Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân biệt hiệu quả, hiệu suất. phân tích quan điểm “làm đúng việc cho dù chưa ph...

Tài liệu Phân biệt hiệu quả, hiệu suất. phân tích quan điểm “làm đúng việc cho dù chưa phải bằng cách tốt nhất vẫn hơn là làm không đúng việc cho dù bằng cách tốt nhất”.

.DOC
54
17823
115

Mô tả:

Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Câu 3: Phân biệt hiệu quả, hiệu suất. Phân tích quan điểm: “Làm đúng việc cho dù chưa phải bằng cách tốt nhất vẫn hơn là làm không đúng việc cho dù bằng cách tốt nhất”. Bài làm Trong hoạt động quản trị, có hai khái niệm cần được quan tâm và hiểu đúng, đó là khái niệm hiệu quả và hiệu suất. Một hoạt động quản trị được coi là thành công khi đạt được cả hiệu quả và hiệu suất. I. Những khái niệm chung. 1. Tìm hiểu chung về hiệu quả Hiệu quả đo lường về sự thích hợp của các mục tiêu được chọn (đó có phải là những mục tiêu đúng không?) và mức độ chúng được thực hiện. Như vậy, hiệu quả quản trị trước hết cần hiểu chính là làm đúng việc. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi vì làm đúng việc (xác định và thực hiện việc đúng) sẽ đưa tổ chức đi đúng hướng. Hay nói cách khác, các tổ chức sẽ đạt được hiệu quả hơn khi các nhà quản trị chọn được mục tiêu đúng và hoàn thành chúng. Từ đây, ta có khái niệm hiệu quả: “hiệu quả chính là phép so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đúng đắn đã đặt ra”. Kết quả đạt được Hiệu quả = Mục tiêu Xét về tính chất, mức độ ảnh hưởng, thời gian, hiệu quả có thể phân ra thành các loại như sau: - Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn. - Hiệu quả lượng hóa và hiệu quả định danh. 2. Tìm hiểu chung về hiệu suất Hiệu suất đo lường các nguồn lực được sử dụng tốt như thế nào để đạt đến một mục tiêu. Có thể hiểu đó chính là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong quá trình thực hiện một mục tiêu nào đó. Hiệu suất càng cao khi tỷ lệ giữa kết quả đạt được trên chi phí bỏ ra càng lớn. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 1 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Kết quả đạt được Hiệu quả = Chi phí Hiệu suất chỉ có được khi ta làm việc đúng cách, đúng phương pháp. Vì vậy, cần chọn đúng cách thức tiến hành công việc. Khi đứng trước nhiều phương án, nhà quản trị phải so sánh lợi ích và chi phí của từng phương án, cân nhắc kỹ để chọn được cách giải quyết đạt được kết quả cao mà phí tổn là thấp nhất. Trong thực tế, hoạt động quản trị có hiệu quả thực sự khi ta đã chọn đúng việc để làm và chọn đúng cách làm để tăng hiệu suất. Có thế áp dụng các cách sau đây để gia tăng hiệu suất: - Giảm thiểu chi phí các nguồn lực ở đâu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng ở đầu ra. Hoặc: - Giữ nguyên các yếu tố đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra. Hoặc: - Vừa giảm được các chi phí ở đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra.  Ví dụ: Sau giờ làm việc, anh A muốn đi đến nhà hàng X để ăn tối. Quãng đường từ công ty anh A làm việc tới nhà hàng X có thể đi bằng xe buýt (thời gian 20 phút, giá vé xe buýt là 4 ngàn đồng), hoặc đi bằng xe taxi (thời gian cũng tương đương nhưng tiền taxi tốn kém hơn là 40 ngàn đồng). Anh A đã chọn đi xe buýt và kết quả là tới được nhà hàng X. Như vậy, so với mục tiêu ban đầu đã đề ra (đến nhà hàng X để ăn tối), anh A đã đạt được, tức là đã đạt được hiệu quả; so với chi phí và thời gian giữa đi bằng xe buýt và xe taxi, anh A đã được hiệu suất. 3. Phân biệt hiệu quả và hiệu suất  Giống nhau: Hiệu quả và hiệu suất đều được xác định dựa vào kết quả đạt được của quá trình thực hiện.  Khác nhau: Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 2 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc Chỉ tiêu Cơ sở xác định GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Hiệu quả Kết quả đạt được/Mục tiêu đề ra Hiệu suất Kết quả đạt được/Chi phí bỏ ra Cơ sở đánh giá Mức độ thực hiện mục tiêu Cách thức thực hiện mục tiêu Mục đích Làm đúng việc Làm đúng cách Quan trọng hơn Ít quan trọng Mục tiêu đúng, mức độ phù Phương tiện thích hợp, cách hợp và kế hoạch hợp lý thức phù hợp và quản lý hợp lý Tầm quan trọng trong quản trị Yếu tố cấu thành II. Phân tích quan điểm: “Làm đúng việc cho dù chưa phải bằng cách tốt nhất vẫn hơn là làm không đúng việc cho dù bằng cách tốt nhất”. - Quan điểm này so sánh giữa hiệu quả và hiệu suất: - “Làm đúng việc cho dù chưa phải bằng cách tốt nhất” tức là đạt được hiệu quả, nhưng không đạt được hiệu suất. Xác định mục tiêu đúng và đạt được mục tiêu, nhưng chi phí thực hiện quá cao. - “Làm không đúng việc cho dù bằng cách tốt nhất” tức là đạt được hiệu suất, nhưng không đạt được hiệu quả. Làm việc theo cách tốt nhất, chi phí nhỏ nhất, nhưng không xác định đúng mục tiêu và không đạt được mục tiêu công việc đề ra. Khi đó, mặc dù là chi phí nhỏ nhất thì chi phí đó cũng trở thành lãng phí, và phải thực hiện lại công việc từ đầu. - Lý do tồn tại của quản trị là muốn có hiệu quả, và chỉ khi người ta muốn hiệu quả người ta mới quan tâm đến quản trị. Như vậy, trong quản trị làm đúng việc là điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm. Rõ ràng vấn đề quan trọng hơn cả là đạt được hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra. Tiếp theo đó là phải biết kết hợp hiệu quả đi đôi với hiệu suất, để tiết kiệm chi phí. Nếu xác định mục tiêu ban đầu đúng đắn thì cho dù ban đầu chưa phải làm bằng cách tốt nhất, thì từ từ tổ chức sẽ rút kinh nghiệm và tự động điều chỉnh cách làm. Kết quả là đạt được yêu cầu công việc đề ra, đạt được ý nghĩa của quản trị. III. Ví dụ: Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 3 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Doanh nghiệp Q lên kế hoạch để sản xuất sản phẩm mới, Tivi LED. Ban Giám đốc yêu cầu bộ phận marketing tiến hành khảo sát, thu thập thông tin về thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng để cho ra sản phẩm như mong đợi của người tiêu dùng (NTD). Nhân viên (NV) A và nhân viên B của Bộ phận Marketing được Trưởng phòng giao nhiệm vụ này. Nhân viên A têến hành lập bảng khảo sát và têến hành khảo sát, têếp xúc tr ực têếp v ới 100 người têu dùng với các câu hỏi sau: STT Nội dung Kết quả Anh (chị) có nhận xét gì về sản phẩm Tivi LED? - Tốt (45%) - Không tốt (20%) - Ý kiến khác 2 Anh(chị) có hài lòng với sản phẩm này không? - 3 Anh(chị) sẵn lòng giới thiệu với bạn bè về sản phẩm này không? - Sẵn lòng (40%) - Không (30%) - Ý kiến khác 1 Hài lòng (40%) Chưa hài lòng (20%) Chưa sử dụng (15%) Ý kiến khác Nhân viên B cũng lên kế hoạch và tìm kiếm thông tin trên Internet về các đánh giá của người dân về sản phẩm này của các công ty khác. Nhân viên B đọc nhận xét của 100 khách hàng và đưa ra kết quả như sau: Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 4- Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu STT Nội dung 1 Mức độ hài lòng với sản phẩm tivi hiện tại 2 Mong muốn về sản phẩm tivi mới Kết quả - Hài lòng (35%) Không hài lòng (55%) Ý kiến khác - Sắc nét (95%) - Âm thanh sống động (85%) - Không gây hại cho mắt (100%) - Giá cả hợp lí (100%) - Kiểu dáng gọn gàng, sang trọng (75%) Sau khi xem kêết quả điêều tra của hai nhân viên, Ban Giám đốếc đã có nh ận xét nh ư sau: Nhân Kết Cách viên quả làm Giải thích Do NV A không xác định được việc mục tiêu của Nhân viên A công ty là thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Các câu Không hiệu Tốt quả hỏi NV A đưa ra với NTD chỉ mang đến hiệu quả sau bán hàng, giúp cho công ty cải tiến sản phẩm. Về cách làm: trực tiếp tiếp xúc với NTD sẽ thu thập được thông tin chính xác hơn NV B đã hiểu rõ được mục tiêu của công ty là thỏa mãn nhu cầu của NTD. Do đó, NV B đã tìm hiểu về Nhân viên B Hiệu quả cao Chưa tốt mong đợi của NTD về sản phẩm như thế nào, từ đó giúp cho DN nghiên cứu và sản xuất ra tivi LED hoàn thiện đáp ứng mong đợi của NTD. Về cách làm: Chưa tốt là do nhưng thông tin trên Internet mang tính chính xác không cao, không kịp thời. Như vậy, qua ví dụ trên ta có thể thấy được rằng: Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 5 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu - Khi chúng ta xác định và hiểu được việc nên làm, thì sẽ mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đã đề ra cho dù cách thức tiến hành công việc không phải là cách tốt nhất. - Khi chúng ta không xác định đúng việc cần làm và thực hiện không đúng, thì cho dù mình có làm theo cách nào đi nữa cũng không thể mang lại hiệu quả như mong muốn và còn ảnh hưởng đến công việc của chính mình và của tập thể. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 6 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Câu 7: Việc phân tích môi trường bên ngoài giúp ích gì cho nhà Quản trị tổ chức/doanh nghiệp. Hãy nêu ví dụ về ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động của một tổ chức/doanh nghiệp cụ thể. Bài làm I. Tầm quan trọng của quá trình phân tích môi trường bên ngoài đối với nhà Quản trị. 1. Môi trường bên ngoài và các khái niệm có liên quan 1.1. Môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm sóat được, nhưng có ảnh hưởng đến họat động và hiệu quả họat động của doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài bao gồm: - Môi trường toàn cầu. - Môi trường tổng quát. - Môi trường ngành. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp mà những yếu tố này có thể khác nhau. 1.2. Các khái niệm có liên quan 1.2.1. Môi trường toàn cầu. Môi trường toàn cầu được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: các điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, tự nhiện,nhân khảu học, kỹ thuật – công nghệ ở phạm vi toàn cầu. Sự thay đổi trong môi trường toàn cầu sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế của các quốc gia và các doanh nghiệp. Mỗi yếu tố của mô trường toàn cầu có thể độc lập ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp trong mối liên kết với các yếu tố khác. 1.2.2. Môi trường tổng quát. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 7 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Môi trường tổng quát được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: các điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, tự nhiện,nhân khảu học, kỹ thuật – công nghệ ở phạm vi một quốc gia. Môi trường này tác động lên tất cả các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, nhưng mức độ và tính chất tác động không giống nhau. 1.2.3. Môi trường ngành. Môi trường ngành còn gọi là môi trường cạnh tranh, là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp, phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp đều xảy ra trực tiếp trong môi trường này. Theo Michael Porter, trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào môi trường vi mô cũng gồm 5 nhân tố tác động: - Mối đe dọa của những người gia nhập ngành. - Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp. - Sức mạnh đàm phán của người mua. - Mối đe dọa của sản phẩm thay thế. - Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành. 2. Ý nghĩa và mục đích của việc phân tích, nghiên cứu môi trường bên ngoài. 2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường bên ngoài. Đối với một nhà Quản trị, khi tiến hành hoạch định chiến lược mà không gắn với môi trường bên ngoài cũng không khác nào người mù vẽ đường đi. Hoạch định chiến lược cần phải tiến hành phân tích môi trường bên ngoài cũng như bên trong, để xác định được các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu, trên cơ sở kết hợp các yếu tố đó mới có thể đưa ra và lựa chọn chiến lược phù hợp. Thực tế cho thấy, những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và tổ chức trên thế giới. Sự thay đổi của những yếu tố môi trường bên ngoài sẽ kéo theo sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm, dịch vụ…Đòi hỏi phải cải tiến, nâng cấp những sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới. Để đáp ứng yêu cầu đó, các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh và chiến lược cấp chức năng, chiến lược định vị sản phẩm, phân khúc thị trường và việc lựa chọn các nhà cung cấp, khách hàng để mua hoặc bán. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 8 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Nhận diện và đánh giá được các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài cho phép doanh nghiệp xác định được chính xác, rõ ràng sứ mạng, nhiệm vụ của mình, xây dựng chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn và các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm. Đánh giá môi trường bên ngoài cũng là cơ sở, tiền đề cho nhà Quản trị phân tích, nghiên cứu môi trường bên trong một cách chính xác. Người ta chỉ có thể xác định doanh nghiệp mạnh, yếu ở những điểm nào, mức độ mạnh, yếu ra sao? khi so sánh với các chuẩn mực, so sánh với các doanh nghiệp khác. Và mức độ mạnh, yếu cũng cần được xem xét ở từng thời điểm, do đó nhà quản trị cần phải phân tích môi trường bên ngoài liên tục để nắm bắt đúng thời cơ, thách thức. Ví dụ: Cùng một hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp, vào những năm tám mươi của thế kỷ 20 sẽ được đánh giá là mạnh, nhưng đến những năm 90 sẽ được xem là bình thường, và cũng chính hệ thống đó bị đánh giá là yếu nếu xem xét vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Vì vậy, phân tích môi trường bên ngoài là một bộ phận không thể thiếu được của quản trị chiến lược. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, trong bối cảnh hậu khủng hoảng, khi bản đồ kinh tế thế giới đang được vẽ lại, những đổi thay to lớn và nhanh chóng đang diễn ra từng ngày, thì phân tích môi trường bên ngoài lại càng có ý nghĩa, càng được các nhà quản trị chiến lược quan tâm. 2.1.1. Ý nghĩa của việc phân tích môi trường toàn cầu. Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, không có một quốc gia, doanh nghiệp nào lại không có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới, những mối quan hệ này đang hàng ngày hàng giờ phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phức tập và tác động lên doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ là khiếm khuyết, nếu phân tích môi trường vĩ mô của một doanh nghiệp mà lại chỉ giới hạn ở phân tích môi trường trong nước mà bỏ qua môi trường toàn cầu. Sự thay đổi trong môi trường toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ, trước đây, Cộng hòa Liên bang Đức là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, thì trong chiến lược tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp chỉ tính đến việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để gia nhập chuỗi cung ứng của Đức, Nhật, Mỹ. Trong nửa đầu năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức và trở thành nước Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 9 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, nghiên cứu và chuẩn bị cả điều kiện để gia nhập các chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu môi trường toàn cầu sẽ được đặt ra ở những mức độ khác nhau tùy theo từng loại doanh nghiêp và mức độ hội nhập của chúng. Ở đây có thể chia ra hai loại: 1/ Đối với doanh nghiệp chỉ họat động ở thị trường trong nước: Đối với doanh nghiệp này cần nghiên cứu môi trường toàn cầu, vì: - Tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng thế giới ngày càng rõ rệt. Vì vậy, những thay đổi của môi trường toàn cầu chắc chắn sẽ tác động và làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh trong nước. Ví dụ, sữa Trung Quốc bị nhiễm melamin, tạo cơ hội lớn cho các công ty sữa lớn của Việt Nam tăng doanh thu và thu được lợi nhuận lớn. - Trong nhiều trường hợp, mặc dù doanh nghiệp không trực tiếp quan hệ với thị trường nước ngoài, nhưng nó có thể quan hệ gián tiếp ở đầu vào hoặc đầu ra thông qua việc mua bán một loại vật tư thiết bị hoặc một loại sản phẩm nào đó qua một doanh nghiệp khác trong nước. Ví dụ, doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho các công ty xuất khẩu, thông qua nhà xuất khẩu các sản phẩm sẽ được bán ra nước ngoài. Khi nhu cầu đối với loại sản phẩm đó thay đổi thì bản thân doanh nghiệp sản xuất cũng bị ảnh hưởng. 2/ Đối với doanh nghiệp họat động trên thương trường quốc tế. Việc phân tích môi trường toàn cầu là yêu cầu cấp thiết, cần tập trung phân tích kỹ môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội, vì có thể có những khác biệt rất lớn so với môi trường trong nước. Tuy nhiên tùy thuộc vào hình thức kinh doanh trên thương trường quốc tế, mà mức độ phân tích môi trường toàn cầu của các doanh nghiệp có khác nhau. 2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích môi trường tổng quát a. Môi trường kinh tế. Phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa quan trọng, bởi nó bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng. Mà chiến lược của mọi doanh nghiệp đều liên quan đến đầu ra, đến thị trường. Trạng thái của môi trường kinh tế xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 10 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Khi nghiên cứu môi trường kinh tế, giúp cho nhà Quản trị doanh nghiệp xác định được các ảnh hưởng của nền kinh tế đến doanh nghiệp mà có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. b. Môi trường chính trị và hệ thống luật pháp. Môi trường chính trị bao gồm nhà nước, pháp luật và các họat động điều hành của nhà nước. Hiểu một cách đầy đủ hơn thì môi trường chính trị bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoài giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Có thể hình dung sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật đối với các doanh nghiệp như sau: - Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải tuân thủ. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật. - Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trongđiều tiết vĩ mô nên fkinhtế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm sóat, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, như : cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác… Như vậy, để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên, chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể tiến hành vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho họat động của mình. c. Môi trường văn hóa – xã hội. Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bới một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 11 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó có thể nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội thường rất rộng: “nó xác định cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ”. Như vậy những hiểu biết về mặt văn hóa – xã hội sẽ là cơ sở quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các tổ chức. d. Môi trường dân số. Môi trường dân số bao gồm những yếu tố: quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp… Môi trường dân số là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là môi trường văn hóa – xã hội và môi trường kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dan số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổicủa môi trường kinh tế và xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin của môi trường dân số cũng cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị… e. Môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, song biển, các nguốn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất,tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết và môi trường họat động cho các doanh nghiệp và tổ chức. Trong bối cảnh như vậy, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1/ Ưu tiên cho sự phát triển bền vững – phát triển các họat động sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ nhằm khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên, trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, đặc biệtnếu có thể góp phần phát triển hơn nữa các yếu tố lợi thế của môi trường tự nhiên. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 12 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu 2/ Phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt chuyển dần từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái sinh trong tự nhiên sang sử dụng các vật liệu nhân tạo. 3/ Đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm góp phần bảovệ môi trường, môi sinh, giảm thiêu rtối đa nưhngx tác động gây ô nhiễm môi trường do họat động của doanh nghiệp gây ra. f. Môi trường công nghệ. Môi trường công nghệ - những lực lượng tạo nên các công nghệ mới, tạo nên sản phẩm mới và các cơ hội mới. Đây là yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và nguy cơ đối các doanh nghiệp. Trong một thế giới phẳng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão, thì môi trường công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của các doanh nghiệp. Thay đổi công nghệ cho phép tạo ra hàng lọat sản phẩm mới với tính năng, chất lượng vượt trội chỉ trong một đêm, nhưng cũng chính những thay đổi công nghệ sẽ làm cho những sản phẩm hiện hữu bị lạc hậu, thải hồi cũng chỉ sau một đêm. Như vậy, sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, đem đến cả cơ hội và nguy cơ. 2.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích môi trường ngành. Nghiên cứu, phân tích môi trường ngành sẽ giúp cho nhà quản trị hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm : Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 13 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu - Nguy cơ nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng - Sức mạnh đàm phán từ nhà cung cấp - Sức mạnh đàm phán của người mua/khách hàng - Đe dọa của các sản phẩm thay thế - Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành Các lực lượng cạnh tranh càng mạnh, càng hạn chế khả năng để các công ty hiện tại tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn. Lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như một sự đe dọa, sẽ làm giảm thấp lợi nhuận. Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời gian, khi các điều kiện ngành thay đổi. Do vậy, các doanh nghiệp cần nhận thức về những cơ hội và nguy cơ, do thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, để xây dựng các chiến lược thích ứng. II. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk. Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 14 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Để đạt được kết quả như trên, Ban quản trị công ty Vinamlik đã không ngừng tìm hiểu và tiến hành phân tích môi trường bên ngoài cũng như bên trong của mình. Đặc biệt là phân tích sự ảnh hưởng của môi trường ngành đến sự phát triển của Vinamilk. 1. Phân tích đối thủ cạnh hiện tại Hiện nay, trên thị trường sữa của Việt Nam có rất nhiều hãng sữa, bao gồm cả sản phẩm sữa sản xuất trong nước và sữa nhập khẩu. Trong đó, Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady chiếm 24%; 22% là các sản phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestle…; 19% còn lại là các hãng nội địa: Anco Milk, Hanoimilk, Mộc châu, Hancofood, Nutifood… Trong tất cả các hãng sữa trên, Dutch Lady là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk trong hầu hết các lĩnh vực. Thế mạnh của Dutch Lady là quan hệ công chúng và marketing. Tuy nhiên Vinamilk là nhãn hiệu có mạng lưới rộng khắp và quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. + Đối với sữa bột: Vinamilk gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài, như Dutch Lady của công ty đa quốc gia Friesland Foods – Hà Lan, Abbott – Hoa Kỳ, Mead Johnson. + Sữa tươi: sữa tươi 100% nguyên chất là sản phẩm chủ đạo của Vinamilk, tuy nhiên sản phẩm này đang bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm sữa tươi của Dutch Lady với nhiều dòng sản phẩm đa dạng được người tiêu dùng ưa thích như YoMost, sữa Cô Gái Hà Lan. Với sản phẩm TH True Milk lần đầu tiên được tung ra thị trường vào ngày 26/12/2010, TH được coi là một đối thủ cạnh tranh nặng ký hiện tại và trong tương lai Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 15 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu của Vinamilk, với mục đích chỉ sản xuất những sản phẩm sữa tươi tự nhiên chất lượng cao bằng nguồn nguyên liệu 100% sữa tươi sạch và cao cấp từ các trang trại. Hơn nữa, nguyên phó tổng giám đốc của Vinamilk, ông Trần Bảo Minh hiện là tổng giám đốc của TH Milk, điều này hứa hẹn TH sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Vinamilk. + Sữa chua ăn: với một danh mục sữa chua đa dạng từ sữa chua không đường đến có đường, sữa chua proby cung cấp lợi khuẩn cho trẻ em, sữa chua đa dạng các chủng loại như trái cây, dâu, nha đam… sữa chua Vinamilk đã chiếm tới 97% trên thị trường Việt Nam, không một đối thủ nào có thể cạnh tranh. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hãng sữa chua như: sữa chua Ba Vì - IDP, Mộc Châu, Yogurt… + Sữa đặc: Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam là các sản phẩm truyền thống của Vinamilk. Có các đối thủ như Dutch Lady, Nestle. + Cà phê: được Vinamilk đầu tư phát triển từ năm 2006 nhưng những sản phẩm cà phê của Vinamilk ít được người tiêu dùng biết đến. Đối thủ cạnh tranh có cà phê Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe… Dòng sản phẩm Sữa đặc Đối thủ cạnh tranh Dutch Lady, Nestle Sữa tươi và sữa chua uống Dutch Lady, Nutifood, HanoiMilk, TH, Anlene Sữa bột Dutch Lady, Nutifood, Enfa, Abbot, Mead Johnson Sữa chua ăn Duthch Lady, Nestle, IDP, Cà phê Nestle, Trung Nguyên, Vinacafe 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối với sản phẩm sữa bột chi phí gia nhập ngành sữa không cao, do đó các đối thủ tiềm năng dễ dàng tham gia vào phân khúc này. Ngược lại, chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng hơn, để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Hiện nay, Vinamilk đã có lợi thế lớn trong vấn đề này. Dù vậy, chi phí chuyển đổi sản phẩm của người tiêu dùng gần như bằng 0 nên Vinamilk vẫn bị áp lực cạnh tranh ở mức độ trung bình. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 16 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu 3. Phân tích nhà cung ứng Ngoài việc lấy nguyên liệu sữa đầu vào từ những nhà cung ứng trong nước, hầu hết các hãng sữa đều nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài để sản xuất. Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển lâu dài với tất cả các nhà cung ứng chiến lược trong nước và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn cả ở giá cả rất cạnh tranh. Hiện nay Vinamilk đang thu mua khoảng 60% tổng lượng sữa tươi được sản xuất ở Việt Nam. Hai nguồn cung cấp sữa chính cho Vinamilk là sữa bò tươi được cung cấp từ các trang trại bò sữa của công ty và mua từ các hộ gia đình là 25%, nguồn sữa bột ngoại nhập chiếm 75% với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung ứng · Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột · Hoogwegt International BV Sữa bột · Perstima Bình Dương Vỏ hộp thiếc · Tetra Pak Indochina Bao bì carton Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk. Hoogwegt International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Hoogwegt duy trì các mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu và tăng cường mối quan hệ này thông qua các buổi hội thảo phát triển sản phẩm mới hơn là đưa ra các yêu cầu với đối tác. Vinamilk và các công ty nổi tiếng trên toàn thế giới đếu có mối quan hệ chặt chẽ với Hoogwegt. Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, Vinamilk có các mối quan hệ lâu bền với nhiều nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 17 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Ngoài ra, các nông trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của Vinamilk trong việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. Trong tương lai, Vinamilk phấn đấu nội địa hóa 50% nguyên liệu sản xuất sữa của mình. 4. Phân tích khách hàng Sản phẩm sữa của Vinamilk hướng tới nhiều đối tượng khách hàng với sự đa dạng về sản phẩm. Nên Vinamilk đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong suốt thời gian qua. Thị hiếu của khách hàng càng ngày càng cao, nhất là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mối quan tâm hàng đầu của khách hàng là mua được sản phẩm sửa có nguồn gốc rõ ràng, nguồn nguyên liệu sạch…. Thời gian qua, tình trạng sữa nhiễm melamine, nên khách hàng trở nên cân nhắc rất kỹ trong việc chọn lựa các loại sữa, nên đó là một thách thức cho các công ty sữa nói chung và công ty Vinamilk nói riêng. Do tình hình chung của nền kinh tế đang khó khăn, lạm phát và giá cả tăng cao, do đó nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm xuống. Tình hình này làm cho số lượng bán ra của các công ty sữa không đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, với Vinamilk, là thương hiệu sữa truyền thống, đáng tin cậy với người dân Việt Nam, nên doanh số bán có giảm nhưng không đáng kể. 5. Sản phẩm thay thế Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn chính hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên, người trung tuổi – sữa là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bột ngũ cốc, nước uống tăng cường sức khỏe, các sản phẩm cạnh tranh với sữa như trà xanh, cà phê lon, nước ngọt, … nhưng do đặc điểm văn hóa và sức khỏe, vẫn không có sản phẩm thay thế được sữa. Vì thế, có thể nói mặt hàng sữa hiện chưa có sản phẩm thay thế. Qua quá trình phân tích môi trường ngành, Vinamilk luôn xác định đúng hướng đi và chuẩn bị kỹ kế hoạch đối phó với những bất lợi mà môi trường ngành ảnh hưởng đến. Chính vì thế mà hoạt động kinh doanh của Vinamilk luôn đạt kết quả cao. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 18 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Cụ thể, doanh thu của Công ty đạt 22.279 tỷ đồng, tương đương với hơn 1 tỷ USD, tăng 37%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 140 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay và tăng 72% so với năm 2010. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sữa bột Dielac và bột dinh dưỡng Ridielac cho trẻ em, sữa đặc có đường, sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành và nước trái cây Vfresh. Vinamilk xuất khẩu sản phẩm đi 15 quốc gia trên thế giới, trong đo, Mỹ, Úc, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Philippin, Hàn Quốc, Campuchia là những thị trường chính, ổn định. Hiện nay, sản phẩm sữa bột của Vinamilk đang chiếm khoảng 30% thị phần. III. Kết luận Tóm lại, phân tích môi trường bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Phân tích môi trường bên ngoài nhằm xác định cơ hội và rủi ro có ảnh hưởng rõ rệt đến kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, xác định đối thủ cạnh tranh và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. Từ đó, tìm ra vị thế cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp. Chính vì thế mà Nhà quản trị cần đề cao hơn nữa tính cấp thiết và quan trọng của quá trình xem xét các yếu tố bên ngoài, kết hợp với phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp để nhanh chóng nắm bắt cơ hội, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 19 - Baøi tieåu luaän Quaûn trò hoïc GVHD: TS. Phan Thò Minh Chaâu Câu 15: Phân tích quan điểm “giữ nhân viên giỏi không phải là biện pháp đối phó nhất thời mà là chiến lược của doanh nghiệp” Bài làm 1. Nhân viên giỏi – họ là ai? Chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông ghi nhận về trí thức: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Đó là trên bình diện quốc gia, còn trong một phạm vi một tổ chức, một công ty thì người tài, người giỏi có vai trò như thế nào và việc sử dụng, giữ chân người giỏi ra sao trong tiến trình phát triển của một doanh nghiệp? Vậy phải hiểu như thế nào về người tài, người giỏi? Họ là ai? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về người tài, người giỏi. Có người cho rằng: “Người tài là những người có trí tuệ, thể chất và hiệu quả làm việc vượt hơn hẳn những người khác và có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực mà họ tham gia”. Có ý kiến lại cho rằng : Nhân tài là những người có đam mê, có ý muôn đóng góp, cống hiến cho xã hội bằng tất cả tài năng của mình, họ có hoặc sẽ có sự vượt hẳn những người khác về trí tuệ, thể chất và hiệu quả làm việc. Theo như Bill Gate nói “ Người tài là những người nhanh nhạy, thông minh và ta có thể dạy họ mọi thứ”. Tóm lại, nhân viên giỏi là những cá nhân làm việc gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, đề cao giá trị chung của doanh nghiệp. Họ làm việc luôn có sự cân nhắc công việc với các quan hệ xã hội, làm việc với lòng tự trọng và có nhu cầu khẳng định tài năng rất lớn. Và họ là những người đề cao sự logic, khoa học, không chấp nhận những điều áp đặt vô lý. 2. Tiêu chí nhận diện nhân viên giỏi trong một doanh nghiệp. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết về quản trị nhân sự, các chuyên gia của Business Edge đã tổng kết những tiêu chí nhận diện ra nhân viên giỏi cần giữ. Hai nhóm tiêu chí được đưa ra để tham khảo và xem xét là: các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng. Một nhân viên giỏi cần thỏa những tiêu chí định tính sau: Thöïc hieän: Nhoùm 7 – Ñeâm 9 – K21 – Tröôøng ÑHKT Hoà Chí Minh - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng