Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái...

Tài liệu Tiểu thuyết mùa tôm của thakazhi sivasankara pillai nhìn từ phê bình sinh thái

.PDF
100
1
105

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÁN THỊ NGỌC LAN TIỂU THUYẾT MÙA TÔM CỦA THAKAZHI SIVASANKARA PILLAI NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Phú Thọ, 2018 UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÁN THỊ NGỌC LAN TIỂU THUYẾT MÙA TÔM CỦA THAKAZHI SIVASANKARA PILLAI NHÌN TỪ PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Phạm Phƣơng Chi Phú Thọ, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tiểu thuyết Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai nhìn từ phê bình sinh thái” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình ! Phú Thọ, ngày 19 tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Hán Thị Ngọc Lan ii LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin cảm ơn TS. Phạm Phƣơng Chi (Viện Văn học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đã hƣớng dẫn tận tình, sát sao; động viên, khích lệ và tin tƣởng em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Hằng (Trƣởng khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng - Phú Thọ) đã chỉ bảo nhiệt tình, cho em những ý kiến quý báu làm sáng tỏ vấn đề. Em vô cùng cảm ơn các thầy cô giảng dạy tại khoa Khoa học xã hội và nhân văn - trƣờng Đại học Hùng Vƣơng - Phú Thọ, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, các thầy cô trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, Viện Văn học, Viện Từ điển và ngôn ngữ - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,… đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân! Phú Thọ, ngày 19 tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận Hán Thị Ngọc Lan iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC………………………………………............................................... .....iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7 3.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................8 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................9 NỘI DUNG ...............................................................................................................10 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ........................................................................10 1.1. Phê bình sinh thái ...............................................................................................10 1.1.1. Phê bình sinh thái nhƣ là một hƣớng tiếp cận văn học ...................................10 1.1.2. Cách tiếp cận tác phẩm văn học trong phê bình sinh thái ...............................12 1.2. Nhà văn Thakazhi Sivasankara Pillai và tiểu thuyết Mùa tôm ..........................17 1.2.1. Nhà văn Thakazhi Sivasankara Pillai..............................................................17 1.2.2. Tiểu thuyết Mùa tôm…………… ………… ……………………………………19 Chƣơng 2 ...................................................................................................................22 CẢM THỨC SINH THÁI BIỂN TRONG TIỂU THUYẾT MÙA TÔM .................22 2.1. Biển - vị trí tối thƣợng........................................................................................22 2.2. Biển - những đòi hỏi về ứng xử .........................................................................31 2.3. Biển và phụ nữ ...................................................................................................47 iv Chƣơng 3. ..................................................................................................................56 CÁC BIỂU TƢỢNG SINH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT MÙA TÔM ...............56 3.1. Biểu tƣợng biển. .................................................................................................57 3.2. Biểu tƣợng con thuyền .......................................................................................64 3.3. Biểu tƣợng khuôn ngực phụ nữ ..........................................................................71 3.4. Biểu tƣợng màu sắc ............................................................................................78 KẾT LUẬN ...............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Manh nha vào những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay, trải qua mấy chục năm phát triển, phê bình sinh thái không còn là một khuynh hƣớng mới mẻ; tuy nhiên nó vẫn là một mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng thôi thúc khám phá ở Việt Nam. Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con ngƣời phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái. Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ đô thị hóa và sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật, con ngƣời đang ngày càng quay lƣng với tự nhiên, khai thác quá mức, khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Thiên nhiên trả thù con ngƣời không phải chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, mà đáng sợ hơn, trả thù bằng sự biến mất của chính nó. Cái “dây chuyền sống” huyền diệu của tạo hóa đang ngày càng bị phá hủy. Phê bình sinh thái (ecocritisim) nổi lên khi vấn đề biến đổi khí hậu, sự xuống cấp về môi trƣờng không còn là vấn đề của mỗi quốc gia dân tộc nữa, nó ảnh hƣởng đến sự sống. Văn học quan tâm đến sự sống cho nên khúc ngoặt của phê bình sinh thái xét đến cùng lại liên quan đến bản thể của văn học. Trên thế giới, khởi phát từ Anh – Mĩ, phê bình sinh thái đang là một trào lƣu năng động hiện nay, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều hơn các nƣớc ngoài phƣơng Tây. Đặc biệt, sau bài phát biểu “ Những tƣơng lai của phê bình sinh thái và văn học” của Karen Thornber (2013), văn chƣơng Châu Á - nơi đƣợc coi là có truyền thống sùng kính tự nhiên - đƣợc khơi dậy, nhìn nhận và đánh giá lại theo con mắt riêng của phê bình sinh thái. Văn học Ấn Độ cũng không nằm ngoài đánh giá đó. Hơn nữa, Ấn Độ có một nền văn hóa - văn học lớn mà ở nhà trƣờng phổ thông còn chƣa đƣợc giới thiệu nhiều, trong đó có Mùa tôm và tác giả Pillai. Chúng tôi chọn tiểu thuyết Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai để 2 đánh giá lại giá trị tác phẩm từ góc nhìn của phê bình sinh thái, kéo gần nền văn hóa - văn học Ấn Độ với con ngƣời Việt Nam. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tiểu thuyết Mùa tôm đƣợc dịch ở Việt Nam và in sách từ trƣớc năm 1982 (cuốn sách cũ nhất mà chúng tôi có, in lần thứ hai, do Nhà xuất bản Tác phẩm mới xuất bản năm 1982). Tiểu thuyết Mùa tôm và tên tác giả Pillai đã không còn xa lạ với độc giả Việt Nam. Mùa tôm từng đƣợc đƣa lên sân khấu kịch, sân khấu cải lƣơng ở Việt Nam rầm rộ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, cốt truyện đã trở nên vô cùng gần gũi với độc giả. Tuy nhiên, Mùa tôm chủ yếu đƣợc khai thác trên màn ảnh nhỏ, qua cảm nhận trực quan từ diễn xuất sân khấu. Cho đến nay, chúng tôi tìm đƣợc rất ít các báo cáo, luận văn, luận án thuộc chuyên ngành ngữ văn ở Việt Nam viết về tác giả và tác phẩm trên. Hiện tại, có hình thức nghe đọc truyện online trên một số địa chỉ Web (ví dụ nhƣ http://zaclip.com/play-clip---nghe-doc-truyen-online,...) Cuốn Văn học Ấn Độ (NXB Giáo dục, 1999) của Lƣu Đức Trung cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn xuyên suốt từ đặc điểm đất nƣớc Ấn Độ đến đặc điểm văn học dân gian, văn học viết, văn học cận hiện đại. Trong đó, Thakazhi Sivasankara Pillai đƣợc nhắc đến là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học cận hiện đại với những tác phẩm chính và cách tân của một nhà văn hiện thực mới. Tiểu thuyết Mùa tôm đƣợc tóm tắt ngắn gọn và đƣợc đánh giá là tác phẩm nổi tiếng nhất của Pillai. Chủ yếu nhằm cung cấp một cái nhìn bao chứa về văn học Ấn Độ, cuốn sách viết về Pillai và Mùa tôm chỉ ở mức độ khái quát nhất. Cuốn Giáo trình văn học Ấn Độ (NXB Đại học quốc gia, 2016) của Đỗ Thu Hà viết cụ thể hơn một chút về cả tác giả Thakazhi Sivasankara Pillai và tiểu thuyết Mùa tôm. Tuy nhiên, vấn đề mà Đỗ Thu Hà đề cập tới là những đóng góp, vị trí của Pillai và Mùa tôm về bút pháp hiện thực can đảm, về nội 3 dung tố cáo xã hội và thành công của thể loại tiểu thuyết tâm lý trữ tình. Dù năm 2015, phê bình sinh thái đã trở thành tiếng nói lớn trong phê bình văn học, nhƣng mục đích của giáo trình không dành phê bình bất kỳ nội dung sinh thái trong bất kỳ tác phẩm nào. Một nghiên cứu chi tiết khác về tác phẩm Mùa tôm ở Việt Nam là báo cáo khoa học: “Phân tích tác phẩm Mùa tôm trong văn học Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Tùng Lâm, gồm 19 trang [39]. Nội dung chính của báo cáo này xoay quanh nội dung và nghệ thuật chủ đạo của tiểu thuyết. Theo phƣơng pháp phê bình truyền thống, tác giả trên chú ý đặc biệt tới sự phản ánh sinh hoạt, đời sống, sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng trong cộng đồng dân chài Ấn Độ; tập trung phân tích tình yêu giữa hai nhân vật chính của tiểu thuyết là Karuthamma và Parikutti, hôn nhân của Karuthamma và Palani nhƣ là một bi kịch đớn đau tận cùng của con ngƣời khi bị bủa vây bởi hàng loạt tập tục cổ hủ, hà khắc; đánh giá số phận con ngƣời (nhất là ngƣời phụ nữ) trong xã hội Ấn Độ với nhiều tầng áp bức hữu hình và vô hình. Về nghệ thuật, báo cáo trình bày nghệ thuật kịch hóa; tiếng hát của Parikutti trở thành chất xúc tác cho xung đột và một số đặc trƣng nghệ thuật khác nhƣ trữ tình ngoại đề, câu nghi vấn, miêu tả sự vận động tâm lý nhân vật. Yếu tố thiên nhiên, văn hóa, đạo đức hòa quyện nhƣ một môi trƣờng sinh thái không phải là hƣớng khai thác của báo cáo này. Phê bình sinh thái là một khoa học phê bình văn học tƣơng đối mới ở Việt Nam, và tuyệt nhiên càng không có một nghiên cứu nào về Mùa tôm theo quan điểm, lập trƣờng, nhân sinh quan của phê bình sinh thái. Vì vậy, khi chọn đề tài “Tiểu thuyết Mùa tôm của Pillai nhìn từ phê bình sinh thái” chúng tôi gặp những khó khăn nhất định về tài liệu tham khảo phân tích chuyên sâu; mặt khác, vấn đề trở ngại này lại cho chúng tôi hy vọng sẽ mang một tiếng 4 nói mới và khác về một tác phẩm quen thuộc, đã đƣợc hiểu sâu sắc về những giá trị cơ bản. Trên thế giới, cũng chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tiểu thuyết Mùa tôm từ góc độ sinh thái. Tuy nhiên có một số bài tạp chí nghiên cứu nội dung sinh thái biển trong tiểu thuyết này. Có thể kể ra đây bài viết “Đảm bảo sự giàu mạnh hàng hải qua hiến dâng biển: đọc tiểu thuyết Mùa tôm (International Journal of Research Culture Society, No.1, Issue 7, 2017) của Thakazhi Sivasankara Pillai của tác giả Diana Joe K và Joy Jacob. Bài viết tập trung phân tích hệ thống niềm tin của nhƣng ngƣời dân bản địa thuộc khu vực ven biển Kerala đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết và phám phá cách thức mà hệ thống niềm tin và thực hành này tác động đến việc bảo vệ đời sống biển nhƣ thế nào. Mặc dù bị coi là lạc hậu, nhƣng những ngƣời bản địa này là những ngƣời là những ngƣời chăm sóc thực sự đối với tự nhiên, bởi vì mối quan hệ giữa họ với thiên nhiên dựa trên mối liên kết tinh thần sâu sắc, sự kính trọng, sự khiêm tốn và sự trao nhận giữa thiên nhiên và con ngƣời. Nhƣ vậy, văn hóa của ngƣời dân bản địa thƣờng xuyên hòa nhập với thiên nhiên, họ tôn thờ Katalamma, nữ thần biển nhƣ là những ngƣời cung cấp nguồn sống tốt bụng và nhƣ là nữ thần cai trị. Niềm tin này ngăn cản các hoạt động bóc lột đời sống biển, do đó tạo nên sự cân bằng lí tƣởng giữa tự nhiên và con ngƣời. Bài viết “Biển cả không tha thứ: Đức tin, Phê bình sinh thái và Sự siêu nghiệm trong Mùa tôm của Thakazhi Sivasankara Pillai” [Host Gator Web Hosting, 2018] của Shakhi Nair cũng chia sẻ ý kiến với Diana Joe K và Joy Jacob về nội dung sinh thái trong tiểu thuyết Mùa tôm. Đó là sự khám phá về mối quan hệ giữa tƣ tƣởng tôn trọng tự nhiên với đức tin bản địa dành cho nữ thần Biển. Ngƣời dân làng chài hoàn toàn tin tƣởng vào nữ thần biển cả Katalamma, ngƣời nuôi dƣỡng và bảo vệ họ. Tất cả các thần thoại, các tín 5 ngƣỡng mê tín, các tập tục tôn giáo, đều xoay quanh nữ thần Biển. Cả cộng đồng dƣờng nhƣ là có tôn giáo riêng của họ, thần thoại riêng liên quan đến các ngƣ phủ, những ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ khỏi sóng thần. Pillai miêu tả niềm tin và nỗi sợ hãi của con ngƣời, những ngƣời tin rằng thần Biển sẽ gột rửa họ khỏi các run rủi nếu nhƣ họ giữ đạo đức và sự trong sạch. Mùa tôm biểu hiện triết lí về sự siêu nghiệm qua những trang miêu tả về đời sống của cộng đồng ngƣ dân ở bờ biển Kerala, những ngƣời coi bản thân họ là con trai của thần Biển và vợ của họ là con gái của thần Biển. Ý tƣởng về hậu quả của những việc làm sai trái có thể đem lại lời nguyền của thần Biển biểu hiện mối quan hệ gắn kết giữa con ngƣời và thiên nhiên. Do đó, tƣ tƣởng siêu nghiệm về sự hợp nhất của toàn thể là nội dung chủ đạo của cuốn tiểu thuyết. Trong bài viết “Lí thuyết điện tử: Sự cộng gộp của văn học và môi trƣờng trong văn học Anh ngữ Nam Á” (Journal of Higher Education and Research Society, A Refereed International, Vol 1, Issue 1, 2013) của Shivkumar Tumwad, tiểu thuyết Mùa Tôm đƣợc khẳng định nhƣ là “ví dụ của phê bình sinh thái” [59; 484]. Theo tác giả, cuốn tiểu thuyết khắc họa cộng đồng đánh cá điển hình với sự nghèo đói, sự mê tính dị đoan và tình yêu với những phong tục và môi trƣờng cũ. Pillai đã đem đến cho độc giả bức tranh sống động về môi trƣờng, Tự nhiên, thôn quê, biển, cánh đồng cỏ, trang trại, hồ v.v… Những ngƣời đánh cá có niềm tin mãnh liệt vào sự hiện diện của nữ thần Katalamma, ngƣời đƣợc cho là sống trong lòng biển sâu vào không thể biết đƣợc trạng thái và sự nguyền rủa của nữ thần; bất cứ khi nào có ai đó vi phạm quy tắc đạo đức trong việc khai thác tự nhiên và môi trƣờng, nữ thần sẽ nổi giận và tạo ra các sinh vật hung dữ trong biển. Và đây là bài học về bảo vệ sinh thái biển mà cuốn tiểu thuyết muốn chuyển tải. Tác giả bài viết “Không mất mát trong dịch thuật: Mùa tôm ở những bờ biền xa lạ” (Translation Today, Vol 4, No.1, 2007), Mini Chandran khai thác 6 biểu tƣợng “đất nhƣ là phụ nữ” của tiểu thuyết. Tác giả cho rằng sự đề cao ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái đƣợc gửi gắm trong sự đồng nhất giữa sự an toàn/sự tôn trọng của đất đai với thân thể phụ nữ. Sự thiếu tôn trọng và xâm hại thân thể phụ nữ đƣợc miêu tả song song với sự hoạt động xói mòn, bóc lột đất đai. Tác giả cho rằng niềm tin văn hóa này phản ánh ý thức tôn trọng môi trƣờng, môi sinh của tiểu thuyết Mùa tôm. Những phân tích cụ thể nhất về nội dung sinh thái trong tiểu thuyết Mùa tôm có lẽ là bài viết “Thế giới của Amitav Ghosh và Thakazhi Sivasankara Pillai – Những cổ mẫu sinh thái” (Online International Interdisciplinary Research Journal, Vol 5, Issue 3, 2015) của S. Karunya. Bài viết phân tích biểu tƣợng biển trong cuốn tiểu thuyết. Theo đó, biển thực sự là một ngƣời Mẹ, ngƣời đem lại thức ăn, ngƣời duy trì sự sống cho cộng đồng đánh bắt cá. Biển đƣợc miêu tả trong tác phẩm vừa là kẻ hủy diệt, vừa là ngƣời bảo vệ. Cổ mẫu biển đƣợc phân tích nhƣ là biểu tƣợng cho sự bất biến. Sự tuần hoàn trong cuộc sống của các thuyền trài đƣợc duy trì hàng ngày, đó là việc đƣa thuyền ra biển, và khi mặt trời lên, họ đánh cá và sau đó đổ ca lên bờ, chờ đợi có thƣơng lái mua cá với giá tốt và sau đó thì mặt trời lặn. Biển chiếm hữu một phần lớn của trái đất. Diện mạo của biển đem lại cho con ngƣời những trải nghiệm bí ẩn khi mà đƣờng chân trời ám chỉ khoảng trống vô định và những miền đất thần bí của biển cả. Biển cả những là biểu tƣợng của hành trình đời sống. Giống nhƣ biển cả, con ngƣời tốt và xấu cùng một lúc. Trạng thái của họ di chuyển và không vĩnh viễn. Các con thuyền tái hiện chuyến đi và các chuyến chu du con ngƣời trải qua trong cuộc sống của mình và họ không phải đối mặt với ranh giới ngăn cản nào trên biển. Nhà nghiên cứu phân tích hình ảnh những đứa con của biển trong tiểu thuyết Mùa tôm sợ hãi lời nguyền của biển nhƣ thế nào. Nếu con ngƣời không gìn giữ phẩm hạnh, biển cả nổi giận; những ngƣời con trai của biển sẽ bị kéo đi vô định; và 7 thậm chí nếu biển cả thay đổi tâm trạng thì nƣớc biển có thể chuyển thành đen ngòm. Cụ thể là, khi Karuthamma không giữ phẩm hạnh của một ngƣời vợ thì cuộc sống của Palani trở nên khốn cùng khi phải đối đầu với sự thay đổi bất thình lình, lên xuống của những dòng biển. Chỉ vì Karuthamma không cầu nguyện cho chồng mình mà lại nhớ đến một ngƣời đàn ông khác, Palani bị mắc kẹt giữa cơn cuồng nộ của sóng khi mà nó dâng cao lên đến đỉnh núi. Biểu tƣợng thứ hai mà nhà nghiên cứu phân tích là cổ mẫu màu sắc. Khi biển có màu xanh và có một chút âm thanh thì đời sống của những ngƣời dân chài an toàn trong bàn tay của biển cả, nhƣng cuối cùng, khi biển trở nên bình lặng và có màu đen, Palini bị mắc kẹt trong bão và bị chết trong vòng xoáy của biển cả. Những nhân vật trong tác phẩm này gắn chặt với biển, cuộc sống của họ không đi vƣợt quá khỏi biển cả. Nói tóm lại, ngƣời mẹ thiên nhiên đƣợc miêu tả nhƣ là ngƣời cứu thế đồng thời cũng là kẻ hủy diệt; nếu thiên nhiên thấy mình đƣợc bảo vệ, nó sẽ bình an; hoặc ngƣợc lại, nếu thiên nhiên cảm thấy bị làm phiền và chịu đựng, nó sẽ lấy đi sự sống của những ngƣời vô tội. Cuối bài nghiên cứu, tác giả kết luận, thiên nhiên đƣợc đan dệt trong văn bản một cách nghệ thuật. Sự cân bằng sinh thái của tiểu thuyết là bài học cần thiết cho ngày nay. Có thể nói các nghiên cứu hiện nay chủ yếu hƣớng vào mối quan hệ giữa thiên nhiên và đời sống tâm linh đƣợc thể hiện trong tác phẩm Mùa tôm. Công trình này cố gắng vƣợt qua sự tập trung vào nội dung thiên nhiên của tác phẩm để đi sâu phân tích tiểu thuyết Mùa tôm từ góc độ phê binh sinh thái nhƣ là một hƣớng tiếp cận văn học. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, đề tài muốn khẳng định lại một lần nữa giá trị của tiểu thuyết Mùa tôm đối với độc giả Việt Nam và thế giới. Ngoài những nội dung mang 8 tính xã hội, tác phẩm còn mang giá trị về tƣ tƣởng sinh thái, văn hóa sinh thái, cái nhìn sâu sắc về “nhân vật tự nhiên”. Thứ hai, trên cở sở đọc tiểu thuyết Mùa tôm từ góc độ phê bình sinh thái và đặt cách đọc đó trong truyền thống văn hóa của Ấn Độ, đề tài vừa khẳng định “khả năng ứng dụng đƣợc” (applicability) của phê bình sinh thái trong việc đọc văn bản văn học nào thuộc bất cứ truyền thống văn hóa, văn học nào trên thế giới và vừa gợi ý về đặc trƣng của “khả năng ứng dụng đƣợc” này trong trƣờng hợp văn học Ấn Độ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thuyết về phê bình sinh thái, tác giả Thakazhi Vasankara Pillai và tiểu thuyết Mùa tôm - Phân tích các yếu tố nội dung thể hiện cảm thức về mối quan hệ giữa sinh thái biển và con ngƣời - Phân tích giá trị sinh thái của tác phẩm trên các phƣơng diện biểu tƣợng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tiểu thuyết Mùa tôm của nhà văn Ấn Độ Thakazhi Sivasankara Pillai (Bản dịch của Hoàng Cƣờng, Nhà xuất bản Văn học, năm 2015) từ góc nhìn của phê bình sinh thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích tiểu thuyết Mùa tôm của Pilai-văn học Ấn Độ từ lăng kính của phê bình sinh thái và có những so sánh đánh giá trong tƣơng quan với văn hóa đặc trƣng của Ấn Độ. Từ đó, đề tài khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết này nói riêng và của văn học Ấn Độ nói chung trong mối quan hệ với môi trƣờng và văn hóa Ấn Độ. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Vận dụng "cảm quan nhìn lại" của phê bình sinh thái làm tiền đề để nhận thức mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên xung quanh nhƣ một thực thể của chỉnh thể sinh thái. Sự nhận thức lại này sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa. - Phƣơng pháp phê bình nhìn từ góc độ văn hóa: bản chất của phê bình sinh thái chính là phê bình văn hóa. Vậy không thể thiếu sự tìm hiểu từ văn hóa, tín ngƣỡng, quan niệm để kiến giải cảm quan sinh thái, những biểu tƣợng sinh thái, những màu sắc sinh thái. - Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã đƣợc vận dụng để nhận diện khuynh hƣớng văn xuôi mang cảm thức sinh thái qua các hình ảnh biểu tƣợng, những sắc màu của thiên nhiên,... - Phƣơng pháp liên ngành: văn học, địa lý, văn hóa, tôn giáo,… - Phƣơng pháp thống kê, phân tích, khái quát - tổng hợp các vấn đề. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần Mở đầu và Phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết chung. Chƣơng 2: Cảm thức sinh thái biển trong tiểu thuyết Mùa tôm. Chƣơng 3: Các biểu tƣợng sinh thái trong tiểu thuyết Mùa tôm. 10 NỘI DUNG Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Phê bình sinh thái 1.1.1. Phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận văn học Loài ngƣời, sau một thời gian dài, mải miết đi tìm cho mình sự sung túc và thụ hƣởng bằng cách nêu cao khẩu hiệu “chinh phục tự nhiên”, bằng suy nghĩ tự nhiên phải phục tùng, dâng hiến và bằng hành động khai thác tự nhiên vô độ; rồi một ngày nhận ra trái đất nóng lên, nguồn nƣớc khô cạn, muông thú bị hủy diệt, và cuộc sống đầy ắp những bất an từ tự nhiên mang lại. Loài ngƣời lay gọi nhau ngộ tỉnh trƣớc nguy cơ suy thoái sinh thái đang diễn ra trên toàn cầu. Các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đều hƣớng sự quan tâm cấp thiết của mình tới môi trƣờng. Các nhà nghiên cứu văn học còn thờ ơ, nghĩ rằng lĩnh vực văn học mình đảm trách chƣa liên hệ gì tới tự nhiên rồi cũng thừa nhận rằng mình không thể đứng ngoài cuộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự nhập cuộc chủ động của các ngành, “phê bình sinh thái” ra đời, trở thành một thuật ngữ chuyên ngành nhanh chóng lan truyền và hoạt động phê bình sinh thái trở thành một phong trào có sức tỏa rộng trên phạm vi toàn thế giới. Các học giả trên khắp thế giới đƣa ra nhiều định nghĩa và cách hiểu về phê bình sinh thái. Có thể nhận ra phê bình sinh thái có những điểm sau: Thứ nhất, bằng nhiều cách gọi khác nhau nhƣng phê bình sinh thái đƣợc khẳng định là một khoa học xã hội có phƣơng pháp nghiên cứu, nguyên tắc thẩm mỹ, định hƣớng, mục tiêu rõ ràng. 11 Thứ hai, phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong văn học trên nguyên tắc mỹ học của văn bản văn học, lấy trái đất làm nhân vật trung tâm. Phê bình sinh thái “nghiên cứu mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng vật lí…, nó lấy cách tiếp cận “lấy trái đất làm trung tâm” để nghiên cứu văn học.” [8]. Cụ thể, phê bình sinh thái đặt câu hỏi xoay quanh vai trò của tự nhiên hay vai trò của “thế giới không phải con ngƣời” (non-human world) đối với sự phát triển nội tại của tác phẩm văn học. Hơn nữa, phê bình sinh thái còn tìm hiểu sự tƣơng tác của tác phẩm văn học với hiện thực vật chất của môi trƣờng, nhƣ việc tác phẩm văn học, nhƣ là một “mã văn hóa”, “mã ngôn ngữ” hay một “đạo đức về môi trƣờng” hay một “ẩn dụ mang tính văn học” về thiên nhiên, có “ảnh hƣởng có ích hay nguy hại đối với môi trƣờng” và “đã dẫn đến sự khủng hoảng sinh thái toàn cầu” [8]. Phê bình sinh thái không chỉ mang quan điểm “lấy trái đất làm trung tâm” mà hơn thế còn tìm sự hài hòa giữa trái đất với con ngƣời. Phê bình sinh thái thay mặt tự nhiên hỏi lại con ngƣời những câu hỏi về vị trí, vai trò, ảnh hƣởng, ý nghĩa của tự nhiên; trả lại cho tự nhiên chỗ đứng xứng đáng. Từ đó tìm hiểu thái độ, tƣ tƣởng, quan niệm của nhân vật, của nhà văn nói riêng và con ngƣời nói chung trong cách ứng xử đạo đức với tự nhiên. Thứ ba, phê bình sinh thái cần cái nhìn liên ngành, đa chiều; liên quan mật thiết đến các vấn đề về văn hóa, dân tộc, nữ quyền, lịch sử, địa lý,... Thứ tƣ, đối tƣợng khảo sát của phê bình sinh thái rất rộng: toàn bộ các văn bản văn học từ cổ chí kim viết theo bất cứ một thể loại hay một xu hƣớng nào, phủ kín phạm vi khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới. Phê bình sinh thái không đối lập với bất kỳ một hình thức phê bình nào, song nó có năng lực đánh giá riêng, thậm chí lật lại toàn bộ các vấn đề tác phẩm một cách ngoạn 12 mục bất ngờ, dẫn ngƣời đọc đến một tƣ tƣởng mới giàu nhân văn và khoa học. Thứ năm, mặc dù phạm vi rộng lớn của những vấn đề đặt ra và mức độ khác nhau của sự phức tạp, toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con ngƣời kết nối với thế giới tự nhiên, ảnh hƣởng tới nó và chịu ảnh hƣởng của nó. Phê bình sinh thái đặt ra vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học. Nhƣ là một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất; nhƣ là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con ngƣời và (thế giới) phi nhân. 1.1.2. Cách tiếp cận tác phẩm văn học trong phê bình sinh thái Phƣơng châm của phê bình sinh thái là lấy con ngƣời làm trung tâm. Điều này có thể thấy trong định nghĩa của Cheryll Glotfelty, một trong học giả đầu tiên nỗ lực tìm một định nghĩa cụ thể cho phê bình sinh thái” “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng tự nhiên”…” Với tƣ cách là một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đứng một chân ở văn học, một chân ở trái đất; với tƣ cách là một diễn ngôn lý thuyết, nó làm hài hòa mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới phi nhân loại”…”Phê bình sinh thái mang đến một phƣơng pháp nghiên cứu văn học lấy trái đất làm trung tâm” [28]. Có thể thấy, định nghĩa của Glotfelty có nhiều cụm từ, nhiều cách diễn đạt trở thành “câu cửa miệng” khi ngƣời ta nói đến phê bình sinh thái, nhƣ “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng tự nhiên”, hay “nó làm hài hòa mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới phi nhân loại” hay “phê bình sinh thái mang đến một phƣơng pháp nghiên cứu văn học lấy trái đất làm trung tâm”. Thế nhƣng, để có thể áp dụng đƣợc lí thuyết phê binh sinh thái trong việc đọc văn bản, 13 hay để có thể đọc văn bản văn học từ lăng kính của phê bình sinh thái, cần có những định nghĩa mang tính diễn giải và chỉ dẫn cụ thể hơn. Và đúng là đã có nhiều cách tiếp cận và cách diễn đạt khác nhau về phê bình sinh thái nhằm cụ thể hóa định nghĩa mang tính khái quát ban đầu của Glotfelty. Những cách diễn đạt này có ích trong việc giúp độc giả hình dung đƣợc cách thức nghiên cứu một hiện tƣợng văn học từ góc độ sinh thái là nhƣ thế nào, để không lẫn với các cách tiếp cận văn học khác. Với Richard Kerridge, ông định nghĩa “Phê bình sinh thái (ecocriticism) là phê bình văn học và văn hóa từ điểm nhìn của chủ nghĩa môi trƣờng (environmentalism). Văn bản đƣợc đánh giá từ góc độ là có ảnh hƣởng nguy hại hay có ích về mặt môi trƣờng. Niềm tin và tƣ tƣởng đƣợc xem xét về từ những ẩn ý về môi trƣờng của văn học [30; 530]. Ở đây, Kerridge nhấn mạnh đến hai phƣơng diện của đọc tác phẩm văn học từ góc độ phê bình sinh thái. Thứ nhất, đó là tìm các ẩn ý hay các cách diễn đạt về môi trƣờng, về tự nhiên trong tác phẩm. Thứ hai, đó là việc phân tích xem những ẩn ý đó hay các diễn đạt đó có thể có tác động (tốt hay xấu) về khía cạnh môi trƣờng. Nhƣ vậy, theo định nghĩa của Kerridge, ngƣời làm nghiên cứu văn học cần phải có kiến thức và trách nhiệm về môi trƣờng để có thể thảo luận, phân tích xem văn bản văn học với các nội dung về môi trƣờng và thiên nhiên của nó có thể có ích gì hay gây hại gì đối với môi trƣờng. Yêu cầu này đƣợc Karen Thornber chỉ ra rõ ràng trong định nghĩa về phê bình sinh thái của bà. Bà cho rằng “Cách con ngƣời tƣơng tác với môi trƣờng chịu sự chi phối mạnh mẽ của những ý niệm/diễn ngôn về môi trƣờng. Phân tích các diễn ngôn này nằm trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của phê bình sinh thái – một khuynh hƣớng lí thuyết phê bình đang phát triển rất năng động hiện nay, đặc biệt ở Anh, Mỹ. Đây là một lí thuyết liên ngành, kết hợp giữa văn học và khoa 14 học, giữa phân tích văn chƣơng và rút ra những cảnh báo về môi trƣờng”. [46]. Ở đây, giống nhƣ Kerridge, Thornber đề ra yêu cầu về sự hiểu biết liên ngành (ngoài văn học còn có kiến thức về môi trƣờng, tự nhiên) trong nghiên cứu phê bình sinh thái. Điều thú vị và quan trọng trong phê bình sinh thái mà Thornber và Kerridge cùng nhấn mạnh đó là những biểu đạt về sinh thái trong tác phẩm văn học có thể có hại hay có lợi cho môi trƣờng sinh thái. Thornber cho rằng diễn ngôn về sinh thái phản ánh và tác động lên cách hành xử của con ngƣời đối với thế giới sinh thái xung quanh. Điều này đƣợc bà phân tích một cách tỉ mỉ ở đoạn tiếp sau trong định nghĩa về phê bình sinh thái của bà. Đó là việc bà cho rằng các nhà phê bình “có thể không đƣa ra đƣợc những giải pháp trực tiếp cho những vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng hiện nay”, thế nhƣng việc “phân tích các diễn ngôn về thiên nhiên và môi trƣờng” có thể “có thể tác động đến tâm thức con ngƣời, điều chỉnh nhận thức, khắc phục đƣợc những ngộ nhận về môi trƣờng, đề từ đó, có những hành động đúng đắn hơn, hƣớng đến sự phát triển bền vững và xa hơn, đồng thời là quan trọng hơn cả, là hình thành một chủ nghĩa nhân văn mới, ở đó, con ngƣời biết nghe tiếng nói của thiên nhiên để đối thoại với nó” (ngƣời viết nhấn mạnh) [9]. Ở đây, điều thú vị là Thornber cho rằng sự phân tích cách biểu đạt về môi trƣờng hay nhƣ cách nói của Joseph Mecker, sự “nghiên cứu về chủ đề và mối quan hệ của sinh vật học xuất hiện trong tác phẩm văn học” [theo 9] phải bao gồm việc phân tích hay nghiên cứu tác động của cách biểu đạt sinh thái hay chủ đề sinh thái đó đối với việc hình thành nên ý thức sinh thái của con ngƣời và bản thân sự phân tích và nghiên cứu đó cũng đã là một việc có khả năng hình thành nên ý thức về sinh thái trong chính ngƣời nghiên cứu. Nhƣ vậy, cả Kerridge và Thornber nhấn mạnh bƣớc đầu tiên của việc phê bình sinh thái là phân tích cách biểu đạt về thiên nhiên và môi trƣờng trong tác phẩm văn học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng