Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Thời gian, không gian nghệ thuật trong người tình của marguerite duras và và khi...

Tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong người tình của marguerite duras và và khi tro bụi của đoàn minh phượng

.PDF
102
1
138

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VĂN KIỀU OANH THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS VÀ VÀ KHI TRO BỤI CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VĂN KIỀU OANH THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS VÀ VÀ KHI TRO BỤI CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Tố Mai Phú Thọ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khoa học: “Thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và kết luận, nhận định là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Văn Kiều Oanh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quí báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Tố Mai, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và triển khai đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Hùng Vương - là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn trường THPT Chuyên Hùng Vương - cơ quan nơi tôi công tác, cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã luôn giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn những người thân đã luôn là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành được công trình này. Việt Trì, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Văn Kiều Oanh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1 1.1.1. Vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. ...................................................................................................................................... 1 1.1.2. Sự đổi mới của thể loại tiểu thuyết trong thế kỉ XX (trên phƣơng diện thời gian, không gian và xu hƣớng tiểu thuyết - điện ảnh) .................................................................... 2 1.1.3. Sự gặp gỡ giữa Marguerite Duras trong Ngƣời tình và Đoàn Minh Phƣợng trong Và khi tro bụi. .............................................................................................................................. 4 1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật với việc giảng dạy ở trƣờng phổ thông. ............................................................................................... 7 1.2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật .................................. 7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian trong tiểu thuyết Ngƣời tình của Marguerite Duras và tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng. ..................... 9 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 11 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 11 1.6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 11 1.7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................... 12 NỘI DUNG .......................................................................................................................... 13 CHƢƠNG 1. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT NHƢ LÀ NHỮNG PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA THI PHÁP HỌC ................................................................... 13 1.1. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật .................................................................................. 13 1.1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật .......................................................... 14 1.1.3. Mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian đƣợc trần thuật .......................... 15 1.2. Không gian nghệ thuật: ................................................................................................. 16 iv 1.2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật .............................................................................. 16 1.2.2. Các loại không gian nghệ thuật.................................................................................. 17 1.2.3. Tính tƣợng trƣng của không gian nghệ thuật. ............................................................ 19 1.2.4. Các hình thức không gian trong văn học .................................................................. 20 CHƢƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS VÀ VÀ KHI TRO BỤI CỦA ĐOÀN MINH PHƢỢNG.................................................. 22 2.1. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras ..................... 22 2.1.1. Tổ chức thời gian trần thuật ....................................................................................... 22 2.1.2. Thời gian đƣợc trần thuật: ......................................................................................... 44 2.2. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng. ............. 47 2.2.1. Tổ chức thời gian trần thuật: ...................................................................................... 47 2.2.2. Thời gian đƣợc trần thuật: ......................................................................................... 65 2.3. Sự tƣơng đồng và sự sáng tạo riêng trong thời gian nghệ thuật của Người tình và Và khi tro bụi ............................................................................................................................. 67 2.3.1. Sự tƣơng đồng trong thời gian nghệ thuật của Ngƣời tình và Và khi tro bụi ............ 67 2.3.2. Sự sáng tạo riêng trong thời gian nghệ thuật của Ngƣời tình và Và khi tro bụi ........ 68 CHƢƠNG 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS VÀ VÀ KHI TRO BỤI CỦA ĐOÀN MINH PHƢỢNG ............ 71 3.1. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras:............... 71 3.1.1. Không gian bến phà trên dòng sông Mê Kông .......................................................... 71 3.1.2. Không gian gia đình “bằng đá”.................................................................................. 73 3.1.3. Không gian căn phòng tình yêu ................................................................................. 75 3.1.4. Không gian bến tàu đậm chất truyền thống ............................................................... 76 3.1.5. Không gian văn hóa ................................................................................................... 77 3.2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng .......... 77 3.2.1. Không gian sƣơng mù, tuyết trắng............................................................................. 77 3.2.2. Không gian trên những con tàu và những sân ga....................................................... 78 3.2.3. Không gian gia đình ................................................................................................... 79 3.2.4. Không gian văn hóa ................................................................................................... 81 2.3. Sự tƣơng đồng và sự sáng tạo riêng trong không gian nghệ thuật của Người tình và Và khi tro bụi ............................................................................................................................. 82 2.3.1. Sự tƣơng đồng trong không gian nghệ thuật của Ngƣời tình và Và khi tro bụi ........ 82 v 3.3.2. Sự sáng tạo riêng trong không gian nghệ thuật của Ngƣời tình và Và khi tro bụi .... 82 3.4. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong hai tác phẩm. .................. 83 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 90 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Bảng thống kê sự sai trật tự niên biểu với các sự kiện chính trong Người tình . 26 Bảng 1. 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện của mốc thời gian: “tôi mười lăm” .................. 42 Bảng 2. 1. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các hình ảnh: “cái chết, đêm,…” ............... 63 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. Thời gian, không gian là những phạm trù triết học chỉ hình thức tồn tại của vật chất; và trên thực tế, không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Đối với con ngƣời, ý niệm thời gian đến muộn hơn ý niệm không gian. Trong nghiên cứu văn học, một thời gian dài con ngƣời hầu nhƣ chỉ thấy thời gian, không gian là khách quan. Đến thế kỉ XX, nghiên cứu thời gian, không gian đƣợc coi là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nghiên cứu văn học hiện đại. Thời gian, không gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Dƣới góc độ thi pháp, nó còn là một phƣơng diện giúp ngƣời đọc có thể tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm một cách sâu sắc, bởi nó luôn gắn liền với cách quan niệm cũng nhƣ cách thể hiện của tác giả về thế giới và về chính bản thân nghệ thuật. Khi xem xét vấn đề này, Bakhtin viết: “Phải nắm đƣợc những mặt khác nhau của thời gian và không gian đƣợc sử dụng trong giai đoạn hiện nay của nhân loại thì mới có thể tìm ra đƣợc những phƣơng pháp phản ánh của các thể loại, mới có thể tìm ra đƣợc những thủ pháp nghệ thuật để nhận thức các mặt của hiện thực” [65]. Bakhtin đã đƣa ra khái niệm không - thời gian (chronotope) : “Chúng ta sẽ gọi mối liên quan cơ bản giữa thời gian và không gian thể hiện một cách nghệ thuật trong văn học là khrônôtốp (dịch nghĩa sát từng chữ – “thời - không gian”)… điều quan trọng đối với chúng ta là thuật ngữ đó biểu thị tính liên kết của không gian và thời gian” [65]. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu thời gian, không gian trong tác phẩm văn học là một hƣớng tiếp cận cơ bản cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu giúp chúng ta khám phá ra những sáng tạo về thời gian, không gian và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm. 2 1.1.2. Sự đổi mới của thể loại tiểu thuyết trong thế kỉ XX (trên phương diện thời gian, không gian và xu hướng tiểu thuyết - điện ảnh) Trong các thể loại thì tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại có vị trí hàng đầu trong mỗi nền văn học, “là xƣơng sống của một nền văn học” [48,42]. Không chỉ vậy, nó còn là một thể loại có sự vận động, đổi mới không ngừng: “Tiểu thuyết là thể loại văn chƣơng duy nhất đang biến chuyển và chƣa định hình. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chƣa hề rắn lại và chúng ta chƣa thể dự đoán đƣợc hết những khả năng uyển chuyển của nó” [2,21]. Luận giải cho điều này, tác giả viết: “Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và đƣợc nuôi dƣỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ đƣợc thời đại mới kế thừa ở dạng đã hoàn tất” [2,22]. “Tiểu thuyết là thể loại văn chƣơng duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn bản thân hiện thực” [2,27]. Chính tiềm năng phối kết, thu hút, đồng hóa mạnh mẽ những thể loại khác khiến cho tiểu thuyết luôn có xu hƣớng cách tân xét cả về khả năng lẫn nhu cầu. Và khi tiểu thuyết luôn trong trạng thái biến đổi, thì từng thành tố trong nó, cũng luôn tiềm tàng khả năng cách tân. Và thành tố “không – thời gian” không phải là ngoại lệ. Thời gian, không gian với tƣ cách là một yếu tố cấu thành của tiểu thuyết đã đƣợc các nhà văn quan tâm đặc biệt và là một mảnh đất màu mỡ để thử nghiệm những kỹ thuật độc đáo và đa dạng. Trong suốt lịch sử phát triển của thể loại tiểu thuyết, từ thế kỷ XIX cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, thời gian, không gian càng ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Xử lí thời gian, không gian không còn đƣợc xem nhƣ việc cung cấp một cách giản đơn các chỉ dẫn về thời điểm, địa điểm mà là hệ thống bên trong của những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, liên quan đến mọi cấp độ của văn bản, chi phối và tác động đến cấu trúc tự sự của tác phẩm. Với khát khao mãnh liệt cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, nhiều nhà văn đã có những sáng tạo mới về cách xử lí thời gian và không gian. Với văn học thế giới, có thể kể đến những nhà văn đi tiên phong nhƣ Marcel Proust, James Joyce, William Faulkner, Albert Camus, Ernest Hemingway, Marc Marquez... Tuy muộn hơn so với sự vận 3 động và phát triển chung của văn học thế giới song bƣớc đầu văn học Việt Nam cũng đã khẳng định sự cách tân trong thể loại tiểu thuyết qua một số cây bút trong giai đoạn văn học cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI nhƣ: Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Thuận,… Bên cạnh sự đổi mới trong xử lí thời gian, không gian nghệ thuật, gần đây, chúng ta còn chứng kiến một xu hƣớng vận động phổ biến của tiểu thuyết hiện đại, đó là xu hƣớng tiểu thuyết – điện ảnh. Xu hƣớng này bắt đầu ở các nhà tiểu thuyết Pháp, từ những năm 50 của thế kỉ XX, khi nền nghệ thuật điện ảnh ngày càng phát triển, trở thành một loại hình nghệ thuật tổng hợp có sức cuốn hút mạnh mẽ với khán giả. Những nhà văn nhƣ Marguerite Duras, Nathalie Sarraute, Michel Butor, Alain Robbe-Grillet...đều là những nhà văn đi tiên phong với khuynh hƣớng này và đã gặt hái đƣợc những thành công vang dội. Những tác phẩm của họ không hẳn là kịch bản điện ảnh, cũng không phải là những cuốn tiểu thuyết thông thƣờng. Với Hoa bất tử, Alain Robbe-Grillet đã xác định ngay trên bìa sách là tiểu thuyết - điện ảnh và với Người tình Hoa Bắc, Marguerite Duras viết trong tác phẩm của mình theo tính nƣớc đôi: đây là một cuốn sách, đây là một kịch bản điện ảnh. Viết theo xu hƣớng tiểu thuyết – điện ảnh đòi hỏi các nhà văn có nhiều đổi mới về cấu trúc tự sự, văn phong, miêu tả tâm lí,… Tính rời rạc, lắp ghép, không tuân theo một trật tự thời gian trong các chƣơng của tiểu thuyết giống nhƣ các phân cảnh của tác phẩm điện ảnh. Chính điều này khiến cho nghệ thuật xử lí không gian và thời gian trong các tiểu thuyết theo xu hƣớng này cũng buộc phải có những đặc trƣng phù hợp với thể loại. Vì vậy, việc nghiên cứu thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện đại cần đƣợc tìm hiểu cặn kẽ để chỉ ra đƣợc sự cách tân của thể loại văn học này. Trong số những nhà tiểu thuyết hiện đại chúng tôi nhận thấy tác phẩm của Marguerite Duras (nữ nhà văn và đạo diễn ngƣời Pháp) và Đoàn Minh Phƣợng (nữ nhà văn và đạo diễn ngƣời Việt Nam) có nhiều sáng tạo độc đáo trong thời gian và không gian nghệ thuật. 4 1.1.3. Sự gặp gỡ giữa Marguerite Duras trong Người tình và Đoàn Minh Phượng trong Và khi tro bụi. 1.1.3.1. Marguerite Duras và tiểu thuyết Người tình Marguerite Duras (1914 - 1966) là nữ nhà văn và đạo diễn ngƣời Pháp. Bà sinh ra tại Gia Định, Sài Gòn với tên khai sinh Margarite Donnadieu. Duras là tên một vùng đất ở miền Lot-et-Garonne, quê hƣơng của cha bà. Năm 1943, bà đổi tên thành Marguerite Duras. Margarite Duras đƣợc biết đến vào năm 1950 với cuốn tự truyện Đập chắn Thái Bình Dương. Những tác phẩm sau của bà đã góp phần làm mới cho thể loại tiểu thuyết. Margarite Duras để lại bốn mƣơi tiểu tuyết và mƣời vở kịch. Nhiều tiểu thuyết của bà đƣợc dựng thành phim và bà cũng đã thực hiện nhiều bộ phim. Những tác phẩm đầu của Margarite Duras mang đậm tính chất lãng mạn, nhƣng kể từ tác phẩm Khúc nhạc du dương và trầm bổng bà đã thử các lối viết mới, đặc biệt là cắt bỏ những đoạn văn dài để làm tăng phần quan trọng của những gì không đƣợc viết ra. Bà thƣờng đƣợc xếp vào phong trào Tiểu thuyết mới trong nền văn học Pháp. Năm 1989, bà đƣợc trao Giải văn học châu Âu. Người tình là một tiểu thuyết tự truyện của Marguerite Duras ra đời năm 1984. Tiểu thuyết này đã đƣợc dịch ra 43 thứ tiếng với khoảng 2,4 triệu bản in. Nó cũng đoạt giải Goncourt năm 1984. Tác phẩm đƣợc chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 1992. Bối cảnh lịch sử của tác phẩm là Việt Nam dƣới thời Pháp thuộc. Câu chuyện bắt đầu bằng những dòng hồi ức mãnh liệt của một nữ nhà văn nổi tiếng đã luống tuổi. Bà kể về mối tình đầu tiên của mình lúc mƣời lăm tuổi rƣỡi cùng bi kịch của gia đình mình trên đất thuộc địa Đông Dƣơng. Theo cha sang tham chiến ở Việt Nam với những giấc mộng xa hoa, cả gia đình bà đã sớm mang nỗi thất vọng câm lặng. Khi cha chết, ngƣời mẹ đau khổ của bà không thể chèo chống nổi gia đình, bà trở nên trầm uất, thậm chí điên loạn. Cuộc sống gia đình là một địa ngục. Đối diện với cái chết, đói khát, tuyệt vọng, những linh hồn bị đọa đày, bệnh hoạn, cô gái trẻ mƣời lăm tuổi rƣỡi dƣờng nhƣ trƣởng thành trƣớc tuổi và bị ám ảnh bởi bi kịch gia đình. Trên chuyến phà định mệnh qua sông Mê Kông, trở về trƣờng nội trú ở Sài 5 Gòn sau kỳ nghỉ tại nhà ở Sa Đéc năm 1929, cô gái trẻ mƣời lăm tuổi rƣỡi ấy thu hút sự chú ý của một ngƣời đàn ông giàu có hai mƣơi bảy tuổi, con trai một điền chủ ngƣời Hoa. Trong căn hộ độc thân ở khu phố ngƣời Hoa, anh trở thành ngƣời tình của cô gái trẻ. Chuyện yêu đƣơng của họ bắt đầu bằng tình dục. Tình dục lôi họ ra khỏi nỗi đau thực tại, xóa bỏ tất cả sợ hãi, khơi dậy mọi mặc cảm để rồi nhấn chìm nó trong niềm kiêu hãnh của thể xác…Cả hai đều ý thức đƣợc sự mong manh, ngắn ngủi của cuộc tình. Ngƣời tình của cô cam chịu, yếu đuối với cuộc hôn nhân sắp đặt của ngƣời cha. Cô gái lên tàu trở về Pháp và chính giây phút này cô mới biết rằng mình đã thật sự yêu anh. Nhiều năm sau chiến tranh, sau những cuộc hôn nhân, những đứa con, những cuộc li dị, những cuốn sách, vào một ngày, bà nhận đƣợc cuộc điện thoại của ngƣời tình năm xƣa: “Anh đã nói rằng mọi sự vẫn như trước, rằng anh yêu cô, rằng anh không bao giờ có thể ngừng yêu cô được, rằng anh sẽ yêu cô cho đến chết” [4;177]. Lối viết hiện đại, chân thực, giàu chất trữ tình, độc đáo đã đem đến sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm. Ngƣời tình xứng đáng là một kiệt tác và đƣợc coi là một niềm tự hào của văn học Pháp thế kỉ XX. 1.1.3.2. Đoàn Minh Phượng và tiểu thuyết Và khi tro bụi. Đoàn Minh Phƣợng đến với nghệ thuật trƣớc hết với tƣ cách một đạo diễn điện ảnh, sau đó chị chuyển sang viết văn. Chị sinh năm 1956 ở Sài Gòn, cha mẹ gốc miền Trung. Chị sang Đức định cƣ từ năm 1977. Và khi tro bụi là cuốn tiểu thuyết đầu tay của chị xuất bản năm 2006, tác phẩm đã đoạt giải thƣởng văn xuôi duy nhất của Hội nhà văn năm 2007. Sau đó, Đoàn Minh Phƣợng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết thứ hai: Mưa ở kiếp sau. Cùng với những nhà văn nhƣ: Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà,… Đoàn Minh Phƣợng đã và đang từng bƣớc nỗ lực trên hành trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam. Và khi tro bụi trở thành nhan đề của tác phẩm khi Đoàn Minh Phƣợng vô tình bắt gặp bài thơ The Retreat của Henry Vaughan, một nhà thơ nổi tiếng của nƣớc Anh vào thế kỉ XVII. Nhà văn đặc biệt ấn tƣợng với hai câu cuối: 6 “And when this dust falls to the urn, In that state I came return.” [33,5] Đoàn Minh Phƣợng đã dịch đôi câu thơ này thành một cặp lục bát và đặt làm lời đề từ cho tác phẩm: “Và khi tro bụi rơi về, Trong thinh lặng đó, cận kề quê hương.” [33,5] Lời đề từ chứa đựng một biểu tƣợng mang đậm chất triết lí phƣơng Đông. Hình ảnh “tro bụi” chính là ẩn dụ cho cái chết hoặc mong muốn đƣợc chết của nhân vật của An Mi. Đồng thời cũng là thông điệp của toàn tác phẩm: quê hƣơng là điểm tựa để cứu vớt những con ngƣời, đặc biệt là những con ngƣời cô đơn, những mảnh đời xa xứ. Quan niệm nhân sinh mang đậm tính truyền thống này đã đƣợc thể hiện bằng cuộc đời của nhân vật An Mi trong tiểu thuyết. Và khi tro bụi mở đầu bằng sự kiện chồng của An Mi, một phụ nữ ngƣời Đức gốc Việt, vừa mất trong một tai nạn. Từ đó, An Mi thấy hồn mình chỉ còn là một đám tro. Không còn ngƣời thân, nơi chốn nào để đến, cô quyết định tìm đến cái chết. Mua một chiếc vé xe lửa, An Mi bắt đầu hành trình ba tháng của mình, để hiểu đƣợc mình là ai trƣớc khi chết. An Mi chọn sống trên những chuyến tàu vô tận. Cô cố mua một cuốn sổ của một ngƣời trực đêm khách sạn để ghi chép. Nhƣng An Mi không biết viết gì lên đó. Từng ấy năm tháng sống trên đời, cô chỉ viết đƣợc hai câu: Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh. Khi chuẩn bị tìm đến cái chết, An Mi bất ngờ đọc đƣợc câu chuyện của ngƣời trực đêm khách sạn trong chính cuốn sổ đó. Câu chuyện đầy bi kịch của gia đình một ngƣời Đức (ông Kempf, Anita, Sophie đƣợc hiểu là tình nhân của ông và con trai - Michael). Từ những điều vô lý đã khiến cô quyết tâm đi tìm sự thật, để mang lại sự công bằng cho Marcus – ngƣời em bất hạnh bị mất tích của Michael. Sau hai năm tìm kiếm, khi sự thật đƣợc phơi bày, cũng là lúc cô phát hiện những bí mật chứa sâu trong tâm hồn mình. An Mi vẫn quyết định tìm đến cái chết. Và chỉ khi tro bụi rơi về An Mi mới thực sự hiểu mình là ai. Hơn bao giờ hết cô muốn đƣợc sống để tìm lại những điều cô đã đánh mất. Bao trùm tiểu thuyết là nỗi cô đơn của kiếp ngƣời, nỗi cô đơn 7 theo cách diễn đạt của văn hào Colombia, G.Macket: thể hiện cái cô đơn nhƣ là mặt trái của tình yêu thƣơng, sự đoàn kết. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy Marguerite Duras và Đoàn Minh Phƣợng đều là những nhà văn nữ đã từng có những tháng năm trải nghiệm cuộc sống tha hƣơng. Hai tiểu thuyết Người tình và Và khi tro bụi đều mang dáng dấp tự truyện. Đồng thời, lối viết của hai nhà văn đều thấm đẫm chất trữ tình, nghệ thuật viết đều đạt đến trình độ điêu luyện, mẫu mực, đầy tính nghệ thuật. Vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật đều là những vấn đề nổi bật, đƣợc các nhà văn dụng công sáng tạo và đổi mới nhằm thể hiện những ý đồ nghệ thuật sâu sắc và mong muốn cách tân thể loại tiểu thuyết . 1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật với việc giảng dạy ở trường phổ thông. Mặt khác, trong chƣơng trình phổ thông hiện nay thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đƣợc đƣa và giảng dạy khá nhiều, bao gồm cả văn học Việt Nam và văn học thế giới. Việc nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật qua hai tác phẩm này góp phần làm giàu thêm những kinh nghiệm, những tri thức lí luận, từ đó hình thành công cụ, phƣơng pháp nghiên cứu để chúng tôi có thể ứng dụng trên những đối tƣợng mới nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. Từ những lí do trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng” là có tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn. 1.2. Lịch sử vấn đề 1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc quan tâm. Về vấn đề này, mặc dù các nhà lí luận chƣa có cách lí giải, trình bày thống nhất song họ cũng đề xuất đƣợc hƣớng nghiên cứu cơ bản làm nền tảng để chúng ta tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài chúng tôi xin điểm lại một số công trình nghiên 8 cứu tiêu biểu về thời gian và không gian nghệ thuật của các nhà lí luận văn học Việt Nam. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử quan tâm nhiều đến thi pháp học và lí luận, trong Dẫn luận thi pháp học, ông đi sâu nghiên cứu hai yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật trên cơ sở tiếp thu lí thuyết tự sự học. Ngoài ra ông còn có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến không gian và thời gian nghệ thuật nhƣ: Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Văn học trung đại hay Từ điển thuật ngữ văn học… Lê Ngọc Trà trong Lí luận và Văn học khảo sát thời gian ở hai bình diện chính là nhịp độ thời gian và trình tự thời gian. Với quan niệm thời gian và không gian trong tác phẩm văn học thống nhất chặt chẽ với nhau nên nhà nghiên cứu không đi vào tách biệt làm rõ những cấu trúc và đặc điểm riêng giữa thời gian và không gian nghệ thuật. Trong cuốn Lí luận văn học (chƣơng IX) do Phƣơng Lựu làm chủ biên có đƣa ra những đặc điểm, biểu hiện riêng của từng loại không gian và thời gian nghệ thuật nhƣng do không gian và thời gian nghệ thuật chỉ là một mảng nhỏ trong đặc trƣng nghệ thuật ngôn từ nên nhà nghiên cứu không đi sâu, trình bày một cách chi tiết. Nguyễn Thị Dƣ Khánh trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp nhận định: “không gian và thời gian - khác biệt, gắn với những địa điểm và thời gian của nhiều ngƣời kể chuyện” [24,43]; “các đầu mối của truyện trong những trục không gian và thời gian đa phƣơng không tuân theo một trình tự trƣớc sau chặt chẽ” [24,44]. Để chứng minh cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu đi vào làm rõ điểm nhìn khác nhau của ngƣời kể chuyện qua một số truyện ngắn, tiểu thuyết tiêu biểu. Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy ngẫm của Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Nhƣ Phƣơng, hai nhà nghiên cứu đi vào làm rõ một số đặc điểm về thời gian và không gian nghệ thuật. Về không gian, có không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt, có thể là không gian mở hay không gian khép, là không gian tĩnh hay động. Về thời gian, có thời gian trần thuật, thời gian tâm lí. Tác giả cũng nhấn mạnh “hình tƣợng thời gian cũng đồng thời biểu lộ cách nhìn của con ngƣời về thế giới” [13,183]. Trong Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa đã dành sự quan tâm cần thiết cho vấn đề thời gian, không gian. Ngoài ra còn nhiều các luận án, luận văn, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật gắn với các tác phẩm cụ thể. 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian trong tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras và tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng. 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian trong tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras Sau khi tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras xuất bản khoảng mƣời năm, ngƣời ta đã thống kê ở Pháp có nhiều luận án về tác phẩm này của bà từ nhiều góc độ: văn học, phân tâm học, điện ảnh... Song trong phạm vi đề tài chúng tôi xin chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu tiểu thuyết này ở Việt Nam. Có các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tác phẩm nhƣ: “Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới” (2002) của Phùng Văn Tửu; khóa luận tốt nghiệp của Lƣơng Thị Thùy Dƣơng (2007) với đề tài “Nghệ thuật trần thuật qua hai tác phẩm “Người tình” của M.Duras và “Thiếu nữ đánh cờ vây” của Sơn Táp”. Hay luận văn thạc sĩ của Lâm Thị Thủy (2007) với đề tài: “So sánh nghệ thuật tiểu thuyết “Thiếu nữ đánh cờ vây” của Sơn Táp” và “Người tình” của M.Duras”. Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu nhƣ Trịnh Thu Hồng với bài “Thể loại tự truyện trong sáng tác của một số nhà văn nữ”; Lộc Phƣơng Thủy với bài “Việt Nam trong tiểu thuyết của M.Duras”; Đặng Thị Hạnh với bài “Các nhà văn nữ và một số thể loại hư cấu trong văn học phương Tây và văn học Việt Nam hiện đại”; “Đọc Duras chợt nhớ…Sài gòn” của Nguyễn Mạnh Trinh; “Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm “Người tình” của Trần Huyền Sâm. Trên thực tế có thể còn nhiều bài viết khác nữa nhƣng do điều kiện khách quan và chủ quan chúng tôi chƣa có điều kiện để tham khảo hết. Các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, đề cập trực tiếp đến vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras có bài viết của Hà Thị Thu Hằng “Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras”. Song đây chỉ là bài viết có tính chất bao quát với sự tiếp cận trên những bình diện cơ bản. Nhƣ vậy, mặc dù tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras đã đƣợc nghiên cứu theo những hƣớng khác nhau song hầu nhƣ 10 chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề thời gian và không gian trong tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras. 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề thời gian và không gian trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng. Đoàn Minh Phƣợng đƣợc biết đến với tƣ cách là một nhà văn mới nổi trong lĩnh vực tiểu thuyết. Trong hai tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng đƣợc xuất bản thì tiểu thuyết Và khi tro bụi đã đoạt giải thƣởng văn xuôi năm 2007 do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng. Bàn luận và đánh giá về cuốn tiểu thuyết này có nhiều ý kiến khác nhau. Có thể kể đến ý kiến của Hữu Thỉnh, nhà thơ Vũ Quần Phƣơng, của các tác giả: Nguyễn Thị Minh Thái, Trƣơng Hồng Quang… Những bài viết trên chỉ mang tính chất điểm sách hoặc nhân đề cập đến một phƣơng diện nào đó của văn xuôi đƣơng đại nƣớc ta mà nhắc tới tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng. Bên cạnh đó, bƣớc đầu đã có một số công trình nghiên cứu nhƣ: “Những yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng” của Trần Hoàng Hoàng (2010). Gần đây là luận văn thạc sĩ của Tạ Thị Bích Ngân: “Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trường hợp Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng) (2015). Các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, đề cập trực tiếp đến vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Và khi tro bụi thì chỉ có một phần rất nhỏ trong luận văn “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng” của tác giả Lê Tuấn Anh (2011). Ở đây, tác giả này đã khảo sát hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau trên các góc độ không - thời gian; ngƣời kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật và đặt chúng trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại để đánh giá sự đổi mới trong tƣ duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Nhƣ vậy qua khảo sát và thống kê, chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu đầy đủ và chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong sáng tạo thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong hai tác phẩm trên. 11 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Tìm hiểu cách tổ chức thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người tình và Và khi tro bụi. Từ đó thấy đƣợc sự cách tân độc đáo của Marguerite Duras và Đoàn Minh Phƣợng trong việc đổi mới tiểu thuyết hiện đại. 1.3.2. Chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật trong hai tác phẩm và mối quan hệ giữa thời gian, không gian nghệ thuật với các yếu tố hình thức nghệ thuật khác. 1.3.3. Tìm hiệu quả nghệ thuật của thời gian, không gian nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung tƣ tƣởng của tiểu thuyết Người tình và Và khi tro bụi. 1.3.4. Tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong cách thể hiện thời gian và không gian nghệ thuật của hai tác giả trong hai tiểu thuyết. 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là “Thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng” 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Người tình của Marguerite Duras (NXB Hội nhà văn 2016) và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng (NXB Văn học 2016). 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng” luận văn sử dụng kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành văn học: phƣơng pháp khảo sát – thống kê – phân loại, phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh – đối chiếu… 1.6. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài: “Thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng” chúng tôi mong 12 muốn có những đóng góp sau: - Về lí luận: ứng dụng thi pháp học và tự sự học để nghiên cứu vấn thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng, chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói của mình qua việc tìm hiểu thời gian, không gian nghệ thuật trong mỗi tác phẩm, sự tƣơng đồng và sự sáng tạo về thời gian, không gian nghệ thuật ở mỗi tác phẩm, mối quan hệ giữa không gian và thời gian nghệ thuật. Đồng thời tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật thời gian, không gian nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung tƣ tƣởng của tiểu thuyết Người tình và Và khi tro bụi. Từ đó, tiếp tục khẳng định vị trí của của Marguerite Duras và Đoàn Minh Phƣợng trong tiến trình phát triển của văn học Pháp và Việt Nam. - Về thực tiễn: Luận văn với đề tài: “Thời gian, không gian nghệ thuật trong Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng” là một vấn đề thiết thực và gần gũi với bộ môn văn trong nhà trƣờng. Đối với học sinh trung học phổ thông, lí luận văn học là những kiến thức trừu tƣợng. Tuy nhiên, với cách vận dụng lí luận để soi sáng vào một tác phẩm văn học của những tác giả cụ thể, luận văn không những giúp học sinh có thể tiếp cận vấn đề lí luận trừu tƣợng một cách dễ dàng và sinh động hơn mà còn cung cấp cho các học sinh phƣơng pháp để có thể tiếp cận một vấn đề tƣơng đối khó trong lí luận văn học: thời gian, không gian nghệ thuật. 1.7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Thời gian và không gian nghệ thuật nhƣ là những phạm trù cơ bản của thi pháp học. Chƣơng 2: Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng. Chƣơng 3: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Người tình của Marguerite Duras và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phƣợng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng