Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thơ bút tre nhìn từ góc độ diễn ngôn...

Tài liệu Thơ bút tre nhìn từ góc độ diễn ngôn

.PDF
123
1
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THÀNH TRUNG THƠ BÚT TRE NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DIỄN NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 PHÚ THỌ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THÀNH TRUNG THƠ BÚT TRE NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DIỄN NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Văn Giá PHÚ THỌ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan: - Luận văn “Thơ Bút Tre nhìn từ góc độ diễn ngôn” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. - Những tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố trước đây. Tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Phù Ninh, ngày 10.06.2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Trung LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu trong một chặng đường học thuật của đời tôi. Trong suốt chặng đường ấy, GS.TS.Ngô Văn Giá là người đã luôn ở bên giúp đỡ động viên tôi. Nhờ vậy, tôi mới có thể hoàn thành luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến người thầy của tôi, GS.TS.Ngô Văn Giá. Tôi xin cảm ơn đến các thầy, cô trường Đại học Hùng Vương; các cán bộ nhân viên thư viện trường Đại học Hùng Vương; thư viện tỉnh Phú Thọ vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn sự chia sẻ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đối với tôi trong quá trình viết luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn những người mà thậm chí tôi chưa biết tên, đã giúp đỡ tôi có được những tập thơ Bút Tre để sử dụng trong luận văn. Phù Ninh, ngày 10.06.2018 Tác giả luận văn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 1 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG I ....................................................................................................... 8 DIỄN NGÔN VÀ NGHIÊN CỨU DIỄN NGÔN THƠ ................................... 8 1.1 Diễn ngôn và diễn ngôn thơ ..................................................................... 8 1.1.1. Diễn ngôn (Discourse) ...................................................................... 8 1.1.2. Diễn ngôn văn học và diễn ngôn thơ .............................................. 23 1.2. Nghiên cứu diễn ngôn thơ ..................................................................... 27 1.2.1. Chiến lược giao tiếp........................................................................ 27 1.2.2. Chủ thể diễn ngôn ........................................................................... 29 1.2.3. Bức tranh thế giới ........................................................................... 40 CHƯƠNG II .................................................................................................... 42 THƠ NHƯ MỘT “PHI THƠ”......................................................................... 42 2.1. Quan niệm về thơ của Bút Tre .............................................................. 42 2.2. Một kiểu vè hiện đại ............................................................................. 44 2.2.1. Vè dân gian ..................................................................................... 44 2.2.2. Vè hiện đại ...................................................................................... 46 2.2.3. Vè Bút Tre ....................................................................................... 48 CHƯƠNG III................................................................................................... 62 THƠ NHƯ MỘT KIẾN TẠO BỨC TRANH THẾ GIỚI .............................. 62 3.1. Thơ như một diễn ngôn tuyên truyền chính trị ..................................... 63 3.1.1. Chủ đề ............................................................................................. 63 3.1.2. Ngôn ngữ ......................................................................................... 80 3.2. Thơ như một diễn ngôn văn hóa trào tiếu dân gian .............................. 84 3.2.1. Chủ đề ............................................................................................. 84 3.2.2. Ngôn ngữ ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NHÀ THƠ ĐẶNG VĂN ĐĂNG ..................................... (BÚT DANH: BÚT TRE) ................................................................................... PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nhà thơ Đặng Văn Đăng, bút danh Bút Tre, với các sáng tác của của ông đã tạo nên một hiện tượng trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam mang tên Thơ Bút Tre. Thơ của ông tuy không tạo nên những hình thức thể loại mới nhưng lại có sức sống mạnh mẽ nhờ sự đào sâu vào ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sức sống của thơ Bút Tre thể hiện ở sự xuất hiện của thơ hậu Bút Tre-những sáng tác khuyết danh-sau khi thơ Bút Tre xuất hiện; ở sự đa dạng, phổ biến của người sáng tác và người tiếp nhận. Chính sức sống ấy đã đòi hỏi việc nghiên cứu thơ Bút Tre từ nhiều góc độ khác nhau như văn hóa học, ngôn ngữ học…để có cái nhìn toàn diện về một hiện tượng văn học-văn hóa, để thấy được vị trí của nó trong lịch sử văn học và trong văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu diễn ngôn thơ Bút Tre là áp dụng các lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault, R.Barthes, M.Bakhtin vào thực tiễn. Từ đó, chúng ta hiểu rõ hơn về các lí thuyết này, nhất là với lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault bởi diễn ngôn là thuật ngữ chính yếu trong các nghiên cứu rộng lớn của ông. Hiện nay, việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy các di sản văn học, văn hóa đang được đặt ra song song với việc nghiên cứu về chúng. Thơ Bút tre được xem như một di sản về cả phương diện văn học và văn hóa nên nó đòi hỏi có những những nghiên cứu tập trung, chuyên sâu. Dù vậy, chưa có nghiên cứu nào thực sự sâu sắc về thơ Bút Tre. Vì những lí do như trên, đề tài nghiên cứu “Thơ Bút Tre từ góc độ diễn ngôn” mang tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thơ Bút Tre là một hiện tượng trong nền văn học tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu công phu. Hầu hết các nghiên cứu về thơ Bút Tre 2 tồn tại dưới dạng bài viết và xuất hiện rải rác. Năm 2015 Trường Đại học Hùng Vương tổ chức “Hội thảo di sản Bút Tre”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu văn học như Đỗ Lai Thúy, Phạm Văn Tình… Trong “Kỷ yếu hội thảo di sản Bút Tre” tập hợp 39 bài viết của nhiều tác giả về thơ Bút Tre. Đây có thể coi như một công trình tập hợp đầy đủ nhất các nghiên cứu về thơ Bút Tre song là sự tập hợp của nhiều bài viết có tính độc lập trong nghiên cứu. Tại đây các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận thơ Bút Tre từ nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên điểm chung ở một bộ phận lớn các bài nghiên cứu là đặt thơ Bút Tre trong mối quan hệ với thể loại vè. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy nhìn nhận thơ Bút Tre từ chủ thể sáng tạo. Ông cho rằng, thơ Bút Tre có thể chia làm hai mảng ứng với chủ thể sáng tạo là con người cá nhân hoặc chủ thể sáng tạo là con người xã hội. “Khi con người xã hội thắng thì thơ Bút Tre là thơ tuyên truyền, cổ động tức chỉ là vè. Mà thơ Bút Tre chủ yếu, nếu nói về số lượng, là thơ vần vè. Còn khi con người cá nhân đóng vai trò chủ đạo thì thơ Bút Tre là thơ, có giá trị thẩm mĩ và sáng tạo” [63; 84]. Trong một nghiên cứu khác, Đỗ Lai Thúy xem thơ Bút Tre là sự giễu nhại của phong cách thơ vụ chữ của Trần Dần, Lê Đạt: “Điển hình hơn cả cho dòng thơ giễu nhại là sự trở về với lối thơ-vè. Tiếp nối một cách có ý thức, có chủ ý dòng thơ-phi thơ ve vẻ vè ve, thơ con cóc, thơ Bút Tre…thơ vè không chỉ là sự đối lập với dòng thơ vụ chữ của Trần Dần, Lê Đạt, mà, bằng các sáng tác tiêu biểu của nó, đối lập với toàn bộ thơ trước đây theo quan niệm mĩ học tiền hiện đại, hiện đại” [60; 66]. Sự giễu nhại của thơ Bút Tre xuất phát từ sự dung nhận mà dung nhận là một đặc điểm của thơ hậu hiện đại: “Thơ hậu hiện đại nổi bật ở sự dung nhận. Nó có thể chấp nhận mọi thể loại từ dân gian, cổ điển, Thơ Mới, thơ tự do, thơ văn xuôi, mọi phong cách cao/thấp/bình dân/bác học, mọi lĩnh vực đề tài, không có vùng 3 đất nào là cấm kị, là không được phép đối với nó” [60; 65]. Thơ Bút Tre là sự dung nhận thơ và vè-một thể loại văn học dân gian. Quan niệm dung nhận là một đặc điểm của thơ hậu hiện đại, và sự dung nhận gắn với thái độ giễu nhại, Đỗ Lai Thúy xem thơ Bút Tre là thơ hậu hiện đại. Hai nhà nghiên cứu Phạm Dụ và Đặng Thị Bích Hồng xem xét thơ Bút Tre từ góc độ thể loại và gắn với lí thuyết trò chơi. Lí thuyết này thể hiện ở sự vi phạm các nguyên tắc thể loại trong thơ Bút Tre. “Trò chơi chủ yếu gắn liền với các luật lệ buộc người chơi phải tuân thủ. Trong thơ ca đó là những bình diện thuộc nguyên tắc thể loại như thi luật, gieo vần, ngắt nhịp…Tuy nhiên điểm đặc biệt của trò chơi là phải giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là quy phạm trật tự ngôn từ và một bên là nguồn cảm hứng tự do dào dạt, thậm chí hỗn độn. Bởi vậy, nhà thơ không chỉ sáng tạo trong khuôn khổ những luật lệ đã định sẵn mà ngược lại, anh có quyền phá vỡ nó, có quyền thua cuộc để kiến tạo những luật lệ mới” [63; 101]. Theo hai nhà nghiên cứu này, thì kiểu luật lệ mới do Bút Tre kiến tạo tuy chưa thật sự định hình nhưng đã đặt nền móng cho một “hội hè” trong thơ rất tưng bừng sau này. Kiểu luật lệ mới do Bút Tre kiến tạo mang đặc điểm suồng sã dẫn đến đối lập với cái trang trọng. “Cái mặt nạ suồng sã để đối lập lại tính trịnh trọng của văn học sử thi” [63; 101]. PGS.TS Hà Quang Năng đưa ra hướng nghiên cứu thơ Bút Tre từ góc độ ngôn ngữ để từ đó lí giải khả năng gây cười của thơ Bút Tre. “Nhà thơ đã thay đổi thanh điệu ở các âm tiết tham gia hiệp vần để đảm bảo sự hòa âm giữa các dòng thơ lục bát hoặc song thất lục bát. Chỉ có điều sự thay đổi thanh điệu ở các âm tiết này không tạo ra những âm tiết biến thể văn chương mà tạo thành âm tiết mới lạ ít thấy trong Tiếng Việt, cốt sao hiệp vần là được, không cần biết ý tứ ra sao, lại còn có lúc ghi chú bên cạnh vì câu chưa rõ nghĩa, nên đọc chúng là gây cười” [63; 114]. 4 Trong các công trình sưu tầm, nghiên cứu về Thơ Bút Tre thì các sưu tầm, nghiên cứu của Ngô Quang Nam là sự tập hợp khá đầy đủ thơ Bút Tre và các bài viết nhỏ lẻ của ông cùng một số tác giả khác về Thơ Bút Tre. Ngô Quang Nam xuất bản hai công trình sưu tầm, nghiên cứu về Thơ Bút Tre là “Bút tre thơ và giai thoại” và “Dòng thơ Bút Tre”. Trong hai công trình này Ngô Quang Nam quan niệm nhà thơ Bút Tre là một nhà văn hóa dân gian “Bút Tre đã làm được những việc lớn, và mở đầu cho thế hệ sau những vấn đề văn hóa ở tầm vĩ mô mà nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một địa phương mà còn cho cả nước” [44, 10]. Ngô Quang Nam cũng đề xuất một cách gọi cho Thơ Bút Tre “lối thơ Bút Tre”. Thuật ngữ “lối thơ Bút Tre” không được tác giả lí giải rõ về nội hàm dẫn đến một cách hiểu mơ hồ. Để làm rõ về “lối thơ Bút Tre” ông đã liệt kê bẩy lối thơ Bút Tre: “Lối vắt dòng gãy câu”, “lối viết tắt hay còn gọi là chặt từ”, “lối để lửng từ, dùng một từ cuối của câu 6 trên để người đọc tự gieo vần câu 8 dưới trong thể lục bát”, “lối hoan hô”, “lối tiếp từ”, “lối lục bát đột ngột chêm thất ngôn”, “lối cưỡng ép thanh vận”. Tiếp cận Thơ Bút Tre từ góc nhìn diễn ngôn, có thể nói, là một hướng đi mới trong nghiên cứu về Bút Tre. Hướng nghiên cứu này, một mặt mở ra khả năng giải quyết khoảng trống trong nghiên cứu Thơ Bút Tre; mặt khác, dựa trên lí thuyết diễn ngôn, có thể kiến giải sức sống của Thơ Bút Tre từ đó giúp bảo tồn và phát huy Thơ Bút Tre như một di sản văn học, văn hóa. Ngoài ra, diễn ngôn là một khái niệm được tiếp cận từ nhiều lí thuyết khác nhau mà nghiên cứu khoa học là một nỗ lực tìm tòi nên những khái niệm có nhiều hướng tiếp cận sở hữu một sức hút mãnh liệt. Chúng tôi khao khát tìm một khái niệm diễn ngôn để nghiên cứu một đối tượng trong nền văn học như một mở đầu để nghiên cứu các đối tượng tiếp theo. 5 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu diễn ngôn thơ Bút Tre là sử dụng lí thuyết diễn ngôn để khẳng định vị trí của thơ Bút Tre trong lịch sử văn học dân tộc, và trong không gian văn hóa của Phú Thọ nói riêng, của Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, nghiên cứu diễn ngôn thơ Bút Tre còn khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt và khẳng định giá trị của lí thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với các mục tiêu đã nói trên, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ trong nghiên cứu thơ Bút Tre từ góc độ diễn ngôn như sau: Trước hết, Thơ Bút Tre từ góc nhìn diễn ngôn là nghiên cứu đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu Thơ Bút Tre như một diễn ngôn. Đi theo hướng này, chúng tôi không nghiên cứu thơ Bút Tre như một kết quả ổn định, cho trước, xét trên phương diện nội dung và nghệ thuật theo tinh thần phản ánh luận; mà nghiên cứu cái cơ chế kiến tạo khiến cho tác phẩm thơ Bút Tre trở nên như vậy. Khi đó, luận văn trả lời câu hỏi: những hoạt động được quy chuẩn nào đã chi phối, quy định chủ thể diễn ngôn-là tác giả-khi sáng tạo văn học trong ý thức hay vô thức; đã sản sinh các văn bản thơ. Những điều nằm giữa mối quan hệ quyền lực/ tri thức theo cách gọi của lí thuyết diễn ngôn, và gắn với nhà thơ Bút Tre. Thứ hai, phân tích Thơ Bút Tre từ góc nhìn diễn ngôn để làm sáng tỏ các vấn đề lí thuyết diễn ngôn. Diễn ngôn là một khái niệm được tiếp cận từ nhiều hướng nên rất cần những nghiên cứu từ thực tiễn văn học. Thứ ba, đề xuất một hướng nghiên cứu diễn ngôn mới thông qua sự kết hợp các quan niệm diễn ngôn của các nhà nghiên cứu R.Barthes, M.Bakhtin, 6 M.Foucaul. Nghiên cứu theo một hướng mới là điều không dễ dàng, tuy nhiên chúng tôi ý thức được sự khả quan trong việc kết hợp quan niệm diễn ngôn của các nhà nghiên cứu trên trong nghiên cứu thơ Bút Tre. Thứ tư, nghiên cứu từ góc nhìn diễn ngôn để làm rõ điểm độc đáo, giá trị của Thơ Bút Tre. Trong Hội thảo di sản Bút Tre do Trường Đại học Hùng Vương tổ chức năm 2015, thơ Bút Tre được khẳng định là một di sản văn học, văn hóa vì vậy rất cần có các công trình nghiên cứu để góp phần bảo tồn và phát huy. Nhất là khi sức sống của thơ Bút Tre trong đời sống văn học dân tộc rất mãnh liệt, biểu hiện ở thơ hậu Bút Tre, thì việc nghiên cứu nó càng cấp thiết. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ Bút Tre từ góc nhìn diễn ngôn. Thơ Bút Tre là toàn bộ những sáng tác của nhà thơ Đặng Văn Đăng. Theo Vũ Kim Biên trong Kỷ yếu Hội thảo Di sản Bút Tre, Đặng Văn Đăng bắt đầu sáng tác từ năm 1962 khi đang làm trưởng Ty Văn hóa Phú Thọ. Tự rút lui khỏi thi đàn sau đó một năm (1963). Từ 1966 lại tiếp tục sáng tác nhưng không xuất bản. Như vậy, tất cả sáng tác của Đặng Văn Đăng bao gồm những sáng tác đã được công bố và những sáng tác chưa được công bố. Vì lí do đó, chúng tôi xác định đối tượng khảo sát chính trong nghiên cứu này là các văn bản Thơ Bút Tre đã được Ngô Quang Nam, Vũ Kim Biên sưu tầm và công bố. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu chủ yếu sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết diễn ngôn. Lí thuyết diễn ngôn giúp mở ra một cách đọc mới cho thơ Bút Tre, đó là không chỉ quan tâm đến nội dung và nghệ thuật của một văn 7 bản cụ thể mà quan tâm đến những hệ thống quy định tạo ra văn bản mang tri thức. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: tìm hiểu quan niệm về thơ và các phương thức, phương tiện mang tính quan niệm của nhà thơ. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng các tri thức về tiểu sử, lịch sử, xã hội, văn hóa để hỗ trợ tìm hiểu thơ Bút Tre. - Bên cạnh đó, để nghiên cứu về Thơ Bút Tre chúng tôi sử dụng hỗn hợp các thao tác sưu tầm, thống kê, phân tích, so sánh…nhằm làm sáng tỏ diễn ngôn Thơ Bút Tre. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn được cấu trúc làm năm phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục. Trong đó, nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương như sau: Chương 1: Diễn ngôn và nghiên cứu diễn ngôn thơ Chương 2: Thơ như một “phi thơ” Chương 3: Thơ như một kiến tạo bức tranh thế giới 8 NỘI DUNG CHƯƠNG I DIỄN NGÔN VÀ NGHIÊN CỨU DIỄN NGÔN THƠ 1.1 Diễn ngôn và diễn ngôn thơ 1.1.1. Diễn ngôn (Discourse) Diễn ngôn là thuật ngữ được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX đến nay. Nó có thể xuất hiện trong các công trình chuyên khảo văn học nhưng cũng có thể xuất hiện trong các công trình nghiên cứu văn hóa. Đơn cử trường hợp “Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền” của Edward Wadie Said, một công trình về văn hóa ra đời trong thập niên cuối của thế kỉ XX, cũng có nhắc đến diễn ngôn như sau “những tác phẩm của người châu Âu viết về châu Phi, về Ấn Độ, về những khu vực của vùng Viễn Đông, về Australia và về vùng Caribe; những “diễn ngôn”, như một số đã được gọi, diễn ngôn Châu Phi luận [Africanist discourse] hoặc Ấn Độ luận [Indianist discourse]” [12; 9]. Trước thế kỉ XX, khái niệm diễn ngôn chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về diễn ngôn của các tác giả trong nước đã được xuất bản như: Hệ thống liên kết văn bản (Trần Ngọc Thêm, 1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản (2009), Phân tích diễn ngôn với ngôn ngữ văn chương (2017) của Diệp Quang Ban, Dụng học Việt ngữ (Nguyễn Thiện Giáp, 2000), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 (Đỗ Hữu Châu, 2001), Phân tích diễn ngôn-một số vấn đề lí luận và phương pháp (Nguyễn Hòa, 2003), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học (Nguyễn Thái Hòa, 2005)… Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về diễn 9 ngôn của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản như: Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, 1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh dịch, 1998); Phân tích diễn ngôn của Gillian Brown, George Yule (Trần Thuần dịch, 2002), Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday (Hoàng Văn Vân dịch, 2004), Dẫn luận về Foucault của Gary Gutting (Thái An, Trịnh Huy Hóa dịch, 2017)… Thế kỉ XX, với sự ra đời của hiện tượng học Heidgger1 triết học được đưa trở về với truyền thống hữu thể học của nó. Đây không phải là hữu thể học cổ điển2 mà là hữu thể học hiện đại. Hữu thể trong quan niệm này, không tồn tại ở thế giới bên trong hay thế giới bên ngoài mà ở nơi giao thoa của chúng, tức ở ngôn ngữ. Heidgger đưa ra định đề về hữu thể “ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể” tức hữu thể chỉ tồn tại trong cái chứa đựng nó là ngôn ngữ. Quan niệm về ngôn ngữ của Heidgger khác biệt với những người cho rằng ngôn ngữ là công cụ của con người mà ngược lại, con người là công cụ của ngôn ngữ. Điều này là do con người khi sinh ra sẽ sử dụng một ngôn ngữ không phải do họ sáng tạo ra nên phải thích nghi với nó. Vì vậy, khi con người nói sẽ là ngôn ngữ nói chứ không phải con người nói. Diễn ngôn nằm trong phạm trù ngôn ngữ nên từ hiện tượng học Heidgge nó không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của của các ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học, phê bình văn học. Theo O.F.Rusakova, sự xâm nhập của diễn ngôn vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã dẫn tới sự ra đời của hàng loạt lí thuyết diễn ngôn, 1 Heigger (1889-1976). Hữu thể học cổ điển xuất phát từ Platon (427-348/347 TCN) đã trải qua một quá trình cho đến hữu thể học hiện đại của Heidgger. Xin xem Đỗ Lai Thúy, Thơ như là mĩ học của cái khác, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr.12. 2 10 khác nhau trên các phương diện: quan niệm về thế giới, phương pháp luận trong giải thích khái niệm diễn ngôn, truyền thống nghiên cứu, phương thức giải thích và mô tả các thực tiễn diễn ngôn, cấu trúc và chức năng của các thực tiễn đó. Bà viết: “Từ cuối những năm 1960, trước tiên, nhờ hệ thống thuật ngữ và tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại và kí hiệu học được quảng bá rộng rãi trong giới học thuật, “bước ngoặt ngôn ngữ học” biến thành “bước ngoặt diễn ngôn”. Sự thâm nhập mạnh mẽ của phân tích – diễn ngôn vào khoa học nhân văn và chính trị – xã hội học không thể không dẫn tới sự bùng nổ dữ dội của các lí thuyết diễn ngôn khác nhau, nền móng của những lí thuyết này là các quan niệm về thế giới và phương pháp luận cụ thể trong việc giải thích bản thân khái niệm diễn ngôn, là những truyền thống nghiên cứu khác nhau, là phương thức giải thích và mô tả các thực tiễn diễn ngôn cùng cấu trúc và chức năng của chúng” [53]. Quan niệm về diễn ngôn trong nghiên cứu văn học xuất hiện trong các công trình của các tác giả trong nước và của các tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt và xuất bản như: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học (Trịnh Bá Đĩnh, 2002), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết (Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến tổ chức biên soạn, 2003); Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, 2003); Sự đỏng đảnh của phương pháp (Đỗ Lai Thúy, biên soạn và giới thiệu, 2004); Logic học về các thể loại văn học của Kate Hamburger (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch, 2004); Bản mệnh của lí thuyết của Antoine Compagnon (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, 2006); Nhập môn Foucault của Lydia Alix Fillingham, Moshe Susser (Nguyễn Tuệ Đan, Nguyễn Tôn Thất Huy dịch, 2006); Tác phẩm như là quá trình (Trương Đăng Dung, 2007); Lý luận-phê 11 bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập 1,2 (Lộc Phương Thủy chủ biên, 2007); Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học (Nguyễn Hưng Quốc, 2007); Thi học và và ngữ học của Jakobson (Trần Duy Châu biên khảo, 2008); Những huyền thoại của R.Barthes (Phùng Văn Tửu dịch, 2008); Hoàn cảnh hậu hiện đại của Jean-François Lyotard (Ngân Xuyên dịch, 2008); Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại , Tự sự học kinh điển (Trần Huyền Sâm biên soạn, giới thiệu, 2009), Dẫn luận về văn chương kì ảo của Todorov (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, 2018), Thi pháp văn xuôi của Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, 2018)… Trên thế giới, rất nhiều định nghĩa về diễn ngôn được đưa ra thể hiện sự đa nghĩa của thuật ngữ này. Lã Nguyên đã giới thiệu hơn hai mươi định nghĩa diễn ngôn trong bài viết “22 định nghĩa về diễn ngôn” cho thấy rất rõ sự chưa thống nhất ý nghĩa của thuật ngữ diễn ngôn. Trong bối cảnh chuyển biến mạnh mẽ của hệ hình lí thuyết bắt đầu từ đầu thế kỉ XX, các vấn đề của ngôn ngữ như bản chất, chức năng, vai trò, mối quan hệ của ngôn ngữ và hiện thực khách quan được quan niệm lại theo cách hoàn toàn khác. Thuật ngữ diễn ngôn cũng được bổ sung thêm những hàm nghĩa mới, đi vào nghiên cứu văn học và gắn liền với mô hình nghiên cứu văn học mới không dựa trên lí thuyết phản ánh. Theo lí thuyết phản ánh, ngôn ngữ có khả năng phản ánh thực tại do đó trở thành công cụ của tư duy và là phương tiện để giao tiếp của con người. Từ thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu không cho rằng ngôn ngữ giống như một tấm kính phản ánh hiện thực khách quan bởi trong một bối cảnh cụ thể, với những mối quan hệ xã hội hiện hành con người sẽ tạo ra ngôn ngữ nhằm truyền tải thông tin và biểu hiện tư tưởng của người phát tin. Do đó, ngôn ngữ luôn thể hiện quan niệm, tư tưởng của người nói. Sự thể hiện ấy, khiến thực tại được chuyển vào trong nó không nguyên vẹn. 12 Sự thay đổi nhận thức về mối quan hệ giữa ngôn ngữ, chủ thể và thực tại khiến người ta cho rằng ngôn ngữ không phản ánh thực tại-tức là không theo lí thuyết phản ánh vốn cho rằng chỉ có một thực tại và ngôn ngữ sẽ phản ánh thực tại đó-bởi không có thực tại nằm ngoài ngôn ngữ mà chỉ có thực tại được tạo nên bởi ngôn ngữ. Khái niệm diễn ngôn nằm trong sự thay đổi nhận thức này. M.Foucault là một trong những nhà nghiên cứu không sử dụng lí thuyết phản ánh và đã đề xuất định nghĩa diễn ngôn riêng. Khái niệm diễn ngôn được thường được tiếp cận từ hai hướng khác nhau là cấu trúc luận và chức năng luận. Có thể thấy sự khác biệt trên thông qua quan niệm của các nhà nghiên cứu thuộc hai trường phái. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng cấu trúc Chomsky quan niệm ngôn ngữ là hiện tượng của tư duy. Cơ sở của ngôn ngữ học Chomsky là chủ nghĩa duy lí. Chủ nghĩa duy lí là một học thuyết triết học lấy cơ sở là triết học Descartes. Trong Ngôn ngữ học và ý thức, Chomsky nêu lên kết luận của Descartes: “Trên thực tế, Descartes lập luận rằng biểu hiện chắc chắn duy nhất mà một vật thể khác sở hữu ý thức của con người, mà không phải chỉ thuần túy là một cỗ máy tự động hóa, là khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách bình thường của nó; ông lập luận rằng khả năng này không thể tìm ra được trong một con vật hay một cỗ máy tự động hóa, mà trong những khía cạnh khác, chỉ ra những dấu hiệu rõ ràng của trí tuệ, vượt xa trí tuệ của con người, thậm chí sinh thể hay cỗ máy đó có thể được thiên phú một cách đầy đủ như là một con người với các cơ quan sinh lí cần thiết để sản sinh ra lời nói” [52; 35]. Ngay sau đó, ông khẳng định“Không có gì phi lí trong kết luận này”. Khác với Chomsky, nhà nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng chức năng như Halliday lại nghiên cứu ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội. Halliday quan niệm, sự phát triển ngôn ngữ cùng với sự trưởng thành của con người là sự tăng lên của khả năng làm chủ chức năng của ngôn ngữ. “Khi đứa trẻ học 13 tiếng mẹ đẻ là để nắm vững các cấu trúc ngữ pháp. Khi quan sát và phân tích việc sử dụng tiếng mẹ đẻ Halliday cho rằng ngôn ngữ của trẻ em có bảy chức năng cơ bản là (1) chức năng công cụ (instrumental), (2) chức năng điều phối (regulatory), (3) chức năng giao tiếp (interactional), (4) chức năng cá nhân (personal), (5) chức năng khám phá (heuristic), (6) chức năng tưởng tượng (imaginative), (7) chức năng thông báo (informative). Đến giai đoạn trưởng thành khi đứa trẻ đã thành người lớn thì câu nói mang tính đa chức năng, do vậy chức năng ngôn ngữ của người lớn giảm xuống còn ba: chức năng tạo ý (ideational), chức năng giao tiếp liên nhân (interpersonal) và chức năng tạo văn bản (textual). Halliday gọi đây là ba siêu chức năng (metafunctionus) của ngôn ngữ” [5]. Nghiên cứu diễn ngôn theo hướng cấu trúc sẽ dẫn đến xem xét tổ chức bên trong của diễn ngôn bởi các nhà cấu trúc chủ trường xác định ý nghĩa của các thực thể trong mối quan hệ giữa nó với các thực thể khác trong hệ thống. Khi nghiên cứu tác phẩm văn chương, hướng nghiên cứu này sẽ tìm hiểu ý nghĩa của các từ, câu, đoạn, khổ, chương…Ý nghĩa của các thực thể này chỉ có được trong những mối quan hệ trong một hệ thống nhất định. “Các nhà cấu trúc luận cho rằng, ngôn từ trong tác phẩm văn chương được tổ chức thành một hệ thống gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối qua lại, quy định giá trị lẫn nhau. Ý nghĩa của một từ ngữ chỉ được xét trong một hệ thống nhất định, khi chuyển sang hệ thống khác, nó sẽ mang một nghĩa khác” [18; 47]. Nghiên cứu diễn ngôn theo hướng chức năng, sẽ có thể xem xét chức năng của diễn ngôn với các chức năng ngôn ngữ của người lớn trong xã hội như chức năng tạo ý, chức năng giao tiếp liên nhân, chức năng tạo lập văn bản. Thuật ngữ diễn ngôn xuất hiện nhiều trong các sáng tác của những nhà 14 nghiên cứu của thế kỉ XX như R.Bathes, M.Bakhtin, M. Foucault. Trong công trình này, chúng tôi xuất phát từ quan niệm về diễn ngôn của các nhà nghiên cứu trên và cố gắng đưa ra một cách hiểu về diễn ngôn chung nhất, kết hợp hướng nghiên cứu cấu trúc và hướng nghiên cứu chức năng. Trong đó, chúng tôi thiên về quan niệm của M.Foucaul-nhà nghiên cứu hậu cấu trúc. Nói về diễn ngôn theo quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc, mà một trong những đại diện là R.Barthes, thì trước hết phải nói đến quan niệm của ông về cái biểu đạt, cái được biểu đạt, kí hiệu, sự biểu đạt và huyền thoại. Các khái niệm này được đưa ra rải rác trong công trình Những huyền thoại của R.Barthes. Ông cho rằng, trong “mọi hệ thống kí hiệu học” cần phải đề cập đến ba yếu tố: cái biểu đạt, cái được biểu đạt và kí hiệu bởi khi tiếp nhận người ta không chỉ nhận thức về cái biểu đạt, cái được biểu đạt mà còn nhận thức cả mối quan hệ giữa các chúng. Kí hiệu được xem là “tổng liên kết” giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, tức là xác định mối quan hệ giữa chúng. Từ đó có thể khẳng định, theo M.Barthes thì một cái biểu đạt chỉ trở thành kí hiệu khi được người ta “ủy thác cho nó cái được biểu đạt nhất định”. R.Barthes không chỉ đưa ra các khái niệm cái biểu đạt, cái được biểu đạt, kí hiệu trong hệ thống ngôn ngữ mà còn đưa ra chúng trong phạm trù huyền thoại. Ông quan niệm: trong huyền thoại “vế thứ ba là mối quan hệ qua lại giữa hai vế đầu3: trong hệ thống ngôn ngữ (langue), đó là kí hiệu; nhưng không thể nào dùng lại từ ngữ ấy mà tránh mập mờ, bởi vì trong huyền thoại (và đây chính là nét đặc thù chủ yếu của nó), cái biểu đạt đã được tạo thành bởi những kí hiệu của ngôn ngữ (langue). Tôi sẽ gọi vế thứ ba của huyền thoại là sự biểu đạt” [57; 302-303]. Từ những quan niệm về các yếu tố cái biểu đạt, cái được biểu đạt, kí hiệu, sự biểu đạt thì một mặt R.Barthes khẳng định “văn chương với tư cách 3 Hai vế đầu là cái biểu đạt và cái được biểu đạt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng