Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Tài liệu ôn thi thpt lịch sử việt nam...

Tài liệu Tài liệu ôn thi thpt lịch sử việt nam

.DOC
128
1
144

Mô tả:

Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế ÔN TẬP NHANH KIẾN THỨC LỊCH SỬ *Lưu ý: - Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không phải đầy đủ mọi nội dung đã học. - Khi sử dụng cần hết sức linh hoạt (với các câu trắc nghiệm), không cứng nhắc khi vận dụng. - Tự hoàn thiện thêm các mảng nội dung khác theo mẫu để ôn tập. - Đọc và nhớ kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. - Quà tặng thay lời chia tay, chúc các em sớm gặp anh Thành Công như ý. PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI(11+12) I.Nhật Bản - 1868: Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc cải cách duy tân đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục - Công cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Sau cải cách chế độ chính trị của NB là quân chủ lập hiến - Tác dụng: NB là nước duy nhất CA thoát khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa thự dân vươn lên trở thành một nước đế quốc (khu vực ĐNA có Thái Lan cũng thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa nhưng lệ thuộc vào Anh và Pháp - Cuối thế kỉ 19 NB chuyển sang giai đoạn đế quốc biểu hiện sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối lũng loạn kinh tế chính trị của Nhật, NB chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự thông qua chiến tranh xâm lược -> Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc NB là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động mạnh mẽ đến NB để giải quyết cuộc khủng hoảng Nhật tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước -> Đặc điểm của chủ nghĩa Phát Xít Nhật là chủ nghĩa Phát xít phong kiến quân phiệt, NB là lò lửa chiến tranh ở Châu Á II.Trung Quốc - Cuối thế kỉ 19 các nước đế quốc tranh nhau xâu xé TQ-> trở thành nước nước nửa thuộc địa nửa phong kiến - Các phong trào đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến TQ + Cuộc duy tân vận động năm Mậu Tuất (1898) do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu(các nhà nho yêu nước) được vua Quang Tự ủng hộ. Cuộc vận động bị phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hy Thái Hậu phản đối và thất bại + Phong trào Nghĩa hòa đoàn: tấn công vào đại sứ quán của nước ngoài nhưng thất bại + 8/1905 Tôn Trung Sơn đã thành lập tổ chức TQ Đồng Minh Hội -> Đây là chính Đảng của giai cấp tư sản TQ, đi theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc + 1911 TQ Đồng Minh Hội đã lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để vì chưa thủ tiêu được giai cấp phong kiến, chưa chống các nước đế quốc và chưa giải quyết vẫn đề ruộng đất cho nông dân + 4/5/1919 Diễn ra phong trào Ngũ Tứ, mở đầu cho cao trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến ở TQ. Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng TQ từ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới + Sau phong trào Ngũ Tứ chủ nghĩa Mac-Lenin được truyền bá rộng rãi vào TQ. Đến tháng 7/1921 ĐCS TQ được thành lập đánh dấu bước ngoặt của cách mạng III.Cách mạng tháng 10 Nga - Nguyên nhân quan trọng nhất bùng nổ cách mạng tháng 10 là: Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa Đế Quốc - Trước cuộc Cách mạng tháng 2 Nga là nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II . Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất qua đó bộc lộ những yếu kém của nước Nga 1 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Sau cách mạng tháng 2 Nga trở thành nước Cộng Hòa - Cách mạng tháng 2 Nga 1917 + Mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-g-rát +Lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích (Lê-nin) lầ Đảng vô sản kiểu mới + Hình thức đấu tranh: đi từ biểu tình tiến lên tổng bãi công chính trị và khởi nghĩa vũ trang kết quả là lật đổ được chế độ Nga Hoàng + Sau cách mạng tháng 2 có 2 chính quyền song song tồn tại là chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết Đại biểu của công nhân, nông dân binh lính (vô sản) -> Chứng tỏ tư sản và vô sản chưa đủ mạnh 2 chính quyền này đại diện cho quyền lợi của 2 giai cấp đối lập nên không thế tồn tại lâu dài + Tính chất của cách mạng tháng 2 : Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì vô sản tiến hành và hướng phát triển là xây dựng XHCN (đây là 2 điểm khác so với cách mạng tư sản kiểu cũ) là điểm giống với cách mạng vô sản - Cách mạng tháng 10 Nga 1917 + 4/1917 Lê-nin cho ra đời bản luận cương tháng 4 chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN + Từ 4-7/1917 Đấu tranh hòa bình để vạch mặt chính phủ lâm thời + Từ 7-10/1917 Đấu tranh vũ trang lật đổ chính phủ lâm thời (7/10/1917) Lê-Nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, lực lượng chủ chốt là đội cận vệ Đỏ, mục tiêu tấn công cung điện Mùa Đông, thời giann đêm 24/10/1917 + Đến tháng 2/1918 cách mạng thắng lợi trong cả nước + Tính chất là cuộc cách mạng XHCN (cách mạng vô sản) do vô sản lãnh đạo nhằm lật đổ chính quyền tư sản đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền xây dựng chế độ XHCN + Nguyên nhân quyết định thắng lợi là sự lãnh đạo của Lenin và Đảng Bôn-sê-vích + Ý nghĩa quan trọng nhất đối với nước Nga là làm thay đổi hoàn toàn tình hình nước Nga + Ý nghĩa quốc tế lớn nhất là làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên + Lê-Nin có vai trò to lớn đối với cách mạng là linh hồn của cuộc cách mạng IV.Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) * Nguyên nhân + Sâu xa: Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản -> mâu thuẫn giữa các vấn đề thuộc địa (đế quốc già:Anh-Pháp-Nga kinh tế không phát triển nhưng nhiều thuộc địa ; đế quốc trẻ Đức-MĩNhật kinh tế phát triển nhưng ít thuộc địa + Đầu thế kỉ 20 hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau khối liên minh Đức-Áo-Hung, Phe hiệp ước Anh-Pháp-Nga + Nguyên nhân trực tiếp: Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát - Diễn biến + Giai đoạn 1 1914-1916  Đức (phe liên minh) nắm quyền chủ động  1914 Đức tấn công Pháp bằng kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”  1915 cả 2 bên đều tung ra vũ khí hiện đại (đều thiệt hại nặng nề  1916 2 bên ở thế cầm cự + Giai đoạn 2 1917-1918  2/1917 Cách mạng tháng 2 Nga bùng nổ  4/1917 Mĩ tham chiến đứng về phe hiệp ước. Lúc đầu đứng ngoài cuộc chiến để bán vũ khí cho cả 2 bên, 1917 thấy phong trào cách mạng ở các nước lên cao Mĩ muốn kết thúc chiến tranh nên đứng về phe hiệp ước -> phe hiệp ước tăng mạnh lên  11/1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công Nga rút khỏi chiến tranh  11/1918 Cách mạng bùng nổ ở Đức đến 11/11/1918 Đức đầu hang chiến tranh kết thúc 2 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Kết cục + Chiến tranh gây ảnh hưởng nặng nề + Mĩ, Nhật thu nhiều lợi nhuận nhất và giàu lên + Chiến tranh không giải quyết được những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc mà còn là, xuất hiện thêm mâu thuẫn mới mâu thuẫn giữa thắng trận và bại trận - Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi nằm ngoài mong muốn của Đế quốc. làm cho thay đổi cục diện Thế Giới(Chủ nghĩa tử bản không còn là hệ thống duy nhất) - Tính chất chiến tranh phi nghĩa giữa đế quốc và đế quốc nhằm giành giật thuộc địa V.Các nước tư bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới - 1929-1933 + Ở các nước tư bản diễn ra cuộc khủng hoảng thừa (nguyên nhân do sản xuất ồ ạt cung vượt quá cầu) + Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sau đó lan ra các ngành khác và các nước khác + Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất, kéo dài nhất, gây hậu quả nặng nề nhất(hậu quả lớn nhất là sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít) - Để giải quyết khủng hoảng các nước Tư bản có 2 con đường + Những nước nhiều thuộc địa Anh-Pháp-Mĩ thực hiện cải cách và trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa ->gọi là đế quốc dân chủ + Những nước ít thuộc địa như Đức-Ý-Nhật tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa gọi là đế quốc phát xít (xuất hiện từ đầu những năm 30) - Mĩ: + Thực hiện chính sách mới(tổng thống Ru-dơ-ven) + Nội dung: bao gồm một loạt các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội. Thực chất là nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế đạo luật quan trọng nhất là phục hung công nghiệp + Tác dụng lớn nhất của chính sách là giải quyết được những vấn đề của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng, duy trì được chế độ dân chủ tư sản + Chính sách đối ngoại: thực hiện chính sách “Láng giềng than thiện với các nước Mĩ-Latinh” thực hiện chính sách tủng lập đối với các vẫn đề bên ngoài nước Mĩ, tạo điều kiện cho Phát xít tự do hành động gây chiến tranh thế giới - Nhật Bản + Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất năm 1931, lĩnh vực khủng hoảng nặng nề nhất là nông nghiệp do lệ thuộc vào bên ngoài + Để giải quyết khủng hoảng Nhật Bản phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa(trước tiên xâm lược TQ) -> Nhật Bản là lò lửa chiến tranh ở Châu Á, đặc điểm chủ nghĩa phát xít Nhật là chủ nghĩa phát xít phong kiến quân phiệt - Đức + Khủng hoảng nặng nề nhất năm 1932 + Để giải quyết khủng hoảng Đức tiến hành Phát xít hóa bộ máy nhà nước (Dựa vào Đảng Quốc Xã của Hít-Le) + Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của Đức diễn ra nhanh chóng, đặc điểm của chủ nghĩa Phát Xít Đức là chủ nghĩa phát xít quân phiệt hiếu chiến + 1933 Hít-Le lên làm thủ tướng mở ra thời kì đen tối của nước Đức + 1933 Đức rút khỏi hội Quốc Liên để tự do hoạt động => Đức là lò lửa chiến tranh ở Châu Âu VI.Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) - Nguyên nhân + Sâu xa do sự phát triển không đều củ chủ nghĩa tư bản dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa (giống CTTG lần 1) 3 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế + Trực tiếp: Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 + Duyên cớ: Đức tấn công Ba Lan, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Kẻ gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 là phát xít Đức nhưng Anh,Pháp,Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm do chính sách dung dưỡng thỏa hiệp nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô (đỉnh cao là chính sách dung dưỡng là hội nghị Muy-ních, Anh bỏ rơi đồng minh cắt đất của Tiệp cho Đức để đổi lấy việc Đức chấm dứt hoạt động quân sự ở Châu Âu và tấn công Liên Xô Trước sự xuất hiện của phát xít Liên Xô kêu gọi các nước Anh-Pháp-Mĩ liên minh để chống phát xít nhưng không thành. Vì vậy Liên Xô đã kí với Đức hiệp ước không xâm phạm để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập Về phía Đức: Lợi dụng chính sách dung dưỡng thỏa hiệp cua Anh-Pháp-Mĩ tiến hành các cuộc thôn tính Châu Âu, kí với Liên Xô hiệp ước không xâm phạm để không phải chống Anh-Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở Phía Đông - Diễn biến + Mở đầu:1/9/1939 Đức tấn công Ba lan bằng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng + 6/1940 Đức tấn công nước Pháp, thành lập chính phủ phản động do thủ tướng Pê-Tanh đứng đầu + 7/1940 Đức thực hiện kế hoạch đánh nước Anh nhưng thất bại vì Anh có ưu thế về không quân và hải quân + 6/1941 Đức tấn công Liên Xô bằng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng Liên Xô giành thắng lợi Mat-x-cơ-va(12/1941) là thắng lợi đầu tiên của Liên Xô và thất bại đầu tiên của Đức -> Củng cố long tin của nhân dân thế giới và chiến thắng phát xít làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hít-Le + 12/1941 Nhật tấn công các hạm đọi của Mĩ ở Trân Châu Cảng -> Mĩ tuyên chiến với Nhật Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ + 1/1/1942 khối đồng minh chống phát xít hình thành gồm 26 nước do Liên Xô,Mĩ,Anh làm trụ cột + Sau thất bại ở Mat-x-cơ-va và Đức chuyển hướng tấn công Xta-lin-g-rát (được coi là nút sống của Liên Xô) Liên Xô giành thắng lợi ở Xta-lin-g-rát, cuối năm 1942-1943 đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh từ đây phe đồng minh bắt đầu chuyển sang tân công trên các mặt trận + Mùa hè 1943 chiến thắng ở vòng cung Cuốc-Xi-Cơ đạp tan âm mưu giành lại quyền chủ động của phát xít Đức + Mùa hè 1944 Anh,Mĩ mở mặt trận thứ 2 ở phía Tây, phát xít kẹp giữa 2 gọng kìm, phía Đông là Liên Xô, phía Tây là Anh và Mĩ + 9/5/1945 Phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở Châu Âu + 15/8/1945 Phát xít Nhật đầu hàng chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc - Tính chất + Từ 1939 đến trước tháng 6/1941 chiến tranh phi nghĩa đối với cả 2 bên + Từ 6/1941 đến 8/1945 chiến tranh chính nghĩa về phe đồng minh đây là điểm khác so với chiến tranh thế giới lần 1 - Kết cục chiến tranh: Chủ nghĩa Phát xít bị tiêu diệt phe đồng minh thắng lợi 3 nước trụ cột là Liên Xô, Anh, Mĩ trong đó Liên Xô là lực lượng đi đầu chủ chốt quyết định Một số câu hỏi có trong đề thi - Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia CTTG 2 là Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng (7/12/1941) - Thái độ nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp,Mĩ là do thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô - Điểm khác biệt giữa CTTG 2 và CTTG 1 là tính chất của chiến tranh …………………………………….. 4 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 (1945- 2000) CHUYÊN ĐỀ 1 : Quan hệ quốc tế 1945-2000 1.Hội nghị Ianta (2-1945) a. Hoàn cảnh triệu tập - Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ 2 nước vào giai đoạn cuối - Mục đích họp hội nghị : để giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít + Tiêu diệt chủ nghĩ phát xít Đức ,Nhật + Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh + Việc phân chia thành quả giữ các nước thắng trận - Thời gian từ 4 đến 11/2/1945 - Địa điểm Ianta ( Liên Xô) - Thành phần tham dự nguyên thủ 3 nước: ….. B. Nội dung hội nghị (những quyết định ) - Hội nghị diễn ra căng thẳng gay gắt vì những quyết định của hội nghị ảnh hưởng đến tình hình thế giới sau này và quyền lợi của các nước - Về việc tiêu diệt chư nghĩa phát xít : ba nước thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít trong đó Liên Xô cam kết sẽ tham chiến chông Nhật ở Châu Á - Về việc tổ chức l;ại thế giới sau chiến tranh : cac nước quyết định thành lập tổ chứ Liên Hợp Quốc - Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận (khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng + Châu âu :  Liên xô đóng quân ở Đông Đức , Đông Beclin ,Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô  Mĩ ,Anh , Pháp đóng quân tại Tây Đức ,Tây Beclin,Tây âu thuộc ảnh hưởng của Mĩ trừ 2 nước trung lập là Áo và Phần lan  Liên xô đóng quan ở Bắc Triều Tiên  Mĩ đóng quân ở Nhật Bản và Nam Triều Tiên  Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất dân chủ  Các nước còn lại ở Châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của truyền thống phương Tây C. Hệ quả - Toàn bộ quyết định của hội nghị Ianta và những thảo thuận sau này của 3 nước đã trở thành khuôn khổ của trật tự 2 cực Ianta  Chú ý : + Nội dung quan trọng nhất của hội nghị Ianta là phân chia khu vực và phạm vi ảnh hưởng của các nước + Gọi là trật tự 2 cức Ianta vì :Hội nghị Ianta đã phân phia thế giới thành 2 cực 2 phen Xã hội chue nghĩa (Liên Xô đứng đầu) và Tư bản chủ nghĩa (MĨ đứng đầu ) + Hội nghị Ianta chia Đức thành 4 khu vực đóng quân + Để Liên xô tham chiến chông Nhật điều kiện quan trọng nhất mà Liên Xô đưa ra là :khôi phục quyền lợi của nước Nga trước cuộc chiền tranh Nga – Nhật 2. Tổ chức Liên Hợp Quốc - Là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh A. sự thành lập - Tháng 2 năm 1945 Hội nghị Ianta quyết định thành lập Liên Hợp Quốc 5 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Từ tháng 4-6/1945 :Hội nghị 50 nước họp tại San Fransico -Mĩ thông qua bản hiến chương tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc - Ngày 24-10-1945 quốc hội các nước kí vào bản hiến chương Liên Hợp Quốc chính thức thành lập B. Mục đích - Duy trì nền hòa bình ,an ninh thế giới (Mục đích quan trọng nhất ) - Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết C. Nguyên tắc hoạt động - Bình đẳng chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào - Giả quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước :Liên Xô-Liên Bang Nga ,Mĩ ,Anh, Pháp , Trung Quốc (Là nguyên tắc quan trọng nhất , đảm bảo quyền lợi của các nước lớn) D. vai trò - Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới - Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước - Góp phần giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình - Thông qua nghị quyết xóa bỏ chủ nghĩ thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc - Giúp đỡ các nước nghèo , gặp khó khan do thiên tai E. Cơ cấu tổ chức - Có 6 cơ quan chính : + Đại hội đồng :là cơ quan cao nhất , gầm tất cả các nước thành viên mỗi năm họp một lần + Hội đồng bảo an :là cơ quan chính trị quan trọng nhất , chịu trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới, gồm có 5 nước ( Liên Xô, Mĩ,Anh,Pháp,Trung Quốc) -> HĐ Bảo An : không phục tùng Đại Hội Đồng + Ban thư kí : là cơ quan hành chính đứng đầu là tổng thư kí nhiệm kì 5 năm + Tòa án quốc tế + Hội đồng kinh tế xã hội + Hội đồng quản thác - Ngoài ra còn có các tổ chức chuyên môn khác như : Tổ chức lương thực thế giới (FAO) , tổ chức y tế thế giới(WHO), tổ chức văn hóa giáo dục khoa học(UNESCO) , quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) - Đến năm 2006 Liên Hợp Quốc có 192 nước thành viên trụ sở đặt tại NEW YORK - Mĩ - Tháng 9/1977 : Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc - Năm 2007 Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc 3, Cuộc chiến tranh lạnh . - Quan hệ Liên Xô – Mĩ + Trong chiến tranh thế giới thứ 2 là đồng minh chống phát xít + Sau chiến tranh thế giới thứ 2 là quan hệ đối đầu nhau đỉnh cao là chiến tranh lạnh - Chiến tranh lạnh : + Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa 2 phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu + Chiến tranh lạnh diễn ra trên tất cả các mặt ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô ->Là điểm khác so với các cuộc chiến tranh khác A. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh - Do sự đối lập mục tiêu chiến lược giữa 2 siêu cường Xô – Mĩ -> Nguyên nhân quan trọng nhất - Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành nước tư bản giàu có nhất, có đề ra chiến lược toàn cầu âm mưu bá chủ thế giới 6 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Sự lón mạnh của các nước xã hội chủ nghĩ và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã đe dọa tham vọng của Mĩ-> Mĩ phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội B. Sự khởi đầu của chiến tranh lạnh - 12/3/1947: Tông thống Mĩ Tru man chính thức phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa - Tháng 6/1947 : Mĩ đề ra kế hoạch Mác – xan viên trợ cho Tây Âu khôi phục kinh tế , lôi kéo các nước này vào liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu - 1/1949 Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tiế SEV để tang cường sự hợp tác , đối phó với kế hoạch Mac-San-> Kế hoạch Mác- san đánh dấu sự đối đầu về kinh tế giữa 2 khối nước - 4/1949 Mĩ và các nước Tây Âu thành lập tổ chức Bắc đại Tây dương (NATO) – là liên minh quân sự lớn nhất nhằm chống lại LIên Xô và các nước Đông Âu - 5/1955 :Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức hiệp ước Vacxava nhằm tang cường khả năng phòng thủ chông lại khổi NATO => Sự ra đời của NATO và Vacsava đánh dấu sự đối đầu nhau về quân sự giữa 2 khối nước -> Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới  Chú Ý: + Sự kiên bắt đầu chiến tranh lạnh là 12/3/1947 + Chiến tranh lạnh chấm dứt :12/1989 tại bán đảo Manta ( thuộc Địa trung hải ) Tổng thống mĩ BuSo (cha) và Tổng Bí thư Giooc Ba Chốp + Chiến tranh lạnh thật sự chấm dứt năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã + Trong thời ki chiến tranh lạnh quan hệ quốc té căng thẳng như đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới : trong đó cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất trong thời kì chiến tranh lạnh C. Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh - Do chạy dua vũ ttrang tốn kém làm tiềm lực của Mĩ và Liên Xô bị suy giảm ( nguyên nhân quan trọng nhất ) - Do sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản trở thành đối thủi cạnh tranh với Mĩ và Liên Xô - Liên Xô lâm vào khủng hoảng - Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, cuộc chiến tranh kinh tế mang tính toàn cầu -> Liên Xô và Mĩ phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và phát triển D. Tác động của việc chấm dứt chiến tranh lạnh đến tình hình thế giới - Mở ra cơ hội giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình - Quan hệ giữ 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc chuyển từ thế dối đầu sang dối thoại hợp tác - Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi , xu thế hòa bình ổn định hợp tác phát triển chiếm ưu thế  Chú Ý: + Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 -1953 là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa 2 phe XHCN và TBCN + Chiến tranh xâm lược Việt Nam củ Mĩ 1954 – 1975 là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất trong thời kì chiến tranh lạnh. 4. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh - Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ (1991) trật tự 2 cực Ianta tan rã - Không còn các khối kinh tế , quân sự dối đầu vì SEV và Vacxava đã tuyên bố giải thể - Xu thế phát triển của thể giới sau chiến tranh lạnh + Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ , 1 trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng đa cực nhiều trung tâm 7 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế + Sự tan ra cua Liên Xô tạo ra cho Mĩ 1 lợi thế vì vậy Mĩ âm mưu thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối lãnh đạo nhưng tham vọng này khó thực hiện + Sau chiến tranh lạnh các quốc gia điều chỉnh chiến lược trong đó tập trung vào phát triển kinh tế + Sau chiến tranh lạnh hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều nơi vẫn xảy ra tranh chấp xung đột do mẫu thuẫn về dân tộc , sắc tộc , tôn giáo + Các nước lớn điểu chỉnh quan hệ theo xu thế đối thoại thỏa hiệp tránh xung đột trên thế giới + Dưới tác động của cuộc cách mạng Khoa học công nghệ đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa + Bước sang thế kỉ 21 xu thế chung của thế giới là hòa bình ổn định hợp tác phát triển nhưng vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mĩ đã đặt nhân loại trước nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố 5. Xu thế hòa hoãn Đông Tây - Thế giới xu hướng : đầu những năm 70 của thế kỉ 20 khi chiến tranh lạnh vẫn đang diễn ra - Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác phát triển từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ 20 khi chiến tranh lạnh chấm dứt - Biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây + 11/1972 hai nươc Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đưc) và Cộng hòa dân chủ Đức ( Đông Đức) kí kết hiệp định BON đặt cơ sở quan hệ 2 nước -> Quan hệ 2 nước được cải thiện + Năm 1972 Liên Xô và Mĩ đã kí các hiệp ước cắt giản vũ khí chiến lược hạn chế chạy đua vũ trang : ABM , SALT- 1 + 8/1975 Mĩ , Canada và 33 nước Châu Âu kí định ước Henxinki khẳng định nguyên tắc trong quan hệ các nước -> Quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu được cải thiện + Từ những năm 70 diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa những người đứng đầu 2 nước Liên Xô và Mĩ qua đó nhiều văn kiên hợp tác trên các lĩnh vực được kí kết quan trọng nhất là các hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược + 12/1989 tại bán đảo Manta ( Địa Trung Hải ) tổng thống Mĩ BUSO (cha) và tổng bí thư Giooc Ba chop chấm dứt chiến tranh lạnh. *, Một số câu hỏi có trong đề thi - Tiền thân của tổ chức Liên Hợp Quốc là khối đồng minh chống phát xít - Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên 5 ủy viên thường trực và 10 ủy viên không thường trực - Theo nghị quyết hội nghị Potxdam quân đội giải giáp chủ nghĩa phát xít ở Đức là Anh , Pháp , Mĩ và Liên Xô - Liên xô là một trong năm nước Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ vì Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩ tư bản - Nước cộng hòa Liên Bang Đức thành lạp 9/1949 vì do âm mưu của Anh Pháp Mĩ nhằm chia cắt lâu đài Đức - Quyết định của hội nghị Ianta tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược Đông dương là ĐNA vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương tây - quyết định của hội nghị Potxdam đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông dương sau CTTG 2 là đồng ý cho trung hoa dân quốc và quân Anh vào đông dương - Lực lượng giải giáp phát xít nhật ở Đông dương là quân Anh và trung hoa dân quốc - Theo hội nghị Ianta Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pháp - Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là chủ nghĩa khủng bố CHUYÊN ĐỀ 2 : Các nước Á , Phi , Mĩ La-tinh (1945-2000) I.Châu Á 1, Những biến đổi của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Trước chiến tranh thế giới thứ 2 + Chính trị: các nước Đông Bắc Á trừ Nhật Bản bị chủ nghĩa thực dân nô dịch + Kinh tế : Không phát triển lệ thuộc đế quốc + Xã hội : Đời sống nhân dân khổ cực mâu thuẫn xã hội gay gắt - Sau chiến tranh thế giới 2 Đông Bắc Á có nhiều biến đổi 8 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế + Chính trị :  Phong trào giải phóng dân tộc phát triển các nước thoát khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sựu ra đời củ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) -> Đây là biến đổi quan trọng nhất  BÁn đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 quốc gia là Hàn Quốc ảnh hưởng của Mĩ (8-1948) và Cộng hòa dân chủ nhân dân triều tiên ảnh hưởng của Liên Xô (9/1948)  Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hông Kng (1997) Ma Cao (1999) riêng Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc + Kinh tế :  Nhật bản là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới tư bản Hồng kong, Đài Loan , Hàn Quốc là 3 con rồng kinh tế Châu Á  Kinh tế Trung Quốc đạt tốc đọ tăng trưởng nhanh và cao nhát thế giới cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 + Xã hội : Đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao  Chú Ý: + Khu vực ĐBA gồm các nước : TQ, NB.HQ,Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên , Mông và vùng lãnh thổ Đài Loan , Macao , Hong Kong + Từ năm 1950 - 1953 chiến tranh xảy ra giữa 2 miên N-B Triều tiên nhưng không phân chia thắng bại , vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới chia cắt 2 nước . Từ 2000 quan hệ giữa 2 nước bước đầu được cải thiện nhưng tiến trình thống nhất bán đảo Triều Tiên còn gặp nhiều khó khăn 2. Cách mạng Trung Quốc (1945-2000) : 4 giai đoạn A. 1946-1949 - Diễn ra cuộc nội chiến cách mạng và sự ra đời nước CHND Trung Hoa - Thời gian :7/1946 đến 9/1949 - Lực lượng : + Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch được sự hẫu thuẫn của Mĩ + Đảng cộng sản Mao Trạch Đông Liên Xô giúp đỡ - Diễn biến : 2 giai đoạn + Giai đoạn 1 : (7/1946 đến 6/1947) : Đảng cộng sản thực hiện chiến lược phồng ngự tích cực lấy việc tiêu diệt địch và phát triển lực lượng Cách Mạng là nhiệm chủ yếu + Giai đoạn 2 : (7/1947 đến 9/1949) : Đảng cộng sản chuyển sang giai đoạn phản công lật đổ chính quyền Quốc dân đảng giải phong lục địa Trung quốc buộc Tưởng Giới Thạch - Kết quả (1-10-1949) nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời do Mao Trạch Đông làm chủ tịch - Ý nghĩa + Chấm dứt ách nô dịch của Chủ nghĩa đế quốc thực dân , xóa bỏ tàn dư phong kiến + Mở ra kỉ nguyên mới : Độc lập tự do đi lên chủn nghĩa xã hội (Ý nghĩa lớn nhất) + Ý nghĩa quốc tế : Tăng cường lực lượng phe XHCH nối liền CNXH từ Âu sang Á và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên Thế Giới B. 1949-1959 : 10 năm xây dựng chế độ mới C. 1959 – 1978: 20 năm không ổn định D.1978 - 2000 - Công cuộc cải cách mở cửa  Nguyên nhân : - Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 9 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Do tác dộng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại - Do tác động của cuộc khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu - Trong nước : Trung Quốc lâm vào khủng hoảng 20 năm không ổn định ( nguyên nhân quan trọng nhất)  Thời gian :12/1978 Hôi nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc  Người khởi xướng : Đặng Tiểu Bình  Nội dung , Đường lối : - Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm - Tiến hành cải cách và mở cửa - Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa - Mục tiêu Hiện đại hóa xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc biến Trung Quốc thành quốc gia giầu mạnh dân chủ văn minh - Nguyên tắc : kiên trì 4 nguyên tắc con đường Xã hội chủ nghĩa. nên chuyên chính dân chủ nhân dân, Chủ nghĩa Mac Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản  Thành tựu - Kinh tế phát triển đạt tốc đọ tăng trưởng cao được nhân dân cải thiện - Khoa học - kĩ thuật văn hóa giáo dục đặt nhiêu thành tựu + 1964 thử thành công Bom nguyên tử + 15/10/2003 phóng thành công tầu Thuần Châu 5 , là quốc gia đứng thứ 3 thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ - Đối ngoại : + Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô Mông Cổ + Thu hồi quyền Hông Kong (1997) Macao (1999) + Vị thế Trung Quốc được nâng cao 3. Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh Thế giới thứ 2 A. Trước chiến tranh thế giới thứ 2 - Chính trị : Hầu hết các nước trừ Thái lan đều là thuộc địa của đế quốc Âu-Mĩ - Kinh tế : Không phát triển lệ thuộc đế quốc - Xã hội : Đời sống nhân dân khổ cực , mâu thuẫn xã hội gay gắt , phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhưng chưa giành thắng lợi - Trong Chiến tranh thế giới thứ 2 : bị phát xít Nhật chiếm đóng B. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Khu vực Đông Nam Á có nhiều biến đổi - Chính trị : phong trào giải phóng dân tộc , tất cả các nước đều giành độc lập-> Biến đổi quan trọng nhất nó là cơ sở cho những biến đổi sau - Kinh tế : sau khi gianh đôc lập các nước bước vào thời kì xây dựng đất nước ,phát triển kinh tế đạt được nhiều thành tự :Singapo con rồng Châu Á - Các nước đã thành lập tổ chức ASEAN để hợp tác phát triển đến nay tất cả các nước (ASEEN 10 hay ASEAN toàn Đông Nam Á) - Xã hội : đời sống nhân dân cải thiện nâng cao phúc lợi xã hội được bảo đảm 4.Phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 - 8/1945 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh Là điều kiện thuận lợi cho các nước Đông Nam Á giành chính quyền - Kết quả : 1945 có 3 nước giành độc lập : Inđo (17/8/1945 - do tư sản lãnh đạo ) , Việt Nam (19/8/1945 - Đảng cộng sản lãnh đạo), Lào (12/10/1945- Đảng cộng sản lãnh đạo) . Các nước khác cũng giải phóng phần lớn lãnh thổ 10 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Tuy nhiên sau đó các nước đế quốc Âu - Mĩ lần lượt quay lại xâm lược Đông Nam Á-> Nhân dân Đông Nam Á phải tiếp tục đấu tranh - Kết quả: Đến giữ năm 50 các nước đế quốc đã phải công nhận độc lâpj của Đông Nam Á (Mĩ công nhận Philippin 1946, Anh công nhận Miến Điện 1948 ,……..) - Nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia kháng chiến chóng pháp thắng lợi năm 1954, kháng chiến chống Mĩ thắng lợi năm 1975 - Để ngăn chặn ảnh hưởng chủ CNXH và hạn chế thuận lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á Mĩ đã thành lập khối quân sự SEATO ( Thái Lan, Philipin tham gia khối này ) 1977 sau thất bại chiến tranh xâm lược Việt Nam khối này giải thể - 1/1984 Brunay tuyên bố độc lập , năm 2002 Đông timo tách khỏi Indo trở thành quốc gia độc lập  Chú Ý : - Đặc điểm giải phóng đan tộc ở Đông Nam Á ( Châu Á) + Thời gian bùng nổ diễn ra sau chiến tranh thế giới thứ 2 + Kẻ Thù : Chủ nghĩ thực dân cũ ( Anh , Pháp , Hà lan ) và Chủ nghĩ thực dân mới Mĩ + Lãnh đạo : giai cấp tư sản hoặc vô sản + Mục tiêu đấu tranh : Chống đế quốc giành độc lập + Hình thức đấu tranh : chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang + Kết quả : Tất cả đều giành được độc lập - Năm 1945 chỉ có 3 nước giành độc lập vì 3 nước này cso sựu chuẩn bị chu đáo . Còn các nước khác có tư tưởng ỷ lại vào các nước đồng minh nên chưa giành được chính quyền 5 . Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào A. 1945 - 1954 - Lào tuyên bố độc lập và kháng chiến chống Pháp - 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập - Tháng 3/1946 Pháp quay lại xâm lược - Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp là Đảng Cộng Sản Đông Dương - Kết quả : 21/7/1954 Phái kí hiệp định Gionevo công nhận độc lập chủ quyên thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào-> Kháng chiến thắng lợi B. 1954 - 1975 - Lào kháng chiến chống Mĩ - Sau hiệp định Gionevo Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Lào - Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ là: + 1954 - 1955 : Đảng Cộng Sản Đông Dương + 22/3/1955 là Đảng nhân dân Lào - Kết quả : + 21/2/1973 Mĩ ks hiệp định Viêng Chăn lâp lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào + Ngày 2/12/1975 nước CHDCND Lào được thành lập kháng chiến chống Mĩ thắng lợi C. 1975 đến nay - Lào xây dựng đất nước theo Xã hội chủ nghĩa năm 1997 gia nhập ASEAN 6 . Các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia A. 1945-1954 - Campuchia kháng chiến chống Pháp - 10/1945 Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia - Lãnh đạo kháng chiến chống Pháp + 1945 - 1951 là ĐCS đông dương + 1951 - 1954 là Đảng nhân dân cách mạng Campuchia - Kết quả + 1953 : Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia nhưng vẫn chiếm đóng nước này + 21/7/1954 : Pháp kí hiệp định Gionevo công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia-> Kháng chiến thắng lợi 11 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế B. 1954 - 1970 - Thời kí hòa bình trung lập - Chính phủ Xihanuc thực hiện chính sách hòa bình trung lập không tham gia bất cứ liên minh quân sự , chính trị nào , sẵn sàng nhận viện trợ từ mọi phía không kèm điều kiện C. 1970 - 1975 - Campuchia kháng chiến chống Mĩ - 18/3/1975 Mĩ tiến hành cuộc đảo chính lật đỏ Xihanuc phá hoại nền hòa bình trung lập của Campuchia -> Campuchia kháng chiến chống Mĩ - 17/4/1975 Kháng chiến thắng lợi D. 1975 - 1979 - Campuchia đấu tranh chống chế đọ diệt chủng khơ me đỏ - Tập đoàn Khơ me đỏ dp Pôn Pốt cầm đầu thực hiện chính sách phản động + Đối nội : thực hiện chính sách diệt chủng tàn sát hàng triệu người dân vô tội + Đối ngoại : Tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam - Nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia chống Khơ me đỏ -> 7/1/1979 giải phóng hoàn toàn thủ đô Phnom Pênh E. 1979 - 1991 - Campuchia diễn ra cuộc nội chiến giữ Đảng cộng sản và các phe phái đối lập - 23/10/1991 hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari Nội chiến kết thúc - 1993 thành lập vương quốc Campuchia do Xihanuc làm quốc vương 7 . Quá trình xây dựng đất nước. phát triển, kinh tế của nhóm nước sáng lập ASEAN A.Chiến lược kinh tế hướng nội - Thời gian : Từ sau khi giành dộc lập đến những năm 60 , 70 của thế kỷ 20 - Mục tiêu : xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng nên kinh tế tự chủ - Nội dung : + Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu + Phát triển các ngành nông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế nhập khẩu + Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất - Thành tựu ( Kết quả ) + Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước ( kết quả lớn nhất) + Giải quyết nạn thất nghiệp + Phát triển một số ngành chế biến chế tạo - Hạn chế + Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ ( hạn chế lớn nhất) + Chi phí sản xuất cao làm ăn thua lỗ + Tệ tham nhũng vẫn còn + Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội + Đời sống người lao động còn khó khăn B. Chiến lược kinh tế hướng ngoại ( công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo ) - Thời gian : từ những năm 60,70 của thế kỉ 20 - Mục tiêu : khắc phục hoàn toàn hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội - Nội dung : + Mở cửa nền kinh tế để thu hút vón đầu tư , kĩ thuật của nước ngoài + Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu + Phát triển ngoại thương - Thành tựu + Bộ mặt kinh tế xã hội các nước có sự thay đổi ( thành tựu lớn nhất) + Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nống nghiệp + Mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh 12 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Hạn chế + Phụ thuộc vào nguông vốn và thị trường bên ngoài 8 . Tổ chức ASEAN A. Sự thành lập - Nguyên nhân : + Đến giữa những năm 60 mật số nước Đông Nam Á đã giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng đất nước phát triển kinh tế nhưng gặp nhiều khó khăn nên cần liên kết ( là điều kiện quan trọng đầu tiên thành lập ASEAN ) + Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn + Xu thế liên kết khu vực trên thế giới phát triển nhất là sự thành công của khối thị trường chung Châu Âu đã cổ vũ Đông Nam Á liên kết - 8/8/1967 hội nghị ngoại trưởng 5 nước ( Thái Lan, Singapo, Philipin, Malayxia. Indonexia) họp tại Băng cốc - Thái Lan để thành lập hiện hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) B. Mục tiêu - Thể hiện qua 3 tuyên bố + Tuyên bố Băng cốc (1967) + Tuyên bố Kualalampua (1972) + Hiệp ước Bali (1976) - Mục tiêu : Phát triển kinh tế văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực-> ASEAN là một liên minh kinh tế văn hóa xã hội C. Nguyên tắc hoạt động - Thể hiện qua hiệp ước Bali ( HIệp ước thân thiện và hợp tác ) - Năm nguyên tắc + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 3 nguyên tắc + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giống với Liên + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình Hợp quốc + Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội -> 2 nguyên tắc khác với Liên Hợp Quốc D. Quá trình hoạt động  2 giai đoạn : - 1967 - 1975 :hoạt động mờ nhạt , hợp tắc lỏng lẻo chưa có vị thế quốc tế - 1976 đến nay không ngừng lớn mạnh hợp tác chặt chẽ cso uy tín trong khu vực và thế giới + quan hệ với Đông Dương thay đổi theo hướng đối thoại. + Mở rộng thành viên : 1984- Brunay, 1995- Việt Nam , 1997- Lào, Mianma , 1999- Campuchia + Thành lập diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Thành lập khu vực mậu dịchtự do (AFTA) +11.2007. kí hiến chương Asean… E. Quan hệ ASEAN với Việt Nam và Đông Dương - Từ 1967-1975 : Quan hệ căng thẳng dochiến tanh Đông Dương - 1975-1989 : Quan hệ căng thẳng do vẫn đề Campuchia - Đầu những năm 90 đến nay : quan hệ đối ngoại hợp tác , ASEAN chủ trương biến Đông dương từ chiến trường thành thị trường các nước Đông Dương lần lượt gia nhập ASEAN F, Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN - Thách thức + Hội nhập với các nước trong khu vực và vươn ra thế giới + Tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật, học tập kinh nghiệmcủa các nước để phát triển kinh tế + Rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước + Giao lưu hợp tác về văn hóa giáo dục , Khoa học kĩ thuật - Thách thức 13 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế + Vấp phải sự cạnh tranh với các nước + Nguy cơ tụt hậu + Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc hòa tan về văn hóa chính trị 9. Ấn Độ A.1945 - 1950 : Đấu tranh giành độc lập và thành lập nước cộng hòa Ấn độ - Ấn độ là thuộc địa của Anh - Lãnh đạo : giai cấp tư sản ( Đảng Quốc Đại) - 1947 Anh đền ra kế hoạch Maobatton chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở tân giáo : Ấn Độ ( theo đạo Hindu) Pakistan ( theo đạo Hồi) nhằm cai trị Ấn Độ theo hình thức mới -> Mục đích chia rẽ khối đàn kết dân tộc -> Thể hiện sự nhượng bộ của Anh - Không thỏa mãn với quy chế tự trị Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh - 26/1/1950 thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ ( đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa ) B. 1950 đến nay : Thời kì xây dựng đất nước - Cuộc cách mạng xanh đưa Ấn Độ thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới - Đến những năm 80 của thế kỉ 20 Ấn Độ đứng hàng thứ 10 trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới - Cuộc cách mạng chất xám đưa Ấn Độ trở thành những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới - Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử - 1975 phóng thành cống vệ tinh nhân tạo - Đối ngoại thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình trung lập tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc - Là 1 trong những nước snags lập phong trào không liên kết - 7/1/1972 Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam II. Châu Phi - Trước chiến tranh TG thứ 2 Châu phi được mệnh danh là lục địa ngủ kĩ - Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Châu phi được mệnh danh là lcuj địa mới trỗi dậy - Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi + Thời gian : diễn ra muộn + Kẻ thù : Chủ nghĩa thực đan cũ ( Anh, Pháp) + Lãnh đạo : Tư sản không có vô sản ( vô sản chưa trưởng thành) + Hình thức : chính trị chủ yếu + Thành lập tổ chức đàn kết nhân dân đấu tranh, tổ chức thống nhất châu phi - Kết quả giành được thắng lợi những mức độ độc lập và sự phát triển các nước sau này khi giành được độc lập khác nhau - Các giai đoạn phát triển + 1945-1954 : Phong trào phát triển ở khu vực Bắc Phi ( là nơi có trình đọ phát triển cao hơn ) Tiêu biểu là Ai Cập ( là nước đầu tiên ) diễn ra cuộc đấu tranh nhưng Libi là nước thành lập nước Cộng hòa sớm nhất + 1954-1960 : Phong trào phát triển ở các nước thuộc địa của Pháp do ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam  Nước ảnh hưởng mạnh nhất là Angieria + 1960-1975: Phong trào phát triển khắp Châu Phi  1960 có 17 nước giành độc lập được gọi là năm Châu Phi  1975 thắng lợi của cách mạng Angola và Mo dăm bích đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thự đan cụ và hệ thuống thuộc địa của nó ở Châu Phi + 1975-1991 các nước còn lại đấu tranh giành độc lập  1990 sự ra đời của nước Cộng Hòa Namibia đánh dấu sự sụp đỏ hoàn toàn của Chủ nghĩa thự dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó ở Châu Phi 14 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế  1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ III. Khu vực Mĩ La tinh - Vị trí : bao gồm Mehico ( Bắc Mĩ ) , Trung Nam Mĩ và vùng biển Caribe - Khác với Châu Á, Châu Phi : Từ thế kỉ 19 nhiều nước ở khu vực Mĩ La tinh đã dành được độc lập từ thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng sau đó lệ thuộc vào Mĩ và trở thành sân sau của Mĩ - Đặc điểm : Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh + Thời gian diễn ra sớm + Lãnh đạo :Tư sản hoặc vô sản + Kẻ thù : chủ nghĩa thực dân mới ( chế độ độc tài thân Mĩ) + Hình thức đấu tranh vũ trang + Kết quả : giành thắng lợi thành lập chính phủ dân tộc dân chủ - Cu ba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh + 1952 Mĩ thiết lập chế độ độc tài Batixta ở Cuba + 26/7/1953 :135 thành viên yêu nước so Phi den catro lãnh đạo đã tấn công trại lính ở Moncada nhưng thất bại ( mở đầu thời kì đấu tranh mới) + 1955 Phiden bị trục xuất sang Mehico tiếp tục xây dựng lực lượng + Cuối năm 1956 Phiđen cùng 81 đồng chí về nước lãnhđạo cách mạng + 1/1/1959chế độ độc tài Batixta bị lật đỏ nước Cộng hòa Cuba ra đời + Thắng lợi của cách mạng Cu ba đã cổ vũ nhân dân Mĩ La tinh đứng lên đấu tranh (1959 đến giữa nhưng năm 80) phong trào cách mạng ở Mĩ La tinh phát triển , Mĩ Latinh được gọi là lục địa bùng cháy hay đại lục núi lửa với hình thứ đấu tranh chủ yếu là khởi nghãi vũ tranh + 1961 để ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba Mĩ đã thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ “ + Sau khi đập tan cuộc tập kích của Mĩ ở bãi biển Hiron năm 1992 Cuba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội  Một số câu hỏi có trong đề thi  Đông Bắc Á - Trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước Đông Bắc Á đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch - Tháng 8-1948 ở phía Nam bán đảo Triều Tiên nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập - Tháng 9-1948 tại phái Bắc bán đảo Triều Tiên nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập - Cuộc nội chiến 1950-1953 tại bán đảo Triều Tiên là sản phẩm của : Sự đụng đầu trực tiếp của 2 phe TBCN và XHCN  Trung Quốc - Tác động khách quan sự thành công của cách mạng Trung Quốc là : Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phòng dân tộc trên thế giới - Từ những năm 1979 đến nhưng năm 1998 nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng là do thực hiện dường lối cải cách mở cửa - Sự giống nhau cơ bản của công cuộc cải cách- mở cửa của Trung Quốc với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là : Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm - Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hongkong (1997) ,Macao, Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc thể hiện : Vai trò, đại vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao - Sau khi thất bại cuộc nội chiến chính quyên Tưởng Giới Thạch rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ sự viện trợ của Mĩ - Nội dung không thuộc đường lối mới của Trung Quốc từ 1978 là : Thực hiện đường lối’’ 3 ngọn cờ hồng’’ - Từ 1987 trở đi TQ bình thường hóa quan hệ với LX,VN,Mông cổ,Indo - TQ bình thường hóa quan hệ với VN vào đầu thập niên 90 của thế kỉ 20 15 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế  Đông Nam Á - Trước chiến tranh thế giới thứ 2 nước duy nhát không bị thuộc địa ở ĐNA là Thái Lan và là thuộc địa của các nước Âu - Mĩ - Trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì ĐNA là thuộc địa của Nhật - Hiện nay ASEAN gồm 10 nước thành viên Mianma là nền kt kém pt nhất - Việt Nam gia nhập ASEAN 28/7/1995 là thành viên thứ 7 - Quốc gia ở ĐNA giành thắng lợi dưới sụ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản năm 1945 là Việt Nam và Lào còn Indo là tư sản lãnh đạo - Trong hoàn cảnh tuận lợi nhưng chỉ có 3 nước tuyên bố độc lập còn các nước khác không giành được thắng lợi hay thắng lợi thấp vì không có đường lối đáu tranh rõ ràng hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo - Sau năm 1945 nhiều nước ĐNA vẫn phải tiếp tục đấu tranh vì Thực dân Âu ( Anh, Pháp, Hà Lan, …) -- Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á - Quyền dân tộc cơ bản của cá nước Đông Dương được quốc tế ghi nhận là hội nghị Gionevo 1954 về Đông Dương - Quyền dân tộc cơ bản quả các quốc gia là : Độc lập chủ quyền ,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - Thắng lợi của Việt Nam tác động trực tiếp buộc pháp kí hiệp định Gionevo về Đông Dương năm 1954 là Chiên dịch Điện Biên Phủ - Từ 1953-1970 Campuchia do quốc vương Xihanuc đứng đầu thực hiện đường lối hòa bình trung lập - Từ những năm 50 đến năm 1975 nhiều nước ĐNA bước vào xây dựng phát triển kinh tế ngoại trừ Việt Nam, Lào, Campuchia ( vẫn phải tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc mới) - Ba mặt trận của Lào là Chính trị, quân sự, ngoại giao - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào có thuận lợi là được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam - Năm 1980 tổng kinh ngạch xuất khẩu của các quốc gia ASEAN là 14% - Sự phối hợp của quân dân 2 nước Việt Nam-Lào làm phá sản kế hoạch chiến dịch thượng Lào và trung Lào - Việt Nam, Lào, Indo, Campuchia- 1945; Philipin- 1946; Mianma- 1948 ; Malayxia- 1957; Singapo1959  Ấn Độ - Đối tượng và mục tiêu cốt lõi mà nhân dân Ấn Độ đưa ra trong cuộc đấu tranh là chống Đế quốc Anh đòi độc lập dân tộc - Hình thức đấu tranh bãi công bất bạo động là điểm khác biết so vs ĐNA  Châu Phi - Kẻ thù chủ yếu của người dân Nam Phi là chế đọ phân biệt chủng tộc  Mĩ Latinh - Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba diễn ra trong bối cảnh Mĩ bao vây cấm vận - Câu nói thể hiện tình đoàn kết của nhân dân Cuba đối vói nhân dân Việt Nam là :’’ Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại xào huyệt Sài Gòn’’ khi Phiden đến thăm Quảng Trị - Năm 1999 Phong trào đấu tranh ở Panama đã buộc Mĩ từ bỏ quyền chiếm hữu kênh đào ở Mĩ Latinh - Sau chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nươc Mĩ Latinh đều trở thành sân sau cảu Mĩ qua chế độ đọc tài - Trước thế kỉ 20 Khu vực Mĩ Latinh là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha CHUYÊN ĐỀ 3 16 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế Các nước Tư bản chủ nghĩa Mĩ , Tây Âu , Nhật Bản (1945 – 2000) I . Mĩ 1, Tình hình kinh tế (1945-2000): 3 giai đoạn A. 1945-1973: Kinh tế phát triển nhanh chóng - Biểu hiện : + Công nghiệp : Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 1 nửa công nghiệp thế giới (1948 là hơn 56%) + Nông nghiệp : Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần so với các nước Tây Âu và Nhật Bản cộng lại ( CHLB Đức. Anh ,Pháp ,Ý) + Tài chính thương mại : Chiếm 3/4 dự trữ vàng thế giới hơn 50% tầu bè trên biển + Kinh tế Mĩ chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới -> Trong 20 năm sau chiển tranh thế giới thứ 2 là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới là chủ nợ của các nước tư bản ( đến đầu những năm 70 xã hội thêm 2 trung tâm kinh tế tài chính thế giới là Tây Âu và Nhật Bản ) - Nguyên nhân: + Lãnh thổ rộng lớn tài nguyên phong phú , nhân công dồi dào trình độ cao + Lợi dụng chiến tranh để làm giầu, buôn bán vũ khí + Áp dụng cách mạng khoa học kĩ thuật (quan trọng nhất) Giống NB + Vai trò quản lí điều tiết của nhà nước và Tây âu + Quá trình tập trung sản xuất , tập trung tư bản cao hình thành các tổ hợp công nghiệp quân sự, các công ty độc quyền có sức sản xuất cạnh tranh cao - Hạn chế : + Kinh tế phát triển không ổn định thường xuyên suy thoái + Vấp phải sự cạnh tranh với các nước Tây Âu B. 1973 -1991 : Khủng hoảng sau đó phục hồi phát triển nhưng không bằng giai đoạn trước - Từ 1973 -1982 kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 - Từ 1983 Kinh tế phục hồi và phát triển trở lại tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế tài chính nhưng tỉ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút. C. 1991 đến đầu 2000 - Đầu những năm 90 kinh tế Mĩ trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới - KInh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới và đóng vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như :WTO ( thương mại thế giới ) , WB ( ngân hàng thê giơi) , IMF ( quỹ tiền tệ thế giới ) 2. Khoa học - kĩ thuật - Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu + Phát minh ra công cụ sản xuất mới ( máy tính điện tử , robot,…) + Tìm ra năng lượng mới ( mặt trời, gió, thủy triều,……) + SÁng chế ra vật liệu mới : Polime + Cách mạng xanh trong công nghiệp + Chinh phụ vũ trụ :1969 đưa con người đặt chân lên mặt trăng ( nước đầu tiên ) - Mĩ là nước khởi đầu vì + Trong chiến thành thế giới thứ 2 có nhiều nhà khoa học di cư đến Mĩ vì Mĩ không bị ảnh hưởng bới chiến tranh + Mĩ có chính sách của nhà nước : có đầy dủ phương tiệ nghiên cứu cộng với chính sách đãi ngộ phù hợp - Tác dụng : giúp kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ nâng cao đời sông nhân dân - Hiện nay Mĩ chiếm 1/3 số phát minh sáng chế thế giới 3. Chính sách đối ngoại 17 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Chính sách đối ngoại bao trùm của Mĩ là chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới + Cơ sở dựa vào tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự + Mục tiêu : 3 mục tiêu  Ngăn chặn đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ( mục tiêu lớn nhất)  Khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh  Đàn áp phong trào cách mạng thế giới ( phong trào giải phóng dân tộc. phong trào công nhân, phong trào cộng sản) - Biện pháp triển khai chiến lược toàn cầu + Đưa ra các học thuyết chủ nghĩ khảng định tham vongj của Mĩ + 12/3/1947 phát động chiến tranh lanh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa + 6/1947 đề ra kế hoạch Macxan cho Tây Âu vay tiền để ràng buộc các nước lệ thuộc vào Mĩ + Thành lập các khối quan sự , liên minh quân sự, xây dựng căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới lớn nhất là ở Châu Âu (1949) + Trực tiếp hoặc gián tiệp gây ra các cuộc chiến tranh, xâm lược. bạo loạn ở nhiều nơi trên thế giới - Kết quả + Đạt được một số mục tiêu góp phần làm cho CNXH ở liên xô và Đông Âu sụp đổ + Khống chế phần nào các nước đồng minh + Tuy nhien liên tiếp thất bại lớn nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (19541975) - Từ đầu những năm 90 dưới thời tổng thống Clinton, Mĩ đề ra chiến lược cam kết và mở rộng thực chất tiếp tục chiến lược toàn cầm âm mưu lãnh đạo thế giới (sử dụng khẩu hiệu “ thúc đẩy dân chủ ‘’ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước - Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy nước Mĩ cũng dễ bị tổn thương và chủ nghĩ khủng bố là một trong những nguyên nhân để Mĩ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ 21 II. Tây Âu (1945-2000) 1. Tình hình kinh tế : 4 giai đoạn A. 1945-1950 - Bị chiến tranh tàn phá nặng nề phải dựa vào viện trợ của Mĩ ( kế hoạch Macxan 6-1947) để khôi phục kinh tế - Kết quả : năm 1950 kinh tế được phục hồi đạt mực trước chiến tranh nhưng lệ thuộc vào Mĩ - Nguyên nhân kinh tế Tây Ây phục hồi + Sự viện trợ của Mĩ + Chính sách đối ngoại của nhà nước và sự nỗ lực của người dân B. 1950-1973 - Kinh tế phát triển nhanh chóng - Biểu hiện : + Vị trí kinh tế CHLB Đức- 3, Anh- 4, Pháp- 5, Italia- 6( cường quốc chủ nghĩa tư bản) + Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới - Nguyên nhân phát triển + Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật ( quan trọng nhất ) Giống với + Vai trò quản lí và điều tiết nền kinh tế của nhà nước Mĩ và NB + Tận dụng tốt các cơ hội thuận lợi bên ngoài để phát triển  Nguồn viện trợ của Mĩ  Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ của nươc thuộc thế giới thứ 3 hợp tác có hiệu quả reong khuôn khổ cộng đồng Châu Âu (EC) C. 1973-1991 18 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế - Do tác dộng của cuộc khủng hoảng năng lựng 1973 kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng suy thoái , phát triển không ổn định - Kinh tế Tây Âu còn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt với Mĩ và Nhật, cac nước công nghiệp mới - Đến đầu những năm 90 kinh tế mới được phục hồi D.1991-2000 - Đầu những năm 90 kinh tế Tây Âu trải qua một đơỵ suy thoái ngắn từ năm 94 trở đi có sự phục hồi và phát triển - Tây Âu vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới ( 15 nước thành viên EU đã đóng góp 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp Thế giới ) 2. Liên minh Châu Âu (EU) A. Sự thành lập - Nguyên nhân : + Các nước Tây Âu có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa …….. + Từ năm 1950 kinh té Tây Âu bắt đầu phụ hồi bước vào giai đoạn phát triển , tăng cường cạnh tranh với các nước ngoài khu vực nên đã hợp tác với nhau ( quan trọng nhất )-> Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ + Hạn chế ảnh hưởng của các nước Xã hội chủ nghĩa và Đông Âu - Quá trình thành lập + 4/1951 6 nước Tây Âu ( Pháp , CHLB Đức. Bỉ, Hà Lan, Lucxambua) kí hiệp ước thành lập cộng đồng than thép Châu Âu + 3/1957 Cũng 6 nước trên kí hiệp ước thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu và cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) + 1967: 3 tổ chứ trên hợp nhất thành cộng đồng Châu Âu (EC) + 12/1991 : Các nước thành viên EC kí hiệp ước Matxtrich ( Hà Lan ) quyết định đỏi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) cso hiệu lcuj từ 1/1/1993 B. Mục đích - Nhằm liên minh hợp tác giữa các nước thành viên về kinh tế, tiền tê, chính trị đối ngoại và an ninh hợp tác toàn diện khác với ASEAN chỉ hợp tác về kinh tế văn hóa xã hội. C. Cơ cấu tổ chức - Chặt chẽ gồm 5 cơ quan chính - Hội đồng Châu Âu - Hội đồng bộ trưởng - Ủy ban Châu Âu - Quốc hội Châu Âu - Tòa Án Châu Âu -> Đến năm 2007 EU có 27 nước thành viên D. Hoạt động - 6/1979 : diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu đầu tiên - 3/1995 : 7 nước thành viên của EU quyết định hủy bỏ kiển soát đi lại của công dân qua biên giới của nhau - 1/1/1999 : các nước phát hành dồng tiền chung Châu Âu (Euro) và chính thứ sử dụng từ 1/1/2002  Chú Ý: Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh vì : + Có số thành viên đông nhất : hầu hết các nước ở Châu Âu + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hợp tác toàn diện + Có đóng góp lớn đối với nên kinh tế thế giới : chiếm 1/4 GDP của thế giới , là một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới + Sự thành công của EU đã cổ vũ sự ra đời của các tổ chức hợp tác khu vực thế thế giới (ASEAN,…) 3. Chính sách đối ngoại 19 Đề cương ôn tập lịch sử 2019 – cô Quế A. 1945-1950 - Các nước Tây Âu tìm cách quay lại xâm lược các nước thuộc địa cũ cuae mình ( Pháp xâm lược 3 nước Đông Dương) - Nhiều nước Tây Âu tham gia khối quân sự Nato trở thành đồng minh của Mĩ B.1950-1973 - Một mặt tiếp liên minh với Mĩ mặt khác đa dạng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại - Chính phủ các nước Pháp, Thụy Điển, Phần Lan phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ - Nhiều nước thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt tuyên bố độc lập , đánh dấu thời kì thực dân hóa trên toàn thế giới C. 1973-1991 - Quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được cải thiện thông qua việc : 1972 hai nước kí hiệp định đặt cơ sở mối quan hệ 2 nước - Quan hệ Đông Âu và Tây Âu có sự cải thiện : Năm 1975 33 nước ở Châu Âu tham gia định ước Henxiki - Năm 1989 bức tường Berlin bị phá , Năm 1990 nước Đức thống nhất D. 1991-2000 - Chính sách đối ngoại của Tây Âu có sự điều chỉnh trong bối cảnh Chiến tranh lạnh chấm dứt , trật tự 2 cực Ianta tan ra : Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ + Pháp và Đức trở thành đối trọng với Mĩ - Tây Âu chú ý mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ Latinh và các nước Đông Âu III.Nhật Bản 1. Tình hình kinh tế : 4 giai đoạn A. 1945-1952 - Nhật Bản là nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề - Nhật Bản phải dựa vào viện trợ của Mĩ , thực hiện những cải cách kinh tế và sự nỗ lực của người dân để khôi phục kinh tế - Kết quả : 1950-1951 Kinh tế được phục hồi đạt mực trước chiến tranh nhưng lệ thuộc vào Mĩ B. 1952-1973 - Kinh tế phát triển nhanh chóng, thần kì (1960-1973) + Cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam được ví như ngọn gió thần thổi vào nên kinh tế Nhật Bản nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ + Tốc đọ tăng trưởng kinh tế bình quan hàng năm của Nhật từ năm 1960-1969 là 10,8% , 19701973 là 7,8% + Năm 1968 Kinh tế Nhật vượt Tây Âu vươn lên đứng thứ 2 trong thế giưới tư bản sau Mĩ + Đầu năm 1970 Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới - Nguyên nhân: + Coi trọng yếu tổ con người và giáo dục ( quan trọng Nhất) + Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất + Vai trò quản lí và điều tiết của nhà nước + Các công ty Nhật năng động nhạy bén khả năng cạnh tranh cao + Chi phí quốc phòng thấp (1% GDP) nên có điều kiên tập trung phát triền kinh tế + Tận dụng các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển : Viện trợ của Mĩ , Lợi dụng chiến tranh Triểu Tiên , Việt Nam để làm giàu - Những khó khăn hạn chế của kinh tế Nhật + Lãnh thổ không rộng nghèo tài nguyên khoáng sản , phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, nhiên liệu từ bên ngoài + Cơ cấu ngành, vùng kinh tế mất cân đối + Vấp phải sự cạnh tranh với Mĩ , Tây Âu, Trung Quốc những nước công nghiệp mới 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan