Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Sự tương tác thể loại trong tùy bút nguyễn tuân sau năm 1945...

Tài liệu Sự tương tác thể loại trong tùy bút nguyễn tuân sau năm 1945

.PDF
96
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ HỒNG THU SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN SAU NĂM 1945 Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 8220121 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Chu Lê Phƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Sự tƣơng tác thể loại trong tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Bình Định, ngày 30 tháng 08 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thu LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Với tình cảm sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Chu Lê Phƣơng – người đã tận tình hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi trong thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những người đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể thực hiện tốt mọi công viêc. Bình Định, ngày 30 tháng 08 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 11 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 11 Chƣơng 1: SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN .................................................................................. 12 1.1. Sự tương tác thể loại trong văn học ...................................................... 12 1.1.1. Tương tác thể loại bắt nguồn từ đặc trưng của thể loại văn học .... 12 1.1.2. Tương tác thể loại trong văn học là hiện tượng đa dạng, đa chiều 15 1.2. Tùy bút Nguyễn Tuân ........................................................................... 17 1.2.2. Thể loại tùy bút .............................................................................. 17 1.2.3. Tùy bút trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân ............................ 26 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 35 Chƣơng 2: BÚT KÝ VÀ DU KÝ TRONG TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN SAU NĂM 1945 ............................................................................................ 36 2.1. Bút ký trong tùy bút .............................................................................. 36 2.1.1. Ghi chép diễn biến chiến tranh, thực tế lao động của quần chúng 36 2.1.2. Ghi chép theo kiểu phỏng vấn nhanh, dẫn lời ................................ 41 2.1.3. Nhan đề mang tính sự kiện ............................................................. 45 2.1.4. Ngôn ngữ khảo tả ........................................................................... 46 2.2. Du ký trong tùy bút ............................................................................... 49 2.2.1. Hành trình qua mọi miền tổ quốc ................................................... 50 2.2.2. Con người “xê dịch”, điểm nhìn “xê dịch” .................................... 53 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 57 Chƣơng 3: TRUYỆN, THƠ TRONG TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN SAU NĂM 1945 ...................................................................................................... 58 3.1. Truyện trong tùy bút ............................................................................. 58 3.1.1. Câu chuyện về chiến tranh và thực tế xây dựng đất nước ............. 58 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................... 64 3.1.3. Giọng điệu kể chuyện ..................................................................... 69 3.2. Thơ trong tùy bút .................................................................................. 71 3.2.1. Hiện thực mang tính trữ tình, thơ mộng ......................................... 71 3.2.2. Con người duy cảm ........................................................................ 75 3.2.3. Nhạc điệu trong lời văn tùy bút ...................................................... 78 3.2.4. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu chất thơ ................................. 81 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay đã ghi nhận rất nhiều thành tựu với nhiều tác phẩm trên đủ mọi thể loại. Trên lĩnh vực văn xuôi, tùy bút là thể loại có đóng góp đáng kể. Rất nhiều tên tuổi lớn mà phần thành công hơn cả của sự nghiệp sáng tác được khẳng định bằng tùy bút. Những trang tùy bút đặc sắc của Thạch Lam, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Bình Nguyên Lộc, Băng Sơn... không chỉ mang tới cho độc giả nhã thú văn chương mà còn góp phần vun bồi vốn tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội và nghệ thuật với nền thi pháp nghệ thuật chặt chẽ, đa dạng. 1.2. Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác của ông trải ra trên hai chặng đường: Trước năm 1945 ông là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu và sau năm 1945 ông đứng trong đội ngũ những nhà văn gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Sáng tác của Nguyễn Tuân thuộc nhiểu thể loại: tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, phóng sự, tự truyện, bút kí phê bình… Tuy nhiên, Nguyễn Tuân vẫn trội bật hơn cả ở thể loại tùy bút, khó có tác giả nào vượt qua được. Hà Văn Đức đã khẳng định: “Có nhiều nhà văn viết tuỳ bút, nhưng hiếm có một cây bút nào lại thuỷ chung gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tuân. Ông gắn với bó với thể loại tuỳ bút và tạo dựng được cho mình một phong cách riêng ở thể loại này, bởi nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của ông” [8;140]. Nói như thế, nghĩa là tùy bút đã trở thành máu thịt, sở trường của Nguyễn Tuân, Cho dù sau cách mạng tháng Tám, nhiều lần Nguyễn Tuân tuyên bố giã từ nó nhưng rồi những đứa con tinh thần mà ông gọi là tiểu thuyết cũng vẫn quẩn quanh với nghệ thuật của tùy bút. Chính sự nhập nhằng giữa suy nghĩ lý tính và cảm thức lý tính về thể loại ấy đã góp phần làm nên sự tương tác thể loại trong tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945. Từ năm 1945 đến 1975, trong bối cảnh chiến tranh vệ quốc khốc liệt, thể loại ký trở thành một phương tiện gọn nhẹ, cơ động để văn chương có thể phản ánh kịp thời những biến động của công cuộc chiến đấu và dựng xây của cả dân tộc. Các tiểu 2 loại ký thiên về tự sự như bút ký, ký sự, phóng sự phát triển mạnh. Là một thể loại linh hoạt, đa năng, tùy bút cũng nhanh chóng thích nghi với yêu cầu mới của hoàn cảnh lịch sử. Cái tôi trữ tình trong tùy bút mang dáng dấp sử thi và mạch cảm xúc trở nên đậm màu sắc lãng mạn. Nguyễn Tuân với Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi đã chính thức hòa vào cuộc sống đấu tranh cách mạng và ngày càng hoàn thiện thể loại. Cùng với phong cách tùy bút đã được định hình từ trước, sau năm 1945, tùy bút Nguyễn Tuân vẫn giữ được sự sắc sảo, điêu luyện, tài hoa trong từng câu chữ. Không ít người nhận ra sự kết hợp tài tình giữa nhiều thể loại văn chương trong các tác phẩm tùy bút ở giai đoạn này của ông. 1.3. Nguyễn Tuân là tác gia lớn trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau với những giai đoạn sáng tác khác nhau được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Ông được giới nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đánh giá rất cao và dành nhiều tình quý mến. Việc tìm hiểu về Nguyễn Tuân sẽ góp phần đưa đến những kiến thức cần thiết trong quá trình khám phá, khẳng định những tài năng nghệ thuật của ông và thêm tiếng nói xác lập vị trí của ông trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX. Từ đó, đề tài về Nguyễn Tuân có thể trở thành tài liệu tham khảo quan trọng cho những người làm công tác giảng dạy Ngữ Văn ở trường phổ thông, ở cao đẳng và đại học. Như vậy, có thể thấy, sự hỗn dung giữa thể loại với loại, thể loại với thể loại, thể loại và các yếu tố, chi tiết nghệ thuật trong sáng tác tùy bút của Nguyễn Tuân. Đó chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự tƣơng tác thể loại trong tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945” để thực hiện với mong muốn góp thêm cái nhìn mới về các tác phẩm của một tác giả đã khá quen thuộc như Nguyễn Tuân, từ đó góp phần khẳng định vị trí của ông trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 2.1. Những nhận định về Nguyễn Tuân và tùy bút sau năm 1945 Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn. Ông khẳng định tài năng thực sự của mình ở thể tài tuỳ bút. Có thể nói, tuỳ bút Nguyễn Tuân đã trở thành đối tượng thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói chung, tuỳ bút Nguyễn 3 Tuân nói riêng với nhiều cấp độ, nhiều nội dung khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những chuyên gia đã dành nhiều tâm huyết và công sức cho nhà văn Nguyễn Tuân, như Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức... Tài năng của ông đã được giới nghiên cứu đánh giá hết sức đặc biệt. Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định “Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp”. Trước Cách mạng, do bất hoà với xã hội, ông sống ngông nghênh, quay lưng với thực tại, chỉ coi trọng cái tôi vị kỷ của mình. Nhưng sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã có nhiều thay đổi. Không hoàn toàn đoạn tuyệt ngay với quá khứ, nhưng ông đã nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống khi hoà mình vào nhân dân. Nguyễn Tuân cùng đi, cùng nghĩ, cùng sống với bộ đội, với quần chúng lao động. Bởi vậy Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Cách mạng tháng Tám đã cứu sống Nguyễn Tuân”. Cách mạng tháng Tám là cơn bão táp, giúp Nguyễn Tuân hồi sinh trong niềm vui lớn của đất nước. “Mê say với ánh sáng trắng vừa giải phóng, tôi đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới... Nguyễn cũng sáng suốt bốc cho mình một vị thuốc nữa: Phải đấu tranh tư tưởng, tiêu diệt con người cũ, phải “lột xác”. Nguyễn Tuân đã tiến hành một cuộc “cách mạng” trong lòng mình. Sự chuyển biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng, có thể xem bắt đầu từ Đường vui. Đây là kết quả của một chuyến đi dài, không phải như anh chàng Bạch ngày xưa xê dịch trên xe, trên tàu, thui thủi một mình, mà đi bộ “mình cưỡi lên mình mà trườn qua núi sông đẫm mùi thuốc súng.” Tiếp theo Đường vui (1949), Nguyễn Tuân viết Tình chiến dịch (1950). Hai tác phẩm như cùng được viết trong một mạch văn, một hơi văn, nhưng thực ra, có những điểm khác nhau quan trọng. So với Đường vui, ở Tình chiến dịch tác giả nhập cuộc hơn vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong bài “Thể tài tuỳ bút của Nguyễn Tuân”, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo và sự tài hoa của nhà văn này qua thể tài tuỳ bút: “Nguyễn Tuân là cây bút đi đầu của thể loại tùy bút, ông vẫn đi về quẩn quanh đi về với thể loại này cùng với sự uyên bác, cao nhã của mình” [18;25]. Theo Phong Lê: “Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn với trào lưu văn học lãng mạn trong văn học Việt Nam sau đại chiến thế giới lần thứ hai”. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân thất vọng trước hiện tại, nhà văn quay về quá khứ, nhấm nháp những 4 Vang bóng một thời, những thú chơi được xem là thanh lịch như ướp hương bưởi, thả thơ, đánh thơ...đó là cả một sự bế tắc nằm trong sự bế tắc chung của nền văn học công khai, dưới ách thống trị của thực dân trong xã hội cũ. Khi cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân chính là một trong số các nhà văn lãng mạn hiếm hoi ngay từ đầu đã có cái may mắn tiếp nhận được ánh sáng mới, để tìm ra con đường giải thoát cho cuộc sống và nghệ thuật của mình. Nhà văn đã hồ hởi đi theo cách mạng và có lúc chan hoà vào dòng người, vui cái vui xuống đường trong những ngày đầu sau khởi nghĩa. Nhưng phải đến cuộc kháng chiến chống Pháp, sống trong đời sống của nhân dân, trong ngọn lửa của chiến đấu, con người và nghệ thuật của Nguyễn Tuân mới có điều kiện “gột rửa” dần những mặt tiêu cực để hướng vào quỹ đạo của văn nghệ cách mạng. Tuỳ bút Đường vui chính là tác phẩm mở đầu đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới của Nguyễn Tuân, là minh chứng cho sự “nhập cuộc” của nhà văn với cách mạng và kháng chiến. Nhưng phải đến Tình chiến dịch mới cho thấy hình ảnh một Nguyễn Tuân thật gần gũi. Ông đã thực sự hoà mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân, ông đã đi cùng bộ đội, nhân dân trên các nẻo đường kháng chiến gian nan. Cuộc kháng chiến đã mang lại cho Nguyễn Tuân những tình cảm mới mà ông gọi là “nếp tình cảm mới”. Tình cảm đó không có trong các trang viết trước đây của Nguyễn Tuân. Những mối “tình đơn vị”, “tình chiến dịch”, hoặc cái “nỗi nhớ miên man” nó gắn bó con người với nhau. Sau cách mạng, căn bản đã hết rồi cái say sưa tự nhấm nháp mình, Nguyễn Tuân còn phấn đấu đi xa hơn thế. Trong sáng tác của ông đã dần dần xuất hiện những con người kháng chiến mà ông yêu mến khâm phục: anh giao thông Dầu Gáo, anh biệt động, anh tự vệ thủ đô, anh du kích liên xã... Trong cái cố gắng “không viết tuỳ theo bút”, có lúc ông đã thử bước sang địa hạt truyện ngắn để dựng hẳn một chân dung quần chúng cách mạng như trong Những con đò danh dự (Độc lập, số 23, tháng 6 1950), hoặc một khung cảnh chiến thắng với nhiều tâm trạng, nhiều khuôn mặt khác nhau của quân dân vùng địch hậu như trong Thắng càn (1954). Có thể nói: con đường đi của Nguyễn Tuân trong ba mươi năm qua là con đường có nhiều bước thăng trầm. Ông đi vào đời sống, xuất phát từ đời sống (chứ không phải từ cá nhân mình), gắn bó, chan hoà với quần chúng (chứ không phải đứng tách ra ngoài), 5 tin ở cách mạng, và rèn luyện mình theo lập trường và quan điểm của Đảng. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết “Nên hiểu sự khinh bạc lộ liễu của Nguyễn Tuân trước Cách mạng chẳng qua cũng là một cách nhà văn tự mài sắc mình để làm nghề cho thật đắt, chúng ta sẽ không quá thành kiến với nó, và có thể hiểu tại sao, nó lại tồn tại đồng thời với những phẩm chất ngược lại, như tinh thần phục thiện và một tấm lòng biết thông cảm. Chẳng phải từ sau Cách mạng, khi không còn thật cần thiết cho nghề nữa, thói quen khinh bạc đó đã được gội rửa rất nhiều?” [42; 30]. Về tính cách, Nguyễn Tuân có sự khác biệt rất nhiều giữa trước Cách mạng và sau Cách mạng, nhưng sự lựa chọn thể loại trong sáng tạo dường như vẫn có sự thống nhất. Nói như Vương Trí Nhàn: Tùy bút là một thể loại: “rất kén tác giả. Ấy vậy mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại gắn với mảnh đất đáng gọi là “tử địa” ấy. Ông là nhà tuỳ bút số một của văn học Việt Nam hiện đại; sau ông người ta mới gượng gạo nhắc tới vài tên tuổi khác cũng có đôi ba phen thử sức trong nghề - ấy là sau khi họ phải vượt qua con đường khốn khó, hai bên là hai cái vực: hoặc là viết giống Nguyễn Tuân; hoặc không phải tuỳ bút.” Ông đưa ra kết luận về sự gắn kết của Nguyễn Tuân với thể tài tuỳ bút: “Nó là một bộ phận của con người ông, ông sống với nó và cũng được chết với nó.” Vương Trí Nhàn khẳng định: “Những gì xảy ra trong đời sáng tác của Nguyễn Tuân những năm sau 1945, làm chứng cho điều đó”. Trong cuộc tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc tháng 7 năm 1949, khi bàn đến Đường vui, Nguyên Hồng nhận xét: “anh yêu mình nhiều quá, dựng mình lên nhiều quá”; còn một cán bộ văn nghệ khác thì bảo: “tôi có cảm tưởng là anh đi trên bờ suối, đi trên đường để ngắm cảnh”, những điều này không phải Nguyễn Tuân không biết và ông đã khổ vì nó lắm lắm, trong cơn lúng túng, ông đổ tội cho thể tài. Trong một buổi họp, chính Nguyễn Tuân đã phát biểu: “Nhân nói đến tuỳ bút, tôi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu đã nhiều. Bây giờ là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tuỳ bút nữa.” Một chỗ khác, ông nói rõ hơn: “Người viết tiểu thuyết có điều kiện khách quan hơn”. “Riêng tôi, ở tuỳ bút, tôi dễ phóng túng” [28;30]. Rồi, làm đúng như điều mình tính, một số tác phẩm ra sau Đường vui, đều được ông gọi là tiểu thuyết. Chỉ có một điều hơi phiền: những tiểu thuyết này không hay, hơn thế 6 nữa, những người tinh tường nhận ra rằng nó chỉ tiểu thuyết ở cái vỏ, còn hơi văn, giọng điệu, vẫn là tuỳ bút. Có lẽ vì cũng nhận ra rằng sự thực là như thế, nên khi tập hợp những gì đã viết hồi ở Việt Bắc, và mới về Hà Nội, Nguyễn Tuân gọi chung chúng là tuỳ bút: Tuỳ bút kháng chiến, Tuỳ bút kháng chiến hoà bình. Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên là nguồn tư liệu quý giúp gợi mở và định hướng cho đề tài nghiên cứu mà chúng tôi đã lựa chọn. 2.2. Những nhận định về tương tác thể loại trong tùy bút Nguyễn Tuân Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thể loại tùy bút của Nguyễn Tuân trên các phương diện thi pháp học, sinh thái học, phong cách học… Tuy nhiên, nghiên cứu tương tác thể loại trong tùy bút của Nguyễn Tuân vẫn còn khá trống vắng. Các nhà nghiên cứu đây đó đã đề cập đến vấn đề này một cách sơ lược khi bàn về một nội dung lớn ở tùy bút của ông chứ chưa đưa nó trở thành một đề tài cần nghiên cứu thật hệ thống. Ngay từ rất sớm, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã xem Nguyễn Tuân là: “nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng”, là người có “lối hành văn đặc biệt (…) và những ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn” [47; 415]. Cũng theo Vũ Ngọc Phan, những sáng tác của Nguyễn Tuân ở giai đoạn 1930 - 1945 “dầu không phải là tùy bút cũng ngả về tùy bút chẳng ít thì nhiều” [47; 438]. Có thể thấy, Vũ Ngọc Phan đã nhận ra sự mới mẻ ở tùy bút Nguyễn Tuân ở giai đoạn 1930 – 1945 được kết tinh ở chỗ Nguyễn Tuân hòa phối tài tình giữa nhiều thể loại, nhiều cảm hứng nghệ thuật, chất liệu nghệ thuật. Nguyễn Văn Hạnh trong chuyên luận Chuyện văn, chuyện đời, nêu lên nhận định về thể loại tùy bút của Nguyễn Tuân. Cũng như các thể loại khác của ký, lằn ranh giữa các thể loại rất mong manh. Ông và các nhà nghiên cứu cũng khá vất vả trong việc xác định ranh giới giữa tùy bút với các tiểu loại khác của ký (nhất là bút ký): “Bút ký và tùy bút rất gần nhau, nhưng nếu trong tùy bút, nhất là trong tùy bút của Nguyễn Tuân, phần trình bày suy nghĩ, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng của 7 người viết chiếm một tỉ trọng lớn, và do đó tính chất trữ tình thường khá đậm nét, thì trong bút ký việc ghi chép trung thực sự việc được coi trọng hơn (…). Xét về mức độ kết hợp tự sự với trữ tình, về tính chặt chẽ hay phóng khoáng trong tư duy và kết cấu, thì bút ký có thể xem như đứng giữa ký sự và tùy bút” [17; 100]. Từ góc nhìn của người sáng tác, Chế Lan Viên cho rằng bút ký và tùy bút cũng khó phân định rạch ròi nhất là với tùy bút của Nguyễn Tuân. Ông đề xuất một cách hiểu có vẻ thú vị, nhưng chẳng những không sáng rõ lý thuyết về thể loại chút nào mà còn làm phức tạp thêm vấn đề: “Có người phân biệt rằng tùy bút thiên về nội tâm hơn, còn bút ký thì thiên về tả sự việc bên ngoài. Cũng được. Nhưng bạn nhìn xem. Nhiều tùy bút của Nguyễn Tuân năm nay ở Sông Đà cũng ngồn ngộn sự việc như bút ký vậy. Âu là ta thống nhất bút ký và tùy bút lại thành một danh từ… tùy bút ký” [62; 111]. Sách Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ của Huỳnh Như Phương, Nguyễn Văn Hạnh cũng dẫn lại lời nhận xét của Trương Chính về thể loại tùy bút của Nguyễn Tuân. Ông cho rằng tùy bút của Nguyễn Tuân đan xen giữa ký và các loại khác. Mặc dù ông chỉ bàn về tùy bút Nguyễn Tuân trước 1945 nhưng cũng là gợi ý xác đáng để nghiên cứu về tùy bút Nguyễn Tuân sau 1945. Ông khẳng định Nguyễn Tuân là “một nhà văn chủ quan nhất trong các nhà văn của ta” và những sáng tác ở giai đoạn trước 1945 của nhà văn này dù viết ở các thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, nhưng “tất cả đều là những thiên tùy bút trá hình”. Với sự xuất hiện độc đáo như thế, Nguyễn Tuân nghiễm nhiên có được một vị trí xứng đáng trên văn đàn đương thời: “Ngay lúc những nhà văn trong Tự lực văn đoàn được đa số độc giả trong tầng lớp tiểu tư sản thành thị yêu chuộng nhất, tưởng như không còn dành chỗ cho ai nữa, thì Nguyễn Tuân, riêng rẽ, cũng đã tự xây dựng cho mình một vị trí chắc chắn trong văn học” [16; 53]. Trương Chính cũng cho rằng chính sự gần gũi của tùy bút và các loại văn xuôi khác khiến cho tùy bút Nguyễn Tuân có được vị trí riêng không thể lẫn với các tác giả khác. Tác giả Hà Văn Đức với Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám đã khẳng định: “Có nhiều nhà văn viết tuỳ bút, nhưng hiếm có một cây bút nào lại thuỷ chung gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tuân. Ông gắn với bó 8 với thể loại tuỳ bút và tạo dựng được cho mình một phong cách riêng ở thể loại này, bởi nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của ông.”, và “tuỳ bút Nguyễn Tuân không chỉ giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao, mà còn đậm đà chất trữ tình, thơ mộng. Chất tình cảm trong tuỳ bút Nguyễn Tuân trước cách mạng thường là buồn, phản ánh cái tâm trạng bức bối, chán chường của tác giả trước một cuộc đời tù túng, tẻ nhạt (Thiếu quê hương). Sau Cách mạng tháng Tám, cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tuân có nhiều thay đổi: say mê, nhiệt tình và lạc quan hơn...” [11; 140]. Nhiều thiên tuỳ bút sau cách mạng (nhất là trong tuỳ bút Sông Đà) là những áng văn trữ tình giàu chất thơ. Như vậy, nhà nghiên cứu đã bước đầu chỉ ra ở tùy bút Nguyễn Tuân có sự tương tác giữa tự sự và trữ tình trong cách nhìn, cách cảm và cách nhà văn gắn bó với hiện thực. Trong sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao, (do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn hành năm 2007), có nêu nhận xét về thể loại của tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ở phần khái niệm về thể loại và định hướng tiếp cận các tác phẩm tùy bút (Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường). Tuy nhiên ở điểm này, các tác giả chưa được trình bày thật sáng rõ, nhất quán về đặc trưng và ranh giới của thể loại tùy bút: “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính là cái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm” [51; 182]. Cách định danh tùy bút như vậy chưa thật rõ ràng để học sinh hiểu đúng về thể loại này. Trong bài Nguyễn Tuân và thể tùy bút, Vương Trí Nhàn có dẫn ra một định nghĩa về tùy bút trong Từ điển văn học của Liên Xô để minh họa cho thực tế ấy: “Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn - những người đó mới đi vào tùy bút” [41;129]. Trong bài viết Nguyễn Tuân, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút, Vương Trí Nhàn cũng đã chỉ rõ: “Do những nguyên cớ khác nhau và trước tiên, do những hạn chế ngặt nghèo đối với tự do của người nghệ sĩ, nền văn xuôi trung cổ Việt Nam chưa thể biết tới 9 thể tùy bút, như ngày nay con người hiện đại quan niệm. Thuở vua Lê chúa Trịnh, tức là những năm tháng hỗn loạn của chế độ phong kiến, cũng đã có một quyển sách mang tên Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ra đời, nhưng chữ tùy bút ở đây không phải là để chỉ thể loại của tác phẩm mà là có liên quan tới cách viết, cũng là cái phóng túng trong công việc cầm bút” [41;129]. Ở bài viết Nguyễn Tuân, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút, qua việc phân tích cặn kẽ những tiền đề từ thực tiễn văn học và tâm lý xã hội, Vương Trí Nhàn đã cho thấy sự ra đời của thể loại tùy bút nói chung và sáng tác của Nguyễn Tuân nói riêng vào thập niên 30 của thế kỷ XX là một hiện tượng tất yếu, mang tính lịch sử, và đây là thể loại hỗn dung tư duy văn xuôi, đại diện cho văn xuôi thời hiện đại: “Có điều bản thân cái gọi là thể ký cũng là một không gian rộng rãi, sau những thể tài nghiêng về sự ghi chép khách quan như du ký, phóng sự nói trên, cũng ngày càng nổi lên cái nhu cầu của cả người viết lẫn người đọc đối với thể tài mà ở đó, cái phần chủ quan của người viết hằn rõ, khiến cho sự phản ánh khách quan quanh co hơn, qua sự khúc xạ rắc rối hơn, song lại mang tới niềm vui kỳ lạ cho bạn đọc. Tùy bút của Nguyễn Tuân ra đời trong hoàn cảnh đó (…). Vậy là tùy bút của Nguyễn Tuân có những liên hệ lịch sử của nó với sự phát triển của tư duy văn xuôi đương thời” [40;136]. Với cách kiến giải này, có thể thấy Trương Chính đã góp phần khẳng định, ở tùy bút có mặt nhiều thể loại văn xuôi khác. Trước khi khảo sát những ảnh hưởng từ triết học phương Tây đối với tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ở bài viết Có gì chung giữa Nguyễn Tuân và Andre Gide?, Hoàng Nhân ghi nhận: “Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là nhà văn viết tùy bút đặc sắc, xen lẫn các yếu tố hiện thực và lãng mạn. Nhiều tác phẩm thể hiện cái tôi ngang tàng, khinh bạc của tác giả, chán ghét cuộc đời tầm thường xấu xa, phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ” [31; 197]. Ý kiến của Hoàng Nhân đã ghi nhận sự đan xen giữa tự sự và trữ tình trong một thể loại vốn thuộc tự sự như tùy bút. Như vậy, từ những nghiên cứu về Nguyễn Tuân và sáng tác của ông, có thể nhận thấy Nguyễn Tuân là tác gia lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu lão thành đặt bút tìm hiểu về ông. Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu các tác giả đều 10 có nhận xét, đánh giá trên phương diện khái quát về tương tác thể loại của Nguyễn Tuân sau cách mạng. Các nhà nghiên cứu đều nhận ra ở tùy bút Nguyễn Tuân có sự tương tác giữa tự sự và trữ tình, văn xuôi và thơ, giữa hiện thực rõ ràng và lãng mạn mơ mộng… Những công trình nghiên cứu, những bài viết trên là nguồn tư liệu quý giúp gợi mở và định hướng cho đề tài nghiên cứu mà chúng tôi đã lựa chọn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi vào phân tích sự tương tác thể loại trong tùy bút của Nguyễn Tuân sau 1945 trên các phương diện: tương tác giữa thể loại với thể loại, thể loại với loại, thể loại với yếu tố… để thấy được đặc trưng sáng tác tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945 và từ đó khẳng định thi pháp Nguyễn Tuân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những tùy bút sau năm 1945 như Đường vui (tuỳ bút, 1949), Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (tuỳ bút, 1960), Tình chiến dịch (tùy bút, 1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (tùy bút, 1972) để chỉ ra những dấu hiệu tương tác thể loại trong tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp loại hình Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu đặc trưng loại hình của các thể loại văn học, tìm ra dáng nét riêng của từng thể loại từ đó tìm thấy sự tương đồng, gặp gỡ giữa chúng trong tùy bút Nguyễn Tuân sau 1945. 4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống Thể loại văn học luôn tồn tại trong một chỉnh thể toàn vẹn. Vì vậy, thể loại tùy bút của Nguyễn Tuân cũng phải được nhìn nhận trong một chỉnh thể để thấy được giá trị riêng cũng như sự tương tác trong cùng hệ thống thể loại hoặc khác hệ thống thể loại. 4.3. Phương pháp thi pháp học Phương pháp này được vận dụng để nghiên cứu các tác phẩm tùy bút của 11 Nguyễn Tuân trên phương diện không gian, thời gian, điểm nhìn, quan niệm về con người… Từ đó thấy được điểm đặc sắc của thể loại trong tương quan so sánh với các thể loại khác. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng kết hợp một số thao tác nghiên cứu đặc thù như: phân tích, phân loại, so sánh, tổng hợp… để hỗ trợ quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu độc lập, có hệ thống, chi tiết về sự tương tác thể loại tùy bút của Nguyễn Tuân sau 1945 Từ đó, luận văn góp phần phát hiện những điểm mới sau: - Đề tài đề xuất một góc nhìn mới trong nghiên cứu văn học, góc nhìn tương tác thể loại cụ thể ở đây là thể loại tùy bút. - Đề tài góp phần phát hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong các sáng tác tùy bút sau 1945 đó là sự linh hoạt, điêu luyện trong sự hòa phối giữa các thể loại, các yếu tố nghệ thuật, các khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật… - Luận văn đã khái quát được bức tranh tương tác thể loại với những chiều, những kiểu, những cấp độ tương tác vừa phong phú vừa độc đáo trong sáng tác tùy bút của Nguyễn Tuân sau 1945. Với việc chú trọng nghiên cứu từ cấu trúc chỉnh thể đời sống thể loại, bên cạnh những luận điểm khái quát, luận văn đã đi sâu phân tích sự kết tinh những tố chất thể loại khác nhau trong các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân như những minh chứng thuyết phục, khoa học nhất về kết quả của quan hệ tương tác thể loại tùy bút. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Sự tƣơng tác thể loại trong văn học và tùy bút Nguyễn Tuân Chương 2: Bút ký và du ký trong tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945 Chương 3: Truyện và thơ trong tùy bút Nguyễn Tuân sau năm 1945 12 Chƣơng 1: SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VÀ TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN 1.1. Sự tƣơng tác thể loại trong văn học 1.1.1. Tương tác thể loại bắt nguồn từ đặc trưng của thể loại văn học Theo quan niệm truyền thống, tác phẩm văn học được chia thành ba loại lớn: tự sự, trữ tình, kịch. Từ các loại này được chia thành các thể nhỏ khác có cùng một số đặc điểm chung về cách tổ chức nội dung và triển khai ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ở loại tự sự có các thể như: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, văn chính luận… Loại trữ tình có các thể thơ, phú, vãn, ngâm… loại kịch gồm bi kịch, hài kịch, chính kịch… Như vậy, loại hình là gì? Loại hình văn học là gì? Thể loại văn học là gì? Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Loại hình là tập hợp sự vật, hiện tượng cùng có chung đặc điểm nào đó. Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều tồn tại trong kiểu loại, chủng loại của nó. Có chăng những sự vật hiện tượng mới, cá biệt không tồn tại trong loại nào thì bản thân nó lại được xếp vào một loại mới để phân biệt với các loại khác. Mỗi chủng loại có những đặc trưng, những quy luật tồn tại nhất định. Loại lớn bao gồm trong nó hệ thống loại hình nhỏ hơn; đến lượt mình, các loại hình nhỏ lại bao gồm trong nó các cá thể cụ thể nhỏ hơn”. [14,158] Loại hình văn học được Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “loại hình nghệ thuật ngôn từ… nó có những đặc trưng độc đáo của bộ môn nghệ thuật thể hiện ở đối tượng nhận thức, ở nội dung và phương thức biểu đạt hình tượng, ở chất liệu sáng tạo của nó” [14;158]. Như vậy, văn học cũng là một loại hình, nằm trong một loại hình lớn hơn là loại hình nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật là những hình thức tồn tại ổn định của nghệ thuật như hình họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, văn học, sân khấu, xiếc, nhiếp ảnh, điện ảnh… Với tư cách là một loại hình, loại hình văn học lại chứa đựng trong nó những loại hình nhỏ hơn là loại hình văn học dân gian, loại hình văn học trung đại, loại hình văn học hiện đại. Ngoài những đặc điểm chung của loại hình lớn là văn học, các loại hình văn học nhỏ hơn lại có những đặc trưng riêng của nó. 13 Thể loại văn học là chỉ quy luật tồn tại mang tính loại hình của tác phẩm văn học. Trong đó, ứng với một nội dung nhất định là một hình thức tương ứng, phù hợp đến mức tối ưu để chuyển tải nội dung tác phẩm. Trong mỗi thể loại có sự thống nhất, quy định lẫn nhau giữa các yếu tố như chủ đề, đề tài, tư tưởng, nhân vật, hình thức lời văn, kết cấu tác phẩm… Nói đến thể loại là nói đến hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm mang tính quy luật đặc thù. Ở đó có sự thống nhất mang tính nguyên tắc của việc tổ chức tác phẩm, phương thức thể hiện thực tại và giao tiếp thẩm mỹ. Thể loại văn học mang tính ổn định, truyền thống vừa có tính vận động, biến đổi. Tính ổn định thể hiện ở giới hạn tiếp xúc đời sống, một cách nhìn, một cách tiếp cận, một trường quan sát, một quan niệm với hiện thực… Tính vận động, biến đổi của thể loại bắt nguồn từ quy luật phát triển không ngừng của vật chất, trong đó có quy luật vận động của xã hội buộc thể loại phải thay đổi để đáp ứng xu thế của thời đại. Trường hợp này có thể vận dụng ở thơ ca. Thời trung đại, thơ điệu ngâm được xem trọng bởi yêu cầu cách điệu hóa cao độ và quan niệm về cái đẹp nằm ở tâm chí đạo của người quân tử nên thơ ca phải có vần điệu, đăng đối… Đến thời hiện đại, hiện thực cuộc sống sôi nổi đã ùa vào trong thơ để đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực của văn chương. Vì vậy thơ ca phải vỡ tung về hình thức để cuộc sống ùa vào. Thơ tự do, thơ không vần điệu vẫn được đón nhận nhiệt thành từ độc giả. Đồng thời tác phẩm là sản phẩm trí tuệ của nhà văn, những nhân cách siêu cá thể, vì vậy cũng chịu sự tác động của tư tưởng nhà văn trong quá trình sáng tác. Đối với các nhà văn, nhà thơ lớn, họ có khả năng tự biến đổi các thể loại truyền thống để tạo nên những tác phẩm độc đáo đan xen giữa tự sự và trữ tình, hoặc ngược lại. Trường hợp Tản Đà viết tác phẩm Hầu trời, Khối tình con, Giấc mộng con… là ví dụ tiêu biểu, mặc dù là những tác phẩm thơ nhưng tính tự sự rất rõ, hoặc là tác phẩm tự sự nhưng lại giàu chất thơ. Sự đan xen đó làm nên tính độc đáo cho tác phẩm của Tản Đà đồng thời cũng mở đường cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Như vậy, tính vận động biến đổi của thể loại chính là cơ sở cho hiện tượng tương tác thể loại trong văn học. Các thể loại văn học nhiều khi không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà có sự đan xen, hòa phối vào nhau, tạo nên các thể loại trung gian như truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn tiểu thuyết hóa, thơ tự sự… 14 Nhìn từ sự biến đổi không ngừng của hiện thực, thể loại buộc phải vận động để phản ánh hiện thực cuộc sống với những bộn bề phức tạp của nó. Thể loại phá vỡ biên giới của nó để cho hiện thực ùa vào. Trường hợp của thơ là một minh chứng sinh động nhất. Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật không còn giữ nguyên định dạng vốn có mà biến đổi theo nhu cầu thể hiện chất liệu cuộc sống của nhà thơ. Ở cuối thế kỷ XIX, thể loại này đã phá tung niêm luật, vần đối, bố cục để diễn đạt trọn vẹn tình ý của tác giả. Nhìn vào sáng tác của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thiện Kế, Học Lạc… người ta sẽ thấy rõ điều này. Ngay cả thơ cũng đan xen hình thức kể chuyện của truyện như trường hợp các tác phẩm ở đầu thế kỷ XX của Nguyễn Nhược Pháp, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải… Thể loại ký cũng dung nạp nhiều hình thức thể loại khác như thơ, truyện… để tuân thủ nguyên tắc ghi chép hiện thực… Như vậy, xuất phát từ sự thay đổi của hiện thực, thể loại cũng phải biến đổi theo xu hướng nhìn sang các thể loại khác nhằm thể hiện chiều sâu cuộc sống. Thể loại văn học mang tính thời đại, mang tính lịch sử đồng thời mang tính dân tộc. Mỗi thời đại sẽ có hệ thống thể loại đặc thù mang tính ổn định nhưng không bao giờ là bất biến bởi thời đại biến đổi và giai đoạn chuyển tiếp của thời đại sẽ nảy sinh sự giao thoa, đan xen cũ mới trong bản thân thể loại. Ở góc độ tác giả, mỗi nhà văn là một cá tính sáng tạo vô cùng phong phú. Bản thân tác giả, trong quá trình sáng tạo luôn phấn đấu không lặp lại chính mình và không lặp lại người khác. Vì vậy, những nghệ sĩ lớn thường tiếp thu các truyền thống thể loại khác nhau, tạo ra các hình thức thể loại mới. Sự sáng tạo đó đã tạo ra tính đa dạng trong thể hiện nội dung, hình thức cho các thể loại vốn ổn định đồng thời cũng tạo ra những thể loại mới. Nếu có hiện thực phong phú mà không có tài năng sáng tạo của nhà văn cũng không thể làm nên những tác phẩm mới về nội dung, độc đáo về cách thể hiện cũng đồng nghĩa với việc không tạo ra sự tương tác thể loại hay sản sinh thể loại mới. Mỗi nhà văn thường thể nghiệm ở nhiều thể loại khác nhau, điều đó dễ đưa đến sự đan xen thể loại trong tác phẩm của họ. Bản thân tác giả và tài năng sáng tạo của họ là cội nguồn của tương tác thể loại trong văn học. Nếu không có sự sáng tạo của các nhà Thơ mới như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… thì thi ca Việt Nam vẫn còn mãi đóng khung ở niêm luật, 15 đăng đối, câu chữ réo rắt. Chính họ đã tạo nên sự giao hòa Đông Tây trong sáng tác của mình với một chút Đường Thi, một chút Sonet để làm nên những tác phẩm bất hủ với thời gian. Tương tác thể loại là quy luật mang tính đặc thù của tác phẩm văn học. Nó diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau của thể loại văn học. Từ cấp độ nhỏ nhất như các yếu tố ngôn từ đến cấp độ lớn hơn như cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, khi nhận thức về thể loại tác phẩm văn học phải hết sức mềm dẻo. Thể loại chỉ tồn tại độc lập tương đối và phải chấp nhận cả các thể loại lệch chuẩn. 1.1.2. Tương tác thể loại trong văn học là hiện tượng đa dạng, đa chiều Như trên đã khẳng định, sự tương tác thể loại trên thực tế đã diễn ra và được đón nhận như sự thật hiển nhiên không thể bàn cãi. Nhưng thực tế sự tương tác ấy đã diễn ra như thế nào? Theo quy luật nào và có thể phân loại được sản phẩm của sự tương tác ấy hay không? Đó là điều nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực đi tìm và công bố những kết quả đáng ghi nhận. Trước tiên, giới nghiên cứu đều khẳng nhận, sự tương tác thể loại trong văn học là hiện tượng đa dạng, đa chiều. Có thể thấy, sự tương tác thể loại không chỉ diễn ra trên chiều đồng đại giữa các thể loại mà còn diễn ra trên chiều lịch đại, đương nhiên chiều lịch đại này không chỉ có một chiều mà tương tác hai chiều quá khứ và tương lai. Các thể loại trong cùng một phạm trù văn học tương tác lẫn nhau đồng thời cũng có trường hợp thể loại ở phạm trù này tương tác với thể loại ở phạm trù khác ở quá khứ hoặc ở tương lai. Trường hợp ở văn học Việt Nam, thể loại văn học ở phạm trù văn học hiện đại tương tác với phạm trù văn học trung đại hoặc thể loại văn học thời trung đại tương tác với thể loại ở phạm trù hiện đại mang tính chất dự báo. Chẳng hạn, một số tiểu thuyết ở thời hiện đại lại chịu ảnh hưởng kiểu kết cấu của tiểu thuyết chương hồi thời trung đại vốn thuộc thể loại hoàn toàn khác. Hoặc thể loại thơ ngũ ngôn Đường luật của thời trung đại lại ảnh hưởng nhiều đến thơ tự do của thời hiện đại, nhất là thời kỳ Thơ mới 1932 - 1945… Hơn nữa, nếu xem xét văn học như một hệ thống, văn học Việt Nam là một hệ thống, văn học nước ngoài là một hệ thống, văn học viết là một hệ thống, văn học dân gian là một hệ thống… thì mỗi hệ thống, bên cạnh ảnh hưởng, tác động qua
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan