Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sự tích tụ vi nhựa trong ống tiêu hóa...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sự tích tụ vi nhựa trong ống tiêu hóa của một số loài cá bống phân bố tại đầm thị nại, tỉnh bình định

.PDF
84
1
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRÌNH THỊ THÚY HẰNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SỰ TÍCH TỤ VI NHỰA TRONG ỐNG TIÊU HÓA CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG PHÂN BỐ TẠI ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM Bình Định – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRÌNH THỊ THÚY HẰNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SỰ TÍCH TỤ VI NHỰA TRONG ỐNG TIÊU HÓA CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG PHÂN BỐ TẠI ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8420114 Người hướng dẫn: TS. VÕ VĂN CHÍ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ Văn Chí. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Bình Định, tháng 9 năm 2022 Học viên Trình Thị Thúy Hằng LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy Võ Văn Chí. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy. Người đã chỉ dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân đây cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả quý thầy, cô trong ban lãnh đạo Trường, Khoa Khoa học tự nhiên, Phòng Đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Quy Nhơn. Tôi xin cảm ơn quý thầy, cô tham gia giảng dạy lớp cao học Sinh học thực nghiệm khóa 23 đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong thời gian học tập. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Trường THPT Nguyễn Diêu, các bạn học viên lớp cao học Sinh học thực nghiệm khóa 23 và gia đình, những người đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5 1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Thị Nại............................................................ 5 1.2. Thành phần loài và sự phân bố của cá bống .......................................... 9 1.3. Những nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng cá bống ............................. 13 1.4. Sơ lược về vi nhựa ............................................................................... 16 1.5. Tình hình nghiên cứu vi nhựa ở Việt Nam .......................................... 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 22 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 27 3.1. Đặc điểm sinh học dinh dưỡng của cá bống thệ, cá bống chấm mắt và cá bống tro ................................................................................................... 27 3.2. Sự tích tụ vi nhựa ở 3 loài cá bống ...................................................... 42 3.3. Nhận định mối liên kết giữa tập tính dinh dưỡng và số vi nhựa ăn vào ở các loài cá bống ........................................................................................... 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 57 1. Kết luận ................................................................................................... 57 1.1. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa và tập tính ăn của cá ............................. 57 1.2. Thức ăn tự nhiên của cá ................................................................... 57 1.3. Mật độ vi nhựa ................................................................................. 57 1.4. Về hình dạng và kích thước vi nhựa ................................................ 58 1.5. Mối liên kết giữa tập tính dinh dưỡng và số vi nhựa ăn vào ở các loài cá bống .................................................................................................... 58 2. Kiến nghị ................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 60 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Số lượng loài của hai họ Gobiidae và Eleotridae phân 10 Số hiệu Bảng 1.1 bố ở một số nước Đông Nam Á. Bảng 3.1 Chỉ số RLG của cá bống thệ 29 Bảng 3.2 Thức ăn tự nhiên của cá bống thệ ở mùa mưa và mùa 30 khô Bảng 3.3 Chỉ số RLG của cá bống chấm mắt 34 Bảng 3.4 Thức ăn tự nhiên của cá bống chấm mắt ở mùa mưa và 35 mùa khô Bảng 3.5 Chỉ số RLG của cá bống tro 38 Bảng 3.6 Thức ăn tự nhiên của cá bống tro ở mùa mưa và mùa 40 khô Bảng 3.7 Mật độ vi nhựa tích tụ ở 3 loài cá bống ở mùa mưa 42 Bảng 3.8 Tương quan giữa khối lượng cơ thể, khối lượng ống 43 tiêu hóa và lượng vi nhựa ăn vào của 3 loài cá bống ở mùa mưa Bảng 3.9 Mật độ vi nhựa tích tụ ở 3 loài cá bống ở mùa khô Bảng 3.10 Tương quan giữa khối lượng cơ thể, khối lượng ống 44 45 tiêu hóa và lượng vi nhựa ăn vào của 3 loài cá bống ở mùa khô Bảng 3.11 Kết quả so sánh mật độ vi nhựa của 3 loài cá bống giữa hai mùa 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Số hiệu Trang Hình 1.1 Vị trí địa lý đầm Thị Nại tỉnh Bình Định 5 Hình 1.2 Rác thải nhựa ven đầm Thị Nại 20 Hình 2.1 Cá bống thệ (Oxyurichthys tentacularis) 21 Hình 2.2 Cá bống chấm mắt (Oxyurichthys microlepis) 21 Hình 2.3 Cá bống tro (Oxyurichthys microlepis) 21 Hình 2.4 Vị trí thu mẫu cá ở Đầm Thị Nại 22 Hình 3.1 Hình thái miệng, răng, lưỡi cá bống thệ 27 Hình 3.2 Hình thái cung mang của cá bống thệ 28 Hình 3.3 Hình thái ống tiêu hóa của cá bống thệ 28 Hình 3.4 Tầm quan trọng tương đối của các loại thức ăn trong 29 phổ thức ăn tự nhiên của cá bống thệ ở mùa mưa và mùa khô Hình 3.5 Hình thái miệng, răng và lưỡi cá bống chấm mắt 30 Hình 3.6 Hình thái cung mang của cá bống chấm mắt 31 Hình 3.7 Hình thái ruột của cá bống chấm mắt 32 Hình 3.8 Tầm quan trọng tương đối của thức ăn tự nhiên của cá 32 bống chấm mắt ở mùa mưa và mùa khô Hình 3.9 Cấu tạo miệng, răng, lưỡi của cá bống tro 33 Hình 3.10 Cấu tạo mang của cá bống tro 36 Hình 3.11 Cấu tạo ống tiêu hóa của cá bống tro 38 Hình 3.12 Tầm quan trọng tương đối của các loại thức ăn trong 40 phổ thức ăn tự nhiên của cá bống tro ở mùa mưa và mùa khô Hình 3.13 Tỉ lệ phân bố (%) các dạng vi nhựa ở 3 loài cá bống 43 Hình 3.14 Tỉ lệ % các dạng vi nhựa của 3 loài cá bống trong mùa 46 khô Hình 3.15 Tỷ lệ phân bố (%) theo chiều dài của sợi vi nhựa (µm) 48 ở mùa mưa Hình 3.16 Tỷ lệ (%) của sợi vi nhựa trong nhóm chiều dài 500- 49 2000 µm so với các nhóm kích thước khác ở mùa mưa Hình 3.17 Tỷ lệ phân bố (%) theo diện tích mảnh vi nhựa (µm2) 50 của 3 loài cá ở mùa mưa Hình 3.18 Tỷ lệ phân bố (%) theo chiều dài sợi vi nhựa ở 3 loài cá bống 50 trong mùa khô Hình 3.19 Tỷ lệ (%) của sợi vi nhựa trong nhóm chiều dài 500- 51 2000µm so với các nhóm kích thước khác ở mùa mưa Hình 3.20 Tỷ lệ phân bố (%) theo diện tích mảnh vi nhựa (µm2) ở 52 3 loài cá bống trong mùa khô Hình 3.21 Phổ thức ăn tự nhiên của 3 loài cá bống trong mùa 53 mưa được thể hiện thông qua IRI% Hình 3.22 Phổ thức ăn tự nhiên của 3 loài cá bống trong mùa khô được thể hiện thông qua IRI% 54 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các đầm phá ở Việt Nam, đầm Thị Nại ở Bình Định là đầm lớn thứ 2 sau đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế. Đầm Thị Nại được bao bọc bởi thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước. Đầm này thuộc loại đầm kín, được che chắn bởi bán đảo Phương Mai dọc theo phía Đông với diện tích đầm khoảng 5.060 ha, dài khoảng 16km, rộng từ 500m đến 5km. Mạng lưới sông suối đổ vào đầm khá dày đặc, trong đó, lớn nhất có sông Côn và Hà Thanh. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ các vùng núi cao, nghiêng từ Tây sang Đông. Vào mùa khô, nước biển có khả năng thâm nhập sâu vào đầm. Còn vào mùa mưa, khi dòng nước ngọt của các con sông Côn, sông Hà Thanh và nhiều sông nhỏ khác đổ vào đầm thì độ mặn của nước giảm đi đáng kể. Diện tích mặt nước ở Đầm Thị Nại tương đối lớn. Với đặc điểm đa dạng về các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển … đầm Thị Nại là nơi cư trú, kiếm ăn, sinh sản và ương giống của rất nhiều loài sinh vật, trong đó có cá. Nguồn lợi thủy sản ở đây đã mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho cộng đồng dân cư của các địa phương ven đầm. Các loài cá trong đầm khá đa dạng, với 119 loài (theo Nguyễn Đình Mão,1996) [22]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của việc khai thác và các hoạt động khác diễn ra trong đầm và các vùng lân cận đã làm cho nguồn lợi cá suy giảm đáng kể [22]. Theo khảo sát của Võ Văn Chí và Nguyễn Thị Phương Hiền (2020) thành phần loài cá ở đầm Thị Nại chỉ có 95 loài, trong đó có 7 loài cá bống [4]. Cá bống là nhóm cá có thành phần loài lớn với khoảng 270 giống và 2000 loài đã được thế giới ghi nhận [41][84]. Theo Mai Đình Yên và cộng sự (1992), 2 ở Việt Nam có 5 họ cá bống (Eleotridae, Gobiidae, Periophthalmidae, Apocrypteidae và Gobioididae), trong đó họ Gobiidae có số lượng nhiều nhất (32 giống và 60 loài), họ Eleotridae có số lượng ít hơn (3 giống và 7 loài) [39]. Các loài cá bống ở đầm Thị Nại gần như xuất hiện quanh năm và là nguồn thực phẩm quan trọng của người dân địa phương, vì vậy được nhiều người dân khai thác. Do đó, nguồn lợi tự nhiên các loài này nói riêng và nguồn lợi cá trong đầm nói chung đang bị suy giảm. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cá này để góp phần bảo vệ nguồn lợi cá trong đầm là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, đầm Thị Nại cũng là nơi đón nhận hầu hết rác thải từ hai sông lớn (sông Hà Thanh và sông Côn) đổ về, đồng thời cũng hứng chịu lượng rác thải trực tiếp của người dân quanh đầm. Đáng chú ý là trong các loại rác thải hiện nay, rác thải nhựa chiếm tỷ lệ đáng kể. Hầu hết các loại nhựa đều phân hủy chậm và lưu trữ lâu dài từ hàng trăm đến hàng ngàn năm trong môi trường tự nhiên, gây ra các tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái biển và đại dương. Dưới tác động của sóng, nhiệt độ, tia UV, và các yếu tố môi trường khác thì các mảnh nhựa lớn dần bị vỡ vụn ra theo thời gian và trôi nổi trong đại dương [73]. Những hạt nhựa có kích thước < 5 mm được gọi là các hạt vi nhựa (microplastics) [82]. Hiện tại, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các hệ sinh thái thủy sinh rất đáng báo động, trong đó có đầm Thị Nại. Võ Thị Ngọc Quyên (2021) đã cho thấy rằng, nước bề mặt và trầm tích đáy ở đầm Thị Nại đã bị nhiễm vi nhựa với mật độ lần lượt là 5,23-10,33 vi nhựa/m3 nước và 4133,33-9233,33 vi nhựa/kg trầm tích khô [24]. Ngoài ra, cũng theo tác giả này, hai loài sò huyết và sò lông trên đầm cũng bị nhiễm vi nhựa với mật độ 3,26-30,33 vi nhựa/cá thể [24]. Những kết quả này đã cho ta dự đoán rằng, các sinh vật khác trong đầm cũng có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa. Các loài cá bống như cá bống tro, cá bống chấm mắt, cá bống thệ,… thường có tập 3 tính sống đáy, với mật độ vi nhựa cao trong trầm tích đáy đã được đề cập nên khả năng các loài cá này bị nhiễm vi nhựa là rất cao. Với thực trạng như vậy, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sự tích tụ vi nhựa trong ống tiêu hóa của một số loài cá bống phân bố tại đầm Thị Nại tỉnh Bình Định” để nắm bắt được đặc điểm dinh dưỡng của cá nhằm góp phần vào việc bảo vệ nguồn lợi cá, đồng thời còn thấy được sự liên kết giữa tập tính dinh dưỡng và khả năng bị nhiễm vi nhựa ở cá. Từ đó có những đánh giá chính xác hơn về khả năng nhiễm vi nhựa vào ống tiêu hóa của các loài cá, đặc biệt là những loài cá có kích thước nhỏ và thường được người dân địa phương tiêu thụ “nguyên con” mà không loại bỏ các cơ quan tiêu hóa trước khi chế biến thức ăn. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng ô nhiễm rác thải vi nhựa ở đầm, từ đó có thể đưa ra các chính sách hợp lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng của một số loài cá bống phân bố tại đầm Thị Nại tỉnh Bình Định. - Đánh giá mức độ tích tụ vi nhựa trong ống tiêu hóa của một số loài cá bống phân bố tại đầm Thị Nại tỉnh Bình Định và nhận định mối liên kết giữa tập tính dinh dưỡng và khả năng bị nhiễm vi nhựa ở các loài cá này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: + Đưa ra số liệu về một số đặc điểm sinh học dinh dưỡng của một số loài cá bống phân bố ở Đầm Thị Nại để làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá. + Cung cấp những chứng cứ khoa học về thực trạng nhiễm vi nhựa trong ống tiêu hóa của một số loài cá bống phân bố ở Đầm Thị Nại. 4 + Cung cấp những cơ sở để nhận định nguyên nhân, nguồn gây ô nhiễm rác thải vi nhựa ở đầm Thị Nại. - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung những dẫn liệu khoa học quan trọng về đặc điểm đặc điểm dinh dưỡng của cá bống ở đầm Thị Nại, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về chế độ chăm sóc để nuôi thương phẩm, nhằm giảm áp lực khai thác nguồn lợi loài cá này trong tương lai. + Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở đầm Thị Nại,tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở đầm, từ đó có thể đưa ra các chính sách hợp lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Điều kiện tự nhiên đầm Thị Nại 1.1.1. Vị trí địa lý - Vị trí: Đầm Thị Nại được bao bọc bởi thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn). Đầm Thị Nại tương đối kín, nằm theo hướng Bắc Nam. Cửa đầm thông với vịnh Quy Nhơn và hướng ra biển, phía Đông và Bắc đầm được ngăn cách với biển bằng dãy núi Phương Mai, phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, phía Tây giáp với các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận thuộc huyện Tuy Phước. Hình 1.1. Vị trí địa lý đầm Thị Nại tỉnh Bình Định 6 - Diện tích: đầm Thị Nại là đầm nước mặn lớn nhất Tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên mặt đầm là 5.060ha, có chiều dài 16km, chiều rộng từ 500m đến 5.000m, độ sâu trung bình khoảng 1,2m. Cửa đầm thông với Vịnh Quy Nhơn hướng ra biển rất hẹp với độ rộng 400-500m, làm cho khả năng trao đổi nước với biển rất hạn chế. 1.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn Địa hình vùng đầm chủ yếu là trầm tích biển. Vùng ven đầm được phù sa của các nhánh sông Côn và sông Hà Thanh bù đắp nên đất khá màu mỡ nhưng có độ nhiễm mặn cao. Đặc biệt, vùng các cửa sông có điều kiện đất đai và nguồn nước rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Đầm Thị Nại mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 26-27,50C. Độ ẩm trong giới hạn từ 77% – 81%. Lượng mưa trung bình hằng năm tương đối thấp và đều, từ 2020-2060 mm/năm và tập trung 90% lượng mưa vào tháng 9 đến tháng 12. Tháng 10 và tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất [16]. Mùa bão cũng trùng với mùa mưa với tần suất 1 đến 2 cơn bão trong năm. Đầm Thị Nại được hình thành từ các nhánh sông Côn, sông Hà Thanh, Tân An, Cầu Gỗ và các suối nhỏ ở phía Nam núi Bà. Đầm Thị Nại cũng là nơi xảy ra sự tương tác mạnh mẽ của dòng triều từ biển Đông truyền vào, và dòng nước ngọt của sông Côn và sông Hà Thanh, Tân An, Cầu Gỗ chảy ra. Do đó, chế độ dòng chảy ở đây bị chi phối trực tiếp bởi dòng triều từ biển chảy vào và dòng sông chảy ra. Vào mùa khô, nước biển có khả năng thâm nhập sâu nhưng vào mùa mưa thì hầu hết là nước ngọt khi nước sông Côn, sông Hà Thanh và các sông nhỏ khác đổ vào. Phần thượng lưu của hai con sông này hẹp và dốc nên khả năng tập trung lũ nhanh, khi chảy về đồng bằng 7 không có dòng chính mà chia thành nhiều nhánh nhỏ. Lũ tập trung nhanh nhưng rút cũng nhanh, thời gian ngập lụt thường chỉ kéo dài vài ngày. Lũ lớn thường tập trung vào chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11. 1.1.3. Tài nguyên sinh vật Cửa sông nhiệt đới là những vùng có năng suất sinh học cao do sự kết hợp của thủy triều thấp và dinh dưỡng phong phú từ các dòng sông. Ngoài ra thảm thực vật ở cửa sông, đặc biệt là rừng ngập mặn đã góp phần vào năng suất sinh học nơi đây [50]. Môi trường sống ven biển, cửa sông là vùng sinh thái năng động và hiệu quả cho ấu trùng, con non, con trưởng thành của nhiều loài sống ở đây để sinh sản, tìm kiếm thức ăn và trú ẩn [51],[69],[85]. Đầm Thị Nại là nơi giao thoa giữa hai làn nước mặn và ngọt, có lượng phù sa dồi dào do các sông mang lại, có thảm thực vật đặc trưng của vùng ven biển, cửa sông, chất đáy phổ biến cát, bùn cát và cát bùn; có nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng đáy mềm, vùng đáy cứng là nơi cư trú, kiếm ăn, sinh sản và ương giống của các loài thủy sản [27],[35]. Đầm Thị Nại có 119 loài cá và 14 loài tôm, 185 loài thực vật phù du, 64 động vật phù du, 181 loài động vật đáy, 136 loài rong biển và thực vật bậc cao, 100 loài động vật thân mềm, …[1],[6],[31]. Trong đó, có nhiều nhóm thủy sản có giá trị như thân mềm (don, dắt, hàu, ốc sắt, và phểnh), giáp xác (cua bùn, cua đá, ghẹ, tôm đất và tôm bạc), cá (cá đối, cá bống, cá chốt), sá sùng và nguồn giống (cua, hàu, sìa, cá dìa và cá mú) [18]. Hệ sinh thái đặc trưng của đầm Thị Nại là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Với diện tích rừng ngập mặn tới 1.000 ha và 200 ha thảm cỏ biển. Đây là những hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới, góp phần bảo vệ vùng bờ, cung cấp nguồn giống cho nuôi trồng thuỷ sản và liên quan mật thiết tới sự giàu có về nguồn lợi hải sản, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng 8 dân cư sống ven đầm [13]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hòa và cs (2011) thì có 29 loài cây ngập mặn phân bố trong đầm Thị Nại, trong đó có 20 loài cây ngập mặn thực sự, thuộc 11 họ và 9 loài cây tham gia rừng ngập mặn, thuộc 8 họ. Các loài Đước đôi, Đưng, Mắm trắng, Giá, Bần trắng, Tra nhớt rất phổ biến trong đầm. Tuy nhiên, hiện nay tổng diện tích thảm cỏ biển trong đầm Thị Nại là 205 ha, giảm 10 ha so với trước đây. Một số thảm cỏ đã bị biến mất hoặc suy thoái nghiêm trọng như thảm cỏ biển phía Tây cồn Chim và trong đầm Mai Hương do hoạt động của người dân địa phương, thay vào đó là những ao nuôi thủy sản [14]. Rừng ngập mặn chỉ còn lại những dãi cây ngập mặn nhỏ hẹp nằm rải rác ở Cồn Chim và dọc theo bờ Tây của đầm. Có 6 loài cỏ biển, thuộc 3 họ phân bố trong đầm Thị Nại trong đó Loài cỏ lươn và Cỏ kim chiếm ưu thế trong các thảm cỏ biển trong đầm. Loài Cỏ nàn chỉ xuất hiện vào mùa mưa (11/2008) ở thảm cỏ phía Nam cồn Trạng và trong một số ao đìa. Cũng theo nhóm tác giả này, lợi hải sản quan trọng trong khu vực phân bố của rừng ngập mặn là cua xanh và các loại tôm. Sản lượng khai thác cua xanh ở vùng cồn Chim vào khoảng 40 tấn/năm. Đặc biệt, nguồn giống cua xanh ở khu vực cồn Chim và ven đầm Thị Nại rất dồi dào, là nguồn thu nhập đáng kể cho cư dân sống trong khu vực rừng ngập mặn [14]. Đầm Thị Nại là một trong những đầm phá thể hiện nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực miền Trung Việt Nam, với sự đa dạng về nơi sống của sinh vật như rừng ngập mặn,thảm cỏ biển …Vì vậy đầm Thị Nại là nơi cư trú, kiếm ăn, sinh sản và ương giống của nhiều loài thủy sản. Theo khảo sát của Võ Văn Chí và Nguyễn Thị Phương Hiền (2020), đầm Thị Nại gồm có 95 loài cá thuộc 81 giống, 55 họ và 16 bộ khác nhau [4]. Trong 95 loài cá thì có 7 loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam, đó là cá mòi 9 chấm, cá cháo lớn, cá cháo biển, cá măng sữa, cá bướm vằn, cá mú ruồi và cá ngựa gai. Tất cả 7 loài này đều thuộc diện nguy cấp (Vulnerable-VU) [4]. Về bậc họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 42 giống (chiếm 51,85%), tiếp theo là bộ cá Trích (Clupeiformes) với 8 giống (chiếm 9,88%), bộ cá Chình (Anguilliformes) có 5 giống (chiếm 6,17%), bộ Cá Nóc (Tetraodontiformes) và bộ cá Nhói (Beloniformes) đều có 4 giống [4]. Về bậc loài: Bộ cá Vược (Perciformes) vẫn chiếm ưu thế với 54 loài, tiếp theo là bộ cá Trích (Clupeiformes) với 8 loài, bộ cá Chình (Anguillliformes) và bộ cáNhói (Beloniformes) đều có 5 loài, bộ Cá Nóc (Tetraodontiformes) có 4 loài, bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) đều có 3 loài.Các bộ còn lại có từ 1-2 loài [4]. 1.2. Thành phần loài và sự phân bố của cá bống Cá bống là nhóm cá có thành phần loài lớn với khoảng 270 giống và 2.000 loài đã được thế giới ghi nhận [41],[84]. Riêng họ Gobiidae có ít nhất 1.120 loài được phân bố trên toàn thế giới ở cả môi trường nhiệt đới và ôn đới. Phần lớn chúng sống ở môi trường biển đặc biệt là rạn san hô. Tuy nhiên, chúng cũng được phân bố ở cửa sông và ven biển [100]. Ở Tây Thái Bình Dương có 28 loài thuộc họ Eleotridae và 372 loài thuộc họ Gobiidae [54]. Qua đây cho thấy số loài của cá bống là rất lớn đặc biệt là họ Gobiidae. Ở một số nước Đông Nam Á, thành phần loài cá bống cũng khá phong phú và có sự khác biệt giữa các quốc gia. So với Lào và Campuchia, ở Philippine có thành phần loài cá bống của 2 họ Eleotridae và Gobiidae khá phong phú. Họ Eleotridae có 32 loài thuộc 18 giống và họ Gobiidae có đến 127 loài thuộc 48 giống. Trong 3 quốc gia này, ở Lào là có thành phần loài ít nhất, chỉ có 16 loài thuộc 6 giống của họ Gobiidae (Bảng 1.1). Kết quả này có thể là do vị trí địa lý của Philippine có diện tích bờ biển khá lớn trong khi 10 Lào không có. Điều này cho thấy nhóm cá bống phân bố ở cả ba môi trường nước ngọt, lợ và mặn nhưng ở môi trường nước lợ, mặn chiếm ưu thế hơn. Bảng 1.1. Số lượng loài cá bống của hai họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở một số nước Đông Nam Á Quốc gia Gobiidae Eleotridae Loài Giống Loài Lào 16 6 Campuchia 48 34 Philippine 127 Bắc Bộ 0 Nguồn Giống 0 Kottelat (2001) 6 6 Rainboth (1996) 32 32 18 Jordan and Richardson (1910) 53 31 9 8 Nguyễn Nhật Thi (1991) Nam Bộ 14 10 4 3 ĐBSCL 59 34 7 4 Việt Nam Mai Đình Yên (1992) Trần Đắc Định và ctv (2013) Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến thành phần loài của cá bống họ Gobiidae và Eleotridae. Mai Đình Yên (1987) đã ghi nhận 10 loài cá bống nằm trong bộ cá vược Perciformes, thuộc 2 họ phân bố ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam [38]. Ở Nam Bộ, bộ phụ cá bống Gobioidei có 5 họ, 19 giống và 25 loài đã được ghi nhận (Mai Đình Yên và cs, 1992) [39]. Ở vịnh Bắc Bộ, họ Gobiidae có 53 loài thuộc 31 giống, họ Eleotridae có 4 loài thuộc 3 giống đã được ghi nhận [28]. Nguyễn Nhật Thi (2000) đã phân loại được 4 họ, 5 phân họ, 54 giống và 92 loài cá bống biển Việt Nam [29]. Tác giả cũng đã nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái, đặc điểm sinh học - sinh thái, về sự phân bố, giá trị kinh tế của các loài cá bống biển. Theo nghiên cứu của Tống Xuân Tám và Nguyễn Hữu Dực (2005) [26] trên tuyến sông Sài Gòn đã xác định được họ cá bống đen và họ cá bống trắng 11 thuộc phân bộ cá bống. Qua quá trình định loại nhóm tác giả đã xác định được 3 loài thuộc họ cá bống đen gồm: cá bống trân (B. butis); cá bống tượng (O. marmoratus); cá bống dừa (O. siamensis) và 9 loài thuộc họ cá bống trắng gồm: cá bống mấu mắt (Glossgobius biocellatus); cá bống chấm gáy (G. fasciato-punctatu ); cá bống cát tối (G. giuris); cá bống cát trắng (G. sparsipapillus); cá bống trứng (Pseudogobiopsis oligactis); cá bống mít Stigmatogobius sadanundio); cá bống kèo vảy nhỏ (P. elongatus); cá bống kèo vảy to (P. serperaster); cá thòi lòi (P. schloseri). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có 5 họ cá bống xuất hiện, 5 họ cá bống này nằm trong bộ phụ Gobioidei của bộ cá vược Perciformes, với 15 loài được tìm thấy [19]. Tuy nhiên theo một công bố mới nhất của Trần Đắc Định và ctv. (2013) về mô tả định loại cá ĐBSCL, Việt Nam đã xác định được 66 loài cá bống, trong đó họ Gobiidae chiếm ưu thế với 59 loài (89,4%) còn họ Eleotridae chiếm 7 loài (10,6%) [9]. Ở Việt Nam, số lượng loài cá bống được công bố của các tác giả là không giống nhau. Điều này có thể là do thời gian và địa điểm khảo sát khác nhau. Đặc biệt là việc xếp các loài vào cùng 1 họ cũng có sự khác nhau. Ví dụ như: Theo tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá thòi lòi (P. schlosseri) được xếp vào họ Periophthalmidae hay cá bống sao (B. boddarti) được xếp vào họ Apocrypteidae [19]. Nhưng theo Trần Đắc Định và ctv. (2013) thì 2 loài này đều được xếp vào họ Gobiidae [9], sự sắp xếp này cũng phù hợp với Carpenter and Niem (2001) [54] được trình bày trong quyển hướng dẫn định loại cho thủy sản của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations- FAO). Nhiều loài cá bống phân bố rộng từ Đông đến Tây Phi, quần đảo Nam Thái Bình Dương và miền Bắc nước Úc [80]. Chúng được coi là những loài ít có giá trị kinh tế, nhưng thành phần loài và số lượng chiếm ưu thế ở các bãi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan