BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CNMN CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
THĂNG LONG -TDK
GVHD : TH.S NGUYỄN THỊ THÙY LINH
SVTH : LÊ THỊ THÙY DUNG
LỚP
: KI3
KHÓA : 34
HỆ
: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
............................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
1
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
............................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
2
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại CNMN Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long – TDK, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn cô Th.s Nguyễn Thị Thùy Linh và các anh, chị trong Công ty cùng với sự cố
gắng của bản thân để hoàn thành Báo cáo chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn cô Th.s Nguyễn Thị Thùy Linh và các anh, chị
trong Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Thùy Dung
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
3
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Danh mục những từ viết tắt
BCTC
:
Báo cáo tài chính
KTV
:
Kiểm toán viên
HTKSNB
:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB
:
Kiểm soát nội bộ
CMKT
:
Chuẩn mực kế toán
TSCĐ
:
Tài sản cố định
XDCB
:
Xây dựng cơ bản
CDPS
:
Cân đối phát sinh
WP
:
Giấy làm việc (Working paper)
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
DN
:
Doanh nghiệp
CNMN
:
Chi nhánh miền nam
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
4
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................................................... 10
1.1 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC TSCĐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN CÔNG VIỆC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. ................. 10
1.1.1 Nội dung của khoản mục TSCĐ trên báo cáo tài chính. ............. 10
1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ có ảnh hưởng đến công việc kiểm toán BCTC:
11
1.2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN
MỤC TSCĐ ................................................................................................. 12
1.2.1 Tổ chức quản lý TSCĐ: ................................................................. 12
1.2.2 Tổ chức kế toán TSCĐ: ................................................................. 13
1.3 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC
14
1.3.1 Một số lý thuyết về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC. ..... 14
1.4 SƠ LƢỢC VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM
TOÁN BCTC .............................................................................................. 17
1.4.1 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ. ........................................ 17
1.4.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. ................................................... 19
1.4.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. ......................... 20
1.4.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
......................................................................................................... 21
1.5 CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN, THỬ NGHIỆM CƠ BẢN ÁP DỤNG
ĐẢM BẢO CÁC CƠ SỞ DẪN LIỆU ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI TSCĐ .. 22
1.5.1 Kiểm toán TSCĐ hữu hình............................................................ 22
1.5.2 Kiểm toán tài sản cố định vô hình. ............................................... 25
1.5.3 Kiểm toán TSCĐ thuê tài chính. ................................................... 26
1.5.4 Kiểm toán bất động sản đầu tư...................................................... 27
1.5.5 Kiểm toán chi phí khấu hao. ......................................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN
TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CNMN CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ TƢ VẤN THĂNG LONG-TDK. ............................................... 30
2.1 GIƠI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƢ VẤN THĂNG LONG - TDK ....................................................... 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. ................................. 30
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. ................................................ 32
2.1.3 Tình hình nhân sự. ........................................................................ 32
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
5
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
2.1.4 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển của công ty
......................................................................................................... 33
2.1.5 Dịch vụ kiểm toán và tư vấn cung cấp. ......................................... 34
2.2 KHÁI QUÁT SƠ BỘ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC CỦA
CÔNG TY THĂNG LONG - TDK ........................................................... 36
2.3 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI
CNMN CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN THĂNG LONG - TDK38
2.3.1 Quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty.......................................... 38
2.3.2 Các thủ tục kiểm toán cụ thể được thực hiện đối với khoản mục
TSCĐ cụ thể tại công ty. .......................................................................... 43
2.3.3 Việc thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trên thực tế tại khách
hàng Công ty ABC ................................................................................... 46
2.3.4 Kết luận về thực tế việc thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong
kiểm toán BCTC dựa trên quy trình kiểm toán mẫu của VACPA.............
......................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHƢƠNG TRÌNH KIỂM
TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CNMN CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN THĂNG LONG - TDK .................................. 55
3.1 NHẬN XÉT CHUNG VÀ CẢ VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG
TY 55
3.1.1 Ưu điểm: ......................................................................................... 55
3.1.2 Nhược điểm: ................................................................................... 56
3.2 KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY
........................................................................................................... 59
3.2.1 Đối với Công ty: ............................................................................. 59
3.2.2 Đối với quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ: ........................... 61
LỜI KẾT LUẬN ............................................................................................ 63
PHỤ LỤC........................................................................................................ 65
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
6
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập và phát triển của nền kinh tế như hiện nay, hoạt động
của KTV độc lập và công ty kiểm toán cũng không ngừng phát triển cả về mặt lượng và
chất, khẳng định vai trò của mình như những loại hình dịch vụ khác trong việc đem lại
lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kiểm toán động lập bao gồm nhiều loại hình
dịch vụ như: kế toán, kiểm toán, tư vấn… Trong đó, dịch vụ kiểm toán, soát xét BCTC
khá phổ biến, phục vụ cho nhiều đối tượng chẳng hạn như: đơn vị được kiểm toán, nhà
nước, cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng… Trong quá trình kiểm toán BCTC, KTV sẽ
kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở trọng yếu.
Chất lượng kiểm toán ngày càng quan trọng do sự kỳ vọng của người sử dụng nó
ngày càng cao. Vì vậy, để đáp ứng được sự kỳ vọng này các công ty kiểm toán cần phải
nâng cao chất lượng hơn nữa, để tạo niềm tin nơi khách hàng. Hiện nay, dịch vụ kiểm
toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm toán Báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp là rất lớn. Một phần vì Báo cáo tài chính giống như tấm gương phản
ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khoản mục Tài sản cố định thường
đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì
vậy, việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải
được tính toán chính xác. Bên cạnh đó, tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản nên những sai sót sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp. Không chỉ là khoản mục “nhạy cảm và khó lường” mà khoản mục
TSCĐ còn tác động đến các khoản mục trọng yếu khác trên BCTC, cũng như là “công
cụ” đắc lực để thực hiện các gian lận trong kinh doanh, do đó rủi ro kiểm toán rất là cao.
Chính vì thế mà kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ ảnh hưởng một cách đáng kể tới
kết luận của kiểm toán viên về BCTC của doanh nghiệp là trung thực và hợp lý không?
Do đó, khi tiến hành kiểm toán các BCTC như vậy, kiểm toán phải hết sức thận trọng,
áp dụng thủ tục kiểm toán thích hợp để giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức thấp
nhất, bảo đảm cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả.
Vì tính quan trọng và phức tạp của khoản mục TSCĐ này nên người viết nhận
thấy đây là một đề tài hấp dẫn và có nhiều vấn đề để tranh luận. Người viết chỉ được
trực tiếp tham gia kiểm toán những doanh nghiệp có phần hành này khá đơn giản, còn
lại hầu như người viết không được tham gia vì trình độ còn hạn chế; Tuy nhiên, trong
lúc các anh chị đi kiểm toán khách hàng, người viết cũng có chú ý quan sát vấn đề này,
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
7
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
cũng như phỏng vấn, trao đổi một số thắc mắc với các anh, chị để giúp hiểu rỏ và làm
sâu sắc thêm đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu rỏ hơn về cơ sở lý luận của khoản mục TSCĐ và việc kiểm toán khoản mục
này trong kiểm toán BCTC.
Đồng thời, xem xét cách thức mà Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long – TDK thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ?
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập tư liệu, chuẩn mực liên quan.
Thông qua quá trình thực tập:
Quan sát công việc thực tế của KTV về công tác kiểm toán các khoản
ước tính kế toán của khách hàng.
Phỏng vấn các anh, chị KTV có kinh nghiệm để giải đáp những thắc mắc.
Đọc các file hồ sơ kiểm toán, chương trình kiểm toán năm trước, nghiên
cứu và tìm hiểu khoản mục TSCĐ của khách hàng.
4. Phạm vi và hạn chế của việc nghiên cứu.
Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của Công ty Kiểm toán và Tư
vấn Thăng Long – TDK. Nhằm tạo sự đa dạng và phong phú cho đề tài nên ví dụ minh
họa được lấy từ khách hàng có đầy đủ các loại TSCĐ (đặc biệt là những khách hàng mà
người viết có tham gia kiểm toán), nhưng do tính bảo mật thông tin nên số liệu không
thống nhất trong toàn bộ khoản mục, số liệu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Do thời gian thực tập ngắn, cũng như những hạn chế về mặt kiến thức, lẫn kinh
nghiệm của người viết - đặc biệt người viết không được giao một số phần hành khó như
đã nói ở trên, nên việc nghiên cứu, đi sâu thực tế còn nhiều hạn chế, người viết cũng đã
cố gắng khắc phục những hạn chế ở mức có thể chấp nhận được.
5. Bố cục chung của đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CNMN Công ty Kiểm toán và Tƣ vấn
Thăng Long – TDK.
Bố cục bài báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán
BCTC.
Chương 2: Khảo sát thực trạng việc thực hiện các thủ tục kiểm toán TSCĐ trong
kiểm toán BCTC tại CNMN Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long –
TDK.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
8
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
trong kiểm toán BCTC của CNMN Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long – TDK.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
9
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Nội dung, đặc điểm của khoản mục TSCĐ ảnh hƣởng đến công việc kiểm toán
báo cáo tài chính.
1.1.1
Nội dung của khoản mục TSCĐ trên báo cáo tài chính.
Các loại TSCĐ đƣợc trình bày trên BCTC.
a) Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thái vật chất (từng
đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết
với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), có giá trị lớn và thời gian
sử dụng lâu dài, tham gia vào nhìu chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu. Tài sản cố định hữu hình thường được phân thành các chi tiết như:
Nhà xưởng, vật kiến trúc – Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm…
b) Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình bao gồm các loại như: Quyền sử dụng đất có
thời hạn – Nhãn hiệu hàng hóa - Quyền phát hành - Phần mềm máy vi tính - Giấy phép
và giấy phép chuyển nhượng - Bản quyền, bằng sáng chế - Công thức và cách thức pha
chế, kiểu mẫu, thiết kế và mẫu vật – Tài sản vô hình đang trong giai đoạn triển khai…
c) Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định đã được bên cho thuê chuyển
giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê; quyền sở hữu
tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Như vậy, dù chưa thuộc quyền sở hữu
của bên thuê, nhưng do đặc điểm trên, tài sản thuê tài chính vẫn được ghi nhận là tài sản
của bên thuê.
d) Bất động sản đầu tư: Là các bất động sản mà doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục
đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá chứ không phải để sử dụng trong sản
xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh
doanh thông thường. Bất động sản đầu tư thường bao gồm quyền sử dụng đất, nhà hoặc
một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi
thuê tài sản theo hợp đồng cho thuê tài chính.
Các loại tài sản cố định nói trên cần được phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá trị
thuần, nghĩa là giá trị còn lại.Tuy nhiên, chuẩn mực và chế độ kế toán yêu cầu phải phản
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
10
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
ánh đồng thời nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản. Vì vậy, quá trình kiểm
toán tài sản cố định gắn liền với việc kiểm tra chi phí khấu hao.
Hao mòn và khấu hao TSCĐ.
a) Hao mòn tài sản cố định:
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều
kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được thể hiện
dưới hai dạng:
Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị
ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã
sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí
ít hơn.
b) Khấu hao TSCĐ:
Để đảm bảo tái đầu tư và mục đích thu hồi giá trị của TSCĐ, người ta tiến hành
tính và trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản
xuất trong kỳ kết toán tương ứng trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. (Xem phụ
lục số 1)
Về phương diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị
thật của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Về phương diện tài chính: khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp doanh nghiệp
thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ.
Về phương diện thuế khóa: khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi
nhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ.
Về phương diện kế toán: khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
Đặc điểm của TSCĐ có ảnh hƣởng đến công việc kiểm toán BCTC:
1.1.2
Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể
so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Đặc biệt là trong doanh nghiệp sản xuất
thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, đầu khí… giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng rất
cao trong tổng tài sản. Tuy nhiên, việc kiểm toán TSCĐ thường không chiếm nhiều thời
gian vì:
Số lượng TSCĐ thường không nhiều và từng đối tượng thường có giá trị lớn.
Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm thường không nhiều.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
11
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năng xảy
ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về tài sản cố định giữa các niên độ thường
không cao.
Đối với chi phí khấu hao, khác với các chi phí thông thường khác, việc kiểm
toán có hai đặc điểm riêng như sau:
Trước hết, chí phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán, chứ không phải là chi
phí thực tế phát sinh. Bởi vì mức khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố là nguyên giá, giá
trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích; trong đó nguyên giá là nhân tố khách
quan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ theo ước tính của đơn
vị. Vì vậy, việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra một khoản ước tính
kế toán hơn là một chi phí phát sinh thực tế, nghĩa là không thể dựa vào các chứng từ,
tài liệu để tính toán chính xác được.
Thứ hai, do chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau
khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phương pháp
khấu hao được sử dụng. Vì vậy, kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chất của sự
kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán.
1.2 Tổ chức quản lý và kế toán liên quan đến khoản mục TSCĐ:
1.2.1
Tổ chức quản lý TSCĐ:
a) Quản lý trên cơ sở hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của
TSCĐ.
Về mặt số lượng: bộ phận quản lý TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về công
suất, đáp ứng yêu cầu sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về mặt chất lượng: công tác bảo quản phải đảm bảo tránh hỏng hóc, mất mát các
bộ phận chi tiết làm giảm giá trị tài tản cố định.
Để thực hiện tốt vấn đề này, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy bảo
quản TSCĐ và sử dụng một cách hợp ý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.
Đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ, các đơn vị cần xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ. Thông qua đó giúp đơn vị lên kế hoạch và có
biện pháp sửa chữa, nâng cấp cũng như đầu tư mới TSCĐ phục vụ kịp thời cho hoạt
động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
12
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
b) Quản lý trên cơ sở giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của
TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn.
Quản lý TSCĐ trên cơ sở giá trị là công việc chủ yếu trong công tác hạch toán kế
toán. Công việc này đảm bảo cho ban quản lý có thể biết chính xác, kịp thời và đầy đủ
những thông tin về mặt giá trị (Nguyên giá, Giá trị hao mòn và Giá trị còn lại) của từng
loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. TSCĐ thuê tài chính, Bất động sản đầu tư)
trong doanh nghiệp tại từng thời điểm xác định.
1.2.2
Tổ chức kế toán TSCĐ:
a) Hệ thống sổ sách, chứng từ.
Về sổ sách: Để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về TSCĐ, các doanh
nghiệp thường sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách như: Thẻ TSCĐ; Sổ chi tiết TSCĐ
theo từng bộ phận sử dụng và theo loại TSCĐ theo dõi; Sổ cái các tài khoản 211, 212,
213, 214.
Về chứng từ: Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác hoạch
toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trình
luân chuyển chứng từ nhất định.
Các chứng từ được sử dụng trong hoạch toán TSCĐ bao gồm: Hợp đồng mua
bán TSCĐ; Hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán; Biên bản
bàn giao TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn
hoàn thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản quyết toán,
thanh lý hợp đồng mua bán tài sản; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Quy trình hạch toán TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hợp đồng giao nhận,
thanh lý TSCĐ
Xây dựng, mua
sắm hoặc nhượng
bán TSCĐ
Quyết định tăng
hoặc giảm TSCĐ
Kế toán TSCĐ
Chứng từ tăng
giảm tài sản các
loại
Lập (hủy) thẻ
TSCĐ, ghi sổ
TSCĐ
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
13
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
b) Hệ thống tài khoản.
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, trong hoạch toán TSCĐ thì TSCĐ
được phân thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tài khoản khác nhau.
TK 211: TSCĐ hữu hình.
TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 2112: Máy móc, thiết bị.
…
TK 212: TSCĐ thuê tài chính.
TK213: TSCĐ vô hình.
TK 2131: Quyền sử dụng đất.
TK 2132: Quyền phát hành.
TK 2133: Bản quyền. bằng phát minh sáng chế.
…
TK 214: Khấu hao TSCĐ.
TK 2141: Khấu hao TSCĐ hữu hình.
TK 2142: Khấu hao TSCĐ vô hình.
TK 2143: Khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
c) Tổ chức hoạch toán và khấu hao TSCĐ.
TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì phải trích khấu hao, sử dụng cho bộ
phận nào thì tính và phân bổ chi phí khấu hao cho bộ phận đó. TSCĐ sử dụng cho phúc
lợi sự nghiệp không trích khấu hao mà chỉ ghi nhận hao mòn vào cuối năm.
TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng được thì không trích khấu hao, Việc
tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao.
1.3 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC.
1.3.1
Một số lý thuyết về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC.
Vai trò và mục tiêu kiểm toán TSCĐ trong liểm toán BCTC.
a) Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC.
TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị, tùy thuộc
vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế, trong mọi
trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật
của doanh nghiệp. Điều này làm cho khoản mục TSCĐ trở thành một trong những
khoản mục quan trọng trong kiểm toán BCTC. Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
14
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp
kiểm toán viên đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ
đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn để sử đụng đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu
quả hơn.
Đồng thời kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong
việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sữa chữa, chi phí khấu hao tài
sản. Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu
trên BCTC. Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí thường bị trích cao
hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Việc không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá
TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn
đến những sai lệch trong khoản mục TSCĐ, cũng như khoản mục chi phí sản xuất kinh
doanh.
Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát
minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng như gian lận.
Đồng thời cũng rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị của chúng.
Chính vì vậy mà khoản mục TSCĐ thường được quan tâm đến trong các cuộc kiểm toán
BCTC.
Nói tóm lại, việc kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót
trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản
lý và sử dụng TSCĐ.
b) Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ:
Đối với TSCĐ, mục tiêu kiểm toán bao gồm:
Hiện hữu, quyền: Các TSCĐ đã được ghi chép là có thật và đơn vị có quyền sử
dụng hoặc sở hữu đối với chúng.
Khi kiểm toán, kiểm toán viên phải chú ý đến các trường hợp sau:
Phải chú ý những TSCĐ ngoài danh mục hoặc những tài sản trong tình trạng
không hoạt động để làm bằng chứng cho việc trích khấu hao của doanh
nghiệp có hợp lý hay không.
Đối với TSCĐ cho thuê, cầm cố ngân hàng thì doanh nghiệp phải có thư xác
nhận xem có thực sự như vậy hay không.
Đầy đủ: Mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận và trình bày tất cả các thông
tin liên quan đến trị giá, tình trạng và tình hình sử dụng của đơn vị.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
15
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Ghi chép chính xác: Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng,
tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.
Đánh giá: Các TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành.
Trình bày và công bố: sự trình bày và khai báo TSCĐ - gồm cả việc công bố
phương pháp kế toán TSCĐ như: nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu
hao, thời gian sử dụng hữu ích, tỷ lệ khấu hao, tình hình tăng giảm TSCĐ - là đầy đủ và
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn
trong việc xác định múc khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Điều này
phụ thuộc vào phương pháp khấu hao cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán
và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao.
Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy
đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế do
thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng tài
sản cụ thể.
Nguồn tài liệu kiểm toán TSCĐ.
a) Các khoản mục liên quan đến TSCĐ trên BCTC.
KTV thu thập (yêu cầu bên khách hàng cung cấp) các tài liệu cần thiết liên quan
đến khoản mục TSCĐ trên BCTC thông thường là: Sổ tổng hợp đối ứng của TK 211,
213, 214, 241; Bảng tổng hợp TSCĐ (bao gồm nguyên giá và khấu hao lũy kế); Sổ chi
tiết TSCĐ (nếu có); Sổ cái (thường được kết xuất từ chương trình kế toán)
b) Bảng trích khấu hao TSCĐ. (Xem phụ lục số 2)
c) Các tài liệu khác liên quan đến tăng giảm TSCĐ.
KTV sẽ thu thập tài liệu này trong quá trình kiểm toán tại đơn vị làm bằng chứng
kiểm toán: Hồ sơ liên quan đến việc hình thành TSCĐ, các chính sách về quản lý
XDCB, sửa chữa TSCĐ. Các tài liệu, biên bản ghi tăng giảm TSCĐ.
Những tài liệu này là thật sự cần thiết cho cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi. Hơn
nữa, Việc có cung cấp đầy đủ hay không tài liệu này từ đơn vị được kiểm toán sẽ phần
nào phản ánh chất lượng của HTKSNB cũng như chất lượng kế toán tại đơn vị.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
16
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
1.4 Sơ lƣợc về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC.
1.4.1
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mục đích kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc đầu tư đúng
mục đích, không lãng phí và quản lý, sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
KSNB còn giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi
phí sữa chữa, chi phí khấu hao. Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể
dẫn đến sai trọng yếu trên BCTC.
Các thủ tục kiểm soát và các quy định về kế toán TSCĐ:
Phân chia trách nhiệm thỏa mục tiêu bất kiêm nhiệm: tách biệt công tác bảo quản
với công việc ghi chép các nghiệp vụ. Quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối
với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐ như mua mới, thanh lý,
nhượng bán TSCĐ, tách biệt giữa chức năng phê chuẩn và thực hiện.
Kế hoạch và dự toán về TSCĐ: là công cụ quan trọng để kiểm soát đối với
TSCĐ, việc lập kế hoạch bao gồm những vấn đề liên quan đến việc mua sắm, thanh lý,
nhượng bán TSCĐ và nguồn tài trợ cho kế hoạch. Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
doanh nghiệp cần phải lập hội đồng xác định giá bán TSCD để xác định giá trị thu hồi
khi thanh lý, tổ chức việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ theo quy định hiện hành;
TSCĐ cần được tổ chức theo dõi đến từng đơn vị TSCĐ riêng biệt. Mỗi đối
tượng TSCĐ phải có bộ hồ sơ riêng để theo dõi toàn diện từ khi hình thành đến khi
thanh lý hoặc nhượng bán. Mỗi TSCĐ phải được đánh số hiệu riêng. Khi có biến động
về TSCĐ, phải căn cứ vào các biên bản, các chứng từ có liên quan để ghi sổ; Bên cạnh
đó, trong từng nhóm TSCĐ theo chế độ tài chính quy định, các doanh nghiệp phân loại
chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình;
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng TSCĐ dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của
TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng, mục đích và hiệu suất ước tính của TSCĐ. Các quy định
về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí
của niên độ; các tiêu chuẩn về TSCĐ cần được dựa trên chuẩn mực hay chế độ kế toán
hiện hành và được cụ thể hóa theo thực tiễn của đơn vị.
Doanh nghiệp phải tiếp tục quản lý, sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết
nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ đang sử dụng,
doanh nghiệp phải theo dõi và trích khấu hao theo quy định. Đối với TSCĐ thuê tài
chính, doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của doanh
nghiệp mình;
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
17
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Kiểm kê định kỳ TSCĐ nhằm kiểm tra sự hiện hữu, địa điểm của tài sản, điếu
kiện sử dụng, cũng như phát hiện kịp thời tài sản để ngoài sổ sách hoặc bị mất mát thiếu
hụt.
Vai trò của việc tìm hiểu HTKSNB về TSCĐ trong kiểm toán BCTC:
Trong quá trình kiểm tìm hiểu HTKSNB đối với TSCĐ kiểm toán viên sẽ đánh
giá được cả hai yếu tố là sự tồn tại và tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát để xác định
những kỹ thuật kiểm tra chi tiết nào nên được sử dụng khi kiểm toán khoản mục TSCĐ.
Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ, kiểm toán viên thường sử
dụng các phương pháp sau:
Dựa vào kinh nghiệm đã kiểm toán trước đây tại đơn vị (nếu có).
Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viện giám sát và những nhân viên khác. Có thể
thực hiện bằng cách lập bảng câu hỏi khảo sát (Bảng 1).
Kiểm tra các tài liệu sổ sách.
Quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của chúng trong thực tiễn.
Bảng 1: Bảng câu hỏi về KSNB đối với TSCĐ hữu hình.
Trả lời
Không
Câu hỏi
áp
dụng
Có
Không
Yếu kém
Ghi
Quan
Thứ
chú
trọng
yếu
1. Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý TSCĐ có
khác với ngươi ghi sổ hay không?
2. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán
ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay
không?
3. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa
sổ chi tiết với sổ cái hay không?
4. Có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ
kế toán không ?
5. Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế
có được xét duyệt và phê chuẩn hay không ?
6. Khi nhượng bán thanh lý TSCĐ có lập Hội
đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo
quy định hay không ?
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
18
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
7. Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ
tang nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí
của niên độ hay không ?
8. Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không được
sử dụng hay không ?
9. V.v..
1.4.2
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
Dựa trên những hiểu biết ban đầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ tiến
hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Cần lưu ý rằng kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá
rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó thấp hơn mức tối đa khi đã có đủ căn
cứ để kết luận rằng các thủ tục kiểm soát liên quan đến cơ sở dẫn liệu đó được thiết kế
hữu hiệu và áp dụng một cách nhất quán trong thực tế. Trong trường hợp này, kiểm toán
viên sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm soát để cung cấp bằng chứng chứng minh
cho kết luận của mình về rủi ro kiểm soát. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá
ở mức tối đa hoặc kiểm toán viên cho rằng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không
thể giảm được trong thực tế, kiểm toán sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà
chuyển sang thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản.
Khi tiến hành kiểm toán TSCĐ cần chú ý những rủi ro sau có thể xảy ra:
Liên quan đến nguyên giá TSCĐ: có thể bị phản ánh sai lệch với thực tế. Ghi
nhận không đúng giá trị tài sản tăng giảm, kết chuyển nguồn không đúng.
Liên quan đến khấu hao TSCĐ: phương pháp tính khấu hao không phù hợp, cách
tính và phân bổ không hợp lý, không phù hợp với quy định hiện hành.
Liên quan đến sửa chữa nâng cấp TSCĐ: nghiệp vụ sửa chữa có thể bị hiểu
nhầm về bản chất với nghiệp vụ nâng cấp và ngược lại. Do đó, việc ghi nhận tăng TSCĐ
có thể không đúng.
Liên quan đến hoạt động thanh lý: xác định nhầm giá trị còn lại của tài sản mang
thanh lý. Tài sản đã hết giá trị khấu hao nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao.
Đôi với hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê không
được phân loại đúng hình thức thuê cũng như những tài sản cho thuê không được ghi
nhận đúng như nội hợp đồng cho thuê.
Trên đây là những sai sót tiềm tàng hay gặp phải khi kiểm toán TSCĐ mà KTV
cần phải lưu ý. Trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV sử dụng các biện pháp kỹ
thuật kiểm toán để pháp hiện những sai sót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
19
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
1.4.3
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Thử nghiệm kiểm soát dùng để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu trong thiết
kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Những thử nghiệm kiểm soát sau đây
thường được sử dụng đối với TSCĐ:
Quá trình KSNB chủ yếu
Các thủ nghiệm kiểm soát chủ yếu
- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do - Quan sát TSCĐ ở đơn vị, xem xét
doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính
sự tách biệt giauwx các chức năng
độc lập của bộ phận quản lý TSCĐ
mua sắm, quản lý, ghi sổ, bảo
với bộ phận ghi sổ.
quản và sử dụng TSCĐ.
- Sự có thật của giấy đề nghị mua - Kiểm tra chứng từ, sự luân
TSCĐ, xét duyệt mua, hợp đồng
chuyển chứng từ và dấu hiệu của
mua, biên bản bàn giao, biên bản
KSNB.
nghiệm thu đưa vào sử dụng và thẻ
TSCĐ.
- Các chứng từ thanh lý nhượng bán - Kiểm tra dấu hiệu của sự hủy bỏ.
TSCĐ được hủy bỏ, tránh việc sử
dụng lại.
- Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được - Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ
ghi chép từ khi mua, nhận TSCĐ về
có liên quan đến TSCĐ.
đơn vị cho tới khi nhượng bán,
thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính
nguyên giá TSCĐ đều được dựa
trên cơ sở chứng từ hợp lệ.
- TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị - Kết hợp giữa việc kiểm tra vật
được ghi chép vào khoản mục
chất (kiểm kê TSCĐ) với việc
TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý
kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý
và sử dụng. Những TSCĐ không
về quyền sở hữu tài sản.
thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp thì được ghi chép ngoài
Bảng cân đối kế toán.
- Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, - Phỏng vấn những người có liên
giảm, trích khấu hao TSCĐ được
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
20
quan.
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
phân cấp đối với các nhà quản lý - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê
doanh nghiệp.
chuẩn.
- Tất cả chứng từ liên quan tới việc - Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ
mua thanh lý… TSCĐ ở đơn vị đều
thống kiểm soát nội bộ.
được phòng kế toán tập hợp và tính - Cộng lại một số chứng từ phát
toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết
sinh của TSCĐ.
và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác
và được kiểm tra đầy đủ.
- Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được - Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời
thực hiện kịp thời ngay khi có
của việc ghi chép.
nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu
cầu lập Báo cáo kế toán của doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp có quy định về việc - Phỏng vấn những người có trách
phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp
nhiệm để tìm hiểu quy định phân
với yêu cầu quản lý.
loại TSCĐ trong doanh nghiệp.
- Các quy định về trình tự ghi sổ các - Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự
nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ
ghi sổ chi tiết đến ghi sổ tổng hợp.
phân loại sổ sách kế toán.
- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu
hiệu của KSNB.
1.4.4
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản.
Sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải đánh giá
lại rủi ro kiểm soát. Khi nghiên cứu bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá lại mức rủi
ro kiểm soát KTV phải xem xét cả về số lượng lẫn chất lượng của bằng chứng. Công
việc này chủ yếu để nhận diện các điểm yếu, điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ
nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp và đưa ra kết luận về sự hữu hiện
của hoạt động kiểm soát, KTV thường sử dụng bảng hướng dẫn tỷ lệ sai phạm có thể bỏ
qua như sau:
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
21
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Mức độ tin cậy dự định dựa
Mức độ sai phạm có thể bỏ
vào thủ tục KSNB
qua
Cao
2% - 7%
Trung bình
6% - 12%
Thấp
13% - 20%
Nếu rủi ro kiểm soát không đúng với dự kiến, nghĩa là kiểm soát nội bộ hữu hiệu
hơn hoặc kém hữu hiệu hơn so với nhận định ban đầu lúc này KTV sẽ điều chỉnh tăng,
giảm phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã được thiết kế trong chương trình kiểm toán.
1.5 Các thủ tục kiểm toán, thử nghiệm cơ bản áp dụng đảm bảo các cơ sở dẫn
liệu đối với từng loại TSCĐ.
Thử nghiệm cơ bản là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng chứng minh
mức độ trung thực và hợp lý của số liệu kế toán. Thử nghiệm cơ bản được chia thành 2
loại: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết:
Thủ tục phân tích: Theo chuẩn mực kiểm toán VSA 520: “Thủ tục phân tích là việc
phân tích số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng,
biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với thông tin liên quan khác
hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.”
Thử nghiệm chi tiết: là kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư, gồm có:
Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra chi tiết một sốm ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát
sinh để xem xét về mức độ trung thực của các khoản mục.
Kiểm tra số dư: là kiểm tra đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài
khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.
1.5.1
Kiểm toán TSCĐ hữu hình.
a) Cơ sở dẫn liệu và mục đích kiểm toán:
Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ hữu hình bao gồm: Hiện hữu, quyền, đầy đủ,
đánh giá, ghi chép chính xác. Trong quá trình thực hiện kiểm toán thì mỗi cơ sở dẫn liệu
được thõa mãn bởi các thử nghiệm thích hợp.
b) Phƣơng pháp và nội dung kiểm toán:
Kiểm toán nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Thủ tục phân tích:
Tùy theo đặc điểm của từng khách hàng, KTV có thể sử dụng nhiều tỷ số khác
nhau đối với TSCĐ hữu hình, thông thường là các tỷ số sau:
Tỷ trọng của từng loại TSCD so với tổng số. Các tỷ số này được tính bằng cách
lấy giá trị từng loại TSCĐ chia cho tổng giá trị TSCĐ.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
22
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ. Tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra
doanh thu của TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp.
Tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu. Tỷ số này liên quan đến mức
độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu.
Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ. Tỷ số được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho
tổng giá trị TSCĐ, qua đó cho thấy khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ.
Ngoài ra, KTV KTV có thể thực hiện một số thủ tục phân tích khác.
Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý, chúng sẽ cung
cấp bằng chứng để thõa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi
chép chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường sẽ là chỉ dãn cho việc
điều tra sâu hơn. Thí dụ sự gia tăng quá lớn trong chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh
thu thuần có thể là chỉ dẫn về việc đã ghi sai tài khoản.
Tuy việc mua sắm và thanh lý TSCĐ có thể có sự thay đổi rất lớn giữa các năm,
nhưng các thủ tục trên vẫn giúp KTV nhận thức về xu hướng thay đổi và nhận xét về
tính hợp lý chung của khoản mục TSCĐ.
Thử nghiệm chi tiết:
Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối
chiếu với sổ cái. nhằm thỏa mãn mục tiêu ghi chép chính xác.
KTV phải thu thập bằng chứng về quyền và tính có thật về số dư đầu kỳ của
TSCĐ chủ yếu đang sử dụng và lưu trong hồ sơ kiểm toán chung trong cuộc kiểm toán
năm đầu tiên.
Trong các lần kiểm toán sau, KTV chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát
sinh. Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng, giảm trong năm, KTV cần đối chiếu giữa số
tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái, để đảm bảo rằng số liệu trên các sổ
chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp. Sau đó, KTV cần thu thập hay tự
lập ra một bảng phân tích liệt kê số dư đầu kỳ và các chi tiết phát sinh tăng giảm trong
năm, tính ra số dư cuối kỳ. Số dư đầu kỳ được đối chiếu với các hồ sơ kiểm toán năm
trước. Còn các TSCĐ tăng giảm trong năm, KTV sẽ thu thập bằng chứng chi tiết trong
quá trình kiểm toán.
Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng TSCĐ nhằm thỏa mãn mục tiêu
quyền, hiện hữu, đánh giá.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
23
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Trong quá trình kiểm tra, KTV sử dụng bảng phân tích tổng quát các thay đổi
của TSCĐ để lần đến các bút toán trên nhật ký, và đến các chứng từ gốc có liên quan
như hợp đồng, đơn đặt hàng hợp đồng xây dựng, séc đã chi trả, giấy báo nợ của ngân
hàng và chứng từ thể hiện sự xét duyệt của Ban giám đốc.
Chứng kiến kiểm kê các TSCĐ tăng lên trong kỳ nhằm thỏa mãn mục tiêu hiện
hữu, đầy đủ, đánh giá.
Khi chứng kiến kiểm kê, KTV có thể chọn một trong hai hướng sau đây: bắt đầu
từ TSCĐ, hay từ sổ sách kế toán. Khi chọn hướng đi từ số liệu trên sổ chi tiết để quan
sát sự hiện hữu của tài sản trên thực tế, là nhằm giúp KTV xác định rằng các TSCĐ ghi
trên sổ sách kế toán là có thật và đang được sử dụng. Ngược lại, khi bắt đầu kiểm tra từ
một số TSCĐ được chọn trong thực tế và lần lượt xem việc ghi nhận trên sổ chi tiết, sẽ
cung cấp bằng chứng là tất cả các TSCĐ hiện hữu đều đã được ghi nhận.
Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ để đảm bảo đơn vị có quyền đối
với TSCĐ được ghi nhận.
Việc kiểm tra về quyền đối với TSCĐ cần dựa trên sự hiểu biết về các quy định
pháp lý ở từng thời kỳ. Để kiểm tra, KTV cần thu thập các bằng chứng có liên quan như
văn bản pháp lý về quyền sở hữu TSCĐ, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế,
biên nhận chi trả tiền vốn và lãi cho các tài sản đã thế chấp, hợp đồng mua tài sản.
Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ TSCĐ đáp ứng mục tiêu đầy đủ. Bắt đầu từ việc
kiểm tra chi phí sữa chữa, bảo trì nhằm mục đích phát hiện các chi phí phát sinh sau khi
ghi nhận tuy đủ tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá nhưng lại được đơn vị đưa vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ. Các thủ tục có thể thực hiện là:
Lập bảng đối chiếu phân tích chi phí sữa chữa, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng
rồi đối chiếu với số phát sinh của năm trước để phát hiện ra các tháng có biến
động tăng giảm bất thường, từ đó tìm kiếm những khoản chi phí có số tiền lớn để
kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu gốc.
Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng lớn đã được phân bổ
hoặc trích lập từng phần vào chi phí thông qua các tài khoản Chi phí trả trước
hay Chi phí phải trả.
Kiểm tra nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ trong kỳ nhằm đáp ứng cơ sở dẫn liệu hiện
hữu. Mục tiêu kiểm tra xem liệu có TSCĐ nào bị thanh lý, nhượng bán trong kỳ nhưng
không được phản ánh vào sổ sách kế toán hay không. Để kiểm tra, thông thường KTV
thực hiện các bước công việc sau:
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
24
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Nếu mua TSCĐ mới trong năm, phải xem xét các TSCĐ cũ có được mang đi
trao đổi hay được thanh lý hay không.
Phân tích tài khoản Thu nhập khác để xác định xem có khoản thu nhập nào phát
sinh từ việc bán TSCĐ hay không.
Nếu có sản phẩm bị ngưng sản xuất trong năm nay, cần điều tra về các thiết bị
chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này.
Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc để xem có TSCĐ nào được thanh lý trong
năm không.
Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm TSCĐ, để xem liệu có phải bắt nguồn từ
nguyên nhân giảm TSCĐ hay không.
Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê để xem có bị mất mát, thiếu
hụt TSCĐ hay không.
Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC theo quy định hiện hành.
Trình bày: Trên bảng CĐKT, số dư của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế được
trình bày riêng theo từng loại là TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài
chính và bất động sản đầu tư.
Công bố: Đơn vị phải công bố trong thuyết minh BCTC về: Chính sách kế toán
đối với TSCĐ (bao gồm nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao
và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao); Tình hình tăng giảm TSCĐ
theo từng loại và từng nhóm TSCĐ về: Nguyên giá của TSCĐ (gồm số dư đầu
kỳ, số tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ), giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại
của TSCĐ kể cả các TSCĐ đang dùng để cầm cố, tạm thời không sử dụng hoặc
chờ thanh lý.
1.5.2
Kiểm toán tài sản cố định vô hình.
a) Cơ sở dẫn liệu và mục đích kiểm toán.
Mục tiêu của việc kiểm toán TSCĐ vô hình tương tự như TSCĐ hữu hình. Tuy
nhiên do đặc điểm chung của TSCĐ vô hình là không có hình thái vật chất nhưng là
nguồn lực có thể xác định, có khả năng kiểm soát và mang lại lợi ích kinh tế trong tương
lai; Vì thế mà việc xác minh sự hiện hữu của TSCĐ vô hình phức tạp hơn nhiều so với
TSCĐ hữu hình. Bên cạnh đó, KTV phải nắm được quy định ghi nhận TSCĐ vô hình
gồm 4 tiêu chuẩn: Chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai; Nguyên giá phải
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
25
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; Đủ tiêu
chuẩn về giá trị. (Theo VAS 04)
b) Nội dung và phƣơng pháp kiểm toán.
Thông thường các thủ tục kiểm toán tập trung vào việc xem xét các chi phí đã được
vốn hóa có thực sự phát sinh và có thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện quy định về
TSCĐ vô hình hay không, chẳng hạn như:
Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ, KTV cần chú ý xem đơn vị có
phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn nghiên cứu và triển khai hay
không. Nếu không thể phân biệt, đơn vị bắt buộc phải hạch toán vào toàn bộ chi phí phát
sinh vào chi phí trong kỳ (giống như toàn bộ chi phí trong giai đoạn nghiên cứu). Còn
đối với tài sản tạo ra trong giai đoạn triển khai thì chỉ được ghi nhận là TSCĐ vô hình
nếu thỏa mãn được các điều kiện trong chuẩn mực.
Đối với TSCĐ vô hình được hình thành từ sát nhập, KTV chủ yếu tập trung xem
xét việc thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình. Theo VAS 04, những trường hợp
đơn vị không thể xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy thì các tài sản vô hình được
hình thành trong sát nhập phải hoạch toán vào lợi thế thương mại.
Ngoài những vấn đề trên, chương trình kiểm toán TSCĐ vô hình cũng tương tự
đối với TSCĐ hữu hình.
Việc kiểm toán có thể bắt đầu bằng việc phân tích chi tiết các khoản tăng, giảm
của từng loại. Thu thập các bằng chứng liên quan như các chứng từ, phiếu chi…Cuối
cùng, KTV cũng phải lưu tâm đến vấn đề trình bày và công bố các thông tin về TSCĐ
vô hình trên BCTC.
1.5.3
Kiểm toán TSCĐ thuê tài chính.
a) Cơ sở dẫn liệu và mục đích kiểm toán.
TSDĐ thuê tài chính là tài sản do nắm giữ thỏa mãn điều kiện về thuê tài chính,
tuy chưa thuộc quyền sở hữu của bên thuê những vẫn được ghi nhận là tài sản của bên
thuê và được theo dõi, khấu hao như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. Do đó, kiểm toán
TSCĐ thuê tài chính cần thõa mãn các mục tiêu kiểm toán tương tự như TSCĐ hữu
hình, TSCĐ vô hình: Hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác, trình bày và công
bố.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
26
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
b) Nội dung và phƣơng pháp kiểm toán.
Khi kiểm toán các đơn vị có tài sản thuê tài chính, KTV cần chú ý vấn đề sau:
Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động. Hai loại thuê tài sản này có
khác biệt lơn trong hạch toán và trình bày BCTC. Do đó, thông qua việc nghiên cứu chi
tiết các hợp đồng thuê tài sản, KTV cần xem xét việc phân loại tài sản của đơn vị. Cơ sở
để phân loại là mức độ chuyển giao lợi ích và rủi ro gắn liền với quyền của tài sản, được
đánh giá dựa trên những nhân tố:thời gian thuê (so với tổng thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản), các giới hạn về quyền hủy ngang hợp đồng đối với bên thuê, những thỏa
thuận về vấn đề đền bù tổn thất do hủy hợp đồng, các cam kết về chuyển giao quyền sở
hữu khi hết thời hạn thuê…
Xác định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính theo. VAS 06 – Thuê tài sản – quy
định nguyên giá được ghi nhận theo số tiền thấp hơn giữa giá trị hợp lý và giá trị hiện tại
của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Do đó, KTV càn xem xét các dữ liệu và phương
pháp mà đơn vị sử dụng để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu có hợp lý hay không.
Kiểm ta chi phí tài chính và chi phí khấu hao của các tài sản thuê tài chính phù
hợp với yêu cầu chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đối với tài sản này, việc tính
khấu hao cũng phải dựa trên thời gian sử dụng hữu ích hoặc thời gian thuê (bên thuê
không chắc chắn có quyền sở hữu tài sản khi hết thời hạn hợp đồng thuê), nhất quán với
chính sách khấu hao đối với tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê.
Một vấn đề trong khi kiểm toán phát sinh là bên thuê muốn để ngoài sổ sách các tài sản
thuê tài chính, KTV tập trung kiểm tra sự tồn tại của tài sản thuê và kiểm tra những tài
sản nào được vốn hóa. Đồng thời. kiểm tra những tài sản thuê chủ yếu để xác định xem
tài sản nào phải được ghi nhận là TSCĐ thuê tài chính.
Kiểm tra việc trình bày và công bố trên BCTC đối với TSCĐ thuê tài chính.
1.5.4
Kiểm toán bất động sản đầu tƣ.
a) Cơ sở dẫn liệu và mục đích kiểm toán.
Kiểm toán bất động sản đầu tư chủ yếu thỏa mãn mục tiêu hiện hữu, đầy đủ và
ghi chép chính xác. Do việc phân loại không đúng chủ yếu ảnh hưởng đến việc phân
loại tài sản trên Bảng cân đối kế toán (nhưng không ảnh hưởng đến tổng tài sản) và phân
loại chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phần lớn trường hợp phân loại
sai không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận).
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
27
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
b) Nội dung và phƣơng pháp kiểm toán.
Đối với khoản mục này, ngoài những thủ tục kiểm toán tương tự như khi kiểm
toán TSCĐ hữu hình, KTV cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân loại giữa bất động
sản đầu tư với TSCĐ và hàng hóa bất động sản.
Những thủ tục kiểm toán thường áp dụng: Do việc phân loại chủ yếu dựa vào
mục đích sử dụng bất động sản, việc phỏng vấn các nhà quản lý và xem xét các bằng
chứng sau ngày kết thúc niên độ (như nghiệp vụ bán bất động sản sau ngày kết thúc niên
độ có thể là bằng chứng cho ý định bán bất động sản của đơn vị trong niên độ trước).
KTV cũng cần lưu ý những trường hợp phức tạp, như khi đơn vị sở hữu những bất động
sản cho nhiều mục đích vừa cho thuê (bất động sản đầu tư), vừa dùng cho việc quản lý
(bất động sản đầu tư)…
1.5.5
Kiểm toán chi phí khấu hao.
Thủ tục phân tích.
Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí
khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp
kiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ
cấu TSCĐ hoặc khả năng sai sót trong việc tính toán khấu hao. Tỷ lệ này cần được tính
cho từng loại TSCĐ, giúp giảm được ảnh hưởng cơ cấu TSCĐ.
Ngoài ra, KTV còn so sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khấu
hao với giá thành sản phẩm nhập kho… Những biến động bất thường đều cần được tìm
hiểu và giải thích nguyên nhân.
Thử nghiệm chi tiết.
Thu thập hay tự soạn một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao
mòn lũy kế. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ: So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm
toán năm trước; So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi
trên sổ cái; So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư trên sổ cái.
Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị về những vấn đề như: Phương
pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay
không?; Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản cố
định mang lại cho doanh nghiệp hay không?; Thời gian sử dụng hữu ích có được ước
tính phù hợp hay không?; Sự cần thiết sự thay đổi chính sách khấu hao (nếu có).
Kiểm tra mức khấu hao bằng cách: So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành
với năm trước, và điều tra các chênh lệch (nếu có); Tính toán lại mức khấu hao cho một
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
28
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái. Chú ý phát hiện các trường hợp TSCĐ
đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao; So sánh số phát sinh Có của tài
khoản Hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản Chi phí.
Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán
TSCĐ thông qua việc: Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích
các tài sản thanh lý, nhượng bán trong năm; Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán
và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
29
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM
TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN THĂNG LONG-TDK.
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long-TDK.
2.1.1
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - T.D.K (được hợp nhất từ
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thành lập năm 2003 và Công ty
TNHH Kiểm toán và Dịch vụ phần mềm T.D.K thành lập năm 2002) là Công ty kiểm
toán và tư vấn tài chính kế toán, thuế chuyên nghiệp hợp pháp hoạt động tại Việt Nam.
Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp
nhất và đăng ký thuế số: 0104779158 ngày 29/06/2010.
Tên công Ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long – T.D.K
Tên giao dịch: THANG LONG – TDK AUDITING AND CONSULTANT
COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TL – TDK CO.,LTD
Giấy phép đăng ký kinh doanh công ty số: 0104779158 do Phòng đăng ký kinh
doanh - Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/06/2010
Trụ sở chính : Số 23/61, đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận
Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại số : (04)6 2 510 008/ 6 275 1908 - Fax số
Email
: [email protected]
Website
: www.kiemtoanthanglongtdk.com
: (04) 6 2 511 327
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng
Ngành nghề đã đăng ký :
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kế toán
Tư vấn tài chính
Tư vấn thuế
Dịch vụ định giá tài sản
Dịch vụ chuyển đổi BCTC theo Chuẩn mực kế toán quốc tế
Dịch vụ đào tạo
Các dịch vụ tư vấn khác.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
30
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Công ty có Trụ sở chính tại Hà Nội. Ngoài ra, có các chi nhánh và các văn phòng
đại diện tại các tỉnh Phía Bắc: Chi nhánh Lạng Sơn, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh
Miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Chi nhánh Quận 1 tại thành phố Hồ Chí Minh;
và các văn phòng đại diện tại Sơn La, Bắc Kạn, Quảng Nam, Cao Bằng, Lai Châu, Hải
Dương, Lào Cai, Ninh Bình, Yên Bái, Hà Giang, Hưng Yên và Sơn Tây.
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long – T.D.K – Chi nhánh Lạng
Sơn:
Địa chỉ: Tổ 2, khối 14, đường Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng
Sơn
Phó giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Mai Chung
Điện thoai: 0253718545
Fax: 0253716264
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long – T.D.K - Chi nhánh Miền
Nam:
Địa chỉ: C14 Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, tp. Hồ Chí Minh
Giám đốc chi nhánh: Nguyễn Văn Dụng
Điện thoại: 0835897462/ 0835897463
Fax: 0835897464
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long – T.D.K – Chi nhánh quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Số 28 Đặng Tất, phường Tân Định, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc chi nhánh: Điền Văn Châu
Điên thoại: 0838480763
Fax: 0835267187
- Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long – T.D.K – tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 42 Trần Tống, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng.
Giám đốc chi nhánh: Đào Ngọc Hoàng
Điện thoai: 05113651818
Fax: 05113651868
Công ty đã và đang thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài
chính, kế toán, thuế, định giá doanh nghiệp, đào tạo... cho hàng trăm khách hàng thuộc
các loại hình doanh nghiệp trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
31
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Ngoài những văn phòng chính đã kể trên Ban điều hành và nhân viên của Công
ty sẽ phục vụ khách hàng khắp mọi miền theo yêu cầu của Quý khách hàng.
2.1.2
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm:
-
Ban giám đốc: điều hành mọi hoạt động của công ty.
-
Phòng kiểm toán: đứng đầu là Trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng kiểm
toán là kiểm toán viên, có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán cho từng khách hàng cụ
thể, chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán. Dưới là các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện
các công việc kiểm toán cụ thể.
-
Phòng hành chính và marketing: tìm kiểm và tư vấn khách hàng, cung cấp thông
tin về các dịch vụ mà công ty cung cấp, thực hiện các giao dịch và chăm sóc khách
hàng.
-
Phòng kế toán: có trách nhiệm ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ phát sinh; lưu trữ
chứng từ, hợp đồng, hồ sơ khách hàng, các báo cáo kiểm toán của các đơn vị đã kiểm
toán.
2.1.3
Tình hình nhân sự.
Trình độ của nhân viên là tài sản của công ty. Toàn bộ nhân viên của Công ty
đều có trình độ Đại học và trên Đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kiểm
toán, luật, được đào tạo tại Việt nam và nước ngoài với các Kiểm toán viên cấp nhà
nước được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA), có từ 5 đến 16 năm kinh
nghiệm làm việc tại các Công ty Kiểm toán có uy tín ở Việt nam và Hãng kiểm toán
Quốc tế hoạt động tại Việt nam. Hàng năm luôn được đào tạo lại qua các khoá học nâng
cao và thường xuyên cập nhật các chế độ kế toán tài chính, kiểm toán, thuế, thị trường
chứng khoán, ngân hàng...
Công ty đã và đang tăng cường kiến thức kỷ năng chuyên môn cũng như nâng
cấp và cập nhật kiến thức chuyên môn bằng các chương trình đào tạo được tổ chức bởi
Chính phủ, và các Công ty kiểm toán Quốc tế hàng đầu khác.
Công ty đã xây dựng và phát triển kinh doanh theo xu hướng hợp tác với các
công ty bạn và Hội nghề nghiệp kiểm toán. Tham gia gửi nhân viên đi đào tạo học tập từ
hội nghề nghiệp, các chương trình giảng dạy do các giáo sư trong và ngoài nước đảm
nhiệm.
Giám đốc và các Phó giám đốc Công ty đều là các KTV cao cấp có chứng chỉ
Thạc sĩ, KTV do Bộ tài chính Việt Nam cấp và các bằng cấp khác do nước ngoài cấp.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
32
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Giám đốc và các Phó Giám đốc đều đã có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động
trong ngành.
Các trợ lý kiểm toán đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành về kiểm toán, tài
chính, kế toán, tín dụng.
2.1.4
Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và chiến lƣợc phát triển của công ty.
Nguyên tắc hoạt động.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - T.D.K hoạt động theo nguyên
tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng, với phương châm coi uy tín và
chất lượng dịch vụ là hàng đầu. Công ty không chỉ dừng lại ở mức độ xác nhận sự
trung thực, hợp lý cho BCTC, báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của khách
hàng mà còn tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ, hệ thống chứng từ kế toán, hạch toán kế toán, sổ sách và BCTC kế
toán, tối ưu lợi ích của doanh nghiệp.
Công việc kiểm toán báo cáo tài chính sẽ được tiến hành theo các Chuẩn mực
kiểm toán, các Chuẩn mực kế toán và Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt
Nam. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán,
những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong báo cáo
tài chính. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ tư vấn cho doanh
nghiệp về hoàn thiện hồ sơ chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo
đúng chế độ tài chính, kế toán, thuế hiện hành tại Việt Nam.
Công việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ được thực hiện
trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của các Bộ,
Ngành và địa phương về quản lý đầu tư XDCB. Số liệu kiểm toán sẽ được Kiểm toán
viên cùng với Quý khách hàng và các Bên B trao đổi trước khi phát hành chính thức.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ tư vấn cho Chủ đầu tư lập báo
cáo quyết vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành theo đúng quy định của Nhà nước.
Khi cần thiết, Kiểm toán viên sẽ phối hợp cùng Chủ đầu tư giải trình, bảo vệ báo cáo
quyết toán trước các cấp có thẩm quyền.
Mục tiêu hoạt động.
Tôn trọng và tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp.
Phấn đấu đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên và xã hội.
Cam kết nổ lực hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng
cao theo phong cách chuyên nghiệp.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
33
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực giỏi, tạo môi trường làm
việc chuyên nghiệp và thân thiện.
Chiến lƣợc phát triển.
Luôn phấn đấu cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng, chuyên
nghiệp vừa theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại Việt Nam.
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được Công ty lựa chọn để thực hiện cho các
khách hàng của Công ty là: ”Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản’’
2.1.5
Dịch vụ kiểm toán và tƣ vấn cung cấp.
Dịch vụ Kiểm toán
Kiểm toán báo cáo quyết toán chi phí đầu tư thực hiện hoàn thành;
Kiểm toán BCTC thường niên cho các loại hình doanh nghiệp;
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
Kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ;
Kiểm toán BCTC hợp nhất;
Kiểm toán hoạt động;
Kiểm toán tuân thủ;
Kiểm toán thực hiện tỷ lệ nội địa hóa;
Kiểm toán thông tin tài chính;
Dịch vụ tƣ vấn tài chính
Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công
ty cổ phần;
Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp, xây dựng
quy chế tài chính, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị,;
Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp;
Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự;
Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, tư vấn đầu
tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp;
Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn đối với các doanh nghiệp tham gia thị
trường chứng khoán;
Dịch vụ tƣ vấn thuế
Trợ giúp lập tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu đối
với các nhà thầu nước ngoài;
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
34
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Tư vấn thanh quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
Giải đáp vướng mắc về thuế của các doanh nghiệp;
Cung cấp tài liệu văn bản về thuế cho các doanh nghiệp;
Lập hồ sơ thủ tục về xin miễn, giảm thuế. Thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch
vụ lập hồ sơ, thủ tục hoàn thuế;
Dịch vụ kế toán
Tư vấn hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phức tạp, kiểm tra xử lý các tồn
đọng trong công tác kế toán;
Kiểm tra chứng từ, ghi sổ sách kế toán cho doanh nghiệp, soát xét BCTC;
Tư vấn tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán;
Cung cấp tài liệu văn bản về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp;
Đăng ký chế độ kế toán với Bộ Tài chính;
Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán, hệ thống sổ sách, báo cáo, chứng từ, tài khoản
kế toán phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp;
Dịch vụ tƣ vấn và định giá tài sản
Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình
thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, tham gia vào góp vốn liên
doanh, hợp danh…
Tư vấn lập, lựa chọn phương án cổ phần hóa, cho thuê doanh nghiệp;
Dịch vụ chuyển đổi BCTC theo chuẩn mực kế toán Quốc tế
Dịch vụ chuyển đổi BCTC của các doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu hợp nhất
kết quả hoạt động với công ty mẹ theo chuẩn mực kế toán;
Dịch vụ soát xét BCTC đã được chuyển đổi theo thông lệ kế toán Quốc tế phục
vụ cho mục tiêu hợp nhất BCTC với công ty mẹ.
Dịch vụ đào tào
Tổ chức các khóa học về bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, thuế và
kiểm toán theo đúng với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán và chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam, Quốc tế;
Tổ chức các khóa đào tạo về kiểm toán nội bộ cho các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam;
Dịch vụ phần mềm tin học
Tư vấn về việc lựa chọn các thiết bị tin học, cài đặt các hệ thống thông tin trong
quản trị kinh doanh;
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
35
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Cung cấp các phần mềm tin học như: quản trị kinh doanh, kế toán thuế doanh
nghiệp, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý các định mức xây dựng cơ bản…
Các dịch vụ liên quan về tài chính, kế toán, thuế.
Tư vấn lập dự toán giá trị công trình xây dựng cơ bản;
Tư vấn lập quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành;
Tư vấn xét thầu, tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư;
Tư vấn xác định giá trị tài sản, máy móc thiết bị;
Cơ cấu doanh thu
Doanh thu kiểm toán chiếm trên tổng doanh thu
: 90%
Doanh thu tư vấn và dịch vụ khác
: 10%
2.2 Khái quát sơ bộ về quy trình kiểm toán BCTC của Công ty:
Để thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính có hiệu quả, Công ty đã thực
hiện tuần tự các bước công việc như sau:
Tìm hiểu sự cần thiết của hợp đồng kiểm toán và xem xét khả năng chấp nhận
cam kết cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một khách hàng tiềm năng;
Tìm hiểu về mục đích kiểm toán của khách hàng dự kiến;
Tìm hiểu về những rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng, và thực hiện
phân tích tổng thể về công ty khách hàng, chiến lược, môi trường…;
Tìm hiểu và kiểm soát rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc kiểm toán,
ảnh hưởng tới khả năng không phát hiện ra những sai phạm trọng yếu trên BCTC;
Phát triển chương trình kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp để đưa ra kết luận về tính trung thực của thông tin trên BCTC;
Đưa ra ý kiển đảm bảo về tính trung thực của những thông tin trình bày trên
BCTC;
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
36
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
QUẢN LÝ CUỘC
KIỂM TOÁN
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán
Công việc thực hiện trƣớc
kiểm toán
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trƣờng kiểm soát
Tìm hiểu các chu trình kế toán
Thực hiện các bƣớc phân tích tổng quát
Xác định mức độ trọng yếu
Xây dựng kế hoạch phục vụ và giao dịch khách hàng
Lập kế hoạch
kiểm toán tổng quát
Xây dựng kế hoạch
kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và số dƣ tài khoản
Rủi ro chi tiết xác định được
Tập trung vào kiểm
tra chi tiết
Kiểm tra các bước
kiểm soát để chứng
minh độ tin cậy của
hệ thống theo kế
hoạch quay vòng.
Thực hiện kiểm tra
chi tiết ở mức độ
cơ bản
Không tin cậy
Tin cậy
Tin cậy
THỰC HIỆN
CÁC CHUẨN
MỰC PHỤC VỤ
KHÁCH HÀNG
Xác định các bước
kiểm soát có thể làm
giảm rủi ro. Thực
hiện kiểm tra chi tiết ở
mức độ cơ bản
Tin cậy vào
hệ thống KS
Không tin cậy
Tin cậy vào
hệ thống KS
Rủi ro chi tiết không xác định được
Kiểm tra các bước
kiểm soát để chứng
minh độ tin cậy của
hệ thống theo kế
hoạch quay vòng.
Thực hiện kiểm tra
chi tiết ở mức độ
cơ bản
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thực hiện kế hoạch
kiểm toán
Thực hiện các bƣớc kiểm tra hệ thống và đánh giá
Thực hiện các bƣớc kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra
Thực hiện việc soát xét báo cáo tài chính
Kết luận về cuộc
kiểm toán và lập báo cáo
Các hoạt động sau
kiểm toán
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính
Thu thập thƣ giải trình của ban giám đốc
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Đánh giá kết quả và chất lƣợng cuộc kiểm toán
HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN
SOÁT XÉT; KIỂM SOÁT
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Hình 2.2.1: Quy trình kiểm
toán báo cáo tài chính
tổng quát của Công ty
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
37
KI3_K34
ĐÁNH GIÁ
VÀ QUẢN
LÝ RỦI RO
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
2.3 Khảo sát thực trạng việc thực hiện các thủ tục kiểm toán TSCĐ trong kiểm
toán BCTC tại CNMN Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn Thăng Long –
TDK.
2.3.1
Quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty.
CHƢƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO
THĂNG LONG - TDK
Tên khách hàng:
Ngày khóa sổ:
D710
1
Tên
N
Người thực hiện
Nô ̣i dung : BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP TSCĐ HỮU HÌNH, Người soát xét 1
TSCĐ VÔ HÌNH, XDCB DỞ DANG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU Người soát xét 2
TƢ
A. MỤC TIÊU
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư là có thực; thuộc
quyền sở hữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và
trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành..
B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC
Các rủi ro trọng yếu
Thủ tục kiểm toán
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
38
Ngƣời
Tham
thực hiện
chiếu
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
STT
Ngƣời
Thủ tục
Tham
thực hiện chiếu
I. Thủ tục chung
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế
1
toán hiện hành.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với
2
BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu
có).
II. Kiểm tra phân tích
So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu
hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư
1
năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến
động lớn.
Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản, so sánh với Thông tư số 203/TT-BTC ngày
2
20/10/2009 và CMKT liên quan.
So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với
3
niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi.
III. Kiểm tra chi tiết
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, Bất động sản đầu tư:
*
Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ
1
theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế:
1.1
Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp
1.2
Đảm bảo số dư trên bảng tổng hợp khớp với số liệu trên
Sổ Cái.
1.3
Chọn mẫu các tài sản tăng trong năm để tiến hành kiểm
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
39
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
tra các chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ
tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ.
1.4
Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần
hành kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.
1.5
Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát
sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện.
1.6
Kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp vụ
nhượng bán, thanh lý TSCĐ theo chủng loại, nhóm; tính
toán các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trên
cơ sở các chứng từ liên quan.
2
Quan sát thực tế TSCĐ:
2.1
Tham gia kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo rằng
việc kiểm kê được thực hiện phù hợp với các thủ tục và
chênh lệch giữa số thực tế và kế toán được xử lý thích
hợp.
2.2
Trong trường hợp không tham gia kiểm kê cuối kỳ, thực
hiện quan sát tài sản tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra
và đối chiếu ngược để xác định TSCĐ thực tế của DN tại
ngày lập bảng CĐKT.
2.3
Lấy xác nhận của bên thứ ba giữ TSCĐ (nếu có) hoặc trực
tiếp quan sát (nếu trọng yếu).
3
Kiểm tra chi tiết tính khấu hao TSCĐ:
3.1
Thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu
bảng tính khấu hao với số dư trên Sổ Cái.
3.2
Xem xét tính phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu hao
và phân bổ đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và chi
phí cũng như tình trạng sử dụng của tài sản.
3.3
Ước tính khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của
DN.
3.4
Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý,
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
40
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
nhượng bán TSCĐ.
3.5
Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ
khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi
phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí
bán hàng.
*
XDCB dở dang:
1
Tìm hiểu và lập bảng tổng hợp về các công trình xây dựng
trong năm và đối chiếu với số kế toán.
2
Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở
dang bao gồm cả việc gửi thư xác nhận tới nhà thầu, kiểm
tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế. Đảm
bảo chi phí xây dựng và các khoản công nợ được ghi nhận
tương ứng với công việc xây dựng hoàn thành tại ngày
khóa sổ kế toán.
3
Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: kiểm tra các
chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc
(hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên
bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn).
Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực XDCB của
Nhà nước (nếu liên quan)
4
Đối với công trình được tự xây dựng bởi DN: kiểm tra
tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên
quan.
5
Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần
hành kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.
6
Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở
dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính
toán đúng đắn và tài sản đã được chuyển giao, phân loại
đúng và khấu hao kịp thời.
7
Đảm bảo đã xem xét sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
41
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
kế toán có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong niên độ và
tính đánh giá của chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối
năm.
Kiểm tra tính trình bày: Kiểm tra việc trình bày TSCĐ
hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản
*
đầu tư trên BCTC.
IV.Thủ tục kiểm toán khác
D. KẾT LUẬN
Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các
thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm
toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:
.......................................................................................................................................
.............
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
42
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
.......................................................................................................................................
...........
.......................................................................................................................................
.......
.......................................................................................................................................
.........................
Chữ ký của người thực hiện:__________________
Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có):
.......................................................................................................................................
..........
.......................................................................................................................................
..........
2.3.2
Các thủ tục kiểm toán cụ thể đƣợc thực hiện đối với khoản mục TSCĐ cụ
thể tại công ty.
Trong dịch vụ kiểm toán BCTC, khách hàng của công ty loại hình sản xuất, kinh
doanh tuy đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm
không đáng kể và chủ yếu là TSCĐ hữu hình,số ít TSCĐ vô hình. Bên cạnh đó theo
kinh nghiệm và tính xét đoán nghề nghiệp cộng với đặc điểm sản xuất, kinh doanh
trong nước, Công ty có nhận định chủ quan về khoản mục TSCĐ trên BCTC nhìn chung
ít xảy ra gian lận sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực và hợp lý của
BCTC. Do đó, trong kiểm toán khoản mục TSCĐ công ty không xây dựng quy trình cho
từng loại TSCĐ mà xây dựng một quy trình chung cho tất cả các loại TSCĐ cũng như
chi phí khấu hao TSCĐ. Dựa vào đó, KTV sẽ phân tích, thiết kế thêm hoặc bớt một vài
thử nghiệm cho phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, phân bổ thời gian kiểm toán phù
hợp với nguồn lực hiện tại.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
43
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Các thử nghiệm chi tiết:
Thử nghiệm 1: Kiểm tra số dư đấu kỳ với kết quả kiểm toán năm trước.
Mục tiêu: Ghi chép chính xác.
Ở cuộc kiểm toán năm trước các KTV đã tìm ra các sai lệch (nếu có) và yêu cầu
đơn vị điều chỉnh trên sổ sách kế toán, số liệu được kiểm toán cuối kỳ trước là số đúng
của đầu kỳ này. Nhưng có thể vì một lý do nào đó mà số đầu kỳ này chưa khớp với số
liệu đã kiểm toán báo cáo kỳ trước nên việc đầu tiên KTV cần kiểm tra lại số dư đầu kỳ
của khoản mục TSCĐ.
Cách thực hiện: Đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm kiểm toán với số dư
cuối kỳ trên BCTC năm trước đã kiểm toán (nếu có); Nếu kiểm toán năm đầu tiên thì
KTV yêu cầu đơn vị cung cấp BCKT để đối chiếu kiểm tra, phát hiện sai lệch thì phỏng
vấn nhà quản lý và yêu cầu điều chỉnh.
Thử nghiệm 2: Kiểm tra tính đúng đắn của các sổ chi tiết TSCĐ và đối chiếu số
tổng cộng với sổ cái của đơn vị.
Mục tiêu: đảm bảo tính chính xác của các số liệu trên bảng chi tiết TSCĐ và sổ
cái.
Cách thực hiện: Từ sổ chi tiết TSCĐ và tính khấu hao của đơn vị, KTV sẽ kiểm
tra tính chính xác của số liệu trên sổ chi tiết này với bảng tổng hợp TSCĐ và chi phí
khấu hao.
Kiểm tra tính chính xác giữa bảng tổng hợp TSCĐ và tính khấu hao với sổ cái và
bảng cân đối kế toán, tìm nguyên nhân nếu có chênh lệch.
Việc kiểm tra tính chính xác của số liệu cũng được các KTV thông qua cộng
dọc, cộng ngang các số liệu trên bảng.
Thông thường số liệu trên sổ tổng hợp với sổ chi tiết sẽ khớp nhau do kế toán
tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết do kế toán TSCĐ cung cấp để vào sổ tổng hợp. Do đó,
nếu có sự chênh lệch nào thì KTV phải tìm hiểu do lõi của phần mềm kế toán trong việc
chuyển sổ hay do nguyên nhân nào khác.
Thử nghiệm 3: Lập bảng phân tích tổng quát về sự biến động của TSCđ và giá
trị hao mòn lũy kế.
Mục tiêu kiểm toán: Nhằm đảm bảo mọi TSCĐ ở đơn vị được ghi chép chính
xác.
Cách thực hiện: Sau khi đã đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với sổ tổng hợp
khớp với nhau (thử nghiệm 2), KTV tiến hành thu thập các tài liệu về tình hình tăng
giảm TSCĐ trong kỳ như: Bảng trích khấu hao từng tháng, sổ theo dõi tình hình tăng
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
44
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
giảm TSCĐ… để lập bản phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ, tính số dư cuối
kỳ.
Thử nghiệm 4: Kiểm tra số dư cuối kỳ với sổ cái và bảng cân đối kế toán.
Mục tiêu kiểm toán: đảm bảo số liệu trên sổ sách kế toán được tính toán và ghi
chép chính xác từ việc chuyển số dư đầu kỳ, ghi nhận nghiệp vụ cho đến việc tính ra số
dư cuối kỳ.
Thủ nghiệm 5: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ.
Mục tiêu kiểm toán: Hiện hữu, quyền, đánh giá, ghi chép chính xác.
Cách thực hiện: KTV sẽ liệt kê trên giấy làm việc chi tiết từng loại TSCĐ tăng
lên trong kỳ bao gồm ngày tháng ghi nhận tăng TSCĐ, giá trị, chứng từ ghi tăng… từ sổ
chi tiết tài khoản và đối chiếu với chứng từ gốc.
Trong kiểm toán nghiệp vụ tăng TSCĐ, KTV thường chú trọng đến việc thu thập
các bằng chứng về quyền sở hữu và tính có thật của tài sản như:
Đối với TSCĐ mua sắm mới cần thu thập hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua tài sản,
chứng từ vận chuyển, biên bản giao nhận TSCĐ… Đối với TSCĐ nhập khẩu từ nước
ngoài cần thu thập tờ khai nhập khẩu, giấy nộp thuế nhập khẩu cho tờ khai đó (nếu có),
chứng từ thanh toán, hóa đơn bán hàng, các chứng từ chứng minh việc chi trả như phiếu
chi, giấy báo nợ của ngân hàng, biên bản xác nhận công nợ.
Đối với TSCĐ tăng do đầu tư xây dụng cơ bản theo phương thức giao thầu: hợp
đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công, hóa đơn, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh
lý.
Đối với TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế tạo: các phiếu đề nghị, quyết định của
Ban giám đốc, các phiếu xuất kho, các hóa đơn mua vật tư phục vụ cho việc xây dựng,
bản kê chi phí nhân công, hồ sơ thiết kế dự án nghiệm thu hoàn công…
Đối với TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm kê: biên bản kiểm kê TSCĐ và quyết
định của hội đồng kiểm kê.
Đối với TSCĐ tăng do đánh giá lại: Biên bản họp Hội đồng quản trị, quyết định
của Ban giám đốc, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Đối với TSCĐ thuê tài chính: Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài
chính có tuân thủ quy định của hợp đồng thuê tài chính.
Thử nghiệm 6: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ giảm TSCĐ.
Mục tiêu: Đầy đủ, đánh giá, chính xác.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
45
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Cách thực hiện: KTV sẽ xây dựng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong năm
từ sổ chi tiết hoặc sổ cái Tài khoản TSCĐ với các chỉ tiêu: tên TSCĐ giảm, ngày giảm
TSCĐ, nguyên giá, hao mòn lũy kế của tài sản. Đồng thời thu thập bằng chứng kèm
theo như: biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chứng từ để ghi sổ chi phí và thu nhập
trong quá trình này.
Thử nghiệm 7: Xem xét chính sách khấu hao và tính lại khấu hao TSCĐ. (Theo
thông tư 203/2010/TT-BTC hướng dẫn về quản lý và khấu hao TSCĐ)
Mục tiêu: phát sinh, đầy đủ, ghi chép chính xác và trình bày công bố.
Công việc thực hiện: Vì mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán chi phí khấu
hao là xem xét khấu hao có được đánh giá đúng đắn hay không nên KTV thường cụ thể
hóa mục tiêu này theo hai nội dung cơ bản là kiểm toán tính nhất quán của phương pháp
tính khấu hao TSCĐ giữa các kỳ và tính chính xác của việc tính khấu hao.
Đối với kiểm tra tính nhất quán của phương pháp tính khấu hao, KTV
cần xem xét: thời gian sử dụng hữu ích của tài sản mua vào trong năm; Phương
pháp khấu hao; Giá trị còn lại ước tính vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản; và các chính sách của công ty khách hàng về khấu hao tài sản và thanh lý
nhượng bán tài sản trong năm.
Để kiểm tra tính chính xác của việc tính khấu hao, KTV tự tính lại khấu
hao dựa vào chính sách khấu hao của đơn vị đã được xem xét theo từng loại
TSCĐ. Sau đó, so sánh với tổng số phát sinh có của Tài khoản 214.
2.3.3
Việc thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trên thực tế tại khách hàng
Công ty ABC
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc vào ngày
31/12/2011 của Công ty ABC.
Hình thức sở hữu vốn : Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài
Lĩnh vực kinh doanh : sản xuất
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất kinh doanh, gia công bao bì lon rỗng bằng
kim loại, in ấn trên thép tấm mạ thiếc, sản xuất các loại nắp bằng kim loại.
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến
Báo cáo tài chính: không có
Phương pháp kế toán tài sản cố định
Nguyên giá tài sản cố định
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
46
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Những chi phí cải tạo và làm mới
thì được ghi vào tài sản cố định, những chi phí bảo trì và sửa chữa được ghi vào chi phí
của năm hiện hành.
Khấu hao
Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản cố định. Thời gian khấu hao được áp
dụng phù hợp với khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định được ban hành theo
Thông tư Số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính. Thời gian khấu hao
của các tài sản như sau:
Văn phòng, nhà xưởng, vật kiến trúc
05 – 43 năm
Máy móc thiết bị
02 – 8 năm
Phương tiện vận tải
06 – 10 năm
Thiết bị quản lý
04 – 8 năm
Tài sản khác
02 – 40 năm
Các tài sản cố định vô hình khác
06
năm
Căn cứ vào báo cáo kiểm toán năm trước (do chính Công ty lập), hồ sơ kiểm
toán lưu và Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC năm nay, KTV lập leadshed như
sau:
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
47
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
THĂNG LONG - TDK
Tên khách hàng:
Ngày khóa sổ:
D710
Tên
ABC
1/1
Ngày
Người thực hiện
31/12/2011
Người soát xét 1
Nội dung: BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP TSCĐ
Người soát xét 2
TK
211
2111
2112
Diễn giải
TSCĐ hữu hình
Nhà cửa
Máy móc, thiết bị
Giấy tờ
12/31/2011
chi tiết
Trƣớc KT
5,488,039,035
119,856,480
2113 TS thuê TC chuyển
sở hữu
2114 Thiết bị, dụng cụ
quản lý
213 TSCĐ vô hình
2141 Hao mòn TSCĐ
hữu hình
2143 Hao mòn TSCĐ
vô hình
Tổng cộng
Điều
chỉnh
thuần
-
12/31/2011
Sau KT
-
12/31/2010
Biến động
Sau KT
291,651,709
99,887,928
Giá trị
5,196,387,326
19,968,552
71,102,681
10,696,615
Tỷ lệ Ghi chú
1782%
19.99%
81,799,296
-
-
5,071,944,150
-
-
214,439,109
-
-
120,661,100
18,779,616
-
-
18,779,616
(764,476,150)
-
-
(118,085,313)
(646,390,837)
547.39%
(18,779,616)
-
-
(18,257,960)
(521,656)
2.86%
vvv
xxx
174,088,052
4,549,474,833
PY c/c
4,723,562,885
c/c TB,GL
-
15.04%
5,071,944,150
93,778,009
-
77.72%
-
TB,GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và Sổ Cái
PY: Khớp với BCKT năm trước
c/c: Kiểm tra việc cộng tổng và đồng ý
vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán
xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm toán
Phân tích biến động:
Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình tăng vì trong năm mua săm mới nhiều TSCĐ và TS thuê tài chính chuyển sở hữu
Giá trị còn lại TSCĐ vô hình = 0 vì trong năm không PS tăng các TSCĐ vô hình, trong năm khấu hao hết GTCL
Chi phí khấu hao năm nay tăng nhiều so với năm trước là do nhiều TSCĐ thuê tài chính chuyển quyền sở hữu
Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011)
(Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA)
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
48
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Thăng Long - TDK
D810
Tên khách hàng:
Tên
ABC
Ngày khóa sổ:
1/1
Ngày
Người thực hiện
31/12/2011
Người soát xét 1
Nội dung: BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
Người soát xét 2
Giấy tờ 12/31/2011
Điều 12/31/2011 12/31/2010
Biến động
TK Diễn giải
chi tiết Trƣớc KT
chỉnh Sau KT
Sau KT
Giá trị
Tỷ lệ Ghi chú
212 TSCĐ thuê tài chính
HĐ thuê số C080418201 ngày 17/4/2008 4,726,930,722
9,798,874,872 (5,071,944,150)
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài
(1,062,158,008)
(1,689,345,545) 627,187,537
chính
Tổng cộng
3,664,772,714
c/c TB,GL
vvv
xxx
8,109,529,327 (4,444,756,613)
PY c/c
TB,GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và Sổ Cái
PY: Khớp với BCKT năm trước
c/c: Kiểm tra việc cộng tổng và đồng ý
vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán
xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm toán
Phân tích biến động:
Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính giảm do trong năm hết hạn hợp đồng và chuyển quyền sở hữu
Việcchuyển quyền sở hữu TSCĐ thuê tài chính dẫn đến giảm hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Vì những lý do nêu trong mục 2.3.2, nên khi thực hiện việc kiểm toán khoản
mục TSCĐ KTV đi thẳng vào các thử nghiệm chi tiết phù hợp với từng cơ sở dẫn liệu
cụ thể. Sau khi lập xong bảng tổng hợp, KTV dựa trên sổ nhật ký chung vẽ chữ T tìm
đối ứng bất thường. Đồng thời xem xét diễn dãi không hợp lý của các nghiệp vụ phát
sinh. Và tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán đáp ứng các cơ sở dẫn liệu, thể hiện
trên giấy làm việc.
Mục tiêu: tính hiện hữu, phát sinh, ghi chép chính xác.
Cách thực hiện: KTV thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ của đơn vị; Liệt kê
các tài sản tăng giảm trên giấy làm việc đối chiếu với chừng từ phát sinh.
Mục tiêu: Trình bày và công bố.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
49
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Cách thực hiện: Kiểm tra xem xét đơn vị có thể hiện đúng khấu hao, nguyên
giá, thời gian khấu hao; Chú ý những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử
dụng.
Mục tiêu: phát sinh, đầy đủ, ghi chép chính xác (Kiểm toán chi phí khấu
hao)
Cách thực hiện: Tính lại bảng phân bổ, kiểm tra cả về số học, công thức và
tổng sổ. So sánh số KTV tự tính với số liệu trên sổ sách, xem xét tính hợp lý của
thời gian phân bổ.
Riêng đối với TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê tài chính chuyển quyền sở hữu,
KTV thu thập hợp đồng đối chiếu nguyên giá, thời gian thuê…; Biên bản nghiệm thu TS
thuê (bên thuê ký, đóng dấu); Bảng tài sản thuê tài chính ( bao gồm nội dung: tên tài
sản, số lượng, đơn giá…) Thõa thuận chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính (có số hợp
đồng, chữ ký, con dấu hai bên…)
Giấy báo thanh toán tiền thuê:
Số HĐ
C080418
Kỳ
VAT
Lãi thuê
Tiền lãi
điều chỉnh
quá
hạn
Phạt
chậm
thanh
Tổng cộng
toán
138.559.632
6.213.146
6.333.809
3.161.905
0
0
154.273.492
138.559.632
6.213.146
6.333.809
3161905
0
0
154.273.492
147.766.585
0
42.468.518
2.123.426
0
0
192.308.529
Subtotal
147.766.585
0
42.468.518
2.123.426
0
0
192.308.529
Total
286.276.217
6.213.146
48.082.327
5.290.331
0
0
346.082.021
201
31
Vốn gốc
Lãi
Subtotal
C101132
902
2
Chuyển dư của kỳ trước
0
Tổng số tiền phải trả
346.082.021
Tiền lãi Điều chỉnh = Dư nợ*lãi suất chênh lệch/12
Lãi suất chênh lệch = (lãi suất cơ bản hiện hành của CILC + Biên độ) – lãi suất trên thông báo
bắt đầu thuê.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
50
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
THĂNG LONG - TDK
Khách hàng:
Niên độ:
Nội dung:
Tên
ABC
31/12/2011
TSCĐ
Ngày
Người thực hiện
Người soát xét 1
Người soát xét 2
Kiểm mẫu tăng TSCĐ
Date
DocumentID
CreditAcct Số tiền
Mem
2114000 - Thiết bị dụng cụ quản lý
10-Aug-11
CP2352-02811 Mua 03 bộ máy vi tính / Buying 03 sets of computer
1121100
34,994,286
26-Sep-11
CP035-0911
1111000
11,285,714
6-Nov-11
CP352-011111 Mua 1 máy vi tính / Buying 01 set computer for ID
1121100
21,936,190
30-Nov-11
CP056-1111
Mua 1 máy vi tính xách tay/ Buyinng 01 laptop
1111000
13,800,000
5-Dec-11
CP013-1211
Mua 1 máy lạnh phòng họp/ Buying 01 A/C for meeting room
1111000
11,761,819
PS7238
Mua 1 máy phát điện/ Buying 01 generator
3310000
56,952,381
PS90946
CP lắp đặt máy phát điện/ Fee for installation-
3310000
5,924,000
Mua 1 máy vi tính Core 2 Quad Q8400/ Buying 01 computer
2112000 - Máy móc thiết bị
30-Jun-11
156,654,390
√
µ
β
2.3.4
Hóa đơn, chứng từ ngân hàng
Hóa đơn, pchi, bảng báo giá
Hóa đơn, pchi, Phiếu nghiệm thu lắp đặt
Kết luận về thực tế việc thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán BCTC dựa trên quy trình kiểm toán mẫu của VACPA.
Sau khi tìm hiểu thực tế việc thực hiện công việc kiểm toán khoản mục TSCĐ
trong kiểm toán BCTC của Công ty tại Công ty ABC, đồng thời dựa trên cơ sở
quy trình kiểm toán mẫu của VACPA em xin đưa ra một số nhận xét sau:
Nhìn chung, KTV đã thực hiện tương đối đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết
đối với việc kiểm toán khoản mục TSCĐ và kiểm tra chi phí khấu hao. Tuy
nhiên, dựa vào kinh nghiệm, tính xét đoán nghề nghiệp và giới hạn thời gian…,
KTV đã thực hiện khá sơ sài (bỏ qua) các thủ tục kiểm toán như sau:
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
51
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
STT
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Thủ tục
Thực tế
thực hiện
I. Thủ tục chung
1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm Đọc lướt,
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán không thể
hiện hành.
hiện trên
WP.
2
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Có thực hiện
Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và
giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
II. Kiểm tra phân tích
1
So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu
hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư năm
nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động
lớn.
2
Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích Chỉ thực hiện
của tài sản, so sánh với Thông tư số 203/TT-BTC ngày chọn mẫu.
20/10/2009 và CMKT liên quan.
3
So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên Bỏ qua
độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi.
Thực hiện
việc đánh giá
khá chủ
quan.
III. Kiểm tra chi tiết
*
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,:
1
Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ theo
nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế:
1.1
Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tổng hợp
Có
1.2
Đảm bảo số dư trên bảng tổng hợp khớp với số liệu trên Sổ Cái.
Có
1.3
Chọn mẫu các tài sản tăng trong năm để tiến hành kiểm tra các Có (chọn
chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm mẫu 100%)
TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
52
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
1.4
Đối chiếu chí phí lãi vay được vốn hóa trong kỳ với phần hành Bỏ qua (được
kiểm toán E100-Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn.
thực hiện
trong E100)
1.5
Soát xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh Có
trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện.
1.6
Kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp vụ nhượng Có
bán, thanh lý TSCĐ theo chủng loại, nhóm; tính toán các khoản
lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trên cơ sở các chứng từ
liên quan.
2
Quan sát thực tế TSCĐ:
2.1
Tham gia kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo rằng việc Không thực
kiểm kê được thực hiện phù hợp với các thủ tục và chênh lệch hiện (Thu
giữa số thực tế và kế toán được xử lý thích hợp.
thập biên bản
kiểm kê)
2.2
Trong trường hợp không tham gia kiểm kê cuối kỳ, thực hiện Không thực
quan sát tài sản tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu hiện.
ngược để xác định TSCĐ thực tế của DN tại ngày lập bảng
CĐKT.
2.3
Lấy xác nhận của bên thứ ba giữ TSCĐ (nếu có) hoặc trực tiếp Không thực
quan sát (nếu trọng yếu).
hiện.
3
Kiểm tra chi tiết tính khấu hao TSCĐ:
3.1
Thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu bảng Có
tính khấu hao với số dư trên Sổ Cái.
3.2
Xem xét tính phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu hao và Xem xét sơ
phân bổ đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và chi phí cũng lược, không
như tình trạng sử dụng của tài sản.
thể hiện trên
WP
3.3
Ước tính khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của DN.
3.4
Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, Có
nhượng bán TSCĐ.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
53
Có
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
3.5
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu Xem xét sơ
hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí như: chi lược, không
phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
thể hiện trên
WP
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
54
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHƢƠNG TRÌNH
KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN THĂNG LONG - TDK
3.1 Nhận xét chung và cả về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong
kiểm toán BCTC tại Công ty
3.1.1
Ƣu điểm:
Tuy mới thành lập nhưng CNMN Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng
Long – TDK đã sớm hòa nhập với trình độ kiểm toán cả nước. Công ty đã tiến hành
công việc kiểm toán đối với hầu hết loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ
phần,… Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thêm kinh nghiệm kiểm toán, tư
vấn cho các nhân viên của công ty. Hơn nữa, việc tiếp cập với nhiều loại hình doanh
nghiệp sẽ giúp nhân mở rộng sự học hỏi và hiểu biết bên cạnh sự tăng thêm uy tín của
Công ty.
Ngoài ra, với đội ngủ nhân viên có trình độ, giàu kinh nghiệm, ham học hỏi, có
tinh thần đoàn kết, các kiểm toán viên đi trước luôn giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý và chỉ
đạo các KTV mới cũng như các trợ lý kiểm toán chưa có kinh nghiệm. Đồng thời Công
ty cũng xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, qua đó
tạo điều kiện cho Công ty có những bước phát triển vững chắc. Với mục tiêu ngày càng
nâng cao uy tín nghề nghiệp và tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc trong môi trường
kiểm toán Việt Nam, Công ty luôn duy trì và tạo mối quan hệ tốt với khác hàng trước,
trong và sau khi kiểm toán. Công ty đã và đang có chiến lược nhằm đào tạo nhân viên
trẻ từ các trường đại học cũng như vận dụng các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến trên thế
giới.
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng của công ty được xây dựng trên cơ sở chuẩn
mực kế toán, kiểm toán Việt Nam nên đáp ứng được yêu cầu thực hiện kiểm toán trong
điều kiện kinh tế hiện nay.
Các thử nghiệm trong chương trình kiểm toán TSCĐ được thiết kế rõ ràng và có
sự linh hoạt nhất định, do đó mỗi KTV khi thực hiện công việc kiểm toán có thể dựa vào
kinh nghiệm chuyên môn của mình tự đưa ra các thử nghiệm phù hợp nhất với đặc điểm
riêng của từng đơn vị được kiểm toán. KTV có thể thiết kế hay giảm bớt một số thử
nghiệm không cần thiết. Chính điều này sẽ giúp kiểm toán viên ngày càng năng động,
làm việc hiệu quả và nâng cao khả năng chuyên môn.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
55
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Một ưu điểm lớn khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ là việc KTV đã tiến
hành kiểm tra định hướng trước khi kiểm tra chi tiết. Điều này giúp các KTV xác định
được mục tiêu nào là trọng tâm phải tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ, đối với phần nào
chỉ tiến hành kiểm tra chọn mẫu. Từ việc phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của khách
hàng, KTV cũng xác định được những khoản nào bất thường để tập trung kiểm tra. Mức
trọng yếu cũng được xác định rõ ràng cho từng khoản mục giúp cho KTV có thể giảm
bớt rủi ro kiểm toán bằng cách tập trung kiểm tra vào những khoản mục trọng yếu.
Ngoài việc thu thập bằng chứng có giá trị, Công ty còn quy định việc lưu trữ hồ
sơ kiểm toán khoa học và hợp pháp nên đã tạo được hiệu quả làm việc cao. Các bằng
chứng được các KTV thu thập, lưu trữ trong các hồ sơ theo từng loại và theo thứ tự công
việc thực hiện sẽ giúp các KTV thực hiện công việc một cách tốt nhất, thu thập đầy đủ
bằng chứng để làm cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và đưa ra ý kiến sau cùng. Việc lưu
trữ các file hồ sơ này giúp cho KTV khác có thể nghiên cứu, tìm hiểu như một tài liệu
thực tế mẫu, để hiểu về tính đa dạng, phức tạp của các loại hình doanh nghiệp khác
nhau, từ đó có thể rút ra được các kiến thức về sử lý chuyên môn, hiểu thêm về thực tế.
Việc lưu lại các file làm việc cũng giúp cho KTV dễ dàng tra cứu, tìm đủ các bằng
chứng cần thiết trong trường hợp cần chứng minh cho ý kiến của mình và tạo điều kiện
thuận lợi cho giám đốc kiểm tra hồ sơ dễ dàng khi phê duyệt báo cáo.
Các kiểm toán viên có trình độ cao kết hợp với kinh nghiệm bản thân có thể nắm
bắt nhanh chóng hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán từ đó định hướng và lập kế
hoạch kiểm toán tốt hơn. Ưu điểm này giúp rất nhiều trong quá trình kiểm toán vì tiết
kiệm được thời gian và giảm bớt được khối lượng công việc.
3.1.2
Nhƣợc điểm:
Bên cạnh những ưu điểm đã nói ở trên, công tác thực hiện kiểm toán khoản mục
TSCĐ nói riêng và kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung ở CNMN Công ty TNHH
Kiểm toán & Tư vấn Thăng Long - TDK còn tồn tại một số những hạn chế nhất định.
Đặc biệt là trong điều kiện thực tế hiện nay ngày càng đòi hỏi cao ở chất lượng kiểm
toán.
Quy trình kiểm toán tại công ty đang áp dụng còn mang tính chất chung, tổng
quát, chưa cụ thể, chưa xây dựng được các quy trình riêng giành cho từng ngành, từng
loại hình công ty. Vấn đề này gây nhiều lúng túng, khó khăn cho KTV trong việc triển
khai kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là đối với khách hàng mới và có đặc thù kinh doanh
không quen thuộc. Điều này có thể làm cho chất lượng cuộc kiểm toán không được đảm
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
56
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
bảo và có thể đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC là không chính xác
gây rủi ro cao, cho người sử dụng BCTC đã được kiểm toán này.
Khi kiểm toán tại các công ty sản xuất, tài sản cố định chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản. Việc đánh giá chính xác giá trị còn lại của các TSCĐ là rất quan
trọng. Công việc này đòi hỏi KTV phải có kiến thức sâu sắc bản chất của các tài sản cố
định để kiểm tra. Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại như ngày nay, để
nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp đều không ngừng
cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó,
tài sản cố định tại những doanh nghiệp này thường xuyên có sự biến động, đối với
những tài sản là các máy móc thiết bị hiện đại KTV sẽ khó xác định được giá trị chính
xác của nó. Trên thực tế, các KTV chỉ có thể nắm chắc được các kiến thức về nghiệp vụ,
còn đối với các máy móc thiết bị không thuộc về chuyên môn nên việc đánh giá chúng
sẽ thiếu chính xác và trở thành một khó khăn đối với các KTV.
Về việc kiểm tra, đánh giá HTKSNB: Tìm hiểu HTKSNB tại đơn vị khách hàng là
một bước quan trọng để các KTV có cái nhìn tổng quát về khách hàng, xác định mức rủi
ro kiểm soát để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản một cách
phù hợp nhất. Việc này nếu được tiến hành bài bản sẽ giúp cho cuộc kiểm toán đạt hiệu
quả tối ưu khi có thể rút ngắn những thủ tục không cần thiết mà vẫn đưa ra những kết
luận chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế, công ty chỉ tiến hành đánh giá HTKSNB tương
đối kỹ đối với những khách hàng mới, kiểm toán năm đầu tiên, còn đối với những
khách hang đã kiểm các năm trước thì việc làm này khá sơ sài. Đối với kiểm toán khoản
mục TSCĐ, công ty có đưa ra quy chế cụ thể nhưng lại ít thực hiện trên thực tế. Phương
pháp mà KTV thực hiện chủ yếu là phỏng vấn đơn vị khách hang, rồi dựa vào kinh
nghiệm của mình thu thập tài liệu tóm tắt lại trên giấy làm việc. Công việc được tiến
hành khá đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn thời gian nhưng đem lại bằng chứng không cao vì
bằng chứng ít tin cậy, phụ thuộc nhiều vào người phỏng vấn và không được lưu trữ
trong hồ sơ kiểm toán.
Về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: KTV ít thực hiện các thử nghiệm
kiểm soát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc kết hợp với phỏng vấn nhân viên, và
thu thập tài liệu để đưa ra đánh giá rồi đi ngay vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ
bản. Một phần cũng là kết quả của việc thực hiện việc đánh giá HTKSNB sơ sài. Bên
cạnh đó, xuất phát từ thực tế Công ty ít thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nên các thử
nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chương trình kiểm toán không những không thể bỏ qua
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
57
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
mà còn không được giới hạn, rút ngắn thời gian và phạm vi thực hiện. Chính từ việc
thực hiện ít các thử nghiệm kiểm soát sẽ không giúp ích nhiều cho kiểm toán viên trong
việc điều chỉnh thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong
chương trình kiểm toán. Nếu giảm bớt được các thử nghiệm cơ bản không những tiết
kiệm chi phí, thời gian mà còn giúp cho khách hang hoàn thiện HTKSNB của đơn vị
khách hàng.
Về việc thực hiện các thủ tục phân tích: Thực tế, Công ty kiểm toán Thăng Long –
TDK tiến hành khá ít các thủ tục phân tích (đôi khi còn bỏ qua thủ tục này), cũng như
chỉ dừng lại ở các thủ tục phân tích tương đối đơn giản, không đi sâu vào các thủ tục
phức tạp đối với khoản mục TSCĐ. Chưa đánh giá được xu hướng biến động của TSCĐ
và chi phí khấu hao qua các năm, chưa khoanh vùng được các nghiệp vụ cần kiểm tra
chi tiết hơn. Điều này có thể giải thích bởi vì kỹ thuật phân tích đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm cũng như bị tác động nhiều yếu tố. Chẳng hạn:
Việc phân tích của KTV sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên
hệ với nha, ngoài ra thủ tục phân tích chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu trọng yếu như
khoản mục TSCĐ thì không thể dung kỹ thuật phân tích đơn thuần mà phải kết hợp
với các thủ tục khác.
KTV phải đánh giá được hiệu lực của HTKSNB bởi lẽ, chỉ khi HTKSNB hoạt
động hữu hiệu thì việc phân tích mới hợp lý.
KTV muốn thủ tục phân tích đem lại kết quả tốt nhất phải có sự hiểu biết sâu sắc
về những tiêu chuẩn ngành kinh doanh của từng đơn vị được kiểm toán.
Chính vì những lý do nêu trên, nên gần như KTV sẽ tiến hành liền các thử
nghiệm chi tiết mà không tốn nhiều thời gian cho thủ tục phân tích.
Về việc chọn mẫu trong khi kiểm toán: chọn mẫu theo cảm tính (chọn mẫu phi xác
suất), điều này chưa đảm bảo tính khách quan và thường tập trung vào những nghiệp vụ
có phát sinh lớn nên nếu có sai sót ở nghiệp vụ phát sinh nhỏ nhưng tần suất xuất hiện
lớn sẽ dẫn tới sai lệch trong yếu trên BCTC. Vì vậy, rủi ro chọn mẫu phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực, kinh nghiệm của người chon mẫu. Tuy nhiên, đối với khoản mục TSCĐ
do số lượng các nghiệp vụ phát sinh trong ký ít nên KTV thường kiểm tra 100% các
nghiệp vụ này. Các KTV không tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tại đơn vị, hay
chọn mẫu kiểm kê, mà chấp nhận Biên bản kiểm kê do khách hàng cung cấp. Vì vậy, cơ
sở dẫn liệu về hiện hữu chưa được bảo đảm.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
58
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Quy trình kiểm toán mẫu của VACPA: Là một trong các đơn vị áp dụng quy trình
kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Việc thực hiện theo quy trình này giúp KTV kiểm
soát được chặt chẽ, tối đa nhũng thủ tục kiểm toán cần thiết. Nhưng việc áp dụng quy
trình kiểm toán mẫu liệu có phù hợp với nhân lực, thời gian, việc cân đối giữa chi phí và
lợi ích của Công ty.
3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán Báo cáo tài chính của Công ty
Từ những mặt còn tồn tại mà em đưa ra trong quá trình nghiên cứu quy trình kiểm
toán tài sản cố định tại CNMN Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Thăng Long TDK, em xin được đưa ra một số những phương hướng để khắc phục những tồn tại trên
nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty.
3.2.1
Đối với Công ty:
Để có thể ngày càng thu hút nhiều khách hàng và chất lượng kiểm toán ngày
càng được nâng cao thì quy trình kiểm toán tại Công ty cần xây dựng riêng cho từng
ngành, từng loại hình doanh nghiệp để có thể tiếp nhận bất cứ khách hàng nào mà không
bị lúng túng. Và nên lập thành một bộ phận riêng biệt để kiểm tra, soát xét chất lượng hồ
sơ kiểm toán, người kiểm tra, soát xét chất lượng các hồ sơ kiểm toán phải độc lập và
được sự bổ nhiệm của ban giám đốc.
Về việc đánh giá HTKSNB: Mặc dù trong quy trình kiểm toán của Công ty có mục
tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của khách hàng nhưng trong thực tế công việc này ít
được KTV quan tâm. Việc tìm hiểu HTKSNB sẽ giúp công ty nâng cao được chất lượng
kiểm toán, tiết kiệm được thời gian, công sức. Do đó, việc tiến hành đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát với TSCĐ nói riêng tại công ty khách hàng cần
được tiến hành chặt chẽ hơn. KTV cần tiến hành kết hợp giữa hình thức phỏng vấn
khách hàng và quan sát thực tế một cách hiệu quả. Dưới đây em xin được đề xuất một
vài ý kiến về tìm hiểu HTKSNB như sau:
Đối với các khách hàng quen thuộc, KTV nên dựa vào những nguồn thông tin
quan trọng từ những năm trước được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Đối với những khách
hàng mới, KTV nên tham khảo kinh nghiệm của những KTV đã từng kiểm toán tại đây.
Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp KTV thu thập được những bằng chứng về hoạt
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
59
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng. KTV cần thiết lập một bảng những
câu hỏi liên quan đến quản lý TSCĐ và yêu cầu những người có trách nhiệm trả lời.
KTV cần tìm hiểu rõ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ, việc kiểm tra và
theo dõi những tài sản mới được mua về ra sao. Nhận xét về tính hợp lý chung trong
khâu quản lý TSCĐ, nhận định về tính chính xác của thông tin qua điều tra phỏng vấn.
KTV cần lập một sơ đồ miêu tả quy trình kiểm soát TSCĐ tại công ty khách
hàng. Dựa trên sơ đồ cần chỉ ra những điểm được và những điểm còn yếu kém, chưa
chặt chẽ.
Hiện nay, việc kiểm tra về mặt vật chất đã được các KTV thực hiện nhưng chưa
phổ biến. Thông qua quan sát vật chất TSCĐ, KTV sẽ kết luận được rằng TSCĐ đang
sử dụng tại công ty có bị lạc hậu, xuống cấp không. Hoạt động của máy móc có được
vận hành tốt theo công suất, tiêu chuẩn không, qua đó đánh giá được hiệu quả của việc
sử dụng tài sản cố định.
Về kiểm toán trong môi trường tin học hóa: Ngày nay, công nghệ thông tin phát
triển nhanh và ứng dụng rộng rãi. Công việc kế toán hiện nay rất cần sự hỗ trợ của tin
học hóa trong quá trình lưu trữ và xử lý thông tin. Không chỉ những doanh nghiệp lớn
mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ cũng đang từng bước ứng dụng tin học vào hệ
thống kế toán của doanh nghiệp mình, Chính vì lý do đó mà kiến thức tin học của KTV
hiện nay là thật sự cần thiết. Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán nhờ tin học
hóa mà thao tác dữ liệu thu thập được rất nhanh và chính xác. Hơn thế nữa, quá trình
kiểm toán buộc KTV cần tiếp cận nguồn thông tin của đơn vị. Nếu kiểm toán viên nắm
bắt được các chương trình xử lý dữ liệu mà đơn vị đang áp dụng thì thật là hữu ích.
Ngoài việc thu thập được các thông tin cần thiết, việc xem xét và đánh giá phần
mềm kế toán tại đơn vị giúp KTV có thể đánh giá tính đáng tin cậy về số liệu mà khách
hàng cung cấp thông qua chương trình xử lý mà khách hàng áp dụng. Một phần mền kế
toán tốt có thể để lại nhiều dấu vết kiểm toán mà nếu khai thác vấn đề này KTV sẽ nhận
định được rất nhiều nội dung liêm quan đến KSNB tại đơn vị.
Chính vì thế, ngoài những phần mềm thông dụng trong việc hỗ trợ soạn thảo văn bản
và các phần mềm bảng tính hỗ trợ trong việc xử lý số liệu khi kiểm toán, KTV cần tìm
hiểu những phần mềm kế toán và cả kiến thức về phương pháp đánh giá một phần mềm
kế toán được xem là đáng tin cậy.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
60
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
3.2.2
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Đối với quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ:
Sử dụng ý kiến chuyên gia:
Như đã nêu ở trên, việc đánh giá tài sản cố định đối với các KTV là khó khăn, độ
chính xác không cao. Đề xuất giải quyết cho vấn đề này là thuê chuyên gia. Để đảm bảo
chất lượng cuộc kiểm toán thì việc sử dụng ý kiến chuyên gia trong những trường hợp
này là rất cần thiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu về khách hàng,
KTV cần đánh giá tính phức tạp của tài sản cố định để cân nhắc việc sử dụng ý kiến của
chuyên gia bên ngoài. Sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia bên ngoài là một loại
bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục tài sản cố định giúp cho KTV đưa ra ý
kiến đánh giá chính xác hơn về số liệu kiểm toán.
Khi mời các chuyên gia thì cần xem xét tới trình độ cũng như sự khách quan của
các chuyên gia và giá phí của việc sử dụng ý kiến này nhằm đảm bảo chất lượng của các
ý kiến đánh giá cũng như chi phí kiểm toán được hợp lý.
Hoàn thiện thủ tục phân tích:
Để quy trình phân tích có hiệu quả, KTV nên kết hợp với khả năng xét đoán
nghề nghiệp để phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân của những
biến động và sự kiện phát sinh bất thường. KTV cần phân tích kết hợp với số liệu chung
toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác trong ngành. Việc tính
ra các tỷ suất tài chính đã được các kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa đi sâu vào
phân tích. KTV có thể tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho sự tăng lên hay
giảm xuống của một số tỷ suất. So sánh giá trị của các tỷ suất với tỷ suất bình quân
trong toàn ngành. Ví dụ như tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư
=
TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất này đối với mỗi ngành kinh doanh sẽ có một giá trị hợp lý khác nhau:
đối với ngành chế biến thực phẩm vào khoảng 0,1 – 0,3, ngành công nghiệp luyện kim
là 0,7, ngành khai thác dầu khí là 0,9.
Như đã trình bày ở trên, thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ
được KTV tiến hành chủ yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, ở hai giai đoạn sau của cuộc
kiểm toán được thực hiện không nhiều. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
61
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
thể áp dụng thủ tục phân tích bằng cách dự đoán số dư tài khoản liên quan đến khoản
mục TSCĐ như hao mòn, chi phí khấu hao… Để ước tính được các số liệu này KTV cần
phải đảm bảo tính độc lập và tin cậy của các dữ liệu tài chính. Sau đó, tiến hành so sánh
giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính, tiến hành phân tích nguyên nhân của những chênh
lệch. Mức chênh lệch này được so sánh với một giá trị được xác định gọi là ngưỡng có
thể chấp nhận được (threshold). Mức chênh lệch tính ra được so sánh với threshold, nếu
nhỏ hơn thì không cần phải điều chỉnh, ngược lại thì cần phải điều chỉnh.
Đối với kiểm kê TSCĐ:
Khi tiến hành kiểm kê TSCĐ, KTV nên kết hợp với việc tham khảo ý kiến của
chuyên gia, các cơ quan chuyên ngành đối với những tài sản mà không quan sát thực tế
được, KTV không thể đánh giá đúng giá trị thực của tài sản. Vì thời gian kiểm toán sau
ngày kiểm kê TSCĐ của đơn vị (31/12) nên KTV không thể tham gia kiểm kê tại mộ số
đơn vị, KTV nên thực hiện những thủ tục thay thế sau:
Từ bảng khấu hao TSCĐ tiến hành chọn ra một số TSCĐ có giá trị lớn,
và những TSCĐ tăng vào cuối niên độ để kiểm tra lại
Nếu những TSCĐ bị kiểm kê không có tại đơn vị, KTV sẽ tiến hành
kiểm tra các chứng từ liên quan chứng minh quyền sở hữu của đơn vị đối với
TSCĐ đó, hoặc gửi thư xin xác nhận của bên thứ 3 (nếu có).
Cần bổ sung thêm bước công việc kiểm tra chi phí vay được vốn hóa vào chương
trình kiểm toán TSCĐ để việc ghi nhận tăng tài sản trong kỳ được hợp lý và đầy đủ hơn.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
62
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
LỜI KẾT LUẬN
Dịch vụ kiểm toán là một loại hình dịch vụ còn mới mẻ tại Việt Nam, nền kiểm
toán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ mặc dù còn rất non trẻ. Đặc
biệt, trong những ngành đòi hỏi niềm tin của người tiêu dùng, danh tiếng hãng và được
kiểm soát bởi các qui định rất chặt chẽ về chất lượng dịch vụ như ngành kiểm toán. Một
câu hỏi được đặt ra là tại sao loại hình cung cấp những dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài
chính giống nhau cho cùng một khách hàng, chưa xét đến chất lượng kiểm toán (vì nó
chỉ xác định được chính xác sau khi cuộc kiểm toán kết thúc) nhưng phí kiểm toán mà
các công ty khác nhau đưa ra lại khác nhau, thậm chí là có chênh lệch rất lớn mà vẫn
được khách hàng chấp thuận, câu trả lời là: Thương hiệu. Một công ty, muốn phát triển
bền vững, phải tạo được uy tín, thương hiệu cho riêng mình, đó thực sự là mong muốn,
mục đích lâu dài của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong bất kỳ công ty nào.
Chính vì vậy, đối với ngành kiểm toán độc lập nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn Thăng Long – TDK nói riêng, trong nền kinh tế thị trường phát triển như hện
nay, dịch vụ mà Công ty cung cấp đòi hỏi phải hoàn hảo, có chất lượng cao, giá cả hợp
lý có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Đó là một thử thách rất lớn mà Công ty
luôn phải đối đầu. Tuy nhiên, Công ty là CNMN của Tổng công ty trụ sở chính ở Hà
Nội, là một trong số ít các công ty kiểm toán được Hội kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam (VACPA) đề cử giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top trade services
awards” 3 năm liên tục 2008, 2009, 2010, đã tạo rất nhiều thuận lợi nâng cao uy tín cũng
như vị thế của Công ty. Với một đội ngủ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, luôn nhạy
bén với sự đổi mới chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, vận dụng phù hợp với quy
định chung của Nhà nước, Công ty đã từng bước vươn lên và ngày càng hoàn thiện
trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn.
Dựa trên cơ sở những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu ở trường, kết hợp với
thực tập thực tế tại Công ty, được sự giúp đỡ góp ý tận tình của giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh cùng các anh, chị trong công ty, em đã tìm hiểu về Công
ty nói chung, tổ chức quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại Công ty nói
riêng. Em đã đưa đưa ra một số nhận xét và kiến nghị chân thành trên với mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán BCTC của Công ty. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời
gian nên việc mắc phải những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu cũng như đưa ra một số
nhận xét, kiến nghị có thể chưa hợp lý là việc không thể tránh khỏi. Rất mong nhận
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
63
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
được sự góp ý của cô và các anh, chị trong Công ty để báo cáo của em được hoàn thiện
hơn nữa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Linh đã hướng dẫn
và Công ty đã tạo điều kiện để em hiểu sâu hơn về đề tài và hoàn thành bài báo cáo này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 04 năm 2012
Sinh viên: Lê Thị Thùy Dung
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
64
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC)
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao
Phụ lục 3: Biên bản kiểm kê TSCĐ
Phụ lục 4: Mẫu hóa đơn GTGT_Dịch vụ cho thuê tài chính.
Phụ lục 5: Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp khi kiểm toán BCTC
Phụ lục 1: Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Ban hành kèm theo Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm tài sản cố định
A. Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực
2. Máy phát điện
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện
4. Máy móc, thiết bị động lực khác
B. Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ
2. Máy khai khoáng xây dựng
3. Máy kéo
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp
5. Máy bơm nước và xăng dầu
6. Thiết bị luyện kim , gia công bề mặt
chống gỉ và ăn mòn kim loại
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại
hoá chất
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất
vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh
kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành
sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá
phẩm
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may
mặc
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến
lương thực, thực phẩm
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin,
điện tử, tin học và truyền hình
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm
18. Máy móc, thiết bị công tác khác
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
65
Thời gian sử dụng
tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng tối
đa (năm)
8
7
7
6
10
10
10
10
7
5
6
6
6
10
8
8
8
8
7
10
6
10
6
8
5
12
7
10
10
15
5
7
5
15
7
12
6
12
3
15
6
5
10
12
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
C. Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại
lượng cơ học, âm học và nhiệt học
2. Thiết bị quang học và quang phổ
3. Thiết bị điện và điện tử
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc
D. Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ
2. Phương tiện vận tải đường sắt
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ
4. Phương tiện vận tải đường không
5. Thiết bị vận chuyển đường ống
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác
E. Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và
phần mềm tin học phục vụ quản lý
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác
F. Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố (1)
2. Nhà cửa khác (1)
3. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường; bãi đỗ,
sân phơi...
4. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến
cảng, ụ tàu...
5. Các vật kiến trúc khác
G. Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả,
vườn cây lâu năm.
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.
H. Các loại tài sản cố định khác chưa quy
định trong các nhóm trên
5
10
6
5
6
6
5
6
2
10
8
10
10
8
10
5
6
7
7
8
10
6
6
10
15
15
20
30
10
10
5
8
3
8
5
10
25
6
50
25
5
20
6
30
5
10
4
15
6
40
2
8
4
25
Ghi chú:
Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác
định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II . Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn
phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây
dựng.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
66
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao
Lo
Tên
Số Chứng
ại
TSCĐ
Từ
TS
B TSCÑ HÖÕU HÌNH
I
Số Hóa
Đơn
BAÛNG KEÂ CHI TIEÁT VAØ TRÍCH KHAÁU HAO TSCÑ
Đ Số Tháng Sử
Ngày
Chứng Từ V Lƣ Dụng
T ợn
Số
Năm
Sử
NHAØ CÖÛA ,VAÄT KIEÁN TRUÙC
1,235,069,371
Giá Trị Còn Lại
Lũy Kế Khấu
Hao
Khấu Hao
Lũy Kế Khấu Hao
trong kyø
trong kyø
Giá Trị Còn Lại
Ghi
Chú
502,241,603
732,827,768
11,911,954
744,739,722
490,329,649
#
1,199,644,871
488,051,290
711,593,581
11,596,613
723,190,194
476,454,677
#
44,687,500
8,937,500
32,500,000
12,187,500
73,125,000
70,312,500
47,014,875
9,522,000
89,320,834
15,240,000
14,285,000
35,700,000
21,145,000
35,564,699
56,375,000
10,089,844
29,057,292
43,141,146
63,387,891
572,917
114,583
416,667
156,250
937,500
937,500
652,984
132,250
1,313,542
45,260,417
9,052,083
32,916,667
12,343,750
74,062,500
71,250,000
47,667,859
9,654,250
90,634,376
15,240,000
14,285,000
35,700,000
21,145,000
36,432,130
57,750,000
10,335,938
29,887,500
44,373,750
65,198,974
9,739,583
1,947,917
7,083,333
2,656,250
15,937,500
18,750,000
15,018,641
3,041,750
35,465,624
46,841,311
74,250,000
13,289,063
49,812,500
73,956,250
108,664,956
315,340
21,549,528
13,874,972
315,340
12,720,000
8,829,528
13,874,972
11,911,954
744,739,722
490,329,649
-
Khoâng coù
-
II MÁY MÓC-THIẾT BỊ SẢN XUẤT
1
2
3
4
5
6
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
Nguyên Giá
Maùy caét vaùn eùp
Maùy phay tubi
Maùy eùp truyeàn ñoäng lôùn
Maùy eùp truyeàn ñoäng nhoû
Maùy caét goã treo
Maùy neùn khí 30HP
Maùy daùn caïnh
Maùy caét hai ñaàu
Maùy Ñuïc moäng
Maùy cöa taám
Maùy baøo
Maùy router goã
Maùy caét baøn
Máy sản xuất gỗ gia dụng
Mấy sấy CDT-30AN
Máy VA 100A VN
Máy cắt 2 đầu
Máy ép gỗ thuỷ lực
06/2005
06/2005
06/2005
06/2005
06/2005
09/2005
11/2005
11/2005
04/2006
04/2007
04/2007
04/2007
04/2007
06/2008
07/2008
07/2008
12/2008
12/2008
01/2009
06/2005
06/2005
06/2005
06/2005
06/2005
09/2005
12/2005
12/2005
4/2006
9/2007
9/2007
10/2007
10/2007
07/2008
07/2008
07/2008
01/2009
01/2009
01/2009
8
8
8
8
8
8
8
8
8
3
3
3
3
8
8
8
8
8
8
55,000,000
11,000,000
40,000,000
15,000,000
90,000,000
90,000,000
62,686,500
12,696,000
126,100,000
15,240,000
14,285,000
35,700,000
21,145,000
83,273,441
132,000,000
23,625,000
79,700,000
118,330,000
173,863,930
10,312,500
2,062,500
7,500,000
2,812,500
16,875,000
19,687,500
15,671,625
3,174,000
36,779,166
47,708,742
75,625,000
13,535,156
50,642,708
75,188,854
110,476,039
35,424,500
14,190,313
21,234,188
01/2006
09/2009
10/2006
09/2009
4
6
12,720,000
22,704,500
14,190,313
12,720,000
8,514,188
1,235,069,371
502,241,603
1,234,042,397
-
732,827,768
875,661,474
-
IV THIEÁT BÒ DUÏNG CUÏ QUAÛN LYÙ
1 Maùy tính
2 Máy camera
TOÅNG COÄNG TSCÑVOÂ HÌNH & HÖÕU HÌNH
Ngöôøi laäp bieåu
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
867,432
1,375,000
246,094
830,208
1,232,604
1,811,083
Toång giaùm ñoác
265,000
67
KI3_K34
#
#
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Phụ lục 3: Biên bản kiểm kê TSCĐ
Đơn vị: .....................................
Mẫu số 05 – TSCĐ
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Bộ phận: ..................................
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
.....
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày..................... tháng .................. năm .............
Thời điểm kiểm kê:...................... giờ .............. ngày .............. tháng ............ năm .................
Ban kiểm kê gồm:
- Ông/Bà: .................................................. chức vụ................... Đại diện ..................................... Trưởng ban
- Ông/Bà: .................................................. chức vụ................... Đại diện .......................................... Uỷ viên
- Ông/Bà: .................................................. chức vụ................... Đại diện .......................................... Uỷ viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Theo sổ kế toán
Theo kiểm kê
STT
Tên TSCĐ
Mã số
Nơi sử
Số
Nguyên Giá trị còn Số lượng Nguyên
Giá trị
dụng
lượng
giá
lại
giá
còn lại
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
Số
lượng
7
Chênh lệch
Nguyên
Giá trị
giá
còn lại
8
Cộng
Ngày ..................... tháng ................. năm .................
Giám đốc
Kế toán trƣởng
(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch)
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
Trƣởng Ban kiểm kê
(Ký, họ tên)
68
(Ký, họ tên)
KI3_K34
9
Ghi chú
10
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Phụ lục 4: Mẫu hóa đơn GTGT_Dịch vụ cho thuê tài chính.
Mẫu số:
Ký hiệu:BH/1999
Số:
Hoá đơndịch vụ cho thuê tài chính
(Liên1: lưu)
Ngày... tháng ... năm.....
Bên chothuê tài chính:
Địachỉ: Số tài khoản:
Điện
thoại
Mã
số:
Hợp đồngđi thuê số: Ngày ... tháng ... năm ...
Thời giancho thuê: Từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...
Giá trịtài sản cho thuê (chưa có thuế GTGT): ...
Thuế GTGTCông ty cho thuê tài chính đã nộp của tài sản cho thuê:...
(Hóa đơnGTGT hoặc biên lai nộp thuế GTGT số... ngày ... tháng ... năm...)
Bên đithuê:
Địachỉ: Số tài khoản:
Điện
thoại
Mã
số:
Hình thứcthanh toán: ...
Chỉ tiêu
Kỳ này
Luỹ kế
1- Tên dịch vụ cho thuê: ...
2- Số tiền thuê: ...
3- Thuế GTGT: ...
4- Tiền bán lại tài sản thuê theo hợp đồng CTTC:
5- Tổng cộng tiền thanh toán (2+3+4):
Tổngcộng tiền phải thanh toán kỳ này (ghi bằng chữ): ...
Bên đi thuê
Kế toán trƣởng bên cho thuê
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
69
Thủ trƣởng đơn vị cho thuê
KI3_K34
Báo cáo chuyên đề thực tập
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh
Phụ lục 5: Danh mục tài liệu cần khách hàng cung
Tên
Ngày
cấp khi kiểm toán BCTC
Người lập
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN
THĂNG LONG-T.D.K (CN Miền Nam)
Tên khách hàng: CÔNG TY ABC
Người soát
xét 1
Ngày khóa sổ: 31/12
Nội dung: DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN KHÁCH HÀNG CUNG CẤP
DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN KHÁCH HÀNG CUNG CẤP
Phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011
I/ Hồ sơ cần chuẩn bị
1-
Cung cấp các giấy phép đầu tư ( Giấy phép đăng ký kinh doanh và các giấy
phép điều chỉnh tới thời điểm kiểm toán (nếu có)).
2-
Danh sách thành viên Hội Đồng Quản Trị (Hội Đồng Thành Viên) và Ban
Giám Đốc đến ngày lập Báo Cáo Tài Chính.
3-
Báo Cáo Tài Chính của Quý Công Ty và các Chi Nhánh (nếu có) của năm tài
chính được kiểm toán bao gồm:
-
Bảng cân đối số phát sinh.
-
Bảng cân đối kế toán.
-
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-
Thuyết minh báo cáo tài chính.
4-
Sổ tổng hợp và sổ chi tiết của tất cả tài khoản có trên Bảng cân đối số phát sinh.
5-
Sổ qũy tiền mặt, Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày 31/12. Phiếu thu,
phiếu chi, hoá đơn đầu vào, đầu ra.
6-
Sổ phụ ngân hàng, xác nhận số dư ngân hàng tại 31/12.
7-
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm
dỡ dang, thành phẩm, hàng hoá).
Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại 31/12. Bảng giải trình chênh lệch sổ sách và
kiểm kê.
8-
Báo cáo nhập xuất tồn từng tháng và cả năm (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
sản phẩm dỡ dang, thành phẩm, hàng hoá).
9-
Bảng tính giá thành sản phẩm.
10- Bảng định mức nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
SVTH: Lê Thị Thùy Dung
70
KI3_K34