Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh...

Tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

.PDF
86
36
51

Mô tả:

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao nguồn lao động ở nông thôn. Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã nâng cao trình độ tay nghề, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu việc làm của người lao động. Có thể nói công tác đào tạo nghề cho Lao động nông thôn (LĐNT) là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và LĐNT nói riêng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phú Bình đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, ngành nghề truyền thống mây tre đan, sản xuất đồ gỗ ... đã thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội Huyện Phú Bình dần đi vào ổn định và có chiều hướng tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng và thu hút nhiều LĐNT. Với tình hình đó, khi khoa học công nghệ phát triển và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thì lại chính là khó khăn lớn của huyện Phú Bình. Một bộ phận lớn LĐNT có xu hướng dôi dư nhưng lại rất khó để có thể bố trí việc làm cho họ. Vấn đề cơ cấu lại lực lượng LĐNT cũng gặp nhiều khó khăn do số lao động này chưa được đào tạo nghề khi tham gia vào lao động sản xuất phi nông nghiệp; số ít đã được đào tạo nghề thì trình độ nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của sản xuất

Tài liệu liên quan