tác của bà với tƣ cách là một tác gia văn học viết cụ thể trong tiến trình văn học Nôm của Việt Nam. Năm 1936 đƣợc xem là dấu mốc khá quan trọng trong tiến trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng với sự ra đời của công trình Hồ Xuân Hương – Tác phẩm, thân thế và văn tài do Nguyễn Văn Hanh chấp bút và nhà in Aspar Saigon xuất bản. Từ thời gian này trở đi, việc nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng đã phát triển khá rầm rộ và bƣớc đầu thu đƣợc kết quả nhất định. Phần lớn các nhà nghiên cứu đã xác định đƣợc những nét cơ bản về tiểu sử Hồ Xuân Hƣơng, văn bản và giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật thơ của bà. Sau năm 4 1940, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý nhiều hơn về con ngƣời và đặc điểm thơ Hồ Xuân Hƣơng, từ đó phát hiện ra những nét đặc sắc có tính khu biệt với những tác gia cùng thời, nhất là phƣơng diện châm biếm, đả kích và liên quan đến thân phận ngƣời phụ nữ. Đúng nhƣ Tản Đà đã từng nhận xét trƣớc đó, thơ Hồ Xuân Hƣơng là Thi trung hữu quỷ. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, ở cả hai miền Nam Bắc, việc tìm hiểu Hồ Xuân Hƣơng diễn ra trong không khí xây dựng nền văn học mới. Qua những công trình nghiên cứu khảo cứu của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sỹ Tế, Văn Tân, Xuân Diệu… các nội dung nghiên cứu của giai đoạn trƣớc một lần nữa đƣợc kiến giải sâu sắc hơn, hợp lý hơn mặc dù vẫn còn một số tồn tại khá nhiều quan đểm có tính chất cực đoan, thiên kiến, phiến diện. Về thành tựu nghiên cứu sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng trong giai đoạn sau 1945, các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định con ngƣời và giá trị thơ Hồ Xuân Hƣơng. Một số công trình tiêu biểu nhƣ: Thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm (Lê Tâm, 1950), Hồ Xuân Hương – nhà thơ cách mạng (Hoa Bằng, 1950), Hồ Xuân Hương (Nguyễn Sỹ Tế, 1956), Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu, 1958)... Đặc biệt ở miền Bắc giai đoạn 1945 - 1960, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đứng trên quan điểm Mác xít để viết bài nghiên cứu, phê bình về Hồ Xuân Hƣơng; đồng thời các tác giải cũng vận dụng một số lý thuyết mới (Trƣơng Tửu vận dụng quan điểm phân tâm học của Freud) để nghiên cứu thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nƣớc bị chia cắt, lịch sử nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền Nam, Bắc. Ở miền Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi tìm hiểu về địa vị xã hội, nguồn gốc của hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng, luận về thơ Hồ Xuân Hƣơng. Nổi lên là công trình nghiên cứu của Nguyên Sa Trần Bích Lan, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, 5 Nguyễn Văn Trung, Hà Nhƣ Chi, Đỗ Long Vân, Phạm Việt Tuyền, Thái Bạch... mặc dù không có điều kiện điền dã và sƣu tập các tƣ liệu mới về văn bản, kết quả nghiên cứu cũng chỉ tập trung những vấn đề liên quan đến nội dung, bút pháp nghệ thuật, ý nghĩa xã hội trong thơ Hồ Xuân Hƣơng. Ở miền Bắc, vào thời gian này, nhờ công tác điền dã và sƣu tầm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các văn bản mới nhƣ Lưu hương ký, Xuân đường đàm thoại, Xuân đình đàm thoại... Việc phát hiện này đã tạo thêm sinh khí cho việc nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng, tạo điều kiện cho một số bài viết của Chế Lan Viên, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Đức Dũng, Vũ Đức Phúc, Trần Thanh Mại... về thơ Hồ Xuân Hƣơng đƣợc công bố. Từ năm 1975 đến nay, việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hƣơng tiếp tục diễn ra sôi nổi trên toàn quốc. Trong thời gian này, xuất hiện nhiều hƣớng nghiên cứu chuyên sâu về thơ Hồ Xuân Hƣơng. Một số công trình tiêu biểu nhƣ: Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục (Đào Thái Tôn, 1995), Văn bản thơ Hồ Xuân Hương (Đào Thái Tôn, 1999), Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thúy, 1999), Hồ Xuân Hương – Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại (Bùi Hạnh Cẩn, 1999), Thơ Hồ Xuân Hương (Nguyễn Sĩ Cẩn, 2001), Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trƣơng Xuân Tiếu, 2002), Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ lý thuyết nữ quyền (Phạm Thị Thuận, 2014), Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Trần Xuân Toàn, 2015) và khá nhiều các luận văn, luận án đƣợc công bố... Hệ thống những tiểu luận này ít nhiều đã có những phát hiện, đánh giá mới, đóng góp nhất định cho tiến trình tìm hiểu, khảo cứu và nhận định, phê bình về thơ Nôm Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng. Qua các công trình trên, chúng ta nhận thấy từ năm 1975 đến nay, lịch sử nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hƣơng đã thực đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên mọi phƣơng diện cụ thể nhƣ văn bản học, thi pháp học, xã hội học, nữ quyền luận… 6 2.2. Lịch sử nghiên cứu về thể loại thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương Quan khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy vấn đề thể loại thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng đã đợc một số nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá: Năm 1996, Nguyễn Thanh Phúc đã đặt vấn đề tìm hiểu thể loại thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng qua luận án Thơ Nôm Đường luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương), Trƣờng ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án này, tác giả đã khảo sát 12 bài thơ Nôm tứ tuyệt đƣợc cho là của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng. Năm 1998, Lã Nhâm Thìn công bố chuyên luận Thơ Nôm Đường luật (Nxb Giáo dục), một công trình công phu khảo sát về thể loại thơ Nôm Đƣờng luật. Trong phần tuyển tác phẩm, Lã Nhâm Thìn đã sao lục và cho in 06 bài thơ Nôm tứ tuyệt của chủ nhân Cổ Nguyệt đƣờng. Tác giả Đào Thái Tôn, chuyên gia về thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng trong các tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục (Nxb Giáo dục 1995), Hồ Xuân Hương – Tiểu sử văn bản tiến trình huyền thoại hoá, dân gian hoá (Nxb Hội Nhà văn, 1999), Về thơ chữ Nôm của Hồ Xuân Hương (Nxb Phụ Nữ, 2013) đã khảo cứu 10 bài thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Với 10 tác phẩm này, Đào Thái Tôn đã đánh giá những đóng góp cụ thể của Hồ Xuân Hƣơng đối với tiến trình phát triển thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng trong văn học Việt Nam. Năm 2000, luận án Tiến sĩ Ngữ văn Thơ tứ tuyệt trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX của Nguyễn Kim Châu đƣợc bảo vệ chính thức tại trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là luận án đánh giá một cách bài bản về thơ tứ tuyệt Hán và Nôm trong tiến trình phát triển 10 thể kỉ văn học cổ điển Việt Nam. Đánh giá về vai trò của thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng, nhà nghiên cứu cho rằng: Thơ tứ tuyệt hoặc bát cú của Hồ Xuân Hương vẫn tuân thủ khá nghiêm nhặt quy cách sáng tác thơ Đường luật, nếu không nói là thành 7 thục hơn so với thơ Nôm tứ tuyệt thế kỷ XV- XVI, thời kỳ mà chữ Nôm mới chỉ vừa đạt được những thành công bước đầu trên con đường hội nhập vào sáng tác văn chương bác học. Ở thế kỷ XVIII - XIX, chữ Nôm văn học đã tiến một bước khá dài với nhiều thành tựu đỉnh cao và đó là điều kiện cần thiết cho những cách tân thơ ca táo bạo. Mặt khác, Hồ Xuân Hương còn kế thừa được phong cách nói bỏ lửng, ngắn gọn và hàm súc của thơ ca cổ điển để tạo nên các giá trị đa nghĩa cho hình tượng, để có thể nói nhiều điều trong một phạm vi ngôn từ nhỏ hẹp của bài tứ tuyệt. Các đề tài lấy từ phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống, kể cả cuộc sống cung đình lẫn cuộc sống dân gian từng được khai thác trong văn chương trước đó, giờ lại được nữ thi sĩ này tiếp nối sử dụng. Trong thơ bà có cảnh non nước, núi đèo, có những bài thơ cảm khái, đề vịnh danh lam thắng cảnh, có những bức tranh tố nữ hay chiếc quạt được “chúa quý vua yêu” nơi cung cấm và cả những quả mít sần sùi biết bao gần gũi với người bình dân. Hệ thống đề tài này không hề xa lạ với thơ Nôm Đường luật thời Hồng Đức [7, tr.57]. Trong công trình của mình, Nguyễn Kim Châu cũng ghi nhận những đóng góp quan trọng của bà đối với vấn đề phát triển thơ Nôm tứ tuyệt trong văn học Việt Nam. Có thể nói, những đánh giá của Nguyễn Kim Châu là những nhận định mang tính khách quan và có tính gợi mở cho chúng tôi trong việc tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng. Tuy nhiên, trong luận án này, do giới hạn của nội dung nghiên cứu nên những vấn đề về truyền bản vân xchuwa đƣợc tác giả giải quyết một cách cụ thể. Đây là một vấn đề theo chúng tôi đến nay (2022) vẫn còn để ngỏ và cần có sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Ngữ văn Hán Nôm đầu tƣ tìm hiểu. Năm 2001, Nguyễn Sĩ Cẩn đã công bố tập Thơ Hồ Xuân hương (Nxb Nghệ An). Công trình này đã thu thập đƣợc 15 bài thơ nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Đặc biệt, ở công trình này, nhà nghiên cứu đã công bố bản sƣu 8 tầm mới nhất là Quốc âm tập – Nữ nhân Hồ Xuân Hương soạn. Năm 2008, Kiều Thu Hoạch trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Nxb Văn học, tái bản lại năm 2022) đã khảo cứu văn bản chữ Nôm của 22 bài thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Đây là công trình khảo cứu đƣợc nhiều nhất các tác phẩm thơ tứ tuyệt bằng chữ Nôm của nữ sĩ. Công trình của Kiều Thu Hoạch có sự đối chiếu khã kĩ lƣỡng các tác phẩm đƣợc truyền tụng trong dân gian vùng Nghệ Tĩnh. Năm 2015, Đàm Thị Đào thực hiện luận văn thạc sĩ Thơ Nôm tứ tuyệt trào phúng Hồ Xuân Hương và năm 2017, Nông Văn Mƣu triển khai luận văn Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần tế Xương tại Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên. Hai luận văn này bƣớc đầu khảo cứu một số phƣơng diện liên quan đến nội dung trào phúng trong thơ tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng. Trong thời gian gần đây, chúng ta cũng có thể ghi nhận số số thành tựu nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hƣơng nói chung và thơ tứ tuyệt Nôm của nữ sĩ nói riêng qua các công trình nhƣ: Về thơ chữ Nôm của Hồ Xuân Hương (NXB Phụ nữ, 2019) của Đào Thái Tôn; Giai nhân di mặc (Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến) (NXB Tri Thức, 2018) do Nguyễn Hữu Sơn sƣu tầm và giới thiệu; Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương (NXB Đà Nẵng, 2018) của Đỗ Long Vân; Hồ Xuân Hương – Tài năng và bí ẩn (NXB Hội Nhà văn, 2021) của Mai Ngọc Phát; Thơ Hồ Xuân Hương siêu phẩm của tài năng thi ca (khảo luận, NXB Trẻ, 2021) của Hà Minh Đức; Hồ Xuân Hương, Đời và thơ (NXB Hội Nhà văn, 2022). Những công trình nói trên đều có những luận giải mới mẻ về bộ phận thơ Nôm tứ tuyệt đƣợc truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng rất đặc sắc và khoa học. Nhìn chung, các tài liệu nên trên đã khái quát đƣợc một số vấn đề quan trọng trong thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Những vấn đề cốt yếu chƣa đƣợc xác định: - Số lƣợng bài thơ thuộc nhóm thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng; 9 - Hệ thống chủ đề cơ bản của thơ Nôm tứ tuyệt (ngoại trừ chủ đề trào phúng); - Những đặc điểm về nội dung và phƣơng thức thể hiện trong các bài thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập đƣợc trong thời gian vừa qua, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu về thơ tứ tuyệt Nôm của Hồ Xuân Hƣơng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi rất cao về phƣơng diện văn bản học. Trong luận văn này, chúng tôi về cơ bản kế thừa các quan điểm và thành tựu nghiên cứu văn bản học thơ tƣ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng do các chuên gia đầu ngành về lĩnh vực này thực hiện nhƣ Kiều Thu Hoạch, Đào Thái Tôn, Hoàng Bích Ngọc, Vũ Nho. 2.3. Những nhận xét đánh giá chung Hồ Xuân Hƣơng với tài thơ độc đáo đã trở thành một “trung tâm” thu hút biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu và các độc giả yêu quý Xuân Hƣơng cũng nhƣ thơ bà vào cuộc kiếm tìm, vì vậy mà thân thế và thi tài của bà liên tục đƣợc định giá lại. Nghiên cứu về con ngƣời và thơ Hồ Xuân Hƣơng đã nhƣ một vấn đề thời sự văn học. Thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng đã đƣợc giới nghiên cứu tiếp nhận ở nhiều góc độ nhƣ phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều khuynh hƣớng nhƣ phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học… Qua các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng, từ trƣớc đến nay, chúng ta nhận thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân Hƣơng đã diễn ra rất phức tạp. Riêng việc tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng dƣới góc độ giới tính thì vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề dâm, tục trong thơ của nữ sĩ đầy bí ẩn của văn chƣơng Nôm cổ điển Việt Nam. Lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng là lịch sử tiếp diễn của những vấn đề chƣa bao giờ đứt đoạn của các vấn đề liên quan đến tiểu sử, hành trạng, phong cách và văn bản thơ Nôm của nữ sĩ. Từ những công trình, bài viết và 10 quan điểm nghiên cứu đã thống kê và miêu tả trong mục này, chúng ta có thể thống nhất rằng: mặc dù còn không ít những tranh cãi về tiểu sử, văn bản và giá trị thơ của Hồ Xuân Hƣơng, song về cơ bản, nữ sĩ họ Hồ có vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Các tiểu luận, chuyên luận nêu trên đã có những đóng góp tích cực đối với việc nghiên cứu về tiểu sử và thơ văn Hồ Xuân Hƣơng, nhƣng ở hƣớng tiếp cận thể loại tứ tuyệt Nôm, tất cả mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu hoặc giới thiệu khái lƣợc một số vấn đề còn khá chung chung, chƣa có sự minh định và tập trung khảo sát cụ thể trong thơ Hồ Xuân Hƣơng. Chúng tôi cho rằng, những nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng không chỉ dừng lại ở đây mà cần tiếp tục đi sâu. Ngoài ra, trên cơ sở tiếp nhận ý kiến của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai vấn đề một cách hệ thống hơn. Từ đó, chúng tôi sẽ đƣa ra những đánh giá toàn diện, những kết luận khoa học về hệ thống chủ đề trong thơ nữ sĩ, góp phần khẳng định vị trí đặc biệt của bà trong nền văn học Nôm cổ điển Việt Nam. Với những công trình, chuyên luận và luận văn đã tìm hiểu trên đã tạo nền tảng khoa học để chung tôi có thể tìm hiểu nội dung của luận văn: Đặc điểm thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là hƣớng đến việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các bài thơ thuộc thể loại thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Thông qua quá trình nghiên cứu thể loại tứ tuyệt Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng, chúng tôi muốn làm sáng rõ những đặc trƣng về phong cách trong sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng trong tiến trình văn học Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về đặc điểm nội 11 dung, phƣơng thức thể hiện trong những sáng tác thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn tập trung khảo sát hệ thống văn bản thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Số lƣợng bài thơ đƣợc khảo sát là 22 bài thơ tứ tuyệt đƣợc chúng tôi thống kê và thu thập đƣợc qua các công trình nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Bên cạnh những phƣơng pháp mang tính đặc trƣng của nghiên cứu văn học cổ điển, để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối kết hợp một số phƣơng pháp cụ thể sau: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Để xây dựng các cơ sở khoa học và số liệu nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để tiến hành khảo sát các bài thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Từ kết quả thống kê, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại các bài thơ theo các vấn đề cụ thể làm minh chứng cho các luận điểm nghiên cứu trong luận văn. 5.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu thơ của Hồ Xuân Hƣơng với các tác giả khác cùng thời với nữ sĩ. Từ sự so sánh, đối chiếu cụ thể, chúng tôi sẽ làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Nôm tứ tuyệt trong thơ Hồ Xuân Hƣơng. Đồng thời, thông qua sự đối chiếu, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ một số vấn đề liên quan đến những điểm chung và sự khác biệt trong sáng tác, quan niệm thẩm mỹ và các phƣơng diện nội dung, nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt của Bà chúa thơ Nôm so với các tác giả văn học cổ điển khác. 5.3. Phương pháp phân tích văn học Để nhận thức đƣợc những giá trị cơ bản trong các chủ đề cụ thể, tác giả 12 luận văn sẽ vận dụng phƣơng pháp phân tích những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng. Trong từng vấn đề cụ thể, qua phân tích, chúng tôi sẽ làm nổi bật những giá trị của những minh chứng cụ thể trong sáng tác thơ Nôm tứ tuyệt của của Hồ Xuân Hƣơng. 5.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá Từ những luận điểm cụ thể đã phân tích, thông qua phƣơng pháp này, chúng tôi sẽ tổng hợp và đƣa ra những nhận định, những kết luận cần thiết về từng vấn đề cụ thể cũng nhƣ toàn bộ hệ thống các vấn đề cơ bản liên quan đến nội dung, nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng. 6. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định rõ những vấn đề cụ thể trong di sản thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận tìm hiểu về thế giới nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hƣơng đƣợc trọn vẹn hơn. Từ góc độ tiếp nhận, luận văn sẽ cung cấp thêm một cái nhìn tổng quan về những biểu hiện sinh động của thể loại thơ Nôm tứ tuyệt cụ thể trong bối cảnh văn học, văn hoá Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVII, nửa đầu thế kỉ XIX. Hƣớng tiếp cận này sẽ góp phần kiến tạo nên bức tranh đa diện về thể loại văn học Việt Nam giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xác định vị trí văn học sử của Hồ Xuân Hƣơng trong tiến trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt nói riêng và văn học cổ điển Việt Nam nói chung. 7. C u trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chương 1. Hồ Xuân Hương và thể loại thơ Nôm tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam Nội dung nghiên cứu của chƣơng này tập trung giải quyết các vấn đề lý 13 thuyết về tác giả Hồ Xuân Hƣơng và thể loại thơ Nôm tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam. Bên cạnh đó, chƣơng này, chúng tôi còn giải quyết những vấn đề về cơ sở văn học, xã hội, lịch sử và nhất là cơ sở văn hoá liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của thể loại thơ Nôm Tứ tuyệt. Chương 2. Đặc điểm nội dung trong thế giới nghệ thuật thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương Từ cơ sở lý thuyết đã xác định, qua thực tế tác phẩm thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng chúng tôi xác định những đề về ảnh hƣởng văn hoá, hình tƣợng trữ tình, hệ thống đề tài, chủ đề. Các vấn đề này đƣợc xác định trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu tiền bối và so sánh đối chiếu với một số phong cách đƣơng thời. Hệ thống chủ đề này đã thể hiện rõ những nét đặc trƣng cơ bản trong thế giới nghệ thuật thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng. Chương 3. Một số phương thức thể hiện chính trong thê giới nghệ thuật thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương Để góp phần làm rõ các giá trị về hình thức nghệ thuật và phƣơng thức thể hiện, nội dung nghiên cứu của chƣơng 3 tập trung nghiên cứu thế giới biểu tƣợng, đặc trƣng giọng điệu và giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyết của Hồ Xuân Hƣơng. Với những phƣơng thức thể hiện cụ thể đƣợc nghiên cứu, chúng ta sẽ kiến giải những hấp dẫn đặc trƣng trong thơ Hồ Xuân Hƣơng và khẳng định sự lan toả và vang vọng của thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng đối với đời sống văn học đƣơng thời và hậu thế. 14 CHƢƠNG 1. HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THỂ LOẠI THƠ NÔM TỨ TUYỆT TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM 1.1. Hồ Xuân Hương – Tác gia Hán Nôm “đặc biệt” của văn học Việt Nam 1.1.1. Hồ Xuân Hương – Đối tượng của nhiều cuộc tranh luận trong nghiên cứu văn học Việt Nam Thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng văn học “kì lạ” trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Nó đã mang một số nét đặc thù, cá biệt luôn thách thức các giới hạn tiếp nhận văn học trong lịch sử. Vì vậy, trong thực tế nghiên cứu, hiện tƣợng thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng không chỉ là một cách trở về với kinh nghiệm lịch sử của quá khứ để tìm hƣớng tiếp cận mà còn là đối tƣợng của nhiều cuộc tranh luận trên diễn đàn văn chƣơng nhiều thập kỉ qua. Song chính điều ấy đã đồng thời góp phần hƣớng đến một góc nhìn đánh giá cởi mở, hợp lý hơn đối với các hiện tƣợng văn học khác. Trong lịch sử tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hƣơng, tài năng và phong cách của đã đƣợc các nhà nghiên cứu Ngữ văn học cổ điển khẳng định qua nhiều danh xƣng khác nhau: Thiên tài, kỳ nữ, ca nữ, thi hào dân tộc, Bà chúa thơ Nôm. Các nhà phê bình văn học mỗi khi đặt bút viết về Bà đều chau mày, kết luận: không rõ năm sinh, năm mất, không rõ thân phụ Hồ Xuân Hƣơng là ai. Chỉ biết rằng “nguồn nước ẩn” (chữ dùng của Đỗ Long Vân) này ở Quỳnh Đôi – Quỳnh Lƣu – Nghệ An. Trong bài viết Vấn đề Hồ Xuân Hương đã rõ, Nhà nghiên cứu Trần Nhuận Minh đã khẳng nhận: Những bài thơ Nôm đầu tiên được coi là của Hồ Xuân Hương, xuất bản ở Hải Phòng, năm 1913, như một tài liệu không chính thức. Bốn năm sau, năm 1917, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến xuất bản Giai nhân di mặc, toàn những chuyện hư cấu… trong đó có chuyện Hồ Xuân Hương và thơ Hồ Xuân Hương… dĩ nhiên, cũng là những thứ “hư cấu”. Ấy thế mà có nhà phê bình lại dựa vào đó mà soạn ra Thân thế và sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan