Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Mùa thu trong thơ việt nam từ trung đại đến hiện đại...

Tài liệu Mùa thu trong thơ việt nam từ trung đại đến hiện đại

.PDF
100
1
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN HUỲNH LÝ BĂNG MÙA THU TRONG THƠ VIỆT NAM TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Bình Định – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN HUỲNH LÝ BĂNG MÙA THU TRONG THƠ VIỆT NAM TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 8220121 Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Định, tháng 08 năm 2022 Tác giả Huỳnh Lý Băng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................ 6 Chương 1. MÙA THU – NGUỒN CẢM HỨNG BẤT TẬN TRONG THƠ CA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM ............................................................. 7 1.1. Mùa thu trong thơ – sự hội ngộ của vẻ đẹp đất trời và lòng người ...... 7 1.1.1. Thơ ca và cái đẹp .................................................................................. 7 1.1.2. Thơ ca với mùa thu ............................................................................... 9 1.2. Vẻ đẹp của mùa thu trong thơ ca phương Đông và Việt Nam ............... 15 1.2.1. Mùa thu trong thơ ca phương Đông ..................................................... 15 1.2.2. Mùa thu trong thơ ca Việt Nam ............................................................ 25 Chương 2. MÙA THU TRONG THƠ VIỆT NAM TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI, NHÌN TỪ HÌNH TƯỢNG THƠ ..................................................... 33 2.1. Hình tượng mùa thu trong thơ Việt Nam từ trung đại đến hiện đại ...... 33 2.1.1. Hình tượng mùa thu trong thơ trung đại Việt Nam ........................... 33 2.1.2. Hình tượng mùa thu trong thơ hiện đại Việt Nam ............................. 41 2.2. Hình tượng chủ thể trữ tình trong thơ Việt Nam từ trung đại đến hiện đại .................................................................................................................... 52 2.2.1. Chủ thể trữ tình siêu cá thể trong thơ trung đại Việt Nam .............. 52 2.2.1.1. Vài nét về chủ thể trữ tình siêu cá thể trong thơ trung đại Việt Nam ............................................................................................................. 52 2.2.1.2. Chủ thể trữ tình siêu cá thể trong thơ trung đại Việt Nam viết về mùa thu ............................................................................................... 53 2.2.2. Chủ thể trữ tình với những biểu hiện đa dạng trong thơ hiện đại Việt Nam viết về mùa thu ........................................................................ 58 2.2.2.1. Nhân vật trữ tình phiếm chỉ ..................................................... 58 2.2.2.2. Cái “tôi” trữ tình ...................................................................... 60 2.2.2.3. Chủ thể trữ tình nhập vai ........................................................... 66 Chương 3. MÙA THU TRONG THƠ VIỆT NAM TỪ TRUNG ĐẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI, NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, THỂ THƠ VÀ GIỌNG ĐIỆU ............... 69 3.1. Ngôn ngữ ................................................................................................. 69 3.1.1. Sự kết hợp Hán – Nôm trong ngôn ngữ thơ trung đại Việt Nam ........ 69 3.1.2. Sự tương hợp Đông – Tây trong ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam.... 72 3.2. Thể thơ ................................................................................................... 74 3.2.1. Từ các thể thơ truyền thống… ........................................................... 74 3.2.2….Đến các thể thơ hiện đại ................................................................... 76 3.3. Giọng điệu ............................................................................................. 77 3.3.1. Tính quy phạm trong giọng điệu thơ trung đại Việt Nam ................. 78 3.3.2. Tính đa dạng trong giọng điệu thơ hiện đại Việt Nam ..................... 80 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 91 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông với những đặc điểm khí hậu riêng biệt. Mùa xuân là thời điểm giao thoa, hội tụ tinh hoa, đem đến sự sinh sôi, mới mẻ đầy niềm tin và hi vọng cho cuộc sống. Khi những con đường râm ran tiếng ve và những chùm hoa phượng vĩ đỏ thắm, thời tiết oi bức, tức mùa hè đã đến - mùa của sự chia li đối với những bạn học sinh cuối cấp. Đó còn là kì nghỉ hè lí thú và đầy hấp dẫn của những bạn nhỏ. Trái ngược hoàn toàn với sự sôi động, nóng bức của mùa hè, mùa đông đem đến những cơn mưa phùn, gió bấc thật lạnh lẽo… Trong khi đó, mùa thu được xem là giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ đi qua, mùa thu đến đã làm cho mọi điều thay đổi từ cảnh vật, thiên nhiên, đến cả nhịp sống của con người. Mỗi người có cảm nhận riêng về vẻ đẹp của mỗi mùa trong năm, nhưng thường thì mùa thu được xem là đẹp nhất, lãng mạn và được người ta chờ đợi nhất trong năm. Mùa thu đem đến cho con người những buổi tối se se lạnh, hay những cơn gió nhè nhẹ, làm cho tâm trạng con người cũng trở nên lãng mạn và vô cùng bay bổng. Cái se lạnh, hanh hao đầu mùa, những chuyển động tinh tế của thiên nhiên qua từng ngọn cây, kẽ lá; màu vàng óng của nắng, của lá vàng mùa thay lá…, đã mang lại nguồn cảm hứng vô tận để các văn nghệ sĩ thốt lên tiếng lòng trước vẻ đẹp diễm kiều của thiên nhiên. Biết bao bài thơ, nốt nhạc của những tác giả đã thêu dệt nên những bức tranh thu đẹp, sống động cho đời. Tuy nhiên, qua mỗi chặng đường lịch sử, bức tranh mùa thu của đất nước lại được tô vẽ thêm những sắc màu mới lạ với những cung bậc cảm xúc phong phú, nói lên nỗi niềm của thi nhân trước thiên nhiên, vạn vật. Qua đó, ta hiểu vì sao, tự cổ chí kim, mùa thu luôn là mùa của cảm xúc, của thương nhớ. Song tiếng thu ở mỗi người, trong mỗi thời đại lại 2 mang những màu sắc khác nhau, tạo nên vô vàn những bức tranh thu mà trong đó cảnh thu, tình thu đều thật đẹp, thật độc đáo. Trong thơ trung đại Việt Nam, mùa thu luôn là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân, mùa thu là đề tài quen thuộc mà ta dễ bắt gặp trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,... Sự ra đời của phong trào Thơ mới (1932-1945) đã làm thay đổi cả bộ mặt của thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Các nhà Thơ mới có cái nhìn và cảm nhận thiên nhiên khác hoàn toàn với các nhà thơ trung đại. Đó không còn là lối cảm nhận theo kiểu ước lệ tượng trưng theo kiểu khuôn mẫu của thi pháp văn học trung đại, mà ở đây, nhờ vào trái tim đa cảm, đa sầu vốn có, các nhà Thơ mới có thể tự do thể hiện tâm tư, tình cảm của cá nhân theo cách riêng của mình. Tìm hiểu về mùa thu trong văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn vừa toàn diện vừa cụ thể về bức tranh thu trong hai nền văn học gắn liền với quy luật chung cho sáng tạo văn chương nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Mùa thu trong thơ Việt Nam từ trung đại đến hiện đại cho luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói, mùa thu là đề tài vô cùng quen thuộc trong sáng tác của các thi nhân xưa nay. Thiên nhiên mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân theo lẽ “tức cảnh sinh tình”, “tả cảnh ngụ tình”. Cảnh thu trong thơ trung đại được miêu tả qua một số câu thơ trong bài tứ tuyệt, bát cú, Đường luật,..Nhưng cũng có khi cả bài thơ hướng về một chủ đề “vịnh thu” hoàn chỉnh. Nói về đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam cũng có nghĩa là tìm hiểu quá trình phát triển của nó qua nhiều thời kì, nhất là từ sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến Nguyễn Du và đặc biệt là Nguyễn Khuyến,.. 3 Trong mối quan hệ ảnh hưởng của văn học trung đại Trung Quốc đối với văn học trung đại nước ta, thì thơ “vịnh thu” của Việt Nam có sự ảnh hưởng nhất định từ thơ Đường. Cảnh thu trong thơ Trung Quốc được thể hiện qua hình ảnh: lá đỏ, rừng phong, cây ngô đồng,..Những hình ảnh này ta dễ nhận thấy trong thơ thu trung đại Việt Nam. Ta có thể bắt gặp hình ảnh lá đỏ trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi: Thu dạ dữ Hoàng giang Nguyễn Nhược thủy đồng phú (Đêm thu cùng ngâm với Hoàng giang Nguyễn Nhược), Thôn xá thu châm (Tiếng châm mùa thu ở thôn xóm) và các nhà thơ khác: Mùa thu của Ngô Chi Lan (nữ sĩ dưới thời Lê Thánh Tông), Thu tứ của Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Làm nên tên tuổi của nhà thơ làng cảnh Việt Nam Nguyễn Khuyến, chúng ta không thể không nhắc tới chùm thơ thu nổi tiếng của ông, đó là: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Đến nền văn học hiện đại, ta có thể điểm qua một số bài thơ viết về đề tài mùa thu như: Tiếng thu - Lưu Trọng Lư, Cuối thu, Tình thu - Hàn Mặc Tử, Đây mùa thu tới, Thu - Xuân Diệu, Sang thu - Hữu Thỉnh,.. Nhìn chung, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về đề tài mùa thu, qua khảo sát có công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2014), Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn. Công trình này đã đưa ra một cái nhìn về chủ đề mùa thu trong Thơ mới nói chung và ba tác giả Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn nói riêng. Công trình nghiên cứu của Trương Thị Mỹ Xuyên (2010), Mùa thu Việt Nam trong Thơ Mới (1932-1945), qua công trình ta thấy được những nét mới trong việc thể hiện cảnh thu cũng như tình thu của các nhà Thơ mới so với các nhà thơ trước đó. Trong cuốn Thơ mới lãng mạn và những lời bình, Vũ Thanh Việt cũng đã viết: “Mùa thu là một đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam, khi trời đất chuyển mùa từ hạ sang thu, con người dễ có cảm xúc. Mặt khác mùa thu trong thơ Đường và thơ cổ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng không nhỏ, 4 tạo nên một sức gợi đối với thi nhân Việt Nam. Từ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đến Tản Đà…thơ Việt Nam đã có hẳn một truyền thống thơ về mùa thu thấm đuộm một nỗi buồn man mác, có vẻ đẹp nên thơ riêng của nó” [49, tr.207]. Trong cuốn Một thời đại trong thi ca, GS Hà Minh Đức đã viết: “Mùa thu đã đến trong thơ ca Việt Nam từ rất lâu qua thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, nhất là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, rồi Tản Đà…Trong thơ xưa đã có ngọn gió vàng (Nguyễn Gia Thiều), chiếc lá vàng (Nguyễn Khuyến) và đến thời hiện đại thì cả một vùng không gian bị màu vàng chiếm lĩnh…Vẻ đẹp của mùa thu thu hút các nhà thơ Mới, và nhiều người đã cho ra đời hàng loạt những bài thơ hay như: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Thu của Chế Lan Viên, Thu rừng của Huy Cận” [11, tr.125] Khi nghiên cứu về các tác giả tiêu biểu viết về mùa thu, có nhiều bài viết đã đề cập đến. Trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét về mùa thu trong sáng tác của Xuân Diệu: “Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến “Những luồng run rẩy rung rinh lá..” cùng cái “Cành biếc run run chân ý nhi”, nghe đàn dưới trăng thu chỉ Xuân Diệu mới thấy “Lung linh bóng sáng bỗng rung mình..” [38, tr.106]. Bên cạnh đó, còn một số bài viết mang tính cảm nhận, giới thiệu hay phê bình về đề tài mùa thu. Chẳng hạn: Bài Thu của Lê Bảo và bài Đây mùa thu tới của Mã Giang Lân được in trong cuốn Thơ Xuân Diệu và những lời bình (2003), bài Đây mùa thu tới của Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Lai Thúy được in trong cuốn Xuân Diệu- một cái tôi khao khát nồng nàn (2006) Tình hình nghiên cứu trên cho thấy các bài viết về mùa thu đều nghiên cứu dưới góc độ khác nhau, đều có cách cảm thụ khác nhau. Luận văn sẽ tiếp tục tìm hiểu nhiều khía cạnh mới và có cái nhìn tổng quát về đề tài mùa thu trong thơ trung đại và hiện đại. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài để khái quát những nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong đề tài mùa thu giữa hai nền văn học trung đại và hiện đại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đề tài mùa thu trong thơ Việt Nam để thấy được những cái hay, cái đặc sắc trong phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ nói riêng và sự vận động và phát triển ở mảng đề tài này từ thơ ca trung đại đến hiện đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đề tài thơ Việt Nam viết về mùa thu từ trung đại đến hiện đại. Chúng tôi sẽ cố gắng khái quát được những đặc sắc về đề tài mùa thu trong sự vận động mang tính lịch sử từ văn học trung đại đến hiện đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát và phân tích những bài thơ viết về đề tài mùa thu gắn liền với những giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Trong đó, tập trung khảo sát những bài thơ viết về đề tài mùa thu trong tập Tinh tuyển văn học Việt Nam (2005), NXB KHXH. 5. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành với các phương pháp chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhằm hệ thống hoá các đặc điểm của hình tượng mùa thu, cũng như các yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại… trong thơ viết về mùa thu từ trung đại đến hiện đại. 5.2.Phương pháp phân tích - tổng hợp: Bằng việc phối hợp các phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc lí giải và tổng quát đặc trưng thi pháp về đề tài mùa thu ở mỗi giai đoạn. 6 5.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Từ những tác phẩm thơ của các tác giả thuộc nền văn học trung đại, chúng tôi sẽ thực hiện các bước so sánh, đối chiếu những sáng tác của các tác giả thuộc nền văn học hiện đại trên các phương diện nội dung và giá trị thẩm mỹ để thấy được sự vận động phát triển cùng quy luật chung trong sáng tạo văn chương. 6. Đóng góp của luận văn Qua dự kiến tìm hiểu đề tài luận văn Thơ Việt Nam viết về mùa thu từ trung đại đến hiện đại, chúng tôi cho rằng, đề tài sẽ mang lại những đóng góp ý nghĩa: làm tài liệu cho các sinh viên, học viên trong khoa Ngữ văn trường Đại học Quy Nhơn, đồng thời đóng góp quan trọng trong việc dạy học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn bao gồm các chương: Chương 1. Mùa thu – nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca phương Đông và Việt Nam Chương 2. Mùa thu trong thơ Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, nhìn từ hình tượng thơ Chương 3. Mùa thu trong thơ Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, nhìn từ ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu 7 Chương 1 MÙA THU – NGUỒN CẢM HỨNG BẤT TẬN TRONG THƠ CA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM 1.1. Mùa thu trong thơ - sự hội ngộ của vẻ đẹp đất trời và lòng người 1.1.1. Thơ ca và cái đẹp Thơ hay thơ ca hoặc thi ca, là một loại sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ theo những cách thức nhất định dựa trên quy luật hài hòa về vần điệu, âm điệu. Thơ có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, cô đọng và hàm súc, có thể tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm có định nghĩa nào đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu” [14, tr.44] Theo thần thoại Hy Lạp, Calliope được xem là nữ thần của thi ca. Bà là người đứng đầu trong 9 nữ thần nghệ thuật và khoa học. Calliope còn được xem là nữ thần của trí tệ, tri thức, hùng biện và giai điệu. Nghĩa là, người Hy Lạp cổ đại cho rằng thơ ca đứng đầu trong các ngành nghệ thuật và năng lực của rất nhiều nguồn sức mạnh. Thơ ca tự nó khởi phát chứ không phải do một năng lực được kí thác. Con người tự biết rung động trước thiên nhiên và tìm cách biểu đạt nó ra bằng ngôn từ. Và từ muôn đời nay, dù xã hội có thế nào, thì thơ ca vẫn cất giữ trong nó ngọn lửa bất diệt sẵn sàng bùng cháy lên trong mọi hoàn cảnh. Những thi sĩ luôn là những người được kính trọng trong xã hội. Họ xuất thân từ nhiều tầng lớp, nhiều hoàn cảnh nhưng đối với con người 8 họ là những vị thần sáng tạo, mang đến cho cuộc sống những vần thơ êm dịu, giúp họ vơi bớt nỗi đau và tìm thấy mình ở đâu đó trong câu thơ. Có thể nói, hầu hết các bộ sử thi vĩ đại của nhân loại đều viết bằng lời thơ. Hai bộ đại sử thi Ấn Độ Ramayana hay Mahabharata là những bài thơ bất tận, kết tinh trí tuệ của rất nhiều con người qua nhiều thời đại. Người ta ví hai bộ sử thi này là túi khôn của người Ấn và hằng ngày mỗi người Ấn đều ca tụng nó. Những gì có trên đất nước Ấn Độ đều có trong hai bộ sử thi vĩ đại này. Người ta cũng kinh ngạc là làm sao khi chưa có chữ viết mà người Ấn Độ có thể lưu lại hai bộ sử thi ấy một cách nguyên vẹn qua mấy ngàn năm. Đó cũng là một câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu phân vân. Một cách trả lời rất đơn giản đó là nó đã được viết bằng lời thơ chứ không phải là văn xuôi. Tiếp đến là phải kể đến hai bộ sử thi cũng không kém phần đồ sộ của Hy Lạp: Odixe và Ilyat. Hai bộ sử thi đồ sộ thâu tóm toàn bộ cuộc chiến đấu của đoàn quân Hy Lạp chinh phục kẻ thù và cả những cuộc nội chiến. Odixe tiếp sau nội dung của Ilyat nhưng được viết dài hơn. Điểm chung nhất của các bộ sử thi là biểu hiện cái đẹp trong trạng thái rực rỡ nhất của con người và tự nhiên. Đó có thể là một vị anh hùng với sức khỏe và dáng dấp phi thường, trái tim bao dung, ý chí mãnh liệt, trí tuệ phi phàm. Đó có thể là một trận đánh vô cùng khốc liệt, diễn ra trong một thời gian dài ở thế trận giằng co, gây cấn và khi thắng bại phân tranh thì chiến trường hoang tàn đầy xác chết. Có thể nói ngôn ngữ sử thi luôn biểu hiện sự vật ở trạng thái tột bậc, phi thường, tráng lệ. Người đời sau đọc sử thi, họ lại tiếp tục đi tìm cái đẹp được ẩn giấu sau lớp ngôn từ mềm mại ấy. Đã qua biết bao thời gian, biết bao cái mới được hình thành nhưng những giá trị cũ xưa luôn gây cho ta niềm hứng thú, say mê đến bất tận. Ta càng đọc càng thấy cha ông vĩ đại, thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn trong nhiệm vụ giữ gìn, phát huy tiếp biến những giá trị vĩnh hằng ấy. 9 Con người đồng hóa thế giới theo nhiều quy luật khác nhau, trong đó có quy luật cái đẹp. Trong cuộc sống của con người, cái đẹp luôn là người bạn đồng hành, có mặt khắp mọi nơi. Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con người không mất niềm tin vào cuộc sống, vào chân lí, vào ngày mai. Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người. Thơ ca đã phản ánh chân thực những cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp trong thơ ca có mối quan hệ mật thiết với cái đẹp trong cuộc sống, đó là mối quan hệ thống nhất. Bất cứ một cái đẹp nào đều được thơ ca mô tả và tái hiện, nó đều gắn liền với thái độ, cảm xúc, tình cảm của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta cảm nhận được rất rõ rằng mỗi cảnh sắc thiên nhiên đều chứa đựng trong đó những nỗi niềm riêng tư, thầm kín của con người. Mở đầu Truyện Kiều, khi tả mùa xuân Nguyễn Du đã viết: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Câu thơ không chỉ phác thảo ra cảnh tuyệt đẹp của trời đất ngày xuân, mà còn diễn tả cả vẻ tinh khiết của tiết thanh xuân. Qua đây, ta có thể khẳng định rằng thơ ca và cái đẹp có mối quan hệ thống nhất, gần gũi với nhau. Là sản phẩm độc đáo của một hoạt động sáng tạo có mục đích, in đậm dấu ấn tài năng, cá tính sáng tạo và thế giới tinh thần của người sáng tạo ra nó. Giúp con người hướng đến cái cao cả, cái tốt đẹp chân – thiện – mĩ, góp phần tô điểm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. 1.1.2. Thơ ca với mùa thu Mùa thu là mùa của thi ca, là nguồn cảm hứng của bao thi sĩ, màu sắc, âm thanh mùa thu là động lực để đánh thức tâm hồn của con người. Tiết thu se lạnh khiến lòng người se lại. Lá bắt đầu lác đác trên đường phố và những ánh nắng cũng nhạt dần theo từng ngày qua. Mùa thu tới lặng lẽ, bình thường 10 như chu kỳ tuần hoàn của đất trời, Chế Lan Viên ngạc nhiên, buột miệng thốt lên: Chao ơi! Thu đã tới rồi sao? Thu trước vừa qua mới độ nào! Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ, Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao (Thu) Có lẽ đã từng có nhiều nghệ sĩ mượn cảm hứng sáng tác từ mùa thu nhưng thi ca vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Thi ca về mùa xuân, mùa hè, mùa đông rất nhiều nhưng mùa thu là nhiều hơn cả, và chất chứa nhiều tâm trạng. Thu có gì cuốn hút đến vậy mà nhiều nhà thơ nổi tiếng phải ngả bút để sáng tác thành các thi phẩm? Trong không gian thu, cái gì cũng đẹp, đến lung linh huyền ảo, thu bắt đầu từ khi chiếc lá bàng đang xanh rì giật mình uốn cong chuyển vàng rồi sang sắc đỏ. Ai bảo chỉ có lá phong ở phương trời Tây mới có sắc thu vàng đỏ mà sắc đỏ vàng cũng đã rơi vào các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Đông phương như một nét độc đáo báo hiệu đất trời con người đang thu. Nhắc đến nền văn học Trung Hoa từ hàng ngàn năm trước, chúng ta không thể không kể đến những tác giả đã tạo nên những tuyệt tác ca ngợi mùa thu như: Lý Bạch, Vương Duy, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ,… Một đêm thu với những cảnh vật: Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời, cây phong bên sông, ánh lửa chài được Trương Kế tạo nên kiệt tác Phong Kiều dạ bạc: “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hỏa đối sầu miên/ Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (Trăng tà chiếc quạ kêu sương/ Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe liếng chuông chùa Hàn Sơn) Cảnh vừa có màu sắc vừa có âm thanh. Màu vàng của vầng trăng xế, vầng trăng tà. Màu trắng bao la của sương đêm phủ đầy trời, ngọn lửa chài le 11 lói trong các khoang thuyền. Lùm cây phong đen sẫm ẩn hiện bên bờ sông. Và có tiếng quạ; quạ giật mình thấy sương trắng phủ đầy trời, ngỡ là trời đã sáng, cất tiếng kêu... Một cảnh buồn trên bến Phong Kiều. Và đó cũng là tâm trạng buồn của li khách đang nằm mơ ngủ trong thuyền. Tiếng chuông chùa Hàn Sơn đã làm rõ thêm cảnh vắng lặng, êm đềm bến Phong Kiều một đêm thu. Tiếng chuông chùa vẳng lên giữa đêm khuya còn mang một ý nghĩa thẩm mĩ rất tinh tế. Đó là nỗi buồn nhớ cố hương của người lữ khách. Hơn một nghìn năm đã trôi qua, ai đã từng đọc thơ Đường, ai đã yêu thơ Đường, nhất là những khách li hương đó dây, vẫn cảm thấy tiếng chuông chùa Hàn Sơn được Trương Kế nói đến vẫn còn làm rung động hồn mình, làm nao nao, làm thổn thức lòng mình. Bức tranh thu đã được tô đẹp bằng một vầng trăng thu huyền ảo. Trăng soi lồng lộng trên sóng nước bập bềnh biến dòng sông thành một giải lụa vàng óng ả. Trong một đêm trăng vắng vẻ nhà thơ Lý Bạch nằm trong thư phòng, bóng trăng khe khẽ len qua khung cửa sổ rọi sáng đầu giường, trong một không gian tịch mịch giữa đêm, hồn thơ đã nhập vào hồn trăng bay lâng lâng vào một cõi mộng ảo vô cùng. Những tia sáng của trăng chập chờn mờ ảo đã làm nhà thơ ngỡ ngàng như sương khói bao phủ đầu giường, nhìn trăng mà lòng buồn vời vợi, ngổn ngang trăm mối tơ lòng. Có nỗi buồn nào ray rứt da diết ngấm tận hồn bằng nỗi sầu nhớ cố hương, quê cha đất tổ: “Giường khuya trăng chiếu bời bời/ Sương rơi phủ đất ngỡ đời chiêm bao/ Ngẩng đầu trăng sáng trên cao/ Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào cố hương (Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch) Bài thơ thu này đã vẽ lên một bức tranh sống động, có một âm hưởng tuyệt vời, trở thành một bài nhạc phủ (khúc hát mùa thu) trác tuyệt của Đường thi Ngưỡng đầu khán minh nguyệt, Ký tình thiên lý quang (Ngẩng nhìn trăng sáng lung linh, Xót thương nghìn dặm gửi tình quê xa). Trăng là người tình chung thủy của Lý Bạch, để cuối cùng trong một đêm say khướt nhà thơ đã 12 trầm mình xuống sông Trường Giang để được ôm vầng trăng huyền ảo để cùng với trăng vĩnh viễn an giấc ngàn thu … Không có trăng nào đẹp bằng trăng thu, chẳng có trăng nào nào sáng hơn trăng quê như Đỗ Phủ đã âm thầm hoài vọng thiết tha: Tha phương đêm phủ màu sương trắng/ Cố quận trăng soi ánh tỏ ngời (Nguyệt dạ ức xá đệ – Đỗ Phủ). Phong cảnh mùa thu đa tình đa cảm ru ngủ lòng người đã được diễn tả qua ngòi bút trác tuyệt tài tình của các thi nhân như Đỗ Phủ (“Oanh vàng liễu biếc song song hót/ Nhạn trắng trời xanh vút vút bay/ Tây lĩnh nghìn thu sương tuyết phủ/ Đông Ngô thuyền đậu lớp lớp đầy” - Tuyệt cú) hay Tô Thức (“Mây chiều gom hết trời thu giá/ Lẳng lặng sông Ngân đổ nguyệt đầy/ Kiếp ấy đêm nao tình nở đẹp/ Chốn nào trăng sáng hẹn cùng say? - Trung thu nguyệt) Mùa thu là mùa của sự gợi nhớ mông lung, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ gia đình của những kẻ phải mang kiếp sống tha phương lênh đênh nơi xứ lạ quê người, cái nỗi niềm cô độc lầm than của một kiếp sống ly hương: “Lưa thưa sao sớm vờn chân nhạn/ Réo rắt lầu khuya lộng sáo diều/ Sông quê mùa cá, chưa về xứ/ Đày đọa phương người, phận hẩm hiu” (Tràng An thu tịch – Triệu Cổ), “Tùng cúc hai lần rơi lệ uất/ Đò đơn một độ khóc quê ròng/ Thấu xương cơn rét cần may áo/ Bạch Đế chày buông tiếng chập chùng (Thu hứng – Đỗ Phủ) Có những bài thơ thu đã được sáng tác để ghi nhớ, hồi tưởng lại một giai đoạn lịch sử nào đó, nhớ lại một thời vàng son nhung gấm, khi nhà thơ đã nhập thế, làm quan, lo việc triều cung, nhưng đôi khi gặp hoàn cảnh không may, không được thăng quan tiến chức, mà thất vọng chán nản, đành thúc thủ an phận, chấp nhận số mệnh một cách tiêu cực theo đạo lý Trung Dung (Thượng oán bất thiên, hạ bất vưu nhân, cư dị dĩ sĩ mệnh - Trên không oán trời, dưới không trách người, sống bình dị đợi mệnh): 13 “Nức nở ve kêu thương nguyệt úa/ Não nùng đom đóm khóc chiều ngây/ Tài văn bao thuở triều cung hiến/ Thở vắn đêm sương lệ ứa đầy (Tân thu – Đỗ Phủ) “Ghé bến thu sầu đau dạ khách/ Lên non tuổi hạc xót thương mình/ Phơ phơ tóc trắng đời chao đảo/ Lắm nỗi chua cay, rượu chẳng đành (Đăng cao – Đỗ Phủ) “Lê gót phong trần, thư bặt tín/ Dặm trường quan tái, bước gian nan/ Mười năm lủi thủi đời hiu quạnh/ Thúc thủ giờ đây sống tịnh an (Túc phủ – Đỗ Phủ) Những hạt mưa thu rơi thánh thót bên song gợi nỗi sầu hiu hắt, cảnh lòng quạnh hiu cô đơn, sau tháng ngày đăng đẵng việc triều cung, nay ngồi ngẫm nghĩ về thân phận con người và cuộc đời: “Nắng tàn dạo mát hồ trong/ Lăn tăn sóng nước gợi lòng cô liêu/ Sự đời trôi nổi đã nhiều/ Hỏi con nước chảy còn điều thở than? (Thu nhật hồ thượng - Tịch Huỳnh) Đọc thơ Đường để cảm nhận tiếng lòng xao xuyến của người xưa vọng lại của hồn xưa trăn trở còn phảng phất đâu đây. Những bài thơ thu với những từ ngữ điêu luyện, ý tưởng phong phú, cảnh tình thắm thiết đậm đà tình cảm sâu sắc, nồng nàn, với những ngôn ngữ thâm thúy, tự nhiên hàm súc, ý tưởng chân thật, đầy cảm xúc. Mùa thu của dân tộc ta bước ra từ những trang sách, khi lần đầu tiên cắp cặp tới trường trong tiết trời thu mát mẻ mà nhà thơ Quang Huy đã tinh tế khi đưa mùa thu tới cho tâm hồn học trò với đa dạng màu sắc, hình ảnh độc đáo của thu Hà Nội vàng hoa cúc, xanh cốm mới hương sen quẩn quanh, với trời xanh thẳm trong đêm rằm trung thu có chị Hằng xinh đẹp đến từ cung trăng (Mùa thu của em), dường như tạo cảm hứng cho một năm học mới. Rồi nhiều bài thơ mang cảm hứng mùa thu của các nhà thơ khác cũng lần lượt được giới thiệu trong chương trình học phổ thông mà không khỏi khiến những 14 cô cậu học trò thả hồn mơ mộng, như ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm; Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Hai sắc hoa ti gôn của T.T.KH… Có lẽ trong bốn mùa, thu là mùa gần với tâm hồn người nghệ sĩ hơn cả, nó tác động mạnh tới xúc cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Mỗi cơn gió lành lạnh của mùa thu hoang hoải thổi khiến con người ta gần nhau hơn, dễ cảm nhau hơn, quyến luyến nhau hơn…Thu cũng là mùa khiến tình yêu mong manh hơn, bởi cảnh sinh tình, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ nên thơ thu thường mang một nỗi buồn mênh mang: “Thu héo nấc thành những tiếng khô/ Một vì sao lạ mọc phương mô?/ Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?/ Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?(Cuối thu - Hàn Mặc Tử). Mùa thu lang thang phố phường Hà Nội, chợt nhận ra lá vàng rải đầy gót chân, để bất chợt nhớ một người ra đi đầu không ngoảnh lại/ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Say đất trời thu để rồi ca từ trong các ca khúc nổi tiếng về thu cũng đầy chất thơ. Đó là một Ngô Thụy Miên không chỉ để mình đắm chìm trong không gian thu, ông còn mang cả Mùa thu cho em, muốn người yêu tìm đến khoảng đồng điệu trong tâm hồn. Rồi một Trịnh Công Sơn trong Nhớ mùa thu Hà Nội đã vẽ nên khung cảnh thu Hà Nội để khiến hình ảnh ai đó bỗng trở nên thân quen, nhớ đến một người/ để nhớ mọi người… Mượn tên bài hát do Phú Quang phổ nhạc từ thơ Giáng Hương để nói một điều rằng mùa thu chẳng có tội tình gì, chỉ bởi con người ta sầu muộn mà sinh tình, sinh ý, sinh ra những tuyệt phẩm để đời đấy thôi. Người nghệ sĩ bỗng thành nhà thơ khi si mê, bị ám ảnh bởi mùa thu. Có lẽ vì thế người ta cho rằng thu là mùa của các thi nhân. Mùa thu huyền ảo nên các tác giả cứ vô tình đưa bút tới những nẻo thu. Không thể bỏ qua những bài thơ thu của các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bính với Bắt gặp mùa thu, Thu rơi từng cánh; Vũ Hoàng Chương với Mùa thu đã về; Quách Tấn với Thương thu; Đoàn 15 Văn Cừ với Thu và Cuối thu: Cuối trời biếc, lúa vàng bông/ Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng…; Anh Thơ với Sang thu, Chiều thu, Đêm thu; Huy Cận với Thu, Thu rừng: Sầu thu lên vút, song song/ Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu… Nghệ thuật làm được gì cho con người? Có thể thấy rằng, qua các tác phẩm nghệ thuật con người tới gần nhau hơn, nếu thi ca còn bị cách trở bởi ngôn ngữ, thì hội họa, âm nhạc lại “thoát” khỏi rào cản này khi chỉ cần mở Bản giao hưởng bốn mùa của nhà soạn nhạc Ý A.Vivaldi là ta đã rùng mình với hơi thu lành lạnh của nước Ý hay đắm chìm trong Mùa thu vàng của Levital. Thu bảng lảng sương khói, dù ở bất kỳ đâu những nét thu cũng quen thuộc. 1.2. Vẻ đẹp của mùa thu trong thơ ca phương Đông và Việt Nam 1.2.1. Mùa thu trong thơ ca phương Đông Mùa thu luôn là niềm gợi hứng cho các thi văn thi sĩ tự cổ chí kim. Nó chiếm một vị trí độc đáo trong gia tài thơ văn của nhân loại nói chung và thơ ca phương Đông nói riêng, mà tiêu biểu nhất là thơ văn Trung Hoa. Trong kho tàng thơ văn Trung Hoa, mùa thu buồn luôn là một đề tài truyền thống rất được các thi sĩ ưa chuộng, và thường được lấy làm bối cảnh khi tác giả muốn phơi bày tâm sự. Ở đó, mùa thu như được định mệnh gắn liền với sự buồn bã của cảnh sắc, của lòng người. Nhắc đến mùa thu, người ta thường mường tượng ngay đến cảnh sắc tiêu điều, lá rơi hoa rụng, gió thổi thê lương, chim chóc kêu thê thiết, côn trùng khóc rỉ rả, người nhớ người, người nhớ cảnh, lòng sầu ảm đạm day dứt khôn nguôi. Đó là những điều mà ta dễ dàng bắt gặp qua những sáng tác của những thi nhân trong nền văn học Trung Hoa. Người đầu tiên miêu tả mùa thu một cách tỉ mỉ và có hệ thống là Tống Ngọc. Tống Ngọc tên tự là Tử Uyên, người nước Sở đời Chiến quốc, sống sau Khuất Nguyên. Ông là người khai sáng ra thể Phú và là người đứng đầu thời đại về Sở từ, ông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan