Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Đánh giá hiệu quả của bẫy gravid aedes trap trong thu thập muỗi truyền bệnh sốt ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả của bẫy gravid aedes trap trong thu thập muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại phường nhơn hòa, thị xã an nhơn, tỉnh bình định

.PDF
77
1
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ THỊ PHƯƠNG NHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BẪY GRAVID AEDES TRAP TRONG THU THẬP MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI PHƯỜNG NHƠN HÒA, THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM Bình Định - Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÕ THỊ PHƯƠNG NHI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BẪY GRAVID AEDES TRAP TRONG THU THẬP MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI PHƯỜNG NHƠN HÒA, THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm Mã số : 8420114 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Quang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác. Bình Định, tháng 08 năm 2022 Học viên Võ Thị Phương Nhi LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Khoa Côn trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn đã luôn luôn nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giảng dạy, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thanh Sơn; Đỗ Công Tấn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, giảng dạy và cho em nhiều ý kiến chân tình trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Ngoài ra, em mong muốn gửi lời cảm ơn tha thiết đến quý thầy cô giáo trong Khoa KHTN, trường Đại học Quy Nhơn và tất cả thành viên trong Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã trang bị cho em những kiến thức khoa học bổ ích để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Bình Định, tháng 08 năm 2022 Học viên Võ Thị Phương Nhi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Đại cương về muỗi truyền bệnh SXHD .............................................. 4 1.1.1. Véc tơ và đặc tính muỗi Aedes trong chu trình truyền bệnh SXHD 4 1.1.2. Các biện pháp phòng chống bệnh SXHD ......................................... 6 1.1.2.1. Biện pháp vật lý - Vệ sinh môi trường ....................................... 7 1.1.2.2. Biện pháp sinh học ..................................................................... 7 1.1.2.3. Biện pháp hóa học ...................................................................... 7 1.2. Tình hình bệnh SXHD trên thế giới và ở Việt Nam .......................... 9 1.2.1. SXHD trên thế giới và khu vực Đông Nam Á ................................. 9 1.2.2. Tình hình bệnh SXHD tại Việt Nam .............................................. 11 1.2.3. Tình hình bệnh SXHD tại Bình Định ............................................. 13 1.3. Một số thông tin chung về bẫy GAT ................................................. 14 1.3.1. Giới thiệu bẫy GAT ........................................................................ 14 1.3.2. Cấu tạo và kĩ thuật lắp đặt bẫy GAT .............................................. 14 1.3.3. Nguyên lý hoạt động của bẫy GAT ................................................ 16 1.4. Một số nghiên cứu bẫy GAT và hiệu quả thu thập muỗi SXHD.... 16 1.4.1. Trên thế giới.................................................................................... 16 1.4.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 23 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 23 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 23 2.3.3. Phương pháp triển khai thí nghiệm ................................................ 24 2.3.4. Phương pháp theo dõi bẫy .............................................................. 25 2.3.5. Phương pháp điều tra cắt ngang ..................................................... 26 2.3.6. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu ..................... 26 2.4. Các chỉ số mật độ muỗi và hiệu quả của bẫy GAT .......................... 27 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 28 3.1. Hiệu quả thu thập các loài muỗi Aedes của bẫy GAT ..................... 28 3.1.1. Kết quả thu thập muỗi bằng bẫy GAT trong năm đợt .................... 28 3.1.2. Thành phần, số lượng và đặc điểm phân bố muỗi tại các điểm nghiên cứu............................................................................................................. 33 3.1.2.1. Thành phần và tỉ lệ muỗi thu thập được tại các khu vực phường Nhơn Hòa ............................................................................................... 33 3.1.2.2. Đặc điểm phân bố muỗi Aedes qua các lần thu thập trong mỗi đợt đặt bẫy GAT .......................................................................................... 38 3.1.2.3. Hiệu quả của bẫy GAT trong thu thập muỗi Aedes với BTN và BNN ....................................................................................................... 42 3.1.2.4. Sự xuất hiện của lăng quăng/bọ gậy trong bẫy GAT ............... 46 3.2. Chỉ số mật độ muỗi SXHD trong thời gian đặt bẫy GAT ở các điểm nghiên cứu ................................................................................................... 47 3.3. Sự chấp nhận của người dân trong việc sử dụng bẫy GAT để thu thập muỗi truyền bệnh SXHD .................................................................. 50 3.3.1. Một số yếu tố liên quan tới sự chấp nhận của người dân trong thu thập muỗi truyền bệnh SXHD của bẫy GAT............................................ 50 3.3.2. Sự chấp nhận của người dân sử dụng bẫy GAT ............................ 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 55 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao) DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ae. Aedes SXHD Sốt xuất huyết Dengue GAT Gravid Aedes Trap HGĐ Hộ gia đình BNN Bẫy ngoài nhà BTN Bẫy trong nhà CSMĐM Chỉ số mật độ muỗi AL Khu vực An Lộc HK Khu vực Huỳnh Kim HN Khu vực Hòa Nghi LQ Khu vực Long Quang PS Khu vực Phú Sơn WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả thu thập muỗi đợt 1 trong tháng 02/2022.......................... 28 Bảng 3.2. Kết quả thu thập muỗi đợt 2 trong tháng 03/2022.......................... 29 Bảng 3.3. Kết quả thu thập muỗi đợt 3 trong tháng 04/2022.......................... 30 Bảng 3.4. Kết quả thu thập muỗi đợt 4 trong tháng 05/2022.......................... 31 Bảng 3.5. Kết quả thu thập muỗi đợt 5 trong tháng 06/2022.......................... 32 Bảng 3.6. Tổng số lượng và tỉ lệ muỗi tại các khu vực của phường Nhơn Hòa ......................................................................................................................... 35 Bảng 3.7. Tỉ lệ số cá thể các loài muỗi thu thập được bằng BTN và BNN .... 36 Bảng 3.8. Số lượng muỗi Aedes qua các lần thu thập bằng bẫy GAT ............ 39 Bảng 3.9. Tỉ lệ muỗi Aedes thu được ở BTN và BNN ................................... 43 Bảng 3.10. Số bẫy GAT và số lượng lăng quăng/bọ gậy qua các đợt thu muỗi ......................................................................................................................... 46 Bảng 3.11. CSMĐM Aedes trung bình theo các đợt và khu vực đặt bẫy GAT ......................................................................................................................... 47 Bảng 3.12. Một số thông tin chung về đại diện HGĐ được phỏng vấn ......... 50 Bảng 3.13. Một số kiến thức của người dân về SXHD .................................. 51 Bảng 3.14. Người dân chấp nhận tiến hành đặt bẫy GAT tại HGĐ ............... 52 Bảng 3.15. Sự chấp nhận của người dân đối với việc sử dụng bẫy GAT ....... 53 Bảng 3.16. Tỉ lệ HGĐ chấp nhận đặt bẫy và tình trạng bẫy ........................... 54 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Virus Dengue và muỗi Aedes truyền bệnh SXHD ............................ 4 Hình 1.2. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đang hút máu. .......................... 4 Hình 1.3. Vòng đời và trứng của muỗi Ae. aegypti .......................................... 5 Hình 1.4. Chu trình truyền bệnh SXHD ........................................................... 6 Hình 1.5. Số ca mắc và tử vong do SXHD giai đoạn 1980-2020 tại Việt Nam ......................................................................................................................... 11 Hình 1.6. Số ca SXHD trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2021 ...................... 13 Hình 1.7. Cấu tạo chi tiết bẫy GAT ................................................................ 15 Hình 1.8. Bẫy GAT sau khi lắp hoàn chỉnh .................................................... 15 Hình 1.9. Nguyên lý hoạt động của bẫy GAT ................................................ 16 Hình 1.10. Bẫy CDC-GT, bẫy AGO, bẫy GAT .............................................. 17 Hình 2.1. Bản đồ khu vực địa điểm nghiên cứu ............................................. 23 Hình 3.1. Biểu đồ số lượng các loài muỗi thu thập được qua các đợt đặt bẫy 34 Hình 3.2. Biểu đồ phần trăm số cá thể muỗi phân bố tại các khu vực nghiên cứu ......................................................................................................................... 36 Hình 3.3. Tỉ lệ các loài muỗi thu thập bằng bẫy GAT ở trong nhà và ngoài nhà ......................................................................................................................... 37 Hình 3.4. Tỉ lệ phân bố muỗi Aedes qua 5 lần thu thập bằng bẫy GAT ......... 41 Hình 3.5. Số lượng muỗi Aedes trong nhà và ngoài nhà thu được bằng bẫy GAT ......................................................................................................................... 44 Hình 3.6. Tỉ lệ muỗi Ae. aegypti, Ae. albopictus thu được trong nhà và ngoài nhà bằng bẫy GAT .......................................................................................... 45 Hình 3.7. Diễn biến CSMĐM theo các đợt và khu vực tại phường Nhơn Hòa ......................................................................................................................... 48 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và được truyền bởi muỗi Aedes. Hai véc tơ chính truyền bệnh SXHD là Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong đó loài Ae. aegypti gây bệnh chủ yếu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2020, bệnh SXHD đang lan truyền với tốc độ rất nhanh và số lượng người mắc bệnh tăng cao qua từng năm được ghi nhận tại nhiều quốc qua. Vì thế, SXHD đang là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước trong khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1999-2020, Việt Nam có tổng số 1.844.407 ca mắc bệnh SXHD và 1.250 trường hợp tử vong [8]. Báo cáo của Cục Y tế dự phòng trong 8 tháng đầu năm 2020, Bình Định là một trong 10 tỉnh có số ca mắc SXHD cao nhất với 4.087 ca. Theo thống kê mới đây của Sở Y tế Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh có 4.138 ca mắc SXHD (tăng 63,9% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 2.700 trẻ em dưới 15 tuổi, cho thấy tình hình dịch bệnh SXHD trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất phức tạp. Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc đặc hiệu trong điều trị SXHD, vì thế kiểm soát véc tơ bao gồm giám sát và phòng chống véc tơ SXHD là cách phòng bệnh và phương pháp phòng chống SXHD hữu hiệu nhất. Hiện nay, việc giám sát muỗi SXHD theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2014) là sử dụng tuýp thủy tinh 2 đầu để bắt muỗi trong nhà và ngoài nhà ban ngày, việc này còn nhiều bất cập do muỗi Aedes là những loài muỗi rất nhạy và hoạt động ban ngày nên rất khó bắt, số lượng muỗi thu thập được thường phụ thuộc vào kỹ năng, ý thức của người đi bắt muỗi. Vì vậy các chỉ số về mật độ muỗi SXHD ở các địa phương thường không chính xác, kéo theo các chỉ số này chưa 2 phản ánh đúng tình hình muỗi truyền bệnh cũng như chức năng cảnh báo dịch bệnh SXHD của các chỉ số véc tơ. Trên thế giới, có nhiều phương pháp trong giám sát muỗi Aedes như bẫy bọ gậy, bẫy đèn CDC, bẫy dính, máy hút muỗi cầm tay,… đã và đang được nghiên cứu áp dụng [20], [22], [31]. Trong đó, bẫy Gravid Aedes Trap (GAT) với nhiều ưu điểm như không sử dụng điện năng, dễ bảo trì, dễ di chuyển, thích hợp nơi có nguồn nhân lực ít, giá thành rẻ hơn so với các bẫy khác [13], [33]. Hơn nữa, bẫy GAT đang được Bộ Y tế cho phép trong nghiên cứu để giám sát véc tơ thu thập muỗi truyền bệnh SXHD. Vì vậy, việc triển khai các nghiên cứu thử nghiệm về tính hiệu quả của bẫy GAT là cần thiết nhằm thu thập và cung cấp số liệu chính xác, từ đó tạo cơ sở để đề xuất triển khai, áp dụng phương pháp mới thu thập muỗi, giám sát véc tơ SXHD. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của bẫy Gravid Aedes Trap trong thu thập muỗi truyền bệnh sốt huyết Dengue tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả thu thập các loài muỗi Aedes của bẫy GAT tại phường Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định. - Xác định chỉ số mật độ muỗi SXHD trong thời gian đặt bẫy GAT ở các điểm nghiên cứu. - Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng trong việc sử dụng bẫy GAT để thu thập muỗi truyền bệnh SXHD. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Bẫy Gravid Aedes Trap (GAT). + Muỗi Ae.aegypti và Ae. albopictus. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 100 HGĐ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trong năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp chọn mẫu. - Phương pháp theo dõi. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thu thập số liệu. - Phân tích và xử lí số liệu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa trong việc định hướng và phát triển các phương pháp giám sát muỗi hiệu quả hơn trong chương trình phòng chống SXHD quốc gia. Kết quả thu được của đề tài góp phần giám sát véc tơ, dự báo tình hình dịch bệnh SXHD ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, qua đó làm cơ sở đánh giá được tình hình dịch bệnh SXHD tại Bình Định. Nhân rộng biện pháp phòng tránh bệnh SXHD bằng cách sử dụng bẫy GAT, góp phần phòng chống bệnh SXHD cho cộng đồng. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về muỗi truyền bệnh SXHD Virus Dengue là tác nhân gây bệnh SXHD thông qua muỗi Aedes, thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae (Hình 1.1). Virus này có dạng hình cầu, gồm một nucleocapsid có tính đối xứng lập thể chứa phân tử ARN, gây bệnh SXHD với 4 chủng kháng nguyên gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 [1]. Muỗi Aedes thường tập trung ở những nơi thiếu ánh sáng và có khả năng sống lâu đủ để truyền bệnh từ người đang nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Hình 1.1. Virus Dengue và muỗi Aedes truyền bệnh SXHD 1.1.1. Véc tơ và đặc tính muỗi Aedes trong chu trình truyền bệnh SXHD Có 2 véc tơ lây truyền SXHD là muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong đó muỗi Ae. aegypti là véc tơ chủ yếu gây bệnh (Hình 1.2). Các chỉ số véc tơ được dùng để xác định các vùng nguy cơ cao, biến động dịch bệnh theo mùa và triển khai công tác phòng chống dịch bệnh cần thiết. Ae. aegypti Ae. albopictus Hình 1.2. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đang hút máu. 5 Muỗi Ae. aegypti có nguồn gốc từ châu Phi và đến nay xuất hiện hầu hết ở các vùng Ôn đới, Cận nhiệt đới, Nhiệt đới trên khắp thế giới [29]. Ae. aegypti có kích thước trung bình, thân màu đen bóng, vẩy trắng bạc tạo thành cụm hay từng đường trên thân. Ngoài ra, trên mặt lưng của chúng có những khoang trắng nên hay gọi là muỗi vằn hoặc muỗi sọc rằn. Muỗi trú đậu ở nhiều nơi, đặc biệt là những chỗ mát và thiếu ánh sáng. Muỗi Ae. aegypti hoạt động nhiều vào ban ngày, nhất là lúc sáng sớm hay chiều tối. Trong trường hợp chúng hút máu người bệnh chứa virus Dengue thì sau 3 ngày có thể truyền virus đến suốt đời. Chu kì vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn phát triển, kéo dài khoảng từ 15 đến 20 ngày (Hình 1.3). Tỉ lệ sống sót từ trứng đến muỗi trưởng thành trung bình là 59,7% [11], [23]. Hình 1.3. Vòng đời và trứng của muỗi Ae. aegypti - Giai đoạn đầu tiên (Trứng): Muỗi thường đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100-400 trứng. Kích thước, hình dáng của trứng thay đổi theo từng loài, trung bình dài 0,5 mm. Trong điều kiện thích hợp trứng sẽ nở sau 2-3 ngày. - Giai đoạn 2 (Bọ gậy): Trứng muỗi nở ra ấu trùng, hay thường gọi là bọ gậy. Chúng rất di động, lặn xuống đáy để tìm thức ăn và hô hấp bằng cách nổi lên mặt nước. Giai đoạn này kéo dài 8-12 ngày. 6 - Giai đoạn 3 (Lăng quăng): Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng, hay còn gọi là lăng quăng. Lăng quăng có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1-5 ngày, di động, không ăn, thở bằng 2 ống thở. - Giai đoạn 4 (Muỗi trưởng thành): Muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút. Muỗi Ae. albopictus có nguồn gốc từ Châu Á, chúng lây lan và phát triển rộng khắp thế giới và được xếp vào loài muỗi xâm lấn với tốc độ nhanh. Chúng phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài Ae. albopictus thường sống trong các bụi cây, đám cỏ. Chúng thường sống ngoài trời không giống như Ae. aegypti tiếp cận với người thường xuyên hơn nên vai trò truyền bệnh của nó ít hơn. Ở Việt Nam, loài muỗi này sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn và miền núi [27]. Muỗi Aedes sau khi hút máu người bệnh SXHD hoặc người bệnh mang virus Dengue, sau đó truyền sang người khỏe mạnh (Hình 1.4). Hình 1.4. Chu trình truyền bệnh SXHD 1.1.2. Các biện pháp phòng chống bệnh SXHD Hiện nay, phòng chống SXHD còn nhiều khó khăn trong giám sát số ca bệnh, xử lí ổ dịch, điều trị, xét nghiệm và vắc xin phòng bệnh. Vì thế, phòng SXHD cần phối hợp nhiều biện pháp với sự tham gia của cả cộng đồng. 7 1.1.2.1. Biện pháp vật lý - Vệ sinh môi trường Biện pháp này bao gồm sử dụng các loại bẫy không có hóa chất, máy hút cơ học để thu hút và tiêu diệt muỗi. Bên cạnh đó, biện pháp vệ sinh môi trường như loại bỏ các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà để giảm nguồn sinh sản của muỗi. Biện pháp này đòi hỏi làm thường xuyên và phụ thuộc vào ý thức của người dân [34]. 1.1.2.2. Biện pháp sinh học Biện pháp sinh học được biết đến từ lâu dựa trên cơ sở tồn tại các tác nhân thiên địch như sinh vật ăn mồi, côn trùng sống cạnh tranh hoặc những tác nhân gây bệnh tham gia vào việc điều tiết quần thể. Để diệt bọ gậy Aedes, một số sinh vật ăn bọ gậy như cá bảy màu Guppy, Cyclopid copepod, Mesocyclops đã được áp dụng thử nghiệm mang lại hiệu quả diệt bọ gậy tốt [35]. Vũ Sinh Nam (2005, 2012) đã thử nghiệm Mesocyclops tại miền Trung và miền Nam của Việt Nam cho thấy hiệu quả giảm mật độ muỗi Aedes tại điểm thử nghiệm. 1.1.2.3. Biện pháp hóa học Biện pháp phổ biến và có hiệu quả cao nhất là sử dụng hóa chất diệt côn trùng có thành phần hóa học với độc tố để phun, diệt, ức chế phát triển, kiểm soát muỗi ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Các nhóm hóa chất thường được sử dụng: - Nhóm Clo hữu cơ: Nhóm hóa chất ra đời đầu tiên với các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền trong môi trường tự nhiên và thời gian phân hủy dài nên ảnh hưởng môi trường, độc tính cao với côn trùng và động vật máu nóng. Những hóa chất như Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, đã bị cấm sử dụng do gây hại môi trường và sức khỏe con người. 8 - Nhóm Carbamat: Là nhóm hóa chất ra đời thứ 2 với các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền trong môi trường tự nhiên, có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Nhóm carbamat bao gồm các hợp chất như izolan, dimetan, pyramat, pyrolan, do có hiệu lực thấp và giá thành cao nên ít được sử dụng. - Nhóm Phospho hữu cơ: Là nhóm hóa chất thứ 3 ra đời sau năm 1960 có phổ rộng tác dụng nhanh trong việc phòng chống côn trùng gây hại. Nhóm Phospho hữu cơ ức chế cạnh tranh pseudocholinesterase và acetylcholinesterase, ngăn chặn sự thủy phân và bất hoạt acetylcholine. Acetylcholine tích lũy gây tê liệt hệ thống thần kinh của côn trùng. Nhóm này cũng có độc tính cao với người, không bền vững trong môi trường như nhóm clo và có mùi khó chịu nên hiện nay chỉ được sử dụng ở mức hạn chế. - Nhóm Pyrethroid: Là nhóm hóa chất thứ 4 ra đời từ năm 1970, đầu tiên là Pyrethrin chiết xuất từ hoa cúc Pyrethrum (Chrysanthemum cinerariaefolium). Nhóm pyrethroid có nguồn gốc thực vật gồm allethrin (phân nhóm 1) có tác dụng diệt ruồi và muỗi nhưng không chịu được tác động của ánh sáng, tetramethrin, resmrthrin, phenothrin... (phân nhóm 2), permethrin, fenvalerat (phân nhóm 3) có tác dụng diệt côn trùng mạnh, chịu được tác động của ánh sáng, cypermethrin, deltamethrin... (phân nhóm 4). Ở côn trùng, hóa chất nhóm Pyrethroid tác động đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn sự dẫn truyền xung động của kênh natri dọc sợi trục của tế bào thần kinh côn trùng, ngăn cản và kìm hãm sự truyền xung động trong tế bào thần kinh. Hiện nay, hóa chất thuộc nhóm pyrethroid được sử dụng rộng rãi, tự hủy nhanh trong đất, có tác dụng diệt tốt với côn trùng [30]. - Nhóm Neonicotinod: Là nhóm hóa chất ra đời những năm 1980, hóa chất nicotine là một loại alkaloid trong lá cây thuốc lá; cơ chế của nhóm này tác động 9 lên thần kinh, bao gồm các hóa chất acetamiprid, clothianidin, imidacloprid, nitenpyram và hóa chất nithiazine, thiacloprid, thiamethoxam. So với nhóm Phospho hữu cơ, nhóm neonicotinoid có độc tính thấp hơn ở lớp chim và động vật có vú [26]. - Nhóm ức chế sinh trưởng: Bên cạnh biện pháp phòng chống muỗi trưởng thành, nghiên cứu diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh bằng độc tố các vi khuẩn, hóa chất hoặc chất điều hòa sinh trưởng đang được nhiều quốc gia và các chương trình nghiên cứu quan tâm. Hóa chất ức chế sinh trưởng tác động vào sự phát triển cơ thể bọ gậy và muỗi gồm 2 nhóm theo đích tác động vào cơ thể muỗi: + Nhóm ức chế kitin ngăn chặn sự phát triển và lột xác của muỗi: gồm 11 hoạt chất thuộc phân nhóm Benzoylureas, tiêu biểu là Diflubenzuron. + Nhóm ức chế sự phát triển hóc môn trẻ (Juvenile hormone) tác động lên muỗi trong 2 giai đoạn ngắn của thời kỳ sinh trưởng là bọ gậy và lăng quăng, ức chế quá trình lột xác gồm 5 hoạt chất trong đó có Pyriproxyfen. 1.2. Tình hình bệnh SXHD trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. SXHD trên thế giới và khu vực Đông Nam Á Nghiên cứu của Wilder-Smith (2019) trong 13 năm (2000-2013) cho thấy số ca SXHD tăng 400% trên toàn cầu [15]. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia ghi nhận có dịch SXHD, tuy nhiên đến nay dịch SXHD đã lan rộng ra 128 quốc gia ở Nam Mỹ, Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong đó, khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chiếm 75% số ca SXHD. Đáng lưu ý, thống kê trong vòng 9 năm (2010-2019) số ca SXHD tăng từ 2,2 triệu người lên 3,6 triệu người [ 3 7 ] . Nghiên cứu của Salles (2018) cho thấy tỉ lệ SXHD ở khu vực Đông Nam Á cao gấp 18 lần so với khu vực Châu Mỹ [32]. Tác giả Lee (2017) nhận định Philippines, Malaysia, Việt Nam là những nước có tỉ lệ mắc SXHD cao nhất trong khu vực [24]. 10 Trong báo cáo về SXHD toàn cầu năm 2020, WHO lưu ý số ca bệnh tăng 30 lần trong vòng 50 năm qua và cảnh báo dịch đang lây lan với khả năng bùng phát cao ở những khu vực mới. Trước đó, vào năm 2019, thế giới đã trải qua một mùa bệnh SXHD kỷ lục với 5,2 triệu ca trên khắp thế giới. Đáng lưu ý, nhiều chuyên gia cho rằng năm 2022 có nguy cơ lập kỷ lục cao về số ca mắc bệnh SXHD. Chỉ trong đầu năm 2022, Châu Mỹ và châu Á là 2 khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng SXHD, dẫn đầu về số ca là Brazil, Peru, Việt Nam, Indonesia và Colombia. Số liệu cũng được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cũng cho thấy châu Á là một điểm nóng khác, tập trung ở khu vực Đông Nam Á. Cao nhất khu vực có Việt Nam với 25.694 ca mắc và 13 ca tử vong - theo báo cáo toàn quốc ngày 08/05/2022. Sau Việt Nam, ở Indonesia tính đến ngày 31/03/2022 ghi nhận 22.331 trường hợp SXHD. Malaysia với 13.651 trường hợp tính đến ngày 07/05/2022. Tại Campuchia, tiến sĩ Leang Rithea, giám đốc chương trình SXHD Quốc gia, Bộ Y tế vào ngày 07/06/2022 cũng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, Campuchia đã ghi nhận 1.125 trường hợp mắc SXHD, tăng 625 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Năm 2021 chỉ có 500 trường hợp mắc và không ghi nhận bất cứ trường hợp tử vong nào. Các nhà nghiên cứu mô hình dự đoán trước đây đã chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu sẽ mở rộng ra các khu vực địa lí tạo điều kiện muỗi phát triển mạnh. Bệnh SXHD ở các khu vực nhiệt đới thuộc Đông Nam Á, châu Phi cận Sahara và tiểu lục địa Ấn Độ tình hình SXHD có thể kéo dài hơn 4 tháng. Với số ca SXHD dự đoán tiếp tục tăng cao và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn nữa trong cuối năm 2022.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan