Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Luyện thi siêu tốc đề thi thpt quốc gia môn ngữ văn...

Tài liệu Luyện thi siêu tốc đề thi thpt quốc gia môn ngữ văn

.PDF
116
1
92

Mô tả:

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thật ra, cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: Trước hết hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng. Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như một đôi giày mà tôi phải mang trước khi ra khỏi nhà. xỏ đôi giày đó, và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này - một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim. (Lắng nghe lời thì thầm con tim - Phạm Lữ Ân) Câu 1. Nguyên tắc cuộc sống mà tác giả đã nêu lên trong văn bản? Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng phải biết: tôn trọng người khác Câu 3. Em hiểu như thế nào về quan điểm mà tác giả trình bày: Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Câu 4. Ý nghĩa đích thực của việc lắng nghe lời thì thầm của trái tim? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Viết một bài luận 200 chữ với nhan đề: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao Câu 2. (5 điểm) Trong thi phẩm Sóng, Xuân Quỳnh viết: Dữ dội và dịu êm 1 Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nỗi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Cảm nhận hai khổ thơ trên để thấy được hành trình khát vọng và quyết liệt của sóng và của người phụ nữ muốn vươn mình tới đại dương tình yêu. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Yêu cầu Điền câu trả lời Nhận biết về Nguyên tắc cuộc sống mà tác giả đã nêu lên trong văn bản: Trước hết hãy tôn kiển thức trọng người khác, rồi sau đó, nghe theo chính mình. Nhận biết và - Vì sao tác giả cho rằng phải biết: tôn trọng người khác: thông hiểu + Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cuộc sống riêng biệt. + Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. + Mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn Câu 3 Nhận biết và trọng. Quan điểm mà tác giả trình bày: Con người sinh ra và chết đi đều không thông hiểu theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình, cho ta hiểu: + Chúng ta luôn luôn có một sự lựa chọn: được là chính mình, sống thật với chính mình. + Nhiều người cả đời chỉ chạy theo, học theo, bị áp đặt bởi cách sống, cách nghĩ của người khác. + Hãy học cách chấp nhận và không đau khổ dằn vặt về những điều kiện bản Câu 4 Vận dụng thân so với người khác Ý nghĩa đích thực của việc lắng nghe lời thì thầm của trái tim? - Lắng nghe trái tim: lắng nghe từ chính lòng mình, lắng nghe để hiểu điều bản thân mình mong muốn - Việc lắng nghe chính mình giúp ta đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp, sẽ 2 không bao giờ hối hận về những lựa chọn - Lắng nghe trái tim là kim chỉ nam giúp ta không bị sự chi phối bởi những ý kiến, những quan niệm, những lối sống khác II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn: - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí. - Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ. - Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý: Câu Giải thích Nội dung + Vấn đề Đoạn văn - Sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao: Mỗi người sinh + Giải thích ra là một bản thể nguyên vẹn, độc đáo và duy nhất. Nhưng cách sống, cách nghĩ, hành động... khiến ta khi ra đi, hoặc vẫn giữ nguyên vẹn sự 0.25 điểm riêng biệt, hay chỉ là một bản sao bắt chước của kẻ khác. Lý giải - Mỗi người là một sinh thể riêng biệt độc đáo, với những ưu nhược điểm, với một cá tính, một suy nghĩ độc lập, không giống bất cứ ai. Phân tích/ Không thể bắt chước, sao chép hệt kẻ khác bình luận - Hiểu chính mình, hài lòng với những gì mình có, để phát huy, để phát 1 điểm triển những khả năng mình có - Giúp ta tránh được những dằn vặt, những so sánh, những suy nghĩ tích cực khi đặt mình với những bản thể khác Cần có cái nhìn như thế nào? - Phê phán những người chạy theo thời đại mà đánh mất bản sắc của Mở rộng mình và những người chưa biết cách thể hiện cái riêng của mình. 0.25 điểm - Tuy nhiên giữ gìn nét riêng không có nghĩa là cố gắng tỏ ra nổi bật, cũng không nên vì cái riêng của mình mà ảnh hưởng đến cái chung của mọi người. Bài học cho bản- Xác định lối sống đúng đắn để vừa dung hòa với cộng đồng vừa giữ Liên hệ 0.5 điểm thân được cá tính của mình. - Sống chân thành - đó chính là cách vừa giữ gìn cái riêng vừa xây đắp các mối quan hệ 3 Câu 2 (5 điểm) Yêu cầu chung: 0.5 điểm - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. - Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Khổ 1, 2 bài thơ Sóng - Dạng bài: Phân tích -Yêu cầu: Làm bật lên hành trình khát vọng và quyết liệt của sóng và của người phụ nữ muốn vươn mình tới đại dương tình yêu. KIẾN HỆ 0.5 điểm vài nét về tháng chống Mỹ. Chị cũng để lại dấu ấn đậm nét trong dòng thơ tình Việt Nam. tác giả - Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ chứa chan tình cảm. Chị dành tác phẩm nhiều tâm huyết cho đề tài tình yêu và là một trong những người viết thơ tình PHÂN TÍCH CHI TIẾT THỨC THỐNG Ý CHUNG Khái quát - Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ xuất hiện nổi bật trên thi đàn văn học những năm hay nhất ở thời đại chúng ta. - Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn thấy một trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. Và cũng như cánh chuồn trong giông bão, ta còn cảm nhận được một hồn thơ nhạy cảm, nhiều những lo âu, bất an, cũng lắm tha thiết với những khát vọng, day dứt, chấp chới trước cõi đời vốn lắm đắng cay và nhiều những xáo động. - Hoàn cảnh ra đời bài thơ Sóng là vào năm 1967. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, trên khắp các bến tàu, sân ga đều diễn ra những “cuộc chia li màu đỏ”, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy mới thấy rõ được nổi khát khao của người con gái trong tình yêu. Sóng được viết trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào. 4 TRỌNG Phân tích Khổ 1. Những phát hiện về sóng và về tình yêu (khi soi chiếu trong không TÂM 3.5 điểm gian) 4.0 điểm “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” - Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội - dịu êm”, “ồn ào - lặng lẽ”. Có thể thấy, những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. - Dữ dội đấy nhưng cũng dịu êm đấy. Chợt ồn rồi chợt lặng. Đó là bản tính muôn đời của sóng, một trạng thái động, một vật thể tự nhiên luôn chứa đựng những mâu thuẫn, đối cực trong cùng một hiện tượng. Sóng phức tạp, đa dạng về hình thức, khó hiểu về bản chất. - Nghệ thuật ẩn dụ ở hai câu đầu là nói lên sắc thái, tâm trạng của nguời con gái trong tình yêu. Sự phức tạp về hình thức khó hiểu về bản chất của sóng cũng chính là đặc tính đa dạng khó giải thích của người con gái khi yêu: Thoắt vui, thoắt buồn, thoắt cáu giận lại yêu thương. Và tình yêu đích thực là như thế, nó xa lạ với những cái phẳng lặng, nhòa nhạt, luôn dâng trào trong cảm xúc, luôn phức tạp và đầy mâu thuẫn. Và có lẽ, bởi chính sự phức tạp, nhiều những đối cực như vậy, nên sóng và cả em cần đi tìm một lời giải, một câu trả lời. - Bên cạnh đó, ta phát hiện ra sau những ồn ào là sự lặng lẽ, bắt đầu là dữ dội và kết thúc là dịu êm, người phụ nữ trong tình yêu sau những thất thường đó, họ luôn khao khát sự bình yên. Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể - Sông và bể là không gian của sóng. Nếu sông chật hẹp, tù túng làm sóng không thể vẫy vùng bởi những giới hạn, nhưng bù lại ở sông, sóng được an toàn, thì bể là không gian mênh mông, nơi sóng được sống đúng với chính nó. Tuy nhiên, sóng đến với bể là nghìn trùng xa cách. Hơn nữa, nơi mênh mông đó cũng chứa đầy những nguy nan, những trắc trở khó lường. - Hành trình của sóng tìm đến bể là hành trình từ bỏ cái chật hẹp để đến với cái lớn lao, cao rộng. Là phải đối mặt với bao trúc trắc, hiểm họa có thể ập tới. - Thế nhưng sóng vẫn quyết ra đi, đi tìm lời giải thích cho những câu hỏi, mà sông không thể đáp ứng, không thể lý giải. Đi đến nơi, sóng được thỏa sức vẫy vùng, sống là chính mình, sống cho mình. Hành trình gian nan đó đáng để đánh 5 đổi bởi những điều quý giá trên. - Trái tim người con gái đang yêu cũng như sóng, không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình. Nếu trước kia “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” (Hồ Xuân Hương) thì bây giờ “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể”. Thật dứt khoát, thật rõ ràng. - Khổ 2. Những nhận thức về sóng và về tình yêu (khi soi chiếu trong thời gian) Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế - Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” - “ngày sau” đã khẳng định sự trường tồn của con sóng. Dù thời gian có nghiệt ngã, có làm hoán đổi, xoay vần rất nhiều điều, thì “con sóng vẫn thế”. Lời thơ như khẳng định vào sự vĩnh hằng của bản tính sóng: lúc ồn ào, khi lặng lẽ, nhưng chẳng bao giờ đứng yên. Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ - Sự trường tồn muôn đời của sóng, bản tính sóng, một thực thể tự nhiên, cũng là sự trường tồn muôn đời của tình yêu, của bản tính của người phụ nữ khi yêu. - Dù là ngày xưa (quá khứ), ngày sau (tương lai) thì con người vẫn luôn khát vọng tình yêu. Soi chiếu bằng điểm nhìn thời gian, Xuân Quỳnh đã nói lên quy luật của cảm xúc mà nhân loại ai cũng sẽ trải, ai cũng luôn khao khát. - Ý thơ “Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ” đem đến cho ta hai ý hiểu, thứ nhất, tình yêu luôn mạnh mẽ trong trái tim mỗi người, nhưng dường như mãnh liệt và da diết hơn đối với người trẻ. Cách hiểu thứ hai là tình yêu đem đến xúc cảm, mang sức mạnh, sự nhớ mong,... vì vậy mà khi yêu, tình yêu khiến người ta như trẻ trung hơn. - Và sóng cũng như tình yêu, sẽ mãi là khát vọng, quy luật muôn đời. Còn biển Bàn luận sẽ còn sóng, còn con người sẽ luôn còn tình yêu, bất chấp thời gian, không gian. Khổ 1, 2 đã thể hiện được cuộc hành trình của sóng từ khát khao nhận thức và 0.5 điểm muốn được thấu hiểu, sóng đã từ bỏ nơi chật chội là sông để đến với nơi đầy hiểm nguy, bất trắc là biển. Nhưng với biển sóng được thấu hiểu, được là chính mình. Tình yêu đích thực cũng vậy, tình yêu đó không thể bị giới hạn, không thể bị ràng buộc, thiếu đi sự thấu hiểu. Thông qua sóng, em hiểu rằng tình yêu đích thực là tình yêu phải vươn đến cái lớn lao. - Và tình yêu đích thực cho em cái khát khao, cái say đắm. Nỗi khát vọng tình 6 yêu sẽ luôn đập, luôn thôi thúc khiến người ta trẻ trung hơn, mạnh mẽ hơn. Điều em sẽ không bao giờ tìm thấy trong một tình yêu tầm thường. - Cuộc đời muôn hình vạn trạng, trăm nẻo ngàn lối, nhưng tình yêu đích thực thì chỉ có một trên đời. Đi tìm cho được tình yêu ấy thật lắm công phu mà gian nan. Nhưng trong tình yêu, người phụ nữ luôn khát khao, luôn nồng nhiệt và dũng cảm đi tới cùng. 7 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: [...] Tôi thấy không biết bao nhiêu người trẻ quanh mình chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của sách, cũng như không biết đọc sách thế nào cho đúng cách. Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc sách nhiều hơn: “Đọc sách đâu bảo đảm thành công.” - Một câu ngụy biện kinh điển của những người lười đọc. “Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế.” - Phát biểu từ một người thiếu hiếu biết về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết diễm tình huyễn hoặc. Tôi không biết lần cuối cùng họ cầm một quyển sách tử tế trong tay là khi nào. Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng khác là những người thành công đọc rất nhiều sách. Một nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 người giàu có nhất thế giới cho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không chắc sẽ giúp ta thành đạt trên đường đời, nhưng không có nó hầu như ta không thể thành người. Warren Buffet từng trả lời trong một bài phỏng vấn rằng ông dành 80% thời gian trong ngày để đọc sách và tiếp thu kiến thức mới. Không chỉ riêng ông, nghiên cứu tiểu sử của những con người xuất chúng khác, ta sẽ thấy điểm chung là họ vui vẻ và say mê đọc sách, ngay cả sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì đối với họ, đọc sách là một cách tự học. Và sự học là sự nghiệp cả đời.” (Trích “Tôi đã học như thế nào”, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, dẫn theo sachvui.com) Câu 1. Văn bản trên sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào? Câu 2. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để bàn về quan điểm: “Đọc sách đâu bảo đảm thành công”? Câu 3. Anh/Chị có đồng ý rằng: “Đọc sách là một cách tự học ”? Câu 4. Theo anh/chị, đọc sách khi đang tìm kiếm thành công và đọc sách khi đã thành công khác nhau không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) “Tôi luôn mường tượng rằng Thiên đường cũng từa tựa như một thư viện vậy.” (Jorge Luis Borges). Bạn có nghĩ thế không? Hãy trình bày trong đoạn văn 200 chữ. Câu 2 (5 điểm) 8 Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến những kỷ niệm gắn bó giữa chiến sĩ và nhân dân. Trong khổ 1 là: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Và tiếp tục nhắc đến trong khổ 2: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Qua việc phân tích hai đoạn thơ, hãy nêu cảm nhận của anh/chị về sức mạnh quân dân trong thời kỳ kháng chiến. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu Câu 1 Yêu cầu Nhận biết vềVăn bản sử dụng thao tác bác bỏ. kiến thức Câu 2 Điền câu trả lời (Tác giả đưa ra hai quan điểm tiêu cực của người ít đọc và lập luận để bác bỏ hai quan điểm đó.) Nhận biết và Tác giả đưa ra hai lí lẽ để bác bỏ ý kiến cho rằng “đọc sách đâu bảo đảm cho thành Thông tin công”: + Người thành công thường là những người có thói quen đọc sách. Câu 3 + Đọc sách như một cách tự học, tự giáo dục cả đời. Thông hiểu Nêu quan điểm của bản thân: đồng tình/ phản đối/... - Bàn luận cho ý kiến của bản thân. Sau đây là một ví dụ: Đọc sách chính là một cách tự học. Mặc dù ta gián tiếp có người thầy, đó chính là tác giả của cuốn sách, nhưng xét cho cùng, đọc sách, ta trau dồi tri thức, bồi đắp tâm hồn như một quá trình học tập, nhưng có thể chủ động tiến trình, thời gian, nội Câu 4 Vận dụng dung, cách thức học. Đó cũng chính là căn bản của tự học. - Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc. - Về nội dung: + Nêu quan điểm cá nhân: Giống nhau/ Không giống nhau + Bàn luận làm sáng tỏ cho quan điểm của mình. Sau đây là một ví dụ: Đọc sách khiến con người ngày một mở mang. Nhưng mỗi người có một mục đích khác nhau khi tìm đến với sách. Người tìm kiếm thành công và người đã thành 9 công sẽ có định hướng, sự lựa chọn sách khác nhau. Nhưng xét cho cùng, có những mục đích chung khi chúng ta đọc sách, đó là mong muốn khám phá tri thức nhân loại, bồi đắp trí, tâm và tầm cho bản thân. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn: - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí. - Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ. - Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý: Câu Giải thích 0.25 Nội dung + Vấn đề Đoạn văn + Sách là người dẫn đường đến hạnh phúc. + Giải thích + Thiên đường là cảnh giới cao nhất, là nơi con người hướng đến như một cõi hạnh phúc bất tận. điểm Thư viện cũng vậy, là nơi cất giữ trí tuệ nhân loại, là nơi cho con người những ước mơ và những điều quý giá. Thư viện có thật sự giống Phân tích/ Thiên đường? Bình luận + Thư viện chứa những cuốn sách, cho con người khám phá những thế giới nhiệm màu. + Thư viện tĩnh lặng và giúp con người tránh xa những thị phi tính toán, hướng tới điều chân thiện mĩ qua những cuốn sách giá trị. 1.0 điểm + Tuy nhiên: Thư viện vẫn chứa những điều không toàn mĩ, thư viện vẫn Mở rộng 0.25 điểm Làm sao để có thể có những cuốn sách chưa được kiểm định về giá trị. + Một xã hội chịu đọc là một xã hội cầu tiến. biến thư viện + Mỗi con người chịu đọc là một con người ngày một tiến đến gần cảnh thành một giới toàn mĩ. Thiên đường Vì vậy, cần có kế hoạch đọc sách hàng tháng, hàng năm: chọn lọc sách, nơi trần thế? sắp xếp thời gain đọc sách hàng ngày. + Cộng đồng Liên hệ + Cá nhân Bài học cho bảnRèn luyện năng lực đọc sách. 0.5 điểm thân Câu 2 (5 điểm) 10 Yêu cầu chung: 0.5 điểm - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. - Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Tây Tiến - Dạng bài: phân tích hai đoạn thơ trong một văn bản - Yêu cầu: Vẻ đẹp tình quân dân được thể hiện trong Tây Tiến KIẾN HỆ 0.5 điểm vài nét về tranh, soạn nhạc. Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến tác giả - chống Pháp. Là thi sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa, đặc tác phẩm biệt khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây). PHÂN TÍCH CHI TIẾT THỨC THỐNG Ý CHUNG Khái quát - Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ - Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, thành lập năm 1947, thành phần chủ yếu là những tri thức trẻ Hà thành. Khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn vị cũ ông sáng tác bài thơ vào cuối năm 1948. Ban đầu có tên Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây TRỌNG Phân tích Tiến và in trong tập Mây đầu ô. - Đoạn thứ nhất: Kỷ niệm Mai Châu: Sau chặng đường dài hành quân mỏi mệt, TÂM vẻ đẹp tình các chiến sĩ có dịp dừng chân lại ở một bản làng có tên gọi rất đỗi yêu thương - 4 điểm quân dân Mai Châu. Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết, rưng rưng khi nhớ 3.5 điểm về: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ” + Xúc cảm ấy, nỗi nhớ ấy đã in đậm lại trong hương vị của nắm xôi nghĩa tình, của hình ảnh khói chiều Mai Châu. Câu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản Mường với “cơm lên khói”, với “mùa em thơm nếp xôi” có bao giờ quên? + Hai tiếng “mùa em” là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca. “Mùa em” không chỉ là mùa thời gian, mà đồng thời là mùa của kỷ niệm, là thứ mùa riêng đã in sâu trong tâm trí, trở thành miền ký ức độc đáo, sâu đậm của tình quân dân. - Đoạn thứ hai: Kỷ niệm đêm lửa trại “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 11 Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” + Đuốc hoa là cây nến thắp lên trong phòng tối tân hôn. Quang Dũng sáng tạo thành “hội đuốc hoa” để nói về đêm liên hoan lửa trại giữa các cán bộ chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến với đồng bào các bản mường. Như vậy, trong ánh lửa, ta thấy ấm tình thân, vui cái hân hoan của hạnh phúc. + Chữ “bừng” vừa chỉ ánh lửa, ánh đuốc sáng bừng lên, vừa tả âm thanh tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát, tiếng khèn vang lên tưng bừng rộn rã. Chữ “kìa” thể hiện sự ngạc nhiên, niềm vui thích, tình tứ của chàng lính trẻ Tây Tiến khi nhìn thấy các “em”, các “nàng” đến dự hội đuốc hoa trong bộ xiêm áo xinh đẹp. + Ánh lửa, tiếng hát, tiếng khèn, màu xiêm áo rực rỡ, vẻ đẹp kiều diễm của các “em”, các “nàng” như đã “xây hồn thờ” các chàng lính trẻ. Qua hội đuốc hoa, người đọc càng thấy đời sống tinh thần vô cùng phong phú cùa đoàn binh Tây Bàn luận vẻ Tiến nơi chiến trường miền Tây gian khổ ác liệt. - Tình quân dân là tình cảm không thể thiếu giữa lực lượng tiền phương và hậu đẹp tình quân phương, giữa mũi tiến công và hậu cần. Thiếu đi sự gắn kết này, không thể làm dân trong thời nên thắng lợi. chiến - Trong Tây Tiến, kỷ niệm đẹp với nhân dân Tây Bắc đã là những mùa kỷ niệm 0.5 điểm không thể nào quên, khắc cốt ghi tâm trong lòng những người lính. Dừng chân bên bản làng, được tiếp thêm năng lượng, tinh thần để những người lính tiếp tục nhiệm vụ thiêng liêng. 12 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là nhũng định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,... Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội... Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác... Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan... Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,... thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thìa được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng. (Trích Truyền thống - của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 - 43) Câu 1. Trong văn bản, người viết đã hiểu về khái niệm văn hoá truyền thống như thế nào? Câu 2. Tìm hai biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của câu văn trong văn bản: Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không 13 chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Câu 3 Vì sao tác giả cho rằng: Trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hem hẳn những đứa trẻ khác... Câu 4. Em có cho rằng: Văn hoá truyền thống là hành trang không thể thiếu cho mỗi người trên đường đời? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Văn hoá truyền thống đang bị lãng quên trong cuộc sống hôm nay. Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em. Câu 2. (5 điểm) Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung Phân tích những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình trong thi phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu Câu 1 Yêu cầu Nhận biết về kiến thức Điền câu trả lời Người viết đã hiểu về khái niệm truyền thống: truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,... Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi Câu 2 con người. Nhận biết và - Biện pháp nghệ thuật: Thông tin + Liệt kê: sưu tập, thống kê, biểu dương; những tín niệm, những tình cảm, hành động. 14 + Ẩn dụ: Những thứ của chìm, những kho báu. - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, tính nhịp điệu và sức biểu cảm của câu văn + Nhấn mạnh, thôi thúc người đọc về cách thức giải quyết để phát huy được truyền Câu 3 thống, không chỉ bằng những cách giản đơn, mà phải bằng hành động thiết thực. Nhận biết và Câu 3. Tác giả cho rằng: Trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu Thông hiểu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác... vì: - Những bài học đạo lý được rao giảng thường xuyên, thành nếp nhà, thành gia phong, tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Lâu dần, thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ. - Từ đó hình thành nên nền văn hoá, thành nền văn minh vững chãi, cho nên không dễ gì những văn hoá khác biệt, xấu có thể lay đổ được cái nền vững chắc ấy. - Những đứa trẻ trong những gia đình có gia phong như một sức kháng thể mạnh Câu 4 Vận dụng mẽ trước những căn bệnh bên ngoài. Quan điểm về ý kiến: Văn hoá truyền thống là hành trang không thể thiếu cho mỗi người trên đường đời. - Hoàn toàn đồng tình bởi: + Con người có tổ có tông, có nguồn có cội. Không có văn hoá truyền thống nghĩa là không có, không hiểu về cội nguồn. + Với một dân tộc, văn hoá truyền thống chính là hồn cốt dân tộc, muốn thành công, muốn phát triển trên đất nước ấy, phải hiểu, phải rõ về văn hoá truyền thống: nếp ăn, nếp nghĩ, sinh hoạt của họ. + Hiểu về văn hoá truyền thống như một cách nhớ cm và tự hào về giá trị văn hoá của dân tộc. + Kẻ không hiểu, phủ nhận thậm chí phỉ báng các giá trị văn hoá truyền thống chân chính là kẻ vong ân bội nghĩa. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn: - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí. - Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ. - Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp. 15 Yêu cầu nội dung: Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý: Câu Giải thích Nội dung + Vấn đề Đoạn văn - Văn hoá truyền thống: những giá trị vật chất và tinh thần được truyền lại, + Giải thích làm nên những cách ứng xử, cách nghĩ, nếp sống... làm nên hồn cốt, đặc trưng riêng biệt của dân tộc. 0.25 điểm - Văn hoá truyền thống ngày càng mờ nhạt trong giới trẻ, đó là một thực tế Lý giải có thể dễ dàng nhìn thấy. - Hoàn cảnh xã hội: có thể nhận thấy trong kỷ nguyên phẳng, khi văn hoá dễ dàng du nhập qua rất nhiều con đường, việc giới trẻ tiếp xúc với luồng văn hoá mới, dễ cảm thấy hứng thú, phù hợp với mình. Nguyên - Văn hoá truyền thống ít nhiều đem đến sự khiên cưỡng, gò ép. nhân, hệ quả - Một số không ít chưa thực sự hiểu và trân trọng những giá trị, vai trò 1 điểm cũng như vẻ đẹp của những giá trị truyền thống. - Từ những điều đó dẫn đến những hiện tượng lố lăng, đi ngược lại những giá trị truyền thống tốt đẹp, thậm chí một số bộ phận giới trẻ còn phỉ báng, phủ nhận những giá trị tốt đẹp ấy. Làm sao để giữ - Giá trị văn hoá truyền thống chỉ đẹp khi ta thực sự hiểu nó, trân trọng nó, gìn, phát huy giá khi ta có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Giải pháp trị truyền thống - Tích cực tuyên truyền, tích cực giáo dục, đưa nhiều những bài giảng, trải 0.25 điểm nghiệm để nâng cao ý thức tự hào, lòng tự tôn, giúp học sinh, sinh viên hiểu được giá trị truyền thống. - Cần nhìn nhận lại về nền giá trị bản thân, trau dồi cả về tri thức lẫn tâm Liên hệ Bài học cho bản hồn, hiện đại và truyền thống. 0.5 điểm thân - Luôn phải tâm niệm: Sánh bước cùng thời đại những vẫn phải đậm đà tính dân tộc, như vậy mới có thể thành công. Câu 2 (5 điểm) Yêu cầu chung: 0.5 điểm - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. - Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: chi tiết nghệ thuật: bức tranh tứ bình trong Việt Bắc - Dạng bài: Phân tích 16 - Yêu cầu: Phân tích những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu -Đông KIẾN HỆ PHÂN TÍCH CHI TIẾT THỨC THỐNG Ý CHUNG Khái quát - Có lần nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Thơ Tố Hữu là thơ của một con người 0.5 điểm vài nét về biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vào những tác giả - năm tháng cuối đời, trước lúc giã biệt với trần gian mến yêu, Tố Hữu cũng từng tác phẩm viết: “Tạm biệt đời ta yêu quý nhất/ Còn mấy dòng thơ, một nắm tro/Thơ gửi bạn đường, tro bón đất/ Sống là cho, chết cũng là cho”. Có thể nói Tố Hữu là một đời thơ gắn mình với những lẽ sống lớn, những tình cảm lớn. Tố Hữu muốn đem thơ mình phục vụ cho dân tộc, muốn hiến đời mình cho mùa xuân dân tộc, cho ánh sáng vĩ đại của Đảng. Ông chính là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng, là người thư ký trung thành của những chặng đường lịch sử chông gai mà hào hùng của dân tộc. - Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại ở miền Bắc. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương cách mạng. Vẻ đẹp bức tranh tứ bình Việt Bắc TRỌNG Phân tích TÂM vẻ đẹp tình 1. Mùa đông: 4 điểm quân dân “Rìmg xanh hoa chuối đỏ tươi 3.5 điểm Đèo cao nắng ảnh dao gài thắt lưng ” - Thiên nhiên - vẻ đẹp đặc trưng: Mùa đông với màu xanh tha thiết, ngút ngàn của núi rừng trùng điệp hiện ra đầu tiên. Tác giả khắc họa mùa đông trước có lẽ bởi vì khi người cách mạng đến đây cũng vào mùa đông của đất nước. + Giữa cái nền xanh tươi của rừng thẳm nổi bật hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi, làm cho núi rừng không lạnh lẽo hoang vu mà trở nên ấm áp lạ thường. Những bông hoa chuối ẩn trong sương như những ngọn đuốc hồng soi sáng chặng đường mà ta từng bắt gặp trong bài thơ Tây Tiến: “Mường lát hoa về trong đêm hơi”. + Như vậy có thể nói, đặc trưng của mùa đông Việt Bắc so với những nơi khác là sức sống lan tỏa mạnh mẽ, là sự ấm áp, cái “đỏ tươi” của hoa chuối như xóa 17 nhòa đi sự lãnh lẽo cô độc của mùa đông lãnh lẽo của núi rừng, như chất chứa, tiềm ẩn sức sống của đất trời. - Con người hiện lên trong vẻ đẹp: Chữ “ánh” chính là điểm sáng, làm nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Bắc. Ở đây tác giả không miêu tả gương mặt hay thần thái mà miêu tả ánh sáng phản chiếu nơi lưỡi dao gài ở thắt lưng. + Ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm cho con dao lấp lánh ánh sáng tạo nên hình ảnh con người thật đẹp không thể nào quên, tưởng chừng con người chính là nơi hội tụ của ánh sáng, vừa lung linh vừa rực rỡ. + Con người được đặt giữa “đèo cao, nắng ánh”, ở vị trí trung tâm giữa núi rừng Tây Bắc, vượt lên cả không gian với hình ảnh lớn lao, làm chủ thiên nhiên với hình ảnh kỳ vĩ. Hơn thế nữa, con dao sáng lên trong ánh mặt trời, dụng cụ đi rừng ấy hẳn là phải được mài dũa thường xuyên, điều đó không chỉ nói lên độ sắc bóng của con dao mà còn nói lên sự chăm chỉ của ngirời Việt Bắc, đó là vẻ đẹp của con người trong lao động. 2. Mùa xuân Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang - Thiên nhiên - vẻ đẹp đặc trưng: Nếu mùa xuân ta đã quá quen thuộc với sắc đỏ hoa đào miền Bắc, sắc vàng hoa mai miền Nam, thì đặc trưng mùa xuân Việt Bắc chính là màu trắng tinh khôi của hoa mơ. + Mùa đổi và cảnh sắc cũng đổi, màu xanh trầm tĩnh của mùa đông đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. + Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng, nó nói lên sắc xuân đã phủ lấy, trùm lên cả khu rừng rộng lớn. + Thêm vào đó, động từ “nở” như sự lan tỏa của sắc trắng, lấn át mọi sắc xanh của lá rừng, đó chính là sức xuân mạnh mẽ, tạo nên một không gian thanh khiết, trữ tình - Con người - hiện lên trong vẻ đẹp: Chữ “chuốt” đã khắc họa nét đẹp của người Việt Bắc. + Chuốt là làm bóng, làm mịn, làm sáng lên. Qua động từ ấy thôi ta đã thấy cả một sự tỉ mỉ, cẩn trọng, nâng niu với sản phẩm lao động của người Việt Bắc. + Nhưng chưa dừng lại ở đó, một chiếc nón đan, phải làm từ cả trăm sợi giang cùng kết bện. Ấy vậy mà “chuốt từng sợi”, có thế nói, ẩn sau một sản phẩm tường chừng rất bình dị, lại là cả một sự kỳ công, cầu kỳ của những bàn tay cần 18 mẫn, nghệ sĩ. 3. Mùa hạ Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình - Thiên nhiên - vẻ đẹp đặc trưng: Chính là màu vàng của rừng phách, cụ thể là lá phách, một loại cây rất hiếm gặp ở nơi nào khác ngoài Việt Bắc. + Nhưng độc đáo của bức tranh mùa hè ở đây, khác với hai mùa trên đó là sự phối kếp hợp của cả màu sắc, chuyển động, và âm thanh. + Trong lăng kính nhà thơ, âm vang của tiếng ve làm lá phách đổ vàng. Tưởng chừng chỉ cần tiếng ve ngân lên đã làm tiết trời đột ngột chuyển từ xuân sang hè. Câu thơ có nét tương đồng với ý thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” của Khương Hữu Dụng. Chỉ với một câu thơ mà gợi lên cả sự vận động của thời gian, của cuộc sống. - Con người - hiện lên trong vẻ đẹp: đó là từ “một mình” đầy chủ động của cô gái hái măng. + Hình ảnh cô gái hái măng một mình đơn toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó. Tiếng gọi thân thương “cô em gái” cho thấy tình cảm gắn bó, gần gũi. + Đặc biệt, người em gái đó làm việc một mình nhưng lại không hề cô đơn. Đó là bởi, cô đang lao động, chung tay cùng những anh, chị, em, ... đồng bào Việt Bắc góp sức nuôi quân diệt thù. Ai cũng đang lao động, cũng cùng chung mục đích, cùng một tình yêu thương chiến sĩ, sao lại thấy cô đơn, lẻ loi được. 4. Mùa thu Rừng thu trăng rọi hòa hình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung - Thiên nhiên - vẻ đẹp đặc trưng: Bộ tranh này kết thúc bằng bức tranh thu. Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bức này là cảnh đêm. + Bức tranh vẽ ra những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyền ảo: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. + “Rọi” là ánh sáng mạnh, chiếu tập trung vào một điểm. Rõ ràng không thể là ánh trăng được tả thực. Ánh trăng ở đây được cảm nhận bằng tâm hồn. Một tâm hồn đã từng trải qua những đau thương, tăm tối của thời nô lệ, của chiến tranh, để khi hòa bình lập lại, mới cảm nhận thấy hết sự trong trẻo, sáng rõ ánh trăng chiếu trên mảnh đất quê hương cách mạng. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan