Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Nghiên cứu ảnh hưởng của calcium sulfate (caso4) và molybdenum (mo) đến một số c...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của calcium sulfate (caso4) và molybdenum (mo) đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống lạc l14

.PDF
127
1
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHAN CÔNG NHẬT NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CALCIUM SULFATE (CaSO4) VÀ MOLYBDENUM (Mo) ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG LẠC L14 Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã ngành: 8420114 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Võ Minh Thứ  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả quá trình theo dõi nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong những công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Quy Nhơn, ngày 24 tháng 08 năm 2022 Tác giả PHAN CÔNG NHẬT  LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu Trƣờng ĐH Quy Nhơn, Ban chủ nhiệm khoa KHTN, Bộ môn SHUD-NN, Phòng đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo khoa sinh học đã tạo điều kiện và giúp đỡ hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Võ Minh Thứ, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Chi cục kiểm dịch thực vật vùng IV, đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về công tác cũng nhƣ thời gian cần thiết để hoàn thành cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia đình, bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt, nhƣng do kiến thức còn hạn chế nên còn những sai sót, vì vậy mong quý thầy, cô giáo và anh, chị đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Quy Nhơn, ngày 24 tháng 8 năm 2022 Tác giả PHAN CÔNG NHẬT  MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại cây lạc ..................................................... 4 1.1.1. Nguồn gốc cây lạc ............................................................................ 4 1.1.2. Vị trí phân loại cây lạc .................................................................... 4 1.2. Sơ lƣợc giá trị kinh tế và tình hình sản xuất lạc hiện nay ...................... 4 1.2.1. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây lạc.................................... 5 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, Việt Nam và tại Bình Định .... 9 1.3. Sự sinh trƣởng và phát triển của cây lạc............................................... 15 1.3.1. Đặc điểm thực vật học .................................................................... 15 1.3.2. Các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển của cây lạc .......................... 17 1.4. Ảnh hƣởng của các điều kiện sinh thái đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây lạc ................................................................................... 19 1.4.1. Nhiệt độ .......................................................................................... 19 1.4.2. nh sáng ......................................................................................... 19 1.4.3. Nƣớc ............................................................................................... 19 1.4.4. Đất và chế độ dinh dƣỡng .............................................................. 20 1.5. Vai trò của nguyên tố Ca, S, Mo đối với cây trồng .............................. 21  1.6. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón trung lƣợng và vi lƣợng ở Việt Nam và trên thế giới đối với cây trồng. ....................................................... 23 1.6.1 Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón trung lƣợng và vi lƣợng ở Việt Nam .................................................................................................. 23 1.6.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón trung lƣợng và vi lƣợng ở thế giới ...................................................................................................... 25 1.7. Diễn biến thời tiết ở địa điểm trồng lạc trong thời gian thí nghiệm ..... 27 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 30 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 30 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 30 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 30 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 31 2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 31 2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp xác định ........................ 32 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 34 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................. 35 3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm ........ 35 3.2. Ảnh hƣởng CaSO4 và Mo đến một số chỉ tiêu hóa sinh trong lá cây lạc ... 36 3.2.3 Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá lạc qua các thời kỳ ra hoa và tạo quả ............................................................................................................ 40 3.3. Ảnh hƣởng CaSO4 và Mo đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của cây lạc .................................................................................................... 43 3.3.1. Chiều cao cây lạc qua các thời điểm sinh trƣởng, phát triển ......... 43 3.3.2. Số cành/cây lạc qua các thời điểm sinh trƣởng, phát triển ............ 45 3.4. Ảnh hƣởng của CaSO4 và Mo đến một số chỉ tiêu năng suất và phẩm chất của cây. ................................................................................................. 47  3.4.1. Số lƣợng tia lạc, tỉ lệ đậu quả, số lƣợng quả và tỉ lệ quả chắc trên cây............................................................................................................. 47 3.4.2. Kích thƣớc quả lạc và tỉ lệ lạc nhân ............................................... 49 3.4.4. Năng suất của giống lạc ................................................................. 52 3.4.5. Hàm lƣợng protein, lipid trong hạt lạc ........................................... 53 3.5. Ảnh hƣởng của CaSO4 và Mo đến khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lạc. ......................................................................................................... 55 3.5.1 Bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspegillus niger) ................................. 55 3.5.2. Bệnh đốm lá (Cercospora sojina) ................................................... 56 3.5.3. Bệnh héo rũ tái xanh (Ralstonia solanacearum) ............................ 57 3.6. Hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 dƣới ảnh hƣởng của CaSO4, và Mo... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 60 1. Kết luận .................................................................................................... 60 2. Kiến nghị.................................................................................................. 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 62 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BNNVPTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Ca Calci CT Công thức CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 CT4 Công thức 4 CV (%) Hệ số biến động của mẫu thí nghiệm Công thức ĐC Công thức đối chứng FAO Food and Agriculture Organization Ha Hecta LSD0,05 Sai khác có ý nghĩa thống kê Mo Molybdenum Mg Magie N Nitơ P Phospho QCVN Quy chuẩn Việt Nam RCBD Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên S Lƣu huỳnh TN Thí nghiệm  DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng của một số loại hạt. ............................................. 7 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc thế giới giai đoạn 2007-2016................................................................................................... 9 Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc một số nƣớc trên thế giới ...................................................................................................... 10 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc ở Bình Định (2017 – 2020) ............ 14 Bảng 1.5. Tình hình thời tiết, khí hậu ở Phù Cát trong khi tiến hành thí nghiệm .. 28 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm.......... 36 Bảng 3.2. Hàm lƣợng nƣớc tổng số lá lạc ở thời kỳ ra hoa và tạo quả ................... 37 Bảng 3.3. Hàm lƣợng chất khô trong lá lạc qua các thời kỳ ra hoa và tạo quả ...... 39 Bảng 3.4. Hàm lƣợng nitơ trong lá lạc qua các thời kỳ ra hoa và tạo quả .............. 40 Bảng 3.5. Hàm lƣợng diệp lục trong lá lạc ở các thời kỳ ......................................... 42 Bảng 3.6. Chiều cao cây lạc qua các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển ...................... 44 Bảng 3.7. Sự phân cành của cây lạc .......................................................................... 46 Bảng 3.8. Số lƣợng tia lạc, tỉ lệ đậu quả, số lƣợng quả và tỉ lệ quả chắc/cây ......... 48 Bảng 3.9. Kích thƣớc quả lạc và tỉ lệ lạc nhân (cm) ................................................. 50 Bảng 3.10. Khối lƣợng 100 quả, 100 hạt (g) ............................................................ 51 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng đến năng suất của giống lạc L14 (tạ/ha). .......................... 52 Bảng 3.12. Hàm lƣợng protein, hàm lƣợng lipid trong hạt lạc ................................ 54 Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của CaSO4 và Mo đến tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen ............................................................................................. 55 Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của CaSO4 và Mo đến tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh đốm lá của cây lạc ........................................................................................... 56 Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của CaSO4 và Mo đến tỉ lệ cây lạc nhiễm bệnh héo rũ tái xanh................................................................................................. 57 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của việc bón CaSO4 và Mo cho cây lạc trên 1 ha .... 59  DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Hàm lƣợng (%) chất khô trong lá lạc ở thời kỳ ra hoa và tạo quả. .... 40 Biểu đồ 3.2. Hàm lƣợng nitơ trong lá ở thời kỳ ra hoa và tạo quả .......................... 41 Biểu đồ 3.3. Hàm lƣợng diệp lục tổng số trong lá ở thời kỳ ra hoa và tạo quả ...... 43 Biểu đồ 3.4. Chiều cao cây lạc ở thời kỳ ra hoa, tạo quả ......................................... 45 Biểu đồ 3.5. Số cành cấp 1, 2 và tổng số cành trên cây lạc ...................................... 47 Biểu đồ 3.6. Trọng lƣợng quả và hạt ở các công thức thí nghiệm........................... 51  1  MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cây lạc (Arachis hypogaea L.) thuộc họ đậu, thân thảo, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, là cây công nghiệp ngắn ngày và có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới, trong số các loại cây lấy dầu ngắn ngày, cây lạc đƣợc xếp thứ 2 sau đậu tƣơng về diện tích và sản lƣợng, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp thứ 4 về nguồn dầu thực vật và xếp thứ 3 về nguồn protein cung cấp cho ngƣời cũng nhƣ các cây họ đậu khác [19]. Lạc là loại cây trồng có vi khuẩn sống cộng sinh có khả năng cố định nitơ sinh học. Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất, bồi đắp độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc luân xen canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Ở Việt Nam, diện tích trồng lạc năm 2018 đạt khoảng 198 nghìn ha, trong số 25 nƣớc trồng lạc ở châu , Việt Nam đứng thứ 5 về sản lƣợng, nhƣng năng suất còn thấp, đứng thứ 15. Năng suất lạc ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nƣớc có mức năng suất bình quân cao nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc [11]. Tỉnh Bình Định thuộc vùng sinh thái Duyên hải Nam Trung bộ, mang đậm nét khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây lạc. Vì vậy, cây lạc đƣợc trồng với diện tích lớn và là cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lạc của tỉnh là 8.440 ha, đứng thứ 2 về diện tích ở khu vực Nam Trung bộ (sau tỉnh Quảng Nam). Cây lạc có tính thích nghi cao, có thể gieo trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ nhƣ đất cát, cát pha và thịt nhẹ, khả năng chịu hạn khá nên diện tích trồng lạc ngày càng tăng. Ðất cát biển là một trong 13 nhóm đất chính của Việt Nam, chiếm khoảng 500.000 ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Ở tỉnh  2  Bình Định, diện tích đất cát biển 13.570 ha, tập trung nhiều ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn [33]. Là loại đất nghèo dinh dƣỡng nhƣng hiện nay đất cát biển đang đƣợc sử dụng khá rộng rãi cho mục đích sản xuất nông nghiệp và trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ: rau, khoai lang, lạc, đậu đỗ, vừng, sắn... có thể trồng các cây lâu năm nhƣ dừa, cam, chanh, điều. Trong những năm gần đây, vùng đất cát biển đã đƣợc nông dân đƣa vào trồng lạc và mang lợi nhuận cao so với các cây trồng khác, đồng thời góp phần cải tạo vùng đất cát biển. Mặc dù, năng suất lạc của tỉnh Bình Định ở mức cao so với bình quân năng suất của vùng và cả nƣớc (29,6 tạ/ha so với 22,8 tạ/ha). Tuy nhiên, so với năng suất lạc ở các vùng khác và tiềm năng năng suất của các giống lạc hiện có thì năng suất lạc của tỉnh Bình Định còn thấp, nhất là lạc trồng trên đất cát biển thấp so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh từ 10 - 15% [28]. Giống lạc L14 Giống lạc L14 đƣợc chọn lọc theo phƣơng pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc QĐ5 từ tập đoàn lạc nhập nội của Trung Quốc. Giống đƣợc công nhận chính thức là giống TBKT theo Quyết định số 5310/BNNKHKT ngày 29 tháng 11 năm 2002. – L14 cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông học tốt. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm. – Thời gian sinh trƣởng: 120-135 ngày (vụ xuân); 90-110 ngày (vụ thu và thu đông). – Chiều cao thân chính 30-50 cm, quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng, khối lƣợng 100 quả 155-165 g, khối lƣợng 100 hạt 60-65g, tỷ lệ nhân/quả 72-75% – Năng suất 45-60 tạ/ha. – Chống chịu sâu bệnh: kháng bệnh lá (Đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt…) khá cao, kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) khá. Chịu thâm canh cho năng suất cao.  3  Trong thâm canh cây lạc, ngoài những yếu tố nhƣ giống, kỹ thuật canh tác, thì việc bón phân cân đối, hợp lý là một khâu quan trọng trong việc tăng năng suất, phẩm chất lạc. Tuy nhiên, ngƣời trồng lạc chủ yếu mới chú trọng cung cấp phân bón đa lƣợng, còn phân bón trung, vi lƣợng chƣa đƣợc quan tâm nhiều [2]. Cây lạc rất cần nguyên tố Ca cho sự hình thành nốt sần, tạo sự vững chắc cho tia lạc và vỏ quả lạc. Lƣu huỳnh và molybdenum cần cho quá trình cố định nitơ của vi khuẩn cộng sinh và khử nitrat. Ngoài ra, Ca và S cần thiết cho sự tổng hợp protein và lipid tích lũy trong hạt lạc. Do vậy, để tìm hiểu ảnh hƣởng của Ca, S và Mo đến giống lạc L14, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của calcium sulfate và molybdenum đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất và phẩm chất của giống lạc L14 (Arachis hypogaea L.)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Đánh giá ảnh hƣởng của dinh dƣỡng khoáng Ca, S và Mo đến khả năng sinh trƣởng và năng suất của giống lạc L14. - Xác định đƣợc hàm lƣợng calcium sulfate và nồng độ molybdenum thích hợp có ảnh hƣởng tốt đến năng suất và phẩm chất của lạc L14 để bổ sung vào quy trình sản xuất. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng calcium sulfate và molybdenum đối với giống lạc L14 trồng tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3.1. Ý nghĩa khoa học. Góp phần khẳng định vai trò của dinh dƣỡng khoáng Ca và Mo đối với cây lạc nói riêng và cây trồng nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất việc bổ sung thêm dinh dƣỡng khoáng trung và vi lƣợng (CaSO4, Mo) với liều lƣợng thích hợp cho cây lạc trồng vụ Đông - Xuân ở Phù Cát nói riêng và ở tỉnh Bình Định nói chung, nhằm góp phần tăng năng suất và thu nhập cho ngƣời nông dân.  4  CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại cây lạc. 1.1.1. Nguồn gốc cây lạc. Chi lạc là một chi của phân họ cây đậu (Faboideae) có khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ đã đƣợc khẳng định khi SKiê (E.G., 1877) tìm thấy cây lạc trong ngôi mộ cổ ở An Côn bên bờ biển gần LiMa, thủ đô của Pêru. Ngƣời ta đã phát hiện nhiều ngôi mộ có chứa những xác ƣớp đặt ngồi, xung quanh có những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm, còn đƣợc bảo vệ tốt. Trong đó có nhiều vại dựng quả lạc. Những mẫu vật về lạc phát hiện ở An Côn (Nam Mỹ) có liên quan với văn hoá An Côn đƣợc xác định vào 750- 500 năm trƣớc công nguyên. Dẫn theo tài liệu của tác giả Engen thì cây lạc tìm thấy ở (Las Haldas) trƣớc thời kỳ đồ gốm cách đây khoảng 3.800 năm [6],[14]. 1.1.2. Vị trí phân loại cây lạc. Tên khoa học : Arachis hypogaea L. Tên địa phƣơng : Lạc (đậu phộng, đậu phụng) Chi : Arachis Họ đậu : Fabaceae Bộ đậu : Fabales Loài lạc trồng (Arachis hypogaea L.) đƣợc mô tả nhƣ một loài thực vật do Linnaeus công bố năm 1753 và trong một thời gian dài ngƣời ta chỉ biết một loài trong chi Arachis đó là loài lạc trồng (Arachis hypogaea L.). Năm 1841 Bentham mô tả 5 loài dại phát hiện ở Brazil là A.glabrala, A.piessilla, A.prôsttrala, A. villosa và A.tuberosa. Ông đã sắp xếp chúng thành 3 chi: chi Arachis, chi Stylosanthes và chi Chapmannia hợp thành tộc  5  Hedysareae thuộc họ đậu Leuguminosaea (nay chính là họ Fabacae). Chi Arachis khác với hai chi kia ở chỗ có tia quả, quả phát triển dƣới đất, hoa hầu hết ra ở các đoạn gốc của thân và cành. Ngoài ra chi Arachis còn có một số đặc trƣng nhƣ lá kép 3 - 4 lá chết, có lá kèm, hoa cánh bƣớm, ống đế hoa rộng, hai lá mầm lớn và phôi thẳng. Cấu trúc đặc biệt nhất của chi Arachis là có tia quả, số nhiễm sắc thể 2n = 20. Hiện nay ngƣời ta đã phát hiện chi Arachis có khoảng 30 - 50 loài khác nhau và chỉ có một loài lạc trồng là Arachis hypogaea L [6],[14]. Phân loại dƣới loài của loài lạc trồng (Arachis hypogaea L.) rất phức tạp. Các hệ thống phân loại của Waldron (1919), Cheualiar (1929), Luzina (1954), các học giả Trung Quốc (1960) đều dựa vào nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây lạc để làm cơ sở phân loại. 1.2. Sơ lƣợc giá trị kinh tế và tình hình sản xuất lạc hiện nay 1.2.1. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây lạc. 1.2.1.1 Giá trị dinh dưỡng của cây lạc. Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là một trong nhƣng cây công nghiệp ngắn ngày, hạt cây lạc đƣợc ép lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong hạt lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khoẻ con ngƣời. Thành phần sinh hoá của lạc nhƣ sau: - Nƣớc : 8-10% - Dầu thô (Lipid) : 40-60% - Glucid : 6-22% - Protein : 26-34% - Cellulose : 2-4,5% Giá trị dinh dƣỡng nhiều nhất của hạt lạc là lipid và protein. Trong các ngành công nghiệp ép dầu ngƣời ta đã thu đƣợc hai sản phẩm chính từ hạt cây lạc là dầu và khô dầu. Dầu hạt cây lạc chính là dầu thực phẩm tốt đƣợc cơ thể hấp thụ chuyển  6  hóa dễ dàng, thành phần chủ yếu của là các acid béo chƣa no (80%) còn lại vào khoảng 20% là acid béo no. Acid béo có trong dầu hạt lạc chủ yếu là bốn loại sau đây: acid oleic (C18H34O2); acid linoleic (C18H32O2); acid panmitic (C16H32O2) và acid stearic (C18H36O2). Ngoài ra, trong các thành phần chính có cả hyđrocacbon thơm: C15H30; C19H38 và các vitamin B1, B2, PP và vitamin A. Protein, không những có đầy đủ 8 acid amin không thay thế mà trong đó còn có cả 4 acid amin đạt quy định của FAO về hàm lƣợng các acid amin không thay thế trong protein thực phẩm. Đó là: leucine, isoleucine, valine, phenylalanine. Chính vì hạt lạc có giá trị kinh tế cao nên từ rất lâu hạt lạc ngƣời ta đã sử dụng nhƣ là một nguồn thực phẩm quan trọng. Các sản phẩm từ cây lạc đƣợc sử dụng đa dạng, phong phú nhƣ luộc, rang, bột dinh dƣỡng, bánh kẹo. Đến nay nhờ có nền công nghiệp ngày càng phát triển ngƣời ta chế biến đƣợc nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị nhƣ rút dầu, bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc… Một giá trị khác của lạc không thể không nhắc tới là làm thức ăn gia súc Hạt lạc chiếm 40% – 58% lipid, 16% – 43% protein, 6% – 24% glucid, 2,5% celulose . Trong 100g hạt lạc có chứa tới 60 UI vitamin A và 300 UI vitamin B, dùng cho ngƣời lớn trong ngày và cung cấp khoảng 578,6 calo. Protein của lạc có đủ 8 loại acid amin không thay thế và đặc biệt thêm là trong hạt lạc có chất leucithine (phosphatidyl choline) có tác dụng làm giảm cholesterol có trong máu, chống lại hiện tƣợng xơ vữa mạch máu. Thức ăn bằng hạt lạc có thể khắc phục thiếu protein cho con ngƣời. Dầu hạt lạc là một hỗn hợp các glycerin chứa 80% acid béo không no, độ nhớt thấp, mùi thơm. Ép dầu hạt lạc đƣợc sử dụng trong y học, sản xuất xà phòng và nhiều nhóm ngành khác... Hạt lạc ngày nay là nhóm hàng xuất khẩu có giá trị. Hằng năm ở năm nƣớc ta xuất khẩu khoảng 80 – 120 ngàn tấn, chiếm trên dƣới 50% tổng sản lƣợng nông sản xuất khẩu. Và sản phẩm của hạt lạc sau sản xuất lạc nhƣ khô dầu, thân lá dùng làm thức ăn cho gia súc hay phân bón đều có dinh dƣỡng cao và giá thành rẻ. Một kilogram hạt lạc ép dầu  7  chứa 400 gram protein, 80 gram lipid [13]. Ngoài ra, trồng cây lạc còn có tác dụng tốt trong việc chống xói mòn, cải tạo đất. Vì nhờ có các hoạt động của nhiều hệ vi khuẩn nốt sần mà sau vụ trồng lạc sẽ để lại trong đất nhiều chất dinh dƣỡng. Mặt khác, cây lạc lại sinh trƣởng ngắn (từ 90 -125 ngày), nên có thể xen canh tốt và trồng gối vụ với các cây trồng khác để tăng giá trị kinh tế trên một diện tích đất trồng [24]. Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng của một số loại hạt.[13] Đơn vị: % Loại hạt Lạc Vừng Đậu tƣơng Hƣớng dƣơng Chất béo 40,0 - 60,7 46,2 - 61,0 10,0 - 28,0 40,0 - 67,0 Chất đạm 20,0 - 23,6 17,6 - 27,0 35,0 - 52,0 21,0 - 60,0 Đƣờng bột 6,0 - 22,0 6,7 - 19,6 28,0 2,0 - 6,5 Khoáng 1,8 - 4,6 3,7 - 7,0 4,4 - 6,0 3,2 - 5,4 1.2.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường. Lạc là loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt, đƣợc gieo trồng trên nhiều loại đất khác nhau và đã mang lại chất lƣợng kinh tế cao. Các mặt hàng thƣơng mại trên thế giới cây lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại nhiều kim ngạch cho nhiều nƣớc. Theo số liệu của tổ chức lƣợng thực thế giới, có hơn 100 nƣớc đang trồng lạc. Tại Senegan giá trị từ cây lạc chiếm khoảng 1/2 thu nhập và chiếm 80% giá trị của nông sản xuất khẩu. Ở Nigieria thì chiếm tới 60% giá trị xuất khẩu [14]. Trong số các loài cây có dầu đƣợc trồng hàng năm, cây lạc là cây đứng thứ hai chỉ sau cây đậu tƣơng về diện tích và sản lƣợng. Ở châu có đến 25 nƣớc trồng lạc, trong đó Việt Nam là nƣớc xếp thứ 5 sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia và Myama. Ở nƣớc ta, cây lạc là một trong các mặt hàng đứng tốp đầu nông sản xuất khẩu có đạt kim ngạch xuất khẩu cao hằng năm. Trong những năm gần lại đây nƣớc ta đã xuất khẩu đƣợc khoảng 70 - 80 nghìn tấn hạt lạc thƣơng phẩm qua các nƣớc nhƣ: Đức, Pháp, Ý... cho nên từ đó cây lạc cũng là cây đem lại nguồn thu quan trọng trong ngành xuất khẩu.  8  Thị trƣờng xuất khẩu lạc chính của Việt Nam hiện nay là: Singapo, Pháp, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông. Trong khoảng những năm 1999 trở về trƣớc do không đƣợc chú trọng việc trồng và chăm sóc cũng nhƣ có các nghiên cứu chất lƣợng giống lạc nên giống lạc ở nƣớc ta không cao nhƣ một số nƣớc. Do đó, Hồng Kông, Đài Loan họ đã chuyển sang thu mua lạc có nguồn gốc từ Trung Quốc [29]. Hiện nay, Việt Nam đƣợc xếp vào hàng thứ 5 trong 10 nƣớc xuất khẩu lạc nông sản lớn nhất thế giới. Chính vì vậy, việc đầu tƣ nghiên cứu để cải tạo giống chất lƣợng cần đƣợc quan tâm hơn [14]. Xuất khẩu lạc trong những năm qua ở Việt Nam đã đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lƣợng xuất khẩu sản phẩm từ lạc của Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đƣợc sự thoả mãn nhu cầu của một số nƣớc. Điều đó cần phải nâng cao giá trị chất lƣợng nông sản phẩm để có đƣợc kim ngạch cao hơn và thị trƣờng xuất khẩu ngày càng mở rộng. Xuất khẩu lạc hạt có quy định nhƣ sau: Loại 1: 160 - 180 hạt/100gram Loại 2: 200 - 220 hạt/100gram Loại 3: 230 - 270 hạt/100gram Muốn tăng thu nhập từ cây lạc chúng ta cần phải đa dạng sản phẩm, ngoài lạc nhân còn phải xuất khẩu các loại sản phẩm làm từ cây lạc nhƣ dầu lạc, khô dầu và nắm bắt thị trƣờng để tích trữ lạc quả khô. Phát triển các cây trồng lấy dầu, trong đó có cây lạc đã và đang đƣợc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là cây trọng điểm trong chƣơng trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nƣớc ta. Trên cơ sở hệ thống có các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đƣợc đồng bộ, tiếp thu kinh nghiệm và những thành tựu tiến bộ của các nƣớc phát triển về sản xuất lạc, nƣớc ta sẽ có nhiều điều kiện mới để đạt đƣợc các tiêu chí cao về xuất khẩu. Góp phần vào phát triển một nền nông nghiệp mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng cao và nâng cao thu nhập đối với đời sống ngƣời trồng.  9  1.2.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, Việt Nam và tại Bình Định. 1.2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới. Cây lạc có một vị trí quan trọng trong các nền kinh tế của các nƣớc trên thế giới không chỉ do đƣợc gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nƣớc, mà còn vì sản phẩm từ hạt lạc đã đƣợc sử dụng rất nhiều làm thực phẩm cho con ngƣời và cả nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp [9]. Cây lạc chủ yếu đƣợc trồng ở các nƣớc có kiểu khí hậu nóng ẩm, đáng nói là chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Trong đó, hiện tại ở châu Á có diện tích trồng cây lạc là lớn nhất, chiếm khoảng 65% diện tích và khoảng 70% sản lƣợng. Còn nơi có nhiệt độ nóng nhƣ Châu Phi chiếm khoảng 30% diện tích và thu hoạch đƣợc khoảng 18% sản lƣợng. Riêng ở vùng Bắc Trung Mỹ và ở các nƣớc còn lại chiếm tỉ lệ ít hơn khoảng 4% diện tích và khoảng 7% sản lƣợng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng tiêu thụ sản phẩm từ cây lạc ngày càng tăng, thấy đƣợc nhu cầu đó các nƣớc đang khuyến khích đầu tƣ mở rộng diện tích trồng lạc với quy mô lớn, đƣợc nêu trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc thế giới giai đoạn 2007-2016. Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Diện tích (1.000 ha) 22.759 24.260 24.152 26.141 25.101 25.564 27.257 26.990 Năng suất (tạ/ha) 16,481 15,976 15,467 16,622 16,280 16,438 17,030 16,847 Sản lƣợng (1.000 tấn) 37.510 38.756 37.355 43.451 40.864 42.020 46.418 45.470 2015 2016 26.800 27.661 1.682 1.590 45.077 43.982 (Nguồn:http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC/visualize)  10  Diện tích trồng cây lạc năm 2016 ở trên thế giới đã đạt đƣợc 27.661 triệu ha và đã có trên 112 nƣớc trồng lạc. Trong đó, diện tích trồng cây lạc ở các nƣớc châu cũng tăng lên nhiều hơn chiếm 47,84%, châu Phi 47,83%, châu Mỹ 4,2%, chỉ có vùng châu Âu nhiệt độ lạnh chỉ chiếm 0,45% so với tổng diện tích. Trong các nƣớc có diện tích lớn, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt hơn 5 triệu ha, Trung Quốc đạt gần 5 triệu ha, Ni-giê-ria đạt hơn 2,7 triệu ha. Diện tích trồng lạc trên thế giới trong 3 năm 2014,2015 và 2016 biến động từ 26,99 triệu ha đến 27,661 triệu ha. Đứng đầu là Ấn Độ hơn 4,77 triệu ha đến 5,2 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc hơn 4,52 triệu ha đến 4,7 triệu ha, Ni-giê-ria hơn 2,6 triệu ha đến 2,77 triệu ha. Bảng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc một số nƣớc trên thế giới. Nƣớc Diện tích Năng suất Sản lƣợng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2014 2015 2016 2014 2015 Trung Quốc 4,72 2016 2014 2015 2016 4,65 4,52 35,72 36,52 34,90 16,85 17,02 15,78 Ấn Độ 4,77 5,52 5,20 Nigeria 2,66 2,73 2,77 12,46 9,06 Indonesia 0,55 Mỹ Sudan 4,7 9,47 6,57 12,31 3,31 2,47 3,41 0,52 0,50 22,35 22,00 22,04 1,25 1,14 1,10 0,42 0,64 0,54 47,2 44,85 44,07 3,06 1,89 2,36 1,69 1,61 2,16 6,90 8,39 1,18 1,03 1,76 Cameroon 0,42 0,46 0,44 15,00 13,72 13,96 0,63 0,66 0,61 Việt Nam 0,22 0,21 21,36 22,76 21,78 0,47 0,49 0,45 0,22 9,82 18,00 12,61 6,30 (Nguồn: FAOSTAT, 2017) Năng suất cây lạc thu hoạch trung bình trên thế giới đạt từ 36 - 38,20 triệu tấn. Theo ý kiến khách quan của các nhà khoa học, năng suất và sản lƣợng cây lạc ở các nƣớc còn rất lớn. Trong khi sản lƣợng lạc bình quân thế giới chỉ đạt trên 1,5 tấn/ha. Nhƣng Trung Quốc đã thử nghiệm thu đƣợc năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao 8 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Và nếu trồng trên  11  diện tích rộng, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Thời gian gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) thông báo rằng có sự khác biệt giữa năng suất lạc khi nghiên cứu và đồng ruộng là từ 4 - 5 tấn/ha. Nhƣng các loại cây khác nhƣ lúa mì và lúa nƣớc đạt tới năng suất trần và giảm dần ở nhiều nƣớc, tuy vậy năng suất lạc vẫn còn khác xa so với năng suất tiềm năng. Từ thực tiễn đã mở ra tiềm năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc dựa trên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc áp dụng này đã thành công ở nhiều nƣớc và đã làm kinh nghiệm trong sản xuất lạc và phát triển năng suất của các nƣớc trên thế giới [9]. Dẫn theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhờ vào việc tăng cƣờng xuất khẩu hạt lạc (đậu phộng) nhƣ Senegal và Sudan trong mùa vụ năm 2021/2022, khối lƣợng trao đổi thƣơng mại của nông sản này trên thế giới vẫn ổn định ở mức gần 5 triệu tấn so với mùa vụ 2020/21 là 4,7 tấn, bất chấp việc giảm lƣợng nông sản xuất khẩu của Ấn Độ. Điều này vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng cao kỷ lục mặc dù có thể giảm chút ít so với năm 2021/22. Hầu nhƣ hạt lạc mà Trung Quốc mua dùng để nghiền, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ và châu Phi. Năng suất lạc trên thế giới có thể tăng lên khoảng 49,17 tấn trong mùa vụ 2021/2022. Năng suất thu hoạch lạc của Senegal đạt mức kỷ lục 1,6 triệu tấn trong mùa vụ 2020-2021, tăng 179.000 tấn khoảng 14% so với năm trƣớc. Diện tích đất trồng đạt 1,2 triệu ha, tăng 2% và có xu hƣớng năng suất tăng 20% so với bình quân 5 năm qua (1,31 triệu tấn) nhờ có mƣa nhiều. 1.2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tại Bình Định. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam. Cây lạc đã đƣợc trồng ở Việt Nam từ lâu đời, là cây dùng để lấy dầu, đứng đầu về diện tích gieo trồng lẫn sản lƣợng và cả xuất khẩu, mỗi năm đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nƣớc ta khá lớn. Vào khoảng trƣớc năm 1990 khi cây lạc chƣa đƣợc chú ý đến nhiều nên diện tích, 
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan