Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận chính trị quốc tế hiện đại những mặt hạn chế của hệ thống luật chơi tr...

Tài liệu Khóa luận chính trị quốc tế hiện đại những mặt hạn chế của hệ thống luật chơi trong nền chính trị quốc tế đương đại

.PDF
28
566
117

Mô tả:

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ----------------- KHÓA LUẬN BỘ MÔN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI ĐỀ TÀI: NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG LUẬT CHƠI TRONG NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI Giảng viên hướng dẫn : TS.Đỗ Sơn Hải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Sinh Hoàng Lớp : CT38H - 0104 Hà Nội, tháng 12 năm 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH LUẬT CHƠI ....................................... 2 1. Vai trò của nước lớn............................................................................. 2 2. Xung đột hay hợp tác, lựa chọn nào đây?.......................................... 4 CHƯƠNG II: NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG LUẬT CHƠI TRONG NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI ................. 5 1. Sự bất bình đẳng của các luật chơi ..................................................... 5 2. Tính hai mặt của quá trình thực hiện luật chơi ................................ 9 2.1. Thực hiện luật, lách luật................................................................ 9 2.2. Ai giám sát luật chơi, Liệu Pacta Sunt Servanda có trở thành hiện thực? ............................................................................................ 12 2.2.1. Mỹ hay Liên Hợp Quốc có quyền giám sát? ........................... 12 2.2.2. Trừng phạt hay không trừng phạt? ......................................... 14 2.2.3. Trừng phạt như thế nào và hiệu quả ra làm sao? ................... 14 3. Xung đột giữa các luật chơi ............................................................... 19 KẾT LUẬN .................................................................................................... 22 1. “Tính hoang dại” của Luật chơi hiện nay: Luật chơi hay “Luật rừng”? ......................................................................................................... 22 2. Liệu có giải pháp nào để loại bớt và tiến tới loại bỏ hẳn “tính hoang dại” của các luật chơi hiện nay? ............................................................... 23 2.1. Giải pháp ........................................................................................ 23 2.2. Đánh giá ......................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 26 LỜI MỞ ĐẦU Tương tự như mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội được điều chỉnh bởi các quy chuẩn và giá trị, quan hệ của các quốc gia với các thực thể khác trong hệ thống quốc tế bị chi phối bởi một mạng lưới những sự cho phép và ép buộc. Người ta gọi nó là “Luật chơi”. Đây là những nguyên tắc được tất cả các quốc gia khi tham gia vào đời sống quốc tế thừa nhận và cam kết tuân thủ. Xuất phát từ những nguyên tắc đã được quy định trong luật quốc tế, thời gian trôi đi cùng với sự thay đổi không ngừng của tình hình quốc tế, hệ thống luật chơi ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Nó nắm một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cách hành xử của các quốc gia khi tham gia vào đời sống quốc tế, từ đó có thể giải quyết ổn thỏa cũng như hạn chế các xung đột, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Nền chính trị quốc tế hiện nay vận hành thông qua một hệ thống luật chơi đặc thù, được hình thành trong suốt một chặng đường lịch sử lâu dài của loài người. Trong quá trình tương tác giữa các quốc gia hiện nay, các cường quốc hàng đầu luôn muốn nắm lấy cái quyền quyết định luật chơi và bắt các quốc gia “chiếu dưới” phải thực hiện theo. Chính vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực mà hệ thống luật chơi hiện nay mang lại vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế chưa thể khắc phục được. Trong bài khóa luận này em xin được đề cập đến những mặt hạn chế này, bên cạnh đó em cũng nói về một số giải pháp và đánh giá. Do kiến thức của em còn hạn hẹp và nguồn tài liệu tương đối ít nên bài khoá luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, Kính mong nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của thầy để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em tìm hiểu bài khóa luận này theo 2 nội dung lớn như sau: CHƯƠNG I: Sự hình thành luật chơi CHƯƠNG II: Những mặt hạn chế của hệ thống Luật chơi trong nền Chính trị quốc tế đương đại 1 NỘI DUNG TÌM HIỂU CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH LUẬT CHƠI 1. Vai trò của nước lớn Người xưa có câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” để nói về những người dùng sức mạnh về kinh tế vật chất để đạt được mục đích, hay nói cách khác là xoay vãn tình thế sao cho có lợi cho mình nhất. Con người, một cá nhân trong xã hội vẫn luôn thừa nhận điều này như một nguyên tắc bất di bất dịch. Và nhiều con người tạo nên xã hội, xã hội sẽ cấu thành nên một quốc gia, dường như cái nguyên tắc ấy để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người bỗng nhiên lại trở nên vô cùng hợp lý khi áp dụng vào môi trường chính trị quốc tế mà ở đó mối quan hệ nâng lên một mức cao hơn ở cấp độ quốc gia. Từ xưa đến nay, vai trò của những kẻ giàu có trong xã hội luôn được thừa nhận và chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình vận hành xã hội, và tương tự như vậy, xã hội quốc tế cũng luôn giành một sự quan tâm đặc biệt đến các nước lớn, mà có thể nói một cách bạo miệng hơn là chính trường quốc tế là một sân khấu lớn trong đó các nước lớn thủ các vai chính và các nước nhỏ chỉ góp những vai phụ hay diễn viên quần chúng. Chính các nước lớn mới là nhân tố tạo ra các luật chơi của nền chính trị thế giới. Quá trình tương tác giữa họ trong sự giao lưu toàn cầu đã thiết lập nên những luật chơi mà bất kể quốc gia nào khác, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều phải thừa nhận và hành động theo. Chủ nghĩa hiện thực ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là một mô hình lý thuyết hoàn chỉnh. Tư tưởng của các nhà hiện thực đề cao vai trò của các quốc gia, coi quốc gia là thực thể chính yếu nhất của quan hệ quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong khi các quốc gia như Nga, Nhật Bản, Tây Âu,… bị tàn phá một cách nặng nề thì thế giới đã chứng kiến sự thống trị tuyệt đối của Mỹ với xu hướng bành trướng và áp đặt. Chủ nghĩa hiện thực với cái cốt lõi bản chất từ hiện thực khách quan mà rút ra các nội dung tư tưởng có lẽ đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thực tế này. Đối với họ, Mỹ là siêu cường duy nhất, có sức mạnh vượt trội và quyết định hầu như toàn bộ các vấn đề chính trị quốc tế. Chính Mỹ là nước lớn duy nhất có khả năng hình thành cũng như áp đặt các luật chơi trong suốt thời kỳ này. 2 Đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX đã xuất hiện một trào lưu mới, đó chính là chủ nghĩa hiện thực mới được đánh dấu bằng việc phát hành cuốn sách của nhà lý luận người Mỹ K. Waltz "Lý luận chính trị quốc tế" vào 1979. Nhà nghiên cứu này cho rằng chủ nghĩa hiện thực mới đã "chỉnh sửa nội dung thiếu chặt chẽ và rời rạc của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa kinh điển thành một lý thuyết cân đối”. Có lẽ sự ra đời của chủ nghĩa này là hoàn toàn có thể hiểu được, đơn giản bởi vì tình hình chính trị quốc tế luôn biến động không ngừng, và các nhà hiện thực mới với cái nhìn sát sao thực tế sẽ không bao giờ bằng lòng với những tư tưởng trước đây của các nhà hiện thực chủ nghĩa kinh điển. Đối với họ giờ đây, Mỹ tuy vẫn là siêu cường số 1 trên thế giới, nhưng rõ ràng nước Mỹ không còn mạnh như trước nữa, tầm ảnh hưởng của Mỹ cũng không còn bao quát rộng lớn như trước nữa. Cùng với sự nổi lên của các quốc gia khác như Nhật Bản, Tây Âu, Nga, Trung Quốc,.. vai trò siêu cường của Mỹ đang ngày càng bị thách thức. Trật tự thế giới đã thay đổi, Mỹ không còn là quốc gia duy nhất có quyền định hình luật chơi nữa mà thay vào đó là sự tham gia ngày càng nhiều của các nước lớn khác kể trên. Nhìn chung, luật chơi chính là kết qủa của sự tương tác giữa các nước lớn này. Quy trình hình thành một luật chơi trong nền chính trị quốc tế trải qua các giai đoạn sau. Đầu tiên, xuất hiện nước lớn với xu hướng bành trướng và áp đặt. Và để thực hiện chính sách này của mình nước lớn một đã chủ động đưa ra những đề xuất, tất nhiên là những đề xuất này phải phục vụ cho lợi ích quốc gia của nước lớn một này. Trong quan hệ quốc tế, rất ít khi chúng ta bắt gặp một sự hài hòa về lợi ích quốc gia giữa các nước, đặc biệt là những nước lớn, lợi ích của quốc gia này đôi khi lại là hiểm họa tai hại đối với một quốc gia khác. Bởi vậy, sau khi nước lớn một đưa ra đề xuất của họ, mặc nhiên sẽ xuất hiện một nước lớn hai đưa ra phản đề xuất. Va chạm này sẽ giải quyết như thế nào? Xung đột và hợp tác luôn là hai mặt của quan hệ quốc tế. Và để giải quyết va chạm này, hai nước lớn một và hai có thể dùng các biện pháp ngoại giao hoặc chiến tranh. Kết quả của việc giải quyết va chạm này chính là “Luật chơi”. Chúng ta có thể cụ thể hóa quá trình hình thành luật chơi theo sơ đồ sau: 3 Đề xuất Phục vụ LIQG Phản đề xuất Nước lớn 1 Nước lớn 2 Va chạm phải giải quyết bằng ngoại giao hoặc chiến tranh Kết quả của việc giải quyết va chạm là “luật chơi” Sơ đồ quá trình hình thành luật chơi 2. Xung đột hay hợp tác, lựa chọn nào đây? Quá trình giải quyết va chạm giữa các nước lớn luôn là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành luật chơi. Có thể nói luật chơi có công bằng hay không phụ thuộc phần lớn vào lựa chọn giải pháp giải quyết va chạm của các nước lớn. Ở đây, đó chính là hợp tác – đàm phán thương lượng và xung đột – chiến tranh. Nếu như người ta nhắc đến giải pháp đàm phán thương lượng như một trò chơi đôi bên cùng có lợi (win-win game) thì chiến tranh đồng nghĩa với sự mất mát, tổn thất nặng nề, đôi bên cùng thất bại (loselose game). Tuy nhiên một khi chiến tranh đã nổ ra thì nhất định sẽ phải có kẻ thắng người thua, kẻ được người mất, và đương nhiên là bên thắng trận sẽ có quyền quyết định tất cả, áp đặt đối với bên thua trận, đây cũng chính là mặt hạn chế của chiến tranh. Từ bản chất này nghe có vẻ một luật chơi được hình thành thông qua con đường thương lượng đàm phán sẽ có nhiều điểm mạnh và khó có thể tìm thấy bất kỳ một hạn chế nào trong đó so với một luật chơi được hình thành bằng chiến tranh. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải suy xét xem liệu rằng quá trình đàm phán thương lượng đó thực sự đã công bằng? Và những gì mà cả hai bên nhận được sau đàm phán thực sự đã phù hợp và đúng đắn. Tóm lại, dù có thông qua con đường hợp tác hay chiến tranh để tạo ra luật chơi thì ngay chính trong bản thân luật chơi này cũng chứa đựng những mặt hạn chế khó tránh khỏi. 4 CHƯƠNG II NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG LUẬT CHƠI TRONG NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI 1. Sự bất bình đẳng của các luật chơi “Quyền lực vẫn là nhân tố quyết định nội dung của luật chơi” Xã hội phân biệt kẻ giàu người nghèo cũng như chính trị quốc tế có nước lớn nước nhỏ. Trong xã hội đã có kẻ giàu người nghèo chứng tỏ đã có sự phân biệt giai cấp và sự bất bình đẳng diễn ra như một hậu quả tất yếu. Tương tự như vậy, trong quan hệ quốc tế các nước lớn với sức mạnh vượt trội của mình luôn có xu hướng bành trướng, áp đặt các quốc gia nhỏ bé, yếu kém. Quá trình tương tác giữa các quốc gia này hình thành nên các luật chơi có lợi cho họ nhưng lại vô cùng bất lợi đối với các nước nhỏ. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong các luật chơi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng hiện nay quyền lực vẫn là nhân tố quyết định nội dung của luật chơi, Ai có quyền lực thì người đó có quyền quyết định. Quốc gia nào quyền lực càng mạnh thì càng chi phối nhiều hơn đến các công việc của đời sống quốc tế. Các nhà hiện thực chủ nghĩa kinh điển quan niệm rằng trong đời sống chính trị quốc tế không phải tất cả các quốc gia đều bình đẳng như nhau mà chỉ có các nước lớn là có quyền quyết định. Như H. Morgenthau nhấn mạnh: “Không phải tất cả các quốc gia đều tham dự vào nền chính trị quốc tế như nhau. Thái độ của quốc gia đối với chính trị quốc tế là một phẩm chất năng động, Nó thay đổi cùng với sự thay đổi sức mạnh của quốc gia mà có thể đưa quốc gia lên tuyến đầu của chính trị quốc tế, cũng có thể loại bỏ khả năng hành động tích cực trên trường quốc tế của quốc gia đó”1. Tiếp theo Thusydides, những người hiện thực chủ nghĩa cho rằng những quốc gia mạnh làm được những gì mà họ có thể làm, còn các quốc gia yếu thì làm được những gì mà các quốc gia mạnh cho phép họ làm. Mọi trạng thái của quan hệ quốc tế đều lệ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa một số nhỏ các cường quốc. Khi ký kết các liên minh và đồng minh với nhau, khi tham gia vào chiến tranh hoặc các cuộc xung đột, các cường quốc có thể hy sinh vị trí và lợi ích của các nước nhỏ. Theo họ, an ninh quốc tế và trật tự thế giới tuỳ thuộc vào các nước lớn, sẽ được duy trì nếu họ thỏa thuận được với nhau về lợi ích và sẽ bị phá vỡ nếu các thỏa thuận này không đạt được. Trước đây, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh chi phối này của Mỹ, sau đó là đến Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh, và giờ đây là 1 “Quan điểm chủ nghĩa hiện thực về quan hệ quốc tế”, Vũ Thế Hiệp, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam 5 Mỹ, Nga và một số nước lớn khác nữa như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Ấn Độ. Chính các quốc gia này là những nước lớn nắm giữ quyền lực và từ đó chi phối quá trình hình thành các luật chơi áp dụng cho phần còn lại của thế giới. Hẳn là quá bất bất bình đẳng khi diễn ra thực tế là số đông phải phục vụ lợi ích của số ít và làm theo những điều mà phần số ít đó đặt ra, Chúng ta sẽ phân tích qua một số ví dụ để hiểu rõ hơn mặt hạn chế này: Ví dụ thứ nhất là Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt CHDCND Triều Tiên. Liệu rằng đây có phải là quyết định của tất cả? Liên Hợp Quốc, với 193 thành viên, hiện đang là tổ chức có số lượng thành viên chiếm hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nhà sáng lập Liên Hợp Quốc đã thành lập ra Hội Đồng Bảo An bao gồm 5 thành viên thường trực là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp và một nhóm luân phiên các thành viên không thường trực. Hội đồng bảo an có thể được nhìn nhận như một sự hòa nhập khái niệm cân bằng quyền lực thế kỷ 19 và khuôn khổ an ninh tập thể của Liên Hợp Quốc. Với vai trò duy trì hòa bình và an ninh thế giới, Hội Đồng Bảo An có thể thông qua các nghị quyết mang tính ràng buộc theo quy định tại chương VII của hiến chương Liên Hợp Quốc. Nếu năm thành viên thường trực không đồng ý thông qua nghị quyết, mỗi thành viên này có một quyền phủ quyết. Có thể nói quyền phủ quyết có trọng lượng rất lớn, được coi là đặc quyền của chỉ riêng 5 cường quốc này. Bởi vì chỉ với một quyền phủ quyết được đưa ra đồng nghĩa với việc nghị quyết ấy không được thông qua. Về nghị quyết 1718, đây là nghị quyết do Mỹ đề xuất nhằm trừng phạt CHDCND Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ nhất năm 2005. Việc thông qua nghị quyết này hoàn toàn thuộc thẩm quyền quyết định của 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, mà cụ thể hơn là phụ thuộc vào ý chí của năm thành viên thường trực. Nhìn vào quốc gia đề xuất nghị quyết và số lượng các quốc gia tham gia bỏ phiếu chúng ta có thể nhận thấy rằng đây rõ ràng không phải là một quyết định của tất cả. Thậm chí quá trình thông qua nghị quyết này cũng gặp rất nhiều khó khăn do có sự khác biệt về lợi ích giữa năm thành viên thường trực. Việc bỏ phiếu nghị quyết 1718 bị trì hoãn xuất phát từ những lo ngại của Nga và Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Vương Quang Á bình luận, nghị quyết là một "câu trả lời thích hợp", nhưng ông kêu gọi các nước thành viên Liên Hợp Quốc giữ thái độ thận trọng và có trách nhiệm, đồng thời kiềm chế những bước đi mang tính khiêu khích. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov đã khẳng 6 định rằng nghị quyết "không nên nhắc đến việc sử dụng vũ lực và không được chống lại trực tiếp người dân Bắc Triều Tiên"2. Với mong muốn nghị quyết được thông qua, Washington đã phải sửa đổi văn bản này để nhận được sự chấp thuận của Nga và Trung Quốc. Sửa đổi quan trọng nhất là việc xóa bỏ nội dung đề cập đến hành động vũ lực chống lại CHDCND Triều Tiên. Đề nghị cấm vận hoàn toàn về quân sự đối với Bắc Triều Tiên như ban đầu cũng được sửa lại, bằng cách nêu rõ những mặt hàng cụ thể nước này bị cấm nhập khẩu như xe tăng, trực thăng và tên lửa. Nghị quyết 1718 trừng phạt CHDCND Triều Tiên  Yêu cầu Bắc Triều Tiên hủy toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt và tên lửa đạn đạo.  Các nước ngăn cấm việc buôn bán hoặc vận chuyển nguyên vật liệu liên quan đến chương trình vũ khí hủy diệt với Bình Nhưỡng cùng những thiết bị quân sự cỡ lớn như xe tăng, tên lửa và trực thăng.  Yêu cầu các nước phong tỏa những nguồn tài chính ở nước ngoài thuộc sở hữu của những cá nhân và công ty liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.  Cho phép các nước kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên để phát hiện các loại vũ khí hủy diệt.  Nghị quyết không ủng hộ đe dọa về quân sự  Kêu gọi Bình Nhưỡng quay lại vòng đàm phán 6 bên vô điều kiện. Nghị quyết 1718 trừng phạt CHDCND Triều Tiên Qua đó chúng ta thấy được cơ chế thông qua nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc còn quá nhiều bất bình đẳng khi trao thẩm quyền quyết định quá lớn cho năm thành viên thường trực. Bất cứ một nghị quyết nào có được thông qua hay không không phụ thuộc vào ý chí của 193 quốc gia thành viên mà phụ thuộc vào ý chí của chỉ năm thành viên thường trực này. Rõ ràng quyết định tại Hội đồng Bảo an chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là quyết định của tất cả. Ví dụ thứ hai là về Tổ chức thương mại thế giới WTO. Liệu các quy định của WTO có sự nhất trí cao của mọi nước thành viên? 2 http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2006/10/3b9ef510 7 WTO được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Tính đến ngày 26/06/2014, WTO có 160 thành viên chính thức. Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lý qui định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa… Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam cho tất cả các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, đó là:  Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia).  Thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con đường đàm phán).  Nguyên tắc ổn định trong hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế3.  Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh lành mạnh.  Nguyên tắc giành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển và chậm phát triển và khuyến khích các nước đó phát triển và cải cách kinh tế. Vậy cách thức các quốc gia thành viên WTO thỏa thuận để thiết lập nên các nguyên tắc này là như thế nào? Phải chăng trong quá trình ấy có sự tham gia của tất cả các nước thành viên, đạt được sự nhất trí cao nhất từ tất cả các nước thành viên? Đó là những câu hỏi mà các câu trả lời của nó thể hiện một cách sâu sắc nhất hạn chế của chính hệ thống này. Thông thường, các nguyên tắc thương mại toàn cầu được hình thành theo một quá trình như sau:  Một cuộc gặp gỡ chiến lược giữa hai nền kinh tế chủ chốt có thể diễn ra tại một địa điểm không chính thức, ví dụ như tại một nhà hàng. Tại cuộc gặp này, hai bên sẽ đưa ra những đề xuất cũng như những phản đề xuất cho đến khi đạt được một thỏa thuận.  Tiếp theo, một bản dự thảo hiệp định sẽ được chuyển tới những nền kinh tế chính khác. Các nền kinh tế này đưa ra những quan điểm, đánh giá và tiến đến thiết lập một thỏa thuận.  Bản dự thảo hiệp ước có thể tiếp tục được chuyển đến một nhóm lớn hơn các nền kinh tế khác. Cho đến khi bản hiệp ước đạt được sự hài hòa về lợi Nguyên tắc này còn có tên gọi là “có thể dự báo được các rủi ro thương mại”.Xem thêm: WTO, “Understanding the WTO”, Geneva 2008; tr.11-12 3 8 ích giữa các nước thì sẽ không cần thiết phải có những sự tham gia góp ý thêm nữa.  Sử dụng ảnh hưởng của các nước lớn, ban thư ký có thể gây áp lực buộc các nước nhỏ phải chấp nhận hiệp định.  Cuối cùng, hiệp định đã được thương lượng này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại một cuộc họp chính thức, nơi mà gần như chắc chắn sẽ được thông qua. Thông qua quá trình trên chúng ta có thể tự tìm ra cho mình các câu trả lời cho những câu hỏi trên. Rõ ràng quá trình thiết lập các nguyên tắc của WTO tỏ ra thiếu minh bạch và lắm bất công. Quyết định cuối cùng luôn luôn thuộc về các nước lớn có nền kinh tế nắm một vai trò chủ chốt trong tổ chức. Dường như các nước nhỏ không mấy ảnh hưởng đối với quá trình này. Theo như một quan chức của WTO thì điều duy nhất mà các nước nhỏ có thể làm là đóng vai trò như một “kẻ chuyên gây phiền toái”4, còn tất cả các công việc của WTO đều được quyết định một cách không chính thức bởi các nước lớn. Tóm lại, các cơ chế, thể chế quốc tế hiện nay đang hoạt động cùng với những luật chơi được thiết lập chủ yếu bởi các nước lớn, chính điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong chính bản thân các luật chơi này. Một nguyên tắc được thừa nhận trong hầu hết các văn bản luật quốc tế hiện nay là mọi người đều bình đẳng trước luật, nhưng nguyên tắc đó chỉ là trên giấy tờ, còn ngoài đời thực thì luật chưa bao giờ bình đẳng với mọi người. 2. Tính hai mặt của quá trình thực hiện luật chơi 2.1. Thực hiện luật, lách luật Quá trình hình thành luật chơi đã luôn ẩn chứa bao sự bất bình đẳng, bởi vậy trong quá trình thực hiện luật chơi ấy cũng có nhiều vấn đề tiêu cực cần bàn đến. Sự thực hiện luật chơi của các chủ thể trong nền chính trị quốc tế là một quá trình hai mặt. Có những chủ thể thực hiện một cách nghiêm túc, hay nói cách khác tức là tuân thủ luật chơi, nhưng bên cạnh đó có những chủ thể không thực hiện đúng theo những luật chơi này và tìm mọi “kẽ hở” để có thể lợi dụng mà người ta hay gọi là tìm cách “lách luật”. Tại sao lại như vậy? Tại sao cùng một luật chơi đó thôi mà lại có những nước tuân thủ một cách nghiêm túc, ngược lại có những nước không tuân thủ đúng, thậm chí không thực hiện nó, vậy thì tại sao? Nhìn vào quá trình hình thành luật chơi cũng như thực tế áp dụng nó ta có thể thấy được điều này là hoàn toàn có thể dễ hiểu. Bản thân việc hình thành luật chơi đã là một sự bất công lớn bởi vì quyền quyết định đâu có ở tất cả các quốc gia mà chỉ nằm trong tay một số ít 4 http://clg.portalxm.com/library/keytext.cfm?keytext_id=79 9 các nước lớn. Bởi vậy, luật chơi luôn đại diện cho lợi ích của các nước lớn này và không phù hợp thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của phần đông các nước nhỏ. Và hậu quả tất yếu là những nước lớn này sẽ luôn nỗ lực thực hiện mọi biện pháp có thể để luật chơi được duy trì, từ đó bảo vệ lợi ích quốc gia mình. Trong khi đó, các nước nhỏ lại tìm mọi cách để lẩn tránh việc thực hiện những luật chơi không có lợi cho họ, hoặc cố gắng tìm kiếm những kẽ hở của luật chơi để có thể “lách luật”. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ các nước nhỏ thành công trong việc “lách luật” này là rất nhỏ, mà hiện nay chính các nước lớn mới là những chủ thể muốn “lách luật”, hay nói cách khác là lạm dụng luật này một cách quá mức để có thể tối đa hóa lợi ích cho họ, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Chúng ta có thể thấy được điều này trong việc thực thi nghị quyết 1973 của Mỹ và NATO trong cuộc chiến Libya. Đây là nghị quyết được đề xuất bởi Pháp, Li Băng và Vương quốc Anh với nội dung thiết lập vùng cấm bay và cho phép sử dụng vũ lực đối với chính quyền của Muammar Gaddafi trong cuộc nổi đậy tại Libya năm 2011. Nghị quyết được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2011. Mười thành viên Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu quyết, năm thành viên (Brazil, Đức, Ấn Độ và các thành viên thường trực Trung Quốc và Nga) bỏ phiếu trắng, không có phiếu chống. Nghị quyết giao quyền cho cộng đồng quốc tế thiết lập một vùng cấm bay Libya và dùng các phương thức cần thiết nhưng không có chiếm đóng nước ngoài để bảo vệ thường dân. Nội dung chính của Nghị quyết 1973 (2011) như sau:  Áp đặt một vùng cấm bay trên không phận Libya.  Cho phép tất cả các phương tiện cần thiết để bảo vệ dân thường và các khu vực dân sự dân cư.  Tăng cường cấm vận vũ khí và hành động đặc biệt chống lại lính đánh thuê, bằng cách cho phép để kiểm tra bắt buộc đối với các tàu và máy bay.  Áp đặt một lệnh cấm trên tất cả các chuyến bay đi và đến Libya.  Áp đặt một lệnh phong tỏa thuộc sở hữu của các cơ quan chức Libya, và xác nhận lại tài sản đó được sử dụng cho lợi ích của nhân dân Libya.  Mở rộng lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản của Nghị quyết 1970 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bổ sung đối với một số cá nhân và tổ chức Libya. 10 Thiết lập một nhóm chuyên gia để giám sát và thúc đẩy thực hiện xử phạt. Trên thực tế, các hoạt động quân sự đã được phát động gần như ngay sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết này. Nhưng chỉ vài ngày sau khi liên quân Anh-Pháp-Mỹ không kích Libya, dư luận quốc tế đã chuyển dần từ trung lập sang nghi ngờ hoặc phản đối. Lật lại lịch sử trước đây Libya đã từng bị Liên Hợp Quốc cấm vận theo Nghị quyết 748 tháng 4/1992 và Nghị quyết 883 tháng 11-1993. Libya cũng đã từng bị Mỹ tấn công trong chiến dịch Vực El Dorado ngày 15/4/1986. Bởi thế, để không có cớ cho nước ngoài can thiệp, ông Gadhafi lập tức tuyên bố ngừng bắn và ra lệnh cấm máy bay cất cánh. Tuy nhiên, liên quân vẫn không kích. Từ ngày 18/3, hai bên ở Libya đều vi phạm lệnh ngừng bắn. Quân chính phủ vẫn tiến về thành phố Benghazi. Phe nổi dậy vẫn cho máy bay chiến đấu cất cánh. Liên quân viện cớ này để can thiệp nhưng lại thiên vị khi chỉ tấn công quân đội chính phủ. Ông Ân Cương, chuyên viên Ban Âu-Á-Phi thuộc Học viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc phân tích, nghị quyết của Liên Hợp Quốc cho phép áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn quân chính phủ trấn áp phe nổi dậy. Trong biện pháp cần thiết có bao gồm can thiệp quân sự. Tuy nhiên, thời điểm để áp dụng biện pháp cần thiết chỉ khi tại Libya bùng nổ nguy cơ nhân đạo hoặc lệnh áp đặt vùng cấm bay bị uy hiếp. Ví dụ: Nếu máy bay liên quân giám sát vùng cấm bay mà bị súng phòng không uy hiếp thì mới có quyền bắn. Do vậy, hành động can thiệp quân sự của liên quân là lạm dụng sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc, là hành vi chế tài thái quá. Có hai điểm đặc thù trong bối cảnh can thiệp quân sự của liên quân:  Libya đang trong tình thế nội chiến: Hầu hết các nghị quyết của Liên Hợp Quốc mang tính chất chế tài. Nhưng liên quân cho rằng với tình thế nội chiến ở Libya thì chế tài không thể ngăn chặn xảy ra nguy cơ nhân đạo nên viện vào đó sử dụng biện pháp quân sự.  Nguy cơ tại Libya phát sinh do yếu tố nội bộ: Trước nay, việc can thiệp quân sự vào một quốc gia có chủ quyền đều bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài như chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc nước này xâm lược nước khác, như chiến tranh ở Iraq năm 1991 và năm 2003. Lần này, liên quân can thiệp vào Libya lại xuất phát từ nguy cơ nội bộ (quân đội chính phủ trấn áp phe nổi dậy).  11 Rõ ràng Mỹ và NATO dùng “kẽ hở” của Nghị quyết 1973 làm “lá chắn” cho các hành động quân sự thái quá của mình5. Điều này chứng tỏ rằng Mỹ và NATO quyết tâm giành được mục tiêu là lật đổ chính quyền của tổng thống Gadhafi – một chính quyền mà Mỹ và NATO đều không ưa gì. Ví dụ trên cho chúng ta thấy được, các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp,.. lại chính là các cường quốc muốn “lách luật”. Đó cũng là lẽ thường tình bởi vì họ có uy quyền, họ có sức mạnh áp đặt nên việc họ hành động bằng mọi cách, thậm chí đi ngược lại với giá trị mà họ hướng tới, để có thể đạt được mục tiêu của mình là hoàn toàn có thể hiểu được. Hậu quả là nhiều nước lo ngại tiền lệ ở Libya có khả năng xảy ra với họ, đặc biệt là các nước không có biện pháp chống đỡ hiệu quả. Từ tiền lệ này, nhiều nước có thể nghĩ cách dĩ độc trị độc nhằm chống nước ngoài can thiệp, như vậy càng gây nhiều nguy cơ cho chính trị quốc tế. Hành động can thiệp vào Libya cho thấy rõ, quốc tế ngày càng áp dụng phổ biến chủ trương “nhân quyền cao hơn chủ quyền” đối với các nước nhỏ, yếu, có nội chiến. 2.2. Ai giám sát luật chơi, Liệu Pacta Sunt Servanda có trở thành hiện thực? Một quốc gia dân tộc điều hành nhân dân thông qua việc xây dựng nên luật pháp hay những nguyên tắc và áp dụng chúng vào thực tiễn đời sống. Bộ máy chính quyền của quốc gia này sẽ là cơ quan giám sát việc thực thi những nguyên tắc, luật lệ ấy. Mở rộng hơn ra với môi trường quốc tế, không chỉ là những luật lệ điều chỉnh quan hệ xã hội giữa đối tượng là người với người trong một quốc gia nữa mà đã nâng lên thành cấp độ mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Xã hội hoạt động dựa trên các nguyên tắc, luật pháp mà quốc gia ban hành, cộng đồng các quốc gia trên thế giới cũng hoạt động dựa trên những luật chơi đã được hình thành giữa họ. Nhưng nếu trong quốc gia, bộ máy chính quyền là cơ quan giám sát việc thực hiện luật pháp thì mở rộng hơn trong môi trường chính trị quốc tế ai hay cơ cấu, tổ chức nào sẽ giám sát luật chơi? Và liệu rằng Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế - Pacta Sunt Servanda có trở thành hiện thực? Đó là những câu hỏi khó có thể tìm ra được một câu trả lời phù hợp nhất. 2.2.1. Mỹ hay Liên Hợp Quốc có quyền giám sát? Khi Hội Quốc Liên thành lập vào thế kỷ 19, người ta đã đạt niềm tin và mong chờ tổ chức này sẽ là một tổ chức toàn cầu, đứng trên mọi quốc gia để 5 http: //quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/NATO-dung-ke-ho-Nghi-quyet-1973-lam-lachan/20115/145701.datviet 12 giữ gìn trật tự cũng như an ninh trên thế giới. Nhưng qua quá trình hoạt động mờ nhạt cộng với những thay đổi chóng vánh của tình hình thế giới mà tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra năm 1914, tổ chức này đã không thể hiện được vai trò của mình và dẫn tới sự tan rã. Đến năm 1945, các quốc gia trên thế giới mà đứng đầu là Mỹ lại một lần nữa thiết lập nên một tổ chức quốc tế khác giống với Hội Quốc Liên nhưng có sự phát triển ở mức độ cao hơn, đó là Liên Hợp Quốc. Đây là tổ chức ra đời với nỗ lực lấp đầy những thiếu xót mà Hội Quốc Liên để lại. Hiện nay với 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã trở thành một tổ chức toàn cầu được tất cả các nước giao cho nhiệm vụ đảm bảo hòa bình cho cả thế giới. Liệu đây có phải là tổ chức chịu trách nhiệm giám sát luật chơi trong nền chính trị quốc tế? Khi đề cập đến Hội Quốc Liên hay giờ đây là Liên Hợp Quốc, người ta không thể không nhắc đến vai trò của cường quốc số 1 thế giới là Mỹ. Có thể nói với vai trò và vị thế to lớn của mình trên trường quốc tế, hiện nay Mỹ vẫn là quốc gia chi phối chủ yếu đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Vì lợi ích quốc gia, Mỹ điều khiển Liên Hợp Quốc sao cho có lợi nhất cho mình (tuy hiện nay vai trò và sự điều khiển của Mỹ đã giảm nhưng vẫn còn mạnh). Mỹ là một nhân tố chủ chốt trong việc hình thành luật chơi và cũng đóng luôn vai trò là người giám sát luật chơi ấy. Do đó khi đề cập đến vai trò giám sát của Liên Hợp Quốc, người ta thường quy cho là vai trò giám sát của Mỹ. Bởi vậy, Liên Hợp Quốc – một tổ chức được mong đợi đại diện cho lợi ích của tất cả các quốc gia, đứng trên mọi quốc gia sẽ khó có thể thực hiện chức năng đúng đắn của nó nếu như vẫn tồn tại sự chi phối mạnh mẽ của Mỹ (và các cường quốc khác như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp). Lật lại quá khứ, đã không ít lần Mỹ sử dụng ảnh hưởng chi phối này để phục vụ cho mục đích của mình. Ví dụ, nghị quyết 1718 hay sau này là nghị quyết 1874 do chính Mỹ đề xuất tại Hội đồng Bảo an nhằm trừng phạt CHDCND Triều Tiên sau khi nước này tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2005 và năm 2009, hay các nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhằm can thiệp quân sự vào Iraq và Afghanistan mà Mỹ cũng chính là quốc gia đề xuất và trực tiếp tham gia vào quá trình thực thi, giám sát. Qua đó ta có thể thấy được trong nền chính trị quốc tế hiện nay vẫn còn thiếu một cơ chế đứng trên tất cả các quốc gia, đại diện cho lợi ích của tất cả các quốc gia và giám sát quá trình tham gia hoạt động quốc tế của tất cả các quốc gia đó. Liên Hợp Quốc luôn được mong chờ sẽ trở thành một tổ chức như vậy, nhưng sẽ là khó để Liên Hợp Quốc trở thành một tổ chức như 13 vậy nếu vẫn còn tồn tại sự chi phối phần lớn của Mỹ (cũng như các cường quốc khác như Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp). Vấn đề xác định xem ai hay tổ chức nào hiện đang giữ vai trò giám sát luật chơi luôn là một vấn đề rất hóc búa. Liệu Mỹ hay Liên Hợp Quốc đang đảm nhiệm vai trò này? Chính sự mập mờ trong việc xác định câu trả lời cho câu hỏi ấy đang thực sự gây ra nhiều vấn đề khó khăn mang tính tiêu cực cao trong quá trình áp dụng cũng như thi hành các luật chơi. Chúng ta có thể lấy vấn đề trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra làm ví dụ. 2.2.2. Trừng phạt hay không trừng phạt? Khi một quốc gia vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của mình sẽ bị Liên Hợp Quốc lên án. Nếu sự lên án này không đủ mạnh để buộc quốc gia ấy tuân thủ trở lại các nghĩa vụ quốc tế thì Liên Hợp Quốc sẽ dùng đến các biện pháp trừng phạt. Vấn đề có trừng phạt hay không không phụ thuộc vào tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc mà phụ thuộc vào 15 thành viên của Hội đồng Bảo an, mà cụ thể là phụ thuộc phần lớn vào ý chí của 5 thành viên thường trực là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Điều 41, chương 7 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định về các biện pháp trừng phạt như sau: “Hội đồng Bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên Hiệp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến và các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao”6 Thực tế thì Mỹ và các nước đồng minh thường là các quốc gia đưa ra những đề xuất trừng phạt các quốc gia mà họ cảm thấy là những “cái gai trong mắt” mình. Họ đã sử dụng tối đa biện pháp này để đạt được mục tiêu đề ra. Chúng ta đã biết đến các nghị quyết 1718, 1878 trừng phạt CHDCND Triều Tiên, nghị quyết 661 trừng phạt kinh tế lên Iraq, nghị quyết 1973 thiết lập vùng cấm bay chống Libya… 2.2.3. Trừng phạt như thế nào và hiệu quả ra làm sao? Việc quyết định thông qua một lệnh trừng phạt trong Hội đồng Bảo An chưa bao giờ là dễ dàng và dường như quá trình này vẫn còn tiềm ẩn quá nhiều những bất công và tiêu cực. Và đến khi lệnh trừng phạt đã được thông qua rồi thì lại gặp rất nhiều vấn đề xung quanh việc trừng phạt như thế nào 6 http://vi.wikisource.org/wiki/Hiến_chương_Liên_Hiệp_Quốc#.C4.90i.E1.BB.81u_41 14 hay nói cách khác là thi hành lệnh trừng phạt này ra sao và hiệu quả của nó như thế nào? Chúng ta quay lại ví dụ trên với nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an trừng phạt CHDCND Triều Tiên để thấy được các quốc gia đã thi hành nghị quyết này như thế nào và hiệu quả của nó ra làm sao. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 1718 Hội đồng Bảo an, nhiều nước muốn giữ quan hệ kinh tế với CHDCND Triều Tiên. Các nước này đã cam kết sẽ tuân thủ Nghị quyết 1718 của HĐBA LHQ, song bày tỏ mong muốn việc này không ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế - thương mại của họ với CHDCND Triều Tiên. Có thể điểm qua một số biện pháp thi hành của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Với Hàn Quốc, ngay sau khi nghị quyết của Hội Đồng Bảo An được thông qua, ngày 15/10/2006, nước này tuyên bố sẽ thi hành nghiêm túc các biện pháp do Liên Hợp Quốc đề xướng. Tuy nhiên, trước đó, Seoul đã cho biết, trong mọi tình huống sẽ không dẹp bỏ hai chương trình mang tính thương mại, đang giúp cho Bình Nhưỡng một nguồn ngoại tệ đáng kể. Đó là khu công nghiệp Kaesong và khu nghỉ mát tại núi Kim Cương. Còn về Trung Quốc thì lên tiếng cảnh báo trước mọi hành động khiêu khích, đặc biệt trong việc khám soát tàu thuyền ra vào Bắc Triều Tiên. Đây là một biện pháp mà giới chuyên gia quốc tế cũng đánh giá có thể gây xung đột. Vấn đề này trong thực tế vô cùng phức tạp. Nội dung vẫn còn gây tranh luận liên quan đến phần của nghị quyết kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc, tiến hành thanh sát khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên. Theo các nhà phân tích, việc này đặt ra hai câu hỏi:  Thứ nhất ai sẽ ngăn chặn các tàu thuyền trong hải phận xung quanh Bắc Triều Tiên?  Thứ hai là liệu các đoàn thủy thủ của Bắc Triều Tiên có bó tay chấp nhận để cho người ngoài khám soát các con tàu của họ không? Trả lời câu hỏi thứ nhất, các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng Trung Quốc sẽ tiến hành việc kiểm soát các khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên. Như mọi người đều biết, Trung Quốc và Nga đã nỗ lực vận động để Hội Đồng Bảo An ghi rõ vào văn bản Nghị quyết, điều 41 của chương 7 - Hiến chương Liên Hiệp Quốc, theo đó, các biện pháp đề ra không được phép thực hiện bằng vũ lực. Bắc Kinh sẽ dựa trên cơ sở này để tránh mọi hình thức cưỡng chế đối với Bình Nhưỡng. Và cuối cùng, Trung Quốc đã khẳng định là sẽ không ngăn chặn hoặc truy đuổi tàu thuyền của CHDCND Triều Tiên để khám xét. Cũng cần phải nhắc lại, Trung Quốc là 15 bạn hàng quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, đồng thời là quốc gia tài trợ hàng đầu cho chế độ Kim Jong Il. Nếu các nguồn cung cấp lương thực và dầu thô của Trung Quốc cho Bắc Triều Tiên bị cạn kiệt, thì chế độ này khó mà đứng vững. Nhưng, việc hà hơi tiếp sức cho chế độ Bắc Triều Tiên trụ vững lại là ưu tiên của Bắc Kinh. Trong trường hợp Bắc Triều Tiên sụp đổ, việc này sẽ gây hỗn loạn tại các vùng biên giới của Trung Quốc với hàng triệu người di tản. Không những vậy, kịch bản một bán đảo Triều Tiên thống nhất sẽ bất lợi cho Trung Quốc, với sự hiện diện của quân đội Mỹ ngày càng sát cạnh lãnh thổ nước này. Bấy nhiêu lý do đủ cho phép khẳng định: Trung Quốc và Hàn Quốc có thể gây áp lực lên Kim Jong Il, nhưng thật khó để thấy rằng hai quốc gia này thực sự thi hành các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Đối với Nhật Bản, theo nhận xét của các nhà phân tích thì các biện pháp trừng phạt của quốc gia này chỉ mang tính biểu tượng. Ngay sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết 1718 trừng phạt Bắc Triều Tiên về kinh tế và thương mại, thủ tướng Shinzo Abe cho biết là chính phủ Nhật bản đang nghiên cứu tăng cường lệnh cấm vận nhằm vào chế độ Bình Nhưỡng. Theo giới phân tích, các biện pháp nói trên, cho dù có được bổ sung cũng chỉ giới hạn như là một tín hiệu mạnh, tỏ thái độ cứng rắn nhưng không gây ra nhiều hậu quả đối với nền kinh tế của Bắc Triều Tiên. Tokyo áp dụng lệnh phong toả toàn bộ trao đổi thương mại với Bình nhưỡng, công dân Bắc Triều Tiên không được phép tới Nhật bản. Thế nhưng, quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ ở mức rất thấp. Mỗi năm, Nhật bản nhập khẩu có vài tấn than, hải sản, nấm v.v. của Bắc Triều tiên. Theo số liệu của bộ ngoại giao Nhật bản, trong năm 2004, kim ngạch thương mại song phương là 240 triệu đô la, tức là thấp hơn 3 lần tổng giá trị thương mại giữa Tokyo và Seoul và thấp hơn 6 lần trao đổi mậu dịch giữa Nhật bản và Trung quốc. Một lý thuyết cơ bản khác hạn chế hiệu quả của lệnh cấm vận là Bình nhưỡng có quan hệ chặt chẽ với Bắc kinh. Một số nhà quan sát coi Bắc Triều Tiên như là tỉnh thứ 24 của Trung quốc. Trong chuyến công du Bắc Triều tiên hồi tháng 10/2004 của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, viện trợ tài chính và hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai nước lên tới 3 tỷ đô la. Quan hệ thương mại với Trung Quốc chiếm 40% tổng giá trị ngoại thương của Bắc Triều Tiên, hơn một tỷ đô la trong năm 2004. Trong khi đó, Bình Nhưỡng nhập một khối lượng lớn hàng điện tử, máy công cụ, dầu lửa và ngũ cốc của Bắc Kinh. Hơn 80% sản phẩm tiêu dùng của Bắc Triều Tiên được sản xuất từ Trung quốc. Ngoài ra, Trung quốc còn 16 tài trợ nhiều dự án hạ tầng cơ sở về đường bộ, đường sắt tại Bắc Triều Tiên, nối liền giao thông giữa hai nước. Theo giới chuyên gia, cấm vận của quốc tế chỉ có hiệu quả nếu Trung Quốc thực sự chấp hành. Chỉ cần Bắc kinh ngưng cung cấp dầu lửa và các loại hàng hoá thì chế độ Bình Nhưỡng sẽ bị khốn đốn ngay lập tức. Tuy nhiên, ít có khả năng Trung Quốc làm việc này, trong khi đó, trao đổi mậu dịch tiểu ngạch vùng biên giới thì khó kiểm soát nhưng lại có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Theo giáo sư Lee Yong-Hwa, đại học Kansai, Nhật bản, được AFP trích dẫn, thì các biện pháp trừng phạt của Nhật Bản không gây ra những tổn hại đáng kể cho nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Điều quan trọng hơn cả là tác động chính trị của lệnh cấm vận. Về mặt đối ngoại, Nhật Bản muốn làm cho Trung Quốc hiểu rằng họ có thái độ cứng rắn trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên vào lúc Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện quan hệ với Tokyo sau khi ông Shinzo Abe lên làm thủ tướng. Sự kiện chính phủ Nhật bản nhanh chóng ban bố lệnh cấm vận đối với Bắc Triều Tiên còn nhằm mục đích đối nội. Đây là dịp để tân thủ tướng Shinzo Abe củng cố vị trí và uy tín của mình bởi vì đa số ngưòi dân Nhật bản đánh giá cao lập trường cứng rắn của ông Shinzo Abe trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Rõ ràng chúng ta có thể thấy được các biện pháp thực thi nghị quyết trừng phạt của Trung Quôc, Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ mang tính hình thức, không đem lại bất kỳ một hiệu quả thiết thực nào do bị chi phối bởi lợi ích quốc gia họ. Ngoài ra cũng có nhiều các quốc gia khác nữa vẫn muốn duy trì quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Pakistan tuyên bố sẽ duy trì quan hệ bình thường với Bình Nhưỡng trong những lĩnh vực không thuộc phạm vi trừng phạt, trong khi Thái Lan cho rằng các biện pháp này sẽ không ảnh hưởng lớn tới trao đổi thương mại giữa hai nước. Hay chúng ta cũng có thể lấy một ví dụ nữa là nghị quyết 1874 của Hội Đồng Bảo An trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ hai vào năm 2009. Khi đánh giá về quá trình thực thi nghị quyết cũng như hiệu quả của nó, giới phân tích cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo An hầu như không thể khiến Triều Tiên thay đổi cách hành xử. Trái lại, chúng có thể kích động Bình Nhưỡng gây thêm căng thẳng bằng các động thái quân sự, chẳng hạn như "tiến hành một vụ thử hạt nhân khác và chế tạo thêm nhiều tên lửa". Và như vậy, khả năng thực thi Nghị 17 quyết 1874 đối với Triều Tiên là rất mong manh, không khác Nghị quyết 1718 là bao nhiêu. Trong những thập kỷ gần đây, Triều Tiên đã kiếm được hàng tỷ USD từ việc bán vũ khí cho các nước Đông Á và Trung Đông. Nghiên cứu năm 2009 của Viện Phân tích chính sách đối ngoại (Mỹ), ước tính mỗi năm Bình Nhưỡng kiếm được khoảng 1,5 tỷ USD từ bán tên lửa. Marcus Noland, chuyên gia về Triều Tiên của Viện Nghiên cứu Các Vấn đề Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington, nêu rõ: Các biện pháp trừng phạt của HĐBA "không có tác động rõ rệt" đối với hoạt động thương mại của Triều Tiên. Mặc dù Triều Tiên liên tục thiếu lương thực, nhưng lại có nguồn tài nguyên khoáng sản mà các nước công nghiệp thèm muốn. Theo ước tính của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, tổng giá trị các nguồn tài nguyên như than đá, sắt, uranium và magiê của Triều Tiên lên đến trên 2.000 tỷ USD. Đáng chú ý là trữ lượng magiê của nước này lớn nhất thế giới và rất cần thiết cho việc sản xuất kim loại nhẹ để chế tạo máy bay và các thiết bị điện. Trên cơ sở tăng trưởng thương mại gần đây giữa Triều Tiên với các đối tác, đặc biệt với Trung Quốc, chắc chắn các đối tác này không muốn áp dụng biện pháp cứng rắn để triệt hạ nền kinh tế Triều Tiên. Và như vậy, nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an rất khó được thực thi một cách có hiệu quả7. Tóm lại, vận dụng luật vẫn là vấn đề muôn thuở của luật pháp. Từ khâu thực thi đến khâu giám sát đều gặp phải những vấn đề khó có thể giải quyết. Chính bởi vậy hiệu quả đạt được từ việc áp dụng luật này vẫn còn rất hạn chế. Và trước thực tế như thế tất cả các quốc gia trên thế giới đều được khuyến khích tuân thủ nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế Pacta sunt servanda. Vậy liệu nguyên tắc này có trở thành sự thực? Không có lợi ích quốc gia nào giống lợi ích quốc gia nào trong thế giới này cả, và chính bởi vậy họ không thể tuân thủ một luật chơi mà đi ngược lại với lợi ích quốc gia họ được. Sẽ chỉ có sự tậm tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế của một quốc gia nếu các cam kết ấy phục vụ cho lợi ích quốc gia họ. Và xuất phát từ việc mỗi nước một ý, nước thực hiện nước không nên không tạo ra được bất kỳ hiệu quả nào. Đó cũng là mặt hạn chế chung trong quá trình thực hiện các luật chơi hiện nay. 7 http://tintuc.xalo.vn/001680359486/Nghi_quyet_1874_co_giong_nhu_Nghi_quyet_1718.html?id=18a3fae& o=684 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan