Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dám bị ghét

.PDF
209
434
64

Mô tả:

Cách sống không bị quá khứ chi phối Triết gia: Chủ nghĩa hư vô của tôi thể hiện ở điểm nào vậy? Chàng thanh niên: Thầy nghĩ xem. Tóm lại là thầy phủ nhận cảm xúc của con người. Cho rằng cảm xúc chẳng qua chỉ là công cụ, chỉ là một thứ phương tiện để đạt được mục đích. Nhưng tôi mạn phép nói rằng phủ nhận cảm xúc chính là phủ nhận nhân tính! Chính vì có cảm xúc, chính vì bị chi phối bởi hỉ nộ ai lạc, chúng ta mới là con người. Nếu phủ nhận cảm xúc, con người sẽ trở thành một cỗ máy khiếm khuyết. Không gọi đó là chủ nghĩa hư vô thì phải gọi là gì cơ chứ? Triết gia: Tôi không hề phủ nhận sự tồn tại của cảm xúc. Ai cũng có cảm xúc. Đó là lẽ thường. Tuy nhiên, nếu cậu nói "Con người là dạng tồn tại không thể cưỡng lại cảm xúc" thì tôi sẽ kiên quyết phủ nhận. Chúng ta hành động không phải do bị cảm xúc chi phối. Và với quan niệm con người không bị cảm xúc chi phối này, thêm vào đó là quan niệm "không bị quá khứ chi phối", tâm lý học Adler là một thứ tư tưởng và triết học hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa hư vô. Chàng thanh niên: Không bị cảm xúc chi phối, cũng không bị quá khứ chi phối? Triết gia: Chẳng hạn, trong quá khứ của một người có biến cố là bố mẹ ly hôn. Đây là một sự kiện khách quan giống như việc nước giếng 18 độ, cậu đồng ý không? Mặt khác, cảm thấy sự kiện đó ấm áp hay lạnh giá, là cảm giác chủ quan trong hiện tại. Cho dù trong quá khứ đã xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, thì ý nghĩa ta gán cho điều đó mới quyết đinh trạng thái của hiện tại. Chàng thanh niên: Ý thầy là vấn đề không phải "đã xảy ra chuyện gì" mà là "hiểu chuyện đó như thế nào"? Triết gia: Chính xác. Chúng ta không thể dùng cỗ máy thời gian quay trở về quá khứ, kim đồng hồ không thể quay ngược lại. Nếu cậu cứ tin theo thuyết nguyên nhân, cậu sẽ mãi bị bó buộc trong quá khứ, không bao giờ có được hạnh phúc. Chàng thanh niên: Thì đúng vậy mà! Chính vì không thay đổi được quá khứ nên cuộc đời này mới khổ sở!

Tài liệu liên quan