Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng...

Tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đoàn minh phượng

.PDF
116
1
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THU THẢO KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƢỢNG Chuyên ngành:VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Khánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Bình Định, ngày 30 tháng 08 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Thảo LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trƣờng Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trƣờng. Với tình cảm sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Quốc Khánh – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, trợ giúp và động viên tôi trong thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những ngƣời đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể thực hiện tốt mọi công viêc. Bình Định, ngày 30 tháng 08 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Thảo MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu. ..................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 4 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ........................................................ 5 1.1. Khái quát về không gian nghệ thuật ....................................................... 5 1.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật ............................................... 5 1.1.2. Những biểu hiện của không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ............................................................................................. 6 1.2. Khái quát về thời gian nghệ thuật ........................................................... 9 1.2.1. Quan niệm về thời gian nghệ thuật ................................................... 9 1.2.2. Những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ........................................................................................... 12 1.3. Đoàn Minh Phƣợng – Cuộc sống và văn chƣơng ................................. 15 1.3.1. Vài nét về tác giả ............................................................................ 15 1.3.2. Hành trình đến với văn chƣơng ...................................................... 17 1.3.3. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng trong dòng chảy tiểu thuyết hiện đại. 21 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 25 CHƢƠNG 2. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƢỢNG .............................................................................. 26 2.1. Không gian đồng hiện ........................................................................... 26 2.1.1. Không gian đồng hiện thực - ảo...................................................... 26 2.1.2. Đồng hiện nhiều không gian địa lý ................................................. 37 2.2. Không gian tôn giáo .............................................................................. 40 2.2.1. Không gian Phật giáo ...................................................................... 41 2.2.3. Không gian Thiên chúa giáo ........................................................... 45 2.3. Không gian mang tính biểu tƣợng ........................................................ 47 2.3.1. Không gian sƣơng mù, mƣa ............................................................ 47 2.3.2. Không gian ngôi nhà, căn phòng chật hẹp...................................... 52 2.3.3. Không gian toa tàu .......................................................................... 62 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 65 CHƢƠNG 3. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƢỢNG .............................................................................. 66 3.1 Thời gian trần thuật ................................................................................ 66 3.1.1 Đảo lộn dòng thời gian sự kiện ........................................................ 66 3.1.2 Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian ....................................... 78 3.2. Nhịp điệu thời gian ............................................................................... 87 3.2.1. Nhịp điệu thời gian nhanh gấp ........................................................ 87 3.2.2 Nhịp điệu thời gian chậm rãi, lặp lại ............................................... 94 3.3. Thời gian mang tính biểu tƣợng............................................................ 97 3.3.1. Thời gian buổi chiều ....................................................................... 98 3.3.2. Thời gian đêm tối .......................................................................... 102 TIẾU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Và khi tro bụi. ....................... 83 Bảng 3.2: Thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Tiếng Kiều đồng vọng. ......... 84 Bảng 3.3: Thời gian giấc mơ trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng. ................ 85 Bảng 3.4: Xác định thời gian sự kiện và thời gian nhân vật trong Và khi tro bụi. ........................................................................................... 88 Bảng 3.5: Xác định thời gian sự kiện và thời gian nhân vật trong Tiếng Kiều đồng vọng ...................................................................................... 92 Bảng 3.6: Thống kê lƣợt từ chỉ thời gian buổi chiều đƣợc sử dụng ............... 98 Bảng 3.7: Thống kê lƣợt từ chỉ thời gian đêm tối đƣợc sử dụng .................. 102 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại có vị trí hàng đầu trong mỗi nền văn học và luôn có sự chuyển biến không ngừng theo sự vận động của hiện thực khách quan. Trong đó không gian và thời gian nghệ thuật là yếu tố cơ bản của thi pháp học hiện đại luôn phải cách tân, nhà văn phải luôn có những sáng tạo mới về cách xử lí không gian và thời gian nghệ thuật để phản ánh đƣợc sự biến chuyển không ngừng của hiện thực khách quan, đi sâu khám phá thế giới phức tạp, giải mã tác phẩm nghệ thuật đầy những bí ẩn về cuộc sống con ngƣời, thể hiện bản lĩnh sáng tạo và tƣ tƣởng của nhà văn. 1.2. Trong dòng chảy sôi nổi và mạnh mẽ của văn học hậu hiện đại, các tác giả văn học Việt Nam đã tiếp thu những ảnh hƣởng từ tiểu thuyết hậu hiện đại phƣơng Tây và cùng với đó là tƣ duy nghệ thuật có điều kiện đƣợc đổi mới để phù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học mới. Trong đó, tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại năng động và linh hoạt nhất. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã có nhiều thay đổi về tƣ duy nghệ thuật, trong đó có cả sự thay đổi về không gian, thời gian nghệ thuật,... nhằm đột phá và kiến tạo một “ thực tại mới”. Trong đó Đoàn Minh Phƣợng là một trong những nhà văn tiêu biểu cho những cách tân của văn học hậu hiện đại Việt Nam. 1.3. Sáng tác của Đoàn Minh Phƣợng chƣa nhiều, tính đến nay có 3 cuốn tiểu thuyết đƣợc xuất bản là Và khi tro bụi ( NXB Trẻ, 2006), Mưa ở kiếp sau (NXB Văn học, 2007) ( sau này tái bản và đổi tên thành Tiếng Kiều đồng vọng) và Đốt cỏ ngày đồng ( NXB Hội nhà văn, 2020). Gia tài văn chƣơng của Đoàn Minh Phƣợng không nhiều, nhà văn coi trọng về chất lƣợng hơn cuộc chạy đua về số lƣợng. Cả 3 cuốn tiểu thuyết đều thuộc loại ngắn nhƣng lại tạo nên ấn tƣợng vô cùng mạnh mẽ trong lòng độc giả bởi nội dung và cách viết mới lạ. Ảnh hƣởng bởi bầu không khí văn chƣờng hải ngoại và ra 2 đời trong lòng xã hội hiện đại những tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng đã mang lại sự cởi mở trong tƣ duy nghệ thuật và góp phần làm phong phú thêm văn chƣơng đƣơng đại Việt Nam. Đây là những lí do chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng” làm nội dung nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đoàn Minh Phƣơng sáng tác chƣa nhiều, công chúng biết đến chị chủ yếu qua hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng. Ban đầu những đánh giá, nghiên cứu về tác giả, tác phẩm chỉ là những bài báo, bài phê bình đơn lẻ xuất hiện trên các trang báo. Từ năm 2008 đến nay, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn nhƣ Bùi Thị Vân trong công trình Đoàn Minh Phượng và khuynh hướng tiểu thuyết huyền ảo triết luận ở Việt Nam hiện nay đi sâu khám phá những triết luận về con ngƣời cội nguồn. đề tài Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng của Lê Thị Sáng đã khai thác phƣơng diện nội dung và nghệ thuật dƣới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Trần Tuấn Anh với luận văn Thi pháp trong tiểu thuyết Thiên sứ của Võ Thị Hoài và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng hay Lê Tuấn Anh trong luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đã chỉ ra những nét bao quát về các yếu tố đặc sắc của tiểu thuyết nhƣ không gian, thời gian, con ngƣời, ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật,... và nhiều luận văn khác nghiên cứu sáng tác của Đoàn Minh Phƣợng dƣới góc nhìn phân tâm học, thi pháp học,... Các công trình nói trên phần nào cho ta thấy đƣợc sự đánh giá của các độc giả và các nhà nghiên cứu với những đóng góp mới mẻ của Đoàn Minh Phƣợng. Các nghiên cứu trƣớc đó chỉ tập trung vào khai thác 2 cuốn tiểu 3 thuyết Và khi tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng và cũng có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật, tuy nhiên tính đến nay, theo chúng tôi chƣa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Chúng tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn đóng góp thêm và khẳng định những tiếp thu, đổi mới, cách tân của văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Minh Phƣợng, cụ thể là những tác phẩm:  Đoàn Minh Phƣợng (2006) Và khi tro bụi, Nxb Hội Nhà văn, 2020.  Đoàn Minh Phƣợng (2010), Tiếng Kiều đồng vọng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2020.  Đoàn Minh Phƣợng (2020), Đốt cỏ ngày đồng, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, nhƣng chủ yếu là các phƣơng pháp sau: 4.1. Phương pháp hệ thống – cấu trúc Tôi quan niệm tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu tôi đặt nó trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định. 4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Trên cơ sở những tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, bình luận làm rõ những đặc điểm về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng. 4 4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu Sử dụng phƣơng pháp nằm nhằm so sánh đặc điểm không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng với các nhà văn khác, từ đó thấy đƣợc những điểm riêng biệt, những đóng góp và vị trí của nhà văn Đoàn Minh Phƣợng cho văn học Việt Nam đƣơng đại. 4.4. Phương pháp phân loại, thống kê Sử dụng phƣơng pháp nhằm phân tích một số hiện tƣợng lặp nhằm dụng ý nghệ thuật của tác phẩm. 4.5. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Vận dụng lý thuyết của thi pháp học để nghiên cứu những đặc điểm nổi bật về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Đề tài cung cấp một cách “đọc hiểu” tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. Từ đó, mở ra cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. 5.2. Trên cơ sở các cứ liệu nghiên cứu, các kết quả của luận văn sẽ góp phần khẳng định những giá trị độc đáo về nội dung và tƣ tƣởng nghệ thuật của tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. Qua đó phần nào giúp bạn đọc tìm hiểu thêm và có những đam mê riêng về tình hình phát triển của bộ phận văn học hải ngoại hiện nay. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (2 trang) và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận luận văn đƣợc cấu trúc nhƣ sau: Chƣơng 1: Giới thuyết chung Chƣơng 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng Chƣơng 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng 5 CHƢƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Khái quát về không gian nghệ thuật 1.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật Không gian – thời gian nghệ thuật luôn là một hình tƣợng nghệ thuật đƣợc các nhà văn sử dụng linh hoạt và chứa nhiều tầng bậc ý nghĩa trong các tác phẩm văn học từ trƣớc đến nay. Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, nếu hiện thực cuộc sống là phƣơng thức biểu hiện đƣợc coi là mặt triển khai của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì không gian, thời gian nghệ thuật đƣợc các tác giả sử dụng nhƣ một quan niệm riêng để thể hiện quan hệ cụ thể giữa nhân vật và hoàn cảnh. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý” [14,tr.160]. Tác giả Hà Minh Đức cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật”. Tức là để khắc họa hình tƣợng nhân vật, bao giờ ngƣời nghệ sĩ cũng đặt nó vào những không gian nhất định, nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trƣờng tồn tại của hình tƣợng mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tƣợng và bộc lộ tính tƣ tƣởng của hình tƣợng. Theo Trần Đình Sử: “ Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của 6 tác giả. Cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Ngôn ngữ này tự nó ít cá thể và phần lớn thuộc về thời đại, xã hội và các nhóm nghệ sĩ khác nhau, nhưng cái điều àm nghệ sĩ ấy nói lại khác, đó chính là mô hình thế giới riêng của người nghệ sĩ.‟‟ [38, tr.117]. Từ những quan niệm trên cho ta thấy, mỗi loại hình nghệ thuật có những cách chiếm lĩnh các chiều không gian khác nhau. Nếu “hội hoa và điêu khắc miêu tả sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu các nét và tỷ lệ không gian của chúng” thì “trong việc chiếm lĩnh không gian nghệ thuật, văn học lại có những ưu thế riêng so với điêu khắc và hội họa. Vận dụng từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian khác nhau‟‟ [38, tr.26]. Nhƣ vậy, có thể khẳng định không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp sơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình tƣợng nghệ thuật. Vì vậy, không thể tách hình tƣợng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. 1.1.2. Những biểu hiện của không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Sau năm 1975, đất nƣớc thống nhất và bƣớc vào thời kì khôi phục và phát triển. Thời cơ thuận lợi để đƣa đất nƣớc đi lên đã đến, nhƣng khó khăn và thử thách thì nhiều và vô cùng phức tạp. Đất nƣớc chuyển mình và đổi mới một cách toàn diện, trong đó có văn học. Những vấn đề cơ bản của quan niệm văn học trong ba mƣơi năm, từ năm 1945 – 1975 từng đƣợc xem là chân lí hiển nhiên, thì sau 1975 phải đƣợc xem xét lại, trở thành vấn đề tranh luận, bàn cãi khá sôi nổi trong và ngoài giới văn học. Tiểu thuyết viết về đề tài 7 chiến tranh giai đoạn này quan tâm đến không gian bối cảnh lịch sử - xã hội để làm nền xây dựng nên hình tƣợng con ngƣời mới trong tiểu thuyết viết về chiến tranh nhằm cho thấy cái nhìn chân thực hơn về cuộc sống trong và sau chiến tranh. Không gian chiến trƣờng bị đẩy lùi vào trong kí ức thông qua dòng hồi tƣởng của nhân vật, vừa gợi ra kỉ niệm đáng nhớ những cũng muốn đi trong tâm hồn ngƣời lính. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xây dựng nên một không gian chiến trƣờng không phải bằng cái nhìn “sử thi” truyền thống mà bằng cái nhìn chân thực đến trần trụi, thô nhám nhƣ nó vốn có. Vì thế không gian chiến trận thấm đẫm bi thƣơng, mất mát. Với Bảo Ninh “ Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” [1, tr.59] Thích hợp với cái nhìn đời tƣ, thế sự, không gian nghệ thuật của những tác phẩm giai đoạn này cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu ở giai đoạn 1945 – 1975, chúng ta bắt gặp chủ yếu là kiểu không gian lịch sử rộng lớn, nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng thì sau 1975, không gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh hoạt đời thƣờng, không gian mang tính cá nhân, riêng tƣ ( những căn phòng chật hẹp, bức bối, thế giới đồ vật chen lấn, chèn ép cuộc sống tinh thần, môi trƣờng sống nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu,..). “Đó là khoảng không gian xác thực bắt buộc con người luôn phải bộc lộ đến tận cùng bản chất của mình, không có cơ hội bị lảng tránh trách nhiệm cá nhân, không gian đó làm cho mọi trò diễn đều bị lật tẩy.” [29, tr.81]. Nó tham gia vào cuộc đời của con ngƣời, nó bao bọc lấy những buồn vui trong cuộc sống của con ngƣời. Căn phòng “mười sáu mét vuông gạch men nấu”, “Bốn trăm ô vuông nâu và một khuôn chữ nhật biến ảo” của bảy thành viên trong gia đình cô bé Hoài (Thiên sứ) là nơi chen chúc những dục vọng tầm thƣờng, những ảo tƣởng thê thảm của một kiếp ngƣời bị hoàn cnar cùng quẫn nghèo khổ làm cho tha hóa “Cuộc sống bị những cái mái lở và chân ghế long ấy xâu xé, 8 choáng ngợp, không dành chỗ cho những cái hôn, thứ xa xỉ phẩm gia đình tôi không kham nổi”. Ngoài ra, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cũng thấm đẫm cảm giác cá nhân. Trong Cơ hội của Chúa ( Nguyễn Việt Hà), chuyện kể về các nhân vật đều diễn ra trong một hoàn cảnh lịch sử là Hà Nội những năm cuối thế kỷ XX, song với mỗi nhân vật đều mang trong mình sự ám ảnh riêng về một miền không gian đặc biệt mang màu sắc tính cách của họ: Tâm với không gian đô hội – thƣơng trƣờng – tiền bạc luôn thay đổi, Hoàng với không gian nhờ thờ trầm buồn, Thủy sống trong không gian của mối tình thơ mộng đã đi qua, của quá khứ với tuổi học trò rất đỗi dịu dàng và cũng vô vàn day dứt. Trong Chinatown của Thuận. Cảm giác mang tính cá nhân tạp ra những không gian ảo giác, không gian huyền ảo. Không gian huyền ảo là một không gian không có trong hiện thực, nó mơ hồ, kì bí và thậm chí kì quái. Trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao ( Mạc Can) là sự xuất hiện dày đặc của những giấc mơ nối tiếp nhau tạo nên không gian mở hồ, huyền ảo: “tôi nhìn thấy một cột khói hình nấm, với ngọn lửa phủ trùm vạn dặm, quá nhiều người bị thiêu cháy, tàn độc”, “Nơi chân trời hiện ra chiếc cầu vồng, Pantra cỡi con lừa lùn qua tận bên kia chiếc cầu (...) Bỗng xuất hiện một con rồng hút nước, hút anh ta lên tận mây, từ trên đó anh ta nhìn xuống trái đất nhỏ như trái cam, sau đó tất cả đều biến mất, như trước đó vốn không có gì”, “..tôi chộp lấy những lưỡi dao, chợt thấy đau nhói, một lưỡi dao cắm vào tim tôi, tôi thấy tôi chết, khi đó chung quanh rộ lên tiếng cười và nhiều tiếng vỗ tay. Trái đất, anh tôi và em tôi biến mất, chỉ một mình tôi trơ trọi giữa không gian bao la vô tận, tôi nhẹ tênh, lạnh toát, chung quanh tôi không còn gì, không còn mặt trời, mặt trăng, các vì sao, kể cả những tiếng động, tất cả đều màu đen.”[23] Tất cả những hƣ ảo đến từ những giấc mơ phản chiếu những ẩn ức, khao khát, hỗn độn trong đời sống hàng ngày của nhân vật khi phải chứng kiến thƣờng xuyên những hành động độc ác của con 9 ngƣời ngay trƣớc mắt. Bên cạnh không gian huyền ảo, Nguyễn Bình Phƣơng còn mở rộng hai miền không gian song song thực - ảo. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng,... không gian “ngôi nhà Linh Nham” trở đi trở lại nhiều lần với bầu không khí ảm đạm, bí ẩn . Những sự việc, những hiện tƣợng kỳ dị, quái đản làm cho ngôi làng ngập tràn trong cảm giác ghê rợn, kì dị. Đó là mùi trầm tỏa ra từ miếu thờ của dì Lãm, gốc si già đêm đêm cất tiếng nói, sông Linh Nam đêm ngày gào thét,.. Cách xây dựng kiểu không gian huyền ảo, không gian đan xen giữa thực - ảo đã góp phần thể hiện quan niệm mới của các nhà văn về những triết lý sâu xa, vô thƣờng, khó nắm bắt của cuộc sống. 1.2. Khái quát về thời gian nghệ thuật 1.2.1. Quan niệm về thời gian nghệ thuật Trong nghệ thuật tự sự, thời gian là một nhân tố quan trọng. Genette quan niệm: “Tôi có thể kể một câu chuyện mà không cần nói chính xác địa điểm nó xảy ra, hoặc nó xa cách bao lăm so với với địa điểm phát ngôn của tôi, nhưng dường như tôi không thể nào loại bỏ việc xác định thời gian trong tương quan với hành động, kể chuyện của mình, bởi lẽ tôi cứ nhất thiết phải kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc tương lai”. [35] Trong triết học, thời gian nghệ thuật là phƣơng thức tồn tại của thế giới vật chất. Hình thức thời gian tự nhiên, khách quan này tồn tại với tính liên tục, đồ dài, hƣớng, nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại và tƣơng lai và có tính chất không đảo ngƣợc. “Thời gian tự nhiên có một tính chất rất đặc biệt: không thể đảo ngược được. Nó chỉ vận động một chiều” [39, tr.38] Nếu nhƣ mọi hiện tƣợng của thế giới khách quan đi vào nghệ thuật đƣợc soi sáng bằng tƣ tƣởng và tình cảm, đƣợc nhào nặn và sáng tạo để trở thành một hiện tƣợng nghệ thuật, phù hợp với một thế giới quan, phƣơng thức sáng tác, phong cách, truyền thống và thể loại nghệ thuật nhất định, thì thời gian trong tác phẩm cũng thế. Nó có thể đƣợc gọi là thời gian nghệ thuật nhƣ ta đã quen 10 gọi tính cách nghệ thuật, xung đột nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, thế giới nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thể của nó... Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian trong chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của hiện tượng đời sống được ý thức... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại thì thời gian chậm lại...” [14, tr.322] Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc hồi hộ đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật không xuất hiện. Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng của tâm lý cá nhân người đọc, muốn cảm thụ nhanh chậm thế nào cũng được. Thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu. Nếu như một tác phẩm có thể gây hiệu quả hồi hộp đợi chờ thì đối với ai, lúc nào, khi cảm thụ, thời gian ấy đều xuất hiện” [38, tr 62-63]. Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng thời gian nghệ thuật: “có độ dài, nhịp điệu, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai khác với thời gian thực tại” [38, tr.85-86]. Theo đó, thời gian đƣợc hiểu là phƣơng thức tồn tại của thế giới vật chất và thời gian di vào nghệ thuật cùng với những vấn đề cuộc sống nhƣ là một tất yếu phản ánh. 11 Thời gian cùng với phƣơng pháp sáng tác góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật. Theo Phƣơng Lựu: “ Thời gian nghệ thuật của văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một thình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” [33, tr.242]. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù mang tính chủ quan, ƣớc lệ thể hiện cảm quan của tác giả về thế giới và con ngƣời, thể hiện tính thẩm mỹ trong cách cảm nhân cuộc sống và tƣ tƣởng tác giả. Nó không đồng nhất với thời gian khách quan mà đƣợc sáng tạo nhào nặn cho phù hợp với ý đồ sáng tác, thể loại, phong cách nhà văn. Điều này tạo nên sự đa dạng, sinh động cho thời gian trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu trong kết cấu tác phẩm, đồng thời giúp cho việc liên kết các yếu tố trong tác phẩm đƣợc chặt chẽ hơn. Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật đƣợc đo bằng nhiều kích thƣớc khác nhau và biểu hiện khá đa dạng tạo nên nhịp điệu cho tác phẩm. Nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật và nhƣ một hệ quy chiếu mang tính chất ẩn để phản ánh hiện thực, thể hiện tƣ duy của tác giả. “Thời gian nghệ thuật là thời gian do nhà văn sáng tạo ra, vừa thể hiện trạng thái con người trong thời gian, sự cảm thụ thời gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế giới tác phẩm” [39, tr.86] Với tƣ cách là sản phẩm sáng tạo riêng, độc đáo của ngƣời nghệ sĩ bằng các phƣơng tiện nghệ thuật, phạm trù thời gian nghệ thuật có vai trò quan trọng trong hệ thống thi pháp học: “là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.”[39, tr.86]. Từ những quan niệm trên cho thấy thời gian nghệ thuật là phẩm chất định tính quan trọng của hình tuợng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiêp nhận thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm, là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tƣ tƣởng chủ đề 12 của tác phẩm. Việc tìm hiểu phạm trù thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng có ý nghĩa quan trọng, giúp ta hiểu rõ hơn quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời. 1.2.2. Những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Thời gian nghệ thuật luôn có sự biến đổi theo dòng chảy văn học. Ở mỗi thời kỳ, giai đoạn văn học, thời gian nghệ thuật mang những đặc trƣng riêng làm nên dấu ấn thời đại trong thời gian nghệ thuật. Và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết cũng không ngoại lệ. Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại có những điểm khác biệt so với giai đoạn trƣớc. Số lƣợng nhà văn tăng lên đáng kể, những sáng tác của học mang hơi thở thời đại, có cá tính riêng. Họ viết về vấn đề giới tính, số phận con ngƣời, quyền lợi vật chất và tinh thần, quyền bình đẳng và sự tự do. Vì vậy thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của họ cũng thể hiện đậm nét những vấn đề thời đại: con ngƣời sau chiến tranh, vấn đề gia đình, sự đối lập tuổi thơ với cuộc sống ngƣời lớn, sự tìm tòi ý nghĩa cuộc đời, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Chỉ đến văn học hiện đại, thời gian nghệ thuật mới thực sự gần gũi với cuộc sống cá nhân con ngƣời, đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống nhiều biến động, phức tạp và tiểu thuyết đã hóa nhập vào bối cảnh văn học đƣơng đại nói chung. Chúng ta có thể nhận thấy những dạng biểu hiện chính của thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đó là thời gian phi tuyến tính, đi sâu vào thế giới nội tâm con ngƣời và thời gian huyền ảo. Nếu trƣớc năm 1975, kiểu thời gian tuyến tính vẫn chiếm ƣu thế trong tiểu thuyết Việt Nam thì sau năm 1975, thời gian phi tuyến tính trở thành một trong những đặc điểm cho thấy sự đổi mới tƣ duy tiểu thuyết khi cảm nhận về hiện tại, khát vọng làm chủ thời gian cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với lối trần thuật này, thời gian bị đảo lộn, không còn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống, một trong những hình thức tổ chức lại trình tự trần 13 thuật trong tiểu thuyết đƣơng đại là từ hiện tại, quay ngƣợc về quá khứ để kể chuyện. Có thể thấy đƣợc lối trần thuật này xuất hiện trong một số tiểu thuyết nhƣ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, T mất tích của Thuận, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phƣợng,... Trong Nỗi buồn chiến tranh, thời gian trần thuật đƣợc thể hiện rõ, từ hiện tại tác giả quay ngƣợc về quá khứ để kể chuyện. Nhân vật Kiên – một cựu chiến bình trở về sau ngày hào bình đã kể lại cuộc chiến đã qua, những sự kiện đã thuộc về quá khứ từ điểm nhìn của nhân vật chính. Và thông qua Kiên, ngƣời đọc có thể hình dung sự ám ảnh của chiến tranh, những mất mát mà cuộc chiến đã mang lại cho Kiên và những đồng đội của anh. Từ đó, ta thấy đƣợc dòng chảy số phận của từng con ngƣời trong chiến tranh “khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì áo quần bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi, cả trung đội chẳng còn ai trông ra hồn thằng trinh sát nữa. Mặt mày ai nấy như lên rêu”. [1, tr.23]. Chúng ta thấy rằng trong câu chuyện của mình Bảo Ninh đã xử lý yếu tố thời gian rất linh hoạt. Nếu mạch trần thuật sự kiện đƣợc đẩy lùi về quá khứ thì mạch biểu hiện cảm xúc cứ trôi dạt, lan tỏa từ quá khứ đến hôm nay. Dƣờng nhƣ, những chuyện của quá khứ không hề khép lại mà tiếp tục sống cùng với Kiên trong những ngày tháng của hiện tại. Mang khát vọng nhận diện chân thực cái hôm nay, tiểu thuyết Việt Nam luôn tìm cách tiếp cận quá khứ từ góc nhìn hiện tại nhằm lí giải về nguồn gốc của cuộc sống hiện tại. Hình thức đảo thuật thời gian đã góp phần làm cho những chuyện của ngày hôm qua nhƣ không hề khép lại mà vẫn tiếp tục sống cùng các nhân vật trong dòng trôi của hiện tại. Ngoài kiểu thời gian trần thuật trên, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 còn diển tả chiều đi từ hiện tại, kể trƣớc những chuyện của tƣơng lai. Trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu kể về tình yêu giữa Giang Minh Sài với Châu, tình yêu mê đắm của một con ngƣời nửa đời mới đƣợc yêu cái không phải của mình, tác giả đã dự thật 14 việc chia tay tất yếu của họ. Đến lúc Châu cầm bút kí vào bên cạnh chữ ký của Sài ở phần cuối tờ giấy đơn xin li hôn để rồi quẳng bút sang giƣờng anh, nhanh chóng chui vào giƣờng của mình nhƣu chƣa hề có chuyện gì xảy ra đã trên dƣới năm năm. Cách kể dự thuật này càng làm rõ thêm tính cách của nhân vật Sài và bi kịch hôn nhân. Một trong những hình thức mở rộng giới hạn thời gian tiểu thuyết sau 1975 là đồng hiện thời gian. Tổ chức đồng hiện đƣợc xem nhƣ một chiến lƣợc trần thuật cảu tác giả nhằm soi chiếu cặn kẽ con ngƣời với nhiều chiều kích. Nhờ hình thức đồng hiện này, ngƣời kể chuyện có thể kết nối những chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn đƣợc thời gian kể. Trong Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phƣơng đã thể hiện đƣợc sự đồng hiện hai tuyến thời gian, hai cuộc đời: Cuộc đời của con cú kéo dài trong 45 phút, đƣợc kể theo thời gian tuyến tính và cuộc đời Tình: từ trong bụng mẹ cho đến khi tự sát, chủ yếu đƣợc kẻ lại theo thời gian tâm tƣởng của nhân vật với những hoảng loạn, bất định của giấc mơ, vô thức. Nhiều yếu tố, sự kiện chỉ đƣợc ngƣời kể chuyện đề cập ngẫu nhiên, thông qua những chuỗi kí ức, những giấc mơ của nhân vật. Ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, sự đồng hiện đƣợc thể hiện rõ, đặc biệt là tiểu thuyết có kết cấu “dòng ý thức” – là một trong những nguyên tắc tổ chức tác phẩm nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ, tái dựng thế giới bên trong của con ngƣời một cách chân thực bằng việc tạo ra thời gian trần thuật chỉ phụ thuộc vào thƣời gian tâm trạng, vào dòng tâm tƣ của nhân vật. Thời gian truyện lại là một dòng chảy liền mạch (thời gian mang tính hiện tại), không phụ thuộc vào các sự kiện cho dù rời rạc hay nối tiếp mà chỉ phụ thuộc vào những mảnh vỡ của dòng tâm trạng, dòng liên tƣởng. Những yếu tố mang tính tự sự, những hành động bên ngoài thƣờng đƣợc giảm thiểu nhƣờng chỗ cho những mạch cảm xúc, những dòng suy nghĩ triền miên. Với kĩ thuật đồng hiện, các chiều thời gian đã đồng loạt hiện ra. Hiện tại, quá khứ lồng ghép vào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan