Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thơ viết cho con của xuân quỳnh từ góc nhìn tính mẫu...

Tài liệu Thơ viết cho con của xuân quỳnh từ góc nhìn tính mẫu

.PDF
82
1
139

Mô tả:

i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ----------------------- NGUYỄN LÃ NHẬT HOA THƠ VIẾT CHO CON CỦA XUÂN QUỲNH TỪ GÓC NHÌN TÍNH MẪU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sƣ phạm văn Phú Thọ, năm 2019 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH ----------------------- NGUYỄN LÃ NHẬT HOA THƠ VIẾT CHO CON CỦA XUÂN QUỲNH TỪ GÓC NHÌN TÍNH MẪU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sƣ phạm văn NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Phú Thọ, năm 2019 ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện, luận văn tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, các phòng ban trong trƣờng, các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch, các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quí Thầy, Cô. Đó là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện luận văn tốt nhất và trƣởng thành hơn trong những tháng ngày sau. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình ngƣời thân và bạn bè đã quan tâm, đồng hành tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, ngày .... tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Lã Nhật Hoa iii MỤC LỤC Trang phụ bìa ………………………………………………………………....i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 10 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 11 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 11 CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ TÍNH MẪU VÀ THƠ VIẾT CHO CON CỦA XUÂN QUỲNH ............................................................................................. 12 1.1. Khái lƣợc về tính mẫu............................................................................ 12 1.1.1. Thuật ngữ “mẫu”, “tính mẫu” ............................................................... 12 1.1.2. Nguồn gốc và cơ sở hình thành của tính mẫu ....................................... 15 1.1.3. Vai trò của “mẫu”, “tính mẫu” trong nền văn hóa Việt ........................ 18 1.1.4. Đặc trƣng tính mẫu................................................................................ 22 1.2. Xuân Quỳnh và thơ viết cho con........................................................... 26 1.2.1. Nhà thơ Xuân Quỳnh ............................................................................ 26 1.2.2. Mảng thơ viết cho con của Xuân Quỳnh .............................................. 34 CHƢƠNG 2: TÍNH MẪU TRONG THƠ VIẾT CHO CON CỦA XUÂN QUỲNH – TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG............................................. 37 2.1. Khát vọng cƣu mang .............................................................................. 37 2.1.1. Từ mặc cảm tuổi thơ ............................................................................. 37 iv 2.1.2. ... đến khát vọng cƣu mang ................................................................... 40 2.2. Khát vọng dâng hiến .............................................................................. 44 2.2.1. Từ trong chiến tranh .............................................................................. 44 2.2.2. Đến mãi về sau ..................................................................................... 46 2.3. Khát vọng ƣơm mầm ............................................................................. 50 2.3.1. Bài học đầu đời ..................................................................................... 51 2.3.2. Thấu hiểu thế giới của con .................................................................... 55 CHƢƠNG 3: TÍNH MẪU TRONG THƠ VIẾT CHO CON CỦA XUÂN QUỲNH – TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ...................................... 60 3.1. Giọng điệu, thể thơ và nhịp thơ ............................................................ 60 3.1.1. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào ............................................................. 60 3.1.2. Thể thơ .................................................................................................. 62 3.1.3. Nhịp thơ................................................................................................. 63 3.2. Hình ảnh và ngôn từ .............................................................................. 64 3.2.1. Giản dị, gần gũi ..................................................................................... 64 3.2.2. Giàu chất dân gian ................................................................................. 65 3.3. Vận dụng tối đa các biện pháp tu từ .................................................... 66 3.3.1. So sánh .................................................................................................. 67 3.3.2. Nhân hóa ............................................................................................... 69 3.3.3. Liên tƣởng, tƣởng tƣợng ....................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Sau 1975, thơ Việt Nam tuy không giữ vai trò mở đƣờng và trụ cột trong đời sống văn học thời kì đổi mới (nhƣ các thể loại văn xuôi) nhƣng sức sống của thơ vẫn phát triển mạnh mẽ với nhiều thể loại và đề tài phong phú, đa dạng. Nhiều nhà thơ của thế hệ trẻ chống Mỹ vẫn kiên trì gắn bó với thơ ca và không từ bỏ chính mình, tiếp tục cuộc hành trình nhọc nhằn với thơ trên hƣớng đi sâu vào những giá trị bền vững, muôn thuở của dân tộc. 1.2. Trong nhiều nhà thơ trẻ ấy, có một nữ sĩ, dƣờng nhƣ sinh ra trên đời là để yêu và làm thơ. Đi qua quãng thời thơ ấu côi cút, lớn lên trong bão đạn của chiến tranh rồi trải nghiệm đến tận cùng mọi đau đớn, hạnh phúc, tình yêu đã in hằn trong thơ của nữ tác giả một tiếng lòng da diết, trắc ẩn, đầy khao khát hạnh phúc đời thƣờng. Đó là nữ sĩ Xuân Quỳnh - một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kì này. Có lẽ là từ thời Hồ Xuân Hƣơng, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ đầy tài năng và một hồn thơ đa dạng, phong phú nhƣ vậy. Khác với các nhà thơ nữ cùng thời nhƣ Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, cái tôi Xuân Quỳnh sắc sảo hơn trong quan niệm về tình yêu. Đó là sự kế thừa và cách tân, sáng tạo trong quan niệm về “cái tôi” so với thời kỳ trƣớc. “Cái tôi” Xuân Quỳnh mang trong mình tính chất hiện đại, mới mẻ nhƣng cũng rất đỗi nữ tính và dịu dàng của ngƣời phụ nữ Việt Nam truyền thống. 1.3. Ngày nay, văn học có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hoá truyền thống. Có thể nói những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà hoạt động văn hoá lớn và tác phẩm văn học là sản phẩm kết tinh nhất của nền văn hóa ấy. Tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa, nghĩa là đặt văn học trong không gian văn hoá, từ đó thâm nhập một cách tinh tế vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá đƣợc bao hàm bên trong nó... là 2 một cách mà nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn. Quay lại mảng thơ Xuân quỳnh hệ thống về thơ viết cho con đặc biệt hấp dẫn bởi yếu tố mẫu tính. Yếu tố này không chỉ thể hiện một đặc trƣng phong cách Xuân Quỳnh, nó còn là một hƣớng đi mới có triển vọng trong khai thác thế giới nghệ thuật và đóng góp của Xuân Quỳnh đối với thi ca Việt Nam hiện đại. 1.4. Thơ Xuân Quỳnh đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở trƣờng phổ thông và trƣờng Đại học, đƣợc nhiều thế hệ thầy trò quan tâm. Thiết nghĩ với những đóng góp quan trọng nhƣ vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu thơ về Xuân Quỳnh là một việc làm cần thiết. Bằng niềm cảm phục nữ nhà thơ và mong muốn góp thêm tiếng nói mới trong việc tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh, tôi chọn đề tài Thơ viết cho con của Xuân Quỳnh - từ góc nhìn tính mẫu làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng đề tài sẽ góp một phần tƣ liệu cho những bạn đọc quan tâm và yêu thích thơ Xuân Quỳnh. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Xuân Quỳnh có một cuộc đời ngắn ngủi 46 năm và vỏn vẹn 20 năm làm thơ. Trong đời thơ không dài, cũng không quá ngắn ngủi, Xuân Quỳnh đủ để khắc một dấu ấn đậm nét trên thi đàn văn học Việt Nam và giành một chỗ đứng trong trái tim bạn đọc. Cuộc đời và sự nghiệp của bà luôn là một đề tài gây đƣợc sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu học thuật. Không chỉ là một tài năng đặc biệt trong nghệ thuật mà ngay cả cuộc đời thực của mình bà cũng có một số phận đặc biệt. Vì thế, những bài viết, những bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp tác giả đã có số lƣợng khá lớn. Xoay quanh vấn đề nghiên cứu, xin đƣợc đề cập đến hai mảng chính: những nghiên cứu chung và những nghiên cứu về tính mẫu trong thơ Xuân Quỳnh. 2.1. Điểm lại những nghiên cứu chung về thơ Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh đến với thơ khá sớm. Từ những năm 1960 chị đã ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay Chồi biếc (in chung với Tơ tằm của Cẩm Lai) và sau đó liên tiếp cho ra đời các tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1973), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát và Sân ga chiều em đi 3 (1984). Khép lại chặng đƣờng thơ không ngừng nghỉ ấy là Hoa cỏ may (giải thƣởng Hội nhà văn, 1990). Với số lƣợng tác phẩm không nhiều nhƣng đủ để các nhà phê bình văn học có những công trình nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh từ “Xuân Quỳnh, một nửa cuộc đời tôi” của nhà giáo Đông Mai - chị gái nữ sĩ; “Tập thơ đầu tay của Xuân quỳnh” - Anh Thơ đến “Đôi nét về Xuân Quỳnh” - Vân Long; “Cảm nhận về nhà thơ Xuân Quỳnh” - Lƣu Khánh Thơ. Hay nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khác đã dựng lại chân dung nữ sĩ với niềm cảm phục, ngƣỡng mộ và sự tiếc thƣơng cho một tài năng sớm tàn của đóa quỳnh trong nền văn học nhƣ “Thƣơng tiếc bạn gái Xuân Quỳnh” - Phan Thị Thanh Nhàn; “Nhớ Xuân Quỳnh, nhớ một giọng thơ” của Mã Giang Lân, … Trong bài viết “Xuân Quỳnh - Cuộc đời để lại trong thơ”, Vƣơng Chí Nhàn đã nói về những xúc động thƣờng trực, mạch thơ hồn hậu, hoàn cảnh ra đời mỗi bài thơ và những quan điểm nghệ thuật, khao khát và lầm lỡ của Xuân Quỳnh. Nhà phê bình khẳng định Xuân Quỳnh viết thơ để mọi ngƣời cùng đọc và hi vọng rằng nó cần thiết cho họ, chị đến với thơ để nói về mình. Nhìn vào con ngƣời và sự vật chung quanh chị thấy có bản thân ở bên trong và đấy là cái hích đầu tiên của chị cầm bút”. Tác giả cũng chia sẻ rằng Xuân Quỳnh có “thói quen diễn tả tâm trạng của mình qua thơ đúng đến từng khía cạnh, tƣởng là nhỏ nhặt” đến nỗi mỗi bài thơ “đều có cái lý lịch” và ngƣời ta có thể có cả cuộc đời Xuân Quỳnh trong thơ. Cuộc đời ấy có những khao khát, lầm lỡ và cả những ảo tƣởng dai dẳng cùng với những gì còn sót lại trong thời gian từ khi cho in những bài thơ đầu tiên cho tới năm 1988 [26; 344]. Viết về Xuân Quỳnh, Chu Nga trong bài “Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc” cho rằng thơ Xuân Quỳnh có “nét trẻ trung, tƣơi tắn, cái vẻ hồn nhiên cởi mở của ngƣời làm thơ; yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm, không cần làm duyên mà vẫn có duyên của ngƣời cầm bút” [26; 493]. Tác giả đồng thời khẳng định thơ Xuân Quỳnh là lời tâm sự chân thành về những chuyện riêng tƣ nhƣ tình yêu, ƣớc mơ và khát vọng... mọi thứ đều trở thành điểm 4 phân biệt giữa Xuân Quỳnh với một vài nhà thơ nữ khác. Mặc dù nhà phê bình cũng thẳng thắn chỉ ra Xuân Quỳnh chƣa nói đƣợc gì nhiều về vấn đề chung lớn của thời đại, nhƣng đã công nhận chị “là một chồi thơ sắc biếc, một chồi thơ khỏe, chàn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tƣơi [26, 499]. Trong bài “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh”, Xuân Nam phân tích bốn tập thơ: Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất. Ở mỗi phần tác giả đều phân tích kỹ và sâu về nguồn gốc, thời gian, hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản nhất trong thơ Xuân Quỳnh. Qua đó để thấy đƣợc rằng chị là một trong số ít cây bút nữ có sức sáng tạo dồi dào. Sự dồi dào đó là kết quả của một quá trình chịu khó đi sâu vào cuộc sống. Và quý hơn ở bản sắc riêng trong thơ chị. Đó là sự trẻ trung, chân thành riêng của ngƣời phụ nữ vừa truyền thống vừa hiện đại xen lẫn chút suy tƣ của một ngƣời mẹ vất vả hay lo toan mọi bề. Tác giả Lại Nguyên Ân đã có bài viết “Con ngƣời và nhà thơ” viết năm 1988, không ngần ngại khẳng định “Xuân Quỳnh là một hiện tƣợng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hƣơng, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn đƣợc thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể nhƣ vậy, dồi dào và phong phú nhƣ vậy” [26; 566]. Nhà văn còn thấy đƣợc ở Xuân Quỳnh với tƣ cách một con ngƣời và một nhà thơ vẫn gắn bó, vẫn hƣớng nhiều hơn về hƣớng chuẩn mực, những nề nếp đã hình thành từ xƣa của đời sống và của nghệ thuật. Ở con ngƣời Xuân Quỳnh vẫn tiềm tàng những nét đơn giản, thậm chí trẻ thơ. Đến với “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” của Lƣu Khánh Thơ, ta thấy “Xuân Quỳnh là một tác giả thơ có bản sắc tƣơng đối rõ rệt” [26; 574] và ngày càng đƣợc khẳng định, đƣợc biểu hiện với nhiều sắc thái khác nhau qua mỗi tập thơ. Đặc biệt “quá trình sáng tác của thơ Xuân Quỳnh là một chặng đƣờng đi lên không bị đứt đoạn”. Hồn thơ của chị ngày một đa dạng và không ngừng đƣợc mở ra. Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã đƣợc thử thách qua thời 5 gian, với nhiều loại chủ đề khác nhau”. Bên cạnh đó, thơ Xuân Quỳnh còn mang nhiều sắc thái của tâm trạng và đƣợc bộc lộ hoặc nhẹ nhàng, kín đáo hoặc da diết sôi nổi. Đó là một hồn thơ của ngƣời phụ nữ thông minh sắc sảo, giàu yêu thƣơng..., có thể thấy rằng thơ chị chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thực của chị, mỗi bƣớc vui buồn của cuộc sống. Bƣớc vào thế giới thơ Xuân Quỳnh là bƣớc vào tòa lâu đài tâm hồn của “Ngƣời đàn bà yêu và làm thơ” (Đoàn Thị Đặng Hƣơng). Mới đầu thơ Xuân Quỳnh từ những bài thơ “còn nhiều hồn nhiên, mộc mạc và cả sự non nớt trong nghệ thuật đến với những bài thơ đã già dặn, đã đi vào độ chín của một phong cách thơ đều lắng sâu những nỗi đau thầm kín, những nỗi đau và chăn trở của một cuộc đời và một số phận của một ngƣời đàn bà làm thơ”. Tác giả cũng chia sẻ dƣờng nhƣ có một nhận định chƣa đúng về thơ Xuân Quỳnh khi cho rằng “còn yếu về tinh thần trách nhiệm của một nghệ sĩ trƣớc thời đại,... chỉ khai thác đƣợc những gì vốn có trong bản thân mình: tình yêu riêng tƣ, ƣớc mơ và khát vọng, tất cả những gì hạn hẹp trong vòng tay nhỏ bé của họ” [26, 543 - 544]. Bên cạnh đó, Đoàn Thị Đặng Hƣơng đã phát hiện chân dung con đƣờng tình yêu - nghệ thuật Xuân Quỳnh đã đi và cho rằng những vần thơ Xuân Quỳnh là nỗi đau của một ngƣời đã sống hết mình, làm việc hết mình, yêu hết mình, một sự khát khao, một sự vật lộn với số phận để hiến dâng cho nghệ thuật, cho cuộc đời, cho tình yêu chung và riêng bằng cái sức lực cuối cùng của một trái tim đau. Cuộc đời Xuân Quỳnh thật sự là cuộc đời của ngƣời lao động chân chính và nhà thơ sẵn sàng đƣa vào thơ chính bản thân mình để trả giá cho nghệ thuật. Do vậy khi viết về Xuân Quỳnh, tác giả tự nhận ngòi bút mình bất lực. Cuối cùng năm 1993, Chu Văn Sơn trong “Cánh chuồn trong giông bão” khẳng định rằng: “thật may, thơ Xuân Quỳnh chƣa bao là tiếng lòng của ngƣời đàn bà không còn gì để mất. Mọi phá phách cay nghiệt, mọi bất mãn, bất cần... đều xa lạ với thơ chị!” [26, 482]. Nhà thơ thấy đƣợc nỗi lo âu cứ phơ phất thực sự là điệu hồn thơ Xuân Quỳnh. Và cũng cũng chính điệu hồn ấy đã đƣợc Xuân Quỳnh phổ trọn vào những tiếng thơ da diết nhất của mình. 6 Chị thấy đƣợc trƣớc rằng cuộc sống thật khắc nghiệt bất ổn, số phận con ngƣời thật ngắn ngủi, chỉ là thoáng chốc, tấc gang. Vậy mà ở Xuân Quỳnh vẫn lẳng lặng hi sinh để mong đem lại cho ngƣời thân một chút bình yên, một chút ngọt ngào mà mình chắt chiu dành dụm đƣợc trong cuộc sống nhọc nhằn. Vì thế thơ của chị tuy phấp phỏng lo âu nhƣng là chất thơ xuất phát từ tổ ấm. Nhƣ vậy các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu về các khía cạnh trong đời thơ Xuân Quỳnh từ đặc điểm phong cách nghệ thuật, hồn thơ đến giọng điệu trữ tình và những lời chia sẻ của chính tác giả. 2.2. Những nghiên cứu về thơ viết cho con từ góc nhìn tính mẫu trong thơ Xuân Quỳnh Lƣợng sáng tác của Xuân Quỳnh có chỗ đáng kể cho thơ thiếu nhi một đối tƣợng chị quan tâm đặc biệt. Cũng giống các mảng thơ khác, mảng thơ cho thiếu nhi của chị cũng có những quan niệm riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy vấn đề tính mẫu trong thơ Xuân Quỳnh chƣa hề đƣợc khai thác. Các công trình nghiên cứu đa phần chỉ dừng ở góc độ thơ viết cho thiếu nhi. Nhƣng sau khi tìm đọc những công trình nghiên cứu và trực tiếp nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, tôi nhận thấy trong gia tài thơ mà nữ sĩ để lại cho bạn đọc thiếu nhi, ẩn hiện hình dáng của mẹ, của chị, của một ngƣời bạn. Các bài thơ viết cho thiếu nhi đều đƣợc tái hiện bằng lăng kính của tình mẹ con và đƣợc chắt chiu bởi một trái tim tràn đầy tình thƣơng dành cho các con. Do vậy, thơ viết cho con là điểm xuất phát của những bài thơ viết cho thiếu nhi nói chung. Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin chắt lọc những vấn đề nghiên cứu thơ viết cho con trong một số công trình nghiên cứu về thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh. Tác giả Chu Văn Sơn với “Cánh chuồn trong giông bão” đã nhấn mạnh “chất thơ từ tổ ấm”:“ Nếu ngôi nhà là trụ sở của sự sống thì con cái là trái tim của tổ ấm. Trở thành thi sĩ của tình yêu là một tất yếu, Xuân Quỳnh cũng tất yếu thành nhà thơ viết cho con trẻ” [22]. Nhƣ vậy lập luận tôi đƣa ra ở trên đã có hƣớng đi đúng. 7 Trong cuốn “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”, tác giả Mai Hƣơng khẳng định đặc điểm tâm hồn thơ của Xuân Quỳnh qua những vần thơ giản dị, xúc động trong tình cảm chị em gái, trong niềm tƣởng nhớ mẹ, nhất là tình mẹ con: Tình mẹ con cũng là phần đƣợc yêu thích trong thơ chị. Do vậy Xuân Quỳnh luôn cố gắng đi đến tận cùng yêu thƣơng trong lòng ngƣời mẹ và cố gắng hòa đồng trong tâm hồn trẻ thơ. Là ngƣời mẹ, ngoài sự giàu có nhất là tình yêu thƣơng nhƣ những ngƣời mẹ khác, Xuân Quỳnh còn có tấm lòng độ lƣợng, bao dung và trí tuệ thông minh sắc sảo của riêng mình. Chính đó là chiếc chìa khóa giúp chị đến đƣợc, nhìn thấu đƣợc và phát hiện nhiều ở thế giới vốn đẹp, lung linh và rất động trong tâm hồn trẻ thơ” [9]. Tác giả Nguyễn Xuân Nam có bài viết “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” (Qua các tập thơ Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất) đã đề cập đến khi đã là mẹ, từ chiến tranh đến khi hòa bình, Xuân Quỳnh vẫn luôn dồn hết tình cảm và dành sự chú ý đến những lời thơ viết cho con. Tình yêu thƣơng ấy đƣợc thể hiện qua những lời ru êm đềm, dỗ dành con dễ đi vào giấc ngủ trong hoàn cảnh chiến tranh. Nổi bật nhất phải kể đến chùm thơ viết cho con. Tác giả cũng nhận định “là ngƣời mẹ điều giàu có nhất với Xuân Quỳnh là tình thƣơng. Chính tình thƣơng làm nên vẻ đẹp của các bài thơ Mùa xuân mừng con thêm tuổi một tuổi, Cắt nghĩa, Con chả biết được đâu... Với tình thƣơng tác giả đã nhìn ra những kỳ thú trong lối nghĩ, lối nói của các con và cũng là một mảng của tâm hồn mình..." [26; 604]. Bên cạnh đó, "chùm thơ đã nâng bản năng làm mẹ lên nghệ thuật làm mẹ. Có tình thƣơng, có nghệ thuật ngƣời phụ nữ mới thấy hết hạnh phúc của mình". Điều này đã đƣợc tác giả chứng minh qua việc so sánh mảng thơ tình yêu trong Chồi biếc với những bài thơ viết cho con nói riêng, cho thiếu nhi nói chung trong Lời ru trên mặt đất để thấy đƣợc thế giới nội tâm phong phú của ngƣời mẹ thuộc thế hệ mới. Trong bài viết “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi” tác giả Vân Thanh chia sẻ “với tƣ cách ngƣời mẹ Xuân Quỳnh đã để lại một gia tài thơ viết cho con cũng là viết cho thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong trẻo, thật ngộ nghĩnh và 8 dễ thƣơng” [26; 453]. Xuân Quỳnh viết trƣớc hết cho con và cũng là viết cho chính mình - nhƣ đã có lần chị nói: Thơ - đó là "món quà của một bạn nhỏ ngày xƣa tặng các bạn nhỏ bây giờ". Với chị đứa con là thiên thần, là đối tƣợng che chở và cũng là điểm tựa tinh thần cho ngƣời mẹ. Xuân Quỳnh viết thơ cho con xuất phát từ kinh nghiệm riêng cảm xúc riêng của chị nhƣng khi đọc thơ vẫn có thể bắt gặp những rung động và xúc động của ngƣời làm mẹ rất đỗi đời thƣờng. Những vần thơ ấy còn là để giáo dục các con nhƣng không phải bằng sự truyền tải nặng nề của con chữ mà là bằng những hình ảnh đáng yêu lời thơ giản dị rất đỗi hồn nhiên nhƣ chính cách nghĩ của trẻ thơ. Trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến lời tự bạch của Xuân Quỳnh - là một ngƣời làm thơ cho các em, qua những đau khổ và khao khát thuở nhỏ, qua những lầm lỡ của tôi khi cƣ xử với các con tôi, tôi luôn luôn tự nhủ: “Muốn viết cho các em, đầu tiên là sự cảm thông giữa các em chứ không phải là sự áp đặt. Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình. Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét đánh giá mọi việc. Cách giải quyết bắt đầu từ đấy” [26]. Lí giải những nét đặc sắc trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Đông Mai – chị gái Xuân Quỳnh trong hồi ký “Xuân Quỳnh – một nửa cuộc đời tôi” đã viết: “Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quý giá nhƣ thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật thiết tha, sâu đậm. Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm số lƣợng lớn trong thơ Xuân Quỳnh”[26; 127]. Đặc biệt trong bài “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh”, tác giả Lƣu Khánh Thơ đã lƣu ý đến điểm đặc sắc trong giọng điệu thơ Xuân Quỳnh. Tác giả thấy rằng điểm đặc sắc hơn trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ. Thơ chị có một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là giọng điệu của tâm hồn. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cƣỡng mà luôn tự nhiên, phóng khoáng. Chị thƣờng hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng từ lời ru làm giọng điệu cho bài 9 thơ của mình (Ru, Hát ru, Lời ru, Lời ru trên mặt đất, Lời ru của mẹ). Với những lời ru, Xuân Quỳnh đã chọn đƣợc một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị. Đó là tâm hồn của một ngƣời mẹ nhân hậu, một ngƣời iu đằm thắm và giàu đức hi sinh. Qua những lời du ấy chị muốn gửi gắm những suy nghĩ về con ngƣời, về đất nƣớc, về hạnh phúc ...và nhiều quan niệm nhân thế khác đã đƣợc nữ sĩ diễn tả nhuần nhụy bằng những lời ru bình dị. Lời ru ấy không chỉ vỗ về giấc ngủ cho những đứa con mà còn “là một hình thức và phƣơng tiện thơ ca thích hợp để biểu hiện phần sâu lắng và đằm thắm của hồn thơ Xuân Quỳnh” [26; 580 - 581]. Nhƣ vậy, có thể thấy Xuân Quỳnh nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Nhìn chung các bài viết đã khái quát nhận định về phong cách, đặc điểm hoặc thế giới nghệ thuật trong thơ chị. Tuy nhiên, các bài viết phần nhiều đi sâu vào các mảng thơ trữ tình và ít đề cập đến phần sáng tác thơ viết cho con, thậm chí, nếu có đề cập đa phần cũng dừng lại ở gợi nhắc về tâm hồn ấm áp yêu thƣơng của chị dành cho con trẻ. Tiếp thu gợi ý của những ngƣời đi trƣớc, tôi mong muốn với đề tài "Thơ viết cho con của Xuân Quỳnh - từ góc nhìn tính mẫu" sẽ đƣa ra đƣợc những nhận xét khách quan, khoa học, hệ thống về một mảng sáng tác cũng rất thành công của Xuân Quỳnh mà chƣa đƣợc chú ý một cách thỏa đáng. 3. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các biểu hiện của tính mẫu trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tính mẫu trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh 4.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa theo hƣớng đề tài là nghiên cứu tính mẫu trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh, tôi khảo sát một số tập thơ có những bài thơ viết về chủ đề này. Vì các tập thơ của Xuân Quỳnh in không thống nhất và có rất nhiều bài thơ in chung hoặc nằm rải rác ở các văn bản khác nhau nên ở đây tôi chọn ba 10 tập thơ chính, đồng thời cũng có tham khảo một số tập thơ khác với mục đích làm rõ đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể: - Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội - Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất, NXB tác phẩm mới, Hà Nội - Xuân Quỳnh (2012), Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, Hà Nội 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này khóa luận sử dụng phối kết hợp các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp văn hóa học Đây là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng để khai thác tính mẫu trong thơ Xuân Quỳnh dƣới góc nhìn văn hóa. - Phƣơng pháp loại hình Phƣơng pháp này nhằm giúp nghiên cứu, sàng lọc các ngữ liệu, tìm đặc trƣng đồng nhất nổi trội của tính mẫu, phân loại nó. - Phƣơng pháp lịch sử Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tìm hiểu đóng góp nổi trội của Xuân Quỳnh theo hai chiều đồng đại và lịch đại trong mảng thơ viết cho thiếu nhi. - Phƣơng pháp tiểu sử Khi sử dụng phƣơng pháp này, khóa luận nghiên cứu tiểu sử, cuộc đời của tác giả để có cái thuyết phục hơn về Xuân Quỳnh cũng nhƣ đóng góp của nữ sĩ vào mảng thơ viết cho thiếu nhi. - Phƣơng pháp thống kê, phân loại Đƣợc sử dụng với mục đích thống kê về thơ viết cho con của Xuân Quỳnh. Nguồn dữ liệu đƣợc thu thập bao gồm thống kê qua các tài liệu, báo cáo khác nhau. Từ đó phân loại ngữ liệu theo tiêu chí đề tài. - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu So sánh giữa các nguồn tài liệu, giữa Xuân Quỳnh với các tác giả khác nhằm tìm ra đặc trƣng độc đáo, riêng biệt trong thơ Xuân Quỳnh viết cho trẻ. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tƣ liệu 11 Phân tích những cơ sở dữ liệu, công trình có từ trƣớc để tìm ra hƣớng đi cho cá nhân. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở tiếp thu kế thừa và học hỏi những thành tựu của ngƣời đi trƣớc, qua luận văn này tôi cố gắng cung cấp cái nhìn hệ thống và toàn diện về tính mẫu trong mảng sáng tác cho con của Xuân Quỳnh. Qua đó luận văn hi vọng sẽ góp phần khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh trong nền thi ca Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Chƣơng 1: Vấn đề tính mẫu và thơ viết cho con của Xuân Quỳnh Chƣơng 2: Tính mẫu trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh - từ phƣơng diện nội dung Chƣơng 3: Tính mẫu trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh - từ phƣơng diện nghệ thuật 12 CHƢƠNG 1 VẤN ĐỀ TÍNH MẪU VÀ THƠ VIẾT CHO CON CỦA XUÂN QUỲNH Tìm hiểu tính mẫu trong thơ Xuân Quỳnh, trƣớc hết, chƣơng một của khóa luận sẽ hƣớng tới hệ thống vấn đề lí luận về tính mẫu với mục đích xác định khái niệm công cụ này làm cơ sở lí thuyết cho những nội dung quy chiếu về tính mẫu trong thơ viết cho con của Xuân Quỳnh. Sau đó, đặt vấn đề nghiên cứu trong một tấm phông rộng hơn, khóa luận tìm về tác giả, làm rõ giá trị của mảng thơ viết cho con của Xuân Quỳnh. Hai vấn đề trên chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành khai thác biểu hiện của tính mẫu trong thơ nữ sĩ ở chƣơng hai. 1.1. Khái lƣợc về tính mẫu 1.1.1. Thuật ngữ “mẫu”, “tính mẫu” Mẫu, gọi theo tên gọi của dân ta là Mẹ. Trong Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội năm 1994, từ “mẹ” đƣợc biến âm trực tiếp từ “mère” trong tiếng Pháp, nghĩa là ngƣời phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi “mẹ” đều bắt đầu bằng âm “m” nhƣ “mère, maman” (tiếng Pháp), “mother, mom” (tiếng Anh), “мать” (tiếng Nga) ... [34] Trong tiếng Việt cổ, từ cái và từ nạ đƣợc dùng với nghĩa từ mẹ hiện nay. Những cách gọi này đã đƣợc ghi lại trong kho tàng ca dao Việt Nam: “con dại cái mang”, “Nàng về nuôi cái cùng con// Để anh đi trẩy nƣớc non Cao Bằng” hay “con có nạ nhƣ thiên hạ có vua”, “Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng”. Có nhiều gia đình ở miền Bắc lại gọi mẹ là “đẻ”, tức là ngƣời sinh ra mình, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu nhƣ không còn. Tùy vùng miền và thời điểm từ “mẹ” đƣợc gọi bằng các cách khác nhau nhƣ “mợ” (trƣớc năm 1975, Hà Nội), “bầm, u” (các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng), “bủ, thím, mạ” (ngƣời Huế, miền Trung)... Những từ ngữ này rất thiêng liêng, không chỉ mang nghĩa gọi ngƣời sinh thành ra chúng ta với sắc thái tôn trọng, thiêng liêng mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hóa dân tộc. Khi con cái đã lập gia đình riêng và có cháu, từ “mẹ” chuyển thành “bà” 13 với ý nghĩa gọi thay cho con, từ bà vừa thể hiện độ tuổi của mẹ, vừa chỉ vai vế trong gia đình, đồng thời thể hiện sự tôn kính dành cho mẹ. Ngoài ra, một số ngƣời có thể dùng từ “bà cụ” nhƣ “bà cụ nhà tôi”, cũng thể hiện sự gần gũi, đồng thời định rõ độ tuổi của mẹ [24, 25, 30]. Tiếng “mẹ” luôn luôn gắn với tình cảm kính trọng, nể vì, thể hiện vị trí số một trong mọi quan hệ. Trong tiếng Việt nhiều danh từ chẳng hề có giới tính vẫn đƣợc gán chữ “cái” ở trƣớc: cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái cửa… Ngoài mạo từ, chữ “cái” còn đƣợc dùng nhƣ một tính từ để chỉ những gì có vẻ lớn, quan trọng, chính, trung tâm, nhƣ con sông lớn gọi là sông cái, đƣờng lớn gọi là đƣờng cái, cửa lớn gọi là cửa cái... Tính mẫu (tính mẹ) ở Việt Nam là thuật ngữ chỉ những đặc trƣng, phẩm cách của “mẫu” (mẹ). Trong quan niệm Phật giáo, tính mẫu hay chính là thiên chức làm mẹ là tình thƣơng, sự an toàn và nâng đỡ gia đình. Trong một vài quốc gia phần lớn theo Phật giáo nhƣ Sri Lanka, phụ nữ thƣờng đƣợc gọi là matugama, một từ Pāli mà nó có nghĩa là “mẹ công chúng”, hay “xã hội của những ngƣời mẹ”. Trong những nền văn hóa chịu ảnh hƣởng chế độ gia trƣởng nhƣ vậy, một trong ít cách thức mà một phụ nữ có thể có đƣợc một vị trí cao quý là thiên chức làm mẹ. Trong suốt thời đại của Đức Phật Thích Ca, ngƣời ta mong muốn rằng một phụ nữ có thể sinh nở và làm mẹ, mƣời đứa con là con số lý tƣởng. Thiên chức làm mẹ đƣợc xem nhƣ là “một chiếc thang tiện ích đi lên cõi trời”. Bằng việc làm tròn thiên chức làm mẹ, một phụ nữ đƣợc tái sanh về những cảnh giới cao [34]. Tính mẫu là hiện thân của trí tuệ, lòng tự trọng, sức mạnh, niềm tự hào, lòng từ bi, danh dự, quan tâm, lắng nghe, tử tế, hợp lý, tha thứ và thƣơng yêu. Tình thƣơng của ngƣời mẹ lý tƣởng có thể xem nhƣ một hình mẫu dành cho tất cả mọi tình thƣơng: “Nếu chúng ta suy ngẫm về lòng thƣơng yêu của mẹ chúng ta đối với chúng ta, lòng yêu thƣơng của chúng ta dành cho mẹ sẽ tăng trƣởng. Trƣớc khi chúng ta chào đời, chúng ta đƣợc bảo bọc và đƣợc nâng niu ôm ấp trong bào thai mẹ… Sự hiện diện của chúng ta ở đó không chỉ là một gánh nặng vật lý to lớn đối với mẹ, mà cũng là một trách nhiệm tƣớc đi sự tự 14 do trong hành động của mẹ… Vào lúc sinh, chúng ta gây nên đau đớn cho mẹ, tuy thế mẹ quên đi điều này vào lúc ấy và vui mừng nhƣ thể bà tìm thấy một viên ngọc quý. Chúng ta không kiểm soát đƣợc những chức năng vật lý của chúng ta, tuy thế mẹ không cảm thấy khiếp sợ đối với việc nôn mửa hay đại tiện của chúng ta và chăm sóc chúng ta một cách từ ái… Không có sự chăm sóc thƣờng xuyên của mẹ chúng ta sẽ không thể hiện hữu lúc này”[34]. Đặc biệt, trong kinh “báo ân cha mẹ” đã liệt kê ra 10 ân hay sự hi sinh mà ngƣời mẹ dành cho con mình nhƣ: Thứ nhất là bảo bọc và chăm sóc thai nhi. Thứ hai, thứ ba là sinh sản khổ sở và quên hết đau đớn khi sinh Thứ tƣ là ăn đắng nuốt cay và dành ngon ngọt cho con. … Thứ tám là luôn thƣơng nhớ con khi con đi xa. Thứ chín là săn sóc và hy sinh vì con (vì con mà có thể phạm phải điều ác). Thứ mƣời là thƣơng yêu con suốt đời. Bên cạnh đó, quyển kinh này còn đề cập đến và nhấn mạnh “tình mẹ” là an toàn và nâng đỡ gia đình và khẳng định không có tình thƣơng nào mãnh liệt hơn tình thƣơng của một ngƣời mẹ dành cho con của mình và ngƣời con đƣợc khuyên an bình thật sự nằm bên trong mỗi chúng ta là đƣợc quay về với tình thƣơng này. Nhƣng cuộc đời con ngƣời chỉ sống một lần và không phải là mãi mãi. Chính vì vậy trong phật giáo ngày lễ Vu Lan là ngày để báo đáp công ơn cha mẹ mỗi ngƣời con. Ở phƣơng tây, ngƣời mẹ và tình mẫu tử đƣợc gói gọn trong từ "Mother". Từ Mother đƣợc đa số trong hàng vạn ngƣời trên 46 quốc gia và đƣợc Hội đồng Anh khảo sát, bình chọn là từ đẹp nhất trong Tiếng Anh với tất cả ý nghĩa của mỗi chữ cái (M-O-T-H-E-R) ghép thành tiếng gọi thiêng liêng. Cụ thể: - M gợi đến từ million - is the million things she give: tạm dịch là hàng triệu điều tốt đẹp nhất mà mẹ dành cho con. 15 - O: Old - means only that she is growing old: tuổi của Mẹ ngày một nhiều thêm. - T: Tears - is for the tears she shed to save her child: những giọt nƣớc mắt Mẹ đã khóc vì con. Đó là giọt nƣớc mắt của mẹ trong cơn đau "vƣợt cạn" khi đứa con cất tiếng khóc chào đời, có khi là nỗi buồn, có khi là hạnh phúc, lăn theo từng bƣớc chân con trên đƣờng đời. - H: Heart - is for her heart of purest gold: là trái tim nhân hậu của Mẹ. - E: eyes - is for her eyes, with low-light shining: tạm dịch là ánh mắt yêu thƣơng của Mẹ. - Và cuối cùng, chữ R: right - mean right, and right she will always be: tạm dịch là Mẹ luôn luôn đúng. Trong cuộc sống nhiều khi ý kiến của con và mẹ không đồng nhất và dẫn đến những cuộc tranh cãi. Nhƣng trong lòng Mẹ chỉ muốn nghĩ những điều tốt hơn dành cho con. Mẹ chính là kim chỉ nam dẫn đƣờng, nâng đỡ cho con từng bƣớc chân chập chững ngày đầu tập đi cho đến khi trƣởng thành. Tuy mỗi vùng miền. mỗi quốc gia đều có nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán bao đời cũng khác nhƣng đều khẳng định tình mẫu tử là tình cảm không thể thiếu của mỗi con ngƣời trong cuộc sống. 1.1.2. Nguồn gốc và cơ sở hình thành của tính mẫu Trong quá trình phát triển, dân tộc nào cũng trải qua thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền. Ở đó, phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn trong sinh hoạt kinh tế, trong đời sống xã hội cũng nhƣ trong đời sống văn hóa tinh thần. Mỗi ngƣời Việt Nam đều ghi nhớ chuyện "Con Rồng cháu tiên" với hình ảnh mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm ngƣời con xinh đẹp. Truyền thuyết dọc sông Thao, miền tây Vĩnh Phú kể: Mẹ dạy con làm nƣơng rẫy, thổi cơm, làm bánh, chăn tằm, dệt vải,... Con trai trƣởng của mẹ đƣợc cử làm vua. Ấy là vua Hùng. Vua Hùng cùng các con gái, con trai và những thủ lĩnh khác chia nhau cai quản nƣớc Văn Lang. Đấy là hình ảnh ngƣời mẹ đầu tiên trong quan niệm dân tộc Việt Nam, là ngƣời mẹ "mang nặng đẻ đau" và cũng là ngƣời khai sáng văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng