Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tiểu thuyết đất rừng phương nam của đoàn giỏi từ góc độ phê bình sinh thái...

Tài liệu Tiểu thuyết đất rừng phương nam của đoàn giỏi từ góc độ phê bình sinh thái

.PDF
107
1
67

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG BÙI THANH LÂM TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM CỦA ĐOÀN GIỎI TỪ GÓC ĐỘ PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Huy PHÚ THỌ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Việt Trì, tháng 08 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thanh Lâm ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Xuân Huy đã tận tình hƣớng dẫn, dìu dắt trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Thầy là ngƣời đƣa ra những gợi ý quý báu, định hƣớng phát triển đề tài, bên cạnh đó chỉ ra những hạn chế, thiếu sót để tôi kịp thời sửa chữa, hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo và trƣờng Đại học Hùng Vƣơng- Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, hoàn thành trọn vẹn đề tài tốt nghiệp. Việt Trì, tháng 08 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thanh Lâm iii MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................6 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................12 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÊ BÌNH SINH THÁI............12 1.1. Khái niệm .......................................................................................................12 1.2. Bản chất của phê bình sinh thái .....................................................................14 1.2.1. Tƣ tƣởng nòng cốt của Phê bình sinh thái ..............................................15 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu của Phê bình sinh thái ............................................16 1.2.3. Đối tƣợng văn bản của Phê bình sinh thái ..............................................17 1.2.4. Mục đích và nhiệm vụ của Phê bình sinh thái ........................................19 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của phê bình sinh thái ...........................................20 1.3.2. Phƣơng pháp diễn giải tác phẩm kinh điển ............................................22 1.3.3. Phƣơng pháp phân tích văn bản .............................................................24 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................27 CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ SINH THÁI TRONG ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM ..........28 2.1. Bức tranh thiên nhiên .....................................................................................28 2.1.1. Thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt và bí ẩn ...........................................28 2.1.2. Thiên nhiên trù phú, đa dạng và thơ mộng .............................................35 2.1.3. Thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Nam Bộ ...........................................42 2.2. Quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và thiên nhiên ............................................46 2.2.1. Thiên nhiên là môi trƣờng sống, trú ẩn và chở che con ngƣời ...............46 2.2.2. Thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con ngƣời ..................................51 2.2.3. Thiên nhiên bồi đắp và thử thách phẩm chất của con ngƣời ..................56 2.3. Tâm thế sống của con ngƣời giữa thiên nhiên ..............................................62 2.3.1. Con ngƣời gắn bó và am hiểu thiên nhiên sâu sắc .................................62 2.3.2. Khai phá gắn liền với giữ gìn bảo vệ......................................................65 2.3.3. Biết ơn, tự hào và ngợi ca thiên nhiên ....................................................69 iv Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................73 CHƢƠNG 3. TỰ SỰ SINH THÁI TRONG ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM .............74 3.1. Ngƣời kể chuyện sinh thái .............................................................................74 3.1.1 Ngƣời kể chuyện và hành trình hình thành ý thức sinh thái ...................74 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật ...............................................................................78 3.1.3. Ngôi kể ...................................................................................................80 3.2. Không gian thể hiện vấn đề sinh thái .............................................................81 3.2.1. Không gian rừng .....................................................................................82 3.2.2. Không gian sông nƣớc ............................................................................84 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật bộc lộ cảm quan sinh thái ..........................87 3.3.1. Ngôn ngữ ................................................................................................87 3.3.2. Giọng điệu ..............................................................................................89 Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................93 KẾT LUẬN ...............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Ý nghĩa, giá trị của Phê bình sinh thái Môi trƣờng tự nhiên là ngôi nhà chung của nhân loại, là không gian sống lí tƣởng cho tất cả sinh vật trong đó có con ngƣời. Môi trƣờng không chỉ là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con ngƣời mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con ngƣời. Nói cách khác, không có môi trƣờng thì không có sự sống không có con ngƣời. Con ngƣời muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng vì đó là nguồn sống thiết thực và mang lại cho đời sống con ngƣời sự phát triển phồn thịnh nhất. Thấy đƣợc môi trƣờng sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta nhƣ vậy ta mới thấm thía đƣợc hậu quả khôn lƣờng nếu nhƣ môi trƣờng sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con ngƣời quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trƣờng. Con ngƣời sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kiệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy. Một trong những mối hiểm họa mà con ngƣời đang phải đối mặt hiện nay đó chính là nguy cơ sinh thái. Gần đây chúng ta liên tục phải chứng kiến những thảm họa từ môi trƣờng nhƣ: động đất, sóng thần, hạn hán, lũ lụt… đặc biệt là những bệnh dịch mới xuất phát từ ô nhiễm môi trƣờng, từ sự biến đổi khí hậu. Đã đến lúc con ngƣời phải nhìn nhận lại cách ứng xử với môi trƣờng và thay đổi thái độ của mình trƣớc khi quá muộn. Văn học có khả năng thay đổi nhận thức của con ngƣời thông qua việc tác động trực tiếp đến tình cảm bởi nói nhƣ Greg Garrad “Chúng ta làm gì đối với sinh thái phụ thuộc vào quan niệm của chúng ta về quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên” nên sẽ góp phần quan trọng trong việc giải trừ nguy cơ sinh thái. Vì vậy giữa thập 2 niên 90 của thế kỷ 20, Phê bình sinh thái đã ra đời. Đó là một xu hƣớng nghiên cứu mang đậm tinh thần phê phán văn hóa. Phê bình sinh thái muốn hƣớng đến cải cách văn hóa tƣ tƣởng, thúc đẩy cách mạng phƣơng thức sống, phƣơng thức sản xuất, mô hình phát triển, xây dựng văn minh sinh thái. Vì vậy chú trọng nghiên cứu phê bình sinh thái trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay không chỉ mang giá trị văn học mà điều quan trọng là khẳng định vai trò của văn học đối với đời sống của con ngƣời, với những vấn đề bức thiết của xã hội. Đặc biệt khi giảng dạy văn học trong trƣờng phổ thông cần giáo dục cho học sinh ý thức về việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng sinh thái là nhiệm vụ sống còn của tất cả mọi ngƣời. 1.2. Vị trí của Đoàn Giỏi trong lịch sử văn học Việt Nam Đoàn Giỏi là cây bút tiêu biểu của văn chƣơng Nam Bộ thế kỉ XX. Tên thật của ông là Đoàn Văn Giỏi. Ông sinh ngày 17/5/1925 tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông còn có các bút danh khác nhƣ Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tƣ. Đoàn Giỏi xuất thân trong một gia đình điền chủ yêu nƣớc. Sau khi học xong trung học ở Sài Gòn, Đoàn Giỏi từng theo học cao đẳng Mĩ Thuật Gia Định những cuối cùng ông lại bén duyên với địa hạt văn chƣơng. Tác phẩm đầu tay của ông là truyện ngắn Nhớ cố hƣơng đƣợc Hồ Biểu Chánh - cây bút kì cựu có uy tín trong làng văn thời bấy giờ- chọn đăng trên tờ Nam Kỳ tuần báo (1943). Đây chính là sự kiện có tính chất bƣớc ngoặt đã làm tăng thêm động lực để Đoàn Giỏi bƣớc đi trên con đƣờng mà mình đã chọn. Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đoàn Giỏi đã trải qua nhiều biến cố và những ngã rẽ khác nhau trong nghề nghiệp nhƣ: tham gia công tác chính trị, làm trƣởng công an xã ở Châu Thành, làm phó ty Tuyên truyền ở Mỹ Tho phụ trách mảng văn nghệ và kiêm chủ bút báo tiền Phong. Nhƣng cuối cùng ông vẫn gắn bó và trung thành với nghiệp văn, giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn việt Nam các khóa I, II, III. Đoàn Giỏi bắt đầu sự nghiệp văn chƣơng từ năm 1943 nhƣng phải đến khi tập kết ra Bắc ông mới phát huy sức sáng tác dồi dào của mình. Các sáng tác của ông phần lớn hƣớng về mảnh đất Nam Bộ, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chính 3 tình yêu, sự gắn bó và niềm tự hào về mảnh đất quê hƣơng giàu đẹp, trù phú đã khơi nguồn cho những sáng tác của ông. Văn Đoàn Giỏi hút hồn ngƣời đọc bởi những trang viết đặc sắc, ngồn ngộn chất liệu, hơi thở của một vùng sông nƣớc thời kì đang còn bị chia cắt, không mấy ngƣời tiếp cận đƣợc. Đoàn Giỏi sáng tác rất nhiều thể loại từ truyện ngắn, truyện vừa, truyện ký đến thơ, kịch thơ. Trong đó có các tác phẩm nổi tiếng nhƣ Cá bống mú (1956), Đất rừng phƣơng Nam (1957), Hoa hƣớng dƣơng (1960), Ngọn tầm vông (1956), Trần Văn Ơn (1955), Khí hùng đất nƣớc (1948), Những dòng chữ máu Nam Kỳ (1975), Ngƣời Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mƣời (1949), Giữ vững niềm tin ( 1954)…. Đoàn Giỏi đƣợc đánh giá là nhà văn Việt Nam đã dành cả cuộc đời gắn bó với một vùng đất. Bởi những trang viết của ông mang linh hồn riêng và thấm đẫm văn hóa Nam Bộ. Ông đƣợc mệnh danh là nhà Nam Bộ học, nhà văn hóa, nhà sinh thái học của vùng đất phƣơng Nam. Đánh giá về văn chƣơng Đoàn Giỏi, nhà văn Anh Đức từng nhận định: “Với một đời văn trên bốn mƣơi năm, nhà văn Đoàn Giỏi đã để lại cho đời những dòng đẹp đẽ đậm sắc thái và đầy sinh thú về quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời ở vùng đất Nam bộ thân yêu của Tổ quốc ta. Văn của nhà văn Đoàn Giỏi vừa mang chất trữ tình lại vừa mang tính chất lạ kỳ, sôi động”. Hay Huỳnh Mẫn Chi khi nghiên cứu Đoàn Giỏi đã đƣa ra nhiều nhận định sâu sắc và xác đáng: “Văn chƣơng của Đoàn Giỏi luôn mạnh mẽ, gai góc, cuồng nhiệt nhƣ chính cá tính của ông”[6,21]. Huỳnh Mẫn Chi còn nhìn về giá trị văn chƣơng của Đoàn Giỏi xuất phát từ cái nhìn về tính cách con ngƣời của nhà văn. Chính cá tính của Đoàn Giỏi đã chi phối các trang viết: “Một Đoàn Giỏi phóng khoáng hào hiệp và luôn luôn sâu nặng với miền đất phƣơng Nam. Tác phẩm của Đoàn Giỏi thƣờng đậm chất nghĩa khí và hào hùng. Dù có sinh sống, công tác và hoạt động ở đâu, ông cũng luôn luôn hƣớng về về vùng đất Nam Bộ”[6,21]. Với những đóng góp thiết thực và lớn lao trên các lĩnh vực hoạt động từ chính trị đến văn hóa, văn học. Đoàn Giỏi đã đƣợc Nhà nƣớc vinh danh với nhiều giải thƣởng có giá trị nhƣ: Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc; Huân chƣơng kháng chiến chống Pháp hạng II; Huân chƣơng kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc hạng I, Huy chƣơng vì thế hệ trẻ; Huân chƣơng 4 Độc lập hạng III…Đoàn Giỏi không chỉ là một tài năng lớn của văn chƣơng Nam Bộ mà còn là một trong những nhà văn có vị thế quan trong trong thi đàn văn học nƣớc nhà cuối thế kỷ XX. 1.3. Cảm quan sinh thái trong Đất rừng phƣơng Nam Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi. Cuốn sách đƣợc hoàn thành năm 1957 theo đơn đặt hàng của nhà xuất bản Kim Đồng. Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam không chỉ có giá trị sâu sắc về văn hóa, văn học, lịch sử, địa lí…. mà đặc biệt đây là tác phẩm có nhiều yếu tố sinh thái. Trong tác phẩm, nhà văn Đoàn Giỏi nhƣ một nhà sinh thái học đã đƣa ngƣời đọc khám phá một vùng đất Nam Bộ trải dài suốt từ hai triền sông Tiền, sông Hậu vào đến tận rừng U Minh, mũi Cà Mau. Đó là một bức tranh thiên nhiên còn giữ đƣợc nguyên dạng những nét hoang dã, sơ khai nhất của một thuở “mang gƣơm đi mở cõi”.Một không gian với những sông ngòi kênh rạch chằng chịt, những cánh rừng tràm, rừng đƣớc bạt ngàn. Đặc biệt là sự phong phú đa dạng của các sản vật tự nhiên trên rừng, dƣới sông từ hổ, báo, hƣơu nai, chim, ong… đến tôm cua, ốc, cá, rắn, rùa, cá sấu…Những trang viết của Đoàn Giỏi thấm đẫm hơi thở của rừng cây, sông nƣớc, những câu chuyện kì bí của thiên nhiên Nam Bộ hoang sơ. Vì thế trong một bài nghiên cứu về Đoàn Giỏi, Đỗ Thành Nam đã gọi ông là Nhà văn của núi cả cây ngàn. Hay nhƣ Huỳnh Mẫn Chi trong bài viết về Đoàn Giỏi và áng văn của đất, của rừng phƣơng Nam đã nhận xét rằng: “Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam chính là tác phẩm nổi bật nhất trong quá trình sáng tác của Đoàn Giỏi, bởi bối cảnh câu chuyện rất đặc trƣng của vùng Tây Nam Bộ. Với rừng tràm bạt ngàn, dòng sông mênh mông, con đò bập bềnh, tôm cá đầy đàn, Đoàn Giỏi nhƣ gửi trọn vào tác phẩm của mình. Đất rừng phƣơng Nam đã mang đến ngƣời đọc nhiều thú vị về bối cảnh, con ngƣời, tập tục văn hóa của vùng nông thôn Nam Bộ. Nội dung câu chuyện cũng vậy, Đoàn Giỏi chỉ xoay quanh ở vùng đất Nam Bộ. Ông mƣợn hình ảnh một cậu bé bị lƣu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ để giới thiệu Đất rừng phƣơng nam. Nơi đó, một vùng đất vô cùng giàu có, hào phóng và 5 hùng vĩ với những con ngƣời trung hậu, trí dũng, một lòng một dạ theo kháng chiến. Tác phẩm gần nhƣ tập hợp tất cả đất rừng và ngƣời phƣơng Nam. Có thể nói, Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi nhƣ một xã hội của miền sông nƣớc Tây Nam Bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, ngƣời đọc đã tìm thấy hình ảnh ngƣời dân của vùng đất phƣơng Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang- Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn, Cà Mau. Bối cảnh trong Đất rừng phƣơng Nam là cả một đất trời thiên nhiên ƣu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nƣớc rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài. Sự tài tình của Đoàn Giỏi đã tái tạo lại bối cảnh sông nƣớc, con ngƣời của thuở ông cha ta còn mang gƣơm mở cõi”[6;18]. Yếu tố sinh thái trong Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi không chỉ thể hiện ở việc làm sống dậy một thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, trù phú, đa dạng mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ mà đặc biệt Đoàn Giỏi còn chú trọng đến mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời với thiên nhiên. Trong tác phẩm, thiên nhiên vừa là môi trƣờng sống, là nơi trú ẩn và chở che cho con ngƣời. Thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con ngƣời. Chính thiên nhiên đã bồi đắp và thử thách phẩm chất của con ngƣời Nam Bộ. Có thể thấy trong tác phẩm, môi trƣờng thiên nhiên đƣợc khắc họa bằng một giọng điệu ngợi ca, tôn kính.. Nó nhƣ một ngƣời mẹ vừa nghiêm khắc vừa hiền hòa bao dung và vô cùng nhân hậu đối với con ngƣời. Đáng nói hơn trong tác phẩm này, nhà văn Đoàn Giỏi đã nhấn mạnh đƣợc tâm thế sống, lối sống, cách ứng xử của con ngƣời với thiên nhiên đầy giá trị sinh thái tích cực, nhân văn. Các nhân vật trong tác phẩm nhƣ gia đình ông Hai, Võ Tòng, lão Ba Ngù, thầy giáo Bẩy và biết bao ngƣời lao động khác không chỉ am hiểu và làm chủ thiên nhiên. Họ khai phá thiên nhiên trong sự giao hòa với một thái độ tôn kính, biết ơn và ý thức giữ gìn bảo lƣu để duy trì nguồn sống. Con ngƣời trở về với thiên nhiên không đơn giản là tìm một chốn dung thân mà tìm đƣợc sự bình yên trong tâm hồn. Tâm thế đó khác hẳn với tƣ tƣởng chinh phục khắc chế tự nhiên đơn giản để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con ngƣời. 6 Một trong những yếu tố tạo nên giá trị sinh thái của tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam phải kể đến đó là nghệ thuật tự sự sinh thái. Đó là ngƣời kể chuyện sinh thái, những biểu tƣợng sinh thái và một ngôn ngữ, giọng điệu mang đậm giá trị sinh thái nhân văn. Từ những biểu hiện trên, có thể khẳng định tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của nhà văn Đoàn giỏi là một tiểu thuyết có nhiều yếu tố sinh thái, là đối tƣợng phù hợp để áp dụng hƣớng nghiên cứu phê bình sinh thái góp phần đem đến cái nhìn mới mẻ, toàn diện về giá trị của tác phẩm và những đóng góp của nhà văn Đoàn Giỏi trong lĩnh vực văn học. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu Phê bình sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Phê bình sinh thái trên thế giới Khuynh hƣớng nghiên cứu Phê bình sinh thái bắt đầu hình hành trên thế giới từ khoảng những năm 1970 của thế kỉ XX. Ban đầu, một số nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã bắt đầu phát triển lí thuyết và phê bình ở góc độ sinh thái. Có thể coi những nghiên cứu của họ là “nghiên cứu trƣớc tác về tự nhiên” đƣợc định hình bằng các tên gọi khác nhau nhƣ: chủ nghĩa đồng quê, chủ nghĩa địa phƣơng, sinh thái học con ngƣời, tự nhiên trong văn học, khoa học và văn học…Vào khoảng năm 1974, nhà nghiên cứu Joseph W. Meeker cho ra đời chuyên luận Sinh thái học của văn học. Từ đó, thuật ngữ “sinh thái học văn học” lần đầu tiên xuất hiện, hình thành một hƣớng nghiên cứu mới khai thác mối quan hệ giữa con ngƣời với các yếu tố của tự nhiên. Tiếp sau đó là rất nhiều những công trình và chuyên luận của các nhà phê bình nghiên cứu về vấn đề sinh thái ra đời và đã dần hình thành một hệ thống lí thuyết về Phê bình sinh thái tuy chƣa thực sự hoàn thiện nhƣng đã tạo ra những tiền đề căn bản cho hƣớng nghiên cứu này. Đến năm 2005 nhà nghiên cứu Lawrence Buell đã công bố chuyên luận Tƣơng lai của phê bình môi trƣờng: khủng hoảng môi trƣờng và tƣởng tƣợng văn học. Chuyên luận đã đề xuất hƣớng nghiên cứu phê bình sinh thái trong mối tƣơng quan với văn học và văn hóa. Hiện nay, Phê bình sinh thái 7 không chỉ nghiên cứu tự nhiên hay hiện hữu tự nhiên trong tác phẩm văn học mà còn quan tâm đến tất cả các yếu tố liên quan tới sự biến đổi môi trƣờng. Có thể khẳng định, phê bình sinh thái đã vƣợt khỏi giới hạn của văn học. Phê bình sinh thái đang là một khuynh hƣớng nghiên cứu văn học có sự phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. 2.1.2. Sự phát triển phê bình sinh thái ở Việt Nam Ở nƣớc ta, phê bình sinh thái mới bắt đầu xuất hiện khoảng năm năm gần đây. Năm 2011, trong Hội thảo quốc tế về “Tiếp cận văn học châu Á từ lí thuyết phƣơng Tây hiện đại: vận dụng, tƣơng thích, thách thức và cơ hội” Karen Thornber đã giới thiệu khái quát và đem đến những khái niệm cơ bản nhất về bản chất, ý nghĩa và phƣơng thức của nghiên cứu văn chƣơng môi trƣờng và những vấn đề cốt lõi phê bình sinh thái đang hƣớng đến. Năm 2012 tiến sĩ Đỗ Văn Hiểu có bài: Phê bình sinh thái - khuynh hƣớng nghiên cứu mang tính cách tân và Phê bình sinh thái - cội nguồn và sự phát triển đã đem đến cái nhìn bao quát về hƣớng nghiên cứu phê bình sinh thái trên thế giới, đồng thời chỉ ra nguồn gốc tƣ tƣởng của phê bình sinh thái. Bản dịch của Trần Ngọc Hiếu Những tƣơng lai của phê bình sinh thái và văn học đã khẳng định khả năng phát triển của phê bình sinh thái. Năm 2013 Nguyễn Thị Tịnh Thy có bài viết Phê bình sinh thái - nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc. Bài viết đã thể hiện cảm quan hậu hiện đại thể hiện rõ nét ở đặc điểm giải cấu trúc qua những đặc trƣng: tản quyền, lệch tâm, cái chết của chủ thể, tính đối thoại, lật đổ và tái thiết… Đến năm 2017, Nguyễn Thị Tịnh Thy lại cho ra đời cuốn sách Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chƣơng, do NXB Khoa học Xã hội xuất bản. Cuốn sách là chuyên luận khái quát lịch sử phát triển của phê bình sinh thái, chỉ ra cơ sở hình thành và tình hình ứng dụng lí thuyết phê bình sinh thái hiện nay. Tháng 6 – 2017, Đỗ Văn Hiểu công bố công trình nghiên cứu Phê bình sinh thái – khuynh hƣớng nghiên cứu văn học mới và ứng dụng ở Việt Nam. Công trình đã hệ thống hóa lí thuyết phê bình sinh thái, chỉ ra những đặc trƣng riêng biệt, đồng thời cho thấy khả năng phát triển của phê bình sinh thái ở nƣớc ta trong tƣơng lai. Bên cạnh những chuyên luận, những công trình nghiên cứu chuyên sâu, sự phát triển của 8 hƣớng nghiên cứu văn học này còn thể hiện ở các luận văn, luận án. Năm 2015 trong luận văn thạc sĩ của Lê Thị Huệ nghiên cứu Tu từ học sinh thái trong Truyện Kiều đã thể hiện một cảm quan sinh thái về môi trƣờng và đề xuất khuynh hƣớng đạo đức sinh thái đang rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. Luận án tiến sĩ của Trần Thị Ánh Nguyệt với đề tài Con ngƣời và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái đã bƣớc đầu kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái. Trong sự so sánh với các trào lƣu, khuynh hƣớng nghiên cứu khác thì phê bình sinh thái trên thế giới và cả Việt Nam vẫn là một hƣớng đi khá mới mẻ, chƣa có sự hoàn thiện về mặt lí thuyết cũng nhƣ còn hạn chế trong ứng dụng. Đẩy mạnh nghiên cứu văn học theo hƣớng phê bình sinh thái sẽ góp phần thiết thực làm thay đổi nhận thức của con ngƣời trong vấn đề môi trƣờng sinh thái. 2.2. Về tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam là tác phẩm tiêu biểu đã khiến tên tuổi của nhà văn Đoàn Giỏi trở nên thân thuộc với bạn đọc cả nƣớc qua nhiều thế hệ. Tác phẩm đã thu hút sự quan tâm không chỉ của bạn đọc mà còn trở thành đề tài khai thác và nghiên cứu cho các nhà văn, nhà phê bình. Đầu tiên phải kể đến các bài viết của các nhà nghiên cứu nhƣ tác giả Huỳnh Mẫn Chi với bài viết về Đoàn Giỏi và áng văn của đất, của rừng phƣơng Nam. Trong đó, ngƣời viết đã thâu tóm tất cả vẻ đẹp hoang sơ, trầm tịch của vùng đất phƣơng Nam và tính cách giản dị và mộc mạc của chính Đoàn Giỏi, đồng thời đƣa đến nhiều nhận định sâu sắc và xác đáng. Huỳnh Mẫn Chi đã nhìn nhận giá trị văn chƣơng của Đoàn Giỏi xuất phát từ tính cách và con ngƣời của nhà văn để làm nổi bật sự chi phối của cá tính nhà văn qua từng trang viết. Nhà văn Văn Hồng trong Hiệp sĩ Đất rừng phƣơng Nam cũng đã nhấn mạnh vai trò của Đoàn Giỏi trong việc tái hiện bức tranh hoành tráng, chân thực về mảnh đất và con ngƣời Nam Bộ. Tác giả Lƣu Hồng Sơn có bài nghiên cứu Đoàn Giỏi - ngƣời lƣu giữ huyền thoại phƣơng Nam cũng giúp chúng ta hiểu rõ vai trò to lớn của Đoàn Giỏi khi viết về vùng đất phƣơng Nam với tƣ cách là ngƣời lƣu giữ huyền thoại. Vẫn là nghiên cứu Đoàn Giỏi trên cái nhìn gắn liền với vùng đất và con ngƣời Nam Bộ nhƣng Lƣu Hồng Sơn đã đi sâu hơn vào bút pháp nghệ thuật 9 độc đáo để lột tả hết các kì bí, hấp dẫn, lôi cuốn của thời kỳ khai hoang vùng đất phƣơng Nam. Lƣu Hồng Sơn làm nổi bật tài năng quan sát và lối viết tài hoa của Đoàn Giỏi đã làm sống dậy cả linh hồn của núi rừng, sông nƣớc vùng đất phƣơng Nam. Đặc biệt, Lƣu Hồng Sơn còn đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật huyền thoại hóa với nhƣng cái li kì huyền bí của thiên nhiên. Tác giả còn chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan để lí giải vì sao Đoàn Giỏi lại chuyên tâm đầu tƣ vào Đất rừng phƣơng Nam xuất sắc đến thế. Bài viết Sinh thái nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Giỏi của Nguyễn Thị Quế Vân và Lâm Hoàng Phúc đăng trên tạp chí Khoa học của Đại học Văn Hiến đã bàn về vấn đề giải huyền thoại nhân văn chủ nghĩa và tiến đến quan điểm tự nhiên trung tâm luận dựa trên sự xem xét mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên trong sinh giới qua các tác phẩm của Đoàn Giỏi. Ngoài những bài viết của những nhà thơ nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình chuyên nghiệp, tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi còn trở thành đề tài đƣợc lựa chọn để nghiên cứu của rất nhiều những luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực văn học nhƣ: đề tài Thiên nhiên và con ngƣời Nam Bộ trong Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi trong luận văn thạc sĩ của Lê Thế Hải- Đại học Tây Đô; hay Phƣơng ngữ Nam bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi của Nguyễn Thị Thị Yến Ly- Đại học Cần Thơ; luận văn của Nguyễn Thị Hoa Hải với đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi và ý nghĩa giáo dục với học sinh tiểu học; luận văn Đặc điểm nội dung tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của nhà văn Đoàn Giỏi của Lê Thị Bảo TrânĐại học Cần Thơ và đề tài Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi dƣới góc nhìn địa văn hóa của Bùi Thị Xuân Quyên- Đại học Quốc Gia Hà Nội….Nhìn chung, có rất nhiều bài chuyên luận, nghiên cứu về nhà văn Đoàn Giỏi và tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam ở các góc độ khác nhau nhƣng chủ yếu xoay quanh các giá trị nội dung, nghệ thuật và văn hóa vì vậy lựa chọn đề tài Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi từ góc độ phê bình sinh thái, ngƣời viết hƣớng đến tìm hiểu về hệ sinh thái đa dạng mang đặc trƣng của vùng Nam Bộ, đặc biệt là 10 mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên nơi đây để làm rõ những giá trị sinh thái ẩn tàng trong tác phẩm và đem đến một góc nhìn mới về cuốn sách giá trị này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Hệ thống những vấn đề cơ bản của Phê bình sinh thái - Chỉ ra và phân tích, đánh giá vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam - Chỉ ra và phân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật của Đất rừng phƣơng Nam trong việc thể hiện vấn đề sinh thái. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm nổi bật một số vấn đề cơ bản của phê bình sinh thái nhƣ: Những luận điểm mang tính chất lí luận về sinh thái nhƣ: khái niệm, bản chất của Phê bình sinh thái, phƣơng pháp nghiên cứu của Phê bình sinh thái. - Làm rõ các vấn đề sinh thái và nghệ thuật thể hiện vấn đề sinh thái trong Đất rừng phƣơng Nam của Đoàn Giỏi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Một số vấn đề cơ bản của Phê bình sinh thái. - Vấn đề sinh thái và nghệ thuật thể hiện vấn đề sinh thái trong Đất rừng phƣơng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt về Phê bình sinh thái. - Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin. [2008] 5. Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi vận dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 11 5.1. Phƣơng pháp liên ngành (văn hóa học) Phê bình sinh thái thể hiện rõ nét hƣớng nghiên cứu văn hóa, kết hợp phân tích văn bản văn học. Vì vậy, trong luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội nhƣ: Xã hội học, nhân chủng học, ngôn ngữ học… 5.2. Phƣơng pháp tự sự học: Đất rừng phƣơng Nam thuộc thể loại tiểu thuyết nên phƣơng pháp tự sự học sẽ làm rõ nghệ thuật thể hiện vấn đề sinh thái trong tác phẩm. 5.3. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Phê bình sinh thái không xa rời tác phẩm văn học. Phân tích những yếu tố nghệ thuật thuộc nội tại văn bản là cơ sở để đƣa ra kết luận về tƣ tƣởng sinh thái trong tác phẩm. 5.4. Phƣơng pháp hệ thống: Nghiên cứu biểu hiện của các yếu tố sinh thái trong tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam cần có cái nhìn hệ thống để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. 5.5. Phƣơng pháp lịch sử: Nghiên cứu tác phẩm văn học gắn liền với bối cảnh lịch sử mà nó ra đời đồng thời nhìn nhận phê bình sinh thái ở sự vận động của nó trong dòng thời gian, cũng nhƣ đặt nó trong những thời điểm lịch sử cụ thể để có đƣợc những đánh giá khách quan về cống hiến của nó đối với nghiên cứu văn học. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, luận văn của tôi gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản của Phê bình sinh thái. Chƣơng 2: Mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng Phƣơng Nam. Chƣơng 3: Tự sự sinh thái 12 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÊ BÌNH SINH THÁI 1.1. Khái niệm Phê bình sinh thái là hƣớng nghiên cứu văn học vẫn còn mới mẻ so với những trào lƣu, khuynh hƣớng nghiên cứu khác, vì vậy hệ thống lí thuyết chƣa hoàn thiện. Cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất nào về phê bình sinh thái. Tuy nhiên trong suốt quá trình hình thành, phát triển để đi đến hoàn thiện xu hƣớng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đƣa ra rất nhiều những định nghĩa thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận về Phê bình sinh thái. Tiêu biểu là một số định nghĩa sau: Thứ nhất, định nghĩa của James S. Hans: “Phê bình sinh thái là khảo sát văn học (và các loại hình nghệ thuật khác) trong bối cảnh xã hội và trái đất. Văn học không tồn tại riêng biệt và tách biệt với thế giới bên ngoài, vì thế nếu chúng ta chỉ giới hạn bàn luận về văn học ở bàn luận về tính văn học thì sẽ làm đứt quan hệ vô cùng quan trọng giữa văn học với các hệ thống khác, mà chính những quan hệ này lại kết hợp sự biểu đạt quan niệm giá trị của chúng ta”[10,21]. Với quan niệm trên, James S.Hans đã khẳng định sự ƣu việt của Phê bình sinh thái so với các khuynh hƣớng nghiên cứu văn học trƣớc đó. Bởi các phƣơng pháp phê bình văn học trƣớc đó chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc nội tại của văn bản, tách văn chƣơng ra khỏi môi trƣờng hình thành và phát triển thì Phê bình sinh thái lại quan tâm tới mối liên hệ giữa tác phẩm văn chƣơng và “thế giới bên ngoài” để nhằm khám phá những “mối quan hệ vô cùng quan trọng” và phát hiện ra những giá trị phong phú của nó mà một số phƣơng pháp nghiên cứu khác đã bỏ qua. Thứ hai là định nghĩa của Scott Slovic: “Phê bình sinh thái chỉ hai phƣơng diện nghiên cứu, vừa có thể sử dụng phƣơng pháp của bất kì ngành khoa học nào nghiên cứu tài liệu về tự nhiên; vừa có thể nghiên cứu cặn kẽ hàm nghĩa sinh thái và quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong bất kì văn bản văn học nào, cho dù những văn bản đó thoạt nhìn chỉ là những văn bản miêu tả thế giới phi nhân 13 loại” [10,21]. Từ định nghĩa này có thể thấy Scott Slovic đã chỉ ra sự linh hoạt trong phƣơng pháp nghiên cứu của Phê bình sinh thái. Khái niệm này giúp ngƣời đọc hình dung mối quan hệ giữa Phê bình sinh thái với các lĩnh vực khoa học khác để tìm ra mối liên hệ giữa con ngƣời và tự nhiên. Đặc biệt là khẳng định đƣợc giá trị sinh thái tiềm ẩn trong các văn bản khác nhau. Từ đó có thể vận dụng những kiến thức khoa học tự nhiên vào nghiên cứu văn chƣơng. Thứ ba là quan niệm của Cherlly Glotfelty cho rằng “Phê bình nghiên cứu bàn luận về quan hệ giữa văn học và môi trƣờng tự nhiên”, “tất cả Phê bình sinh thái đều có chung một tiền đề cơ bản, đó là quan hệ tƣơng tác giữa văn hóa nhân loại và thế giới vật chất, văn hóa ảnh hƣởng đến thế giới vật chất, đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng của thế giới vật chất. Phê bình sinh thái lấy quan hệ qua lại giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là quan hệ giữa tự nhiên và tác phẩm ngôn ngữ văn học làm chủ đề. Với tƣ cách là một lập trƣờng phê bình, Phê bình sinh thái một chân đứng ở văn học, một chân đứng ở trái đất; với tƣ cách là một diễn ngôn lí thuyết, nó hài hòa giữa nhân loại và phi nhân loại”[10,22]. Có thể thấy khái niệm của Cherlly Glotfelty dƣờng nhƣ đƣa đến cách hiểu mọi tác phẩm văn học có phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên thì đều có thể trở thành đối tƣợng của phê bình sinh thái. Quan điểm trên đã khẳng định mối quan hệ giữa văn học và thế giới tự nhiên. Mặc dù trong sáng tác văn học rất nhiều tác phẩm xuất hiện yếu tố tự nhiên hoặc phản ánh mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngƣời nhƣng không phải là đối tƣợng của phê bình sinh thái. Tuy nhiên ta vẫn có thể xem xét tác phẩm ở một góc độ nào đó để thấy đƣợc ý nghĩa sinh thái nhân văn. Thứ tƣ, định nghĩa của nhà nghiên cứu ngƣời Trung Quốc Vƣơng Nặc “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu bàn luận về quan hệ giữa văn học và tự nhiên dƣới sự chỉ đƣờng của tƣ tƣởng chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Nó phải làm rõ tƣ tƣởng sinh thái ẩn tàng trong tác phẩm văn học tức là phê bình sinh thái phải làm rõ tƣ tƣởng sinh thái tiềm ẩn trong tác phẩm và phơi bày những căn nguyên văn hóa tƣ tƣởng dẫn đến nguy cơ sinh thái đã đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời cũng phải khám phá giá trị 14 thẩm mĩ sinh thái và những biểu hiện nghệ thuật của nó trong văn học [10]. Có thể thấy trong số những cách định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về phê bình sinh thái, định nghĩa của Vƣơng Nặc bao quát và toàn diện hơn cả bởi không chỉ nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên mà còn nhấn mạnh nhiệm vụ của phê bình sinh thái thể hiện trong tác phẩm ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy trong công trình nghiên cứu mang tên “Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn chƣơng” sau khi phân tích, đối sánh các định nghĩa về phê bình sinh thái của các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đƣa ra một định nghĩa riêng rất rõ ràng dễ hiểu. Theo bà “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hƣớng tƣ tƣởng của chủ nghĩa sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” [29, 44]. Từ các định nghĩa trên về Phê bình sinh thái có thể xác định tƣ tƣởng cốt lõi của Phê bình sinh thái là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Đối tƣợng nghiên cứu là mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và thiên nhiên, đặc biệt là những tác động tiêu cực của con ngƣời đối với môi trƣờng tự nhiên dẫn đến việc môi trƣờng ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng vì vậy nỗi niềm kính sợ của con ngƣời trƣớc thiên nhiên cũng trở thành đối tƣợng nghiên cứu của xu hƣơng phê bình này. Mục đích và nhiệm vụ hàng đầu của phê bình sinh thái đó là nhìn nhận lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán văn hóa và đồng thời chỉ ra những căn nguyên văn hóa tƣ tƣởng dẫn đến các nguy cơ sinh thái. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phê bình sinh thái vì thế nó khiến phê bình sinh thái trong những ngày đầu mang đậm tính chất phê phán văn hóa. 1.2. Bản chất của phê bình sinh thái Phê bình sinh thái là một hƣớng nghiên cứu mới nên muốn ứng dụng có hiệu quả vào thực tế trƣớc hết cần xác định rõ bản chất của nó thông qua việc xác định tƣ tƣởng nòng cốt, phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng, mục đích và những nhiệm vụ cụ thể của hƣớng nghiên cứu này. Từ đó có thể vận dụng vào việc nghiên cứu 15 một tác phẩm cụ thể trên cơ sở vừa kế thừa thành tựu lí thuyết của các nhà nghiên cứu trên thế giới vừa phù hợp với thực tiễn văn học ở Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Đỗ Văn Hiểu trong công trình Phê bình sinh thái – khuynh hƣớng nghiên cứu văn học mới và ứng dụng ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trƣờng, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, năm 2017, có thể xác định bản chất đặc thù của phê bình sinh thái qua các yếu tố sau: 1.2.1. Tƣ tƣởng nòng cốt của Phê bình sinh thái Để làm rõ bản chất của Phê bình sinh thái, ta cần xác định tƣ tƣởng nòng cốt của Phê bình sinh thái chính là Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái (ecological holism). Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái vốn là tƣ tƣởng hạt nhân của triết học sinh thái, nó đối lập hoàn toàn với tƣ tƣởng nhân loại trung tâm chủ nghĩa, bởi vậy, nó đã trở thành cơ sở quan trọng nhất của Phê bình sinh thái. Tƣ tƣởng cốt lõi nhất của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái chính là việc xác lập lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái trở thành giá trị cao nhất và coi việc việc duy trì hoàn chỉnh, hài hòa, ổn định, cân bằng hệ thống sinh thái cũng nhƣ duy trì sự tồn tại là thƣớc đo căn bản nhất, là tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá phƣơng thức sống của loài ngƣời, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự tăng trƣởng của kinh tế và phát triển xã hội. Đây là yếu tố cơ bản khiến Phê bình sinh thái có sự khác biệt so với các xu hƣớng nghiên cứu văn học trƣớc đó. Chẳng hạn nhƣ Chủ nghĩa hình thức, Chủ nghĩa cấu trúc, Chủ nghĩa lịch sử mới, Phê bình nữ quyền, hay nhƣ Chủ nghĩa duy vật văn hóa… đều có chung tƣ tƣởng chủ đạo là tƣ tƣởng “nhân loại trung tâm luận”.Còn hƣớng Phê bình sinh thái lại xác định tƣ tƣởng nòng cốt là tƣ tƣởng “sinh thái trung tâm luận”. Tƣ tƣởng đề cao sinh thái trung tâm luận đã thể hiện sự cân bằng và hài hòa giữa lợi ích của con ngƣời và những lợi ích của tự nhiên. Nhƣ vậy Phê bình sinh thái vẫn coi trọng những lợi ích của con ngƣời. Phê bình sinh thái chỉ phê phán những tƣ tƣởng tƣ tƣởng và hành động cao ngạo, mù quáng tự cho phép con ngƣời có quyền tùy ý bóc lột tự nhiên, coi việc chiếm đoạt và chà đạp tự nhiên nhƣ một cách để khẳng định sức mạnh và khả năng chinh phục của con ngƣời. Xuất phát từ tƣ tƣởng chung đó, Phê bình sinh thái đã xác lập những nguyên tắc thẩm mĩ riêng. Hƣớng phê bình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng