Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú vang, t...

Tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
82
161
136

Mô tả:

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, các nghề tiểu, thủ công nghiệp (TTCN) luôn chiếm vị trí quan trọng uế trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế H tế, sự phát triển các nghề TTCN rất có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thật vậy, khôi phục và phát triển các ngành nghề TTCN là một trong những nội h dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục đích CNH, HĐH in đất nước, phát triển ngành nghề nói chung và ngành nghề TTCN nói riêng có khả năng thu hút được nhiều lao động dôi dư trong nông thôn, tránh được luồng di dân ồ ạt từ cK nông thôn vào thành phố, tạo ra được bộ mặt đô thị mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình, tạo ra được nhiều sản họ phẩm hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân ở các làng nghề, góp phần tăng thu nhập cho quốc gia và mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Phát triển TTCN còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó là Đ ại làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đây ng là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng XHCN. Ngoài ra, việc phát triển các ườ nghề TTCN, đặc biệt là các nghề truyền thống còn có ý nghĩa khác là sử dụng được lao Tr động già cả, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận. Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế với mật độ dân số lao động khá cao. Trong những năm vừa qua, ngành TTCN ở Phú Vang đã có được những bước phát triển mới gặt hái được nhiều thành công, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể nhất thì sự phát triển TTCN ở huyện Phú Vang vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng mà huyện có được. Đó là tỷ lệ thất nghiệp SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 1 vẫn còn cao, có những ngành nghề, làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định đang bị mai một hoặc bị mất dần đi. Vì vậy, phát triển các ngành nghề TTCN có vai trò hết sức to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tìm ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển TTCN trên địa bàn huyện, đó là uế một yêu cầu bức thiết tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện Phú Vang nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. tế H Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và viết đề tài về vấn đề phát triển TTCN ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu vào việc phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Phú Vang. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Phú 2. Tình hình nghiên cứu đề tài in h Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. cK Phát triển TTCN và làng nghề truyền thống Việt Nam đã được các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu trên nhiều phương diện, đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể nêu ra các đề tài sau đây: họ - Đề tài NCKH do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ NNPTNT (MARD) Việt Nam chủ trì: “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo Đ ại hướng CNH, HĐH nông thôn Việt Nam”, tháng 9/2003. - Đề tài NCKH cấp bộ: “Phát triển thị trường làng nghề TTCN vùng ĐBSH”, do PGS. TS Trần Văn Chử làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2004 - 2005. ng - Đề tài KH cấp bộ: “Về các giải pháp phát triển TCN theo hướng CNH, HĐH ở vùng ĐBSH”, HVCTQG HCM, do TS. Đặng Lễ Nghi làm Chủ nhiệm đề tài, năm 1998. ườ - Luận án tiến sỹ: “Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển TTCN ở nông thôn Hà Bắc” của Nguyễn Ty, năm 1991. Tr - Luận án tiến sỹ: “Phát triển TTCN trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lực, năm 1996. - Luận án tiến sỹ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn, năm 2000. - Luận án tiến sỹ : "Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH”, Trần Minh Yến, năm 2003. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 2 - Một số bài viết khác như: “Làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh” của tác giả Đỗ Thị Hảo; “Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh; “Làng nghề trong quá trình phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của TS. Vũ thị Thoa… uế Các công trình khoa học nghiên cứu lý luận, thực tiễn vừa qua, đã đi vào đánh giá tình hình việc bảo tồn, phát triển làng nghề; các giải pháp phát triển TTCN ở tầm tế H vĩ mô; hoặc nghiên cứu biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất TTCN, hoặc mang tính chất tổng kết một giai đoạn phát triển và định hướng hoạt động TTCN ở một địa phương nào đó… Còn ít công trình khoa học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đề cập tới phương hướng chiến lược, các biện pháp đẩy mạnh phát triển “Tiểu, thủ h công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa” ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. in Vì vậy, khóa luận này, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề cK phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu họ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ sự phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Phú Vang, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển nhanh TTCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đ ại Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu làm rõ phạm trù TTCN, vị trí, vai trò của TTCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ng - Phân tích thực trạng phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Phú Vang trong giai đoạn từ 2007 - 2011 là vấn đề trọng tâm, và đưa ra những tồn tại ườ khó khăn cần khắc phục. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp thúc đẩy sự phát triển TTCN theo Tr hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu tình hình phát triển tiểu, thủ công nghiệp trong các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa. Không gian: Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: Năm 2007 - 2011 SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 3 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ đối tượng nghiên cứu trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Đề tài nghiên cứu sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa uế Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế, phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. tế H - Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn vận dụng các phương pháp khoa học khác: + Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế + Phương pháp phân tích và tổng hợp + Phương pháp quy nạp và diễn dịch in h 6. Đóng góp của đề tài Cung cấp cho huyện Phú Vang cũng như những địa phương khác xác định cK phương hướng, hoạch định chiến lược, chính sách để đẩy mạnh phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những người quan tâm đến vấn đề này, nhất là sinh viên 7. Kết cấu đề tài họ ngành kinh tế và kinh tế chính trị. Đ ại Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển TTCN. Chương 2: Thực trạng phát triển TTCN ở huyện Phú Vang. ng Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển TTCN theo hướng sản xuất Tr ườ hàng hóa ở huyện Phú Vang. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 4 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm tiểu, thủ công nghiệp tế H 1.1.1.1. Quan niệm TTCN của các nước trên thế giới uế TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP * Tiểu công nghiệp Mỗi quốc gia trên thế giới đều có các quy định riêng về “tiểu công nghiệp” như in niệm về tiểu công nghiệp khác nhau ở mỗi nước. h về mặt hành chính, pháp lý để phân biệt với đại hay trung công nghiệp, có nhiều khái - Ở Nhật Bản, luật ban hành năm 1957 quy định: Các xí nghiệp sử dụng dưới cK 300 công nhân, mức vốn dưới 10 triệu yên được thừa nhận hợp pháp là tiểu công nghiệp được hưởng những chính sách tài trợ về tiểu công nghiệp. họ - Ở Mỹ, dưới 250 công nhân được xem là tiểu công nghiệp và tiểu công nghiệp còn được phân theo bộ hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ở Mỹ lại phân ra trong ngành công nghệp chế tạo lấy số lượng công nhân làm cơ sở, nhưng ngành dịch Đ ại vụ chủ yếu lấy số bán ra hay số doanh thu hàng năm làm tiêu chuẩn. - Ở Ấn Độ trước năm 1960 quy định TTCN là những cơ sở có dưới 100 công nhân nếu không dùng năng lượng, hay dưới 50 công nhân nếu có sử dụng năng lượng. ng Đến năm 1960 đã có sự thay đổi và căn cứ vào mức vốn không quá 500.000 Rupi hay 1 triệu Rupi trong một số trường hợp đặc biệt. ườ Do có sự khác nhau nên năm 1952 Ủy ban kinh tế của Liên Hợp Quốc đưa ra những căn cứ để chuẩn hóa việc xác định các cơ sở TTCN. Công nghiệp sản xuất quy Tr mô nhỏ được xác định là loại xí nghiệp chủ yếu sử dụng công nhân được trả lương, số lượng không quá 50 người ở mọi cơ sở sản xuất không dùng động lực hay không dùng quá 20 người trong xí nghiệp có dùng động lực. Vì để có một khái niệm “tiểu công nghiệp” dùng chung cho các nước là rất khó nên người ta dùng một loại khái niệm phân tích nêu bật các đặc điểm cơ bản về số lượng, chức năng, tính chất, cơ cấu,… của doanh nghiệp với 4 đặc trưng sau: SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 5 - Sự chuyên môn hóa ở mức độ thấp về quản lý và lãnh đạo xí nghiệp. - Vai trò các nhân chủ xí nghiệp về những mối liên hệ tiếp xúc chặt chẽ với khách hàng, tính mềm dẻo trong sản xuất hoặc giao dịch, quan hệ chủ với thợ, tính linh hoạt trong các chính sách đối với tiểu công nghiệp. uế - Những điểm mạnh, yếu về phương diện vốn và tín dụng như: Khó vay vốn ở ngân hàng hơn các xí nghiệp lớn, nhưng dễ huy động vốn từ bà con hay bạn bè để tế H thành lập, phát triển sản xuất. - Tính chất đa dạng của nền sản xuất TTCN, cần áp dụng mềm dẻo các biện pháp, chính sách, một sự chỉ đạo, một chương trình phát triển chuyên biệt. h * Thủ công nghiệp in Trên thế giới người ta vẫn coi thủ công nghiệp là một thành phần, một dạng thức, một loại “tiểu công nghiệp”. Quan niệm đó đến nay vẫn thống nhất không có sự cK tranh luận và ngày nay nhiều nơi người ta không dùng thuật ngữ “thủ công nghiệp” mà chỉ dùng thuật ngữ “tiểu công nghiệp” để chỉ nền sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ. họ Hai loại định nghĩa về tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp bổ sung cho nhau, nhưng không sử dụng toàn cầu. Để nghiên cứu sâu các vấn đề về “tiểu công nghiệp” và “thủ công nghiệp” cần có một mốc chuẩn nào đó. Đ ại 1.1.1.2. Quan niệm TTCN của Việt Nam * Tiểu công nghiệp Ở nước ta hiện nay tiểu công nghiệp gồm những cơ sở sản xuất nhỏ, có trình độ ng trang bị kỷ thuật cơ khí, hoặc kỷ thuật tinh xảo, đa dạng hình thức sở hữu, với trình độ ườ khác nhau, tồn tại và phát triển lâu dài trong nền kinh tế hiện đại [5, 407]. Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 tiểu công nghiệp đó là Tr doanh nghiệp vừa và nhỏ, là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người, và là doanh nghiệp được xếp vào hàng III tùy theo ngành nghề. Điểm xếp hạng ranh giới giữa doanh nghiệp hạng III và các hạng khác quy định theo đặc điểm của các ngành đó (8 yếu tố quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT: Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài Chính). SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 6 * Thủ công nghiệp Ở Việt Nam thủ công nghiệp hay nghề thủ công được hiểu là một hình thức công nghiệp sử dụng công cụ cầm tay để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm. Hình thức nguyên thủy của nó là sự tác động của tay hoặc chân người lao động lên đối tượng lao uế động thông qua công cụ lao động. Đặc trưng của thủ công nghiệp là công cụ cầm tay hay cải tiến. tế H Ngoài ra, còn có khái niệm về “thủ công nghiệp” là hình thức sản xuất công nghiệp sử dụng công cụ cầm tay, với phương pháp thủ công tác động lên đối tượng lao động, đặc trưng kỹ thuật là công cụ cầm tay thô sơ hoặc cải tiến, con người làm chức năng phát lực, truyền lực, điều khiển công cụ.[5, 272] in h * Tiểu, thủ công nghiệp Trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngành nghề TTCN với cK nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những quan niệm về ngành nghề TTCN. TS. Nguyễn Tỵ quan niệm “Thủ công nghiệp ở nông thôn hay còn gọi là công nghiệp nông thôn ở trình độ thấp là một bộ phận của hệ thống công nghiệp mà trong họ đó quá trình lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay sử dụng các công cụ sản xuất giản đơn để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm và tiểu công nghiệp hay còn gọi là công Đ ại nghiệp có quy mô nhỏ sử dụng công cụ lao động nửa cơ khí các máy móc nhỏ hiện đại để chế biến nguyên liệu ra các sản phẩm cho xã hội”. PGS. Vũ Huy Phúc trong công trình nghiên cứu “Tiểu, thủ công nghiệp Việt ng Nam giai đoạn 1858 - 1945” tác giả đã đưa ra khái niệm TTCN thời cận đại: Tiểu, thủ công nghiệp thời cận đại bao gồm toàn bộ nền sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi ườ nông nghiệp truyền thống hoặc mới du nhập do người Việt Nam tiến hành ở nông thôn, ở các làng chuyên nghề và các đô thị, thị trấn, không loại trừ một bộ phận sản Tr xuất của tư sản công nghiệp nhỏ dân tộc [17, 9]. * Tiểu, thủ công nghiệp truyền thống Ngành nghề TTCN truyền thống: là những ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân làm nghề, là ngành nghề TTCN có từ thời thuộc Pháp còn tồn tại đến nay (nghĩa là từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm trở lên), kể cả những ngành được cải tiến SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 7 hoặc sử dụng máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống. Khái niệm về TTCN truyền thống, có các nội dung sau: - Một là, “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây uế không nhất thiết cả dân làng đều phải sản xuất hàng thủ công. Người làm nghề thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu tế H chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng hóa truyền thống ngay tại quê của mình”[13, 13]. - Hai là, nghề thủ công truyền thống là những nghề thủ công nghiệp ra đời trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác, tồn tại đến ngày nay, trong đó có những in h nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ sản xuất truyền thống, kết hợp với bàn tay tài hoa của người cK thợ tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị, tính văn hóa cao [19,12-13]. - Ba là, đặc trưng cơ bản của nghề “thủ công truyền thống” là sử dụng công cụ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất truyền thống độc đáo, với đội ngũ nghệ nhân và thợ họ lành nghề. Từ các nội dung trên, ta có thể định nghĩa thủ công nghiệp truyền thống hay Đ ại “công nghiệp gia đình” là loại hình công nghiệp tồn tại từ rất lâu, trong phạm vi từng gia đình, sản xuất công nghiệp tại nhà thường là thủ công hoặc có thể là cơ khí, nó chỉ là “phương diện hình thái tổ chức lao động” của thủ công nghiệp mà thôi và nó là sản ng xuất tiểu công nghiệp không có tính chất nhà máy. 1.1.2. Sản xuất hàng hóa ườ Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx- Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải Tr là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán. Sản xuất ra những vật phẩm để trao đổi thông qua thị trường trước khi đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Ra đời từ hai tiền đề: phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tuy tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, từ khi xã hội công xã SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 8 nguyên thuỷ tan rã, nhưng chỉ đến khi xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi sức lao động trở thành hàng hoá thì sản xuất hàng hóa mới trở thành phương thức thống trị trong xã hội. Sản xuất hàng hóa là một hình thái sản xuất tiến bộ so với sản xuất tự cung, tự cấp, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong xã hội uế xã hội chủ nghĩa, vẫn còn sản xuất hàng hóa. Ở những nước đi từ một nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính tự cấp, tự túc, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát tế H triển tư bản chủ nghĩa, quá trình phát triển kinh tế nhất thiết phải là quá trình phát triển sản xuất hàng hóa. Ở Việt Nam, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội được xác định rõ là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. h 1.1.3. Đặc điểm của tiểu, thủ công nghiệp ở Việt Nam in - Thứ nhất, sản xuất tiểu, thủ công nghiệp mang tính đa dạng. cK Xem xét trên nhiều giác độ có thể thấy, sự tồn tại và phát triển ngành nghề TTCN rất đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình hoạt động và ngành nghề như: Ngành khai thác, ngành chế biến nông sản thực phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ, ngành họ chế tác kim loại… Các sản phẩm ngành nghề TTCN có thể được sản xuất tại hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình hay có thuê thêm lao động và được sản xuất tại các cơ sở sản xuất như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Các Đ ại công nghệ sản xuất được sử dụng từ thủ công, bán cơ khí, cơ khí và máy móc hiện đại. - Thứ hai, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, có một số địa phương đã có sự hình thành hợp tác và doanh nghiệp. ng Từ xưa đến nay, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của ngành nghề TTCN đặc biệt là thủ công nghiệp các hộ gia đình. Hình thức tổ chức sản xuất này có rất nhiều ưu ườ điểm là tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi, lực lượng lao động dư thừa và sử dụng phần đất đai của gia đình làm nơi sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, hình thức này lại có Tr hạn chế là sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chậm cải tiến sản phẩm, tàm nhìn thông tin hẹp, do đó đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của gia đình. Từ hạn chế đó, các hộ gia đình đã liên kết lại với nhau thành các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã sản xuất. Một hộ gia đình có thể thành lập nên các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ nên không đòi hỏi nhiều vốn, máy móc thiết bị, mặt bằng sản xuất như các doanh nghiệp lớn, việc tổ chức quản lý gọn nhẹ. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 9 - Thứ ba, các cơ sở sản xuất TTCN thể hiện khả năng linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của thị trường. Hoạt động sản xuất ở quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất TTCN có tính mềm dẻo, linh hoạt cao trong các khâu sản xuất hay giao dịch nên có thể đáp ứng kịp thời những uế yêu cầu cụ thể của khách hàng, nhanh chóng “bắt lấy” thời cơ kinh doanh và cũng dễ dàng rút khỏi thị trường khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, kém hiệu quả và dễ tế H dàng chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm khác cùng tiểu ngành nghề. Ở quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất dễ ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, sáng tạo sản phẩm mới và tìm kiếm nhu cầu mới từ thị trường. - Thứ tư, các cơ sở sản xuất TTCN thường có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với in h khách hàng và người lao động. Với vai trò cá nhân người chủ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTCN, các cK cơ sở này dễ duy trì được những mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Điều này tạo nên một lợi thế, một ưu điểm đặc biệt của sản xuất TTCN. Mặt khác, giữa chủ cơ sở TTCN với người lao động thường có mối quan hệ quen biết, thân tình nên giúp đỡ cho họ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả tối đa trong sản xuất. Tất nhiên, khi các cơ sở này được mở rộng thì nét đặc biệt này dần dần bị xóa bỏ đi. Đ ại - Thứ năm, phần lớn nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề TTCN là nguyên vật liệu tại chỗ. Đa số các làng nghề thủ công truyền thống được hình thành xuất phát từ nguồn ng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, đặc biệt là các ngành nghề thủ công như: Làm nón, mây tre đan, làm quạt giấy, làm hoa giấy… Hoặc là các ngành nghề chế biến thực ườ phẩm như: Nấu rượu, làm bún… nguyên vật liệu một phần là do gia đình tự sản xuất được hoặc là thu mua ở các điểm sản xuất khác trong địa phương. Việc thu mua Tr nguyên vật liệu này cũng khá thuận lợi. - Thứ sáu, tính chuyên môn hóa thấp trong quản lý sản xuất kinh doanh. Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề TTCN trong nông thôn, chức năng quản lý và lãnh đạo thường chưa phân định rõ. Người chủ các cơ sở sản xuất TTCN thường kiêm nhiệm mọi khâu trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ nét ở các hộ sản xuất, kinh doanh TTCN. Quy mô SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 10 càng mở rộng thì nhu cầu phân công chuyên môn hóa mới được đặt ra. Thông thường ở quy mô trên dưới 100 công nhân, sự chuyên môn hóa trong quản lý mới trở nên quan trọng. - Thứ bảy, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn. uế Các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công phần lớn xuất thân từ nông nghiệp và trong tế H nhiều trường hợp người thợ thủ công đồng thời là người nông dân. Phân bố rộng khắp các làng xã và mang tính chất địa phương rõ rệt. - Thứ tám, lao động làm nghề thủ công nghiệp chủ yếu là lao động thủ công. Hoạt động của nghề thủ công nghiệp chủ yếu nhờ vào kỷ thuật khéo léo, tinh in h xảo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ, sáng tạo của người thợ. Phương pháp dạy nghề chủ yếu thực hiện theo phương thức truyền nghề. cK - Thứ chín, sản phẩm của ngành nghề thủ công nghiệp thường mang tính kỷ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong mỗi sản phẩm đều chứa đựng những nét truyền thống, những yếu tố văn họ hóa, những quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng, tôn giáo của quê hương của vùng miền sản xuất ra nó. Chính điều này đã làm cho sản phẩm thủ công nghiệp Việt Nam Đ ại rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, khi các sản phẩm này được xuất khẩu ra các nước trên thế giới thì nó còn mang thông điệp giới thiệu với bạn bè quốc tế những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, làng nghề Việt Nam. ng 1.1.4. Phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay ườ Phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay bởi lẽ: Tr - Trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam đi theo mô hình kinh tế tự cung tự cấp hay nói đúng hơn là nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này là nền kinh tế tự nhiên, sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này gắn với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển. Do các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý kinh tế cũ vào điều kiện nền kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 11 cực. Do tâm lý chủ quan không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý kinh tế mà chúng ta đã không quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sản xuất của đất nước, trái lại đã dẫn đến việc sử dụng lãng phí một cách nghiêm trọng các nguồn tài nguyên đó. Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả, uế nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan. Những việc đó gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế “gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trở nên khan hiếm, tế H ngân sách bị thâm hụt nặng nề, thu nhập từ nền kinh tế không đủ tiêu dùng, tích lũy hàng năm hầu như không có”. Vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vay viện trợ của nước ngoài. Đến cuối những năm 80, giá cả leo thang, khủng hoảng kinh tế đi liền với lạm phát cao làm cho đời sống nhân dân bị giảm sút thậm chí ở một số địa phương nạn đói h đang rình rập. Trước muôn vàn khó khăn này Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đổi in mới chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, đây là cK kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán. So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn. Do họ sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm Đ ại cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. ng Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, ườ dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu KH - CN vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ sản Tr xuất nhỏ sang sản xuất lớn. Trong nền sản xuất hàng hóa, để tồn tại và sản xuất có lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 12 Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước, các khu vực không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. Tóm lại, trong khi sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực uế cá nhân, gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì ngược lại, sản xuất hàng hoá lại tạo được động lực sản xuất phát triển, tế H làm cho sản xuất phù hợp với nhu cầu, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội. - Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia có trên 70% dân số sống ở vùng nông thôn và gần 90% người nghèo của cả nước tập trung ở khu vực này. Thu nhập của in h người dân nông thôn chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp là chính nên nguồn thu thấp. Đặc biệt, trong thời gian nhàn rỗi khi mùa vụ xong, thu nhập của người dân càng trở cK nên hạn hẹp. Vì vậy, để giúp cho người lao động nông thôn tăng thêm được thu nhập thì phải có các ngành nghề phi nông nghiệp như: Ngành nghề truyền thống, TTCN,… bù đắp vào khoảng thời gian nông nhàn này. họ Tiểu, thủ công nghiệp là một ngành phi nông nghiệp không đòi hỏi trình độ văn hóa, chuyên môn cao nó chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cần cù mà những đặc điểm này Đ ại luôn gắn liền với người lao động Việt Nam. Vì thế với trình độ của người lao động đặc biệt là lao động ở nông thôn còn thấp như nước ta hiện nay thì nó hoàn toàn phù hợp để phát triển rộng rãi. Người dân có thể sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với khả ng năng của mình, giúp cho người lao động nói chung và nông dân nông thôn nói riêng có thể kiếm thêm việc làm trong thời gian nông nhàn. ườ Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa, kinh tế với các nước trên thế giới cũng như gia nhập tổ chức WTO việc phát triển các ngành nghề TTCN Tr tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các sản phẩm phục vụ du lịch. Sản phẩm TTCN sẽ góp phần quảng bá hình ảnh truyền thống, nét đẹp văn hóa Việt Nam đến các nước trên thế giới, thúc đẩy du lịch Việt Nam đặc biệt du lịch văn hóa truyền thống phát triển. Từ sự phát triển đó sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân nông thôn góp phần tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho người dân, giúp cải thiện đời sống cho SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 13 người dân nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH và giúp phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang. Từ những yếu tố trên có thể thấy phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. uế 1.1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển tiểu, thủ công nghiệp Khôi phục các ngành nghề, làng nghề truyền thống, phát triển nhiều ngành nghề tế H mới trong nông thôn là chủ trương của Đảng trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Từ năm 1956 đến năm 1975 Đảng và Nhà nước ta khẳng định TTCN có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và lúc đó quan niệm TTCN là nghề phụ in h gia đình. TTCN có nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng cho nhân dân và hàng cho xuất khẩu. Chính vì vậy sau năm 1956 TTCN truyền thống cK được khôi phục và mở ra nhiều nghề mới, cơ sở sản xuất được cải tạo và một hình thức sản xuất mới ra đời - Hợp tác xã TTCN [7, 26]. Từ năm 1975 đến năm 1988, Đảng ta nhấn mạnh: “Tiểu công nghiệp, thủ công họ nghiệp ở nước ta có tiềm năng to lớn, là bộ phận quan trọng của công nghiệp hàng tiêu dùng, đã và đang được cải tạo và tổ chức thành một bộ phận kinh tế xã hội chủ nghĩa Đ ại có vị trí trọng yếu lâu dài trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong chặn đường đầu tiên này. Trước mắt, coi trọng giải quyết tốt việc tăng cường trang bị kỷ thuật, sản xuất và cung ứng nguyên liệu, sử dụng các đòn bẩy kinh tế khuyến khích các tập thể và cá ng nhân người lao động để phát triển mạnh mẽ tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, từ những ngành nghề cổ truyền đến những ngành nghề xuất hiện mới” [7, 61]. Riêng về ườ tổ chức quản lý, ngày 2/11/1987 Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định số 279CP về “Tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã tiểu công nghiệp và thủ công Tr nghiệp Trung ương” và Chỉ thị về “Việc tăng cường chỉ đạo, quản lý khu vực sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp” vào ngày 26/6/1985, trong đó, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức này, đồng thời cũng quy định mối quan hệ phân công, phối hợp với các ngành có liên quan ở Trung ương trong việc chỉ đạo và quản lý khu vực sản xuất TTCN. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 14 Thời kỳ 1988 đến nay, quan điểm của Đảng về phát triển TTCN rõ hơn được thể hiện trong các văn kiện đại hội của Đảng, các Nghị quyết, Nghị định như: Quyết định 132/2000/QĐ-TTg, ngày 24/11/2000 của thủ tướng chính phủ về “Ngành nghề nông thôn”. Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về “Khuyến khích phát uế triển ngành nghề nông thôn”. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về “Phát triển ngành nghề nông thôn”. Từ những chủ trương chính sách trên Đảng và Nhà nước tế H ta đã vạch ra “Chiến lược phát triển ngành tiểu, thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2015”. Theo đó, mục tiêu cơ bản là phát triển ngành nghề thủ công phải gắn với phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động. Tham gia góp phần phát triển nông thôn và kinh tế in h địa phương bằng cách phát huy thế mạnh nội lực, tăng giá trị hàng hóa dịch vụ địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc của địa phương. Với cK tổng vốn đầu tư 92,4 tỷ đồng, chiến lược này nhằm thiết lập hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền vững, phát triển các sản phẩm thủ công và tăng cường năng lực cho làng nghề. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển TTCN nói riêng và các ngành họ nghề ở nông thôn nói chung nhằm nâng cao thu nhập cho nhười dân ở nông thôn được thể hiện rõ nét hơn tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đ ại Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày 5/8/2008. Tại hội nghị này Đảng ta đã rất chú trọng về việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, ng sản xuất hàng hóa lớn. Phải giải quyết việc làm cho người nông dân, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần của dân cư nông ườ thôn, Đảng ta đã chỉ đạo “Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của Tr dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay” [15, 126] và đẩy mạnh sản xuất TTCN, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn” [10,132]. Đặc biệt khi nói về mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh vị trí, vai trò của TTCN: “Trong những năm còn lại của thập kỷ 90 và những năm tiếp theo là phải đẩy mạnh phát triển các ngành nghề, làng nghề SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 15 truyền thống và các ngành nghề ở nông thôn coi đây là giải pháp lớn nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân giai đoạn hiện nay. Yêu cầu đối với sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề là gắn với sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững. Song phải tùy thuộc vào đặc điểm, điều uế kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng của từng địa phương để sản xuất vừa đạt mục tiêu về kinh tế - xã hội vừa đảm bảo về môi trường sinh thái, giữ gìn văn hóa truyền thống của địa tế H phương. Đó là nguồn nội lực là điều kiện quan trọng để nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định và bền vững”. Trong xu thế hội nhập kinh tế, cùng với sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, việc đầu tư phát triển ngành nghề TTCN, làng nghề truyền thống được in h Đảng và Nhà nước ta xem là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, vừa giải quyết việc làm, cK chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp TTCN, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong sản xuất và đời sống của hộ sản xuất. triển kinh tế - xã hội họ 1.1.6. Vai trò của sự phát triển tiểu, thủ công nghiệp trong quá trình phát Đ ại 1.1.6.1. Phát triển TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH Sự hình thành và phát triển TTCN có vai trò quan trọng đối với chuyển dịch ng cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH làm cho tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đồng thời nó còn có vai trò tích ườ cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh mang tính tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Các làng nghề thủ công là cầu nối trung gian chuyển từ Tr nông nghiệp phi tập trung sang công nghiệp lớn, hiện đại. Làng nghề thủ công là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông nghiệp với công nghiệp một cách có hiệu quả. Như vậy, sự phát triển của các ngành nghề TTCN là một trong những hướng rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 16 1.1.6.2. Phát triển TTCN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư ở nông thôn Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn đang là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Với diện tích đất uế canh tác bình quân vào loại thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện khoảng 30-35% lao động nông thôn). Do vậy, vấn đề tế H giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và khu vực. Việc mở mang, đầu tư phát triển ngành nghề ở các làng nghề là biện pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này. Bởi vì, sản xuất TTCN chủ yếu bằng tay, không đòi hỏi cao về chuyên môn, in h kỹ thuật như đối với các lĩnh vực sản xuất khác. Các cơ sở sản xuất TTCN tuy có quy mô nhỏ, thậm chí chỉ là sản xuất của hộ gia đình nhưng đã thu hút một số lượng khá cK lớn lao động nông thôn. Nhiều làng nghề ở nước ta hiện thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề. Sự phát triển của làng nghề không những chỉ thu hút lao động ở gia đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ địa họ phương khác. Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Chẳng hạn như, Đ ại ngành chế biến lương thực thực phẩm tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Mặt khác, cần chú ý đến ý nghĩa xã hội của những việc làm được tạo ra ở các làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di ng dân tự do. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với làng quê, do vậy khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, mà nguồn thu nhập này lại cao hơn thu nhập từ nông ườ nghiệp từ sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ không muốn đi tìm việc nơi khác. Việc phát triển làng nghề với phương châm “ly nông, bất ly hương” không chỉ có khả năng lớn Tr giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác ở nước ta hiện nay. Hoạt động sản xuất TTCN của làng nghề không chỉ tạo ra một số lượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi sau vụ sản xuất. Ở nhiều làng nghề, những người nông dân trong những vụ nông nhàn hoặc ngoài giờ ra đồng lại chính là những người thợ thủ công tài hoa. Bên cạnh đó, ở SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 17 các cơ sở sản xuất thủ công trong làng nghề còn thu hút được một lực lượng đông đảo người già, trẻ em và người tàn tật tham gia sản xuất ở những công đoạn đơn giản. Theo ước tính của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, những nhóm đối tượng này chiếm đến 30 - 35% lao động đang làm việc trong các làng nghề. Hiện nay khu vực nông uế thôn chiếm trên 73% dân số cả nước, với 11 triệu lao động làm việc tại các ngành nghề TTCN chiếm 30% lực lượng lao động nông thôn. Theo tính toán của các chuyên gia tế H kinh tế nước ta, các ngành nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục và các ngành nghề mới ra đời, sẽ thu hút khoảng trên 50% lao động thường xuyên và 20% lao động không thường xuyên từ lao động nông nhàn [11, 122]. Bên cạnh đó, tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập cho người lao in h động, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng chính là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề quốc kế dân sinh. cK Theo PGS.TS Đào Duy Huân thì thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề từ 1,3 dến 1,5 triệu đồng/người/tháng (khoảng 15 đến 17 triệu đồng/người/năm) nhìn chung thu nhập ở các làng nghề cao hơn so với trồng lúa (đạt 3 - 4 triệu họ đồng/năm) [5, 28]. Thực tế là trong những năm qua, sự phục hồi và phát triển của làng nghề đã có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thu Đ ại nhập của các hộ làm nghề thủ công ở các làng nghề cao hơn 2 - 8 lần thu nhập của hộ thuần nông. Ở các làng có nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu như không có hộ đói. Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ ng lớn trong tổng thu nhập đã đem lại cho người dân ở các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. ườ 1.1.6.3. Phát triển TTCN tạo ra thị trường nông thôn rộng và sâu cho phát triển công nghiệp Tr Phát triển TTCN góp phần rất lớn vào việc mở rộng thị trường ở nông thôn thể hiện ở những nội dung sau: - TTCN phát triển cần nguồn nguyên liệu rất lớn. Ngoài những ngành nghề sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như làm bún, nấu rượu… Thì còn có một số ngành nguyên liệu hoàn toàn phải nhập từ các địa phương khác như: May mặc, cơ khí, đúc đồng,… Điều này đã góp phần mở rộng thị trường nguyên liệu trên địa bàn. SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 18 Hơn nữa, do nhu cầu của người tiêu dùng về sản xuất sản phẩm TTCN ngày càng cao, đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải ứng dụng KH - CN, máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất, nên thị trường máy móc ở nông thôn cũng được mở rộng. - Quá trình phát triển TTCN cần có nguồn vốn để mua nguyên vật liệu, thuê uế nhân công nhưng nguồn vốn trong dân có hạn do đó phải đi vay từ các tổ chức, vay tín dụng ngân hàng. Khoảng 45,8% vốn sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng tế H nghề ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh là từ nguồn vay, trong đó 35,8% vay từ ngân hàng tín dụng, 30,9% vay từ tổ chức xã hội, còn 33,3% là vay dân [5, 30]. - TTCN phát triển sẻ thu hút được nhiều lao động từ các từ các vùng khác góp phần mở rộng thị trường lao động ở nông thôn. phong phú thị trường hàng hóa ở nông thôn. in h - Sản phẩm của TTCN rất phong phú và đa dạng điều đó đã góp phần làm cK 1.1.6.4. Phát triển TTCN góp phần tạo vốn và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề TTCN đều có quy mô họ nhỏ, được xây dựng trong phạm vi diện tích nhà ở của gia đình mình, số vốn ban đầu để thực hiện các hoạt động sản xuất không lớn lắm, do đó dễ dàng lôi kéo các hộ gia Đ ại đình đến với nghề. Ngoài những hộ gia đình chuyên sản xuất TTCN còn có những thành phần khác như hộ gia đình làm nông nghiệp trong thời gian nhàn rỗi họ cũng tiến hành sản xuất kinh doanh để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Dó đó, ng nguồn vốn trong dân ở các làng nghề được huy động tối đa. Một nghiên cứu cho biết riêng các làng nghề phi nông nghiệp ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh cho biết khoảng ườ 54,2% số vốn sản xuất kinh doanh của các hộ là vốn của gia đình [5, 30]. Ngành nghề TTCN có thể sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn, lao động Tr trẻ em, người già làm tăng thu nhập cho người lao động hạn chế di dân tự do ra thành thị. Mặt khác, qua hoạt động công xưởng, người thợ thủ công được rèn luyện thói quen, kỷ luật và phương pháp làm việc công xưởng. Theo đó từng bước được hình thành thị trường lao động có tổ chức cung ứng đủ về số lượng và chất lượng nhân lực cho công nghiệp. Đồng thời, xây dựng và rèn luyện một đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự lớn mạnh, phát triển của TTCN đồng nghĩa SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 19 với việc tầng lớp doanh nhân phát triển đủ sức đảm đương việc quản lý và điều hành những xí nghiệp công nghiệp ở khu vực nông thôn. 1.1.6.5. Phát triển TTCN góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới uế Phát triển TTCN góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đã tạo ra nguồn tích lũy khá lớn và ổn định cho các hộ gia đình cũng như cho ngân sách địa tế H phương. Vì vậy, nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được huy động từ sự đóng góp của người dân tại các địa phương có làng nghề phát triển cũng khác hẳn so với các địa phương không có nghề. Ở làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng, gần như 100% đường làng, ngõ xóm đều được bê h tông hóa, lát gạch hoặc chạt xỉ vôi. Các địa phương này đều có trường mầm non, tiểu in học, phổ thông cơ sở khang trang. Hệ thống điện nước được cải tạo và nâng cấp. Đời cK sống văn hóa và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Sức mua của người dân có xu hướng tăng, góp phần tạo điều kiện cho thị trường hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ phát triển. Thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông họ thôn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. 1.1.6.6. Phát triển TTCN sẽ góp phần làm tăng tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế Đ ại Phát triển TTCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho ng nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Năng lực sản xuất và kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng ườ hóa ở nông thôn. Thực tế cho thấy địa phương nào có nhiều làng nghề thì ở đó kinh tế Tr hàng hóa phát triển. 1.1.6.7. Phát triển TTCN góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh và nội lực của địa phương Các nghề thủ công trong làng nghề cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực ở địa phương, cụ thể là nguồn lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn. Làng nghề truyền thống có thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh… SVTH: Voõ Thò Ngoïc Mai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng