Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý...

Tài liệu Thơ tống biệt chí đình nguyễn văn lý

.PDF
127
1
142

Mô tả:

i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH -------------------------------- NGUYỄN PHƢƠNG QUỲNH THƠ TỐNG BIỆT CHÍ ĐÌNH NGUYỄN VĂN LÝ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sƣ phạm Ngữ văn Phú Thọ, năm 2019 ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Hán Thị Thu Hiền, ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Ngữ văn khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch và đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm, ủng hộ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Việt Trì, tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phƣơng Quỳnh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ TỐNG BIỆT VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN LÝ ............................................................................................................ 7 1.1. Khái quát về thơ tống biệt ......................................................................... 7 1.2. Tác giả Nguyễn Văn Lý ............................................................................ 9 1.2.1. Cuộc đời, con người ................................................................................ 9 1.2.2. Sự nghiệp thơ văn.................................................................................. 14 1.3. Khái quát thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý .................................................. 15 1.3.1. Kết quả thống kê, khảo sát .................................................................... 15 1.3.2. Nhận xét................................................................................................. 20 Chƣơng 2: THƠ TỐNG BIỆT NGUYỄN VĂN LÝ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG...................................................................................................... 23 2.1. Tình cảm bạn bè sâu sắc, xúc động......................................................... 23 2.1.1. Tiếng thơ ngợi ca, trân trọng ................................................................ 23 2.1.2. Tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu .............................................................. 29 2.2. Tình cảm quê nhà .................................................................................... 32 2.2.1. Tình yêu quê nhà tha thiết ..................................................................... 32 2.2.2. Khát vọng trở về mãnh liệt .................................................................... 34 2.3. Tấm lòng trung hậu với đất nƣớc và những trăn trở về cuộc đời, thời thế..... 38 iv 2.3.1. Tấm lòng trung hậu với đất nước ......................................................... 38 2.3.2. Những tâm sự, trăn trở về cuộc đời, thời thế ........................................ 42 Chƣơng 3: THƠ TỐNG BIỆT NGUYỄN VĂN LÝ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................................................ 50 3.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 50 3.1.1. Không gian vũ trụ.................................................................................. 51 3.1.2. Không gian sông nước .......................................................................... 53 3.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 56 3.2.1. Thời gian theo mùa ............................................................................... 57 3.2.2. Thời gian theo ngày............................................................................... 61 3.3. Hình tƣợng nghệ thuật.............................................................................. 65 3.3.1. Hình tượng liễu ..................................................................................... 65 3.3.2. Hình tượng trăng ................................................................................... 67 3.3.3. Hình tượng rượu ................................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống, mỗi chúng ta khi đã gặp và gắn bó thân thiết với ai bao nhiêu thì lại càng ngậm ngùi giây phút chia ly ấy bấy nhiêu. Trƣớc mỗi cuộc chia ly, cảm xúc trong mỗi ngƣời là khác nhau, đó có thể là cảm giác trầm buồn, là sự cô đơn, trống vắng, là sự lƣu luyến hay nuối tiếc ngậm ngùi dâng trào trong cảm xúc. Thi ca từ xƣa đến nay đã từng ghi dấu bao cuộc chia ly cảm động nhƣ khi Lý Bạch tiễn bạn ở Hoàng Hạc lâu trong “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, khi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” hay khi ngƣời anh hùng giã biệt ngƣời thân trong “Tống biệt hành”… đó đều là những thi phẩm xuất sắc đọng lại trong lòng ngƣời đọc cảm xúc khó phai mờ. Chính bởi vậy có thể nhận thấy rằng, đề tài tống biệt thực sự là một đề tài chiếm vị trí quan trọng trong văn học. Trong suốt chiều dài của nền văn học Việt Nam, văn học Trung đại với số lƣợng lớn tác giả và tác phẩm đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học nƣớc nhà nói chung. Một trong những đề tài nổi bật và lôi cuốn ngƣời đọc trong văn học Trung đại đó là đề tài tống biệt, đề tài này thể hiện đậm nét trong nhiều tác phẩm thơ của nhiều tác giả Trần Nhân Tông, Nguyễn Ức, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Cao Bá Quát… là các tác giả có nhiều thi phẩm thơ tống biệt đặc sắc. Mỗi tác giả có phong cách thơ khác nhau, những cảm xúc khác nhau trong những áng thơ tống biệt của mình nhƣng có lẽ điểm chung ở họ là cảm hứng sáng tác những vần thơ đó đƣợc gợi lên từ cảm xúc của sự chia biệt. Bên cạnh các nhà thơ trên, còn rất nhiều nhà thơ nổi tiếng khác, trong đó phải kể đến Chí Đình Nguyễn Văn Lý – một danh sĩ, một nhà thơ thời nhà Nguyễn sống vào thế kỉ XVIII – XIX. Nguyễn Văn Lý có một lƣợng tác phẩm thơ đồ sộ và tiêu biểu là các bài thơ tống biệt. Tuy nhiên các thi phẩm thơ tống biệt của ông lại chƣa thực sự đƣợc nghiên cứu và khám phá hết vẻ đẹp cũng nhƣ sự độc đáo ẩn chứa trong những vần thơ ấy. 2 Bằng niềm yêu thích, đặc biệt say mê của bản thân về mảng thơ tống biệt chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý với mong muốn đóng góp một phần nghiên cứu của mình để tìm hiểu những nét đặc sắc, nét riêng trong nội dung cũng nhƣ nghệ thuật thể hiện trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý. Qua đó thấy đƣợc sự đóng góp của ông vào mảng đề tài tống biệt trong văn học trung đại nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Thực hiện đề tài, chúng tôi cũng mong muốn góp thêm một mảng tƣ liệu về thơ tống biệt để phục vụ cho việc học tập văn học trung đại nói chung và việc học tập, giảng dạy những bài thơ tống biệt nói riêng trong chƣơng trình phổ thông. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về thơ tống biệt Trung Hoa Thơ văn Trung Hoa nói chung và thơ tống biệt nói riêng có rất nhiều đóng góp cũng nhƣ những nét đẹp mà ngƣời nghiên cứu muốn khám phá. Bởi vậy có không ít đề tài nghiên cứu về thơ tống biệt Trung Hoa. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc một số đề tài nghiên cứu và liên quan đến thơ tống biệt Trung Hoa nhƣ sau: Trƣớc hết phải kể đến luận án tiến sĩ Thơ tống biệt đời Đường của tác giả Trịnh Thị Hoa (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2015). Tác giả luận án đã tìm hiểu nguồn gốc văn hóa, những điều kiện xã hội và thời đại cùng những nguyên nhân tạo nên sự hƣng thịnh của thơ tống biệt đời Đƣờng. Bên cạnh đó là những khám phá về thơ tống biệt đời Đƣờng qua ý tƣợng đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật và phác họa những nội dung tình cảm trong thơ tống biệt. Qua đó khẳng định vị trí quan trọng của thơ tống biệt đời Đƣờng trong văn học Trung Quốc. Tác giả Mai Thị Thanh Loan với luận văn thạc sĩ Biệt li trong thơ Đường (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2006) đã có những nghiên cứu nhất định khi tìm hiểu biệt li tìm hiểu biệt li và nỗi niềm của con ngƣời trong từng hoàn 3 cảnh cụ thể. Cùng với đó là việc tìm hiểu biệt li qua từng phƣơng thức, nghệ thuật thể hiện. Khóa luận tốt nghiệp Đề tài tống biệt trong thơ Đỗ Phủ (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2006) của tác giả Lê Thị Cam cũng đã đóng góp một cái nhìn mới mẻ về đề tài tống biệt. Tác giả khóa luận đã thống kê đƣợc các tác phẩm thơ tống biệt của Đỗ Phủ và tìm hiểu khá chi tiết những đoạn trƣờng tâm tƣ trong thơ tống biệt Đỗ Phủ. Đồng thời, khóa luận cũng tập trung nghiên cứu các phƣơng thức thể hiện về mặt nghệ thuật nhƣ không gian, thời gian nghệ thuật, các biểu tƣợng và ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc trong thơ tống biệt Đỗ Phủ. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu nhƣ “Đặc trưng thơ tứ tuyệt đời Đường” của tác giả Nguyễn Sĩ Đại, bài phân tích “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Họa Nhiên chi Quảng Lăng” của Nguyễn Thị Bích Hải (trích trong Bình giảng thơ Đƣờng). Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu trên đã phần nào tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc của mảng thơ tống biệt trong văn học Trung Hoa qua một số phƣơng diện về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. 2.2. Những nghiên cứu về thơ tống biệt Việt Nam Qua khảo sát, chúng tôi thống kê đƣợc một số công trình sau: Hai công trình của tác giả Bùi Thị Kim Ánh (Đại học Sƣ phạm Hà Nội) là khóa luận tốt nghiệp Thơ tống biệt thời Trần và luận văn thạc sĩ Thơ tống biệt thế kỉ X – XIV và thế kỉ XV – XVII từ góc nhìn so sánh. Ở công trình thứ nhất, tác giả đã nghiên cứu đƣợc những khía cạnh sau: khái quát đƣợc những vấn đề chung về thơ tống biệt và thơ tống biệt thời Trần, nội dung cảm xúc tiêu biểu trong thơ tống biệt thời Trần nhƣ lòng yêu nƣớc và tinh thần tự hào dân tộc, tình cảm bằng hữu, tâm sự thời thế và nghệ thuật biểu hiện trong thơ tống biệt thời Trần tiêu biểu là không gian, thời gian nghệ thuật, hình tƣợng và ngôn ngữ nghệ thuật. Còn ở công trình thứ hai, tác giả luận văn đã khảo sát một cách chi tiết các bài thơ tống biệt hai giai đoạn văn học và từ đó có sự so sánh về mặt nội dung cảm xúc trên các phƣơng diện tinh thần yêu nƣớc, tình 4 cảm bằng hữu, tâm sự thời thế và nghệ thuật thể hiện đặc sắc nhƣ không gian, thời gian nghệ thuật, hình tƣợng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật một cách tƣơng đối rõ ràng của thơ tống biệt hai giai đoạn trên. Ngoài những đề tài trên, chúng tôi còn thấy đƣợc một số bài viết liên quan đến thơ tống biệt nhƣ Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh (Mai Văn Hoan, Tạp chí văn học và tuổi trẻ số 4/2006). Bài viết Thơ tống biệt Cao Bá Quát của tác giả Hán Thị Thu Hiền (Hội nghị NCKH tri thức trẻ với cách mạng công nghiệp 4.0 - Đại học sƣ phạm Hà Nội) … Những tài liệu tuy ít ỏi này cũng đã cho thấy sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam. Về thơ tống biệt của Chí Đình Nguyễn Văn Lý, những tài liệu mà chúng tôi có đƣợc cho đến thời điểm hiện tại khá ít. Nghiên cứu thơ Chí Đình Nguyễn Văn Lý, PGS.TS Trần Thị Băng Thanh trong phần giới thiệu thơ Chí Đình đã khẳng định có một số bài thơ tống biệt của tác giả đƣợc sáng tác trong khoảng thời gian 1834 - 1841 là khoảng thời gian dƣờng nhƣ rất nhàn hạ của Chí Am và cho rằng... có vẻ công việc rất nhàn, xem hoa, cảm nhận thời gian trôi đi và thù tiếp các bạn đồng liêu. Tiễn ngƣời sung một chức nào đó thuyên chuyển đi xa, tiễn ngƣời về hƣu, tiễn ngƣời đi hiệu lực, tiễn ngƣời bị bãi chức cho về quê trong đó có cả ngƣời bạn thân thiết của ông là Ngô Thế Vinh... Tác giả Hán Thị Thu Hiền đã đề cập đến Khát vọng trở về trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý (Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 11/2018) với khẳng định: “Tìm hiểu khát vọng trở về cũng là cách giúp cảm nhận sâu hơn phức hợp cảm xúc trong thơ Chí Đình nói chung và thơ tống biệt nói riêng. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho sự thể hiện khuynh hƣớng cảm hứng nhân văn ngày càng rõ nét trong văn học trung đại ở giai đoạn cuối” [10,81]. Có thể thấy rằng mảng thơ tống biệt trong văn học trung đại đã đƣợc quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam chƣa thực sự nhiều. Với thơ tống biệt của Chí Đình Nguyễn Văn Lý, cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chƣa khảo sát đƣợc 5 công trình nghiên cứu có hệ thống nào. Kế thừa những tinh hoa của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi hy vọng công trình nghiên cứu của mình sẽ góp thêm cái nhìn đầy đủ hơn về những đặc sắc trong thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Qua việc nghiên cứu và khảo sát các bài thơ về đề tài tống biệt trong thơ Nguyễn Văn Lý, đề tài hƣớng tới mục tiêu là chỉ ra đƣợc những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật trong thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý, góp phần khơi mở một hƣớng nghiên cứu mới về mảng đề tài này trong văn học. 3.2. Nhiệm vụ - Xác định cơ sở lí thuyết về thơ tống biệt. - Phân tích để thấy đƣợc những nét riêng độc đáo về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật thể hiện trong những bài thơ tống biệt của Nguyễn Văn Lý. - Khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Văn Lý với thơ tống biệt. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những bài thơ, những câu thơ tống biệt của nhà thơ Nguyễn Văn Lý. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý, tập 1, 2, NXB Khoa học Xã hội, 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại Thống kê, phân loại những tác phẩm thuộc đề tài tống biệt trong thơ Nguyễn Văn Lý. 5.2. Phƣơng pháp phân tích, bình giảng Phân tích, bình giảng những phƣơng diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ có đề tài tống biệt. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng thƣờng xuyên để thấy đƣợc những nét độc đáo, đặc sắc riêng của thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý. 6 5.3. Phƣơng pháp liên ngành Sử dụng các kiến thức liên ngành liên quan nhƣ ngôn ngữ, lí luận văn học, triết học… để hình thành cơ sở lí thuyết, giải quyết một số nội dung, đặc biệt là lí giải những vấn đề liên quan đến đề tài tống biệt. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, tống biệt thực sự là một đề tài đặc sắc. Nghiên cứu về thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý là cách để chúng tôi đi sâu tìm hiểu những nét khái quát, đƣa ra cách hiểu về khái niệm, đặc trƣng và sự thể hiện của thơ tống biệt. Từ đó góp một phần đƣa ra một hƣớng nghiên cứu mới về mảng đề tài này trong thơ ca trung đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc tìm hiểu thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý có ý nghĩa thiết thực hỗ trợ ngƣời nghiên cứu trong quá trình học tập phần văn học trung đại hiện tại và việc giảng dạy văn học trung đại sau này nói chung cũng nhƣ việc giảng dạy những tác phẩm thơ tống biệt nói riêng. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận thì phần chính của khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về thơ tống biệt và tác giả Nguyễn Văn Lý Chƣơng 2: Thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý nhìn từ phƣơng diện nội dung Chƣơng 3: Thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật Bên cạnh các phần trên, khóa luận còn có tài liệu tham khảo và phụ lục các bài thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý đƣợc khảo sát. 7 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ TỐNG BIỆT VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN LÝ 1.1. Khái quát về thơ tống biệt Để có cách hiểu chính xác về thơ tống biệt, chúng tôi đã tiến hành tra cứu một số định nghĩa từ “tống biệt”. Kết quả tra cứu thống kê đƣợc nhƣ sau: *Từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế, NXB Thuận Hóa, 1999: Tống: đƣa tiễn Biệt: từ giã Tống biệt: đƣa tiễn lúc từ giã nhau (tr 1837) *Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004: Tống: đƣa tiễn Biệt: chia cắt Tống biệt: đƣa ngƣời lên đƣờng (tr 309) *Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2004: Tống: tiễn đi Biệt: chia xa Tống biệt: tiễn nhau đi xa Ngoài ra, Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2017 cũng định nghĩa: Tống biệt: tiễn đƣa ngƣời đi xa. Bên cạnh việc thống kê các định nghĩa tống biệt, chúng tôi còn thống kê đƣợc một số định nghĩa các từ gần nghĩa với từ tống biệt dễ gây nhầm lẫn nhƣ ly biệt, biệt li, cụ thể nhƣ sau: * Ly biệt: xa cách nhau (Từ điển Hán Việt từ nguyên, Bửu Kế) * Hán Việt tự điển, Thiều Chửu: Ly: lìa tan (Lìa nhau ở gần là ly, xa gọi là biệt) (tr 928) Biệt: chia xa, tiễn nhau đi xa (ly biệt, tống biệt) (tr 62) *Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2002: Biệt li: chia lìa nhau, xa cách nhau hẳn 8 Sở dĩ có sự phân biệt trên bởi định nghĩa tống biệt với ly biệt, biệt li là khác nhau. Ly biệt hay biệt li chỉ có nghĩa là chia lìa nhau, xa rời nhau, xa cách nhau. Đó có thể là sự chia li giữa con ngƣời với con ngƣời hay con ngƣời với quê hƣơng, xứ sở. Còn tống biệt mặc dù cũng nói về sự xa cách nhau, tuy nhiên định nghĩa này lại nhằm nhấn mạnh sự tiễn đƣa ngƣời đi xa. Trong đó, tống biệt bắt buộc phải có ngƣời đƣa, ngƣời tiễn và vào một thời điểm nhất định cùng những tình cảm mà ngƣời ở lại viết cho ngƣời đƣợc tiễn. Qua việc tìm hiểu và phân tích trên, có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng thơ tống biệt là thơ viết về những cuộc đƣa tiễn ngƣời đi xa, là thơ của ngƣời ở lại viết cho ngƣời đƣợc tiễn (ngƣời bạn, ngƣời đồng sự, ngƣời thân…) với nội dung chính là thể hiện tình cảm, cảm xúc của ngƣời ở lại. Từ cách hiểu trên, để xác định một bài thơ thuộc đề tài thơ tống biệt thì theo chúng tôi cần lƣu ý một số đặc điểm sau: Về nhan đề bài thơ có thể bao gồm các từ quen thuộc nhƣ tống, biệt, tặng, tiễn,… tuy nhiên những bài thơ mà nhan đề không xuất hiện những từ này nhƣng nội dung cảm xúc vẫn nói về việc đƣa tiễn thì vẫn đƣợc coi là thơ tống biệt. Về nội dung chính trong thơ tống biệt cần thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc, những lời chúc, tâm sự của ngƣời ở lại với ngƣời ra đi. Bên cạnh đó, thơ tống biệt cũng là nơi gửi gắm một cách đa dạng những tình cảm của ngƣời ở lại nhƣ: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, những trăn trở, tâm sự về cuộc đời, thời thế... Và qua thơ tống biệt, ngƣời đọc cũng có cái nhìn chân thực hơn về con ngƣời, tính cách của tác giả (ngƣời viết thơ tống biệt). Về đối tƣợng đƣa tiễn: bắt buộc phải có ngƣời đƣa, ngƣời tiễn (ngƣời ở lại) và ngƣời làm thơ phải là ngƣời ở lại. Có thể kết luận rằng, một bài thơ đƣợc coi là thơ tống biệt khi ngƣời sáng tác bài thơ đó là ngƣời đƣa, ngƣời tiễn, nội dung chính nhằm giãi bày cung bậc cảm xúc của ngƣời tiễn với ngƣời đi khi họ có sự dịch chuyển, thay đổi không gian sống. Cuộc đƣa tiễn đó diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định. 9 Và để xác định một bài thơ là thơ tống biệt đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải dựa vào các đặc điểm trên một cách linh hoạt để đảm bảo sự chính xác. Một trong những vấn đề đáng quan tâm về loại hình thơ tống biệt chính là cơ sở hình thành. Có nhiều yếu tố hình thành nên thơ tống biệt tuy nhiên phải kể đến yếu tố văn hóa. Đó là tâm lí ƣa sự ổn định và thích ở yên của ngƣời phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu nhƣ ngƣời phƣơng Tây với loại hình văn hóa gốc du mục, họ luôn thích sự di chuyển, khám phá cái mới và tƣ duy lí tính thiên về lí trí, coi trọng khách quan thì ngƣời phƣơng Đông với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp với lối sống định cƣ ổn định lâu dài, ngại di chuyển, trọng tĩnh, tƣ duy thiên về kinh nghiệm chủ quan, trọng chữ tình và hƣớng nội. Cũng chính bởi tâm lí trên mà mỗi khi có sự di chuyển nào đó đối với ngƣời phƣơng Đông đó là điều lớn lao và điều đó thể hiện đậm nét trong thơ ca tống biệt trong đó có thơ tống biệt trung đại Việt Nam. Bên cạnh yếu tố văn hóa phải kể đến yếu tố lịch sử. Trong thời trung đại, hình thái lịch sử xã hội phong kiến kéo dài, triều đại này suy sụp thì triều đại khác lại thay thế và hƣng thịnh. Vì thế, việc giao lƣu với nƣớc ngoài thể hiện qua các cuộc đi sứ, cùng với đó là tình hình chính trị của một đất nƣớc đôi khi thiếu ổn định do sự xâm lƣợc của nƣớc khác diễn ra thƣờng xuyên khiến cho việc thay đổi công việc, chức vụ của các vị quan cũng là một trong những lí do diễn ra các cuộc chia tay – tiền đề của thơ tống biệt. Nhƣ vậy để có thể phân tích thơ tống biệt thì việc hiểu chính xác định nghĩa cũng nhƣ cơ sở hình thành thơ tống biệt là đặc biệt quan trọng. Những thống kê và phân tích trên là những yếu tố cơ sở của chúng tôi khi tìm hiểu về thơ tống biệt Chí Đình Nguyễn Văn Lý. 1.2. Tác giả Nguyễn Văn Lý 1.2.1. Cuộc đời, con người Nguyễn Văn Lý (1795-1868), húy Dƣỡng, thƣờng đƣợc gọi là “Cụ Nghè Đông Tác”, tự Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê. Ông ngƣời làng Đông Tác – một làng cổ của kinh thành 10 Thăng Long, huyện Thọ Xƣơng. Nguyễn Văn Lý sinh ra trong một gia đình dòng dõi vọng tộc. Dòng họ Nguyễn ở phƣờng Đông Tác là một trong những dòng họ lâu đời nhất ở kinh thành Thăng Long xƣa. Đây cũng là dòng họ đã sản sinh ra nhiều danh nhân. Nguyễn Văn Lý là hậu duệ đời thứ 11 của dòng họ Nguyễn Đông Tác. Đến đời của ông, Thăng Long không còn là kinh đô, cho nên đời sống dân cƣ về mọi mặt không còn hƣng vƣợng nhƣ trƣớc nữa. Ông thừa nhận: “Họ ta nghèo, thôn ta ở giữa thành thị, không có đất để cày cấy lại không có nghề nghiệp ổn định, rất đáng phải lo nghĩ”. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống thi thƣ và hiển sách, Nguyễn Văn Lý “từ nhỏ đã để chí vào việc học hành”. Năm 14 tuổi (1808) ông theo học Bùi Chỉ Trai và chịu nhiều ảnh hƣởng của học phong họ Bùi. Đến năm 18 tuổi (1812) ông theo học Bạch Trai Lê Hoằng Đạo, sức học tấn tới nhiều. Việc học hành đang thuận lợi thì vào năm 1817 thân mẫu Nguyễn Văn Lý bị bệnh nặng. Tháng 2 năm sau (Mậu Dần 1818) thì bà mất. Chôn cất mẹ xong, mới đƣợc vài tháng thì cha đổ bệnh, đến tháng 6 cũng qua đời. Trong Tự truyện, ông kể: “Chỉ trong vòng có một năm mà gia đình có đến hai biến cố lớn, gia sản tổ tiên để lại có 4 mẫu ruộng bạc điền đã bán hết để lo việc tang”. Để có tiền trang trải, Nguyễn Văn Lý đi dạy học và việc học hành thi cử của ông cũng bị chậm lại. Năm 28 tuổi, Nguyễn Văn Lý thi Hƣơng chỉ trúng Nhị trƣờng. Sau đó ông theo học Tiến sĩ Lập Trai Phạm Quý Thích, Đốc học Cao Huy Diệu, Tri huyện Tiên Minh Nguyễn Trừng. Nhƣng đối với ông ngƣời thầy hiểu ông nhất, có ảnh hƣởng đến ông lớn nhất mà ông vô cùng kính trọng là Lập Trai Phạm Quý Thích. Đƣợc sự khuyến khích dẫn dắt của thầy Phạm Lập Trai, khoa thi Hƣơng năm Ất Dậu (1825), 31 tuổi, Nguyễn Văn Lý đỗ Cử nhân cùng khoa với Nguyễn Văn Siêu, Hoàng Tế Mỹ, Vũ Tông Phan…, ông đỗ thứ ¾ ngƣời thuộc hạng ƣu. Nhƣng hai kì thi Hội 1826 và 1829 đều không đỗ, phải đến khoa Nhâm Thìn (1832), 38 tuổi, ông mới đỗ Tiến sĩ. Sau khi vinh quy, Nguyễn Văn Lý đƣợc bổ làm Hàn lâm biên tu. 11 Cuộc đời làm quan của Nguyễn Văn Lý cũng có nhiều thăng trầm và có những nỗi oan. Năm 1833, ông đƣợc bổ làm Tri phủ phủ Thuận An, trong thời gian này xảy ra việc tù phạm phá ngục, dù ông đi việc quan vắng vẫn bị triều đình giáng một cấp. Năm 1834, ông đƣợc trao chức Viên ngoại lang bộ lại. Năm 1841 ông đƣợc bổ làm Án sát sứ Phú Yên đồng Hộ lý tuần phủ quan phòng và hai lần bị giáng chức. Tháng Tám cùng năm ông đƣợc cử làm Chánh chủ khảo trƣờng thi Gia Định. Năm 1844, một lái buôn ở Phú Yên vu khống ông nhận hối lộ, dù đƣợc xét xử vô tội nhƣng Nguyễn Văn Lý vẫn bị cách chức về quê năm 1846, chỉ 2 tháng sau ông lại đƣợc phục chức Hàn lâm viện Điển bạ, làm Tu văn quy. Khi vua Thiệu Trị băng hà, ông lại đƣợc mệnh đi tìm đất an lăng, đây cũng là một việc chứng tỏ sự tín nhiệm của vua Tự Đức đối với ông. Nhân dịp này ông đƣợc ban thƣởng, nhƣng lộ trình làm quan dƣờng nhƣ đã chững lại. Năm 1848 đƣợc sai làm sơ khảo trƣờng thi Nam Định, công việc xong Nguyễn Văn Lý xin về và ông ở nhà đến giữa năm Bính Thìn (1856). Trong thời gian này, Nguyễn Văn Lý cho hoạt động trở lại trƣờng dạy học của ông – Trƣờng Chí Đình. Năm ông 62 tuổi, triều đình cử ông làm Giáo thụ Phủ Thƣờng Tín. Ông giữ chức ở đây ba năm, học trò rất đông. Năm 1858, ông đƣợc sung chức phúc khảo trƣờng thi Nam Định. Khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lƣợc Việt Nam (1858), giống nhƣ nhiều nhà Nho chân chính, Nguyễn Văn Lý, mặc dù đã cao tuổi nhƣng vẫn dốc lòng vì quốc sự. Mùa đông năm ấy, qua Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Văn Thu, Nguyễn Văn Lý đã dâng “mật trần kế sách đánh Tây” lên vua và đƣợc Tự Đức châu phê “Đã xem”. Năm 1859, do Tổng đốc Định Tƣờng Nguyễn Phƣợng Hiên tiến cử, ông lại đƣợc thăng chức Hàn lâm Tu soạn, lĩnh chức Đốc học Hƣng Yên “để đào tạo nhân tài”. Mùa xuân năm 1860, Nguyễn Văn Lý mới đến Học đƣờng nhậm chức. Lúc này học trò của ông đông tới 500 ngƣời. Dù chỉ giữ chức học quan, nhƣng nghe có việc nghị hòa với Pháp, ông đã cùng các Giáo thụ, Huấn đạo trong hạt mình dâng sớ can ngăn. 12 Nguyễn Văn Lý mất ngày 17 tháng 8 năm Mậu Thìn (1868) tại ngôi nhà ở Hàng Bồ, trƣởng môn Nguyễn Trọng Hợp cùng các môn sinh dựng nhà thờ thầy tại làng Trung Tự (nay thuộc tổ 23B, phƣờng Phƣơng Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Dù con đƣờng làm quan nhiều gập ghềnh xong Nguyễn Văn Lý luôn một lòng trung tín và trách nhiệm với vua, với dân. Trong thời gian làm quan tại Phú Yên, Nguyễn Văn Lý luôn quan tâm đến những việc giúp dân cứu đời và việc học của sĩ tử. Ông dâng sớ xin miễn lính cho 7 ngƣời con cháu triều Lê trƣớc, xin tha tội chết cho 10 tù nhân chịu tội tử hình, và mở cho con đƣờng sống là cho khẩn hoang ruộng bỏ hóa, hoãn thuế 3 năm, xin thả các tù phạm ngƣời Man cho về quê quán. Ngƣời dân đem vàng, bạc hàng trăm lạng tới tạ, nhƣng ông không nhận, bảo rằng: “Ta chỉ để ơn lại cho dân ta mà thôi”. Là một ngƣời nhiệt thành yêu nƣớc, dù chỉ giữ chức quan nhỏ nhƣng khi đất nƣớc bất ổn Nguyễn Văn Lý vẫn một lòng tâm huyết dâng sớ, kế sách vì triều đình. Không chỉ là một vị quan trách nhiệm, ông còn là một ngƣời thầy mẫu mực, một ngƣời giàu tình cảm với gia đình, bạn bè, quê hƣơng. Ông đã dành trọn cuộc đời của mình cống hiến cho đất nƣớc. Nguyễn Văn Lý – “ngƣời con của kinh thành Thăng Long”. Cùng với nhiều trí thức tiêu biểu của đất Kinh thành văn vật thời đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Văn Lý là một trong những ngƣời đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chấn hƣng văn hóa Thăng Long của văn nhân trí thức Hà thành đầu thế kỉ XIX. Năm 1848 sau khi về nghỉ quan, Nguyễn Văn Lý về Đông Tác tiếp tục dạy học. Triều đại thay đổi, kinh đô dời về Phú Xuân, triều đình Nguyễn chuyển Quốc Tử Giám vào kinh đô Huế, hạ biển Thái Học môn thay bằng Văn Miếu môn, chuyển hết bản in kinh sách ở Văn Miếu Bắc thành về Quốc Tử Giám – Huế thì Thăng Long không còn cƣơng vị đế đô mà chỉ là một trấn thành quan trọng. Triều đình Huế vẫn còn ngờ vực, chƣa thực sự tin tƣởng kẻ sĩ Bắc Hà cùng với sự lúng túng trong kế sách phát triển đất nƣớc trƣớc một thế lực ngoại xâm mới, mạnh và lạ lẫm đã tạo tình trạng ly tâm trong giới kẻ 13 sĩ. Không còn vai trò trung tâm văn hóa, chính trị, vƣợng khí rồng bay đã giảm, Thăng Long cũng không ít tiêu điều khiến lòng ngƣời có nhiều tiếc nuối. Chính bởi vậy một nhóm nho sĩ đã tụ hội chung quanh ngƣời thầy đạo cao đức trọng Lập Trai Phạm Quý Thích khôi phục lại trung tâm văn hóa của đế đô xƣa. Để tìm lại bộ mặt văn hóa cho Thăng Long, cùng với những ngƣời bạn chí thiết cùng chí hƣớng là giúp dân và gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc cùng vai trò trung tâm văn hóa của Thăng Long, Nguyễn Văn Lý đề xƣớng lập văn hội Thọ Xƣơng, lập Văn chỉ. Năm 1836, văn nhân huyện Thọ Xƣơng đã cùng nhau xây dựng đền thờ các bậc tiên điền, đặt ruộng để lo việc xuân thu tế lễ. Ông khẳng định “Mong muốn trở thành ngƣời hiền là chuẩn đích của sự học; thờ phụng tiên hiền là phép tắc của lễ”. Nguyễn Văn Lý cũng đã góp công sức vào việc xây dựng Hội Hƣớng Thiện. Dƣới sự lãnh đạo của Vũ Tông Phan, sau này là Nguyễn Văn Siêu, hội đã có tác động rộng hơn trong việc khuyến khích giữ vững truyền thống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, hội đã tổ chức tôn tạo vùng phía Bắc của Hồ Gƣơm thành quần thể kiến trúc Ngọc Sơn – một di tích lịch sử – văn hóa giữa Thăng Long. Cùng với hai trƣờng đại tập khác cũng mang tên “Đình”, Phƣơng Đình của Nguyễn Văn Siêu, Hồ Đình của Vũ Tông Phan, Trƣờng Chí Đình của Nguyễn Văn Lý là một lò luyện tài năng đƣơng thời đã góp phần đào tạo nhiều danh sĩ cho Thăng Long nhƣ Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, Tiến sĩ Hoàng Tƣớng Hiệp, ông Cử Vũ Thạch Nguyễn Huy Đức... Ông đƣợc xem là một trong những ngƣời thầy nổi tiếng thời đó ở Hà Nội. Chí Đình Nguyễn Văn Lý quả là một Tiến sĩ tài danh đƣơng thời, một ngƣời thầy, một nhân cách đáng kính. Tấm lòng Chí Am trong công cuộc chấn hƣng văn hóa Thăng Long cùng những đóng góp to lớn ông xứng đáng là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa, trí thức tiêu biểu của Thăng Long – mảnh đất ngàn năm văn hiến. 14 1.2.2. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Văn Lý để lại khá nhiều trƣớc tác, theo Đại Nam liệt truyện thì ông để lại 4 quyển Đông Khê thi tập, 5 quyển Văn tập, và 1 quyển Tự gia yếu ngữ, đúng nhƣ Nguyễn Văn Lý xác nhận trong Chí Am tự truyện “Trƣớc tác của ta có 2 tập: Đông Khê thi tiền hậu tập, Văn tập lƣu hành ở đời và 1 quyển Tự gia yếu ngữ để dạy con cháu”. Theo thống kê của Thư mục đề yếu, tác phẩm của Nguyễn Văn Lý hiện có khoảng trên – dƣới 900 trang chữ Hán, một con số không nhỏ. Hiện nay ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lƣu trữ đƣợc các tập nhƣ: Đông Khê thi tập (A. 1873, A.2439), Đông Khê văn tập (A.2375), Chí Am Đông Khê thi tập (A.391), Chí Hiên thi thảo (A.390), Du Ngũ Hành sơn xƣớng họa tập (A.2505), Thọ Xƣơng Đông Tác Nguyễn thị thế phả (A.1331), Thọ Xƣơng Đông Tác Nguyễn thị ngọc phả (A.1712), Thọ Xƣơng Đông Tác Nguyễn thị tông phả (VHv.2136). Ngoài ra còn có nhiều bài thơ, văn, bia, ký đƣợc chép trong Hoàng triều văn tuyển (VHv.204), Cao Bằng kí lƣợc (A.999), Danh nhân thi tập (A.2167), Đại Nam bi ký thi trƣớng bảo tập (A.222)… Ông cũng tham gia viết tựa và phẩm bình cho nhiều tác phầm của các danh sĩ đƣơng thời nhƣ Giá Viên toàn tập, Chu Tạ Hiên tiên sinh nguyên tập…, tham gia sửa chữa, hiệu đính và đề tựa sách Bắc Thành dư địa chí (A.1565/1–2). Trong gia đình còn giữ đƣợc bản gốc Đông Khê thi tập (2 quyển), Thọ Xương Đông Tác Nguyễn thị toàn phả, Đông tác Nguyễn thị gia huấn. Nguyễn Văn Lý sáng tác nhiều gồm cả văn và thơ trong đó so với văn thì mảng thơ của ông phong phú và đa dạng hơn cả. Nghiên cứu những sáng tác của ông là cách mà thế hệ đi sau thể hiện tấm lòng trân trọng những đóng góp của một trí thức đầy trách nhiệm với thời cuộc. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu cũng giúp chúng ta hiểu tài năng, con ngƣời ông cũng nhƣ tấm lòng kẻ sĩ Thăng Long trong một thời đoạn mà lịch sử dân tộc đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ nƣớc và phát triển đất nƣớc. 15 1.3. Khái quát thơ tống biệt Nguyễn Văn Lý 1.3.1. Kết quả thống kê, khảo sát Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 925 bài thơ chữ Hán trong 2 tập Tổng tập thơ văn Chí Đình Nguyễn Văn Lý, tập 1,2, NXB Khoa học Xã hội, 2015 và thống kê đƣợc 103 bài thơ tống biệt (chiếm 11,1%). Trong đó tập 1 Đông Khê thi tập chiếm 59/103 (57,3%) bài, tập 2 Chí Hiên thi tập chiếm 44/103 (42,7%) bài. Các tác phẩm cụ thể nhƣ sau: CHÍ ĐÌNH NGUYỄN VĂN LÝ – TẬP 1 TÊN TÁC PHẨM STT 1 2 3 Tống Nhƣ Yên bồi thần Nguyễn Chiếu Lê Quang Phụng bổ thuận an thái thú dữ niên huynh cam lộ tri phủ Phạm Nghĩa Khê đồng nhật chi trị, Quảng Trị dạ túc tự biệt Lễ bộ lang trung Dƣơng Đình Ngô trọng phu bãi quy, xuân nhật phú biệt 4 Cao Chu Thần bất nhập hội thí quy, thƣ tống 5 Tống Đỗ Kính hồ chi Việt Đông 6 7 Tống khế nghị Đông Bình Hoàng Hƣ Trai lạc chức quy điền, do chu hành hồi gia Tống niên huynh bộ hộ viên ngoại lang Phạm Quân giáng bổ Đức Thọ phủ giáo thụ 8 Vũ Tốn Hiên cấp sự trung bổ vi Hải Dƣơng đốc học, thƣ tiễn 9 Tống Nguyễn Tử Hựu miễn tội Ninh Gia 10 Tống An Lạc huấn đạo Vũ Thai 11 Tống Hƣng Hóa bố chánh ngụy thiện phủ chi trị 12 Phó bảng Phƣơng Đình nguyễn tử hội thí hậu ninh gia, thƣ tống 13 Đông Khanh Bùi Mão Hiên trí chính phụng tiễn 14 Tặng khế Nghị Bảo Khê Nguyễn Ƣớc Phu trấn tây tòng quân 15 Kí tiễn lễ bộ thƣợng thƣ phan công trí sĩ 16 Biên Hòa đốc học Dƣơng Hiệp Phủ (Bá Cung) chi quan, thƣ tiễn, y 16 Ngô Dƣơng Đình nguyên vận 17 Tống Trần Quân Tú dĩnh thừa vân bằng thuyền vãng Tân Gia Ba công vụ, thứ Quảng Nam tuần phủ Ngụy công thiện phủ nguyên vận 18 Tiễn Trƣơng Học Chính họa lƣu giản nguyên vận 19 Thu tống nữ tử hoàn gia ngẫu thành 20 21 22 23 24 25 Binh bộ viên ngoại lang, Đông Đôi Bùi Quân Khất quy dƣỡng, đắc thỉnh, thƣ Tiễn Kim Động Trần Ngộ Hiên quy dƣỡng tính tự Cửu nhật Hàn Vũ, tiễn khế nhị Vũ Ninh phủ chi Nam Định trƣởng khảo quan Tống Hàn Lâm Biên Tu Nguyễn Tử tỉnh thân Tống Đồng Khế Yên Thái tiến sĩ Nguyễn Ƣớc Phu, bị thôi, tầm khất hoàn hƣơng Tống tòng tử Mậu Tùng Tién Phủ chi Nga Sơn huấn đạo Hoan Châu niết sứ kim đôi Phạm Thuật Phủ lai kinh tiến lễ hồi trị, 26 thƣ tiễn kiêm trình đồng niên Phan Phù Xuyên, Đỗ Thận Hiên, Vũ Tiết Hiên, Phạm Ôn Kỳ, Trần Thành Trai, Nguyễn Ức Trai, kiêm thị binh bộ thị lang Tiểu Phạm 27 28 29 30 31 32 33 Tống Lê Bảo Xuyên bệnh quy Mậu thân xuân sơ, phụng tống lễ bộ tham tri hải phái Bùi Hữu trúc sung Nhƣ Yên chính sứ Phụng tống lễ bộ thị lang Vƣơng Tế Trai sung Nhƣ Yên giáp sứ Phụng tống Quang Lộc tự Khanh Nguyễn Định Phủ sung Nhƣ Yên ất sứ Tống Tam Nông Doãn Phù Lƣu Nguyễn Tử Cao Bằng bố chính Phạm An Trai đắc thỉnh, quy tỉnh tiên doanh, thứ vận phan tống Nguyễn Ức Trai tuần phủ Hà Tiên khởi mã, thƣ tặng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng