Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Trần thuật phi hư cấu trong lời nguyện cầu từ chernobyl của svetlana alexievich...

Tài liệu Trần thuật phi hư cấu trong lời nguyện cầu từ chernobyl của svetlana alexievich

.PDF
50
1
100

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH VŨ THỊ KIM ANH TRẦN THUẬT PHI HƯ CẤU TRONG LỜI NGUYỆN CẦU TỪ CHERNOBYL CỦA SVETLANA ALEXIEVICH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH VŨ THỊ KIM ANH TRẦN THUẬT PHI HƯ CẤU TRONG LỜI NGUYỆN CẦU TỪ CHERNOBYL CỦA SVETLANA ALEXIEVICH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Ngữ văn NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Đặng Thị Bích Hồng Phú Thọ, 2020 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật. Tác giả Nhận xét của GVHD ii LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đặng Thị Bích Hồng – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch, Trường Đại học Hùng Vương đã giảng dạy, trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi đạt được kết quả cao nhất. Tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn luôn ủng hộ, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Với sự nỗ lực và cố gắng hết mình tôi đã hoàn thành luận văn, tuy nhiên luận văn của tôi cũng không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu xót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, tháng 06 năm 2020 Sinh viên thực hiện iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2 3. Mục tiêu của khóa luận ..................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 Chương 1: THỂ LOẠI VĂN HỌC PHI HƯ CẤU VÀ SVETLANA ALEXIEVICH TRONG DÒNG VĂN HỌC PHI HƯ CẤU ............................... 8 1.1. Khái quát chung về thể loại văn học phi hư cấu ............................................ 8 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 8 1.1.2. Phân biệt văn học hư cấu và phi hư cấu ...................................................... 9 1.1.3. Các tiểu loại văn học phi hư cấu ................................................................. 9 1.1.4. Đặc trưng của thể loại phi hư cấu ............................................................. 12 1.2. Svetlana Alexievich trong dòng văn học phi hư cấu ................................... 14 1.2.1. Cuộc đời - sự nghiệp của Svetlana Alexievich ......................................... 14 1.2.2. Đặc điểm phong cách văn chương phi hư cấu của Svetlana Alexievich .. 15 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 18 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG LỜI NGUYỆN CẦU TỪ CHERNOBYL .................................................................. 19 2.1. Vấn đề “người kể chuyện” trong văn học .................................................... 19 2.1.1. Khái niệm “người kể chuyện” .................................................................. 19 2.1.2. Phân loại người kể chuyện trong truyện kể .............................................. 19 2.2. Người kể chuyện nhân chứng trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl ............ 21 2.2.1. Người kể chuyện/ tác giả như là người lắng nghe, quan sát ..................... 21 iv 2.2.2. Kể chuyện bằng điểm nhìn của nhân vật - vấn đề đạo đức trong trần thuật phi hư cấu ............................................................................................................ 24 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 26 CHƯƠNG 3 : CÂU CHUYỆN ĐƯỢC KỂ HIỆN THỰC CHERNOBYL SAU THẢM HỌA HẠT NHÂN.................................................................................. 27 3.1. Thảm họa hạt nhân và sự ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên ......................... 28 3.1.1. “Độc thoại về một viên đạn” hay là những con thú không có quyền sống .......................................................................................................... 28 3.1.2. Những khu vườn Chernobyl hay là biểu tượng về một thảm thực vật chết ...................................................................................................................... 30 3.2. Thảm họa hạt nhân và sự ảnh hưởng tới cuộc sống con người ................... 32 3.2.1. Người Chernobyl trên đường biên sống và chết ....................................... 32 3.2.2. Những chấn thương tinh thần sau thảm họa Chernobyl ........................... 35 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 39 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài i. Trong rất nhiều thể loại, phi hư cấu là dòng sách nói về những thứ tồn tại trong thực tế. Sách phi hư cấu thường phục vụ mục đích cung cấp thông tin, cung cấp kiến thức, truyền cảm hứng hoặc tổng hợp tài liệu. Các mảng mà sách phi hư cấu bao trùm rất đa dạng, gồm có văn học, triết học, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, toán học, vật lý… Khi chúng ta đang cần tìm tài liệu để học, để nghiên cứu, để tiếp cận kiến thực một cách thực tế, một cách không hoán dụ, không ẩn ý, không tưởng tượng hoặc để tìm đến những lời khuyên, những giải pháp cho các vấn đề thì sách phi hư cấu chính là một lựa chọn vô cùng hợp lý. ii. Chiến tranh, thảm họa, thiên tai đã và còn là một đề tài lớn trong văn chương nghệ thuật. Với Svetlana Alexievich, chúng ta từ bỏ loại văn học của những thứ to tát, lên gân giả tạo về chiến tranh (và về cuộc sống nói chung), để đến với văn học của cuộc sống thực, trần trụi và nhân bản. Svetlana Alexievich sinh ngày 31 tháng 5 năm 1948, là một nhà báo điều tra và nhà văn thể loại văn xuôi hiện thực. Bà là người Beralus nhưng viết văn và báo bằng tiếng Nga. Bà được trao giải Nobel văn học năm 2015 vì “lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm người thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta”. Bà là nhà văn Beralus đầu tiên nhận được giải thưởng này. Bên cạnh Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ thì Lời nguyện cầu từ Chernobyl cũng là một tác phẩm vô cùng xuất sắc và tiêu biểu cho lối viết phi hư cấu trong văn học hậu hiện đại. Nhờ đó hai tác phẩm này đã vinh dự mang về cho Svetlana giải thưởng Nobel văn học vô cùng cao quý. iii. Lời nguyện cầu từ Chernobyl có thể coi là cuốn nhật kí hiếm hoi của người Beralus về thảm họa Chernobyl - thảm họa môi trường gây ảnh hưởng lớn đối với toàn nhân loại. Nếu một câu hỏi được đặt ra, vấn đề gì là quan trọng nhất đối với người Việt Nam hiện nay, thì chắc chắn một trong những vấn đề không thể không kể ra, đó là vấn đề về môi trường. Từ đó, độc giả thêm thấm thía những bài học mà tác giả Svetlana đã gửi gắm đến mọi dân cư của toàn cầu thông qua những câu chuyện về Chernobyl mà bà đã ghi lại một cách trung thực 2 bằng lương tri và trách nhiệm của một nhà báo, nhà văn, một con người của quê hương Beralus. iv. Với sự hứng thú và say mê với thể loại trần thuật phi hư cấu, chúng tôi tiếp cận tác phẩm Lời nguyện cầu từ Chernobyl với mong muốn được nghiên cứu một trường hợp điển hình về văn học Phi hư cấu, từ đó nhận diện những độc đáo của tác phẩm này cũng như những đóng góp của nhà văn vào đời sống thể loại. Với những lí do như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Trần thuật phi hư cấu trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl của Svetlana Alexievich”. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến làm rõ những nét đặc sắc của nghệ thuật phi hư cấu có trong tác phẩm, từ đó góp một tiếng nói nhỏ trong việc nghiên cứu, học tập về văn học Phi hư cấu của sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn ở Trường Đại học Hùng Vương. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Những nghiên cứu về văn học phi hư cấu Hiện nay, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vấn đề văn học phi hư cấu theo tính chất học thuật chưa nhiều, bàn luận về phi hư cấu chủ yếu dừng lại ở hình thức các bài viết, ý kiến trao đổi trên internet. Cụ thể trong bài báo Sức hấp dẫn của văn chương phi hư cấu, tác giả Huỳnh Như Phương có viết: "Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa, văn xuôi phi hư cấu (Non-fiction) ngày càng có vai trò to lớn và có tác động quan trọng tới độc giả không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà cả trong lĩnh vực văn học. Có thể nói lịch sử văn học giao thoa với lịch sử báo chí là ở thể loại này. Trong văn bản phi hư cấu, người trần thuật luôn là người chứng kiến câu chuyện được kể lại. Đó không phải là câu chuyện được tưởng tượng mà là những sự kiện, biến cố có thật, có thể được kiểm chứng một cách khách quan” [19]. Những sự việc và con người ở đây đều phải được xác định rõ ràng về địa chỉ. Sức hấp dẫn mà văn xuôi phi hư cấu đem lại chính là sức hấp dẫn của sự thật. Vì vậy mà người viết văn phi hư cấu thường có tư chất của người nghiên cứu đi tìm sự thật. Điều chính yếu làm nên giá trị, 3 phẩm chất và ưu thế của văn phi hư cấu là tính chính xác và trung thực của nó. Sự kiện đã xảy ra khi nào? Ở nơi chốn nào? Ai đã tham gia vào sự kiện đó? Trong tất cả những trường hợp này, người đọc đòi hỏi câu trả lời cặn kẽ và rõ nghĩa, dù đó là con số, ngày tháng, lời khẳng định hay phủ định. Huỳnh Như Phương nhận định: “Những thể loại phi hư cấu được phổ biến rộng rãi trên báo chí trước khi in thành sách là ký sự, phóng sự, hồi ký, bút ký, nhật ký, tạp bút… Nhiệm vụ của ký sự là trình bày và giải thích những sự kiện mới và đặc biệt quan trọng nhưng lúc đầu chưa được công chúng chú ý thích đáng” [19]. Bàn về sức hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu, tác giả Huỳnh Như Phương chia sẻ rằng: “Trong văn bản phi hư cấu, người trần thuật luôn là người chứng kiến câu chuyện được kể lại. Đó không phải là câu chuyện được tưởng tượng mà là những sự kiện, biến cố có thật, có thể được kiểm chứng một cách khách quan. Những sự việc và con người ở đây đều phải được xác định rõ ràng về địa chỉ. Sức hấp dẫn mà văn xuôi phi hư cấu đem lại chính là sức hấp dẫn của sự thật. Vì vậy mà người viết văn phi hư cấu thường có tư chất của người nghiên cứu đi tìm sự thật” [19] Đặt vấn đề Thêm cách nhìn về dòng văn học phi hư cấu: Bức xúc không làm ta vô can, tác giả Ngọc Hà chia sẻ quan điểm của Đặng Hoàng Giang về tác phẩm văn học phi hư cấu: “bước vào cuộc đời nhân vật, tác giả đóng vai là người lắng nghe, không phán xét, không đưa ra lời khuyên, kỳ vọng hay an ủi… và anh đã được chấp nhận. Bức tranh cuộc sống được “phơi bày” trong từng trang sách là một cuộc “vật lộn” với hiện thực. Hiện thực đó là những con người được lựa chọn trong số hàng chục nhân vật, hàng trăm giờ ghi âm của tác giả. Trong số đó, có những số phận tưởng rằng sẽ đóng vai chính trong cuốn sách nhưng lại không, có những câu chuyện tưởng là điểm kết nhưng lại xảy ra tình huống bất ngờ…” [9] Đặt câu hỏi Sách phi hư cấu:Dễ đọc, dễ viết nhưng có dễ dãi?, tác giả Phan Thị Uyên đánh giá: “Làng văn đang trầm lắng thì sự nóng sốt của dạng sách phi hư cấu được kỳ vọng là con đường dẫn dắt bạn đọc trở lại với văn chương đỉnh cao. Nhưng trong trào lưu nhà nhà viết sách phi hư cấu, người 4 người viết sách phi hư cấu, không phải ai cũng có thể có được một tác phẩm chất lượng, có chiều sâu, hấp dẫn người đọc.” [31]. Như vậy, ở Việt Nam, thể loại văn học phi hư cấu đã bắt đầu nhận được sự quan tâm trong giới sáng tác và phê bình, tuy nhiên, những ý kiến về thể loại văn học này vẫn còn rải rác và chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. 2.2. Những nghiên cứu về Svetlana Alexievich Sự nghiệp văn chương của Alexievich đã được chú ý ở Việt Nam, dnhất là sau khi bà được trao giải Nobel văn học của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nữ nhà văn tài năng này vẫn chưa thật phong phú. Ngày 24-12, dưới sự tổ chức của Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Nhà văn TP Đà Nẵng, nhà văn Nguyên Ngọc đã có buổi nói chuyện với giới văn nghệ sĩ và những người yêu thích văn học ở Đà Nẵng về nhà văn Svetlana Alexievich (1948) - người nhận giải Nobel Văn học 2015. Với lối nói chuyện hóm hỉnh, nhà văn Nguyên Ngọc đã cung cấp thêm một số thông tin khá thú vị về nữ văn sĩ 67 tuổi người Belarus này. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng, việc Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2015 cho nữ nhà văn Svetlana Alexievich là hoàn toàn xứng đáng. Đây cũng là lần đầu tiên, Giải Nobel Văn học được trao cho một nhà văn chuyên viết thể loại văn học không hư cấu (tạm dịch). Bà được xem là một trong số những nhà văn có giọng văn đặc biệt - đa giọng điệu, phức điệu. Với thể loại tiểu thuyết không hư cấu này, bà đã góp phần sáng tạo ra một thể loại văn học mới, phá vỡ ranh giới giữa các thể loại khác. Cũng trong buổi trao đổi về giải Nobel Văn học 2015, nói về những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của Svetlana Alexievich, nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳg định: "Nữ văn sĩ Svetlana Alexievich - một Dostoesky không hư cấu, nhà văn Svetlana Alexievich rất chú ý quan sát đến lời nói sinh động của con người trong cuộc sống. Bà tự ví mình là người phụ nữ “lỗ tai”. Bà cho rằng, lời nói là một phần hết sức quan trọng trong đời sống con người. Cũng theo bà, văn học chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của lời nói sinh động của con người trong cuộc sống. Nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá và cho 5 rằng bà là người sáng tạo ra một loại “tiểu thuyết lời nói”. Điều này được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ. Tác phẩm này được lấy nguyên liệu từ những cuộc phỏng vấn của bà với hàng trăm phụ nữ từng tham gia trong chiến tranh Thế chiến thứ II. Thông qua buổi trò chuyện, một thông điệp khác mà nhà văn Nguyên Ngọc gửi đến cho những người sáng tác đó chính là không ngừng sáng tạo, đột phá và khai phá” [26] Nói về sự nghiệp của Svetlana Alexievich, nhà báo Vũ Văn Việt đã có những nhận xét như sau: “Sự nghiệp văn chương của nữ văn sĩ Svetlana Alexievich khắc họa đầy đủ Liên bang Xô Viết trong lịch sử nhân loại. Đúng như dự đoán của nhiều người, nữ văn sĩ Svetlana Alexievich trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử. Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố: Giải Nobel Văn học 2015 được trao cho Svetlana Alexievich để tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta. Những dòng văn phi thường giúp nhân loại hiểu biết sâu sắc hơn về cả một thời đại của thế giới - thời đại Liên bang Xô Viết” [30]. Đình Phương khi điểm tên 03 tác phẩm tiêu biểu đưa Svetlana Alexievich đến với giải Nobel đã đánh giá sự kiện trao giải Nobel Văn học 2015 là một “hiện tượng bất thường”, bất thường bởi “Chủ nhân giải thưởng không phải tiểu thuyết gia hay nhà thơ như những năm trước mà là Svetlana Alexievich – tác giả được biết đến nhiều hơn cả bởi những tác phẩm mang “hơi thở” báo chí” [18]. 2.3. Những nghiên cứu về Lời nguyện cầu từ Chernobyl Trong gia tài sáng tác được thế giới tôn vinh của Alexievich, gây tiếng vang bậc nhất phải kể đến Lời nguyện cầu từ Chernobyl - cuốn sách xuất bản năm 1998, phơi bày nỗi kinh hoàng của những người sống sót sau thảm họa hạt nhân Chernobyl. Cũng trong bài viết 03 tác phẩm tiêu biểu đưa Svetlana Alexievich đến với giải Nobel, Đình Phương mô tả Lời nguyện cầu từ Chernobyl là “tập hợp nhiều bài phỏng vấn, là cảm xúc chân thật nhất của con người chịu ảnh hưởng sau sự 6 kiện này, đặc biệt là những người phụ nữ mất chồng, những người mẹ mất con, và con cái mất cha” [18]. Nina L. Khrushcheva trong Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich nhận định Lời nguyện cầu về Chernobyl là tác phẩm suy ngẫm về ảnh hưởng toàn cầu của thảm họa hạt nhân - một thảm họa không thể nào lý giải nổi” [14]. Như vậy, các ý kiến bàn về Lời nguyện cầu về Chernobyl đều đã ít nhiều chú ý đến đặc trưng lối viết phi hư cấu ở tác phẩm này. Tuy nhiên, chưa có một bài viết nào nghiên cứu hệ thống về đặc sắc nghệ thuật trần thuật phi hư cấu trong Lời nguyện cầu về Chernobyl của Alexievich. 3. Mục tiêu của khóa luận Từ xác định cơ sở lý thuyết về nghệ thuật phi hư cấu trong dòng chảy văn học đương đại, đề tài đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật phi hư cấu trong tác phẩm Lời nguyện cầu từ Chernobyl của Svetlana Alexievich để làm rõ những đặc sắc và đóng góp riêng của tác giả vào đời sống thể loại văn học này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài của chúng tôi đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Xác định nội hàm khái niệm văn học phi hư cấu và tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của thể loại văn học này. - Phân tích và làm rõ đặc điểm hình tượng người kể chuyện trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl. - Từ những câu chuyện được kể, tác phẩm tái hiện chân thực bức tranh hiện thực Chernobyl sau thảm họa hạt nhân thảm khốc. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại những câu văn, đoạn văn thể hiện đặc trưng của văn học phi hư cấu 7 - Phương pháp phân tích, bình giảng: phân tích, bình giảng những phương diện nghệ thuật, cụ thể là nghệ thuật trần thuật phi hư cấu có trong tác phẩm. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, phân tích, cảm nhận cái hay, cái độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật phi hư cấu trong tác phẩm. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng các kiến thức ngành liên quan như ngôn ngữ, lý luận văn học, triết học, lịch sử... để tiếp cận cũng như vận dụng những cơ sở lý thuyết đã có để giải quyết một số nội dung, đặc biệt là lý giải những vấn đề liên quan đến văn học phi hư cấu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Đặc sắc nghệ thuật trần thuật phi hư cấu trong tác phẩm Lời nguyện cầu từ Chernobyl. - Phạm vi nghiên cứu : Tác phẩm Lời nguyện cầu từ Chernobyl của tác giả Svetlana Alexievich, dịch giả Nguyễn Bích Lan chuyển ngữ, NXB Phụ nữ năm 2016. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Thể loại văn học phi hư cấu và Svetlana Alexievich trong dòng văn học phi hư cấu Chương 2. Đặc điểm hình tượng người kể chuyện trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl Chương 3. Câu chuyện được kể: hiện thực Chernobyl sau thảm họa hạt nhân 8 Chương 1: THỂ LOẠI VĂN HỌC PHI HƯ CẤU VÀ SVETLANA ALEXIEVICH TRONG DÒNG VĂN HỌC PHI HƯ CẤU 1.1. Khái quát chung về thể loại văn học phi hư cấu Trong đời sống văn chương đương đại, đồng thời với sự phát triển của nhiều thể loại văn học khác nhau, phi hư cấu đang là một thể loại có xu hướng nở rộ, là mảnh đất màu mỡ cho thu hút sự quan tâm của nhiều cây bút sáng tạo cũng như sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thời đại công nghệ số, phi hư cấu ngày càng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn chương. 1.1.1. Khái niệm Phi hư cấu, phi viễn tưởng hay phi giả tưởng (tiếng Anh: Non - Fiction hoặc Nonfiction) là những câu chuyện có thật, thể hiện các sự kiện, sự vật... trong thực tế. Người tạo ra nội dung phi hư cấu cần đảm bảo được độ chính xác của các sự kiện, con người hay thông tin mình trình bày. Nội dung phi hư cấu được dùng để phân biệt với nội dung Hư cấu (giả tưởng - Fiction). Nội dung hư cấu là những nội dung được sáng tạo hoàn toàn tự do, dựa trên tưởng tượng, chứa đựng những yếu tố không có trong thực tế… Thuật ngữ này thường được dùng trong văn học, đặc biệt là trong văn xuôi. Phi hư cấu là một trong hai thể loại văn học chính, bên cạnh hư cấu (giả tưởng). Các tác phẩm phi hư cấu viết về người thật, việc thật, thông tin thật. Còn các tác phẩm giả tưởng sẽ xử lý thông tin, sự kiện, và các nhân vật hoặc đã qua nhào nặn, thêm thắt từ thực tế (tưởng tượng một phần), hoặc hoàn toàn không có thật (tưởng tượng toàn phần). Lee Gutkind mô tả: “Các thuật ngữ ‘sáng tạo’ và ‘phi hư cấu’ phản ánh vấn đề hình thức. ‘Sáng tạo’ cho phép người viết sử dụng các kỹ thuật văn chương, những kỹ thuật được sử dụng bởi các nhà văn, nhà soạn kịch, nhà thơ để tạo ra thứ văn xuôi hiện thực chân xác về người thật, việc thật - một lối viết hấp dẫn, sống động, kịch tính. Mục tiêu của sự ‘sáng tạo’ là làm cho câu chuyện phi hư cấu được đọc như câu chuyện hư cấu, khiến độc giả bị mê hoặc bởi thực tế như họ vẫn tưởng tượng. Nhưng câu chuyện là có thật” [11]. 9 1.1.2. Phân biệt văn học hư cấu và phi hư cấu Các chất liệu nghệ thuật, văn học... được dùng trong quá trình sáng tạo nội dung hư cấu nói chung thường không phù hợp để tạo ra nội dung Phi hư cấu. Trên thực tế, những chất liệu này vẫn tồn tại trong các nội dung Phi hư cấu, nhưng được điều chỉnh yếu và ít hơn nội dung hư cấu nhiều, nhằm làm nổi rõ các thông tin thực trong tác phẩm. Trực diện, rõ ràng, và thẳng thắn là một số đặc điểm quan trọng của thể loại Phi hư cấu. Nếu như trong hư cấu, người viết tin rằng độc giả sẽ tìm tòi để tự hiểu những lời dẫn gián tiếp, lời giải tích trừu tượng về chủ đề, thì những người sáng tạo nội dung Phi hư cấu lại thấy việc trực tiếp cung cấp thông tin hữu ích và có khả năng mở rộng hơn. Việc hiểu được đối tượng độc giả tiềm năng dùng tác phẩm của mình như thế nào và nền tảng kiến thức của họ là hai điều căn bản để viết được một tác phẩm Phi hư cấu hiệu quả. Mặc dù Phi hư cấu dựa trên sự thật, nhưng mỗi sự thường có nhiều quan điểm, góc nhìn. Một tác phẩm phi hư cấu cần đủ sức thuyết phục người đọc để họ đồng ý với các ý tưởng. Chính vì vậy, các luận điểm của tác phẩm phi hư cấu cần công, bằng nhất quán và truyền tải đến độc giả rằng : Những ý kiến trái chiều và tranh luận là vô cùng quan trọng. Ranh giới giữa Hư cấu và Phi hư cấu đang dần được xóa nhòa và gây nhiều tranh cãi khi, đặc biệt là trong mảng viết về tiểu sử; như Vigina Woolf từng nói: Nếu chúng ta coi sự thật là một thứ vững như đá hóa cương và coi cá tính con người là một thứ mơ hồ như cầu vồng, và mục đích của văn tiểu sử là để nối hai thứ đó vào làm một tổng thể liền mạch, thì chúng ta phải thừa nhận vấn đề là một thứ cứng đầu và rằng chúng ta không cần phải tự hỏi nếu người viết tiểu sử phần thất bại trong việc giải quyết đó. 1.1.3. Các tiểu loại văn học phi hư cấu Trong bài báo Sức hấp dẫn của văn chương phi hư cấu, tác giả Huỳnh Như Phương cũng đã chỉ ra rằng: “Nội dung phi hư cấu dạng viết được sử dụng trong nhiều mảng: Văn học, triết học, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, kinh tế... Các 10 thể loại phi hư cấu dạng viết bao gồm: Tiểu luận, tiểu sử, hồi ký; bài hướng dẫn... viết dưới dạng sách, báo chí, blog… Ngoài ra , hình nhiếp ảnh, bản vẽ kỹ thuật, đồ thị, ... cũng thường được xếp vào Phi hư cấu. Bên cạnh các nội dung dạng viết như sách hay báo chí. Các thể loại khác không được xếp hẳn vào hư cấu và phi hư cấu là như là thư, tạp chí, và các thể loại biểu đạt khác của trí tưởng tượng. Chúng có thể thuộc cả hư cấu lẫn phi hư cấu, có thể là một trong hai hoặc cũng có thể là bán hư cấu (Semi - fiction ) hoặc có thể là sự giao thoa cân bằng giữa cả hai thể loại. Trong văn bản phi hư cấu, người trần thuật luôn là người chứng kiến câu chuyện được kể lại. Đó không phải là câu chuyện được tưởng tượng mà là những sự kiện, biến cố có thật, có thể được kiểm chứng một cách khách quan. Những sự việc và con người ở đây đều phải được xác định rõ ràng về địa chỉ. Sức hấp dẫn mà văn xuôi phi hư cấu đem lại chính là sức hấp dẫn của sự thật. Vì vậy mà người viết văn phi hư cấu thường có tư chất của người nghiên cứu đi tìm sự thật. Điều chính yếu làm nên giá trị, phẩm chất và ưu thế của văn phi hư cấu là tính chính xác và trung thực của nó. Sự kiện đã xảy ra khi nào? Ở nơi chốn nào? Ai đã tham gia vào sự kiện đó? Trong tất cả những trường hợp này, người đọc đòi hỏi câu trả lời cặn kẽ và rõ nghĩa, dù đó là con số, ngày tháng, lời khẳng định hay phủ định. Văn bản phi hư cấu giống như những mảnh tranh ghép, được xây dựng từ những bức chân dung nhân vật, những bức tranh miêu tả cảnh quan đời người và sân khấu chính trị – xã hội, những suy niệm và trầm tư thế sự… Tiếp xúc với một văn bản phi hư cấu, độc giả có niềm tin rằng đây là cuộc đời tự nó lên tiếng và người trần thuật không can thiệp làm méo mó bản chất của sự kiện. Nhưng đồng thời, độc giả cũng chờ đợi cuộc gặp gỡ với một người trần thuật sâu sắc và tinh tường, có năng lực phán xét thông minh và nhạy bén. Nếu không, bức tranh sự kiện có thể trở nên xanh xao, thiếu máu và tác giả có thể bị trách cứ là ngây thơ, ngờ nghệch, thụ động trước đời sống. 11 Những thể loại phi hư cấu được phổ biến rộng rãi trên báo chí trước khi in thành sách là ký sự, phóng sự, hồi ký, bút ký, nhật ký, tạp bút… Nhiệm vụ của ký sự là trình bày và giải thích những sự kiện mới và đặc biệt quan trọng nhưng lúc đầu chưa được công chúng chú ý thích đáng. Ký sự luôn ở vùng giáp ranh giữa báo chí và văn học, cho phép văn học nhanh chóng hưởng ứng những đề tài và vấn đề thời sự của xã hội và con người. Ký sự đa dạng về nội dung, nó liên quan đến những vấn đề chính trị, kinh tế, khoa học và văn hóa, miêu tả những hiện tượng trong đời sống xã hội, thiên nhiên và môi trường, những câu chuyện ở chiến trường và pháp đình, những điển hình tiêu biểu cho các nhóm lợi ích và nghề nghiệp khác nhau… Phóng sự có đặc điểm là tính kịp thời, sự dồn nén thông tin và văn phong năng động. Là một thể loại phi hư cấu, phóng sự còn mang yếu tố chính luận: câu chuyện kể về các sự kiện được xen kẽ với những suy nghĩ và bình luận ngoại đề của tác giả. Đối tượng của phóng sự thường là những tình huống cực đoan: tai nạn, thảm họa, những sự kiện ở các điểm nóng, chẳng hạn ở vùng chiến sự, thiên tai… Hồi ký là một dạng văn phi hư cấu, một dạng văn học tư liệu, đồng thời cũng là hình thức văn xuôi tự thuật. Đó là sự trần thuật về những sự kiện và hiện tượng trong đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, nghệ thuật mà tác giả là người chứng kiến hay tác nhân của lịch sử, với những nhân vật mà người ấy tiếp xúc. Ở Việt Nam có một số hồi ký của các nhà văn được chú ý như Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài, Ta đã làm chi đời ta của Vũ Hoàng Chương, Những nhân vật ấy đã sống với tôi của Nguyên Hồng, Từ bến sông Thương của Anh Thơ, Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê, Hồi ký song đôi của Huy Cận… Ngoài ra còn có hồi ký của một số nhà hoạt động nghệ thuật như Phạm Duy, Trần Văn Khê… Trong văn học Việt Nam cũng như thế giới đã từng xuất hiện không ít trường hợp những tác phẩm phi hư cấu là đề tài tranh luận của giới sáng tác và phê bình, khi nó viết về những con người và sự kiện có thật nhưng đưa ra những nhận xét chủ quan và tùy tiện làm tổn thương không chỉ nhân vật mà cả niềm tin 12 của độc giả. Điều này đặt ra một trong những vấn đề cốt lõi của thể loại phi hư cấu, đó là sự ràng buộc đạo đức của người viết và giới hạn can thiệp của người này vào cuộc đời riêng tư của người khác. Lynn Bloom giải thích: “Những gì vốn được coi như sự thật hóa ra lại là những thứ mơ hồ, không chắc chắn. Điều gì đúng với nhà văn cũng đúng với độc giả, chúng ta trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn, học hỏi bản thân nhiều hơn, và khi thế giới tự thay đổi, chúng ta nhận thức được về các sự kiện, về con người. Nhưng cho dù những sự kiện của câu chuyện vẫn giữ nguyên thì sự thật của nó - giống như những ấn tượng theo thời gian - cũng có thể thay đổi” [11]. 1.1.4. Đặc trưng của thể loại phi hư cấu Mô tả về thể loại phi hư cấu, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Trong bài viết Nghệ thuật trình hiện sự thật: kể chuyện phi hư cấu trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl của Svetlana Alexievich, Đặng Thị Bích Hồng đã lược thuật những quan điểm nghiên cứu về thể loại văn học này [11]. Cụ thể như sau: Phillip Gerard liệt kê năm đặc điểm của thể loại bao gồm: 1. một chủ đề rõ ràng (yếu tố thuyết giảng) và một chủ đề ở bề sâu (liên quan đến chuỗi tư duy trong tâm trí nhà văn); 2. tác phẩm không nhất thiết phải được viết ‘ngay lập tức’, tồn tại độ căng trong mối quan hệ giữa tính cấp thiết của sự kiện với độ mở về ý nghĩa của chúng; 3. khung trần thuật (cảnh, định hướng hành động, nhân vật, đối thoại); 4. sự phản ánh, điểm dừng của ý tưởng; sự đồng cảm về ý tưởng; 5. sự chú ý kỹ thuật viết lách. Phi hư cấu là sự thật. Sáng tạo phi hư cấu là hành vi kể chuyện. Nó được đọc như thể hư cấu nhưng phải đảm bảo trung thành với sự thật. Theo Gerard, các hình thức của thể loại phi hư cấu có thể là tiểu luận, hồi ký, khám phá tự nhiên, phân tích chính trị, tái hiện điều tra, hồ sơ cá nhân… Nhiệm vụ đặc biệt của nhà văn là tạo dựng đoạn mở đầu thu hút sự chú ý của độc giả và thiết kế đoạn kết với những dư âm dài lâu. Một tác phẩm phi hư cấu hấp dẫn tạo ra từ các yếu tố hư cấu: đối thoại, cốt truyện, xung đột… Quan điểm của Gerard được minh chứng trong tác phẩm của không ít cây bút phi hư cấu nổi tiếng như Terry Tempest Williams, Annie Dillard, Barry Lopez, Ron Powers… 13 Robert L. Root và Michael Steinberg liệt kê năm yếu tố của sáng tạo phi hư cấu là: 1. sự hiện diện cá nhân, dù đó là tác phẩm hướng đến sự tự thể hiện của người viết hay tác phẩm tái hiện thực tế khách quan bên ngoài mà tác giả chỉ là người quan sát thì bạn đọc vẫn được đặt vào hành trình khám phá thế giới tinh thần của nhà văn; 2. tự khám phá, tự trải nghiệm, thể loại phi hư cấu cho phép nhà văn tự do khám phá mà không cần bất cứ một dự kiến nào về sự kết thúc. Các thao tác tự do tìm hiểu, đặt câu hỏi, thăm dò, phân tích, nghiền ngẫm, lo lắng, lật ngược vấn đề… được cho phép, thậm chí khuyến khích trong thể loại phi hư cấu; 3. sự linh hoạt của hình thức, sáng tạo phi hư cấu là khu vực để các nhà văn thử nghiệm và mở rộng ranh giới giữa các thể loại, vận dụng linh hoạt các kỹ thuật văn chương; 4. tính chính xác, sáng tạo phi hư cấu là hiện thực được xác tín bằng kinh nghiệm thực tế, tác giả hoặc trải nghiệm trực tiếp hoặc là người quan sát và ghi lại sự kiện; 5. sự tiếp cận ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ của sáng tạo phi hư cấu như là ngôn ngữ văn học, cũng giàu chất tưởng tượng, cũng có giá trị trữ tình, tự sự, tạo dựng kịch tính… Trong khi thừa nhận phi hư cấu là thể loại thứ tư, tương đương với thơ, văn xuôi và kịch, cuốn sách tập trung vào các tiểu loại của hình thức phi hư cấu bao gồm hồi ký, viết về thế giới tự nhiên, tiểu luận cá nhân, báo chí văn học, phê bình văn hóa và viết về trải nghiệm du lịch. Lee Gutkind cho rằng, một trong những thách thức của sáng tạo phi hư cấu là viết sự thật theo phong cách chính xác và nhiều thông tin như phóng sự nhưng lại phải mang tính cá nhân, khiêu khích và kịch tính như là hư cấu. Yếu tố tạo nên sự song song giữa sáng tạo phi hư cấu với nghệ thuật trần thuật và phân biệt nó với lối viết phi hư cấu thông thường là “cảnh” (the scene). Cảnh, theo Gutkind, gồm họa tiết, tình tiết, lát cắt của hiện thực và những yếu tố tương tự như thế, là yếu tố chính để phân biệt sáng tạo phi hư cấu với phong cách báo chí truyền thống hay những lối viết văn xuôi vô vị. Một nhà văn kém tài sẽ “nói” (tell) với độc giả về một chủ đề, một không gian, một tính cách, trong khi một nhà văn phi hư cấu sẽ “trưng ra” (show) chủ đề đó, không gian đó hoặc thể hiện tính cách trong hành động. 14 Từ quá trình lược thuật này, tác giả nhận định: “trong sáng tạo phi hư cấu, nhà văn sử dụng những kỹ thuật của văn chương hư cấu để kể câu chuyện có thật mang tính cá nhân riêng tư, từ đó lan tỏa ý nghĩa, giá trị của câu chuyện được kể. Trong trần thuật phi hư cấu, người kể chuyện đồng nhất với tác giả người duy nhất có thẩm quyền định hình các nhân vật trong câu chuyện hoặc lựa chọn nội dung truyện kể. Tuy nhiên, khi kể câu chuyện của người khác, tác giả cần tôn trọng tính khách quan của người thật, việc thật” [11]. Đây cũng là căn cứ để chúng tôi tiếp cận và làm rõ đặc trưng nghệ thuật trần thuật phi hư cấu trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl của Alexievich. 1.2. Svetlana Alexievich trong dòng văn học phi hư cấu 1.2.1. Cuộc đời - sự nghiệp của Svetlana Alexievich Svetlana Alexievich sinh ngày 31 tháng 5 năm 1948 là một nhà báo điều tra và nhà văn thể loại văn xuôi hiện thực. Bà là người Belarus nhưng viết văn và báo bằng tiếng Nga. Bà được trao giải Nobel Văn học năm 2015 "vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta". Bà là nhà văn đầu tiên của Belarus nhận giải thưởng này. Sinh ra tại thị trấn phía tây Ukraine Stanislav (kể từ năm 1962 có tên là Ivano-Frankivsk) trong gia đình cha là người Belarus mẹ là người Ukraina, Alexievich lớn lên ở Belarus. Sau khi học xong bà đã làm phóng viên trong một số tờ báo địa phương trước khi tốt nghiệp từ Đại học Lenin (1972) (bây giờ là Đại học Nhà nước Belarus) ở Minsk và trở thành một phóng viên của tạp chí văn học Neman ở Minsk (1976). Khởi nghiệp trong ngành báo chí, Alexievich bắt đầu ghi âm lời kể những nữ binh sĩ từng tham gia chiến tranh thế giới thứ 2, nói về những khía cạnh cuộc chiến mà chưa hề được đề cập tới, khi bà là phóng viên một tờ báo địa phương trong thập niên 1970, và hoàn thành tác phẩm nổi tiếng đầu tiên Chiến tranh không có một gương mặt phụ nữ. Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Alexievich, bà “là tác giả của sáu tập phim tài liệu về những trải nghiệm của người dân Xô viết trong thời kỳ khủng hoảng của chính quyền. Bên cạnh việc làm báo, bà còn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng