Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và en...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa trong chu trình ascorbate glutathione và enzyme làm mềm quả bơ trong quá trình chín

.PDF
140
1
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRẦN KHÁNH NHUNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MELATONIN NGOẠI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG CHU TRÌNH ASCORBATE – GLUTATHIONE VÀ ENZYME LÀM MỀM QUẢ BƠ TRONG QUÁ TRÌNH CHÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM Bình Định - Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRẦN KHÁNH NHUNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MELATONIN NGOẠI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG CHU TRÌNH ASCORBATE – GLUTATHIONE VÀ ENZYME LÀM MỀM QUẢ BƠ TRONG QUÁ TRÌNH CHÍN Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM Mã số: 8420114 Người hướng dẫn: TS. TRƯƠNG THỊ HUỆ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trương Thị Huệ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Bình Định, tháng 08 năm 2022 Học viên Trần Khánh Nhung LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, phòng Đào Tạo Sau Đại học, Khoa Khoa học Tự nhiên và quý Thầy Cô giảng huấn đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Trương Thị Huệ, giảng viên Khoa Khoa học Tự nhiên, đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành đúng tiến độ. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân viên khu thí nghiệm thực hành Trường Đại học Quy Nhơn và Phòng thí nghiệm Trung tâm Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường THPT Nguyễn Văn Linh, Phú Yên, các đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học qua. Luận văn đã được thực hiện với sự tài trợ kinh phí của đề tài cấp Bộ B2021-DQN-06 và bản thân tôi được hỗ trợ kinh phí làm thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Sinh học thực nghiệm K23, gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Định, tháng 08 năm 2022 Học viên thực hiện Trần Khánh Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 4. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung về cây bơ ..................................................................... 4 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây bơ ........................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây bơ .................................................... 5 1.2. Giá trị của quả bơ .................................................................................... 6 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của quả bơ .......................................................... 6 1.2.2. Giá trị kinh tế của quả bơ.................................................................. 7 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ hiện nay ..................................... 8 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ trên thế giới .......................... 8 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ ở Việt Nam ........................... 8 1.4. Những biến đổi của quả bơ trong quá trình bảo quản sau thu hoạch ..... 9 1.4.1. Sự biến đổi màu sắc và độ cứng ....................................................... 9 1.4.2. Quá trình hô hấp ............................................................................. 10 1.4.3. Quá trình sản sinh ethylene............................................................. 10 1.4.4. Sự biến đổi tinh bột và đường......................................................... 11 1.5. Thu hoạch và bảo quản quả bơ ............................................................. 11 1.5.1. Thu hoạch quả bơ............................................................................ 11 1.5.2. Các phương pháp bảo quản quả bơ sau thu hoạch ........................ 11 1.6. Sơ lược về các chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbateglutathione và enzyme làm mềm quả........................................................... 13 1.6.1. Các chất chống oxy hoá trong chu trình ascorbate - glutathione ... 13 1.6.2. Sơ lược về enzyme làm mềm quả ................................................... 14 1.7. Sơ lược về hoạt chất melatonin và ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate – glutathione và enzyme làm mềm quả .................................................................................. 15 1.7.1. Sơ lược về hoạt chất melatonin ở thực vật ..................................... 15 1.7.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate – glutathione và enzyme làm mềm quả. ... 16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 19 2.3. Hóa chất và thiết bị ............................................................................... 20 2.3.1. Hóa chất và nguyên liệu khác ......................................................... 20 2.3.2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ....................................................... 20 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 21 2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định ......................... 21 2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 24 3.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate-glutathione .......................................................... 24 3.1.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng ascorbic acid của quả bơ 034 trong quá trình chín. ........................................................ 24 3.1.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng glutathione của quả bơ trong quá trình chín. ............................................................... 28 3.1.3. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme ascorbate peroxidase của quả bơ trong quá trình chín. ............................................. 31 3.1.4. Ảnh hưởng của melatonin đến hoạt độ dehydroascorbate reductase của quả bơ trong quá trình chín. ............................................................... 33 3.1.5. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt tính enzyme glutathione reductase của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch. ........................................................................................................ 36 3.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ của enzyme làm mềm quả bơ trong quá trình chín .......................................................................... 40 3.2.1. Độ cứng của quả bơ dưới tác động của melatonin ngoại sinh........ 40 3.2.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ pectin methylesterase của quả bơ trong quá trình chín. ...................................... 44 3.2.3. Ảnh hưởng của melatonin đến hoạt độ polygalacturonase của quả bơ trong quá trình chín. ............................................................................. 47 3.2.4. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ cellulase của quả bơ trong quá trình chín. ............................................................................. 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 54 1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 54 2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 56 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1-MCP ACC synthase ANOVA 1-methylcyclopropene aminocyclopropane carboxylate synthase Analysis of variance (Phân tích phương sai) APX Ascorbate peroxidase AsA Ascorbic acid CMC Carboxy-methyl-cellulose CV Coefficient of variation (hệ số biến động) Cx Cellulase DHAR Dehydroascorbate reductase EDTA Ethylene-diamine-tetra-acetic acid FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc) FW Fresh Weight GR Glutathione reductase GSH Glutathione LSD Least Significant Difference ML Melatonin N Newton PG Polygalacturonase PME Pectin methylesterase PVP Polyvinyl pyrrolidone SAS Statistical Analysis Software DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt quả bơ .............................. 7 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của ML đến hàm lượng ascorbic acid của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản (mg/100g FW) ..................................................... 25 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng GSH của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản (µM/g FW) ............................................ 29 Bảng 3.3. Hoạt độ APX của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (U/phút/g FW) .............................................................. 32 Bảng 3.4. Hoạt độ DHAR của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (U/phút/g FW) .............................................................. 34 Bảng 3.5. Hoạt độ GR của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (U/phút/g FW) ............................................................................... 37 Bảng 3.6. Độ cứng của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (N) .................................................................................................. 41 Bảng 3.7. Hoạt độ PME của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (mg acid galacturonic/h/g FW)..................................... 45 Bảng 3.8. Hoạt độ PG sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (mg acid galacturonic/h/g FW) ....................................................................... 48 Bảng 3.9. Hoạt độ Cx của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của melatonin ngoại sinh (mg glucose /h/ g FW) ................................................................... 51 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Quả bơ 034 sau thu hoạch ............................................................... 19 Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng ascorbic acid trong quá trình chín của quả bơ sau thu hoạch. ....................................... 27 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng GSH trong quá trình chín của quả bơ sau thu hoạch. ........................................................ 30 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ APX trong quá trình chín của quả bơ sau thu hoạch. ............................................................... 33 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng DHAR trong quá trình chín của quả bơ sau thu hoạch ............................................... 35 Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng GR trong quá trình chín của quả bơ sau thu hoạch. ........................................................ 38 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến độ cứng của quả bơ 034 trong quá trình chín và bảo quản .............................................................. 44 Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ PME của quả bơ 034 trong quá trình chín và bảo quản......................................................... 47 Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ của PG của quả bơ 034 trong quá trình chín và bảo quản......................................................... 50 Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ Cx của quả bơ 034 trong quá trình chín và bảo quản .............................................................. 52 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây bơ (Persea americana Mill.) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung Mỹ. Từ những năm 1940, cây bơ được đưa vào trồng ở Việt Nam tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong khoảng thập niên trở lại đây, quả bơ tại các vùng chuyên canh này có sản lượng nhiều và chất lượng tốt đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [2]. Quả bơ được ghi tên trong danh sách kỉ lục Guinness là loại quả giàu dinh dưỡng nhất chứa protein, chất béo, vitamin, chất khoáng, muối, đường và nước. Bơ có hàm lượng chất béo và protein cao, 100 g bơ cung cấp từ 150-300 calo [1]. Quả bơ có các hợp chất có lợi cho tim mạch, đó là các chất béo chất lượng cao như các acid ω3, ω6 và ω9. Các bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao khi ăn nhiều bơ đã giảm được các lipoprotein tỉ trọng thấp (loại cholesterol có hại) và cholesterol tổng. Quả bơ cũng là nguồn giàu lutein, là một loại carotene giúp bảo vệ mắt, ngoài ra còn có hợp chất ß-sitosterol có tác dụng hạn chế sự phát triển các khối u [41], [53]. Bên cạnh lợi ích mang lại về dinh dưỡng và sức khỏe, quả bơ còn được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ, đặc biệt là thẩm mỹ làm đẹp da. Trong thịt quả bơ chứa các thành phần như vitamin E, ascorbic acid và glutathione có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do làm lão hóa tế bào. Quả bơ được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi, tuy nhiên sau thu hoạch, bơ chín rất nhanh, quá trình chín diễn ra từ 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng, thời gian sử dụng ngắn nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu [53]. Bơ thuộc loại quả hô hấp bột phát nên quá trình chín của quả đến nhanh, gây chín đồng loạt trong thời gian ngắn sau khi thu hoạch, dễ dẫn đến thối hỏng và tổn thất sau thu hoạch lớn [6]. Vì vậy việc nghiên cứu điều khiển quá trình chín của quả bơ là một giải pháp hiệu quả nhằm tăng giá trị kinh tế của quả bơ. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về phương pháp bảo quản bơ 2 như bảo quản trong môi trường khí quyển được kiểm soát, xử lý 1-MCP, hay dùng màng phủ sinh học…[45]. Melatonin (N-acetyl-5-methoxytryptamine) là một hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ có cấu trúc vòng indole, được phân lập lần đầu tiên vào năm 1958 từ tuyến tùng của bò. Năm 1995, melatonin được phát hiện đầu tiên ở thực vật. Melatonin được tìm thấy nhiều ở ti thể và lục lạp, có vai trò bảo vệ các bào quan quan trọng của tế bào chống lại quá trình oxy hóa và bảo tồn các chức năng sinh lý [48]. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng melatonin để bảo quản quả sau thu hoạch đạt được những thành tựu nhất định. Melatonin ngoại sinh kéo dài thời gian bảo quản của quả đào và chuối đồng thời duy trì hàm lượng chất rắn hòa tan cao [23], [26], sự hóa nâu của thịt quả đào kích thích bởi lạnh đã được kiểm soát tốt [23], làm suy giảm sự hư hỏng sau thu hoạch và duy trì chất lượng dinh dưỡng của quả dâu tây [35]; ức chế màu nâu ở vải thiều, làm chậm sự đổi màu trong quá trình bảo quản [50], làm tăng hoạt tính của một số enzyme chống oxy hóa của quả xoài trong quá trình bảo quản [42]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về kéo dài thời gian bảo quản quả bơ như nghiên cứu của Nguyễn Minh Nam và cộng sự (2012) về ảnh hưởng của 1-MCP xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ [3]; nghiên cứu của Nguyễn Văn Toản và cộng sự (2019) về ảnh hưởng của độ dày màng bao gói LDPE đến thời gian bảo quản quả bơ (Booth7) được xử lý bằng aminoethoxyvinylglycine [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của melatonin ngoại sinh trong cơ chế điều hòa quá trình chín ở quả bơ sau thu hoạch là vấn đề hoàn toàn mới ở trong nước và thế giới. Để góp phần nâng cao giá trị quả bơ Việt Nam trên thị trường thế giới, việc kéo dài quá trình bảo quản quả bơ rất quan trọng. Do đó, việc hạn chế sự hoạt động của các enzyme làm mềm quả cũng như nâng cao hoạt tính của các chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate-glutathione trong quả bơ cần được 3 nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate-glutathione và enzyme làm mềm quả bơ trong quá trình chín". 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được hiệu quả tác động của melatonin xử lý sau thu hoạch đến một số chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate - glutathione và enzyme làm mềm quả bơ trong quá trình chín. - Xác định được nồng độ melatonin ngoại sinh có tác động tích cực đến enzyme chống oxy hóa trong chu trình ascorbate - glutathione và enzyme làm mềm quả bơ trong quá trình chín, duy trì chất lượng quả bơ sau thu hoạch. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Cung cấp dẫn liệu khoa học về tác động của melatonin ngoại sinh đến một số chất chống oxy hóa trong chu trình ascorbate-glutathione và enzyme làm mềm quả bơ trong quá trình chín. - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc bảo quản, nâng cao chất lượng quả bơ tươi, giảm tổn thất sau thu hoạch, góp phần đem lại lợi ích kinh tế. 4. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chương 1. Tổng quan tài liệu (từ trang 4 đến trang 18) Chương 2. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu (từ trang 19 đến trang 23) Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận (từ trang 24 đến trang 53 ) Kết luận và đề nghị (từ trang 54 đến trang 55) Danh mục tài liệu tham khảo 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây bơ 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây bơ Cây bơ có tên khoa học là Persea americana Mill., thuộc họ Lauraceae (Long não), bộ Laurales. Cây bơ được phát hiện ở Mexico vào khoảng năm 291 trước Công nguyên [4]. Những dấu vết đầu tiên về cây bơ do Martin Fernandez De Enciso, một nhà địa lí người Tây Ban Nha tìm thấy và được chính ông mô tả trong cuốn “Suma De Geographia” xuất bản ở Seville vào năm 1519. Đến năm 1953, linh mục Barnabe Cobo đã phân loại bơ trong “Historie Du Nouveau Monde” thành 3 chủng và cách phân loại này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Ba chủng bơ được trồng phổ biến trên thế giới bao gồm: - Chủng Mexican: trung tâm phát sinh ở các vùng cao nguyên, trung nguyên Mexico. Đây là giống bơ có tính chịu rét tốt nhất. Cây thường phát triển khỏe. Vỏ quả mỏng, mềm, trơn láng và khi chín có màu xanh, vàng xanh hay đỏ tím, đỏ sẫm tùy giống. Hàm lượng xơ thấp và hàm lượng chất béo rất cao lên đến 33%. Nhược điểm của chủng này là quả nhỏ, hạt tương đối lớn, khi chín hạt nằm lỏng lẻo trong quả. Giống lai được chọn lọc từ chủng này là những giống có giá trị, ví dụ giống Hass, Fuerte và giống Zutano. - Chủng Guatemalan: trung tâm phát sinh ở các vùng núi và vùng đất thấp Guatemala. Do đó, chúng ít chịu lạnh hơn so với chủng Mexican. Cây thường phát triển khỏe. Vỏ quả hơi dày, sần sùi, có thớ gỗ, màu vỏ thay đổi từ xanh lục đến đen khi quả trưởng thành, lúc chín chuyển sang màu tím sẫm. Hàm lượng xơ thấp và hàm lượng chất béo khá cao, khoảng 15%. Hạt hơi nhỏ và nằm chắc trong lòng quả. Các giống thuộc chủng Guatemalan như: Reed, Nabal, Dickinson, Queen, Anaheim và Hass (giống lai với chủng Mexican). - Chủng West Indian (Antillean): trung tâm phát sinh ở các vùng đất thấp, nóng và ẩm từ Guatemala qua Costa Rica và phía Bắc của Nam Mỹ. 5 Chủng này thích hợp ở những vùng nóng và ẩm. Lá to có màu sắc gần như đồng đều ở hai mặt lá, quả lớn có vỏ dai, nhẵn, có màu xanh và khi chín thì đổi thành màu xanh hơi vàng. Hạt to và nằm lỏng trong lòng quả. Thịt quả nhão, nhiều nước, xơ, hàm lượng chất béo thấp (3-10%). Những giống được trồng phổ biến như Trapp và Pollok [4]. Cây bơ du nhập vào Việt Nam những năm 1940, xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng, nay được trồng nhiều ở những khu vực như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ, Quảng Trị [3]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây bơ Cây bơ thích hợp sinh trưởng phát triển ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với điều kiện sinh thái như: nhiệt độ trung bình từ 16 – 24oC; lượng mưa trên 150 mm, độ cao địa hình từ 55 – 550 m và dưới 2.000 m so với mực nước biển; đất nhẹ, giữ và thoát nước tốt, pH đất từ 5 - 7, tỷ trọng đất giới hạn khoảng 1,7 g/cm3 và giàu chất hữu cơ. Thân cây bơ thẳng đứng, cây phân cành khi đạt chiều cao từ 1 – 1,5 m; vỏ thân nhẵn, có màu xám tro hay màu nâu [4]. Lá bơ có chiều dài khoảng 8 – 41 cm, rộng 6 – 24 cm. Hình dạng thay đổi tùy giống như hình elip, hình bầu dục, hình mác. Màu sắc lá cũng thay đổi tùy giống. Thường lá khi non có màu xanh lục, khi trưởng thành lá có màu xanh đậm và bóng ở mặt trên, mặt dưới có màu xám tro. Lá mọc xen kẽ trên cây. Hoa bơ rất nhỏ, có màu xanh nhạt hoặc vàng xanh và hoa thường mọc thành từng chùm ở nách lá hay đầu mút cành. Hoa bơ là hoa lưỡng tính, có 6 cánh hoa được xếp thành 2 lớp, có lông mịn, cuống ngắn. Trên mỗi hoa đều có 12 nhị, nhưng chỉ có 9 nhị hoạt động, mỗi nhị mang 4 túi phấn. Hoa chỉ có một nhụy và một lá noãn chứa một tiểu noãn sau phát triển thành hạt. Hình dạng của quả bơ thường phụ thuộc vào giống bơ, thông thường dài, bầu dục, tròn, quả lê, quả đu đủ... Mỗi quả bơ thường có trọng lượng từ 6 60 – 900 g, có một số giống bơ lớn có khối lượng tới 2,3 kg. Quả bơ được chia thành ba phần rõ rệt gồm: vỏ quả, thịt quả và hạt. Tùy vào chủng loại giống mà vỏ quả có màu sắc khác nhau (thường có sự thay đổi màu sắc từ khi đậu quả đến khi chín, thông thường sẽ có màu xanh sáng, xanh nhạt, khi chín sẽ có màu vàng xanh, tím nhạt đến tím sẫm), bề mặt trơn láng hoặc sần sùi, vỏ quả có thể dày hoặc mỏng; hạt có thể to hoặc nhỏ... Thịt quả thường có màu vàng nhạt, vàng đậm; hương vị béo, mát, thơm dịu [4]. Giống bơ 034 được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng chứng nhận vào năm 2009. Bơ 034 là giống bơ ghép có khả năng thích nghi cao, cho trái quanh năm nên giống bơ này có thể mang lại năng suất ổn định, đặc biệt là cho quả trái mùa giúp giá cả của bơ 034 cao hơn những dòng bơ khác. Bơ 034 có hình dạng thon dài từ 20-35 cm, hạt nhỏ, tỷ lệ thịt quả cao chiếm đến 85% trọng lượng quả, thịt quả màu vàng sáng, có vị béo, không có xơ, vỏ quả màu xanh, bóng láng khá bắt mắt, vỏ cứng hơn so với các giống bơ khác nên có thể bảo quản được lâu hơn sau thu hoạch [64]. 1.2. Giá trị của quả bơ 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của quả bơ Bơ là loại quả rất giàu dinh dưỡng, thịt quả bơ chứa nhiều thành phần giàu năng lượng, acid béo không bão hòa, chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất [60]. Quả bơ có hàm lượng protein cao hơn các loại trái cây khác, đạt giá trị khoảng 2% trọng lượng tươi. Hàm lượng lipid của bơ được đánh giá rất có lợi cho sức khỏe, gồm 15 – 20% chất béo bão hòa, 60 - 80% chất béo không bão hòa đơn và xấp xỉ 10% chất béo đa không bão hòa. Bơ là một trong số ít quả không có cholesterol, lượng acid béo không bão hòa đơn cao giúp lưu thông máu và giảm hàm lượng cholesterol. Bơ là loại quả có chỉ số đường thấp, chất xơ chiếm hầu hết lượng carbohydrate (79%) của bơ, là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng và có lợi cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, 7 tiểu đường và béo phì. Quả bơ rất giàu chất chống oxy hóa như ascorbic acid, tocopherol và polyphenol có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do hạn chế lão hóa, bệnh tật (Bảng 1.1). Trong quả bơ có chứa các loại enzyme như peroxidase, polyphenol oxidase, lipooxygenase, cellulase… Sự có mặt các enzyme thuộc nhóm enzyme oxy hóa và enzyme làm mềm quả làm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị cảm quan của sản phẩm chế biến từ bơ [53]. Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt quả bơ [1]. Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng Năng lượng 160 kcal Vitamin E 2,07 mg Nước 73,23 g Vitamin K 21 µg Protein 2,00 g Riboflavin 0,13mg Lipids tổng 14,66 g Niacin 1,74 mg Carbohydrates 8,53 g Pyridoxyne 0,26 mg Chất xơ 6,70 g Folate 89 µg Đường 0,66 g Ca 12 mg Acid béo no 2,13 g Fe 0,55 mg Acid béo không no đơn 9,80 g Mg 29 mg Acid béo không no khác 1,82 g P 52 mg Vitamin C 10,00 mg K 485 mg Vitamin B1 0,07 mg Na 7 mg Vitamin A 7 µg Zn 0,64 mg 1.2.2. Giá trị kinh tế của quả bơ Theo số liệu của FAOSTAT, tổng xuất khẩu quả bơ trên thế giới đạt 14 tỷ USD vào năm 2018, dự báo đến năm 2027 đạt 23 tỷ USD. Theo Báo cáo triển vọng nông nghiệp 2021-2030 (OECD-FAO Agricultural Outlook 20212030) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trên thị trường toàn cầu, quả bơ được dự báo là loại quả được xuất khẩu nhiều nhất trong 10 năm tới. Dự báo đến năm 2030, xuất khẩu bơ đạt 3,9 triệu tấn [61]. 8 Ở Việt Nam, bơ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thể hiện qua việc nông dân ở các khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc đang tiếp tục mở rộng vùng trồng. Các giống bơ ngon mang lại thu nhập đáng kể cho người trồng bơ. Cây bơ 034, vào vụ chính có giá trung bình 20.000 – 25.000 đồng/kg, vào trái vụ đạt 70.000 – 100.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần [61]. Ưu điểm của cây bơ là dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc chỉ bằng 1/3 các loại cây trồng lâu năm khác. Tuy nhiên, bơ là loại quả khó bảo quản, chín đồng loạt và dễ hỏng, chủ yếu dùng để ăn tươi và chỉ để được tối đa đến 5-7 ngày ở nhiệt độ thường. Do đó, cần ứng dụng công nghệ vào bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế của quả bơ. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ hiện nay 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ trên thế giới Sản lượng bơ trên thế giới năm 2003 là hơn 3 triệu tấn, trong đó Mexico sản xuất nhiều nhất (34%). Các nước khác đóng góp từ 3-7% tổng sản lượng trên thế giới. Sản lượng bơ thế giới tăng 46% trong giai đoạn 1994 - 2003, đặc biệt tại Tây Ban Nha (296%) và Chile (133%). Theo thống kê của FAOSTAT năm 2016, Mexico là nước sản xuất bơ lớn nhất thế giới. Phát triển mạnh sản lượng bơ được ghi nhận ở các nước Chilê, Kenya, Rwanda, Ethiopia, Pê-ru và Cộng hòa Dominican (FAOSTAT, 2016). Trong những năm gần đây, với nhu cầu tiêu thụ quả bơ ngày càng tăng, bơ đã được sản xuất với quy mô thương mại trên 73 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục: 72,7% sản lượng bơ được sản xuất ở các quốc gia thuộc châu Mỹ; 12,5% ở châu Phi; 11,9% ở châu Á; 1,5% ở châu Âu và 1,4% ở châu Đại Dương. Diện tích và sản lượng bơ thế giới có xu hướng tiếp tục tăng từ 446,84 nghìn ha lên 918,53 nghìn ha (tăng gấp hơn đôi) với sản lượng tăng được 2,25 triệu tấn để đạt 6,41 triệu tấn năm 2018 (đã tăng gấp 9 lần so với năm 1961). 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây bơ rất ít trồng ở quy mô vườn thương mại, mà chủ yếu trồng rải rác ở vườn nhà, trồng xen cung cấp bóng mát và làm hàng rào 9 chắn gió. Tuy nhiên sau đó, một số hộ nông dân đã chuyển sang trồng bơ với mục đích thương mại. Hiện nay, vùng sản xuất bơ tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng với diện tích sản xuất chiếm tới 90% tổng diện tích sản xuất bơ của cả nước; tiếp theo là các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 9%; còn lại là các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ chiếm 1% [2]. Năm 2016, diện tích bơ cả nước khoảng 5,1 nghìn ha, diện tích thu hoạch là 3,7 nghìn ha với tổng sản lượng 27,8 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu bơ năm 2016 của Việt Nam ước đạt trên 1,5 tỷ USD. Năng suất bơ bình quân của nước ta từ 7-8 tấn/ha (Viện Ea Kmat, 2017) [1]. Tuy vậy, sự phát triển của cây bơ vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế ở các địa phương, nhất là vùng Tây Nguyên. Thời điểm chính vụ thu hoạch bơ ở các tỉnh Tây Nguyên rơi vào tháng 6 và tháng 7, mỗi ngày có hàng trăm tấn bơ cần tiêu thụ, nhà vườn lại rơi vào cảnh được mùa mất giá. Giá thu mua tại vườn chỉ đạt trên dưới 10.000 đồng/kg, nhưng có lúc nhà vườn không thể tiêu thụ được dẫn đến rơi rụng và hư hỏng. Thời điểm trái vụ là vào tháng 11-12, lúc này bơ lại được giá, có thể lên đến 80.000 đồng/kg nhưng sản lượng thu hoạch lại rất ít. Bơ chủ yếu dùng để ăn tươi, khó bảo quản được lâu nên khó có thể vận chuyển đi xa hoặc xuất khẩu. Trước vấn đề này, cần có các giải pháp tổng hợp như kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến, trong đó quan trọng nhất là tìm được các biện pháp xử lý bảo quản sau thu hoạch phù hợp để kéo dài thời gian lưu trữ và chất lượng thương phẩm [62]. 1.4. Những biến đổi của quả bơ trong quá trình bảo quản sau thu hoạch 1.4.1. Sự biến đổi màu sắc và độ cứng Quả bơ khi chín có sự thay đổi màu sắc đáng kể, cụ thể vỏ quả chuyển từ xanh lục sang tím hoặc đen. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự biến 10 đổi hàm lượng các sắc tố có trong vỏ quả, hàm lượng chlorophyl giảm, đồng thời hàm lượng anthocyanin tăng lên [9]. Cùng với sự thay đổi màu sắc quả, độ cứng quả cũng giảm dần trong quá trình chín. Dưới tác động của các enzyme làm mềm quả như polygalacturonase, pectin methylesterase và cellulase, các protopectin không tan có trong thành tế bào bị thuỷ phân thành các pectin hoà tan, làm cho thành tế bào trở nên mỏng, gây nên quả nhũn và nhanh mềm [14]. 1.4.2. Quá trình hô hấp Quả bơ thuộc loại quả nhiệt đới có hô hấp bột phát mạnh mẽ xảy ra trong quá trình chín. Cường độ hô hấp của quả bơ rất khác nhau ở các giai đoạn. Giai đoạn từ lúc thu hoạch cho đến khi sắp chín (giai đoạn trước hô hấp bột phát), quá trình trao đổi chất của quả thấp, cường độ hô hấp thấp. Giai đoạn quả bắt đầu chín cho đến khi chín hoàn toàn (giai đoạn hô hấp bột phát), hoạt động trao đổi chất diễn ra mãnh liệt, cường độ hô hấp tăng nhanh và đạt cực đại. Giai đoạn quả chín hoàn toàn cho đến khi mềm nhũn (giai đoạn sau hô hấp bột phát), cường độ hô hấp giảm nhanh, các chất hữu cơ trong quả bị phân huỷ mạnh làm cho chất lượng quả giảm dần [38]. Trong quá trình hô hấp của quả, nhiệt lượng tỏa ra là rất đáng kể, có thể làm tăng nhiệt độ môi trường, do đó quá trình thoát hơi nước và tổn thất chất hữu cơ trong hô hấp lớn dẫn đến giảm khối lượng tự nhiên của quả trong bảo quản. 1.4.3. Quá trình sản sinh ethylene Ethylene là một loại hormone thực vật có vai trò thúc đẩy sự chín của quả. Ở quả bơ, sự biến thiên hàm lượng ethylene có mối tương quan thuận với sự biến thiên của cường độ hô hấp. Trước khi xảy ra hô hấp bột phát khoảng vài giờ, hàm lượng ethylene nội sinh tăng mạnh, kích thích các enzyme làm mềm quả hoạt động, qua đó đẩy nhanh quá trình chín của quả [38].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan