Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Học tiếng pháp cơ bản...

Tài liệu Học tiếng pháp cơ bản

.PDF
667
1169
120

Mô tả:

HỌC TIẾNG PHÁP CƠ BẢN 1 LỜI NÓI ĐẦU Ngôn ngữ của một dân tộc thường gồm hai loại chính: ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ giao tiếp, hay còn gọi là khẩu ngữ, là loại mà người ta dùng để nói với nhau hàng ngày, hỏi han nhau, trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm với nhau; đó là ngôn ngữ gốc của loài người. Ngôn ngữ viết là loại được con người thể hiện trong các văn bản, báo chí, sách vở; đó là loại ngôn ngữ ít nhiều đã được cách điệu theo những mục tiêu nhất định. Ngôn ngữ giao tiếp của mỗi dân tộc có những nét riêng. Trong tiếng Pháp, khi yêu cầu một người lạ làm một việc gì đó, người ta phải nói đệm thêm “s'il vous plaît” (nếu điều đó làm ông vui lòng), mà người Việt Nam chỉ nói: “Ông làm ơn / Xin ông ...”. Đôi khi trong ngôn ngữ giao tiếp, người Pháp còn dùng nghĩa bóng, ví dụ như câu: “Occupez vous de vos oignons !” có nghĩa đen là: “Hãy chăm sóc các cây hành tây của mình”, nhưng lại có nghĩa bóng có tính răn đe là: “Anh 2 hãy lo cái thân mình đi đã !”. Hay: “On ne vous demande pas l'heure” có nghĩa đen là: “Người ta không hỏi giờ anh”, nhưng lại có nghĩa bóng có vẻ khó chịu là: “Tôi không muốn nói chuyện với anh”, v.v.. Trong sách này, khi nghĩa bóng xa nghĩa đen quá, chúng tôi đưa thêm nghĩa đen trong dấu ngoặc đơn. Có một điều cần chú ý là đại từ tiếng Pháp rất hạn chế, trong khi ở tiếng Việt lại rất phong phú, tùy theo người mà dùng, như câu tiếng Pháp “Je suis très content de vous revoir” thì trong tiếng Việt, nếu ta nói với một cô giáo, sẽ có nghĩa là “Tôi rất vui lòng được gặp lại cô”, nhưng nếu nói với một ông thủ trưởng cũ thân tình thì là: “Em rất vui lòng được gặp lại bác”, mà không thân lắm thì lại là: “Tôi rất vui lòng được gặp lại ông”. Như vậy, về đại từ tiếng Pháp, ta cần chú ý là khi giao tiếp với một người cần giữ phép lịch sự, như cấp trên, khách lạ, v.v. thì phải gọi người ta là “vous” (ngài, ông, bà, cô, bác, chú, anh, chị), tuy 3 rằng ta vẫn học ở trường “vous” có nghĩa là “các anh”, và chỉ khi nào giao tiếp với bố mẹ, anh chị em, cô chú thân tình, bạn bè, v.v. thì mới gọi đối tác là “tu”. Tất nhiên, khi giao tiếp với một số người, dù là lạ hay thân tình, ta cũng vẫn dùng từ “vous”, và khi đó nó có nghĩa là: “các ngài, các ông, các bà, các cô, các bác, các chú, các anh, các chị, các bạn, các cậu, chúng mày”. Để tiện cho việc sử dụng, chúng tôi phiên âm các từ tiếng Pháp theo âm tiếng Việt. Xin bạn đọc chú ý là việc phiên đó chỉ có tính chất tương đối, vì tiếng Pháp có những âm mũi mà tiếng Việt không có âm tương đương, ví dụ âm “-en” phiên là “-ăng”, “un” là “oong”, ... chỉ là tương đối. Những âm câm sẽ bị bỏ không phiên hoặc thay bằng dấu ' , ví dụ: madame (ma-đa-m'). Ngoài ra, chúng tôi sử dụng f thay ph cho gọn, z thay d để khỏi lầm với đ, j thay gi và sh thay s để nhấn mạnh sự uốn lưỡi khi đọc. Cần chú ý một điều là khi nói, người Pháp hay nối vần 4 giữa các từ gần nhau, ví dụ “c'est une” đọc là: “xe tuy-n'”, tức là chữ -t ở từ “c'est” đọc nối với từ “une” thành: “tuy-n'”. Và gặp chữ -r hay r- luôn phải uốn lưỡi. NGƢỜI BIÊN SOẠN 5 Phần 1 NHỮNG CÂU THƢỜNG DÙNG TRONG GIAO TIẾP Chƣơng 1 CHÀO VÀ HỎI THĂM 1. Chào Những câu thường dùng - Bonjour ! (bông-jua-r) Chào / Xin chào ! 6 - Bonjour, Madame ! (bông-jua-r, ma-đa-m') Chào bà ! - Bonjour, Mademoiselle ! ( bông-jua-r, ma-đmoa-zel') Chào cô ! - Bonjour, Monsieur ! (bông-jua-r, mơ-xiơ-r) Chào ông ! - Bonsoir ! (bông-xoa-r) Chào (buổi tối) ! - Bonsoir, Madame ! 7 (bông-xoa-r, ma-đa-m') Chào bà (buổi tối) ! - Bonsoir, Mademoiselle ! (bông-xoa-r, ma-đmoa-zel') Chào cô (buổi tối) ! - Bonsoir, Monsieur ! (bông-xoa-r, mơ-xiơ-r) Chào ông (buổi tối) ! Thêm chức vị vào câu chào khi đối tác có địa vị cao - Bonjour / Bonsoir, Monsieur le professeur ! (bông-jua-r / bông-xoa-r, mơ-xiơ-r lơ prô-fe-xơ-r) Chào giáo sư ! 8 - Bonjour / Bonsoir, Madame la directrice ! (bông-jua-r / bông-xoa-r, ma-đa-m' la đi-rec-tri-x') Chào bà giám đốc ! Khi đứng trước nhiều người - Bonjour, messieurs, mesdames ! (bông-jua-r, mê-xiơ-r mê-đa-m') Xin chào các ông, các bà ! - Bonsoir, messieurs, mesdames (bông-xoa-r, mê-xiơ-r mê-đa-m') Xin chào các ông, các bà (buổi tối) ! - Bonjour, tout le monde ! (bông-jua-r, tu lơ mông-đ') 9 Xin chào mọi người ! Giữa đồng nghiệp và bạn bè - Bonjour, Marie ! (bông-jua-r, ma-ri) Chào Mari ! - Bonjour, Pierre ! (bông-jua-r pi-er') Chào Pierre ! - Salut ! (xa-luy) Chào ! - Salut, Colette ! 10 (xa-luy, cô-let-t') Chào Colette! - Salut mon vieux ! (xaluy, mông viơ) Chào anh bạn ! - Salut tout le monde ! (xaluy tu lơ môn-đ') Chào các anh / Chào cả nhà ! Vài điều cần lƣu ý. Tiếng Pháp không có lời chào buổi chiều. “Bonjour” được dùng từ sáng sớm cho đến khi trời đã muộn, và khi trời tối đến lúc đi ngủ thì chào “Bonsoir”. Khi chào hỏi người chưa quen biết, người Pháp gọi người nam là “Monsieur” (ông, viết tắt là M.), 11 người nữ là “Madame” (bà, viết tắt là Mme.), hoặc “Mademoiselle” (cô, viết tắt là Mlle.); đoán tuổi người phụ nữ từ 25 trở lên dù không biết đã kết hôn hay chưa vẫn gọi là Mme. Nếu người nữ trẻ tuổi nhưng đã kết hôn, khi người khác gọi là Mlle., cô ấy sẽ chủ động sửa lại thành Mme., và sau đó thì không được dùng lại Mlle. nữa. Giữa những người có quan hệ thân thiết, khi chào hỏi có thể trực tiếp gọi tên. Người Pháp rất coi trọng cử chỉ của bản thân, coi trọng sự có giáo dục. Vì thế dù không quen biết, nhưng khi gặp người khác ở hành lang, thang máy, tình cờ gặp nhau trên đường, cũng nên chào hỏi, nhưng chỉ nói : “Bonjour / Bonsoir” (Xin chào), không cần thêm các từ xưng hô. Khi tình cờ gặp nhau - Tiens ! M. / Mme. / Mlle … ! 12 (chiêng! mơ-xiơ / ma-đa-m' / ma-đmoa-zel') Kìa! Có phải đây là ông / bà / cô …. không ạ ? - Quelle agréable surprise de vous voir ici ! (kel' la-grê-a-bl' xuyêc-priz' đơ vu voa-r i-xi) Không ngờ lại may mắn được gặp ông / bà / cô ở đây ! - N’êtes-vous pas M./ Mme./ Mlle. … ? (nê-t' vu pa mơ-xiơ / ma-đa-m' / ma-đmoa-zel') Có phải ông / bà / cô là … không ạ ? - Quel plaisir de vous rencontrer ! (kel ple-zir đơ vu răng-công-trê) Rất vui mừng được gặp ông / bà / cô. - Je suis très content de vous revoir. (jơ xuy tre công-tăng đơ vu rơ-voa-r) 13 Tôi rất vui lòng được gặp ông / bà / cô. - Je suis très heureux de te rencontrer ici. (jơ xuy tre zơ-rơ đơ tơ răng-công-trê i-xi) Rất vui được gặp cậu ở đây. - Tiens ! C’est toi Michel? Quelle surprise ! (chiêng ! xe toa mi-shel? kel' xuyêc-priz) Kìa ! Michel đấy à? Sao lại gặp được cậu ở đây thế này ! - Oh, ce n’est pas possible, comment peux-tu venir ici? (ô, xơ ne pa pô-xi-bl', com-măng pơ-tuy vơ-nia-r ixi?) Ồ! Mình không nghĩ rằng cậu lại có thể đến đây ! - Ça fait longtemps qu’on ne s’est pas vu, hein? 14 (xa fe lông-tăng công nơ xe pa vuy, hanh) Chúng ta đã lâu rồi không gặp nhau, phải không? - En effet, 3 ans se sont écoulés depuis notre dernière rencontre. (ăng nef-fê, troa zăng xơ xông tê-cu-lê đơ-puy nôtr' đec-ni-e-r' răng-công-tr') Đúng vậy, từ lần gặp trước đến giờ đã 3 năm rồi còn gì. 2. Hỏi thăm Hỏi thăm người khác - Comment allez-vous ? (com-măng ta-lê-vu ?) Ông / Bà / Cô có được khoẻ không ? 15 - Vous allez bien ? (vu za-lê biêng ?) Ông / Bà / Cô vẫn được khỏe chứ ạ ? - Comment vous portez-vous ? (com-măng vu por-tê-vu ?) Ông / Bà / Cô dạo này có khoẻ không ? - Comment, ça va ? ça va ? (com-măng xa va ? xa va ?) Thế nào, khỏe chứ ? Khỏe chứ ? - Comment vas-tu ? (com-măng va tuy ?) Cậu được khoẻ không ? - Tu vas bien ? 16 (tuy va biêng?) Cậu khỏe chứ ? - Ça va, en forme ? (xa va, ăng for-m' ?) Thế nào, có được đều đều không ? Đáp lại lời hỏi thăm - Je vais très bien, merci. Et vous ? (jơ ve tre biêng, mer-xi. ê vu ?) Tôi vẫn khoẻ, cảm ơn. Còn ông / bà / cô ? - Très bien. Merci. Et toi ? (tre biêng. mer-xi. ê toa ?) Rất tốt. Cám ơn. Còn cậu ? 17 - Ça va. Et toi ? (xa va, ê toa / Được lắm. Còn cậu ? - Moi aussi, merci (moa ô-xi, mer-xi) Tôi / Mình cũng được khoẻ, cảm ơn. - Parfait ! Pas mal (par-fe ! pa mal) Rất tốt! Không có trục trặc gì. - Bof ! Pas trop mal (bôf ! pa trô mal) Tạm được. Không có gì nghiêm trọng. - Comme ci, comme ça 18 (com xi com xa) Nhì nhằng thôi. - Pas du tout (pa đuy tu) Không có gì tốt đẹp. Vài điều cần lƣu ý. Người Pháp thường không muốn nói hoàn cảnh của mình với người khác; chỉ đối với những người rất thân thiết thì mới nói những khó khăn của mình, nếu không thì, dù cảm thấy không tốt nhưng vẫn trả lời “bien” (tốt). Vì thế, ở chỗ đông người rất ít khi nghe thấy hai câu cuối ở đoạn trên. Hỏi thăm tình hình cụ thể 19 - Vous avez fait un bon voyage ? (vu za-vê fe oong bông voay-ia-j' ?) Chuyến đi của ông / bà / cô tốt đẹp chứ ? - Oui, très bien (uy, tre biêng) Vâng, rất tốt. - Non, pas très bien (nông, pa tre biêng) Không, không được tốt lắm. - Non, pas du tout. (nông, pa đuy tu) Không, chẳng ra gì cả. - C’était une catastophe. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan