Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí dự...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động trong quản trị chi phí tại các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.DOCX
13
3936
75

Mô tả:

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động trong quản trị chi phí tại các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động trong quản trị chi phí tại các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trần Tú Uyên, MBA Khoa quản trị Kinh doanh, Đại học Ngoại thương Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) lần đầu tiên được Thomas Johnson và Robert S.Kaplan đề cập đến trong cuốn Relevance Lost: The Rise and Fall of Management Accounting (1987) như một phương pháp tiến bộ vượt bậc trong việc tính toán chi phí. Phương pháp ABC từ khi ra đời đến nay đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Úc… và nó đã lan tỏa như một công cụ hữu ích trong việc quản trị chi phí và tính giá thành của các doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, ABC lại không phải là một phương pháp kế toán chi phí phổ biến. Bài viết sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp thông qua việc điều tra các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ áp dụng phương pháp kế toán ABC hơn nữa. Từ khóa: Kế toán ABC, kế toán truyền thống (TSC), kế toán quản trị, trung tâm chi phí. Giới thiệu chung Sau một giai đoạn khủng hoảng kinh tế kéo dài, cuối năm 2014 đầu năm 2015 nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Muốn phục hồi kinh tế nhanh và toàn diện các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Một công cụ hữu hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh đó là quản trị chi phí hiệu quả. Áp dụng phương pháp ABC trong quản trị chi phí đã được áp dụng thành công ở rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC (Activity-Based Costing) ra đời được coi như một trong những hệ thống kế toán chi phí tốt nhất, được giới thiệu đầu tiên bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard: Thomas Johnson và Robert S.Kaplan. ABC hỗ trợ các quyết định chiến lược như việc định giá sản phẩm do nó giới hạn chính xác hơn chi phí cấu thành của các đối tượng tính phí. Hơn nữa, nó cung cấp các thông tin phù hợp cho việc quản trị doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các thông tin liên quan đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp và chỉ ra các hướng đi để cải thiện hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp Phương pháp ABC từ khi ra đời đến nay đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Úc… và nó đã lan tỏa như một công cụ mạnh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải mọi quốc gia và cũng không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng áp dụng phương pháp này, mặc dù lý thuyết đưa ra rằng đây là một phương pháp có rất nhiều ưu việt. Tại Việt Nam, ABC cũng không phải là một phương pháp kế toán chi phí phổ biến. Bài viết sẽ phân tích các nhân tố nào ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp Việt Nam. So sánh phương pháp kế toán ABC và phương pháp truyền thống Trước khi phương pháp ABC ra đời, khi tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp kế toán chi phí truyền thống (Traditional Costing System-TCS). Theo phương pháp này giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cũng trong giai đoạn này khi khoa học công nghệ chưa phát triển, chi phí nhân công trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do đó khi phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trở thành tiêu thức phân bổ chính, điều này phù hợp với trình độ sản xuất lúc đó. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, trong giá thành sản phẩm, chi phí nhân công giảm dần, thay vào đó là giá trị của máy móc thiết bị, việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp làm sai lệch giá thành sản phẩm, dẫn đến các quyết định không chính xác của nhà quản trị. Như vậy kế toán theo phương pháp truyền thống có nhược điểm chính sau: Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống, giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Trong đó, chi phí sản xuất chung thường được phân bổ cho từng sản phẩm dựa trên một tiêu thức phân bổ cố định (ví dụ: phân bổ teo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp). Như đã phân tích ở trên, cách phân bổ này phù hợp trong quá khứ vì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung không quan trọng, hơn nữa, vì nhân công trực tiếp là yếu tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và là chi phí chính nên việc sử dụng tiêu thức này rất hợp lý, còn hiện nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do sự thay đổi đặc điểm quy trình sản xuất cũng như sự thay đổi trong kết cấu chi phí sản phẩm thì cần thiết phải có sự điều chỉnh phương pháp phân bổ chi phí cho phù hợp. Phương pháp ABC xuất hiện đã giải quyết được nhược điểm của phương pháp kế toán chi phí truyền thống nêu trên. Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động lần đầu tiên được Thomas Johnson, Robin Cooper và Robert Kaplan đề cập đến trong cuốn “Relevance Lost: The Rise and Fall of Management Accounting” (1987) như một phương pháp cải thiện việc tính toán chi phí. Từ đó, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC, mỗi học giả trên thế giới có một khái niệm khác nhau. Ví dụ: Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phương pháp kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí. Phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó”. Đến năm 1998, Kaplan đưa ra định nghĩa khác về phương pháp kế toán ABC: “Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ. mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp này là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”. Còn theo Horngren (2000): “Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản. Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”. Có thể thấy ABC được rất nhiều tác giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo tác giả có thể định nghĩa phương pháp ABC là phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở các nguồn lực sử dụng bởi nhiều hoạt động khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã nâng tầm áp dụng ABC thành một hệ thống quản trị với tên gọi là hệ thống quản lý theo hoạt động (Activity Based Mangement, ABM) với cốt lõi của nó là ABC. Việc triển khai áp dụng ABC trong ABM cho phép các nhà quản lý xác định và loại trừ được các hoạt động không đem lại giá trị gia tăng đồng thời tăng cường các hoạt động đem lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm và khách hàng. ABC đang trở thành một công cụ quản lý toàn diện hơn và hiệu quả hơn chứ không đơn thuần là một phương thức kế toán chi phí. (Đào Thị Thu Giang, 2014) Một số đặc điểm nổi bật của phương pháp ABC như sau: - ABC phân bổ cả chi phí sản xuất và ngoài sản xuất vào sản phẩm. Không như phương pháp truyền thống, phương pháp ABC xác định và phân bổ cả những chi phí ngoài sản xuất như: chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển hay chi phí bảo dưỡng cho các sản phẩm cụ thể… - ABC sử dụng nhiều đối tượng phân bổ chi phí, phụ thuộc vào số lượng hoạt động trong quy trình sản xuất. Và do đó, ABC sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ hơn - ABC có thể không phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất cho sản phẩm, nếu như các chi phí này không liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. - ABC tính toán tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung xác định trước dựa trên năng lực hoạt động đã được sử dụng hơn là dự toán hoạt động. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp ABC tại Việt Nam là tương đối mới. Mặc dù trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp kế toán ABC như lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc chi phí, trình độ hiểu biết về công nghệ thông tin. Ví dụ Innes and Mitchell (1995) nghiên cứu về mối liên hệ giữa lĩnh vực hoạt động của công ty với việc áp dụng phương pháp ABC tại Anh. Kết quả điều tra cho thấy trong các công ty áp dụng ABC có 36 công ty (chiếm 48,6%) là các công ty sản xuất, 20 công ty (tương đương 27%) là các công ty tài chính và 23,4% các công ty còn lại là các công ty dịch vụ. Clarkeetal (1999) đã điều tra các công ty tại Ai-len, kết quả điều tra cho thấy đa số các công ty áp dụng ABC là các công ty về dược phẩm, các công ty về y tế. Cũng theo kết quả điều tra của Clarke, 18% trong số các công ty có doanh thu 50 triệu USD/ năm áp dụng ABC, trong khi con số này chỉ là 4% đối với các công có doanh thu nhỏ hơn 10 triệu USD.Tuy nhiên trong một nghiên cứu khác (Cinquinietal,1999; và Bairdetal, 2004), lại cho kết quả rằng, không mối liên hệ giữa giữa quy mô doanh nghiệp và việc áp dụng phương pháp ABC. Vân Nguyễn và Brooks (1997) đã xem xét tỷ chi phí chung trong tổng chi phí giữa các công ty áp dụng phương pháp ABC và các công ty không áp dụng phương pháp ABC. Nghiên cứu đã xây dựng giả thuyết rằng: các công ty có tỷ lệ chi phí chung trong tổng chi phí cao hơn có xu hướng áp dụng phương pháp ABC nhiều hơn. Theo đó giả định rằng các công ty có tỷ lệ chi phí chung trong tổng chi phí của các công ty thuộc nhóm 1 (là nhóm đã áp dụng hoăc có ý định áp dụng ABC) sẽ cao hơn tỷ lệ này trong các công ty thuộc nhóm 2 (là những công ty không có ý định áp dụng phương pháp ABC). Áp dụng T-test cho kết quả: không có sự khác nhau đáng kể giữa hai nhóm này (t value= -.48) 2.2 Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào các nghiên cứu tại các nước, các tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa việc áp dụng phương pháp kế toán ABC với các nhân tố lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp đo bằng doanh thu, sự đa dạng của sản phẩm, cấu trúc chi phí tại các công ty dệt may Việt Nam như sau: Hình 1: Các giả thuyết Trong đó: Y: Biến phụ thuộc, nhận hai giá trị 1 (thể hiện khả năng doanh nghiệp áp dụng ABC) và 0 (thể hiện khả năng doanh nghiệp không áp dụng ABC) LINHVUC: Là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. LINHVUC nhận giá trị 1 nếu là doanh nghiệp sản xuất, nhận giá trị 0 nếu là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. DOANHTHU: Là doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Doanh thu hàng năm được chia làm 5 mức, và được mã hóa thành 5 mức như sau: Doanh thu dưới 50 triệu USD nhận giá trị mã hóa là 1; doanh thu 50-100 triệu USD nhận giá trị 2; từ 100 - 500 triệu USD nhận giá trị 3; từ 500 - 1000 triệu USD nhận giá trị 4; trên 1000 triệu USD nhận giá trị 5. DADANG: Sự đa dạng của sản phẩm, được phân chia làm 6 mức. Nhận giá trị bằng 1 nếu chỉ có một sản phẩm, nhận giá trị bằng 2 nếu có từ 2 đến 10 sản phẩm. Nhận giá trị bằng 3 nếu sản xuất từ 11 đến 50 sản phẩm, bằng 4 nếu số lượng sản phẩm từ 51 đến 100 sản phẩm, bằng 5 nếu từ 101 đến 1000 sản phẩm, nhận giá trị bằng 6 nếu trên 1000 sản phẩm. CHIPHI: Cấu trúc chi phí của doanh nghiệp, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm chi phí chung trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất là chi phí sản xuất chung trên giá vốn hàng bán. Đối với doanh nghiệp thương mại là tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý trên tổng chi phí có bao gồm cả giá vốn hàng bán, được chia làm 3 mức: 5-25% tương ứng giá trị mã hóa 1, từ 25-45% nhận giá trị 2, từ 45-65% nhận giá trị 3 (căn cứ trên kết quả khảo sát chi phí này dao động từ 5-65%) e: Sai số ngẫu nhiên Qua những nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp ABC trên thế giới và những lý do cho việc áp dụng/không áp dụng phương pháp này tại các doanh nghiệp mà các nghiên cứu đó đã đưa ra, bảng khảo sát bao gồm 20 câu, liên quan đến những yếu tố đã đề cập (Lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp đo bằng tổng doanh thu, sự đa dạng của sản phẩm, cấu trúc chi phí,) để khảo sát thực tế tại Việt Nam. Các câu hỏi được thiết kế nhằm giải quyết các giả thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC như sau: H1: Có mối tương quan giữa lĩnh vực sản xuất và khả năng áp dụng ABC H2.: Có mối tương quan giữa quy mô doanh thu và khả năng áp dụng ABC H3: Có mối tương quan giữa sự đa dạng về sản phẩm và khả năng áp dụng ABC H4: Có mối tương quan giữa tỷ lệ chi phí chung và khả năng áp dụng ABC Thu thập số liệu Để thu thập số liệu các tác giả sử dụng bảng hỏi. Bảng hỏi bao gồm 20 câu hỏi, chia làm 2 phần chính. Mục tiêu của phần thứ nhất là tìm hiểu các đặc trưng của doanh nghiệp. Do vậy, các câu hỏi từ số 1 đến số 10 nhằm tìm kiếm những thông tin chung về doanh nghiệp như lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc chi phí… Những câu hỏi này liên quan đến các yếu tố tác động đến khuynh hướng áp dụng ABC đã đề cập ở trên. Phần hai được thiết kế với mục tiêu tìm hiểu thực trạng áp dụng ABC tại các doanh nghiệp. Trong phần này các câu hỏi được thiết kế để tìm hiểu những ưu nhược điểm đối với những công ty đã áp dụng phương pháp kế toán ABC và tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân chưa áp dụng đối với những doanh nghiệp chưa áp dụng phương pháp kế toán ABC. Bảng hỏi được gửi đi từ ngày 01/06/2014và kết thúc ngày 30/09/2014, do hạn chế về thời gian các tác giả đã chọn phương pháp điều tra qua thư điện tử, bảng hỏi được gửi tới cho toàn bộ trong số 694 công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (tính đến ngày 31/05/2014 bao gồm 311công ty niêm yết trên sàn HOSE, 383 niêm yết trên sàn HNX) đến trưởng phòng kế toán. Lý do bài viết chọn các công ty niêm yết là do các công ty này có thông tin địa chỉ email rõ ràng và đại diện được cho các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp Việt nam. Kết quả điều tra Số bảng khảo sát được hồi đáp là 72 trên tổng số bảng khảo sát gửi đi là 694 (tương đương với 9.9%). Trong việc nghiên cứu này, vấn đề người được khảo sát bỏ qua dữ liệu là vấn đề rất khó tránh khỏi. Gồm các lý do chính như sau: Trong tổng số 72 bảng hỏi được hồi đáp, có 6 bảng hỏi không phù hợp hoặc chưa được hoàn thành đầy đủ: - 2 trong số 6 bản trả lời không hoàn thiện phần 2, hoặc để trống phần lớn. - 4 trong số 6 bản trả lời không hoàn thiện bảng khảo sát với các lý do sau: • Chúng tôi không có thời gian hoàn thiện bảng khảo sát • Chúng tôi không biết đến phương pháp này Sau đây là kết quả tổng hợp cho từng giả thuyết Lĩnh vực kinh doanh Sau khi loại trừ 6 bản khảo sát không hợp lệ, cuối cùng còn 66 bản khảo sát hợp lệ. Trong số 66 doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát, có 9 doanh nghiệp đã áp dụng ABC trong đó có 2 công ty áp dụng ABC trong toàn hệ thống. Bảng 1 sau đây biểu hiện quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động và việc áp dụng ABC trong các doanh nghiệp trả lời khảo sát: Bảng 1: ABC và lĩnh vực hoạt động LINHVUC ABC 0 1 Tổng cộng 0 1 Tổng cộng 22 25 57 3 6 9 25 31 66 Sử dụng phần mềm SPSS và kiểm định Chi-bình phương kiểm định mối liên hệ giữa hai yếu tố này (Lĩnh vực hoạt động và việc áp dụng ABC), kết quả cho thấy không có mối liên hệ đáng kể giữa việc áp dụng ABC và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (p=0.293). Như vậy chúng ta bác bỏ giả thuyết H1 rằng có mối liên hệ giữa lĩnh vực sản xuất và khả năng áp dụng ABC Giá trị P (Asymp. Sig. Giá trị (Value) Bậc tự do (df) (2-sided) Kiểm định chi bình phương 1.105 Số lượng (N of Valid Cases) 66 1 .293 Doanh thu Doanh thu được phân làm 5 mức theo thứ bậc từ 1 đến 5. Từ bảng tổng hơp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp áp dụng ABC đều là những doanh nghiệp có mức doanh thu hàng năm cao, cụ thể trong 9 doanh nghiệp áp dụng ABC có 3 doanh nghiệp có doanh thu trên 100 triệu USD/năm. Từ kết quả kiểm định Chi-bình phương trên phần mềm SPSS cho thấy hai yếu tố doanh thu và mức độ áp dụng ABC có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, với giá trị của Chi-bình phương: 16.546, và với p= 0.002. Như vậy giả thuyết H 2. được chấp nhận: Doanh thu ảnh hưởng đến khả năng áp dụng ABC tại các doanh nghiệp Việt Nam. Giá trị P (Asymp. Sig. Giá trị (Value) Bậc tự do (df) (2-sided) Kiểm định chi bình phương Số lượng (N of Valid Cases) 16.546 4 .002 66 Sự đang dạng về sản phẩm Sự đa dạng của sản phẩm, được phân chia làm 6 mức. Nhận giá trị bằng 1 nếu chỉ có một sản phẩm, nhận giá trị bằng 2 nếu có từ 2 đến 10 sản phẩm. Nhận giá trị bằng 3 nếu sản xuất từ 11 đến 50 sản phẩm, bằng 4 nếu số lượng sản phẩm từ 51 đến 100 sản phẩm, bằng 5 nếu từ 101 đến 1000 sản phẩm, nhận giá trị bằng 6 nếu trên 1000 sản phẩm. Kiểm định Chi-bình phương cho kết quả Chi-bình phương khá cao (16.236) và p = 0.003 cho thấy số lượng sản phẩm của doanh nghiệp hay sự đa dạng của sản phẩm có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng ABC trong doanh nghiệp. Như vậy chúng ta chấp nhận giả thuyết H3 Giá trị P (Asymp. Sig. Giá trị Bậc tự (Value) do (df) (2-sided) Kiểm định chi bình phương Số lượng (N of Valid Cases) 16.236 4 .003 66 Cấu trúc chi phí Kiểm đinh Chi-bình phương cho kết quả cao (24.232) và hệ số p=0.000 chứng tỏ cấu trúc chi phí có ảnh hưởng lớn trong việc áp dụng ABC tại Việt Nam. Giả thuyết H 3 được chấp nhận: Có mối liên hệ giữa cấu trúc chi phí và việc áp dụng ABC tại Việt Nam. Giá trị P (Asymp. Sig. Giá trị Bậc tự (Value) do (df) (2-sided) Kiểm định chi bình phương 24.232 Số lượng (N of Valid Cases) 2 .000 66 Kết quả chung về 4 giả thuyết được tóm tắt như sau: Bảng 2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu Giả thuyết H1 H2 H3 H4 Nội dung Có mối tương quan giữa lĩnh vực sản xuất và khả năng áp dụng ABC Có mối tương quan giữa quy mô doanh thu và khả năng áp dụng ABC Có mối tương quan giữa sự đa dạng của sản phẩm và khả năng áp dụng ABC Có mối tương quan giữa tỷ lệ chi phí chung và khả năng áp dụng ABC Kết quả Không có mối quan hệ Có mối quan hệ Có mối quan hệ Có mối quan hệ Bên cạnh các câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp kế toán ABC, kết quả trả lời các câu hỏi trong phần 2 được tóm tắt như sau: Các doanh nghiệp áp dụng ABC đã thừa nhận rằng phương pháp này đem đến cho họ những thành công nhất định.Đa số các doanh nghiệp đều nhận thấy phương pháp ABC rất hữu ích cho họ trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ. Đạt được thành công này là do ABC đã cung cấp cho họ các thông tin chính xác hơn về giá thành. Theo kết quả khảo sát, mức độ thành công này trung bình là 3.9 trên 5. Bên cạnh việc cung cấp thông tin chính xác về giá thành, ABC còn cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, giúp cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điều chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp áp dụng ABC trả lời khảo sát, phươngpháp ABC đã mang lại hiệu quả cho họ trong việc dự toán ngân sách ở mức độ cao (đạt mức hiệu quả 3.8/5). Mặc dù phương pháp ABC đã được quan tâm và áp dụng tại một số các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng tỉ lệ này còn rất thấp, cả về số lượng áp dụng và quy mô áp dụng. Trong số 66 doanh nghiệp trả lời hợp lệ, các doanh nghiệp áp dụng ABC là 9, tuy nhiên trong đó chỉ có 2 doanh nghiệp áp dụng trên phạm vi toàn doanh nghiệp, 7 doanh nghiệp còn lại chỉ áp dụng ở một số mảng/lĩnh vực và ở dạng thí điểm. Đối với các công ty chưa áp dụng phương pháp kế toán ABC, lý do các doanh ngiệp chọn trả lời tương đối phong phú. Có 12/57 doanh nghiệp trả lời là do hài lòng với hệ thống kế toán hiện tại. Có 10/57 doanh nghiệp trả lời do chi phí áp dụng phương pháp ABC cao. Mặc dù là những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng có đến 9/57 kế toán trưởng trả lời không biết về phương pháp kế toán ABC. Trong số các doanh nghiệp trả lời có 26 doanh nghiệp cho rằng khó áp dụng phương pháp kế toán ABC do hạn chế về phần mềm kế toán không tương thích. Kết luận và kiến nghị Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam áp dụng phương pháp ABC vào tính giá thành sản phẩm là thấp. Việc áp dụng phương pháp kế toán ABC không phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất nhưng lại phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và cấu trúc chi phí biểu hiện bằng tỷ lệ chi phí chung trên tổng chi phí. Trong tổng số các công ty trả lời bảng hỏi chỉ có 2 công ty đã áp dụng phương pháp kế toán ABC trong toàn bộ hệ thống còn 7 công ty mới áp dụng một phần. Đối với các công ty chưa áp dụng lý do phổ biến nhất là do chưa tương thích về phần mềm kế toán, bên cạnh đó còn có lý do chưa biết về kế toán ABC, đang hài lòng với hệ thống kế toán hiện tại. Thứ nhất, phương pháp ABC là một công cụ kế toán chi phí hữu ích cho các doanh nghiệp áp dụng, mang lại những ưu thế vượt bậc mà phương pháp kế toán chi phí truyền thống không thể đáp ứng được. Cụ thể, những ưu thế đó bao gồm: việc định giá sản phẩm/dịch vụ chính xác hơn, giúp cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điều chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách loại bỏ những hoạt động không có đóng góp vào giá trị sản phẩm, cắt giảm chi phí, cải tiến sản phẩm… Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam đã biết đến và áp dụng phương pháp này.Tuy nhiên tỷ lệ áp dụng còn ở mức rất thấp. Theo khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam, tỷ lệ áp dụng là 9/72, trong đó tỷ lệ áp dụng toàn doanh nghiệp là 2/72, áp dụng ở một vài mảng áp dụng dạng thí điểm là 7/72 doanh nghiệp. Thứ ba, khả năng áp dụng phương pháp ABC tại Việt Nam phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chính: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc chi phí của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt, tầm quan trọng của thông tin chi phí trong doanh nghiệp, sự đa dạng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, và các vấn đề về chuyên môn/kỹ thuật. Thứ tư, để áp dụng kế toán ABC thành công các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển kế toán quản trị, xây dựng nhóm chuyên trách về ABC, áp dụng mô hình ABC đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí và hạn chế rào cản chuyên môn/kỹ thuật… Bên cạnh những kết quả được của việc phân tích kết quả trả lời bảng khảo sát, nghiên cứu này còn một số hạn chế nhất định, đối tượng khảo sát mới là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hình thức điều tra qua thư điện tử nên tỷ lệ trả lời khảo sát là chưa cao. Các nhân tố đưa vào mô hình mới là 4 biến, các nghiên cứu sau có thể đưa thêm các biến khác như trình độ công nghệ thông tin, quy mô của phòng kế toán… Nghiên cứu này cũng mới sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào bảng hỏi mà chưa tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này nên áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Tài liệu tham khảo: 1. 2. 3. Đào Thị Thu Giang, 2012, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Khoa học và kỹ thuật. Nguyễn Năng Phúc, 2008, Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính Lê Đăng Doanh (chủ biên), “Nhận dạng các đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính 4. qui”,NXB Lao động, Hà Nội 1998 Johnson, H. Thomas; Kaplan, Robert S (1987), “The Rise and Fall of Management Accounting” Management Accounting, (Vol 7), Jan 1987. 5. Peter,C.,Ray,H.and Eric,W.N., 2008 “Introduction to Managerial Accounting” 2nd ed. 6. McGraw-Hill Robert S.Kaplan và Robin Cooper, 1992, “Implementing Activity-Based Cost 7. Management”, Institute of Management Accountants. Ruhanita Maelah and Daing Nasir Ibrahim (2007), “Factors influencing Activity Based Costing (ABC) adoption in manufacturing industry”, Investment Management and 8. Financial Innovatins,(Vol. 4, Isssue 2), 2007. Taha Ahmadzadeh, Hossien Etemadi, and Ahmed Pifeh (2011), “Exploration of factors influencing on choice the Activity-Based Costing System in Iranian Organizations”,International Journal of Bussiness Administration, (Vol.2, No.1). 9. February 2011. Thomas Johnson and Robert S. Kaplan (1987)“The Rise and Fall of Management 10. Accounting”. Harvard Business School Press, 1987 Weygandt et al. (2005) “Managerial Accounting: Tools for Business Decision Making”, 11. McGraw-Hill, Inc.New York, USA. Groot, T. L., (1999). “Activity-Based 12. Companies”.AdvancesinManagementAccounting,(Volume7), pp.47-64. Innes, J., and Mitchell, F., (1995). “A Surveyof Activity-Based Costing in the UK’s 13. largestcompanies”,ManagementAccountingResearch,(Vol.6,No.2),pp:137-153. Clarke,P.,Hill,N.,andStevens,K.,(1999).“Activity-BasedCostinginIreland:Barriers to and 14. Opportunities for, change”,Critical perspectives on Accounting, ( 10), pp 443-468. Cinquini,L.,Collini,P.,Marelli,A.,Quagli,A.,andSilvi,R.,(1999).“ ASurveyonCost Costingin US and Dutch Food AccountingPracticesinItalianLargeandMediumsizeManufacturingFirms”, 15. nd The22 annualCongressoftheEuropeanAccountingAssociation,Bordeaux, France. VanNguyen,H.,andBrooks,A.,(1997), “Anempiricalinvestigation ofadoptionissues relatingtoactivity-basedcosting”,AsianAccountingReview,(Vol.5),pp.1-18.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan